Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Những vấn đề pháp lý đặc thù về công ty mẹ công ty con trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.86 KB, 83 trang )

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO

Bộ TƯ PHáP

TRường đại học luật hà nội

Nguyễn thị ngân giang

Những vấn đề pháp lý C TH về
công ty mẹ - công ty con trong khu vực
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
ở việt nam.

Chuyên ngành: luật kinh tế
Mã số: 60 38 50

luận văn thạc sĩ luật học

Người hướng dẫn:
Pgs ts phạm duy nghĩa

Hà nội 2010


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, cuối cùng tôi cũng đã hoàn thành bản luận
văn nghiên cứu của mình. Đây là thời điểm tốt nhất tôi có dịp được bày tỏ lòng biết ơn
của mình đến những người thân đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình tôi thực
hiện bản luận văn này.
Trước tiên tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy tôi, người hướng dẫn
khoa học, định hướng nghiên cứu cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này,


PGS.TS.Phạm Duy Nghĩa. Thầy đã dạy cho tôi không chỉ những kiến thức khoa học mà
còn cả phương pháp nghiên cứu, phương pháp làm việc. Xin chân thành cảm ơn gia
đình, đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành tốt luận
văn này.

Hà nội, ngày 20 tháng 01 năm 2010
Nguyễn Thị Ngân Giang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY MẸ - CÔNG TY
CON TRONG KHU VỰC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON TRONG KHU
VỰC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
1.1.

6

Những vấn đề lý luận về Công ty mẹ - Công ty con trong khu vực doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

1.1.1.

Khái niệm Công ty mẹ - Công ty con

1.1.2.


Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

1.1.3.

Phân loại Công ty mẹ - Công ty con trong khu vực doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài

1.1.4.

Mối quan hệ giữa Công ty mẹ - Công ty con trong khu vực doanh

6
6
10
13
15

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1.1.4.1.

Tính độc lập tương đối của Công ty con trong mối quan hệ giữa Công

15

ty mẹ và Công ty con
1.1.4.2.
1.2.

Sự chi phối của Công ty mẹ đối với Công ty con


16

Pháp luật về Công ty mẹ - Công ty con trong khu vực doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài

1.2.1.

19

Hệ thống pháp luật về Công ty mẹ - Công ty con trong khu vực doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

1.2.1.1.

Hệ thống pháp luật

1.2.1.2.

Vai trò của pháp luật về Công ty mẹ - Công ty con trong khu vực

19
19

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường ở
Việt nam hiện nay

23



1.2.2.

Những yếu tố chi phối pháp luật về Công ty mẹ - Công ty con trong
khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Kết luận chương 1

28
30

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY MẸ - CÔNG TY
CON TRONG KHU VỰC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI TẠI VIỆT NAM
2.1.

31

Thực trạng pháp luật về Công ty mẹ - Công ty con trong khu vực doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

31

2.1.1.

Pháp luật hiện hành về Công ty mẹ

31

2.1.2.


Ưu điểm, nhược điểm của pháp luật hiện hành về Công ty mẹ

41

2.1.2.1.

Ưu điểm của pháp luật hiện hành về Công ty mẹ

42

2.1.2.2.

Nhược điểm của pháp luật hiện hành về Công ty mẹ

44

2.1.2.3.

Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, bất cập của pháp luật hiện hành
về Công ty mẹ

2.2.

48

Thực trạng thi hành các quy định pháp luật về Công ty mẹ - Công ty con
trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Kết luận chương 2


50
56

Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON
TRONG KHU VỰC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

58

TẠI VIỆT NAM
3.1.

Định hướng hoàn thiện pháp luật về Công ty mẹ - Công ty con trong khu
vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

3.2.

58

Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện pháp luật và vấn đề quản lý
Công ty mẹ - Công ty con trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam

3.2.1.

Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện pháp luật về Công ty mẹ Công ty con trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại

62


Việt Nam


62

3.2.1.1.

Những giải pháp trước mắt

62

3.2.1.2.

Những giải pháp chiến lược

65

3.2.2.

Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện vấn đề quản lý Công ty mẹ
- Công ty con trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam

3.2.2.1.

Hoàn thiện pháp luật về quản lý Công ty mẹ - Công ty con trong khu
vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

3.2.2.2.

66
66


Hoàn thiện hệ thống các cơ quan quản lý Công ty mẹ - Công ty con
trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

68

Kết luận chương 3

72

KẾT LUẬN CHUNG

74


-1-

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Với việc mở rộng và đa dạng hoá các quan hệ hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư

trực tiếp nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong chính sách kinh tế đối ngoại của
Đảng và Nhà nước ta. Quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới đã đem
lại cho nước ta cơ hội tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật - công nghệ, nguồn vốn và
thị trường của các nước đối tác. Tuy nhiên, điều đó cũng đặt ra nhiều khó khăn thách
thức, đặc biệt là vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong nước
và ngăn ngừa sự lạm dụng những sơ hở, thiếu sót trong hệ thống pháp luật Việt nam
bởi các tập đoàn tư bản nước ngoài.

Việc phân tán rủi ro trong kinh doanh của các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia
được thực hiện dựa trên cơ sở pháp lý của luật pháp Việt Nam và nhiều nước trên thế
giới, công ty mẹ và công ty con đều có tư cách pháp nhân độc lập, vì vậy, về nguyên
tắc, công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của công ty con.
Tuy nhiên trên thực tế, với tư cách là cổ đông chi phối của công ty con, trong
một số trường hợp nhất định, công ty mẹ đã chi phối hoàn toàn hoạt động của công ty
con, sử dụng công ty con để thực hiện các hành vi có thể gây thiệt hại cho người thứ
ba. Đối với các trường hợp như vậy, rất ít trường hợp toà án phủ nhận các quy định
trong luật thực định về trách nhiệm hữu hạn của cổ đông chi phối cũng như phủ nhận
tư cách pháp nhân của công ty con, buộc công ty mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về
các khoản nợ của công ty con. Ví dụ như theo vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại về
thảm hoạ rò rỉ khí tại Bhopal (Ấn Độ) năm 1984, Toà án Tối cao Ấn Độ đã buộc công
ty Union Carbide Corporation ở Mỹ (UCC) là công ty mẹ của công ty Union Carbide
India Limited ở Ấn Độ (UCIL) phải chịu trách nhiệm bồi thường 470 triệu đô la do
công ty UCC đã có lỗi và đã thực hiện những hành động chi phối đối với công ty
UCIL trong quản lý và hoạt động, và phán quyết này đã được Toà án Liên bang Mỹ ở


-2-

Manhatta công nhận. Ở nhiều vụ kiện khác, Toà án đã không thể ra phán quyết buộc
công ty mẹ chịu trách nhiệm về những thiệt hại hay hậu quả gây ra bởi công ty con vì
thiếu những quy định của pháp luật, cho dù công ty mẹ cũng đã thực hiện sự chi phối
đối với công ty con trong các hoạt động đó.
Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế khu
vực và thế giới thì việc hoàn thiện các quy định pháp luật về ĐTNN là rất cần thiết.
Trong đó, một chế định pháp luật đóng vai trò rất quan trọng là pháp luật về công ty
mẹ – công ty con. Một trong những mục tiêu đặt ra đối với chế định này là bảo đảm
hiệu quả đầu tư của các nhà ĐTNN vào Việt nam, bảo đảm lợi ích của Bên Việt nam
với tư cách chủ đầu tư trong công ty con, đồng thời phải bảo đảm hiệu quả quản lý

Nhà nước đối với công ty mẹ – công ty con trong khu vực doanh nghiệp có vốn
ĐTNN, tránh tình trạng thất thoát. Tuy nhiên, với những quy định của pháp luật hiện
hành, các mục tiêu này hoàn toàn chưa đạt được.
Chính vì lẽ đó, đề tài “Những vấn đề pháp lý đặc thù về Công ty mẹ – Công ty
con trong khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở Việt Nam. ” mang tính cấp thiết
trong giai đoạn hiện nay.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, xuất phát từ những nhu cầu về mặt lý luận và thực

tiễn của đất nước, pháp luật về doanh nghiệp nói chung và về tập đoàn, Công ty mẹ,
Công ty con nói riêng đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Ở mức độ
và phạm vi khác nhau, đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố như: Luận
văn thạc sĩ Xây dựng và hoàn thiện mô hình pháp lý công ty mẹ – công ty con ở Việt
nam của Đặng Thu Thuỷ tại Trường Đại học Luật Hà nội; Giáo trình Luật thương mại
của Trường Đại học Luật Hà nội, Giáo trình Luật Kinh tế của Khoa Luật Trường Đại
học Quốc gia; Luận án tiến sĩ “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp
luật về doanh nghiệp ở Việt nam” của Đồng Ngọc Ba; Luận án tiến sĩ “Địa vị pháp lý
của doanh nghiệp liên doanh theo pháp luật Việt nam” của Trần Thị Ngọc Hoa; Luận


-3-

án tiến sĩ “Hoàn thiện pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong xu hướng nhất
thể hoá pháp luật về đầu tư ở Việt nam” của Nguyễn Khắc Định....
Từ việc đánh giá tình hình nghiên cứu pháp luật về Công ty mẹ, Công ty con,
có thể thấy, các vấn đề pháp lý về Công ty mẹ - Công ty con trong khu vực doanh
nghiệp có vốn ĐTNN ở Việt Nam chưa được một công trình nào đi sâu nghiên cứu
một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống. Chính vì vậy, Luận văn tập trung nghiên

cứu, phân tích những yêu cầu về mặt lý luận cũng như thực tiễn điều chỉnh pháp luật
ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhằm đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp
luật về Công ty mẹ - Công ty con nói chung và trong khu vực doanh nghiệp có vốn
ĐTNN ở Việt Nam nói riêng.
3.

Phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật

Việt Nam về Công ty mẹ - Công ty con trong khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN
trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện
nay về doanh nghiệp ác cơ quan quản lý Công ty mẹ - Công ty

con trong khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam
-

Công tác quản lý nhà nước, phối hợp giữa các cơ quan trung ương, giữa trung ương
và địa phương cần được tăng cường, gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và trách
nhiệm của từng cơ quan. Xây dựng cơ chế báo cáo để tổng hợp thông tin kịp thời,
đánh giá tình hình nhằm đề xuất các giải pháp điều hành của Chính phủ có hiệu
quả;

-

Các cơ quan quản lý nhà nước về điều tiết vĩ mô như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Thương mại, Bộ tài chính… trong giai đoạn trước mắt cần thực hiện cải cách về
quản lý hành chính một cách triệt để. Cần phải đối mới tư duy là phải coi các doanh
nghiệp có vốn ĐTNN thực sự là “khách hàng” của hệ thống hành chính và hệ thống
quản lý hành chính không phải là hệ thống hoạt động theo tư tưởng độc quyền.


-

Tiếp tục phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc giải
quyết các vấn đề phát sinh. Trao thêm quyền hạn và trách nhiệm cho phép các bộ,
ban, ngành và địa phương nâng cao tính tự chủ, linh hoạt hơn nữa trong xem xét
giải quyết các vấn đề có liên quan đúng theo phạm vi, chức năng, trách nhiệm của
mình.

-

Đẩy mạnh đồng bộ cải cách hành chính nhà nước, đi sâu cải cách thể chế và dần
tiến tới cơ chế “một cửa, tại chỗ” tạo điều kiện thông thoáng nhanh gọn hơn nữa
cho các nhà đầu tư;

-

Lập tổ công tác liên ngành do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì để rà soát một cách có
hệ thống tất cả các loại giấy phép, các quy định có liên quan đến hoạt động ĐTNN,


- 69 -

trên cơ sở đó có kiến nghị để đơn giản hoá, giảm bớt hoặc bãi bỏ những loại giấy
phép, quy định, các thủ tục không cần thiết đối với hoạt động ĐTNN;
-

Các bộ, ngành, địa phương phải quy định rõ ràng, công khai các thủ tục hành chính,
công khai các quy trình, thời hạn, trách nhiệm xử lý nhằm tạo nên sự chuyển biến
căn bản về cải cách hành chính trong ĐTNN. Kiên quyết ngăn chặn và xử lý
nghiêm khắc các hiện tượng sách nhiễu, cửa quyền và sự tắc trách, vô trách nhiệm,

vô kỷ luật trong công việc của các bộ công quyền. Thực hiện nghiêm chỉnh những
điều cấm đối với cán bộ công chức đã quy định trong pháp luật;

-

Thực hiện chế độ giao ban định kì giữa các bộ, ngành của trung ương với các địa
phương có nhiều dự án ĐTNN. Duy trì thường xuyên việc tiếp xúc trực tiếp giữa
các cơ quan quản lý nhà nước với nhà ĐTNN;

-

Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành
trong việc quản lý hoạt động ĐTNN theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm của từng
cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn bằng các quy định cụ thể, đơn giản hoá thủ
tục, có biện pháp xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh, giúp đỡ các doanh nghiệp
giải quyết kho khăn. Các cơ chế xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm luật
pháp, chính sách, quy hoạch, kể cả việc chấm dứt hiệu lực của các giấy phép đầu tư
cấp sai quy định.

-

Xây dựng quy chế phối hợp tạo ra sự kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa Sở Kế
hoạch và Đầu tư (cơ quan tổng hợp) với các sở chuyên ngành (công nghiệp, nông
nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông công chính….) và các cơ quan chức năng
(xây dựng quy hoạch, địa chính khoa học – công nghệ và môi trường, thuế, hải
quan, tài chính, lao động, công an…) trong việc thực hiện các nội dung quản lý và
cùng tham gia quản lý;

-


Tập trung cao độ công tác quản lý, điều hành để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các dự án
có vốn ĐTNN hoạt động có hiệu quả bằng cách nhanh chóng hình thành và nâng
cao chất lượng hoạt động của các cơ quan giám định (kỹ thuật thiết bị, công nghệ,


- 70 -

môi trường, xây dựng) kiểm toán, thẩm định đối với các dự án có vốn ĐTNN. Quản
lý chặt chẽ quá trình chuyển giao công nghệ, nhập máy móc thiết bị của các doanh
nghiệp có vốn ĐTNN, tránh trường hợp các doanh nghiệp nhập khẩu những công
nghệ và thiết bị đã quá lạc hậu (có quy định cụ thể, tuỳ từng lĩnh vực có thể được
phép nhập những công nghệ hoặc thiết bị đã qua sử dụng, không nhất thiết hoàn
toàn là những công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại);
-

Đề nghị Chính phủ thí điểm thành lập các “Quỹ giải phóng mặt bằng” tại những địa
phương có tiềm năng thu hút vốn ĐTNN hoặc có nhiều những yếu tố hấp dẫn đối
với các nhà ĐTNN. Quỹ này hoạt động theo cơ chế được ưu tiên vay một khối
lượng vốn tương đối lớn với lãi suất ưu đãi, được trang bị một số đặc quyền nhất
định để căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương mà
tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng trong thời gian ngắn nhất, thậm chí xây dựng
cả kết cấu hạ tầng để sẵn sàng đón các nhà ĐTNN vào triển khai dự án theo phương
thức “chìa khoá trao tay”. Nghĩa là khi đó, nhà ĐTNN chỉ việc thanh toán cho các
Quỹ này mọi chi phí để nhận lại mặt bằng đất thuê theo quy định và nhu cầu của
từng dự án. Tuy nhiên, việc triển khai hoạt động của các Quỹ này phải được tính
toán kĩ vì nếu việc xúc tiến đầu tư không khả thi sẽ dẫn đến tồn đọng vốn lớn trong
khi vốn đó chủ yếu là đi vay của các ngân hàng. Mặt khác, phải lựa chọn kỹ đội ngũ
cán bộ đảm nhiệm công tác này, vì đây cũng là một môi trường dễ phát sinh tham
nhũng.


-

Cần thành lập Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về tình kình kinh tế - xã hội, hệ
thống pháp luật, chính sách, danh mục các ngành nghề khuyến khích đầu tư, các
đầu mối quản lý hành chính nhà nước của Việt Nam… để cung cấp một cách
thường xuyên, cập nhật, đầy đủ và đồng bộ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, đồng thời có cơ chế cho phép khai thác
một cách dễ dàng, thuận lợi về hệ thống cơ sở dữ liệu đó.


- 71 -

-

Cần thành lập Hệ thống các tổ chức tư vấn – làm cầu nối chủ động các doanh
nghiệp với hệ thống quản lý hành chính nhà nước, với môi trường kinh doanh vi mô
của doanh nghiệp nhằm giúp Chính phủ có thể quản lý chặt chẽ hơn các doanh
nghiệp, đồng thời các doanh nghiệp sẽ dễ dàng giải quyết các vướng mắc có liên
quan đến hoạt động ĐTNN mà vẫn đảm bảo được môi trường kinh doanh thông
thoáng.

-

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực ĐTNN thông
qua một số biện pháp như lập quy hoạch, kế hoạch chuẩn bị nguồn nhân lực ngắn
hạn và dài hạn, kế hoạch chọn lựa cán bộ cho một số ngành trọng điểm; tổ chức
thường xuyên công tác tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho
các cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài; tăng cường các biện pháp thanh
tra, kiểm tra thường xuyên, ngăn chặn lãng phí, tham nhũng.



- 72 -

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Chương III của luận văn đã giải quyết nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện các quy
định của hệ thống pháp luật Việt Nam, nhằm mục đích tạo cơ sở pháp lý vững chắc và
ổn định về mô hình công ty mẹ - công ty con trong khu vực doanh nghiệp có vốn
ĐTNN tại Việt Nam.
Trên cơ sở nhận thức về sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện các quy định về
mô hình công ty mẹ - công ty con trong khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt
Nam, luận văn đã xác định những phương hướng để xây dựng và hoàn thiện các quy
định này trong giai đoạn hiện nay, đó là:
-

Tiếp tục tạo lập môi trường pháp lý bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và
doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam;

-

Tiếp tục hoàn thiện mô hình Công ty mẹ - Công ty con, ban hành các văn bản
pháp luật quy định cụ thể chi tiết hóa hơn nữa mối quan hệ giữa công ty mẹ và
công ty con trong suốt thời gian thực hiện đầu tư và trên các lĩnh vực khác nhau
như dân sự, tài chính, đất đai...;

-

Tiếp tục rà soát, thống nhất, đồng bộ các quy định pháp luật về doanh nghiệp,
đầu tư, đất đai, xây dựng, kinh doanh và các văn bản pháp luật chuyên ngành
khác.


Từ đó, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy
định về mô hình công ty mẹ - công ty con trong khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN
tại Việt Nam giai đoạn hiện nay với hai nhóm giải pháp: nhóm giải pháp trước mắt và
nhóm giải pháp mang tính chiến lược.
Đồng thời, do đặc thù của mô hình này là công ty mẹ là công ty mang quốc tịch
nước ngoài, nên công tác quản lý nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng, tác giả
mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý Công ty mẹ -


- 73 -

Công ty con trong khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam và hoàn thiện hệ
thống các cơ quan quản lý Công ty mẹ - Công ty con trong khu vực này.


- 74 -

KẾT LUẬN CHUNG
Mô hình công ty mẹ - công ty con là một mô hình tổ chức phổ biến của các tập
đoàn kinh doanh trên thế giới và có sự đóng góp rất lớn cho nền kinh tế của nước sở
tại. Ở Việt Nam, mô hình công ty mẹ - công ty con mới được quy định trong pháp luật
(Luật Doanh nghiệp 2005). Trong mô hình này, công ty mẹ nước ngoài và công ty con
Việt Nam mặc dù có tư cách pháp nhân độc lập, nhưng công ty mẹ đã thực hiện đầu tư
và kiểm soát (trực tiếp hoặc gián tiếp) hơn 50% vốn sở hữu hoặc cổ phần chi phối của
công ty con, hoặc bằng con đường khác giành quyền chi phối, định đoạt đối với các
quyết định của công ty con khi thực hiện các quyền theo luật định.
Qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành về Công ty mẹ - Công ty
con trong khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam, về ưu, nhược điểm của
các quy định pháp luật này và thực trạng áp dụng các quy định này trên thực tế, tác giả

nhận thấy trên thực tế, rất nhiều công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã được tổ
chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con với sự xuất hiện công ty mẹ
nước ngoài, nhưng cơ sở pháp lý để điều chỉnh vẫn còn nhiều hạn chế.
Mô hình công ty mẹ - công ty con mới chỉ được quy định ở mức nguyên tắc, chưa
được cụ thể hóa, chi tiết hóa và cũng chưa có các quy định điều chỉnh đặc thù cho
trường hợp công ty mẹ là công ty nước ngoài. Đồng thời, các lĩnh vực pháp luật có liên
quan cũng chưa đưa ra các quy định để điều chỉnh mô hình này. Bên cạnh đó, các quy
định hiện tại khó có thể phát huy được hiệu quả trên thực tế. Điều này đòi hỏi phải có
những định hướng đúng đắn và các nhà nghiên cứu pháp luật cũng như các nhà lập
pháp cần phải có những sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về
đầu tư, pháp luật về dân sự, pháp luật về tài chính và các lĩnh vực khác có liên quan, để
vừa tạo điều kiện thuận lợi nhất thu hút ĐTNN vào Việt Nam, đồng thời có thể hạn chế
những thiệt hại có thể xảy ra khi công ty mẹ nước ngoài thực hiện quyền chi phối đối
với hoạt động của các công ty con tại Việt Nam.


- 75 -

Trên cơ sở nhận thức về sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện các quy định về
mô hình công ty mẹ - công ty con trong khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt
Nam, luận văn đã xác định những phương hướng để xây dựng và hoàn thiện các quy
định này trong giai đoạn hiện nay, đó là:
-

Tiếp tục tạo lập môi trường pháp lý bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và
doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam;

-

Tiếp tục hoàn thiện mô hình Công ty mẹ - Công ty con, ban hành các văn bản

pháp luật quy định cụ thể chi tiết hóa hơn nữa mối quan hệ giữa công ty mẹ và
công ty con trong suốt thời gian thực hiện đầu tư và trên các lĩnh vực khác nhau
như dân sự, tài chính, đất đai...;

-

Tiếp tục rà soát, thống nhất, đồng bộ các quy định pháp luật về doanh nghiệp,
đầu tư, đất đai, xây dựng, kinh doanh và các văn bản pháp luật chuyên ngành
khác.

Từ đó, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy
định về mô hình công ty mẹ - công ty con trong khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN
tại Việt Nam giai đoạn hiện nay với hai nhóm giải pháp: nhóm giải pháp trước mắt và
nhóm giải pháp mang tính chiến lược.
Đồng thời, do đặc thù của mô hình này là công ty mẹ là công ty mang quốc tịch
nước ngoài, nên công tác quản lý nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng, tác giả
mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý Công ty mẹ Công ty con trong khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam và hoàn thiện hệ
thống các cơ quan quản lý Công ty mẹ - Công ty con trong khu vực này.
Thước đo hiệu quả của việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về công
ty mẹ - công ty con trong khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN chính là kết quả có thể
đạt được trong thực tế: vừa tăng cường được sự đầu tư các nguồn lực từ nước ngoài,
nhưng đồng thời phải đảm bảo lợi ích của Nhà nước, lợi ích của các thành phần kinh tế,
cũng như lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, tác dụng và hiệu quả của


- 76 -

những kiến nghị và đề xuất trong luận văn này, nếu như được chấp nhận, chỉ có thể
được đánh giá khi nó được kiểm nghiệm trong thực tế. Hơn nữa, với nhận thức về
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tác giả cho rằng việc hoàn thiện

cũng chỉ là tương đối, nên những kiến giải trong luận văn có thể cũng chỉ phù hợp
trong một giai đoạn cụ thể, theo từng điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy,
việc tiếp tục nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về công ty mẹ công ty con trong khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN vẫn luôn mang tính lý luận và
thực tiễn cao./.


- 77 -

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Các văn kiện của Đảng và Bộ Chính trị:
1.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV;

2.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lấn thứ VIII;

3.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lấn thứ IX;

4.

Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng lần thứ 3 (Khoá IX);

5.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lấn thứ X.


II. Các văn bản pháp luật trong nước:
6.

Bộ Luật Dân Sự 2005;

7.

Luật Doanh nghiệp năm 2005;

8.

Luật Đầu tư năm 2005;

9.

Luật Thương Mại năm 2005;

10. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008;
11. Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Đầu tư;
12. Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng
ký kinh doanh;
13. Nghị định 149/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
14. Nghị định 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
III. Văn bản pháp luật nước ngoài:
15. Luật Công ty Australia (Australian Corporation Law), 2001 - Mục 46, 47.
20. “Hướng dẫn về công ty con và đơn vị thành viên thực hiện theo hệ thống báo cáo
tài chính hợp nhất” ngày 30/10/1998 của Uỷ ban Hiệu chuẩn Tài chính Doanh



- 78 -

nghiệp Mỹ (Implementation Guidance on Revised Definitions of Subsidiaries and
Affiliates under Reporting System of Consolidated Financial Statements).
IV. Các cam kết quốc tế:
20.

Hiệp định Thương Mại Việt Nam - Hoa Kỳ (2000).

21.

Hiệp định Tự do xúc tiến và Bảo hộ đầu tư Việt Nam - Nhật Bản (2003).

22.

Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN.

IV. Các tài liệu tham khảo:
23.

Từ điển Black’s Law Dictionary (7th Edition), Garner, 1999.

24.

Giáo trình Luật Thương mại - Trường Đại học Luật Hà Nội - NXB CAND,
2007

25.


Giáo trình Luật Đầu tư - Trường Đại học Luật Hà Nội - NXB CAND, 2007

26.

Chuyên khảo Luật Kinh tế - TS. Phạm Duy Nghĩa, 2004

27.

PGS. TS. Lê Hồng Hạnh và TS. Bùi Quốc Tuấn - Chế độ trao đổi cổ phần, di
chuyển cổ phần để thiết lập quan hệ 100% công ty mẹ - con trong pháp luật
Thương Mại Nhật Bản - Tạp chí Luật học - Số 5/2001.

28.

TS. Trần Du Lịch - Một số suy nghĩ về đổi mới Tổng Công ty Nhà nước theo
mô hình “công ty mẹ - công ty con” - Tạp chí Dân chủ và Pháp luật - Số 03/2002.

29.

Nguyễn Thị Lan Hương - Quan hệ pháp lý công ty mẹ - công ty con ở Nhật Bản
và một số liên hệ với pháp luật Việt Nam - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số
12/2002.

V. Một số website tham khảo:
30.



31.


/>
32.

/>
33.





×