Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Pháp luật chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu ở việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 203 trang )

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Tư Pháp

Trường Đại học Luật Hà Nội

đoàn trung kiên

Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số
: 62.38.50.01

Luận án tiến sĩ luật học

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS Bùi Ngọc Cường
2. TS Lưu Bình Nhưỡng

Hà Nội - 2010


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án
là trung thực. Những kết luận khoa học của luận
án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một
công trình nào khác.


TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đoàn Trung Kiên


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADA

: Antidumping Agreement
Hiệp định chống bán phá giá của Tổ chức thương mại thế giới

AIA

: Framework Agreement on the ASEAN Investment Area
Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN

AFTA

: ASEAN Free Trade Area
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

APEC

: Asia - Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

ASEAN

: Association of Southeast Asia Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

ASEM

: The Asia - Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á - Âu

BCT

: Bộ Công thương

BTA

: The United States - Vietnam Bilateral Trade Agreement
Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ

BTBCT

: Bộ trưởng Bộ Công thương

CIT

: US Court of International Trade
Tòa án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ

CPSX

: Chi phí sản xuất

DGAD


: Directorate General of Anti - Dumping and Allied Duties
Ban về Chống bán phá giá và các Biện pháp tương tự thuộc Bộ
Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ

DOC

: Department of Commerce
Bộ thương mại Hoa Kỳ

EU

: European Union
Liên minh châu Âu


GATT

: General Agreement on Tariffs and Trade
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

GTTT

: Giá trị thông thường

GTT

: Giá thông thường

GXK


: Giá xuất khẩu

HS

: Harmonized Commodity Description and Coding System
Hệ thống điều hòa mô tả và mã hóa hàng hóa

ITC

: Internatinal Trade Commission
Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ

NĐ 90/2005 : Nghị định số 90/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 quy định chi tiết
thi hành một số điều của PLCBPG
NĐ 04/2006 : Nghị định số 04/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006 về việc thành lập,
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Hội đồng xử lí vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ
NĐ 06/2006: Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006 về việc thành lập,
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Cục quản lí cạnh tranh
PLCBPG

: Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

QĐ384/96 : Quy định số 384/96 ngày 22/12/1995 của Ủy ban châu Âu về vấn
đề bảo vệ chống lại hàng nhập khẩu bị bán phá giá từ các nước
không là thành viên của Cộng đồng châu Âu
WTO


: World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
Trang
1

LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1

NHỮNG VẤN ĐẾ LÍ LUẬN VỀ BÁN PHÁ GIÁ HÀNG HÓA
NHẬP KHẨU VÀ PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

1.1

1.2
Chương 2

Những vấn đề lí luận về bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và chống
bán phá giá hàng hóa nhập khẩu

10

Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu


41

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT CHỐNG
BÁN PHÁ GIÁ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM

2.1

85

Những quy định về việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá
hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

Chương 3

75

Những quy định về thẩm quyền và thủ tục điều tra chống bán phá giá
hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

2.3

75

Những quy định về việc xác định hành vi bán phá giá hàng hóa nhập
khẩu vào Việt Nam

2.2

10


112

YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU Ở VIỆT
NAM

3.1

Yêu cầu hoàn thiện pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu
ở Việt Nam

3.2

137

137

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam

157

KẾT LUẬN

190

NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

192


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

193


-1-

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội mở rộng thị trường cho
hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập
khẩu, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tác động tích cực tới việc chuyển
dịch cơ cấu nền kinh tế, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh của
các doanh nghiệp trong nước, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng cao và bền
vững. Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng tiềm ẩn không ít
những khó khăn và thách thức mà nền kinh tế và trước hết là các doanh nghiệp
trong nước phải đương đầu. Một trong những khó khăn và thách thức đó là việc
các doanh nghiệp trong nước phải đối phó với tình trạnh cạnh tranh không lành
mạnh, trong đó có vấn đề hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được bán phá giá.
Nếu có hiện tượng này xảy ra, ngành sản xuất hàng hoá tương tự trong nước sẽ
hoặc có thể phải hứng chịu những thiệt hại đáng kể. Mặc dù, Điều 1 Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số
04/1998/QH10 ngày 20/5/1998 cho phép áp dụng thuế bổ sung đối với hàng
nhập khẩu bị bán phá giá vào Việt Nam, Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ ngày 4/4/2001 cũng quy định việc xây dựng nguyên tắc
áp dụng thuế chống bán phá giá trong năm 2001 nhưng cả hai văn bản này đều
không có những quy định cụ thể về thẩm quyền, thủ tục điều tra và áp dụng
thuế chống bán phá giá cũng như cách thức xác định hành vi bán phá giá. Để

khắc phục những nhược điểm đó nhằm hoàn thiện khung pháp lí về chống bán
phá giá, đồng thời thể hiện tính chủ động trong tiến trình hội nhập, Nhà nước
đã ta ban hành PLCBPG năm 2004. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên điều
chỉnh trực tiếp, toàn diện vấn đề chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu ở Việt
Nam. Tuy nhiên, do được soạn thảo và ban hành trong bối cảnh Việt Nam chưa
phải là thành viên của WTO nên PLCBPG còn có những điểm hạn chế, bất cập,


-2-

chưa tương thích với các quy định của ADA. Bên cạnh đó, việc thực hiện và áp
dụng PLCBPG, vừa phức tạp về mặt kỹ thuật, vừa nhạy cảm trong quan hệ
thương mại giữa các quốc gia, nên Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều
những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng biện pháp chống bán phá giá hàng
hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam mới chỉ có
kinh nghiệm trong một số vụ kiện chống bán phá giá ở nước ngoài mà hoàn
toàn chưa có kinh nghiệm thực tiễn trong các vụ kiện chống bán phá giá hàng
hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Điều đó đã khiến lĩnh vực pháp luật này chưa
đáp ứng được vai trò như là thứ “vũ khí tự vệ” hữu ích và phù hợp với thông lệ
quốc tế trong việc bảo vệ ngành sản xuất hàng hoá cạnh tranh trong nước, bảo
vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng và qua đó bảo vệ được lợi ích thương
mại của nước ta.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống và toàn
diện những vấn đề lí luận về bán phá giá hàng hoá nhập khẩu, pháp luật chống
bán phá giá hàng hoá nhập khẩu cũng như thực trạng những nội dung cơ bản
của pháp luật chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam, trên cơ sở đó
xác định được những yêu cầu và đề ra các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp
luật chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam là rất cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu là một bộ phận cấu thành

của hệ thống pháp luật thương mại trong nền kinh tế thị trường, đã và đang được
nhiều nhà khoa học trên thế giới và ở trong nước thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
quan tâm nghiên cứu.
Trên thế giới, các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố liên
quan đến lĩnh vực này chủ yếu tập trung vào: (i) phân tích bản chất của hiện
tượng bán phá giá và ảnh hưởng của việc chống bán phá giá trong thương mại
quốc tế như Dumping: A Problem in International Trade (Bán phá giá: Một
vấn đề trong thương mại quốc tế) của Jacob Vinner, University of Chicago


-3-

Press, 1923, Dumping: Still a Problem in International Trade (Bán phá giá: Vẫn
còn là một vấn đề trong thương mại quốc tế) của Thomas R. Howell Dewey
Ballantine, National Academy Press, Washington D.C. 1997, AD protection - Who
get it (Bảo hộ chống bán phá giá - Ai được lợi) của Aradhna Aggarwal,
Department of Business Economics, University of Delhi; (ii) nghiên cứu thực
tiễn và bài học kinh nghiệm từ các vụ kiện chống bán phá giá đã xảy ra trong
thương mại quốc tế như Antidumping: A look at US Experience - Lessons for
Indonesia (Chống bán phá giá: Xem xét kinh nghiệm của Mỹ - Bài học cho
Indonesia) của Gary Clyde Hufbauer, Peterson Institute for International
Economics; The Use of Antidumping in Brazil, China, India and South Africa Rules, Trends and Causes (Việc sử dụng biện pháp chống bán phá giá ở Brazil,
Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi) của National Board of Trade Sweden; (iii)
nghiên cứu những quy định về chống bán phá giá theo pháp luật của một số
nước trên thế giới như Antidumping Laws and the U.S. Economy (Luật chống
bán phá giá và nền kinh tế Mỹ) của Greg Mastel, Copyrigh@1998 by M.E.
Sharpe, Inc; Xem xét nghiêm túc các vấn đề thủ tục trong Quy định chống bán
phá giá của Trung Quốc dưới góc độ các quy định của WTO của Won - Mog
Choi và Henry S.Gao.
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu khoa học về bán phá giá và pháp luật

chống bán phá giá được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như đề tài
nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo, sách tham khảo, luận văn, các bài tạp
chí, các bài báo hay các bài tham luận tại các hội thảo khoa học và hầu hết các
công trình nghiên cứu khoa học đó đều tập trung chủ yếu vào: (i) nghiên cứu vấn
đề hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị chống bán phá giá ở thị trường nước
ngoài và các giải pháp ứng phó đối với vấn đề này như Bán phá giá và hoạt
động xuất nhập khẩu của Việt Nam (của Vũ Kim Dung, Tạp chí Kinh tế và
Phát triển, số 44/2005, tr.48-50), Chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán
phá giá trong thương mại quốc tế (của Đinh Thị Mỹ Loan, Nxb Lao động - Xã


-4-

hội, 2005), Đề xuất những giải pháp đối phó với rào cản “chống bán phá giá”
ở nước nhập khẩu cho các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh" (Đề tài
nghiên cứu khoa học do Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh chủ
trì, 2006); (ii) nghiên cứu các quy định về chống bán phá giá của WTO và của
các nước trên thế giới như Tìm hiểu pháp luật chống bán phá giá của WTO và
Hoa Kỳ (của Hoàng Phước Hiệp, Tạp chí Luật học, số 1/2003, tr.26-29), Pháp
luật chống bán phá giá - Những điều cần biết (của Phòng thương mại và Công
nghiệp Việt Nam, Nxb Hà Nội, 2004), Pháp luật về chống bán phá giá trong
thương mại quốc tế - Những vấn đề lí luận và thực tiễn (của Nguyễn Thị
Quỳnh Vân, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2004),
Tổng quan về các quy định chống bán phá giá của WTO, Hoa Kỳ, EU và
Australia (của Andrew Hudson, Tài liệu hội thảo về Pháp lệnh chống bán phá
giá do Bộ thương mại phối hợp với Australia tổ chức, Thành phố Hồ Chí Minh,
2004), Pháp luật chống bán phá giá của WTO và vấn đề hoàn thiện pháp luật
của Việt Nam về chống bán phá giá (của Lê Như Phong, Luận văn thạc sĩ luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2004), Sổ tay Pháp luật chống bán phá giá,
chống trợ cấp Canada (của Cơ quan phát triển quốc tế Canada phối hợp với

BCT Việt Nam ấn hành, Công ty in Giao thông, 2007), Các quy định về chống
bán phá giá trong khuôn khổ WTO (của Vũ Thị Phương Lan, Tạp chí Luật học,
số 7/2007, tr.38-42); (iii) nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ban hành
pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu để chế định hóa các quy định
của WTO vào luật pháp Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam chưa có hành lang
pháp lí rõ ràng về chống bán phá giá hoặc Việt Nam chưa phải là thành viên
của WTO như Bán phá giá và biện pháp, chính sách chống bán phá giá hàng
nhập khẩu (của Đoàn Văn Trường, Nxb Thống kê, 1998), Cơ sở khoa học áp
dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu ở Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Đề tài nghiên cứu khoa học do Vụ chính sách
thương mại đa biên - Bộ Thương mại chủ trì, 2002), Pháp luật chống bán phá


-5-

giá hàng hóa nhập khẩu tại Việt Nam - Những vấn đề lí luận và thực tiễn (của
Nguyễn Ngọc Sơn, Nxb Tư pháp, 2005); (iv) nghiên cứu pháp luật chống bán
phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với mục đích phổ biến pháp luật cho
người dân và cộng đồng doanh nghiệp sau khi chúng ta có PLCPBG như Nội
dung cơ bản của Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt
Nam (của Vụ công tác lập pháp, Nxb Tư pháp, 2004), Hỏi - đáp về Pháp luật
chống bán phá giá của Việt Nam (của Cục Quản lí cạnh tranh - Bộ Thương
mại, Nxb Chính trị quốc gia, 2006); (v) hoặc là nghiên cứu một khía cạnh pháp
lí nào đó về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam như Tìm hiểu
ảnh hưởng của pháp luật chống bán phá giá đối với cạnh tranh (của Mai Hồng
Quỳ & Trần Việt Dũng, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12/2004), Vấn đề
xác định hàng hoá bị bán phá giá nhập khẩu vào thị trường Việt Nam (của
Đoàn Trung Kiên, Tạp chí Luật học, số 5/2006).
Tóm lại, cho đến thời điểm hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam chưa có
một công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện

và công phu những vấn đề lí luận và thực tiễn về bán phá giá hàng hoá nhập
khẩu và pháp luật chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam, để trên
cơ sở đó xác định được yêu cầu và xây dựng được những luận cứ khoa học cho
việc hoàn thiện pháp luật chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam
trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO và ngày càng hội nhập sâu
rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Vì vậy, có thể khẳng định đề tài: “Pháp luật
chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam - Những vấn đề lí luận và
thực tiễn” là công trình đầu tiên được nghiên cứu ở cấp độ luận án tiến sĩ luật
học ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận án có đối tượng nghiên cứu là: (i) các văn bản pháp luật thực định
của Việt Nam về chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu; (ii) thực tiễn xây
dựng và áp dụng pháp luật về chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu ở Việt


-6-

Nam; (iii) pháp luật của một số nước và khu vực trên thế giới về chống bán phá
giá hàng hoá nhập khẩu.
Pháp luật chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu là một lĩnh vực pháp
luật mới xuất hiện ở Việt Nam, vì vậy có rất nhiều vấn đề lí luận và thực tiễn
cần luận giải. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ tập trung vào
những vấn đề lí luận về bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và pháp luật chống
bán phá giá hàng hóa nhập khẩu; những nội dung cơ bản của pháp luật chống
bán phá giá hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam; qua đó chỉ ra được những điểm
bất cập, hạn chế và chưa phù hợp với thông lệ, luật pháp quốc tế nhằm xác định
được yêu cầu và đưa ra được các giải pháp hoàn thiện pháp luật chống bán phá
giá hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Để làm rõ đối tượng và phạm vi cần nghiên cứu nêu trên, luận án vận

dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin để luận giải nguyên nhân,
điều kiện ra đời và phát triển của pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu
ở Việt Nam. Đồng thời, luận án dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN, về hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại trong giai đoạn
hiện nay để xác định yêu cầu và xây dựng các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp
luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam.
Để giải quyết các vấn đề cụ thể mà nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đặt ra,
luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như
phương pháp phân tích, tổng hợp các thông tin và tình huống pháp lý để làm rõ
những vấn đề lý luận và thực trạng về bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và pháp
luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam; phương pháp thống kê
và khảo sát thực tiễn bằng những số liệu cụ thể và các ví dụ thực tiễn nhằm
minh chứng và lập luận cho những nhận xét, đánh giá, kết luận khoa học của
luận án; và đặc biệt là phương pháp so sánh luật học được sử dụng xuyên suốt


-7-

trong luận án để phân tích, đối chiếu và so sánh những quy định của pháp luật
chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam với các quy định về chống
bán phá giá hàng hóa nhập khẩu của WTO và của một số nước trên thế giới để
qua đó tìm ra được những điểm tương đồng và nhất là những điểm còn chưa
tương thích, bất cập của pháp luật Việt Nam so với quy định của WTO và luật
pháp quốc tế.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Căn cứ vào những quan điểm và đường lối của Đảng và Nhà nước về hội
nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại cũng như từ thực tiễn hoạt động xây
dựng pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam thời gian
qua, mục đích của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lí luận và thực trạng

pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam, trên cơ sở đó xác
định các yêu cầu và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật
chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới.
Với mục đích như trên, các nhiệm vụ mà luận án phải giải quyết là:
- Làm rõ quan niệm về bán phá giá hàng hoá nhập khẩu và cách thức xác
định hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu để từ đó xác định các biện pháp
chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu cũng như ảnh hưởng của việc chống
bán phá giá hàng hoá nhập khẩu.
- Xác định cơ cấu và phân tích vai trò của pháp luật chống bán phá giá
hàng hóa nhập khẩu cũng như mối quan hệ giữa pháp luật chống bán phá giá
hàng hóa nhập khẩu với pháp luật cạnh tranh.
- Phân tích và đánh giá những nội dung cơ bản của pháp luật chống bán
phá giá hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam.
- Nghiên cứu các quy định về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu của
WTO và của một số nước trên thế giới để rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng
vào việc hoàn thiện pháp luật chống bán giá hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam.
- Xác định các yêu cầu và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về


-8-

chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của Luận án
Luận án đạt được những kết quả nghiên cứu mới như sau:
- Luận án là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên đánh giá một cách
toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về thực trạng pháp luật hiện hành về chống
bán phá giá hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam, nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật chống bán phá giá hàng hóa
nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Luận án đã phân tích các quan niệm về bán phá giá hàng hoá nhập khẩu

để làm rõ bản chất kinh tế và pháp lý của hành vi này, trên cơ sở đó xác định
các biện pháp chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu cũng như các ảnh hưởng
của việc áp dụng các biện pháp này đối với thương mại quốc tế, đối với các
quốc gia đang phát triển cũng như đối với ngành sản xuất hàng hóa tương tự và
người tiêu dùng của quốc gia nhập khẩu.
- Luận án đã phân tích được sự tương đồng và khác biệt giữa biện pháp
chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu với biện pháp chống trợ cấp và biện pháp
tự vệ thương mại để qua đó làm rõ được vai trò của ba biện pháp này như là thứ
vũ khí phòng vệ hữu ích giúp quốc gia nhập khẩu bảo hộ nền sản xuất trong nước
trong bối cảnh hàng rào thuế quan và phi thuế quan đang từng bước được dỡ bỏ
cho phù hợp với tiến trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Luận án xây dựng được hệ thống lí luận khoa học về pháp luật chống
bán phá giá hàng hoá nhập khẩu, thể hiện thông qua việc xây dựng khái niệm,
xác định cơ cấu, phân tích vai trò của pháp luật chống bán phá giá hàng hoá
nhập khẩu và mối quan giữa pháp luật chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu
với pháp luật cạnh tranh.
- Luận án chỉ ra được những đặc điểm đặc thù của pháp luật chống bán phá
giá của Hoa Kỳ, EU và Ấn Độ về cơ quan chống bán phá giá, về cách tính biên độ
bán phá giá, về điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá, về quy chế phi thị


-9-

trường và cách tính GTTT đối với nước có nền kinh tế phi thị trường v.v.. làm cơ
sở thực tiễn để tham khảo cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật chống bán
phá giá hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam.
- Luận án xác định được các yêu cầu khoa học cho việc hoàn thiện pháp
luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam, đồng thời đưa ra các
giải pháp hoàn thiện pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu ở Việt
Nam một cách toàn diện với ba nội dung: (i) hoàn thiện các quy định về xác

định hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; (ii) hoàn thiện các
quy định về thẩm quyền và thủ tục điều tra chống bán phá giá hàng hóa nhập
khẩu vào Việt Nam và (iii) hoàn thiện các quy định về áp dụng các biện pháp
chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
- Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu
pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu, trong công tác xây dựng và tổ
chức thực hiện pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu cũng như trong
công tác giảng dạy các môn khoa học pháp lý như Luật thương mại, Luật thương
mại quốc tế, Luật so sánh, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu v.v. trong các
trường đại học, cao đẳng đào tạo cử nhân luật hay cử nhân kinh tế ở Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận án
Cơ cấu của luận án được xây dựng phù hợp với mục đích, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu. Ngoài Lời nói đầu, Danh mục các chữ viết tắt, Kết luận,
Danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có ba chương:
- Chương 1: Những vấn đề lí luận về bán phá giá hàng hoá nhập khẩu và
pháp luật chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu
- Chương 2: Những nội dung cơ bản của pháp luật chống bán phá giá
hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam
- Chương 3: Yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật chống bán phá
giá hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam


- 10 -

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐẾ LÍ LUẬN VỀ BÁN PHÁ GIÁ HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU
VÀ PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ BÁN PHÁ GIÁ HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

1.1.1. Quan niệm về bán phá giá hàng hóa nhập khẩu
Bán giá giá hàng hóa nhập khẩu là hiện tượng được biết đến khá sớm
trong thực tiễn thương mại quốc tế. Tuy nhiên, cho đến hiện nay vẫn còn nhiều
quan niệm khác nhau về bán phá giá hàng hóa nhập khẩu. Do đó, việc chống
hay không chống hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vẫn luôn là chủ đề
còn gây sự tranh luận giữa các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội.
1.1.1.1. Bán phá giá hàng hóa nhập khẩu là sự phân biệt giá cả mang tính
quốc tế
Trong ngôn ngữ tiếng Việt, bán phá giá thường được hiểu là hành động
bán một mặt hàng với giá thấp hơn giá hiện hành của mặt hàng đó trên một thị
trường, làm cho những người bán hàng khác phải hạ giá bán [20, tr. 5]. Như
vậy, bán phá giá theo cách hiểu này chỉ có sự so sánh về giá trên cùng một thị
trường của một quốc gia. Trong khi đó, bán phá giá hàng hóa nhập khẩu phải
có sự so sánh về giá giữa hai thị trường của hai quốc gia khác nhau, đó là giá ở
thị trường quốc gia xuất khẩu và giá ở thị trường quốc gia nhập khẩu. Tiếp cận
dưới góc độ này, từ điển Kinh tế học hiện đại định nghĩa, bán phá giá được hiểu
là việc bán một hàng hóa ở nước ngoài với mức giá thấp hơn so với mức giá ở
thị trường trong nước [10, tr. 282]. Theo Black’ Law Dictionary, phá giá là
hành vi bán hàng hóa ra nước ngoài với giá thấp hơn giá bán tại thị trường nội
địa (Selling goods abroad at less than the market price at home) [63, tr. 518].
Theo từ điển Chính sách thương mại quốc tế, phá giá được hiểu là thực tiễn bán
hàng của một công ty với giá bán ra nước ngoài thấp hơn giá bán tại thị trường


- 11 -

trong nước [48, tr. 82]. Hay theo Jacob Viner, phá giá là sự phân biệt giá cả
giữa các thị trường quốc gia (dumping as price discrimination between national
markets) [64].
Cho dù cách tiếp cận và giải thích có sự khác nhau, tuy nhiên có thể dễ

dàng nhận thấy điểm tương đồng trong các định nghĩa về bán phá giá nói trên
đó là việc quan niệm bán phá giá chính là hiện tượng phân biệt giá cả mang
tính quốc tế. Thực tiễn thương mại quốc tế cho thấy, phân biệt giá cả mang tính
quốc tế xảy ra khi thị trường bị phân biệt là thị trường của các nước khác nhau
và sự phân biệt giá cả mang tính quốc tế này có thể xảy ra ba tình huống khác
nhau đó là: (i) người sản xuất hoặc người xuất khẩu bán hàng hoá của mình tại
thị trường trong nước với giá thấp hơn giá bán hàng hoá đó ở thị trường nước
ngoài; (ii) người sản xuất hoặc người xuất khẩu bán hàng hoá của mình tại thị
trường trong nước với giá cao hơn giá bán hàng hoá đó ở thị trường nước
ngoài; và (iii) người sản xuất hoặc người xuất khẩu bán hàng hoá của mình với
các mức giá khác nhau ở các thị trường nước ngoài khác nhau.
Như vậy, điểm mấu chốt của quan niệm về bán phá giá này là sự phân
biệt giá cả của cùng một hàng hoá ở các thị trường quốc gia khác nhau, bất luận
là cao hơn hay thấp hơn được tính ở mỗi thị trường quốc gia. Theo nguyên tắc
thông thường, giá bán hàng hoá ở thị trường nước ngoài phải cao hơn so với giá
bán của hàng hoá tại thị trường nội địa, vì người sản xuất hoặc người xuất khẩu
phải chịu thêm chi phí xuất khẩu như vận chuyển đến cảng hoặc sân bay hoặc
nhà ga; chi phí bảo hiểm cho hàng hoá v.v.. Do đó, đúng ra là người sản xuất
hoặc người xuất khẩu phải bán hàng hoá tại thị trường của nước nhập khẩu cao
hơn so với giá bán hàng hoá đó tại thị trường của nước xuất khẩu. Tuy nhiên, vì
theo đuổi hành vi phân biệt giá cả mang tính quốc tế, họ đã bán hàng hoá tại thị
trường của nước nhập khẩu thấp hơn giá bán hàng hoá đó tại thị trường của
nước xuất khẩu, do đó hành vi này bị coi là hành vi thương mại không công
bằng. Nói cách khác, trong các tình huống phân biệt giá cả mang tính quốc tế


- 12 -

như đã phân tích ở trên, thì chỉ có tình huống thứ hai đó là hàng hoá được bán ở
thị trường trong nước với mức giá cao hơn mức giá bán hàng hóa đó ở thị

trường nước ngoài mới có thể gây tổn hại đối với nước nhập khẩu, nhất là đối
với các nhà sản xuất các hàng hoá tương tự ở nước nhập khẩu. Do đó, hành
động bán phá giá này thường bị quốc gia nhập khẩu áp dụng các biện pháp ngăn
chặn để bảo vệ sản xuất trong nước. Với cách tiếp cận này, bán phá giá hàng hóa
nhập khẩu có thể được hiểu là sự phân biệt giá cả mang tính quốc tế, trong đó giá
của một hàng hoá khi được bán tại thị trường của nước nhập khẩu với giá thấp
hơn giá của hàng hoá đó được bán tại thị trường của nước xuất khẩu.
Theo cách hiểu này, trung tâm của khái niệm bán phá giá là sự phân biệt
về giá. Như thế, để xác định có hành vi bán phá giá hay không thì trước hết
phải xác định được giá nội địa (giá của hàng hóa ở thị trường trong nước) sau
đó đem so sánh với mức giá bán tại thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, mức giá
nội địa không phải bao giờ cũng dễ dàng xác định được hoặc nếu xác định được
thì mức giá đó cũng chưa hẳn đã chính xác nên khi sử dụng mức giá này để so
sánh với mức bán tại thị trường nước ngoài để đi đến kết luận là có hành vi bán
phá giá và hành vi này phải ngăn chặn thì kết luận đó cũng chưa hẳn đã chính
xác và việc chống hành vi bán phá giá trong trường hợp này khó có thể bảo
đảm được sự công bằng. Bởi lẽ, một doanh nghiệp được hưởng lợi thế thống
lĩnh và độc quyền trên thị trường nội địa có thể bán sản phẩm trong nước với
mức giá rất cao. Nếu chi phí xuất khẩu hàng hoá đó thấp hoặc là doanh nghiệp
muốn thâm nhập vào một thị trường mới v.v.. thì mức giá bán hàng hóa tại thị
trường của nước nhập khẩu do doanh nghiệp đặt ra có thể thấp nhiều so với giá
bán hàng hoá đó ở thị trường trong nước. Trong trường hợp này doanh nghiệp
vẫn bị coi là đã có hành động bán phá giá. Tuy nhiên, bản chất của hành vi bán
phá giá kể trên không phải là do doanh nghiệp áp đặt giá thấp ở thị trường của
nước nhập khẩu mà do doanh nghiệp đã áp đặt giá cao ở thị trường trong nước.
Do đó, nếu các biện pháp chống bán phá giá được áp dụng trong trường hợp


- 13 -


này rõ ràng không mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia nhập khẩu mà trong
trường hợp này điều nên làm là phải loại trừ mức giá cao bất hợp lí tại thị
trường nội địa. Bán phá giá hình thành do lạm dụng vị thế thống lĩnh và vị thế
độc quyền của doanh nghiệp trên thị trường nội địa chứ không phải trên thị
trường của nước nhập khẩu. Chính sức mạnh thống lĩnh và độc quyền ở thị
trường trong nước đã làm giảm lợi ích của toàn xã hội của nước xuất khẩu và
ngược lại với mức giá thấp sẽ tạo ra những tác động tích cực đến lợi ích kinh tế
của nước nhập khẩu. Quan niệm về bán phá giá theo cách này thì việc chống
bán phá giá vẫn còn là một vấn đề cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi áp
dụng. Cho nên có quan điểm không ủng hộ cho việc chống bán phá giá trong
trường hợp này cũng là điều dễ hiểu. Vì nếu việc bán phá giá không làm giá ở
thị trường của nước nhập khẩu thay đổi, nên không làm ảnh hưởng đến lợi ích
của nước nhập khẩu và vì thế không cần phải có biện pháp chống lại hành động
này. Thậm chí có quan điểm cho rằng: “ Nước A xuất khẩu một món hàng sang
nước B mà giá bán tại nước B thì thấp hơn giá bán tại nước A. Bán giá rẻ hơn
ở nước B không phải là phá giá" [55]. Tác giả của quan điểm này đưa ra ví dụ
và giải thích như sau:
Một chiếc xe ô tô làm ra ở Nhật, bán ở Nhật thì giá 40.000 USD mà
chở qua Mỹ bán thì giá chỉ có 20.000 USD. Nếu các bạn thấy vô lí,
thì tôi phải gióng chuông báo động các bạn coi chừng đang rơi vào
tư duy kinh tế chỉ huy, chứ không phải kinh tế thị trường...nếu đã
nói đến kinh tế thị trường, thì phải chấp nhận nguyên tắc căn bản,
đó là giá mua giá bán một món hàng chỉ tuỳ thuộc cung cầu mà thôi.
Cung cao mà cầu thấp thì giá thấp, cung thấp mà cầu cao thì giá
cao... Xét theo tinh thần kinh tế thị trường và mậu dịch tự do, không
có lí do gì để cấm một hãng không thể xuất khẩu với giá thấp hơn
giá bán trong nội địa [55].
Tuy nhiên, cũng có quan điểm ủng hộ việc chống bán phá giá trong



- 14 -

trường hợp này. Đó là trường hợp, việc bán phá giá xảy ra với một số lượng
lớn, trong một thời gian dài thì sẽ làm giảm giá mặt hàng tương tự tại thị trường
của nước nhập khẩu [20, tr. 7]. Điều này sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối
với các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng tương tự tại thị trường nước nhập
khẩu, chủ doanh nghiệp thì bị giảm lợi nhuận do phải hạ giá để cạnh tranh với
mặt hàng nhập khẩu, công nhân làm việc trong doanh nghiệp thì có nguy cơ bị
giảm tiền công vì hàng hoá bán được với giá thấp. Tuy nhiên, nếu giá bán của
hàng hoá nhập khẩu thấp hơn giá bán của hàng hoá nội địa tương tự thì người
tiêu dùng sẽ được lợi, họ được hưởng lợi thế về giá và được tiếp cận hàng
ngoại với giá rẻ. Vì vậy, trước khi áp dụng biện pháp chống bán phá giá cần
phải cân nhắc việc áp dụng biện pháp này sẽ bảo vệ lợi ích của ai, bảo vệ lợi
của đối tượng nào sẽ có lợi hơn đối với nền kinh tế của nước nhập khẩu. Xét
dưới góc độ quản lý kinh tế vĩ mô, lợi ích cuối cùng mà nước nhập khẩu cần bảo
vệ phải là lợi ích của người tiêu dùng. Lợi ích của người tiêu dùng thì rõ ràng lớn
hơn nhiều những thiệt hại mà các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá tương tự phải
gánh chịu. Do đó, nếu chỉ vì bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp trong nước thì
việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá sẽ không phải là giải pháp tối ưu.
1.1.1.2. Bán phá giá hàng hóa nhập khẩu là bán hàng hóa ra nước ngoài
thấp hơn chi phí làm ra hàng hóa đó
Trong thương mại quốc tế, bán phá giá còn được quan niệm là bán hàng
ra nước ngoài thấp hơn chi phí làm ra món hàng đó. Nói cách khác, đây là
trường hợp GXK hàng hoá thấp hơn CPSX ra món hàng hoá đó. Quan niệm về
bán phá giá theo cách này ngày càng được nhiều người ủng hộ. Tuy nhiên,
không phải trong mọi trường hợp việc chống bán phá giá theo cách này đều là
giải pháp tối ưu. Những người ủng hộ quan điểm bán phá giá kiểu này dựa vào
bản chất không lành mạnh của hành vi bán phá giá. Nếu như quan niệm bán
phá giá là sự phân biệt giá cả mang tính quốc tế, tính không lành mạnh thể hiện
ở sự phân biệt giá cả ở các thị trường quốc gia khác nhau thì quan niệm bán phá



- 15 -

giá là bán dưới mức chi phí làm ra món hàng đó, tính không lành mạnh lại thể
hiện ở bản chất phi kinh tế của hành vi. Bởi lẽ, doanh nghiệp bán phá giá trong
trường hợp này không phải nhằm mục tiêu kinh tế là tối đa hoá lợi nhuận mà vì
các mục tiêu khác [22, tr. 10]. Chẳng hạn vì các mục tiêu sau đây:
- Thứ nhất, bán phá giá nhằm độc chiếm thị trường. Mục đích của hành
vi bán phá giá này là doanh nghiệp bán hàng với giá thấp nhằm thôn tính, độc
chiếm thị trường. Sau một thời gian chịu lỗ, doanh nghiệp sẽ loại được đối thủ
cạnh tranh ra khỏi thị trường và khi đạt được điều này, doanh nghiệp sẽ tăng
giá để thu lợi nhuận độc quyền. Trong trường hợp này, doanh nghiệp đã hy sinh
lợi nhuận ngắn hạn để tối đa hoá lợi nhuận dài hạn. Hành vi này không chỉ gây
những thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng cạnh tranh của
nước nhập khẩu mà thậm chí sau một thời gian ngắn được hưởng lợi về giá,
người tiêu dùng cũng sẽ bị thiệt hại khi doanh nghiệp đẩy giá lên cao để thu lợi
nhuận độc quyền. Vì vậy, hành vi này cần phải được ngăn chặn. Đây cũng là lí
luận cổ điển của các học giả và nhà lập pháp ủng hộ quan điểm áp dụng các
biện pháp chống bán phá giá [38, tr. 39-47]. Tuy nhiên, trên thực tế việc bán
phá giá theo cách này khó có thể thực hiện, vì để đạt được mục tiêu tiêu diệt
đối thủ cạnh tranh đó, doanh nghiệp không những phải loại bỏ tất cả các đối thủ
cạnh tranh khác ra khỏi thị trường mà còn phải tìm cách ngăn chặn sự quay trở
lại của các đối thủ cạnh tranh khi giá bị đẩy lên cao. Đây là việc làm rất khó
khăn, vì khi đã thôn tính được thị trường, nước nhập khẩu có thể triệt tiêu sức
mạnh độc quyền của doanh nghiệp bằng cách đánh thuế đối với lợi nhuận độc
quyền. Thực tế cho thấy, tỷ lệ các vụ tranh chấp thương mại liên quan đến hành
vi bán phá giá nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh là rất hiếm. Tuy nhiên, lịch sử
thương mại quốc tế cũng đã chứng kiến có vụ bán phá giá theo kiểu như vậy,
đó là trường hợp Nhật Bản bán phá giá mặt hàng tivi tại thị trường Mỹ. Vào

đầu những năm 1960, sáu công ty điện tử hàng đầu của Nhật Bản là Hitachi,
Misubishi, Masushita, Sanyo, Sharp và Toshiba đã cạnh tranh gay gắt với nhau.


- 16 -

Nhưng đến cuối năm 1964, các công ty này đã thoả thuận với nhau nhằm thống
nhất nâng giá bán, quy định sản lượng của mỗi công ty. Kết quả của việc thoả
thuận này là trong nhiều năm, người tiêu dùng Nhật Bản phải trả 700 USD cho
một chiếc tivi màu, trong khi các công ty đó bán ở Mỹ chỉ với giá 400 USD
một tivi màu cùng loại (CPSX ra một chiếc tivi màu là 450 USD). Việc bán phá
giá đó đã làm cho các công ty sản xuất tivi của Mỹ không chịu nổi quá trình
cạnh tranh và cho đến cuối năm 1989, nhiều hãng tivi của Mỹ đã bị phá sản,
công nghiệp sản xuất tivi của Mỹ bị suy yếu mạnh [41, tr. 27]. Như vậy, sau
một thời gian chịu thua lỗ, các công ty của Nhật đã chiếm lĩnh được thị
trường tivi tại Mỹ và khi đạt được mục đích này, họ bắt đầu chiến lược nâng
giá để thu lợi nhuận độc quyền.
- Thứ hai, bán phá giá nhằm cạnh tranh để giành thị phần. Một số doanh
nghiệp xuất khẩu hàng với mức giá thấp hơn CPSX nhằm mục tiêu chiếm được
thị phần cao hơn trên thị trường của nước nhập khẩu. Trong trường hợp này,
doanh nghiệp đã bán phá giá hàng hoá. Tuy nhiên, mục tiêu của doanh nghiệp là
không định thôn tính toàn bộ thị trường mà chỉ cố tăng thị phần của mình. Vì
vậy, việc áp dụng các biện pháp chống phá giá trong trường hợp này cũng không
phải là giải pháp tối ưu bởi các lí do sau đây: (i) đối với các thị trường lần đầu
tiên thâm nhập, để cạnh tranh với hàng hoá cùng loại ở trong nước, các doanh
nghiệp thường sử dụng hành động này, vì hàng hoá nhập khẩu mới chưa được
người tiêu dùng biết đến về mẫu mã, bao bì, chủng loại, hình thức, chất lượng...
nên doanh nghiệp phải có các hoạt động xúc tiến thương mại như hạ giá để
người tiêu dùng tiếp cận hàng hoá. Sau một thời gian dùng thử hàng hoá, nếu
người tiêu dùng chấp nhận, doanh nghiệp có thể tăng giá để bù đắp phần lỗ trước

đó. Hành động bán phá giá này của doanh nghiệp sẽ tạo cơ hội cho người tiêu
dùng được sử dụng hàng hoá nhập ngoại chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và giá lại
rẻ. Cho dù sau đó, doanh nghiệp có thể tăng giá cho đúng giá trị của hàng hoá thì
cũng là quy luật bình thường; (ii) thông qua hoạt động này, doanh nghiệp có thể


- 17 -

tiếp nhận được các thông tin phản hồi từ phía người tiêu dùng để có kế hoạch kịp
thời sửa chữa, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng hàng hoá và thái độ phục vụ,
sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Một khi doanh
nghiệp đáp ứng được các đòi hỏi khắt khe đó của thương trường thì chắc chắc
doanh số bán hàng của doanh nghiệp sẽ tăng mạnh trong tương lai nên hiện tại họ
sẵn sàng bán hàng với giá thấp hơn CPSX. Trong ngắn hạn, người tiêu dùng ở
nước nhập khẩu sẽ được hưởng lợi do mua được hàng ngoại nhưng giá lại rẻ hơn
hàng nội. Trong dài hạn, khả năng này vẫn có thể diễn ra do CPSX vẫn luôn có xu
hướng giảm vì sức ép của việc cải tiến, đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng lực
sản xuất đáp ứng nhu cầu cạnh tranh. Thậm chí các doanh nghiệp trong nước cũng
được hưởng lợi từ hành động này của các doanh nghiệp xuất khẩu, vì muốn tồn tại
và đứng vững trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đó thì họ buộc phải học hỏi các đối
thủ của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh, ngược lại, họ sẽ bị các doanh
nghiệp nước ngoài bỏ xa và có nguy cơ bị đào thải.
- Thứ ba, bán phá giá nhằm thu hồi lại một phần vốn hoặc quay vòng vốn
nhanh. Một số doanh nghiệp có thể xuất khẩu với mức giá thấp hơn CPSX
nhằm mục tiêu thu hồi lại một phần vốn hoặc muốn quay vòng vốn nhanh đã bỏ
vào kinh doanh. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cũng đã bán phá giá hàng
hoá. Tuy nhiên, mục tiêu của doanh nghiệp không phải là nhằm thôn tính thị
trường hoặc/và tăng thị phần mà đơn giản chỉ vì họ muốn thu hồi lại một phần
vốn đối với các hàng hoá dư thừa, tồn kho hoặc ế ẩm như hàng hoá đã lỗi mốt,
hết mùa v.v.. Các loại hàng hoá này không thể giải quyết được theo cơ chế giá

bình thường mà phải có các giải pháp thích hợp để tiêu thụ chúng. Hoặc là, họ
nhằm mục đích quay vòng vốn nhanh nên sẵn sàng bán hàng hoá với giá rất
thấp để thu hồi lại vốn để sản xuất mặt hàng khác phù hợp hơn. Việc bán phá giá
hàng hoá với các mục tiêu như vậy, rõ ràng không gây thiệt hại đến lợi ích của
nước nhập khẩu. Biện pháp tốt nhất là hãy tận dụng số hàng hoá ngoại nhập
được bán với giá rất rẻ này.


- 18 -

Với những phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng, việc theo đuổi mục
đích chống bán phá giá trong trường hợp hàng hóa được bán ra nước ngoài với
mức giá thấp hơn CPSX rõ ràng không phải bao giờ cũng là giải pháp tối ưu.
Bên cạnh đó, về mặt lí luận và thực tiễn đều cho thấy, CPSX chỉ là yếu tố cơ
bản cấu thành nên giá thành của hàng hóa chứ chưa phải là giá bán hàng hóa.
Mà nguyên tắc xác định hành vi bán phá giá là phải so sánh giá trong khi giá
của hàng hóa không chỉ thể hiện ở CPSX mà còn bao gồm cả các khoản chi phí
khác như: chi phí cho các hoạt động trung gian thương mại, xúc tiến thương
mại... cũng như khoản lợi nhuận mà người sản xuất và/hoặc người bán hàng
được hưởng. Bên cạnh đó, quan niệm về CPSX ra hàng hóa ở mỗi quốc gia
cũng có thể khác nhau nên việc lấy cơ cấu CPSX ra hàng hóa ở quốc gia này để
kết luận về hành vi bán phá giá vào quốc gia khác là điều phi lí và điều này
chắc chắn sẽ gây khó cho cơ quan điều tra chống bán phá giá trong quá trình áp
dụng pháp luật. Vì vậy, nếu quan niệm bán phá giá theo cách này thì rõ ràng
chưa thỏa đáng.
1.1.1.3. Bán phá giá hàng hóa nhập khẩu là bán với mức giá xuất khẩu thấp
hơn giá trị thông thường của hàng hóa
Nhận thức được sự bất cập và chưa thỏa đáng trong các quan niệm về
bán phá giá như đã phân tích ở trên, Điều 2.1 ADA định nghĩa:
… một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được đưa vào lưu

thông thương mại của một nước khác thấp hơn GTTT của sản
phẩm đó) nếu như GXK của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước
này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của
sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều
kiện thương mại thông thường.
Theo định nghĩa trên, bán phá giá là hành động mang sản phẩm của một
nước sang bán ở một nước khác với mức GXK thấp hơn GTTT của sản phẩm
đó khi được bán ở trong nước. Quan niệm về bán phá giá theo cách này vừa


- 19 -

phản ánh được sự phân biệt giá cả mang tính quốc tế và vừa phản ánh được bản
chất phi kinh tế của hành vi bán phá giá trong thương mại quốc tế. Để xác định
hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu không phải là dựa vào kết quả của sự
so sánh giữa giá nội địa với giá bán tại thị trường nước ngoài hay GXK với
CPSX ra hàng hóa mà phải xác định được GXK, GTTT của hàng hóa. Sau đó,
so sánh hai mức giá này với nhau để xác định biên độ phá giá. Quan niệm bán
phá giá theo cách thứ ba này sẽ giúp cơ quan điều tra chống bán phá giá linh
hoạt và chủ động trong việc xác định GTTT của hàng hóa để làm cơ sở so sánh
giá. Qua đó khắc phục được sự khó khăn hoặc thiếu chính xác trong việc xác
định giá nội địa ở quan niệm thứ nhất hay tháo gỡ được sự bất cập và thiếu sự
thống nhất trong cách quan niệm về cơ cấu CPSX ra hàng hóa ở quan niệm thứ
hai. Có thể đồng tình với cách quan niệm về bán phá giá thứ ba này vì cách
thức xác định hành vi bán phá giá dựa vào GTTT của hàng hóa sẽ lột tả được
đúng bản chất của hành vi bán phá giá trong thương mại quốc tế từ đó xác định
đúng nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với hành vi bán phá giá nhằm bảo
vệ nền thương mại công bằng. Vì vậy mà hiện nay, hầu hết pháp luật về chống
bán phá giá của các quốc gia trên thế giới đều quy định về bán phá giá theo
cách này. Theo Điều 1.2 QĐ 384/96, một hàng hóa bị coi bị bán phá giá nếu

GXK của nó vào cộng đồng thấp hơn giá có thể so sánh của sản phẩm tương tự
trong điều kiện thương mại thông thường được thiết lập ở nước xuất khẩu.
Theo Luật chống bán phá giá của Canada, phá giá được hiểu là việc bán hàng
hóa sang thị trường nước ngoài với mức giá thấp hơn mức giá hàng hóa “tương
tự” được bán trong thị trường nội địa của nhà xuất khẩu. Việc có tồn tại hành vi
bán phá giá hay không có thể được kiểm chứng qua việc so sánh hai mức giá
của hàng hóa bị điều tra. Mức giá hàng hóa được bán cho người nhập khẩu ở
Canada được gọi là GXK, mức giá của hàng hóa tương tự được bán trong nước
xuất khẩu được gọi là GTT [8, tr. 23]. Còn theo Điều 3.1 PLCBPG, hàng hoá có
xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là bán phá giá khi nhập khẩu vào


- 20 -

Việt Nam nếu hàng hoá đó được bán với giá thấp hơn GTT. Nói cách khác,
bán phá giá theo PLCBPG này được hiểu là hiện tượng khi GXK một hàng
hoá nào đó vào Việt Nam thấp hơn GTT của hàng hoá đó.
Tóm lại, trong thương mại quốc tế tồn tại nhiều quan niệm về bán phá
giá nhưng quan niệm thứ ba cho rằng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu là bán
với mức GXK thấp hơn GTTT của hàng hóa là hợp lí hơn cả. Tuy nhiên, ngay
cả khi quan niệm về bán phá giá theo cách này thì khi có hiện tượng bán phá
giá xảy ra cũng cần phải điều tra chính xác nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó
để có các ứng phó kịp thời và chỉ nên áp dụng các biện pháp chống bán phá giá
khi hành động bán phá giá là các hành vi thương mại không công bằng, bóp
méo hành động thương mại bình thường, gây thiệt hại cho nước nhập khẩu nói
chung và các doanh nghiệp trong nước cũng như người tiêu dùng nói riêng. Bởi
vì, không phải trong mọi trường hợp bán phá giá đều là hành vi thương mại tiêu
cực và đều có thể áp dụng biện pháp ngăn cản. Nếu mọi trường hợp đều gán
cho nó cái mác là “bán phá giá” và áp dụng các biện pháp ngăn cản thì sẽ tạo ra
sự bảo hộ không cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, làm giảm

lợi ích của người tiêu dùng và của toàn xã hội.
1.1.2. Cách thức xác định hành vi bán phá giá hàng hoá nhập khẩu
Tiếp cận định nghĩa bán phá giá hàng hóa nhập khẩu theo quan niệm thứ
ba như đã phân tích ở mục 1.1.1, muốn xác định được hành vi bán phá giá
hàng hóa nhập khẩu, phải tiến hành việc so sánh giữa GXK và GTTT của sản
phẩm tương tự, sau đó sẽ thực hiện việc tính toán biên độ phá giá. Thông
thường việc tính toán biên độ phá giá được thực hiện theo các bước sau: (i) xác
định GXK; (ii) xác định GTTT; (iii) thực hiện các điều chỉnh cần thiết đối
GXK và GTTT để đưa chúng về mức tại khâu xuất xưởng; (iv) so sánh giữa
GXK và GTTT đã được điều chỉnh; (v) tính toán biên độ phá giá thực tế. Nội
dung cụ thể của các vấn đề này được quy định như sau:
1.1.2.1. Xác định giá xuất khẩu


×