Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Luật tài nguyên nước thực trạng và phương hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.79 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỖ THỊ BÍCH NGỌC

LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC –
THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN
TS. VŨ THU HẠNH

HÀ NỘI - 2010

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Luật Tài nguyên nước - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới các thầy cô trong Khoa Pháp luật kinh tế, trường Đại học Luật Hà
Nội, gia đình đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ
tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn TS. Vũ Thu Hạnh – Phó chủ nhiệm Khoa Pháp
luật kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để


tôi có thể hoàn thành bản luận văn này.
Xin cảm ơn lãnh đạo và đồng nghiệp Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ
Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện về thời gian, công việc trong quá
trình tôi học tập và nghiên cứu tại trường.

Hà Nội, ngày

tháng 01 năm 2010

Học viên
Đỗ Thị Bích Ngọc

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Luật Tài nguyên nước - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện


1

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .... ...................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1- THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH LUẬT TẠI VIỆT NAM ........................................... 8

1.1. Thực trạng các quy định của Luật Tài nguyên nước ......................... 8
1.1.1. Luật Tài nguyên nước Việt Nam và so sánh với Luật Tài nguyên
nước của một số quốc gia trên thế giới ................................................... 8
1.1.2. Những đóng góp và những hạn chế, bất cập của Luật Tài nguyên
nước trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước ............................. 20
1.2. Thực tiễn thi hành Luật Tài nguyên nước ........................................ 25
1.2.1. Thực tiễn thi hành các quy định về khai thác, sử dụng tài nguyên
nước ....................................................................................................... 25

1.2.2. Thực tiễn thi hành các quy định về bảo vệ tài nguyên nước .......... 32
1.2.3. Thực tiễn thi hành các quy định về quản lý tài nguyên nước ........ 35
CHƯƠNG 2- PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LUẬT TÀI
NGUYÊN NƯỚC..................................................................................................... 41

2.1. Cơ sở của việc xác định phương hướng và giải pháp hoàn thiện
Luật Tài nguyên nước ............................................................................... 41
2.2. Phương hướng hoàn thiện Luật Tài nguyên nước ............................ 43
2.3. Giải pháp hoàn thiện Luật Tài nguyên nước .................................... 46
2.3.1. Hoàn thiện các quy định về khai thác, sử dụng tài nguyên nước .. 46
2.3.2. Hoàn thiện các quy định về bảo vệ tài nguyên nước ..................... 50
2.3.3. Hoàn thiện các quy định về quản lý tài nguyên nước .................... 52
KẾT LUẬN................ .............................................................................................. 59
PHỤ LỤC................ ................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO................ ....................................................................... 64

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Luật Tài nguyên nước - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện


2

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BV:

Bảo vệ

Bộ TN&MT:

Bộ Tài nguyên và Môi trường


KT:

Khai thác

LVS:

Lưu vực sông

SD:

Sử dụng

TNN:

Tài nguyên nước

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Luật Tài nguyên nước - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện


3

DANH SÁCH BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 1. Đặc trưng mưa và dòng chảy năm trên các lưu vực sông

7

Biểu đồ 1. Diện tích lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày 26
được tưới

Biểu đồ 2. Nguồn nước mặt trên toàn lãnh thổ nước ta

46

Biểu đồ 3. Dự báo biến đổi nguồn nước mặt

49

Biểu đồ 4. Tỷ trọng GDP năm 2010

53

Bảng 2. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất, xuất nhập khẩu, đầu tư cho sản 55
xuất (%)
Biểu đồ 5. Cơ cấu đầu tư năm 2010

57

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Luật Tài nguyên nước - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện


4

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998 và có
hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 đã góp phần tăng cường hiệu
lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và mọi
tổ chức, cá nhân trong BV, KT, SD TNN; phòng, chống và khắc phục hậu quả

tác hại do nước gây ra. Việc thực thi Luật trong những năm qua đã có những
kết quả tích cực, góp phần phục vụ có hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả nước.
Cùng với các văn bản pháp luật khác về đất đai, khoáng sản, BV môi
trường, BV và phát triển rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản... Luật TNN đã góp
phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên và môi trường ở nước ta.
Qua hơn 10 năm thi hành, nhiều quy định của Luật đã được triển khai,
đem lại những kết quả tích cực, đặc biệt là đã KT, SD tốt hơn các nguồn nước
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Công tác quản lý nhà nước về TNN đã có
nhiều tiến bộ và từng bước đi vào nề nếp, nhất là sau khi Bộ TN&MT được
thành lập; hệ thống chính sách, pháp luật từng bước được hoàn thiện; ý thức
của người dân trong KT, SD và BV TNN ngày một nâng cao.
Cùng với sự phát triển mọi mặt của đất nước, các yêu cầu về BV, KT,
SD và phát triển TNN ngày càng phong phú và phức tạp, đòi hỏi hoạt động
quản lý phải nâng lên một bước mới, đáp ứng những yêu cầu đó. Trong những
năm gần đây, nhận thức về nước và quản lý về TNN có sự chuyển biến sâu
sắc so với trước. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tại
Johannesburg (Nam Phi) năm 2002 đã coi nước là ưu tiên hàng đầu trong phát

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Luật Tài nguyên nước - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện


5

triển bền vững. Tại Diễn đàn Nước thế giới lần thứ hai tổ chức tại Hague (Hà
Lan) năm 2000, khái niệm quản lý tổng hợp TNN đã được đề cập như là một
phương thức mới nhằm quản lý một cách hữu hiệu TNN. Vì vậy, cần phải bổ
sung những quy định cụ thể về quản lý tổng hợp TNN nhằm đáp ứng đòi hỏi
của thực tế.
Nước tồn tại và vận động theo lưu vực sông, vì vậy quản lý TNN về cơ
bản là quản lý lưu vực sông nhưng Luật TNN hiện hành mới chỉ quy định có

tính nguyên tắc về quản lý TNN theo lưu vực sông; chưa quy định rõ nội
dung quản lý lưu vực sông, về quy hoạch lưu vực sông và về tổ chức quản lý,
điều phối hoạt động có liên quan đến TNN trong lưu vực sông dẫn đến việc
triển khai thực hiện trên thực tế gặp nhiều khó khăn.
Luật hiện hành chưa có các quy định cụ thể về duy trì dòng sông, duy
trì dòng chảy tối thiểu, bảo vệ nguồn nước dưới đất, bảo vệ hệ sinh thái thủy
sinh và ven bờ. Luật cũng chưa có các quy định thể hiện rõ tính thống nhất
giữa quản lý số lượng và chất lượng nước.
Mặt khác, hệ thống pháp luật đã và đang thay đổi theo hướng hoàn
thiện từng bước cơ chế quản lý nhà nước bằng pháp luật. Nhiều Luật liên
quan trực tiếp đến Luật TNN đã được sửa đổi, bổ sung như Luật Đất đai, Luật
Bảo vệ môi trường... Trước thực trạng thay đổi và phát triển trên, một số nội
dung của Luật TNN, đặc biệt là các quy định về BV; KT, SD và quản lý TNN
tỏ ra không còn phù hợp với tình hình hiện nay, cần có sự nghiên cứu và xem
xét để sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tế; phù hợp với tiến
trình cải cách hành chính và đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành. Từ
nhận thức này, tôi chọn đề tài: “Luật Tài nguyên nước- Thực trạng và phương
hướng hoàn thiện” làm luận văn tốt nghiệp.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Luật Tài nguyên nước - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện


6

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan một phần đến luận văn này, có đề tài: “Pháp luật bảo vệ
nguồn nước ở Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” của học
viên Đinh Công Tuấn, cao học khóa VIII (niên khóa 2000-2003). Tuy nhiên,
đề tài mới chỉ giới hạn về thực trạng quy định pháp luật về bảo vệ nguồn
nước, chưa nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật về quản lý, khai thác, sử

dụng tài nguyên nước – là những nội dung rất quan trọng của Luật và cũng
chưa đi sâu vào đánh giá tình hình thi hành Luật trong thực tế. Thời điểm đó,
ngoài Luật Tài nguyên nước, mới chỉ có Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày
30 tháng 12 năm 1999 quy định việc thi hành Luật tài nguyên nước. Hiện nay,
để thi hành Luật trong cuộc sống, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản
hướng dẫn tiếp theo, ví dụ: Nghị định số 149/2004/NĐ-CP về cấp phép thăm
dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Nghị
định số 34/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài
nguyên nước; Nghị định số 120/2008/NĐ-CP về quản lý lưu vực sông...
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu ba (03) nội dung chính của Luật TNN,
gồm: i) Các quy định về khai thác, sử dụng TNN; ii) Các quy định về bảo vệ
TNN; và iii) Các quy định về quản lý TNN.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu đề tài của luận văn là Triết
học Mác- Lê Nin, nhất là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trong
quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiếp thu quan điểm trong các văn kiện Đại hội
Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó
có vấn đề hoàn thiện và đổi mới hệ thống pháp luật, củng cố, tăng cường pháp

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Luật Tài nguyên nước - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện


7

chế xã hội chủ nghĩa trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng
phương pháp luật học so sánh, hệ thống, phân tích, tổng hợp và mô hình hoá
để thực hiện luận văn.

5. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Phân tích những nội dung cơ bản của Luật TNN về KT, SD; BV và
quản lý TNN; những kết quả đạt được; những nội dung còn hạn chế, bất cập
để từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, kết
cấu của luận văn gồm 2 chương:
- Chương I. Thực trạng quy định của Luật TNN và thực tiễn thi hành
Luật tại Việt Nam.
- Chương II. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện Luật TNN.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Luật Tài nguyên nước - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện


8

Chương 1
THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH LUẬT TẠI VIỆT NAM
1.1. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC

1.1.1. Luật Tài nguyên nước Việt Nam và so sánh với Luật Tài
nguyên nước của một số quốc gia trên thế giới
Nước là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với sự sống của con
người và sinh vật; là tư liệu sản xuất không thể thay thế của nhiều ngành kinh
tế quốc dân; là thành phần tạo nên môi trường, một nhân tố quyết định sự tồn
tại và phát triển của nhân loại.
TNN của nước ta rất đa dạng, bao gồm các nguồn nước mưa, nước mặt,
nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. TNN phân bố không đều theo không gian và thời gian, có nơi dồi dào

nước, có nơi thiếu nước, có lúc nước gây úng ngập, lũ, lụt, có lúc thiếu nước
gây hạn hán ở nhiều nơi. Nước vừa có mặt lợi, vừa có thể gây tác hại đối với
các ngành kinh tế và đời sống của nhân dân.
Đặc trưng mưa và dòng chảy năm trên các lưu vực sông Việt Nam
được tổng hợp ở bảng dưới.
Bảng 1. Đặc trưng mưa và dòng chảy năm trên các lưu vực sông
TT
1
2
3
4

F (km2)

X0 (mm)

W0 (109m3)

Sông Kỳ Cùng Việt Nam

6352

1500

3,70

Sông Kỳ cùng nước ngoài

308


1500

0,18

Bằng Giang Việt Nam

4000

1746

3,62

Bằng Giang nước ngoài

1560

1746

0,50

Sông Quay Sơn Việt Nam

370

1550

0,36

Sông Quay Sơn nước ngoài


790

1 550

0,77

3 744

2 560

5,21

Lưu vực sông

Các sông vùng Đông Bắc

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Luật Tài nguyên nước - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện


9

TT

Lưu vực sông

F (km2)

X0 (mm)

W0 (109m3)


5

Sông Thái Bình tới Phả Lại

12 700

1 320

8,64

6

Châu thổ sông Hồng

13 000

1 690

11,3

7

Sông Hồng: - ngoài nước

81 200

1 500

52,9


- trong nước, đến việt Trì

62 100

1 980

63,6

- ngoài nước

10 800

1 400

3,9

- trong nước

17 600

1 640

14,1

8

Sông Mã:

9


Sông Mực + sông Yên

2 810

1 750

1,75

10

Sông Cả:

- ngoài nước

9 470

1 400

5,32

- trong nước, cả phụ cận

20 527

2 000

20,20

11


Các sông Quảng Bình

7 977

2 420

17,0

12

Các sông thuộc Quảng Trị

4 369

2 600

7,11

13

Sông Hương và phụ cận

3 298

3 050

8,60

14


Sông Thu Bồn

10 350

2 780

25,0

15

HT Tam Kỳ,Trà Bồng,Trà Khúc, Vệ

8 935

2 580

19,3

16

Sông Kone và phụ cận

7 204

1 700

7,23

17


Sông Cái Ninh Hoà

1 048

1 700

1,06

18

Sông Cái Nha Trang + phụ cận

2 942

2 100

4,31

19

Lưu vực sông Ba

13 800

1 740

9,87

20


Các sông Ninh Thuận, Bình thuận

9567

1200

4,43

Các sông nhỏ

3033

1200

1,40

HT sông Đồng Nai: - ngoài nước

6700

2160

4,00

37400

2200

33,8


724000

1400

452,8

70520

1800

55,1

21

- trong nước(cả Vàm Cỏ Đông,V. Cỏ
Tây)
22

Hệ thống sông Mê Kông:- ngoài nước
- trong nước
Tổng

847
- Trong nước

327

- Ngoài nước


520

Nguồn: Báo cáo “Chiến lược phát triển và quản lý TNN”- Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Luật Tài nguyên nước - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện


10

Tình hình KT, SD, BV các nguồn nước và phòng, chống tác hại do
nước gây ra trong mấy chục năm qua ở nước ta cho thấy việc KT TNN đã
phục vụ cho nhiều mục đích kinh tế và dân sinh, song vẫn còn nhiều vấn đề
phải tiếp tục giải quyết để SD hợp lý và BV nguồn tài nguyên quý giá đó.
Tình trạng KT, SD các nguồn nước còn lãng phí, kém hiệu quả; nhiều nguồn
nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ của
nhân dân. Các cơ quan nhà nước, các ngành, các cấp và tổ chức, cá nhân chưa
nhận thức đúng tầm quan trọng của TNN, chưa thực sự coi TNN là tài sản của
toàn dân và cần phải BV, gìn giữ cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của đất
nước.
Luật TNN 1998 ra đời trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đã chuyển
hẳn từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Luật đã ít nhiều tiếp cận theo hướng xoá bỏ dần chế
độ bao cấp trong KT, SD TNN. Các chính sách đầu tư phát triển, chính sách
tài chính về TNN đã bước đầu được thể hiện trong Luật, và mặc dù không
phải là đạo luật đồ sộ (Luật chỉ gồm 10 chương, 75 điều), song Luật cũng đã
đề cập khá toàn diện các mối quan hệ về TNN, cả về KT các mặt lợi của
nước, cũng như phòng, chống tác hại do nước gây ra; điều chỉnh việc KT và
bảo vệ các công trình thủy lợi, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về
TNN..., trong đó tập trung điều chỉnh ba (03) nhóm quan hệ chính, gồm KT,

SD; BV và quản lý nhà nước về TNN. Cụ thể là:
- Các quy định về khai thác, sử dụng TNN
KT, SD TNN được quy định tại Chương III của Luật TNN, gồm 16
điều (từ Điều 20 đến Điều 35), bao gồm các quy định về điều hoà, phân phối
TNN; chuyển nước từ lưu vực sông này sang lưu vực sông khác; quyền và
nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân KT, SD TNN; cấp phép KT, SD TNN; KT, SD

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Luật Tài nguyên nước - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện


11

nước cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, sản xuất muối và
nuôi trồng thuỷ, hải sản, sản xuất công nghiệp, khai khoáng, thuỷ điện, giao
thông thuỷ và các mục đích khác; gây mưa nhân tạo; quyền dẫn nước chảy
qua; thăm dò, khai thác nước dưới đất; bổ sung, thay đổi mục đích, quy mô
KT, SD TNN.
TNN vận động theo lưu vực nên việc quản lý, phát triển và BV phải tôn
trọng thuộc tính tự nhiên này. Luật quy định việc KT, SD TNN phải tuân theo
quy hoạch LVS. Các hoạt động khai thác nước cho các mục đích SD; bảo vệ
TNN; điều hoà, phân bổ TNN… đều phải phù hợp với quy hoạch LVS đã
được phê duyệt. Đây là một ưu điểm lớn của Luật nhằm bảo đảm quản lý
thống nhất TNN.
Trước đây, khi kinh tế - xã hội chưa phát triển, nhu cầu SD nước chưa
nhiều, nguồn nước còn dồi dào, mọi tổ chức, cá nhân được tự do SD nước.
Ngày nay, cùng với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhu cầu
SD nước đã tăng lên rất nhiều, Luật đã quy định việc cấp phép KT, SD TNN
(bao gồm cả nước mặt và nước dưới đất), xả nước thải vào nguồn nước. Điều
1 Luật TNN quy định: “Tổ chức, cá nhân được quyền KT, SD TNN cho đời
sống và sản xuất, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ TNN, phòng, chống tác hại

do nước gây ra. Nhà nước bảo hộ quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân
trong KT, SD TNN”.
Luật cũng quy định các trường hợp KT, SD trong phạm vi gia đình cho
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tiểu thủ công
nghiệp, thuỷ điện… thì không phải xin phép, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
người SD nước tiến hành các hoạt động sản xuất quy mô gia đình được giải
phóng khỏi các thủ tục hành chính phức tạp.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Luật Tài nguyên nước - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện


12

- Các quy định về bảo vệ TNN
BV TNN được quy định tại Chương II của Luật gồm 10 điều (từ Điều
10 đến Điều 19), bao gồm: trách nhiệm BV TNN; phòng, chống suy thoái,
cạn kiệt nguồn nước; BV nước dưới đất; BV chất lượng nước; BV chất lượng
nguồn nước sinh hoạt; BV chất lượng nước trong sản xuất nông nghiệp, nuôi,
trồng thuỷ, hải sản, sản xuất công nghiệp, khai khoáng; BV chất lượng nước
trong các hoạt động khác; BV nguồn nước ở đô thị, khu dân cư tập trung; xả
nước thải vào nguồn nước; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép
xả nước thải.
Cũng giống như KT, SD, việc bảo vệ TNN phải tuân theo quy hoạch
LVS đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Ngoài ra, bảo vệ
TNN còn phải gắn với việc BV, phát triển rừng và khả năng tái tạo nguồn
nước. Trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp; công nghiệp; khai khoáng;
nuôi trồng thủy, hải sản và các hoạt động khác như giao thông thuỷ, thể thao,
du lịch… không được gây ô nhiễm nguồn nước, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt
theo quy định. Ngoài ra, nhằm BV TNN, Luật còn quy định việc cấp phép xả
nước thải vào nguồn nước.

- Các quy định về quản lý nhà nước về TNN
Quản lý nhà nước về TNN được quy định tại Chương VII của Luật
gồm 9 điều (từ Điều 57 đến Điều 65), bao gồm: nội dung quản lý nhà nước và
thẩm quyền quản lý TNN; thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, dự án về TNN;
điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá TNN; thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép về
TNN; giải quyết tranh chấp; Hội đồng quốc gia về TNN; nội dung quản lý
quy hoạch LVS; chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ, lụt.
Lĩnh vực TNN là một lĩnh vực tương đối mới mẻ, theo đó quản lý TNN
cũng là mới mẻ đối với Việt Nam trong vài năm gần đây. Luật đã quy định

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Luật Tài nguyên nước - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện


13

tương đối cụ thể các nội dung quản lý nhà nước về TNN, từ việc xây dựng và
chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách, văn bản pháp luật; quản
lý công tác điều tra cơ bản; cấp, thu hồi giấy phép cho đến kiểm tra, thanh tra;
tổ chức bộ máy quản lý. Có thể nói, các nội dung này rất rõ ràng và hiện nay
các cơ quan quản lý vẫn đang thực hiện khá hiệu quả các quy định này của
Luật. Hiện nay quy định về thẩm quyền quản lý nhà nước (Điều 58) cần phải
sửa đổi để phù hợp với sự phân công mới của Quốc hội (Nghị quyết 02 năm
2002) và Chính phủ (Nghị định số 25/2008/NĐ-CP).
So với các quốc gia đi trước, Luật TNN Việt Nam có một số điểm
tương đồng và khác biệt, thể hiện qua những nội dung chính như sau:
Tại Cộng hoà Pháp, nước được coi là một phần di sản chung của quốc
gia. BV, SD và phát triển nguồn nước phải được đặt trong việc phục vụ các
lợi ích chung và tôn trọng sự cân bằng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên
nên pháp luật về TNN được quan tâm từ rất sớm. Năm 1964, các quy định về
chế độ phân bổ nước và chống ô nhiễm nguồn nước đã được ban hành1. Tiếp đến

là các Luật số 93-3 ngày 03/01/1992 về TNN; Luật số 2004-338 ngày 21/4/2004
về việc chuyển hoá các quy định của Chỉ thị 2000/60/CE của Nghị viện Châu Âu
và Hội đồng Châu Âu thiết lập một khung chính sách chung về quản lý nguồn
nước; Luật số 2006-1772 ngày 30/12/2006 về nước và môi trường thuỷ sinh...
Nguyên tắc chung về quản lý TNN tại Pháp là quản lý hài hoà các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý TNN theo lưu vực sông. Việc quản lý
hài hoà TNN nước nhằm các mục tiêu: Một là, phòng ngừa và BV hệ sinh thái
thuỷ sinh, vùng đất ngập nước, nước mặn, nước lợ; hai là, chống ô nhiễm do
tháo nước và những hoạt động khác làm huỷ hoại đến nguồn nước hoặc làm
biến đổi tính chất vật lý, hoá học, sinh vật học đối với nước mặt, nước dưới

1

Luật số 64-1245 ngày 16/12/1964 về chế độ phân bổ nước và việc chống lại sự ô nhiễm nguồn nước

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Luật Tài nguyên nước - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện


14

đất, nước biển; ba là, phục hồi chất lượng và tái tạo các nguồn nước; bốn là,
phát triển và BV nguồn nước tự nhiên; năm là, làm tăng giá trị kinh tế của
nước và phân bổ nguồn nước bằng việc thu tiền nước để SD vào việc cấp nước
và xử lý ô nhiễm nguồn nước.
Nguyên tắc quản lý hài hoà TNN nghĩa là phải đảm bảo thoả mãn hoặc
dung hoà những yêu cầu trong quá trình SD nước hoặc trong các hoạt động
liên quan đến nguồn nước, đó là: (i) BV sức khoẻ cộng đồng, BV sự trong
lành công cộng và việc tiêu thụ nước sạch của nhân dân; (ii) Bảo đảm về mặt
sinh thái, đặc biệt là liên quan đến nghề nuôi cá; (iii) Giữ gìn nguồn nước và
dòng chảy tự nhiên của nước nhưng vẫn đảm bảo chống lại được lũ, lụt; (iv)

không làm ảnh hưởng đến các hoạt động: nông nghiệp, nghề cá, về văn hoá
biển, thể thao, du lịch, BV cảnh quan, bảo đảm sự vui chơi giải trí và những
hoạt động khác của con người.
Nội dung quản lý nhà nước được xác định qua các hoạt động: ban hành
văn bản pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn về TNN; Quy hoạch
nguồn nước (là nội dung quan trọng nhất trong các hoạt động quản lý nhà
nước) thể hiện ở việc lập bản đồ quy hoạch và quản lý nước. Bản đồ quy
hoạch và quản lý nước phải bao gồm các nội dung: mục đích chung của việc
SD nước, đánh giá nguồn nước, bảo tồn số lượng và chất lượng nước mặt,
nước dưới đất; quy định các biện pháp cần thiết trong trường hợp có nguy cơ
đe doạ đến đời sống công dân, gây hại cho chất lượng nước và dòng chảy; các
hình thức phạt, mức phạt trong trường hợp không tuân thủ các quy định về
BV và KT nguồn nước.
Trong mô hình tổ chức quản lý TNN, Uỷ ban lưu vực sông và Ban
quản lý nước cấp vùng là những chủ thể có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên,
hai cơ quan này chỉ là cơ quan quản lý về chuyên môn, không có thẩm quyền

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Luật Tài nguyên nước - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện


15

ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đây là một điểm khác biệt với quản lý
nhà nước của Việt Nam, vì ở Việt Nam, cơ quan quản lý vừa có thẩm quyền
soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, vừa có thẩm quyền
quản lý về mặt chuyên môn đối với những vấn đề liên quan đến TNN.
Tại Liên bang Nga, Bộ luật về Nước của Liên bang Nga được Đu-ma
Quốc gia thông qua ngày 12/4/2006, Hội đồng Liên bang phê chuẩn ngày
26/5/2006 và Tổng thống Putin ký ban hành ngày 03/6/2006, gồm 7 chương
với 69 điều, quy định chi tiết quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan nhà

nước Liên bang, cơ quan quyền lực nhà nước thuộc các chủ thể hình thành
Liên bang, cơ quan tự quản địa phương trong SD và BV các nguồn nước. Nội
dung các quy định tập trung vào SD, KT, BV một cách hiệu quả các nguồn
nước thuộc mọi hình thức sở hữu; thực hiện kiểm tra, giám sát các cấp; ban
hành các tiêu chuẩn chất lượng, các quy tắc liên quan đến SD, BV nguồn
nước; thực hiện các biện pháp phòng tránh, khắc phục tác hại do nước gây ra,
tổ chức việc quản lý, thu phí sử dụng nước…theo dõi, đánh giá và dự báo về
các thay đổi tình trạng của các nguồn nước thuộc mọi hình thức sở hữu.
Các lưu vực là đơn vị quản lý cơ bản trong SD và BV các nguồn nước.
Các lưu vực này được hình thành từ các LVS và các nguồn nước dưới đất, các
vùng biển gắn liền với các LVS này. Theo quy định của Bộ luật Nước, hiện
nay ở Liên bang Nga có 20 lưu vực được đặt tên cụ thể theo tên gọi của các
sông hoặc biển liên quan, ví dụ, lưu vực Ban Tích, Sông Đông, A mua…
Phạm vi địa giới của các lưu vực này do Chính phủ Liên bang quy định.
Hội đồng lưu vực được thành lập để tư vấn về SD, BV các nguồn nước
ở các lưu vực, với thành phần gồm: đại diện cơ quan hành pháp được Chính
phủ Liên bang ủy quyền, đại diện cơ quan quyền lực nhà nước thuộc các chủ
thể Liên bang Nga, đại diện cơ quan tự quản địa phương, đại diện người SD

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Luật Tài nguyên nước - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện


16

nước, các tổ chức xã hội, cộng đồng các dân tộc ít người Miền Bắc, Xibiri,
Viễn đông của Liên bang Nga. Chính phủ quy định việc thành lập và hoạt
động của các Hội đồng lưu vực.
Bộ luật Nước quy định khá chi tiết về cơ sở dữ liệu nước quốc gia.
Theo đó, cơ sở dữ liệu này là tổng hợp một cách hệ thống các thông tin, tài
liệu về các nguồn nước thuộc sở hữu của các chủ thể khác nhau, về SD các

nguồn nước, về các LVS. Cơ sở dữ liệu nước phục vụ việc SD, BV một cách
hiệu quả, đúng mục đích các nguồn nước, phục vụ lập kế hoạch và triển khai
các biện pháp ngăn chặn, khắc phục tác động tiêu cực của nước. Các hợp
đồng SD nước và quyết định cấp phép có hiệu lực từ thời điểm đăng ký vào
cơ sở dữ liệu này. Chính phủ Liên bang quy định cụ thể về hoạt động của cơ
sở dữ liệu này.
Quy hoạch tổng thể về SD và BV các nguồn nước là tài liệu đã được hệ
thống hóa về hiện trạng các nguồn nước. Quy hoạch này là cơ sở để thực hiện
các biện pháp kinh tế liên quan đến nước và các biện pháp BV. Quy hoạch có
tính bắt buộc đối với các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương.
Chính phủ Liên bang quy định trình tự soạn thảo, thông qua và triển khai các
quy hoạch này.
Tại Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Luật TNN được thông qua tại
Hội nghị lần thứ 29 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội khóa 9 ngày 29 tháng 08
năm 2002 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2002. Luật gồm 8 chương
với 82 điều, trong đó công tác quản lý nhà nước về TNN được thể hiện ở các
nội dung chính sau đây:
Một là, Nhà nước thống nhất quản lý TNN: “TNN thuộc quyền sở hữu
của Nhà nước, Chính phủ thay mặt Nhà nước thực hiện quyền làm chủ các
nguồn nước” (Điều 3 Luật TNN);

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Luật Tài nguyên nước - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện


17

Hai là, xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính
sách về BV, KT, SD, phát triển TNN; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác
hại do nước gây ra, cụ thể là: i) Quản lý việc KT, SD nước phải tuân theo quy
hoạch; xây dựng, phê duyệt và thực thi quy hoạch; ii) Thực hiện các biện

pháp BV thảm thực vật, trồng cây gây rừng, bảo tồn các nguồn nước, ngăn
chặn và kiểm soát xói mòn đất và ô nhiễm nước, cải thiện môi trường sinh
thái;
Ba là, Chính phủ điều phối TNN ở tầm vĩ mô trên toàn quốc thể hiện
qua việc điều hoà, phân bổ TNN ở tầm vĩ mô trên toàn quốc dựa trên cơ sở
các quy hoạch trung và dài hạn về cung cầu nước. Các phương án điều tiết và
phân bổ nước phải lấy LVS làm đơn vị, phải theo quy hoạch lưu vực và quy
hoạch trung, dài hạn về cung cầu nước.
Bốn là, cấp, thu hồi giấy phép về TNN: Áp dụng chế độ cấp phép cho
hoạt động khai thác TNN và đền bù sử dụng nước theo nguyên tắc “Ai đầu tư
xây dựng- người đó quản lý và thu lợi”. Cơ quan quản lý phụ trách việc cấp
phép cho hoạt động KT nguồn nước và tổ chức thực hiện trả phí SD nước
trong toàn quốc. Việc cấp phép phải phù hợp với quy hoạch tổng hợp TNN,
quy hoạch tổng hợp lưu vực, quy hoạch cung cầu nước dài hạn và quy hoạch
vùng chức năng TNN, phù hợp với phương án phân bổ nước được phê duyệt.
Luật của Trung Quốc đã rất nhấn mạnh về phân bổ và SD tiết kiệm
TNN, tách thành một chương riêng. SD tiết kiệm TNN thể hiện ở việc quy
định cụ thể về thực hiện chế độ đo đếm nước, thu phí và tăng giá khi SD quá
mức, áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến trong SD nước cho công nghiệp,
tăng tần suất SD nước tuần hoàn và tái sử dụng, dần dần loại trừ các công
nghệ, thiết bị lạc hậu và tiêu thụ nhiều nước.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Luật Tài nguyên nước - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện


18

Tại Thái Lan, hiện vẫn chưa có Luật TNN. Tuy nhiên, tháng 10 năm
2000, Uỷ ban TNN quốc gia và Cục Thuỷ Nông đã trình Chính phủ thông qua
Chính sách nước quốc gia với nội dung chính như sau: i) Thúc đẩy việc xây

dựng và thông qua Luật Nước trên cơ sở xem xét lại các văn bản pháp luật
liên quan; ii) Thành lập các cơ quan quản lý TNN cấp trung ương và cấp lưu
vực. Cấp trung ương có nhiệm vụ lập chính sách, cấp lưu vực có nhiệm vụ
xây dựng kế hoạch quản lý nước; iii) Thực hiện phân bổ nước công bằng, hợp
lý, bảo đảm nhu cầu cơ bản về nước sinh hoạt và nông nghiệp. Ưu tiên trên
lưu vực nào là do lưu vực đó xác định theo tiêu chuẩn phân bổ rõ ràng, theo
nguyên tắc người hưởng lợi trả tiền tương ứng với chất lượng dịch vụ và khả
năng chi trả; iv) Xác định rõ hướng phát triển và BV TNN phù hợp yêu cầu
SD và khả năng của từng lưu vực, bảo tồn chất lượng nước và môi trường; v)
Bảo đảm nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân một cách công bằng
như bảo đảm các dịch vụ hạ tầng khác; vi) Đưa các vấn đề về nước vào
chương trình giáo dục các cấp; vii) Có qui chế rõ ràng khuyến khích các bên
quan tâm (Chính phủ và phi chính phủ) cùng tham gia quản lý nước (gồm SD,
giám sát, bảo tồn chất lượng nước); viii) Thúc đẩy lập kế hoạch phòng, chống
lũ, hạn và khắc phục hậu quả một cách công bằng, hiệu quả cùng với kế
hoạch SD đất và tài nguyên khác; ix) Giải quyết kinh phí đầy đủ để thực hiện
chính sách quốc gia, bao gồm nghiên cứu khoa học, truyền thông, thông tin và
chuyển giao kỹ thuật cho công chúng.
Chính sách trong ngành nước là đổi mới quản lý tổng hợp TNN nhằm:
Một là, chuyển từ cách tiếp cận kiểu cung ứng sang quản lý yêu cầu; Hai là,
một chiến lược quản lý toàn diện LVS thay vì xem xét từng dự án một; Ba là,
xem xét giá trị kinh tế của nước trong các dạng SD cạnh tranh; Bốn là, SD
công cụ kinh tế để giảm bớt khủng hoảng nước.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Luật Tài nguyên nước - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện


19

Nội dung quản lý nhà nước về TNN bao gồm 3 mảng chính như sau: i)

Quản lý, bao gồm thể chế và tổ chức; Chính sách, giám sát và đánh giá; Sự
tham gia của các bên; Nâng cao kiến thức; Phát triển nhân lực; ii) Phát triển:
Phát triển TNN; Phòng, chống lũ, hạn; Phát triển nguồn nước xuyên biên giới;
iii) Nâng cao hiệu suất sử dụng: Khôi phục và duy tu; BV nguồn nước và môi
trường; Nâng cao nhận thức cộng đồng; Công cụ kinh tế. Việc xác định 3
mảng trên đi kèm với đổi mới chính sách đầu tư, với mục tiêu giảm tỉ lệ vốn
cho phát triển mới (từ 70% xuống còn 55%), tăng tỉ lệ cho nâng cấp và hiệu
suất công trình đã có (từ gần 30% lên 43%) và cho quản lý (từ 0,07% lên 2%).
Như vậy, có thể nhận thấy, nội dung quản lý nhà nước về TNN theo
pháp luật của các quốc gia được chọn nghiên cứu có nhiều điểm chung so với
pháp luật Việt Nam, đó là bao gồm các hoạt động: xây dựng và chỉ đạo thực
hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về BV, KT, SD, phát triển
TNN; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; ban hành
và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn
về TNN; cấp, thu hồi giấy phép về TNN; quyết định biện pháp, huy động lực
lượng, vật tư, phương tiện để phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt, hạn
hán; kiểm tra, thanh tra việc chấp hành và xử lý các hành vi vi phạm; quản lý
công tác điều tra cơ bản về TNN; tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa
học, công nghệ về TNN…
Tuy nhiên, vẫn có một số điểm khác biệt dễ nhận thấy, đó là có một số
nội dung, tuy đã có quy định, nhưng so với luật của các quốc gia phát triển
(như Pháp, Liên bang Nga), thì Luật TNN của Việt Nam vẫn còn sơ sài,
chung chung, ví dụ: nội dung quy hoạch trong quản lý và BV nguồn nước.
Quy hoạch TNN là một trong những đặc trưng rõ nét nhất của hoạt động quản
lý nhà nước, không một chủ thể nào có thể thay Nhà nước trong việc tổ chức

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Luật Tài nguyên nước - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện


20


lập, phê duyệt và thực hiện quy hoạch này. Ngoài ra, một số nội dung được
quy định khá cụ thể trong luật của một số quốc gia nhưng không được quy
định hoặc quy định chưa cụ thể trong Luật TNN của Việt Nam, đó là: các
nguyên tắc quản lý hài hoà các nguồn tài nguyên thiên nhiên, BV hệ sinh thái
thuỷ sinh và các vùng đất ngập nước, quy hoạch TNN theo lưu vực sông, sự
tham gia của cộng đồng vào quá trình ra quyết định (Cộng hoà Pháp); sở hữu
và chủ thể sở hữu các nguồn nước, phân định cụ thể các LVS để quản lý, tính
cụ thể về Cơ sở dữ liệu nước quốc gia (Liên bang Nga); quản lý nước theo
yêu cầu, SD công cụ kinh tế trong quản lý TNN (Thái Lan); phân bổ và SD
tiết kiệm nước (Cộng hoà nhân dân Trung Hoa).
1.1.2. Những đóng góp và những hạn chế, bất cập của Luật Tài
nguyên nước trong công tác quản lý, bảo vệ TNN
Công tác phát triển và quản lý TNN đã được Đảng và Nhà nước tập
trung đầu tư ngày càng cao, phát triển đúng hướng và đáp ứng được các mục
tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Đây
là một thành công lớn, góp phần quan trọng cho sự phát triển dân sinh và mọi
ngành kinh tế - xã hội. Những đóng góp của Luật Tài nguyên nước có thể
kể đến đó là:
Trước hết, Luật góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vai trò,
tầm quan trọng của TNN đối với phát triển kinh tế- xã hội và sự cần thiết phải
quản lý TNN. Qua thực tế tổ chức thi hành Luật, đặc biệt là qua công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về TNN, về vai trò quan trọng của nước trong cuộc
sống, có thể thấy rằng nhận thức về TNN, về sự cấp thiết của quản lý TNN
ngày càng được nâng cao, nhất là trong những năm gần đây. Từ chỗ coi nước
là “của trời cho”, là một loại tài nguyên vô hạn, một bộ phận lớn nhân dân và

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Luật Tài nguyên nước - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện



21

chính quyền các cấp đã thấy rõ hơn tính hữu hạn và dễ bị tổn thương của TNN,
ngày càng có ý thức trong BV và SD hợp lý tài nguyên này.
Sự chuyển biến về nhận thức được thể hiện rõ trong việc ban hành văn
bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường công tác quản lý. Nếu như trước
đây, công tác quản lý này hầu như chưa được đặt ra đối với các cấp địa
phương thì nay công tác này ngày càng được chú ý và có những hoạt động
thiết thực.
Thứ hai, Luật TNN ra đời giúp công tác quản lý nhà nước về TNN đi
vào nề nếp. Qua hơn 10 năm thi hành Luật, nhiều quy định của Luật đã được
triển khai trên thực tế, đem lại những kết quả tích cực, đặc biệt là đã KT, SD
tốt hơn các nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng ngày càng
cao nhu cầu nước cho phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ du
lịch và phát triển nuôi trồng thủy sản. Hệ thống bộ máy quản lý được hình
thành từ Trung ương đến huyện, tỉnh, xã và hoạt động khá hiệu quả. Nếu như
trước đây, công tác xây dựng và ban hành văn bản chưa được chú trọng thì
nay công tác này được đẩy mạnh với các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
như: cấp phép thăm dò, KT, SD TNN, xả nước thải vào nguồn nước; xử phạt
vi phạm hành chính; quản lý, KT, SD dữ liệu, thông tin về TNN; quản lý lưu
vực sông; quản lý, BV, KT tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ điện,
thuỷ lợi; định mức kinh tế - kỹ thuật về điều tra, đánh giá TNN, lập và điều
chỉnh quy hoạch TNN...
Quản lý TNN theo quy hoạch dần được quan tâm, dần đưa các hoạt
động KT, SD các nguồn nước theo quy định của Luật. Các nguồn nước được
tăng cường BV, chống ô nhiễm, cạn kiệt, qua công tác kiểm tra, xử lý các cơ
sở sản xuất có xả nước thải, chất thải vào nguồn nước, thực hiện đánh giá tác
động môi trường…

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Luật Tài nguyên nước - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện



22

Thứ ba, Luật đã góp phần đẩy mạnh công tác chỉ đạo, hướng dẫn địa
phương thực hiện quản lý TNN. Chủ trương hướng về địa phương, cơ sở đã
được thực hiện một cách nghiêm túc và khá hiệu quả. Cơ quan quản lý TNN ở
trung ương đã tổ chức nhiều khóa tập huấn về các văn bản mới ban hành;
hướng dẫn cụ thể nội dung, phương thức quản lý TNN cho lãnh đạo và cán bộ
cơ quan tài nguyên và môi trường các địa phương; hỗ trợ Uỷ ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành các văn bản về quản lý,
cấp phép trên địa bàn, hỗ trợ tăng cường năng lực, đào tạo cán bộ, trang thiết
bị quản lý, chuyển giao công nghệ, cơ sở dữ liệu với các địa phương để đẩy
mạnh công tác quản lý. Việc hướng về địa phương, cơ sở đã giúp thúc đẩy
mạnh mẽ công tác quản lý nhà nước về TNN ở các tỉnh, thành phố trong việc
nâng cao nhận thức và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, giúp tháo
gỡ được nhiều vướng mắc trong triển khai công tác quản lý ở cấp tỉnh.
Thứ tư, Luật TNN góp phần tạo chuyển biến tích cực trong công tác
bảo vệ TNN.
Do trong thời gian dài, công tác quản lý và BV TNN chưa được chú
trọng đúng mức, trong khi đó các hoạt động công nghiệp, dịch vụ phát triển
với tốc độ nhanh cùng với sự gia tăng dân số đã làm cho nhiều nguồn nước bị
ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng. Trước tình hình đó, những năm gần đây,
công tác BV TNN được đẩy mạnh thông qua các hoạt động: xử lý các cơ sở
gây ô nhiễm nguồn nước, trong đó có các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng
theo danh mục tại Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
đánh giá tác động đến nguồn nước thông qua đánh giá tác động môi trường
của các dự án đầu tư; cấp phép KT, SD và xả nước thải; thực hiện các quy
định về BV, thăm dò, khai thác nước dưới đất; tăng cường đầu tư thu gom, xử


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Luật Tài nguyên nước - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện


23

lý nước thải tại các khu công nghiệp, đô thị; thanh, kiểm tra và xử phạt vi
phạm hành chính với các vi phạm về TNN...
Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã đặt trọng tâm công tác BV
các nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó đặc biệt tập trung
khắc phục ô nhiễm nguồn nước trên các lưu vực sông Cầu, Nhuệ - Đáy, Đồng
Nai - Sài Gòn và hồ Trị An. Nhờ đó, đã bước đầu chặn đứng mức độ gia tăng
ô nhiễm và cải thiện dần nguồn nước trên các sông, hồ này.
Một đóng góp to lớn nữa của Luật cần phải kể đến là kể từ khi Luật
TNN được ban hành, công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do
nước gây ra được tăng cường. Công tác phòng, chống lũ, lụt đã được đặt
thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch kinh tế - xã hội
hằng năm và được triển khai sâu rộng thông qua hoạt động của Ban chỉ đạo
và Ban chỉ huy Phòng, chống lụt bão các cấp, các ngành theo phương châm 4
tại chỗ, đem lại hiệu quả thiết thực, hạn chế thiệt hại và khắc phục kịp thời
hậu quả do lũ, lụt gây ra. Hằng năm, ngân sách nhà nước đều bố trí ngân sách
dự phòng cho thiên tai nên đã giải quyết kịp thời nhu cầu bức thiết về khắc
phục hậu quả lũ, lụt. Đặc biệt, trong những năm gần đây, việc đóng góp tiền
của của nhân dân, các doanh nghiệp đã trở thành nếp sống trong xã hội, góp
phần quan trọng để nhân dân các vùng bị thiên tai nhanh chóng khắc phục
khó khăn, phục hồi sản xuất và đời sống.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan cho thấy những đóng góp
nêu trên của Luật TNN đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung, công tác
BV các nguồn tài nguyên thiên nhiên, công tác quản lý nhà nước về TNN nói
riêng còn khá khiêm tốn. Nguyên nhân chính có thể kể đến là Luật TNN chưa
thật sự là một đạo luật hoàn chỉnh. Vẫn còn khá nhiều hạn chế, bất cập kể cả

về nội dung pháp lý và hình thức thể hiện.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Luật Tài nguyên nước - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện


×