Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

PHÂN TÍCH NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC LÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN CỦA NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.09 KB, 13 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ BÀI: 11
PHÂN TÍCH NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT
DÂN TỘC LÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN CỦA NGƯỜI.

SINH VIÊN: ĐỖ MAI CHI
LỚP: 4222
MÃ SINH VIÊN: 422230
NHÓM: 3

Hà Nội, 2017
0


MỞ ĐẦU
Đại đoàn kết dân tộc có một tầm quan trọng vô cùng to lớn, là vấn đề có ý nghĩa
mang tính chiến lược, cơ bản và nhất quán trong không chỉ trong cách mạng nhân dân
mà còn trong cả cách mạng xã hội chủ nghĩa. Qua thực tiễn từ những trận đánh trên
nhiều mặt trận, Hồ Chủ tịch đã đúc kết thành một chân lý “Đoàn kết làm ra sức
mạnh” và nhiều lần nhấn mạnh quan điểm này. Không chỉ áp dụng trên mặt trận mà
ngay cả trong đời sống thường nhật, người cũng đề cao yếu tố này “tôi luôn cố gắng
học hỏi và có ý thức xây dựng khối đoàn kết trong tập thể”1. Có thể nói yếu tố đại
đoàn kết dân tộc là một trong những yếu tố thiết yếu, mang tính tiên quyết quyết định
sức mạnh, sự sống còn của dân tộc qua mọi giai đoạn lịch sử. Để làm rõ luận điểm
này của Chủ tịch Hồ Chí Minh, em xin chọn đề tài số 11: “Phân tích những cơ sở
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và tư tưởng đại đoàn kết


dân tộc là đại đoàn kết toàn dân của Người” làm đề tài phân tích của mình.

NỘI DUNG
I.

KHÁI NIỆM.

Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung là một hệ thống những luận cứ và luận điểm
mang tính khái quát, đúc kết cao. Là “kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác –
Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta”2 và cũng đồng thời là sự kết tinh những
tinh hoa văn hóa thời đại – lịch sử dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là hệ thống những luận cứ và
luận điểm, tập hợp và tổ chức cách mạng tiến bộ nhằm phát huy triệt để sức mạnh
dân tộc và thời đại đưa kháng chiến, cách mạng đến thành công. Nói gọn lại tư tưởng
Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là tư tưởng xây dựng, củng cố, mở rộng lực
1 Học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết trong Di chúc của Người – Hồ Tuyết
Thanh.
2 Trích Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII ( tháng 6/1991).

1


lượng cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, hướng tới độc lập tự do của
người.
II.

NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người ham học hỏi, đam mê tìm tòi những cái mới và

có tính sáng tạo cao, chính vì vậy mỗi vấn đề, mỗi suy nghĩ của người đều bao quát
và chịu ảnh hưởng từ nhiều chiều hướng, nhiều góc độ. Tư tưởng về đại đoàn kết dân
tộc của Người cũng có nguồn gốc từ nhiều yếu tố mà tiêu biểu là những yếu tố sau
đây.
1. Dựa trên nền tảng văn hóa, truyền thống dân tộc Việt Nam.
Truyền thống dân tộc ta từ xa xưa đã đề cao chủ nghĩa yêu nước, gắn kết cộng
đồng. Văn hóa Việt Nam lấy nhân nghĩa làm gốc, “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn,
lấy chí nhân để thay cường bạo”3. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, những giá trị lịch
sử đó đã trở thành một nét đẹp của dân tộc Việt Nam, góp phần tạo nên phẩm chất,
cốt cách của con cháu Lạc Hồng và cũng chính là một trong những cơ sở cơ bản nhất
để hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
Trước hết, giá trị truyền thống về tinh thần đại đoàn kết là phẩm chất, cốt cách
con người Việt. Giá trị truyền thống này không chỉ được biểu hiện, được hình thành
từ trong Cách mạng, trong kháng chiến mà còn hình thành ngay trong đời sống
thường nhật, hình thành dựa trên trái tim nhân hậu, giàu tình yêu thương đồng bào
của nhân dân ta. Ca dao tục ngữ Việt Nam có câu “Lá lành đùm lá rách” hay “Bầu
ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Bên cạnh những
kẻ thù xâm lược, Việt Nam ta còn phải đối mặt với kẻ thù thiên nhiên do đặc điểm địa
lý. Chính vì chặng đường ngàn năm lịch sử chống chọi cùng lũ quét, triều cường, sạt
lở,.. dân ta đã sớm có ý chí, tinh thần đoàn kết, đùm bọc cao. Tinh thần đáng quý ấy
đã trở thành một phần của con người Việt và trở thành sức mạnh vốn có của dân tộc
ta, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận ra phải tận dụng sức mạnh ấy mới có thể nắm bắt
3 Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi.

2


cơ hội, vượt qua những thách thức, đưa đất nước tiến gần hơn với độc lập, đưa dân
tộc tiến gần hơn với tự do. Tinh thần này của Hồ Chủ tịch cũng được giáo sư Trần
Văn Giàu nêu lại “vận nước suy hay thịnh, mất hay còn, nhục hay vinh, phần rất

quan trọng là tuỳ thuộc ở chỗ ta ứng dụng và phát huy hay ta quên lãng và chôn vùi
món vũ khí tinh thần ấy”.
Thứ hai, trải qua chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, giá trị tinh thần ấy không chỉ
dừng lại là cốt cách, là sức mạnh của dân tộc Việt Nam mà yêu nước, nhân nghĩa và
đoàn kết trở thành một tình cảm tự nhiên, một triết lý sống, thành phép tư duy và ứng
xử chính trị in đạm dấu ấn cấu trúc xã hội truyền thống gia đình nằm trong làng xã,
làng xã lại gắn bó với đất nước (mô hình Nhà – Làng – Nước).
Tình cảm tự nhiên của con người Việt Nam:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Triết lý nhân sinh của dân tộc:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Tư duy chính trị:
“Nước mất thì nhà tan. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”
Thứ ba, tầm quan trọng của giá trị tinh thần này không chỉ dừng lại ở sự đúc kết
chủ quan mà đã được thể hiện trực tiếp qua những phong trào yêu nước, những cuộc
Cách mạng trong lịch sử dân tộc dưới sự lãnh đạo của những anh hùng Trần Hưng
Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… và đều được họ nâng tầm trở thành kế
sách yên dân đánh giặc, xây dựng đất nước vững bền, hùng mạnh.
Qua khẳng định của Hồ Chủ tịch “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ
quốc bị xâm lăng thì tinh thần (yêu nước) ấy lại sôi nổi, nó kết
thành một làn song vô cùng mạnh mẽ, to lớn (đoàn kết), nó lướt
qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và
cướp nước”4 có thể thấy Người đã thấm nhuần và có ý thức phát
huy triệt để truyền thống này. Qua những luận cứ trên ta có thể
4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.171

3



khẳng định nền tảng văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam
đã được Hồ Chủ tịch nắm bắt và đóng vai trò tiên quyết, cơ sở nền
tảng cho tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người.
2. Ảnh hưởng từ tinh hoa các nền văn hóa nhân loại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người ham học hỏi, Người đã đi nhiều nơi, chứng kiến,
tiếp xúc với nhiều tư tưởng vĩ đại từ các nền văn hóa phương Đông và phương Tây.
Chính bản thân Hồ Chủ tịch cũng đã từng thổ lộ khi đề cập đến những nhà tư tưởng
vĩ đại trên khắp thế giới “Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”5.
2.1.

Ảnh hưởng từ nền văn hóa phương Đông.

Nền văn hóa phương Đông nổi bật với những tư tưởng gia vĩ đại tiêu biểu của
Nho giáo như Khổng Tử luôn đề cao “thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng.
Người ta không sợ thiếu chỉ sợ có không đều”6. Bên cạnh đó, Người cũng đã
tiếp thu tư tưởng lục hòa, cư xử hòa hợp giữa người với người, giữa
cá nhân với cộng đồng, giữa con người với tự nhiên của Phật giáo:
“đại từ, đại bi, cứu khổ cứu nạn”, “cầu đồng tồn dị” (tìm cái chung chế ngự cái khác
biệt).
2.2.

Ảnh hưởng từ nền văn hóa phương Tây.

Văn hóa phương Tây được Hồ Chủ tịch khai thác ngay từ lúc còn ở Trung Quốc
học tập và xuyên suốt trong ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài sau này bởi tính
văn minh và dân chủ cao. Người đã chọn lọc những hạt nhân hợp lý trong Tuyên
ngôn độc lập của cách mạng tư sản Mỹ và trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân
quyền từ cách mạng, tư sản Pháp. Cùng với những tư tưởng, phong cách dân chủ, giá
trị văn hóa phương Tây đã góp phần làm giàu trí tuệ Hồ Chí Minh.

Tiếp thu cả hai nền tinh hoa văn hoá phương Đông và phương Tây, Hồ Chí Minh
đã vận dụng sáng tạo để khắc phục hạn chế của các bậc tiền bối, không tuyệt đối hoá
5 Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng – Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện nghiên cứu
tôn giáo; NXB Khoa học xã hội, H.1996, tr. 152.
6 Phong trào cộng sản quốc tế ở Đông Dương – Hồ Chí Minh, tạp chí Laruvue Communiste, số 15 (tháng 5/1921)

4


ưu điểm cũng như hạn chế của các học thuyết, dần dần hoàn thiện hệ thống tư tưởng
của mình.
3. Quá trình tổng kết kinh nghiệm thực tế từ kết quả của các phong trào yêu
nước Việt Nam và cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trên
thế giới.
Để đi đến hoàn thiện đường lối giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ, Hồ Chủ tịch
nhận thấy học tập tư tưởng thôi là chưa đủ mà còn phải đúc kết, tích lũy kinh nghiệm,
rút ra bài học từ cả những thành công cũng như thất bại của những phong trào cách
mạng trong lịch sử.
3.1.

Phong trào yêu nước của Cách mạng Việt Nam.

Cuối những năm 50 của thế kỉ XIX là thời kì Cách mạng Việt Nam phát triển
hưng thịnh nhất với những phong trào như Cần Vương, Văn Thân, Yên Thế cuối thế
kỷ XIX, đến các phong trào Đông Du, Duy Tân, chống thuế đầu thế kỷ XX,.. tạo
thành một làn sóng mạnh mẽ, đầy cảm hứng và giàu sức lan tỏa. Tuy nhiên đến cuối
cùng những nỗ lực để cứu nước đó vẫn thất bại. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có cái
nhìn khái quát và phân tích về làn sóng phong trào này để đi đến nhận định về
nguyên nhân thất bại của các phong trào đó lúc bấy giờ là chưa thật sự có đường lối
đúng đắn, đặc biệt các phong trào chỉ diễn ra với quy mô nhỏ lẻ, chưa có sự thống

nhất đoàn kết rộng rãi.
Người cũng đã nghiên cứu, tìm hiểu để rút ra được những hạn
chế trong chủ trương tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước đã
phát động trước đó:
“Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương.
Anh nhận điều đó là sai lầm, chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương.
Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó
rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.

5


Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, vì trực tiếp đấu tranh
chống Pháp. Nhưng theo lời người ta kể thì Cụ còn nặng cốt cách
phong kiến.”7
Nhận định trên chứng tỏ Hồ Chí Minh đã cảm nhận những hạn chế trong chủ
trương tập hợp lực lượng, tìm chọn đồng minh của các nhà yêu nước tiền bối, những
nhu cầu khách quan mới của lịch sử dân tộc. Người nhận ra nếu chỉ xem xét dựa vào
nguồn lực bên ngoài mà không tự củng cố phát huy nguồn lực bên trong – nguồn lực,
sức mạnh từ khối đại đoàn kết của nhân dân thì sẽ phản tác dụng, dễ dẫn đến thất bại.
Người khẳng định “Nước lấy dân làm gốc. Dân chúng (công, nông) là
gốc Cách mạng. Có lực lượng của dân, việc to tát mấy, khó khăn
mấy cũng làm được”8.
3.2.

Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trên thế giới.

Hồ Chủ tịch đã đi nhiều nơi, tiếp xúc và học hỏi, đúc kết qua
nhiều cuộc Cách mạng của các nước thuộc địa. Tuy nhiên có thể nói
ba cuộc cách mạng có ảnh hưởng nhất với Người là Cách mạng Mỹ,

Cách mạng Pháp và Cách mạng Tháng Mười Nga.
Đối với Cách mạng Mỹ, Cách mạng Pháp, Người đánh giá đó là
những cuộc Cách mạng “chưa đến nơi” bởi tuy Cách mạng đã thành
công nhưng cuộc sống nhân dân vẫn chưa được cải thiện. Trên thực tế
ở nhiều nơi, các dân tộc bị áp bức bóc lột đã tiến hành dưới nhiều hình thức cuộc đấu
tranh chống đế quốc, chống thực dân. Song với tất cả những nỗ lực nhưng các phong
trào đó đều không đi đến thắng lợi. Sau khi nghiên cứu, Hồ Chí Minh đi đến kết
luận:“Các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh vĩ đại, song cuộc
đấu tranh của họ chưa đi đến thắng lợi bởi vì các dân tộc bị áp bức
chưa biết tập hợp lại, chưa có sự liên kết chặt chẽ với giai cấp công
nhân ở các nước tư bản, đế quốc, chưa có tổ chức và chưa biết tổ
chức…”
7 Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch – Trần Dân Tiên, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.12.
8 Trích phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội thảo Quốc tế nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ
Chí Minh.

6


Đối với Hồ Chí Minh thì có thể nói Cách mạng Tháng Mười Nga là
bước ngoặt trong tư tưởng, mang vai trò mấu chốt tiên quyết trong
việc nghiên cứu con đường cứu nước, giải phóng dân tộc bởi không
chỉ đem lại ánh sáng cho nhân dân Nga mà Cách mạng Tháng Mười
Nga còn để lại bài học kinh nghiệm cũng như là một nguồn cảm hứng to lớn về
việc huy động và tập hợp lực lượng quần chúng công nông đông đảo thống nhất đoàn
kết trong việc giành – giữ chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ xã hội mới - xã
hội chủ nghĩa. Người đã nghiên cứu kĩ càng để hiểu một cách thấu đáo
đường lối chính sách mà Cách mạng Tháng Mười Nga đã thực hiện
và nhận ra nếu những người Bôn-Sê-Vích Nga không phát động
phong trào và đoàn kết rộng rãi thì Nhà nước Xô Viết non trẻ đầu

tiên vừa mới ra đời sẽ không thể tồn tại trước các thế lực thù địch
chống phá – đây là bài học quan trọng cho sự huy động, tập hợp,
đoàn kết lực lượng quần chúng công nông thống nhất để giành và
giữ chính quyền cách mạng.
Như vậy, Hồ Chủ tịch đã rút ra được những bài học kinh nghiệm
mà nổi bật trong đó là tư tưởng đấu tranh không thể không có sự
đoàn kết chặt chẽ của những người cùng khổ thành khối vững chắc.
Bên cạnh đó, Người cũng thấy rõ yêu cầu khách quan của sự đoàn
kết thống nhất trên cơ sở có đường lối đấu tranh cách mạng đúng
đắn, khoa học. Bởi vậy, vấn đề đoàn kết dân tộc luôn được Người
xem như vấn đề cót lõi trong quá trình đấu tranh của nhân dân ta
sau này.
4. Cốt lõi dựa trên một số quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Có thể nói cơ sở lý luận quan trọng nhất hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh
về đại đoàn kết dân tộc chính là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Chủ nghĩa Mác – Lênin gắn liền với khẩu hiệu "Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại".
Nhận thức cách mạng là sự nghiệp chung, nhân dân – giai cấp vô sản là yếu tố tiên
7


quyết, là lực lượng đông đảo đưa Cách mạng đến thắng lợi đã thấm nhuần vào tư
tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng này đã chứng tỏ sự đúng đắn của mình
trong thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, mở rộng tư tưởng giai cấp
vô sản lãnh đạo cách mạng phải đi từ chiến lược “giai cấp vô sản
tất cả các nước đoàn kết lại!” tới chiến lược “giai cấp vô sản tất cả
các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!” của Mác trở thành
nguồn cảm hứng, động lực cho các dân tộc thuộc địa đứng lên dành
lại độc lập tự do.
Năm 1920, khi được dịp tiếp xúc với “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương
về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin, Hồ Chủ tịch đã từng bước tiếp

cận được trào lưu tư tưởng tiên tiến của thời đại. Động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh tin
theo Lênin, đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, trước hết là vì, đối với Người, Lênin là
“hiện thân của tình anh em bốn bể”, và vì chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Lênin đã đề cập
đến sự cần thiết phải tập hợp, đoàn kết lực lượng cách mạng trên thế giới vào một
cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc. Hồ Chủ tịch một
mặt chăm chú học tập và tiếp thu những nguyên lý đúng đắn của Mác về liên minh
công- nông, về quan hệ giữa phong trào cách mạng vô sản của các nước tư bản chủ
nghĩa với phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa… đồng có nhiều sáng tạo riêng
phù hợp với tình hình đất nước bấy giờ rất độc đáo và hiệu quả như thực hiện xây
dựng khối Liên minh giai cấp ; thành lập Mặt trận ; đoàn kết quốc tế, coi cách mạng
Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Và cũng do vậy, chiến lược đại
đoàn kết của Người bao giờ cũng mang một sắc thái riêng- sắc thái Hồ Chí Minh, sắc
thái Việt Nam.9
5. Yếu tố chủ quan từ bản thân chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nói đến những yếu tố cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết
thì không thể thiếu được những phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh trên các phương
diện đạo đức, trí tuệ, bản lĩnh. Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại, một con người mẫu
mực với những đức tính đáng quý, đáng học hỏi, tâm thái một đời hết lòng, hết sức
9 Phùng Hữu Phú, Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.31,32.

8


phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, đến khi phải từ biệt thế giới
này, không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn
nữa, nhiều hơn nữa10. Người thương dân, trọng dân, kính dân, tin tưởng nhân dân:
hiểu rõ dân tình, dân tâm, dân ý, chú trọng tới dân quyền, dân sinh, dân trí, dân chủ.
Chính tâm thế tận tụy ấy đã giúp Người cảm nhận một cách đẩy đủ nhất, tiếp thu một
cách nhanh chóng những gì tinh hoa nhất của các tư tưởng gia vĩ đại của nhân loại
đồng thời là động lực cho Người tìm tòi và phát huy tất cả những yếu tố đó kết tinh

thành tư tưởng đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh.
III.

TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC LÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT
TOÀN DÂN.

Theo Đại từ điển tiếng Việt năm 1998 thì “Dân” được định nghĩa là người sống
trong một khu vực địa lí, tạo thành một cộng đồng xã hội hay là những lớp người có
cùng nghề nghiệp, hoàn cảnh.
Trong văn học, khái niệm “Dân” được ghi nhân xuất hiện trong các di sản văn
thơ của gần 1000 năm trước. Bao gồm các thể loại văn học dân gian cũng như các
loại sách, học liệu của Nho giáo. Tuy nhiên ở các thời điểm lịch sử khác nhau, khái
niệm “dân” cũng có nội hàm khác nhau, thường phản ánh mối quan hệ giữa các giai
cấp trong xã hội, có ý nghĩa tương đồng với các khái niệm “nhân dân”, “dân chúng”,
“quần chúng” .
Tuy nhiên thì Chủ tịch Hồ Chí Minh lại có cách định nghĩa “Dân” đặc biệt. Đối
với Người “dân” là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc, là lực lượng Cách mạng và
“Dân” là “mọi con dân nước Việt” không phân biệt “già, trẻ, gái, trai, giàu nghèo,
quý tiện”. Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân không chỉ đơn giản định
nghĩa như là một tập hợp đông đảo cá thể người sống trong cùng một lãnh thổ, mà là
“quần chúng”, là một khối đại đoàn kết dân tộc, vừa được hiểu là mỗi con người Việt
Nam cụ thể.
Người đã nhiều lần nhấn mạnh về tư tưởng đại đoàn kết của mình: “Ta đoàn
kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây
10 Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh.

9


dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân

dân thì ta đoàn kết với họ”. Như vậy có thể thấy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại
đoàn kết dân tộc chính là tập hợp nhân dân từ “mỗi con người Việt Nam cụ thể” trở
thành một khối vững bền, chung trí hướng, cùng nhau đấu tranh trong cuộc chiến
chung vì mục đích chung. Ta trong câu nói của Người không chỉ là Đảng, là giai cấp
lãnh đạo mà vừa là mọi người dân của Tổ quốc Việt Nam, với tinh thần đoàn kết rộng
rãi. Khái niệm và mục tiêu đại đoàn kết toàn dân có thể thấy rõ xuyên suốt trong tư
tưởng Hồ Chí Minh cũng như trên cả chặng đường dài của tiến trình của cách mạng
Việt Nam.
Người cũng nhiều lần nhấn mạnh:“Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây
giờ chúng ta vẫn thật thà đoàn kết với họ”. Muốn thực hiện được việc đại đoàn kết
toàn dân thì trước hết phải có tấm lòng khoan dung, vị tha, chủ động xóa bỏ những
định kiến, cách biệt. Đại đoàn kết dân tộc chính là không quay lưng với những từng
phạm sai lầm nhưng đã kịp nhận ra lẽ phải, dũng cảm làm lại từ đầu, ủng hộ theo ánh
sáng của công lý. Chủ tịch luôn căn dặn để thực hiện thành công Đại đoàn kết dân
tộc, cần chủ động xóa bỏ hết thành kiến, cần phải thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ để phục vụ nhân dân.
Nhờ lòng tin mãnh liệt dành cho nhân dân, tình yêu nồng cháy dành cho con
người, dành cho dân tộc, dành cho Tổ Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn củng cố
được lòng tin vững chắc về chân lý “ai cũng có ít hay nhiều tấm lòng yêu nước” tiềm
ẩn bên trong. Tấm lòng ấy có thể ngủ quên, vùi sâu trong tiềm thức của một số người
đợi đến lúc thức tỉnh. Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, tư tưởng ấy của Người đã
được mở rộng, nâng tầm trở thành đức tin, thành mục tiêu phấn đấu hướng đến của cả
bộ máy nhà nước Việt Nam nói riêng và của cả dân tộc nói chung. Bên cạnh đó, Hồ
Chủ tịch cũng đề cao mẫu số chung để có thể quy tụ mọi người vào khối đại đoàn kết
dân tộc đó chính là nền độc lập, tự do của Tổ quốc, là cuộc sống ấm no, hạnh phúc
của nhân dân, và nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân là liên minh công, nông và
lao động trí óc.
10



KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh có một vai
trò hết sức quan trọng. Đó là một chiến lược cụ thể, rộng lớn; không mang tính tính
giáo điều và có giá trị vận dụng thực tiễn; biểu lộ hiệu quả toàn diện không chỉ trong
quá khứ mà còn cả ở hiện tại và tương lai trong việc giành – giữ chủ quyền đất nước,
xây dựng cuộc sống nhân dân, xây dựng xã hội mới. Trước những thời cơ và thách
thức mới của thời đại, thực tiễn đất nước đòi hỏi chúng ta phải quán triệt
những quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, phải vận
dụng sáng tạo và tiếp tục phát triển những quan điểm ấy cho phù
hợp với những biến đổi của tình hình mới. Vậy nên việc nghiên cứu
và tìm hiểu kĩ càng để làm sáng tỏ chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh là
một yêu cầu lý luận cấp bách đồng thời có ý nghĩa thiết thực đối với việc xây dựng
đất nước Việt Nam trở nên hùng mạnh, hoàn thiện hơn trong tương lai.

11


Danh sách tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh – Nhà xuất bản chính trị quốc gia, sự thật
(Hà Nội năm 2016).
2. Tập 3 bộ Lịch sử Việt Nam, Viện sử học (tái bản có bổ sung, sửa chữa năm
2017)
3. Kế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn
cầu hóa – ths Mai Thị Quý, Tạp chí Triết học 12/2003.
4. Hồ Chí Minh: "Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ..." – Ths. Nguyễn Thị Bích
Thúy, Khoa Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực IV.
5. Tư tưởng Hồ Chí Minh Nhận thức và vận dụng – Nguyễn Mạnh Tường,
Nxb.Tư Pháp, Hà Nội năm 2013.
6. Học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết

trong Di chúc của Người – Hồ Tuyết Thanh.
7. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII ( tháng 6/1991) – Cổng thông
tin trực thuộc Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp.
8. Toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Chủ tịch Hồ Chí Minh (Báo
điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)
9. Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng 2003.

12



×