LỜI NÓI ĐẦU
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá 11 đã thông qua Luật Quản lý thuế gồm 14
chương, 120 điều có hiệu lực từ ngày 01/07/2007. So với các qui định trong Luật và
Pháp lệnh thuế hiện hành, Luật quản lý thuế có sự thay đổi mới căn bản, tác động
toàn diện đối với cơ quan thuế và người nộp thuế. Tuy nhiên, trước những diễn biến
phức tạp khách quan của nền kinh tế thị trường, nhất là đối với một nền kinh tế thị
trường non trẻ, ít kinh nghiệm như ở Việt Nam hiện nay thì những vấn đề mới nảy
sinh sẽ là trở ngại căn bản trong việc áp dụng của quy định của pháp luật vào trong
thực tiễn.
Thực trạng về các doanh nghiệp, tổ chức lợi dụng những quy định thiếu thống
nhất, còn chung chung và sở hở của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thuế
hiện hành để trục lợi, gây thất thu thuế và ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước và địa
phương. Chẳng hạn như, việc sử dụng, kê khai hoá đơn bất hợp pháp của kế toán
doanh nghiệp; mua-bán hoá đơn khống;... hay một bộ phận không nhỏ cán bộ, công
chức ngành thuế, thanh tra thuế có biểu hiện tiêu cực, thoái hoá, biến chất, hám lợi đã
tiếp tay cho những sai phạm của doanh nghiệp nhằm trốn thuế và hoàn thuế giá trị gia
tăng bất hợp pháp. Điều này đòi hỏi ngành thuế trong thời gian tới phải được cải cách
và hoàn thiện một cách toàn diện, trong đó tập trung vào nâng cao năng lực, kỹ năng
và phầm chất đạo đức cho cán bộ, công chức ngành thuế, thanh tra thuế. Mặt khác,
cần phải chủ động, tích cực nhằm khắc phục một cách có hiệu quả những hạn chế,
thiếu sót của pháp luật trong quản lý thuế theo phân công, phân cấp ở địa phương.
Với những lý do trên, cùng với những kinh nghiệm của bản thân công tác
trong cơ quan thuế ở địa phương, tiểu luận mạnh dạn nêu lên một vấn đề có tính cấp
thiết hiện nay: “Một số vấn đề về xử lý hành vi hoàn thuế giá trị gia tăng trái pháp
luật của doanh nghiệp ở địa phương hiện nay” làm nội dung cơ bản để nghiên cứu
viết bài tiểu luận cuối khoá, góp phần hoàn thiện năng lực quản lý của cán bộ, công
chức thuế; thanh tra thuế ở địa phương hiện nay.
I. GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG
Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương các cấp với những nỗ lực
tích cực đã tiến hành xây dựng và áp dụng nhiều chính sách, biện pháp quản lý mạnh
cả ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi cuộc khủng khoảng
kinh tế thế giới và đi dần đi vào phát triển ổn định, bền vững. Một trong những chính
sách quan trọng đó chính là hoàn thuế giá trị gia tăng, miễn thuế, giãn thuế,... nhằm
hỗ trợ các doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Song, bên cạnh đó
đã làm nảy sinh những vấn đề thiếu lành mạnh, công bằng giữa các doanh nghiệp làm
ăn hợp pháp với các doanh nghiệp phi pháp. Từ thực tế quản lý thuế và hoàn thuế của
Cục thuế Thành phố B năm 2009 và quý I năm 2010 cho các doanh nghiệp trên địa
bàn, trong đó có Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Mạnh Q cho thấy những hạn
chế và yếu kém của cán bộ, công chức gây tổn thất đến ngân sách địa phương và
ngân sách nhà nước. Có thể thấy, diễn biến của tình huống như sau:
Công ty TNHH Mạnh Q-là Công ty được thành lập 4/2009 và được phép hoạt
động kinh doanh vào tháng 6/2009 về lĩnh vực chế biến nông sản cà phê xuất khẩu
sang các nước Châu Âu,... Trong tháng 6/2009, Công ty đã tiến hành thu mua của
Công ty TNHH cà phê ĐL 2 tấn cà phê nhân với giá 27.200 đồng/kg (tổng số tiền
mua là 54.400.000 đồng) có hoá đơn; và cho nhân viên về LĐ để tiến hành trực tiếp
thu mua của các bà con trồng cà phê tại LĐ là 14 tấn cà phê nhân với giá 26.800
đồng/kg (tổng số tiền là 375.200.000 đồng) có hoá đơn nhưng ghi khống lên 37.2
tấn. Tổng giá trị thu mua thực tế của Công ty ĐL và bà con ở LĐ là 429.600.000
đồng nhưng trên hoá đơn là 1.050.000.000 đồng. Công ty tiến hành chế biến số cà
phê trên thành phẩm (cà phê hoà tan loại đen và nâu; cà phê phin và cà phê sữa uống
liền) xuất khẩu sang các nước Châu Âu và thu nhập doanh nghiệp ở 3 tháng đầu đạt
trung bình 385.000.000 đồng/tháng.
Ngày 30 tháng 9 năm 2009, Công ty TNHH Mạnh Q làm đơn xin đề nghị
hoàn thuế “giá trị gia tăng đầu vào” tại Chi cục thuế Quận K- Cục thuế Thành phố
B với các chứng từ hoá đơn và bảng kê chi tiết số lượng, chủng loại cà phê nhân tổng
giá trị là 1.050.000.000 đồng. Cán bộ Chi cục thuế Quận K tiến hành kiểm tra hồ sơ
và bảng kê chi tiết do Công ty TNHH Hoàng Q giử đến. Do chỉ xin hoàn thuế đầu
2
vào và là công ty chế biến nên quá trình kiểm tra bộ phận quản lý thuế rất khó xác
minh số lượng cà phê do Công ty đã thu mua. Do vậy, phải căn cứ trên số hoá đơn và
bảng kê chi tiết trên do Cômg ty gửi đến và xác định là hợp lệ và số thuế được hoàn
cho Công ty TNHH Mạnh Q là 2% /tổng giá trị để trình Chi cục trưởng. Ngày
07/12/2009 Chi cục thuế Quận K làm công văn giử kèm theo hồ so hoàn thuế của
Công ty TNHH Mạnh Q cho Cục thuế Thành phố B, trong đó, công văn xác định:
“Kiểm tra số hoá đơn và bảng kê chi tiết của Công ty TNHH Mạnh Q là đúng sự thật
về số lượng hạt cà phê do công ty đã mua ở các doanh nghiệp để chế biến là
1.050.000.000 đồng. Được hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào là 2% với số tiền được
hoàn là 21.000.000 đồng”
Cục thuế Thành phố B tiến hành giao cho cán bộ thanh tra và thẩm định
nhưng không phát hiện được dấu hiệu nghi ngờ gì. Ngày 07/01/2010, Cục trưởng Cục
thuế thành phố B ra quyết định hoàn thuế cho Công ty TNHH Hoàng Q.
Lần này, Công ty TNHH Hoàng Q đã gian lận được số tiền hoàn thuế đầu vào
là 12.400.000 đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào (23.2 tấn cà phê hạt khống)
nhưng qua kiểm tra và thanh tra của cơ quan thuế không phát hiện được mà vẫn tiến
hành hoàn thuế cho Công ty. Đây chính là số tiền thất thoát từ ngân sách nhà nước
trên thực tế mà Công ty đã hợp thức hoá việc thu mua thông qua hoá đơn khống.
Đằng sau số tiền thực tế này, còn số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp là 32%/tổng số
tiền thu nhập khống được xác định giữa hiệu số doanh thu xuất khẩu khống với
608.000.000 đồng mà Công ty TNHH Hoàng Q không phải nộp cho Chi cục Thuế
Quận K-Cục thuế Thành phố B. Sau đó, Công ty Mạnh Q đã tiếp tục xin hoàn thuế
đầu vào các lần tiếp theo và được Chi cục Thuế Quận K và Cục thuế thành phố B giải
quyết hoàn thuế giá trị gia tăng trước, kiểm tra, thanh tra sau nhưng vẫn không phát
hiện ra những “khuất tất” đằng sau những tờ hoá đơn khống 1 phần hoặc nhiều phần.
Ngày 18/5/2010, do Nguyễn Mạnh H (người thu mua cà phê của các hộ gia
đình ở LĐ) không thanh toán “sòng phẳng” tiền ký khống và giáacf phê nhân đã thu
mua nên một số hộ gia đình quyết định làm đơn báo với cơ quan thuế Thành phố B về
sự ép buộc của nhân viên H với bà con khi ký khống một số lượng lớn cà phê nhân
3
thì mới mua cà phê của các hộ này với giá cao hơn giá thị trường 2 giá. Cơ quan
Thanh tra Thuế thành phố B đã tiến hành thanh tra đột xuất và xác minh tại một số
địa bàn tỉnh ĐL, tỉnh LĐ,... mà Công ty TNHH Hoàng Q đã tổ chức thu mua ghi theo
bảng kê chi tiết thì phát hiện ra những sai phạm trên.
Tình huống trên chỉ ra một thực tiễn hiện nay về tình trạng thành lập doanh
nghiệp “ma” trong chuỗi các doanh nghiệp con hay việc khai khống hoá đơn thu mua
làm thất thoát ngân sách nhà nước do hoàn thuế đầu vào và thất thu thuế thu nhập
doanh nghiệp. Vậy, cơ quan quản lý thuế, nhất là kiểm tra, thanh tra thuế phải làm gì
để khắc phục hiện tượng vi phạm trên ? là câu hỏi cần phải được giải quyết trên cơ sở
khoa học quản lý và thực tiễn quản lý thuế, kiểm tra, thanh tra thuế ở Việt Nam nói
chung và ở Thành phố B nói riêng. Giải đáp tốt vấn đề này sẽ là cơ sở để nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng cho các doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố B. Đồng thời, làm cho chính sách của Nhà nước thực
sự phát huy giá trị của nó trong việc tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển.
Như vậy, tình huống trên là một trong các ví dụ điển hình về cách trốn thuế
thu nhập doanh nghiệp và “lấy” tiền hoàn thuế từ ngân sách nhà nước một cách bất
hợp pháp. Do đó, cần phải xây dựng biện pháp khắc phục nhất là khâu lập hoá đơn,
chứng từ và sổ sách của Công ty TNHH Hoàng Q sao cho cán bộ thanh tra, kiểm tra
thuế có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời số lượng hàng thu mua khống, xuất khẩu
khống,... nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương và
tránh thất thoát ngân sách nhà nước như tình huống đã nêu.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1. Quan điểm phân tích tình huống
Để đánh giá tình huống trên, có thể có nhiều cách tiếp cận tuỳ thuộc vào từng
mục đích khác nhau. Dưới góc độ quản lý nhà nước về thuế nói chung và ở địa
phương nói riêng, tiểu luận xác định:
Thứ nhất, các văn bản pháp quy do cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Tài
chính và Tổng cục Thuế ở Trung ương và Sở Tài chính, Cục thuế,... ở địa phương ban
4
hành khi cụ thể hoá chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật thuế đã phù hợp
với đặc điểm của hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố B hay chưa ? Đây chính là vấn đề chính cần phải định hướng để phân tích.
Thứ hai, việc các cán bộ kiểm tra của Chi cục thuế Quận K và cán bộ quản lý
thu và thanh tra thuế Cục thuế thành phố B đã tiến hành đầy đủ quy trình, thủ tục về
thanh tra, kiểm tra mà vẫn không phát hiện ra hoặc nếu phát hiện ra thì cũng khó có
thể chứng minh được những hành vi gian lận của Công ty TNHH Hoàng Q ? Chỉ khi
do chính một số hộ gia đình tố cáo mới phát hiện ra những vi phạm của Công ty
TNHH Hoàng Q.
2.2. Cơ sở pháp lý để phân tích tình huống
Để phân tích tình huống trên, tiểu luận sử dụng các văn bản quy phạm pháp
luật sau:
- Sử dụng các văn bản luật do Quốc hội đã ban hành để làm cơ sở pháp lý cho
các văn bản hướng dẫn, cụ thể hoá nhằm xác định thẩm quyền thanh tra, xem xét mức
độ vi phạm; hình thức xử lý đối với Công ty TNHH Hoàng Q, như: Luật Thuế giá trị
Gia tăng năm 2008 (Luật số 13/2008/QH12 về Thuế giá trị gia tăng được Quốc hội
thông qua ngày 03/6/2008); vận dụng Điều 103 Luật
Quản
Lý Thuế
số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 về xử lý các loại hành vi trốn, gian lận
thuế; Luật Khiếu nại tố cáo năm 1998 sửa đổi, bổ sung năm 2004 (được Quốc hội sửa
đổi, bổ sung ngày 15/6/2004); Luật Thanh tra năm 2004 (Luật số 22/2004/QH 11 về
Thanh tra được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004);
Sử dụng các văn bản dưới luật để xác định về hành vi vi phạm của Công ty
TNHH Hoàng Q và thẩm quyền tiến hành của cơ quan quản lý nhà nước về thuế, bao
gồm: Vận dụng Điều 36 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008, về thẩm
quyền xử lý vi phạm hành chính của cơ quan thuế (Pháp lệnh số 04/2008/PLUBTVQH12, do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 02/4/2008 sửa đổi, bổ
sung một số điều Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính năm 2002); Mục 3 nhỏ (xử
lý đối với hành vi vi phạm về hoá đơn) Nghị định số 89/2002/NĐ-CP của Chính phủ,
5
ngày 07/11/2002 quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn; sử dụng
Điều 17, 18 và từ Điều 38 đến 48 (nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra Sở, Chánh
thanh tra Sở; tổ chức và tiến hành thanh tra) của Nghị định của Chính phủ số
41/2005/NĐ-CP ngày 25/3/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Thanh tra; Nghị định của Chính phủ số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/03/2005
quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính; Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; vận dụng Điều 14 Nghị định
số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật về thuế
và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Mục IV (xử phạt đối với hành vi
trốn thuế, gian lận thuế) Thông tư số 61/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế;
Các văn bản khác có liên quan như: Quyết định số 218/2003/QĐ-TTg ngày
28/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính; Quyết định số
189/2003/QĐ-BTC ngày 14/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng cục Thuế;
Quyết định số 1683QĐ/TCT-TCCB ngày 14/11/2003 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thuế về chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục thuế; Quyết định số
1682QĐ/TCT-TCCB ngày 14/11/2003 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục
thuế; ...
2.3. Mục tiêu phân tích tình huống
Mục tiêu chung của việc phân tích tình huống là nhằm chỉ ra những cơ sở pháp
lý quan trọng để tiến hành thanh tra tìm ra những sai phạm và biện pháp xử lý đối với
những sai phạm trên.
Mục tiêu cụ thể, bao gồm:
6
-Phân tích làm sáng tỏ hành vi vi phạm của Công ty TNHH Hoàng Q, mức độ
vi phạm, mức độ gây thiệt hại,...
-Phân tích làm sáng tỏ thẩm quyền tiến hành xử lý, thu hồi và khắc phục những
thất thoát mà tình huống nêu lên.
2.4. Nguyên nhân và hậu quả của tình huống
Có thể thấy, những nguyên nhân khách quan, chủ quan căn bản làm nảy sinh
tình trạng vi phạm và hậu quả của nó như sau:
* Các nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, sự tác động của nền kinh tế thị trường làm phát sinh một số những
biểu hiện tiêu cực về thuế. Thực tiễn, cho dù quốc gia có kinh hiệm quản lý nền kinh
tế thị trường nhiều hay ít vẫn tồn tại những tiêu cực về gian lận thuế ở mức độ ít hay
nhiều. Do đó, việc quản lý hiệu quả sẽ làm giảm bớt những hành vi tiêu cực do cơ
chế kinh tế thị trường gây ra. Đây chính là nguyên nhân và hậu quả khách quan.
Thứ hai, trình độ dân trí phản ánh một phần nguyên nhân tạo nên những tiêu
cực về thuế do Công ty TNHH Hoàng Q gây ra. Nếu trình độ dân trí cao, chắc chắn
việc mua bán đều được xác lập trên cơ sở hoá đơn, và ghi chép một cách chính xác.
Sự thiếu hiểu biết chung dẫn đến việc Công ty Q lợi dụng để trốn thuế và gian lận
hoàn thuế gây thất thoát ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương.
Thứ ba, hệ thống các quy định (như trên trình bày) còn nhiều mâu thuẫn, kẽ hở
và chồng chéo nên làm phát sinh tình trạng trốn và gian lận thuế của Công ty Q. Thực
tế quy trình tiếp nhận, kiểm tra của cơ quan thu thuế, thanh tra nội bộ và thanh tra
chuyên ngành còn chưa có những quy định cụ thể còn chung chung dẫn đến nhiều
cách hiểu khác nhau. Mặt khác, sự vận dụng các quy định này trong thực tiễn kê khai
chứng từ, hoá đơn,... còn mang tính chất thủ công nên dễ bị sửa chữa, khai khống,
điền khống,...
Thứ tư, điều kiện áp dụng khoa học công nghệ thay cho thủ công trong quản lý
thuế, xác minh hoá đơn, chứng từ, bảng kê khai chi tiết của cơ quan thuế ở Thành phố
B cho thấy, chỉ vì không thể xác minh vì những hành vi mua bán ở xa và với nhiều hộ
7
gia đình,... nên dẫn đến việc đối chiếu, kiểm tra, thanh tra hoàn thuế là rất khó và mất
nhiều thời gian. Hậu quả của vấn đề này là không thể phát hiện được những hành vi
vi phạm của Công ty Q.
Thứ năm, biên chế số lượng cán bộ quản lý thuế, cán bộ quản lý thu và cán bộ,
thanh tra thuế thiếu so với khối lượng công việc phải đảm nhiệm nên mọi thủ tục chỉ
được xem xét qua loa theo hồ sơ mà Công ty Q giử đến dẫn đến tình trạng bỏ sót, bỏ
lọt nhiều “khuất tất”. Theo đó, gây tác động “xấu” về xu hướng “trốn thuế, gian lận
thuế” của các doanh nghiệp trên địa bàn.
* Các nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, năng lực, trình độ và phẩm chất của cán bộ quản lý thuế, thanh tra
thuế. Tình huống trên phản ánh Công ty Q đã vô hiệu hoá được các khả năng phát
hiện của cán bộ thuế nên không có dấu hiệu phát hiện hay nghi ngờ. Chỉ đến khi
chính một số hộ gia đình tố cáo mới phát hiện ra thủ đoạn này. Điều này đã tạo ra tiền
lệ xấu trong hoạt động quản lý thuế hiện nay.
Thứ hai, sự hám lợi của Công ty Q và một số hộ gia đình bán cà phê nhân ở LĐ
đã tạo ra hậu quả là Công ty Q không những không được hoàn thuế khống mà còn
trốn được thuế thu nhập doanh nghiệp (phần khống) của Nhà nước. Cụ thể là số tiền
hoàn thuế hàng tháng là 12.400.000 đồng và phần trốn thuế thu nhập doanh nghiệp
hàng tháng là 32% của 385.000.000 đồng hàng tháng.
Tóm lại, từ những phân tích, đánh gia trên, tình huống đòi hỏi các cơ quan
quản lý thuế, thanh tra Cục thuế thành phố B phải có phương án giải quyết đối với
hành vi vi phạm của Công ty TNHH Hoàng Q và những hạn chế của công tác quản
lý, thanh tra thuế ở Cục thuế thành phố B hiện nay.
III. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Tình huống trên có thể chỉ ra nhiều cách giải quyết với các mục tiêu nhất định.
Nhìn chung, có thể thấy một số cách giải quyết sau:
* Phương án 1: Truy thu lại phần thuế đã trốn, số tiền hoàn thuế khống
và không xử phạt vi phạm hành chính Công ty TNHH Hoàng Q
8
- Mục tiêu của phương án: Đặt ra phương án này nhằm:
+ Bảo đảm chính sách của Chính phủ đối với việc khuyến khích xuất khẩu đối
với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản trên địa bàn Thành phố B. Vì
đây là Công ty thực hiện có khả năng xuất khẩu và đảm bảo sự phát triển ổn định
kinh tế-xã hội ở địa phương và đóng góp lớn về nguồn thu thuế.
+ Tạo điều kiện để Công ty TNHH Hoàng Q có cơ hội nhận thấy những sai sót
của mình trong kê khai, lập hoá đơn,... và không tái phạm.
+ Khắc phục được những tổn thất cho ngân sách nhà nước về hành vi trốn thuế
và hoàn thuế giá trị gia tăng.
- Nội dung chính để thực hiện phương án: Để thực hiện được phương án này
cần tiến hành các hoạt động cơ bản sau:
+ Tiến hành xác định số lượng thuế và số hoàn thuế mà Công ty TNHH Hoàng
Q đã trốn và gian lận.
+ Tiến hành thông báo, nhắc nhở và thu lại số tiền đã thất thoát.
- Nguồn lực để thực hiện phương án:
+ Kinh phí chi cho việc xác định, tiến hành thông báo và động viên Công ty
TNHH Hoàng Q nộp lại số tiền đã trốn và gian lận bao gồm: Kinh phí chi cho cán bộ
quản lý thu đến làm việc với Công ty TNHH Hoàng Q và tiến hành xác minh tại các
tỉnh ĐL, LĐ nơi mà công ty đã thực hiện các hợp đồng mua cà phê nhân;... Số kinh
phí này do Cục thuế và Công ty TNHH Hoàng Q chi phí.
+ Cơ quan tiến hành, Chi cục thuế Quận K, Cục thuế Thành phố B
+ Thời gian thực hiện: Không quá 3 tháng phải hoàn tất kể cả việc truy thu đủ
số tiền đã thất thu.
* Phương án 2: Tiến hành đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh và xử lý
vi phạm theo quy định.
- Mục tiêu của phương án:
9
+ Bảo đảm trật tự kỷ cương đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ
trên địa bàn thành phố.
+ Thu lại được những thất thoát do những sai phạm của Công ty TNHH Hoàng
Q đã gây ra.
- Nội dung chính thực hiện phương án: Để thực hiện phương án này cần tiến
hành các hoạt động sau:
+Ra quyết định đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu của Công ty
TNHH Hoàng Q
+ Ra Quyết định xử lý theo quy định của pháp luật
- Nguồn lực để thực hiện phương án:
+ Kinh phí cho thực hiện các hoạt động tố tụng nói chung ít tốn kém vì thuộc
về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
+ Cơ quan tiến hành: Thủ trưởng Cục thuế thành phố B ra quyết định đình chỉ
hoạt động kinh doanh; Tiến hành xác định và xử lý theo thẩm quyền được giao.
+ Thời gian tiến hành: từ 2 đến 4 tháng
* Phương án 3: Tiến hành xử lý vi phạm hành chính và truy thu thuế,
hoàn thuế đối với Công ty TNHH Hoàng Q
- Mục tiêu của phương án: Thực hiện phương án này nhằm:
+ Đảm bảo chính sách của nhà nước về khuyến khích các doanh nghiệp xuất
khẩu hàng hoá chế biến về nông sản.
+ Bảo đảm trật tự pháp chế xã hội chủ nghĩa thông qua việc tiến hành xử phạt
vi phạm hành chính.
+ Khắc phục được hậu quả do hành vi trốn và gian lận thuế do hành vi vi phạm
của Công ty TNHH Hoàng Q gây ra.
- Nội dung thực hiện phương án:
+ Xử lý vi phạm hành chính
10
+ Truy thu thuế
- Nguồn lực thực hiện phương án:
+ Kinh phí sử dụng cho thanh tra; xử lý và thu hồi từ nguồn ngân sách của Cục
Thuế thành phố B và một phần kinh phí phát sinh do Công ty TNHH Hoàng Q phải
chịu trách nhiệm như: Phải tổ chức cưỡng chế (nếu có).
+ Cơ quan thực hiện: Chi cục Thuế quận K; Cục thuế thành phố B và các cơ
quan khác có liên quan tham gia thành phần thanh tra hoặc được mời để giám định
mức độ thiệt hại.
+ Thời gian tiến hành: Từ 1 đến 2 tháng
IV.LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Mỗi tình huống trên chỉ ra những cách thức biện pháp áp dụng khác nhau, theo
đó sẽ có những mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, để có quyết định lựa chọn phương án
hiệu quả nhất, tiểu luận so sách các ưu, nhược điểm của phương án thông qua bảng so
sánh sau:
PHƯƠNG ÁN
Phương án 1
ƯU ĐIỂM
NHƯỢC ĐIỂM
- Giữ được các doanh nghiệp-Không đảm bảo trật tự, kỷ
cần khuyến khích phát triển; cương pháp chế xã hội chủ
- Tạo điều kiện và cơ hội chonghĩa;
doanh nghiệp tự rút kinh-Không có tác dụng giáo
nghiệm về những sai phạm;
dục, ngăn ngừa và phòng
- Nâng cao năng lực cho kếchống. Là nguyên nhân làm
toán doanh nghiệp về sử dụngnảy sinh các hiện tượng có
hoá đơn, chứng từ và kê khaitính chất “dây truyền” không
chỉ ở Công ty TNHH Hoàng
sổ sách kế toán
-Khắc phục được hậu quả
nhanh;
Q mà còn có khả năng lan
toả sang các doanh nghiệp
khác trên địa bàn;
-Đỡ tốn kém nguồn lực thực
11
hiện phương án
-Không đảm bảo tính cạnh
tranh lành mạnh giữa các
doanh nghiệp trên địa bàn;
Phương án 2
-Đảm bảo tính nghiêm minh-Có tác động tiêu cực đến
của pháp luật xã hội chủ nghĩachính sách phát triển kinh
nhằm duy trì trật tự kỷ cương; tế-xã hội trên địa bàn Thành
-Có tác dụng trừng trị và răn phố B;
đe mọi hành vi vi phạm;
- Tốn kém nguồn lực của
-Khắc phục được hậu quả đãNhà nước;
xảy ra;
Phương án 3
-Thực hiện tốt chính sách-Tốn kém nguồn lực của
khuyến khích phát triển đốiNhà nước khi thực hiện
với các doanh nghiệp xuấtthanh tra, xử lý và cưỡng
khẩu nông sản trên địa bànchế thi hành.
Thành phố;
-Đảm bảo tính nghiêm minh
của pháp luật, duy trì trật tự
kỷ cương trong quản lý thế
đối với các doanh nghiệp trên
địa bàn;
-Có tác dụng giáo dục, phòng
ngừa và ngăn chặn các vi
phạm;
-Khắc phục hậu quả đã xảy ra;
-Thời gian tiến hành ngắn
12
Từ những so sánh trên, có thể thấy phương án 3 là phương án có tính khả thi
nhất. Bởi lẽ, phương án 3 đã khắc phục được những hạn chế căn bản của phương án 1
và phương án 2. Song, điều quan trọng nhất vẫn là việc vừa đảm bảo kỷ cương pháp
chế xã hội chủ nghĩa, khắc phục hậu quả vừa giáo dục, thuyết phục Công ty TNHH
Hoàng Q nói riêng và các doanh nghiệp khác trên địa bàn nói chung. Do vậy, tiểu
luận lựa chọn phương án 3 là phương án tối ưu để tổ chức thực hiện phương án này.
V. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Giải pháp tổ chức thực hiện phương án tối ưu
Để thực hiện phương án đã chọn, tiểu luận xác định các bước cơ bản sau:
Bước 1: Tiến hành tổ chức thanh tra đột xuất vi phạm của Công ty TNHH
Hoàng Q
- Chánh thanh tra Cục thuế trình Giám đốc sở Tài chính quyết định việc thanh
tra đột xuất đối với Công ty TNHH Hoàng Q.
- Thành lập đoàn Thanh tra thuế bao gồm các thành phần theo quy định tại
Điều 23 Nghị định số 41/2005/NĐ-CP, ngày 25/3/2005.
- Tổ chức thanh tra các bộ phận kế toán, kho;... của Công ty. Đối với các địa
phương có liên quan có thể phối hợp với thanh tra chuyên ngành các tỉnh để tiến hành
sau đó giử thông báo bằng văn bản.
- Tổng hợp báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra theo quy định tại Điều
51 Luật Thanh tra và Điều 34, 35 Nghị định số 41/2005/NĐ-CP.
-Thành lập Hội đồng xác định mức truy thuế thuế và hoàn thuế giá trị gia tăng
để làm căn cứ ra quyết định truy thu.
Bước 2: Quyết định xử lý vi phạm hành chính; xác định mức truy thuế
thuế và tổ chức thực hiện vi phạm hành chính
- Chi cục Trưởng Chi cục thuế Quận K, tiến hành xác định mức xử lý vi phạm
hành chính theo quy định tại mục 3.4. Nghị định 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 về
quản lý, sử dụng hoá đơn và xác định mức truy thu thuế.
13
- Cục trưởng Cục thuế tiến xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị
định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 về xử lý vi phạm về thuế và cưỡng chế thi
hành về thuế và quyết định truy thu thuế.
- Bộ phận quản lý thu tiến hành theo dõi và đôn đốc thực hiện quyết định xử lý;
Phòng Thanh tra xử lý tố tụng về thuế và báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
Các bước trên được tiến hành theo trình tự các văn bản đã quy định theo đó xác
định cụ thể về thời gian tiến hành, biện pháp và hình thức đảm bảo cụ thể.
5.2.Một số kiến nghị
Để củng cố, hoàn thiện công tác quản lý thuế nói chung, hoàn thuế giá trị gia
tăng ở Thành phố B nói riêng, tiểu luận mạnh dạn nêu lên một số kiến nghị như sau:
*Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Thứ nhất, đối với cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương.
Một là, kiện toàn, xây dựng hệ thống quy định của pháp luật về hoàn thuế giá
trị gia tăng. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ban, ngành có liên quan tiến
hành rà soát lại các quy định hiện hành có liên quan đến quy trình kiểm tra thanh tra
hoàn thuế giá trị gia tăng, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ quản lý thu; ... để kiện
toàn trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2008. Những quy định cần thiết có liên quan đến thẩm quyền của Thủ
tướng Chính phủ, Chính phủ làm tờ trình để kịp thời ban hành.
Hai là, Bộ tài chỉnh chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các doanh nghiệp có biểu hiện nghi vấn như trốn
thuế, gian lận thuế,... nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh theo quy định
của pháp luật.
Bốn là, Bộ Tài chính nên có hướng xây dựng các quy định nhằm tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp tự in hoá đơn, quản lý và sử dụng hoá đơn nhằm đảm bảo cho
việc xuất hoá đơn mua-bán được thuận tiện và tránh dùng hai loại hoá đơn như hiện
nay.
14
* Đối với cơ quan quản lý nhà nước ở Thành phố B
Một là, Uỷ ban nhân dân Thành phố cần chỉ đạo Sở Tài chính và các Sở, Ban,
ngành thuộc chính quyền thành phố B tiến hành rà soát, đối chiếu các quy định do Uỷ
ban nhân dân ban hành để kịp thời sửa đổi bổ sung cho phù hợp với quy trình quản lý
thuế trên địa bàn.
Hai là, tiến hành phối hợp với các đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội ở mỗi địa
phương, nhất là ở cơ sở tiến hành tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật về quản
lý thuế của Nhà nước. Trong đó tập trung giới thiệu ý nghĩa, tác dụng của việc “lấy
hoá đơn” mỗi khi mua hàng của người dân nhằm hình thành thói quen và ý thức
chống thất thu ngân sách nhà nước do hành vi này gây ra.
Ba là, Sở Tài chính tiến hành tham mưu cho UBND phân cấp mạnh hơn cho
UBND cấp huyện, Chi cục thuế nhằm tạo ra tính năng động, sáng tạo,... trong từng
hoạt động cụ thể tránh tình trạng thụ động trong một số quy trình xét hoàn thuế giá trị
gia tăng làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp hoặc làm thất
thu ngân sách địa phương, ngân sách nhà nước. Kiến nghị với cấp trên về bổ sung
biên chế, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ; đầu tư nâng
cấp phần mền quản lý, máy móc hiện đại và chế độ đãi ngộ đặc thù hợp lý.
Bốn là, Cục thuế thành phố B chỉ đạo các phòng, ban, bộ phận thuộc ngành
thuế tích cực chủ động kiểm tra, thanh tra trong điều kiện công nghệ lạc hậu nhằm
bảo đảm quy trình quản lý thuế, hoàn thuế đối với các doanh nghiệp được thống nhất
và thông suốt. Đồng thời, xây dựng cơ chế phối hợp nhịp nhàng với các Cục thuế,
Chi cục thuế các địa phương; cơ quan hải quan, kiểm lâm,... để đối chiếu, xác minh
chính xác kịp thời các tờ khai của các doanh nghiệp trên địa bàn.
KẾT LUẬN
Quản lý thuế nói chung, hoàn thuế nói riêng là công tác quản lý vừa đòi hỏi
năng lực, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý, vừa đòi hỏi sự hỗ trợ của khoa học công
15
nghệ tiên tiến hiện đại. Trong điều kiện ở các địa phương hiện nay, cần phải có kế
hoạch đánh giá, phân tích diễn biến thị trường, tình hình các doanh nghiệp để từ đó
có áp dụng những biện pháp quản lý nghiệp vụ một cách phù hợp. Đồng thời, động
viên, khuyến khích cán bộ, nhất là cán bộ quản lý thu tích cực học hỏi, rút kinh
nghiệm chuyên môn, trau dồi phẩm chất đạo đức, đạo đức người cán bộ cách mạng
đáp ứng kịp thời với những biến biến quản lý ở địa phương. Do đó, để đáp ứng các
chỉ tiêu kế hoạch mà ngành thuế đặt ra hàng năm về thu ngân sách nhà nước và ngân
sách địa phương thì việc cải cách, hoàn thiện một cách đồng bộ từ cơ cấu tổ chức, thể
chế, đến nguồn lực (nhân lực, vật chất, phương tiện kỹ thuật,...) là những đòi hỏi
quan trọng quyết định đến hiệu quả công tác này.
16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Quyết định số 189/2003/QĐ-BTC, về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng cục Thuế, ngày
14/11/2003.
2. Bộ Tài chính, Thông tư số 61/2007/TT-BTC, hướng dẫn thực hiện xử lý vi
phạm pháp luật về thuế, ngày 20/8/2007.
3. Quốc hội, Luật số 22/2004/QH 11 về Thanh tra, được Quốc hội thông qua
ngày 15/6/2004.
4. Quốc hội, Luật số 26/2004/QH11 sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Khiếu
nại tố cáo năm 1998, được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004.
5. Quốc hội, Luật số 78/2006/QH11 về quản lý thuế, được Quốc hội thông qua
ngày 29/11/2006.
6. Quốc hội, Luật số 13/2008/QH12 về Thuế giá trị gia tăng, được Quốc hội
thông qua ngày 03/6/2008.
7. Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Pháp lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12 sửa đổi
bổ sung một số điều của Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính năm 2002, do Uỷ
ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 02/4/2008.
8. Chính phủ, Nghị định số 89/2002/NĐ-CP, quy định về việc in, phát hành, sử
dụng, quản lý hoá đơn, ngày 07/11/2002.
9. Chính phủ, Nghị định của Chính phủ số 37/2005/NĐ-CP, quy định thủ tục
áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính,
ngày 18/03/2005.
10. Chính phủ, Nghị định của Chính phủ số 41/2005/NĐ-CP, quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, ngày 25/3/2005.
11. Chính phủ, Nghị Định số 85/2007/NĐ-CP, Quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Quản lý thuế, ngày 25/5/2007.
17
12. Chính phủ, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP, về xử lý vi phạm pháp luật về
thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, ngày 07/6/2007.
13. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 218/2003/QĐ-TTg, quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài
chính, ngày 28/10/2003.
14. Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế, Quyết định số 1682QĐ/TCT-TCCB, về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục
thuế, ngày 14/11/2003.
15. Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế, Quyết định số 1683QĐ/TCT-TCCB, về
chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục thuế, ngày 14/11/2003.
MỤC LỤC
18
Trang
Lời nói đầu
I. Giới thiệu tình huống
II. Phân tích tình huống
2.1.Quan điểm phân tích tình huống
2.2.Căn cứ phân tích tình huống
2.3. Mục tiêu phân tích tình huống
2.4. Nguyên nhân dẫn đến hậu quả của tình huống
III. Xây dựng phương án xử lý tình huống
IV. Lựa chọn phương án xử lý tình huống
V. Giải pháp và kiến nghị
5.1. Giải pháp tổ chức thực hiện phương án tối ưu
5.2. Một số kiến nghị
Kết luận
Tài liệu tham khảo
19