BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
------------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KHẢO SÁT TINH DẦU TẦN DÀY LÁ
(Coleus amboinicus Lour.)
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
SINH VIÊN THỰC HIỆN
GS. TS. Lê Ngọc Thạch
Huỳnh Thị Minh Hải
MSSV: 2063954
Ngành: Công Nghệ Hóa Học-Khóa 32
Tháng 11/2010
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
............................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
............................................................................................
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
............................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
............................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU
Chất lượng cuộc sống càng được nâng cao, con người càng quan tâm đến
những vấn đề về tuổi thọ, đặc biệt về thực phẩm sạch sẽ, ngon miệng, có lợi cho sức
khỏe. Đó cũng là ưu điểm của tinh dầu.
Ngoài ra tinh dầu còn góp phần quan trọng trong nhiều lĩnh vực như y học,
nông nghiệp, mỹ phẩm, …
Một đặc điểm nổi bậc, không thể thay thế, của tinh dầu so với các hợp chất
hữu cơ tổng hợp khác là thân thiện với môi trường và dễ dàng phân hủy sinh học.
Do có những công dụng thực tiễn quan trọng nên các công trình nghiên cứu
cũng như khai thác về tinh dầu trên toàn thế giới ngày càng phát triển.
Ở nước ta, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, thuận lợi cho việc hình thành và phát
triển các loài thực vật, với cây tinh dầu là một nguồn nguyên liệu đa dạng có vị trí
ngày càng được khẳng định.
Trong đó có Tần dày lá, là loại rau gia vị cũng là nguồn thuốc quí, tinh dầu
của nó có nhiều ứng dụng trong các ngành công nghiệp: hương liệu, mỹ phẩm, thực
phẩm, dược phẩm, …
Tại những vùng Đông Nam Á, Trung Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Tần dày lá được
trồng với quy mô lớn để lấy lá làm thuốc, làm gia vị và chưng cất tinh dầu dùng
trong công nghiệp nước hoa. Bên cạnh đó, tinh dầu Tần dày lá đã được nghiên cứu
làm thành phần chính của mỹ phẩm dành cho da ở phái nữ. Đặc biệt, ở Châu Mỹ,
Tần dày lá đang được các nhà khoa học chú ý bởi khả năng chống được bệnh ung
thư của nó.
Nhằm đưa ra những kết quả ban đầu góp phần nâng cao hiệu quả khai thác và
ứng dụng của Tần dày lá, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tinh dầu lá, thân và toàn
cây ở Tần dày lá.
Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn và kiến thức, kinh nghiệm còn nhiều hạn
chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự quan tâm, đóng
góp ý kiến của thầy cô cùng các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
LỜI TRI ÂN
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Hơn bốn năm vững bước trên giảng đường đại học, phía
sau con là ánh mắt cha mẹ luôn dõi theo. Con rất biết ơn cha mẹ
luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho con trong suốt thời
gian học tập.
Con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến dì dượng Út, đã cung
cấp nguyên liệu giúp con hoàn thành luận văn này.
“ Không Thầy đố mày làm nên”
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Bộ môn Công
nghệ Hóa học đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức, kinh
nghiệm cho em trong những năm qua.
Với tất cả lòng thành kính sâu sắc nhất, em xin gửi lời tri
ân đến:
Thầy Lê Ngọc Thạch, Thầy đã tận tình chỉ bảo, quan tâm
và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt đề tài này.
Cô Nguyễn Thị Thảo Trân đã hỗ trợ và giúp đỡ em rất
nhiều trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi to”
Cảm ơn tất cả anh chị, bạn bè trong phòng thí nghiệm
Hóa học Hữu cơ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tận tình
giúp đỡ tôi từ khi bắt đầu đến kết thúc đề tài.
Cảm ơn các bạn lớp Công nghệ Hóa học K32, đã chia sẽ
thông tin, sát cánh cùng tôi, giúp tôi có thêm động lực và niềm
tin vượt qua mọi khó khăn.
Em xin cảm ơn anh Nhân, chị Trang, đã làm hậu phương
và chỗ dựa tinh thần vững chắc trong những tháng ngày em xa
nhà thực hiện luận văn này.
Danh mục phụ lục
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn
Phụ lục 2. Sắc ký đồ GC/MS của tinh dầu toàn cây Tần dày lá (phương pháp chưng
cất hơi nước đun nóng cổ điển)
Phụ lục 3. Sắc ký đồ GC/FID của tinh dầu toàn cây Tần dày lá (phương pháp chưng
cất hơi nước đun nóng cổ điển)
Phụ lục 4. Sắc ký đồ GC/MS của tinh dầu toàn cây Tần dày lá (phương pháp chưng
cất hơi nước chiếu xạ vi sóng có nước)
Phụ lục 5. Sắc ký đồ GC/FID của tinh dầu toàn cây Tần dày lá (phương pháp chưng
cất hơi nước chiếu xạ vi sóng có nước)
Phụ lục 6. Sắc ký đồ GC/MS của tinh dầu lá Tần dày lá (phương pháp chưng cất hơi
nước đun nóng cổ điển)
Phụ lục 7. Sắc ký đồ GC/FID của tinh dầu lá Tần dày lá (phương pháp chưng cất
hơi nước đun nóng cổ điển)
Phụ lục 8. Sắc ký đồ GC/MS của tinh dầu thân Tần dày lá (phương pháp chưng cất
hơi nước đun nóng cổ điển)
Phụ lục 9. Sắc ký đồ GC/FID của tinh dầu thân Tần dày lá (phương pháp chưng cất
hơi nước đun nóng cổ điển)
vii
Mục lục
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
LỜI TRI ÂN
LỜI MỞ ĐẦU
MỤC LỤC ........................................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ........................................................ vi
DANH MỤC PHỤ LỤC.................................................................................... vii
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN .............................................................................. 1
1.1 Đặc điểm sinh học Tần dày lá .................................................................... 1
1.1.1 Phân loại ......................................................................................... 1
1.1.2 Danh pháp ........................................................................................ 1
1.1.3 Mô tả thực vật .................................................................................. 2
1.1.4 Phân bố và sinh thái ........................................................................ 2
1.1.5 Trồng trọt ........................................................................................ 3
1.1.6 Thu hái ............................................................................................ 3
1.1.7 Công dụng ....................................................................................... 3
1.2 Tinh dầu Tần dày lá ..................................................................................... 6
1.2.1 Giới thiệu chung .............................................................................. 6
1.2.1.1 Hiện diện ....................................................................................... 6
1.2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng hàm lượng và chất lượng tinh dầu ............... 6
1.2.1.3 Công dụng ..................................................................................... 6
1.2.2 Một số nghiên cứu về tinh dầu Tần dày lá theo Scifinder 6/2010 ..... 7
1.2.2.1 Hàm lượng .................................................................................... 7
i
Mục lục
1.2.2.2 Chỉ số vật lý và hóa học................................................................. 8
1.2.2.3 Thành phần hóa học ...................................................................... 9
1.2.2.4 Hoạt tính sinh học ......................................................................... 15
CHƯƠNG II: THỰC NGHIỆM ........................................................................ 16
2.1 Nguyên liệu ................................................................................................. 16
2.2 Xác định bộ phận chứa tinh dầu ................................................................... 17
2.3 Ly trích tinh dầu .......................................................................................... 18
2.3.1 Phương pháp chưng cất hơi nước đun nóng cổ điển (CD) ................ 20
2.3.2 Phương pháp chưng cất hơi nước chiếu xạ vi sóng (VS) ................... 20
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng tinh dầu ........................................... 21
2.4.1 Ảnh hưởng của độ tuổi .................................................................... 21
2.4.2 Ảnh hưởng của bộ phận cây ............................................................ 21
2.5 Xác định chỉ số vật lý .................................................................................. 21
2.5.1 Tỉ trọng d ........................................................................................ 21
2.5.2 Góc quay cực Dt ............................................................................. 22
t
2.5.3 Chỉ số khúc xạ nD ............................................................................ 22
2.6 Xác định chỉ số hóa học ............................................................................... 22
2.6.1 Chỉ số acid IA ................................................................................... 22
2.6.2 Chỉ số savon hóa IS .......................................................................... 23
2.6.3 Chỉ số ester IE .................................................................................. 23
2.7 Thành phần hóa học..................................................................................... 23
2.7.1 Phân tích GC/FID ............................................................................. 24
2.7.2 Phân tích GC/MSD........................................................................... 25
2.8 Thử nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật ....................................................... 25
2.8.1 Nguyên tắc ....................................................................................... 25
2.8.2 Sơ lược về vi sinh vật thử nghiệm .................................................... 26
CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU .......................................................................... 27
3.1 Xác định bộ phận chứa tinh dầu của Tần dày lá ........................................... 27
ii
Mục lục
3.1.1 Quan sát tuyến tinh dầu ở lá dưới kính hiển vi .................................. 27
3.1.2 Quan sát tuyến tinh dầu ở thân dưới kính hiển vi .............................. 28
3.2 Ly trích tinh dầu Tần dày lá ........................................................................ 29
3.2.1 Phương pháp chưng cất hơi nước đun nóng cổ điển (CD) ................ 29
3.2.2 Phương pháp chưng cất hơi nước chiếu xạ vi sóng (VS) ................... 31
3.2.3 So sánh hai phương pháp CD và VS................................................. 32
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng tinh dầu ........................................... 33
3.3.1 Ảnh hưởng của độ tuổi ..................................................................... 33
3.3.2 Ảnh hưởng của bộ phận cây ............................................................. 35
3.3.3 So sánh hàm lượng tinh dầu luận văn với những nghiên cứu trước ... 36
3.4 Xác định chỉ số vật lý ................................................................................ 37
3.5
Xác định chỉ số hóa học ............................................................................ 37
3.6 Thành phần hóa học .................................................................................. 38
3.6.1 Xác định thành phần hóa học............................................................ 38
3.6.2 So sánh thành phần hóa học tinh dầu luận văn với tài liệu tham khảo 41
3.7 Hoạt tính sinh học ..................................................................................... 42
3.7.1 Thử nghiệm hoạt tính sinh học ......................................................... 42
3.7.2 So sánh hoạt tính sinh học tinh dầu luận văn với tài liệu tham khảo.. 43
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 44
4.1 Kết luận .................................................................................................... 44
4.2 Kiến nghị .................................................................................................. 44
TÀU LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iii
Tinh dầu Tần dày lá
GS. TS Lê Ngọc Thạch
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1
Đặc điểm sinh học Tần dày lá
1.1.1 Phân loại [4, 6]
Magnoliophyta (Thực vật có hoa)
Dicotyledones (Song tử diệp)
Polemoniales
Lamiaceae (Hoa môi)
Coleus
Coleus amboinicus Lour.
Ngành
Lớp
Bộ
Họ
Giống
Loài
1.1.2 Danh pháp
Tên khoa học
Đồng danh
Tên tiếng Việt
Coleus ambonicus Lour. [4, 6]
Coleus ambonicus Benth. [19]
Coleus aromaticus Benth. [10, 11]
Colus crassfolius Benth. [6]
Coleus sungnada Blanco [32]
Plectranthus aromaticus Roxb. [32]
Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng [27, 31]
Tần dày lá, Húng chanh, Rau thơm lông, Rau tần, Dương tử tô. [4]
Tên gọi của Tần dày lá ở một số nước trên thế giới được trình bày trong bảng 1.1:
Bảng 1.1 Tên gọi Tần dày lá ở một số nước trên thế giới.
Anh
Brazin
Campuchia
Cuba
Đức
Hindi
Hungari
Indonesia
Malaysia
Nhật Bản
Pháp
Philippin
Trung Quốc
Venezuela
Huỳnh Thị Minh Hải
Country borage, Cuban Oregano, French-thyme, Indian borage, Indianmint, Mexican-mint, Savory, Spanish-thyme [6, 30, 34]
Hortelã-gorda [30]
Sak dam ray [6, 10]
Orégano francés, Orégano, Oreganón, Orégano de la tierra [27]
Jamaika-Thymian, Spanischer Thymian [30]
Karpuravalli, Omavalli in Tamil, Pathorchur , Patta ajavayin [12, 19]
Fűszeres hárfacserje [30]
Bangun-bangun (North Sumatra), Daun kambing, Daun kucing [34, 10]
Sak dam ray [10]
スープ ミント (Supu minto) [30], Kuuban oregano [34]
Aromate des Javanais, Coliole aromatique, Sarriette [3]
Bildu (Sul.), Latai (Sub.), Oregane (Sp.), Suganda (Tag.), … [32]
Dao shou xiang, Yin du bo he, Zuo shou xiang [34]
Orégano orejón [9]
1
Chương 1: TỔNG QUAN
Tinh dầu Tần dày lá
1.1.3 Mô tả thực vật [6, 7]
Tần dày lá là loại cỏ, thân thảo, gốc hóa gỗ, có thể cao 25 – 75 cm, sống lâu
năm. Thân mọc đứng có lông, mọng nước, thân non giòn, thân già cứng. Lá có
cuống, mọc đối xứng, hình bầu dục, dài 7 – 10 cm, rộng 4 – 6 cm, dày, mọng nước,
khía răng nông quanh mép lá, mặt trên có lông đơn, mặt dưới lá có nhiều lông bài
tiết hơn, gân nổi rõ, lá có màu xanh lục. Hoa nhỏ, màu tím đỏ, mọc thành chùm
gồm các vòng sít nhau có khoảng 20 – 30 hoa/đóa. Quả nhỏ, tròn, màu nâu. Tần dày
lá có mùi thơm dễ chịu như mùi chanh, vị cay nồng, mát cổ nên thường được gọi là
cây Húng chanh.
Hình 1.2: Tần dày lá Coleus ambonicus Lour. [35, 36]
1.1.4 Phân bố và sinh thái
Tần dày lá C. amboinicus có nguồn gốc từ quần đảo Moluques và Đông Ấn
Độ [6]. Sống nhiều ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [27, 18]. Nay được trồng phổ
biến ở Indonesia, Malaysia, Philippin, Campuchia và Việt Nam. Đặc biệt ở Ấn Độ,
người dân có tập quán trồng nhiều cây Tần dày lá ngay trong vườn để làm gia vị và
làm thuốc. [19, 33]
Ở Việt Nam, Tần dày lá là cây trồng đã có từ lâu đời, thường thấy ở các vùng
đồng bằng, trung du, nhất là ở các tỉnh phía Nam. [6] Cây ưa sáng và ẩm, chịu được
nắng nóng và khô hạn. [11]
Huỳnh Thị Minh Hải
2
Chương 1: TỔNG QUAN
Tinh dầu Tần dày lá
1.1.5 Trồng trọt
Tần dày lá là một giống cây trồng được nhập nội vào Việt Nam. Cây ưa nắng,
đất ẩm nhưng thoát nước, nhiệt độ trung bình từ 21–23 oC. Cây được trồng bằng
thân, chọn chân đất cao, thoát nước, nhiều mùn rồi giâm cành. [27, 31]
Cành giống được chuẩn bị trước khi trồng. Chọn thân cây già có nhiều cành,
áp cành sát đất, phủ đất cho cành giống ổn định. Sau 15–20 ngày, cành bắt đầu ra rễ
và có thể cắt cành giống thành đoạn đem trồng. Luống trồng cao 20–25 cm, vùi đất
kín khoảng 2/3 hom, nén nhẹ đất cho cành giống ổn định và chóng bén rễ. Tưới
nước đủ ẩm, kết hợp khai thông rãnh để thoát nước tránh ngập úng. Phủ một ít rơm
rạ lên mặt luống nhằm che mát cho mầm giống. Sau 5–7 ngày, bỏ rơm rạ. Khi cây
bắt đầu đâm chồi, dùng nước phân chuồng loãng hoặc 2–3 kg ure/sào để thúc cho
nhanh cây tăng trưởng. Thường thúc phân sau mỗi lần thu hái, kết hợp phun thuốc
trừ sâu và làm cỏ vun xới.
Trồng 2–4 tháng bắt đầu thu hái dược liệu. Cây phát triển nhanh vào mùa
mưa, tuy nhiên hàm lượng tinh dầu trong lá ít hơn vào mùa nắng [9]. Mùa mưa cần
khơi rãnh cho nước thoáng nhanh. Có thể bón thêm phân lân hoặc tro bếp.
1.1.6 Thu hái [2, 7]
Để dễ dàng cho việc bảo quản và sử dụng hiệu quả nên thu hái lúc trời khô
ráo, loại bỏ các lá sâu hay lá già úa vàng. Lá rất dễ bị dập úng khi va chạm, khi
đông đá hay khi bị ngập trong nước, nên vận chuyển nhẹ nhàng, không để nguyên
liệu bị đè nén, chất đống cao.
1.1.7 Công dụng
Bộ phận được sử dụng chủ yếu của Tần dày lá gồm lá và ngọn non, dùng ngay
lúc còn tươi. [27]
Tần dày lá có vị cay the, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, không độc nên chủ yếu
dùng trị cảm cúm, ho hen, ho ra máu, sốt cao, sốt không ra mồ hôi, chảy máu cam,
viêm họng, khàn tiếng. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các loại lá khác để nấu
nước xông. [31]
Ở Malaysia, người ta dùng lá nấu cho phụ nữ sau khi sinh uống để kích thích
tuyến sữa. Lá tươi dã nhỏ vắt lấy nước thêm ít đường chữa cảm sốt ở trẻ nhỏ, hay trị
bệnh ở dạ dày. Có thể dùng ngoài da, lá già đắp trị nẻ môi, đau họng, đau đầu hoặc
dùng xoa lên người khi bị sốt. [32]
Huỳnh Thị Minh Hải
3
Chương 1: TỔNG QUAN
Tinh dầu Tần dày lá
Ở Ấn Độ, lá Tần dày lá dùng chữa bệnh về đường tiết niệu. Lá ép lấy nước kết
hợp với một số loại thảo mộc pha với đường là một loại thuốc gây trung tiện mạnh,
chống được bệnh dịch tả, cũng dùng trị ho, sốt ở trẻ em và chứng khó tiêu. [7, 11,
15] Đặc biệt, lá này là bài thuốc dân gian của Ấn Độ dùng chữa trị các bệnh: viêm
phế quản nặng, hen suyễn, tiêu chảy, bệnh động kinh, sỏi thận, đau bụng giun, co
giật, giúp lợi tiểu, là chất chống oxid hóa. Những công dụng kì diệu này đã được
chứng minh bằng khoa học, bởi các công trình nghiên cứu thành công trên chuột
bạch ở Ấn Độ và một số nước trên thế giới. [14, 17, 19]
Ở Cuba, Tần dày lá là loài cây được nghiên cứu dược học mạnh mẽ. Là loại
thảo dược trị ho, cảm lạnh, khan tiếng, động kinh, hen suyễn, các bệnh về đường
tiêu hóa, là chất kháng oxid hóa có tính kháng khuẩn mạnh (khuẩn đường ruột).
Ngoài ra còn được sử dụng làm gia vị và trang trí trong ẩm thực. [27]
Ở Trung Quốc, lấy nước của thân và lá dùng chung với đường trị ho cho trẻ
nhỏ. Dùng chống viêm (viêm amiđan, viêm họng, viêm phổi, viêm khớp, …) [24],
giải độc, trị cảm, sốt, nhứt dầu, nôn mửa, tiêu chảy, hay đắp lên vết thương bỏng do
acid, bị ong đốt. [33, 34]
Tại Thái Lan, nước ép lá tươi Tần dày lá được sử dụng chữa hen suyễn, viêm
phế quản, ho mãn tính, bệnh động kinh, … [27, 32]
Ở Philippin, sử dụng lá nghiền nát đắp vào những chỗ bị rết và bò cạp cắn,
đắp lên vết bỏng, đắp lên trán khi bị nhứt đầu, hoặc dùng nấu tấm xác trùng cơ thể,
hay uống nước cốt của lá giúp lợi tiểu. [32]
Ở Campuchia, Tần dày lá được dùng đặc trị các chứng ho, hen suyễn và viêm
phế quản mãn tính. [2]
Dựa vào đặc tính kháng khuẩn mạnh của Tần dày lá, chính phủ Indonesia đã
cho thực hiện nhiều công trình nghiên cứu, kết quả cho thấy Tần dày lá kháng được
vi nấm Candida albicans gây nên bệnh viêm miệng thường gặp ở người sử dụng
răng giả làm từ nhựa acrilic. Từ đó, Indonesia tiến hành sử dụng tinh dầu Tần dày lá
làm thành phần chính trong sản xuất dung dịch vệ sinh răng giả, thay cho việc phải
nhập khẩu chất tẩy răng như trước kia. [8]
Kết quả nghiên cứu gần đây nhất ở Mỹ đã cho hàng loạt các phát minh đáng
kinh ngạc về Tần dày lá có ứng dụng đắt giá trong y học. Người ta đã tìm thấy trong
thành phần nước ép sau khi đã loại bỏ nước, sợi mô, tạp chất và khử trùng thu được
chất lỏng tự nhiên của lá có tác dụng đáng kể trong điều trị ung thư, đặc biệt có hiệu
quả cao đối với tế bào gan. [38]
Huỳnh Thị Minh Hải
4
Chương 1: TỔNG QUAN
Tinh dầu Tần dày lá
Ở Venezuela, Tần dày lá dùng trị cảm lạnh, ho, viêm khớp. [10]
Ở Việt Nam, Tần dày lá được sử dụng như cây thuốc dân gian chữa các bệnh:
cảm cúm, ho, thổ huyết, chảy máu cam, dùng ngoài thì giã đắp lên những vết do rết
cắn; giúp lợi phế, trừ đờm, giải cảm, làm ra mồ hôi, thông hơi, sát khuẩn, giải độc.
Colein trong lá có tác dụng kháng sinh mạnh đối với một số vi trùng, nhất là ở vùng
họng, mũi, miệng và cả ở đường ruột. [39]
Sau đây là một số bài thuốc nam thường dùng trong dân gian từ Tần dày lá: [37]
Bài 1: Chữa đau bụng, lá non rửa sạch, 1–2 lá nhai với một ít muối, ngậm
nuốt dần dần. [39]
Bài 2: Chữa sốt cao, không ra mồ hôi, lá tươi 20 g, lá tía tô 15 g, gừng
tươi 5 g cắt lát mỏng, cam thảo đất 15 g. Sắc uống nóng. [39]
Bài 3: Chữa chứng ho nhiệt, viêm họng, khản tiếng, lá tươi 20 g (rửa sạch,
thái nhỏ), đường phèn 20 g. Cho hai thứ vào bát, chưng cách thuỷ, chắt
lấy nước, uống từ từ. Bã ngậm trong miệng, mút lấy nước. Mỗi ngày uống
một thang, liên tục trong 3–5 ngày.
Bài 4: Chữa các chứng cảm hàn, ho, đau đầu, đau gáy, miệng đắng, lá tươi
40–60 g, rửa sạch, băm nhỏ, cho vào bát, đổ rượu trắng vừa xâm xấp, trộn
đều, đậy kín. Nấu nồi nước xông thật sôi, khi nước sôi độ hai phút mới
cho bát Tần dày lá vào, đậy kín vung, nấu sôi, đem cho bệnh nhân xông;
khi xông chùm chăn kín, sau đó lau khô mồ hôi, thay quần áo khác, nằm
nghỉ ở chỗ kín gió.
Chú ý: chỉ dùng cho người lớn, không nên dùng cho trẻ em dễ bị bỏng.
Bài 5: Chữa chảy máu cam, lấy lá Tần dày lá 20 g, lá trắc bá sao đen 15 g,
hoa hòe sao đen 10 g, cam thảo đất 15 g; sắc uống ngày một thang. Đồng
thời lấy lá Tần dày lá đem vò nát, nhét vào bên mũi chảy máu.
Bài 6: Đau nhứt do ong đốt, lá tươi 20 g, muối ăn vài hạt, tất cả đem giã
nhỏ hoặc nhai kỹ, nuốt nước, bã đắp vào chỗ ong đốt.
Bài 7: Dị ứng, nổi mề đay, lá Tần dày lá nhai nuốt nước, bã thì đắp hay
xoa xát.
Bài 8: Chữa hôi miệng, Tần dày lá khô một nắm đem sắc lấy nước,
thường xuyên ngậm và súc miệng rồi nhổ ra. Cần làm 5–7 lần. [39]
Ngoài ra, lá cây Tần dày lá do có mùi thơm dễ chịu như mùi chanh và mát nên
thường được thái nhỏ để ướp thịt cá, làm một loại gia vị đặc sắc. [7, 27, 33]
Huỳnh Thị Minh Hải
5
Chương 1: TỔNG QUAN
Tinh dầu Tần dày lá
1.2 Tinh dầu Tần dày lá
1.2.1 Giới thiệu chung
1.2.1.1 Hiện diện [4]
Ở thực vật, tinh dầu được tạo ra và tích lũy trong các mô. Hình dạng của các
mô chứa tinh dầu thay đổi tùy theo vị trí của chúng trong cây, với những tên gọi
khác nhau như: tế bào tiết (trong thân, cánh hoa, ở củ, rễ, hạt, …); lông tiết (trong
lông); túi tiết (trong vỏ trái, lá, …); ống tiết (trong vỏ cây gỗ, …).
Ở Tần dày lá thuộc họ Hoa môi, tinh dầu tập trung ở những cơ quan tiết đặc
biệt của cây. Những cơ quan này nằm nhô ra ngoài bề mặt thực vật, gồm các tổ
chức tiết gắn thành nhóm trên đầu lông đơn bào hay đa bào của biểu bì thân và lá,
được gọi là lông tiết. Lông tiết chứa tinh dầu, hình dạng thay đổi tùy theo loài cây
và ngay trên một lá cũng có thể có nhiều dạng, nhưng thường là hình đầu (chỉ có
một tế bào) hoặc hình lọng (gồm từ 4–16 tế bào).
1.2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng hàm lượng và chất lượng tinh dầu [4]
Tinh dầu được tạo ra từ các quá trình quang hợp và hô hấp của cây, những quá
trình này xảy ra luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Ngoài các yếu tố di truyền
còn có các yếu tố sinh thái, nội yếu tố, độ tuổi, … ảnh hưởng rất nhiều đến sự tăng
trưởng và phát triển của cây, cũng như hàm lượng và chất lượng tinh dầu.
Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường cũng góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến
việc tăng năng suất và chất lượng tinh dầu như các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, nước,
các chất dinh dưỡng, …
1.2.1.3 Công dụng
Tinh dầu cây Tần dày lá được sử dụng làm nguyên liệu chính để điều chế
dược phẩm như các loại thuốc ho, kẹo ngậm ho trị ho… [2] Phối hợp với tinh dầu
họ cam, quýt để sản xuất nước hoa Cologne và những nước hoa khác. [1]
Ngoài ra, tinh dầu Tần dày lá với hàm lượng carvacrol khá cao được xem là
nguồn nguyên liệu cơ bản để cung cấp carvacrol cho các nghành công nghiệp dược
phẩm và mỹ phẩm.
Carvacrol có nhiều ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống như: dược liệu, chất sát
trùng, chất diệt khuẩn trong thuốc, chất trừ giun sán. Hơn nữa, carvacrol còn được
dùng trong mỹ phẩm, hương liệu pha chế xà phòng thơm và nhiều ngành công
nghiệp khác nữa.
Huỳnh Thị Minh Hải
6
Chương 1: TỔNG QUAN
Tinh dầu Tần dày lá
1.2.2 Một số nghiên cứu về tinh dầu Tần dày lá theo Scifinder 6/2010:
Tần dày lá chứa rất ít tinh dầu. Tinh dầu chủ yếu tập trung nhiều trên lá, hàm
lượng tinh dầu thu được từ 0.05–0.12%. [4] Trên thân hàm lượng tinh dầu thấp, chỉ
từ 0.01–0.04 %. [11] Do đó, các nghiên cứu dưới đây đều được thực hiện trên tinh
dầu của lá.
1.2.2.1 Hàm lượng:
1998, một nghiên cứu về Tần dày lá ở Việt Nam do Hoàng Việt thực hiện thu
được 0.048 % tinh dầu. Tương ứng với 500 g nguyên liệu tươi chưng cất trong 5
giờ bằng phương pháp chưng cất hơi nước đun nóng cổ điển. [3]
1999, theo Vania Pavon Gonzalez cùng cộng sự ly trích tinh dầu Tần dày lá từ 5
đến 6 tháng tuổi ở Cuba, thu được tinh dầu với hàm lượng tối đa là 0.3 %. [27]
Cùng năm 1999, ở Ấn Độ, Laxmi Rao và cộng sự công bố hàm lượng tinh dầu
Tần dày lá, sau khi chưng cất hơi nước bằng thiết bị Clevenger trong 4 giờ của
hai nguồn nguyên liệu thu hái từ hai tháng khác nhau trong năm. Kết quả có sự
khác biệt như sau: hàm lượng tinh dầu bằng 0.4 % vào tháng 5 và 0.6 % vào
tháng 9. [11]
2002, nghiên cứu khác tại Ấn Độ do Gurdip Singh và cộng sự thực hiện, với 1
kg nguyên liệu lá cho một mẻ chưng cất hơi nước trong 5 giờ, sử dụng bộ chưng
cất Clevenger, thu được tinh dầu với hàm lượng là 0.6 %. [12]
2007, K. Koba cùng đồng sự sau khi thu hái lá tươi ở Thủ đô Pnompenh,
Campuchia; tiến hành ly trích lấy tinh dầu bằng phương pháp chưng cất hơi
nước trong 4 giờ thu được hàm lượng tinh dầu bằng 1.4 %. [15]
Nhận xét:
Nhìn chung Tần dày lá chứa ít tinh dầu, hàm lượng biến đổi theo nơi trồng.
Yếu tố địa lý, thời tiết và dinh dưỡng có tác động trực tiếp đến sự hình thành tinh
dầu ở cây.
Huỳnh Thị Minh Hải
7
Chương 1: TỔNG QUAN
Tinh dầu Tần dày lá
1.2.2.2 Chỉ số vật lý và hóa học:
1985, Đỗ Tất Lợi xác định chỉ số lý hóa của tinh dầu Tần dày lá ở Việt Nam, kết
quả như sau: [2]
25
Tỉ trọng d 25 : 0.9325
Chỉ số acid IA: 3.6
Độ quay cực D25 : + 4.25
Chỉ số eser IE: 6.5
25
Chỉ số khúc xạ n D : 1.4925
Chỉ số savon sau acetil hóa: 156.8
1998, Hoàng Việt sử dụng hệ thống chưng cất hơi nước đun nóng cổ điển để
trích ly tinh dầu từ lá Tần dày lá và xác định được chỉ số lý hóa tinh dầu có: [3]
25
Tỉ trọng d 25 : 0.9355
Chỉ số acid IA: 4.36
Độ quay cực D25 : + 0.545
Chỉ số eser IE: 2.76
25
Chỉ số khúc xạ n D : 1.5100
Chỉ số savon hóa IS: 7.12
2003, Dilexa Valera cùng cộng sự so sánh chỉ số vật lý hai mẫu tinh dầu Tần dày
lá thu được ở hai vùng Rancherias và Trường Đại học Los Andes, Merida, của
Venezuela, kết quả cho thấy: [9]
Bảng 1.2: Chỉ số lý hóa của tinh dầu Tần dày lá ở Venezuela.
Chỉ số vật lý
25
Tỉ trọng d 25
Độ quay cực D25
Chỉ số khúc xạ n
Huỳnh Thị Minh Hải
25
D
Rancherias
Merida
0.9241
0.8894
- 2.4
- 1.8
1.5075
1.4903
8
Chương 1: TỔNG QUAN
Tinh dầu Tần dày lá
1.1.2.3 Thành phần hóa học:
1981, R. K. Baslas và P. Kumar công bố thành phần hóa học tinh dầu Tần dày
lá ở Ấn Độ, kết quả cho thấy cấu phần chiếm hàm lượng cao nhất là timol với
41.30%, và một số cấu phần khác được trình bày đầy đủ ở bảng 1.3.
Bảng 1.3: Thành phần hóa học tinh dầu Tần dày lá ở Ấn Độ năm 1981. [25]
Hợp chất
α-Pinen
β-Pinen
β-Phelandren
Metil eugenol
Eugenol
% GC/MS
3.20
2.50
1.90
2.10
4.40
Hợp chất
1,8-Cineol
Terpinolen
Timol
Carvacrol
β-Cariophilen
% GC/MS
5.45
3.75
41.30
13.25
4.20
1983, R. Bos, H. Hendriks và F. H. L Van Os, đã xác định % thành phần hóa
học của tinh dầu Tần dày lá ở Java, với cấu phần chính là carvacrol (60.10%):
Bảng 1.4: Thành phần hóa học tinh dầu Tần dày lá ở Java năm 1983. [23]
Hợp chất
α-Tuien
α-Pinen
Mircen
α-Terpinen
p-Cimen
γ-Terpinen
Linalol
α-Terpineol
% GC/MS
0.20
0.10
0.40
0.10
5.30
4.30
0.10
0.10
Hợp chất
Terpinen-4-ol
Timol
Carvacrol
β-Cariophilen
Limonen
Hidrat cis-sabinen
Oxid cariophilen
% GC/MS
0.10
0.20
60.10
20.60
0.20
0.50
1.50
1985, K. Malik cùng cộng sự cho biết % thành phần hóa học của tinh dầu Tần
dày lá ở Pakistan có cấu phần chính cũng là carvacrol (40.40%):
Bảng 1.5: Thành phần hóa học của tinh dầu Tần dày lá ở Pakistan năm 1985. [29]
Hợp chất
α-Pinen
β-Pinen
Mircen
Limonen
p-Cimen
γ-Terpinen
Huỳnh Thị Minh Hải
% GC/MS
0.46
0.11
0.17
10.58
1.15
3.59
Hợp chất
Etil salicilat
Timol
Carvacrol
β-Cariophilen
Eugenol
β-Silinen
% GC/MS
5.50
8.12
40.40
0.44
7.36
17.39
9
Chương 1: TỔNG QUAN
Tinh dầu Tần dày lá
1988, I. U. Haque sử dụng GC/MS để xác định % thành phần hóa học tinh dầu
Tần dày lá ở Pakistan, nhưng với cấu phần chính là timol (79.80%), không thấy
sự xuất hiện của carvacrol:
Bảng 1.6: Thành phần hóa học tinh dầu Tần dày lá ở Pakistan năm 1988. [13]
Hợp chất
1-Octen-3-ol
cis-β-Ocimen
Terpinolen
Borneol
p-Cimen
Terpinen-4-ol
% GC / MS
0.80
0.20
0.70
0.20
1.00
2.90
Hợp chất
α-Terpineol
Verbenon
Timol
trans-Butilanisol
Alcol cuminil
β-Cariophilen
% GC / MS
0.10
1.30
79.80
1.30
0.10
1.80
1990, P. Borges cùng cộng sự xác định được % thành phần hóa học của tinh
dầu Tần dày lá ở Cuba bằng thiết bị GC/MS, được kết quả ở bảng 1.7.
Bảng 1.7: Thành phần hóa học của tinh dầu Tần dày lá ở Cuba năm 1990. [22]
Hợp chất
α-Pinen
Sabinen
Mircen
α-Phelandren
α-Terpinen
Limonen
1,8-Cineol
γ-Terpinen
Linalol
% GC / MS
0.26
0.12
1.11
0.20
6.45
0.47
2.19
7.26
0.44
Hợp chất
Terpinen-4-ol
Timol
Carvacrol
β-Cariophilen
α-Humulen
trans-β-Farnesen
Oxid cariophilen
β-Bisabolen
Oxid humulen
% GC / MS
1.10
0.10
63.83
10.24
2.27
0.12
3.00
0.47
0.36
1995, D. Prudent cùng cộng sự sử dụng kết hợp thiết bị GC/MSD và GC/FID,
công bố % thành phần hóa học tinh dầu Tần dày lá ở Pháp:
Bảng 1.8: Thành phần hóa học tinh dầu Tần dày lá ở Pháp năm 1995. [10]
Hợp chất
cis-1,3-Hexadien
cis-3-Hexenol
Linalol
Mircen
α-Terpinen
p-Cimen
γ-Terpinen
Terpinen-4-ol
trans-α-Bergamoten
β-Cariophilen
Huỳnh Thị Minh Hải
% GC / MS
0.10
0.64
0.19
0.10
0.10
0.19
0.45
1.07
5.05
11.09
Hợp chất
α-Humulen
Timol
Carvacrol
trans-β-Farnesen
Oxid cariophilen
trans,trans-β-Farnesen
α-Murolen
β-Bisabolen
Oxid humulen
cis,trans-β-Farnesen
% GC / MS
3.16
0.16
72.17
0.14
0.54
0.20
0.15
0.35
0.14
0.17
10
Chương 1: TỔNG QUAN
Tinh dầu Tần dày lá
1991, Đỗ Tất Lợi đã công bố thành phần hóa học tinh dầu Tần dày lá ở Việt
Nam, với các cấu phần được trình bày trong bảng 1.9 sau:
Bảng 1.9: Thành phần hóa học của tinh dầu Tần dày lá ở Việt Nam năm 1991. [20]
Hợp chất
α-Tuien
α-Pinen
Camphen
Sabinen
β-Pinen
Mircen
α-Terpinen
p-Cimen
γ-Terpinen
Terpinen-4-ol
α-Terpineol
% GC/MS
0.10
0.85
0.35
0.10
0.18
1.92
16.83
0.77
19.02
1.19
0.11
Hợp chất
Timol
Carvacrol
β-Cariophilen
α-Humulen
trans-β-Farnesen
Oxid cariophilen
β-Phelandren
trans-α-Bergamoten
Elemol
Oxid aromadendren
% GC/MS
0.58
39.49
5.87
1.68
0.19
0.12
0.38
2.97
0.78
0.56
1999, Gopal R. Mallavarapu, Laxmi Rao, Srinivasaiyer Ramesh sử dụng sắc ký
khí ghép khối phổ (GC/MS) để nghiên cứu sự khác nhau về thành phần hóa học
của tinh dầu Tần dày lá được thu hái vào tháng 5 và tháng 9 ở Ấn Độ:
Bảng 1.10: Thành phần hóa học của tinh dầu Tần dày lá ở Ấn Độ năm 1999. [11]
Hợp chất
cis-3-Hexenol
α-Tuien
α-Pinen
Camphen
1-Octen-3-ol
β-Pinen
Mircen
α -Phelandren
α-3-Caren
α-Terpinen
p-Cimen
Limonen
1,8-Cineol
trans-β-Ocimen
Huỳnh Thị Minh Hải
% GC/MS
Tháng 5 Tháng 9
0.2
0.2
1.1
0.3
0.4
0.1
0.1
0.4
1.1
0.1
1.8
0.7
0.3
0.1
0.1
2.4
0.4
12.6
6.5
0.2
0.1
0.4
0.2
0.1
0.1
Hợp chất
γ-Terpinen
Terpinolen
Linalol
Borneol
Terpinen-4-ol
α-Terpineol
Timol
Carvacrol
Acetat timil
β-Cariophilen
α-Humulen
γ-Cadinen
Oxid cariophilen
Farnesol
% GC/MS
Tháng 5 Tháng 9
15.5
5.9
0.1
0.1
0.1
0.1
0.1
0.1
0.1
0.1
0.1
0.4
0.3
53.0
67.0
0.8
4.3
7.4
1.2
2.1
0.2
0.6
0.9
2.2
0.2
0.1
11
Chương 1: TỔNG QUAN
Tinh dầu Tần dày lá
2002, Guiclip Singh cùng cộng sự đã sử dụng GC và GC/MS chỉ ra sự hiện
diện của 6 thành phần chính trong tinh dầu Tần dày lá ở Ấn Độ gồm có: timol
(94.3 %), carvacrol (1.2 %), 1,8-cineol (0.8 %), p-cimen (0.3 %), spatulenol
(0.2 %), terpinen-4-ol (0.2 %). [12]
2003, Dilexa Valera, Roimar Rivas, Jorge Luis Avila cùng nghiên cứu sự thay
đổi thành phần hóa học của tinh dầu Tần dày lá ở Venezuela theo hai vùng khí
hậu khác nhau. Nguyên liệu được lấy từ: Rancherias nằm ở độ cao 1.100 m
luôn khô ráo và vườn cây thuốc của Khoa Dược Đại học Los Andes thuộc
Merida ở độ cao 1.400 m có thời tiết hầu như ẩm ướt. Kết quả cho thấy tinh dầu
có sự khác biệt về thành phần hóa học theo nơi trồng. Hàm lượng các cấu phần
có khác nhau, tuy nhiên cấu phần chính vẫn là carvacrol (55.3–64.7 %)
Bảng 1.11: Thành phần hóa học của tinh dầu Tần dày lá ở Venezuela năm 2003. [9]
% GC/MS
% GC/MS
Hợp chất
Hợp chất
Rancherias
Merida
0.4
0.2
1.0
1.1
0.1
0.1
1.3
18.8
7.2
0.2
0.8
0.3
0.6
9.8
-
α-Tuien
α-Pinen
1-Octen-3-ol
Mircen
α-Felandren
α-3-Caren
α-Terpinen
p-Cimen
γ-Terpinen
Terpinolen
Terpinen-4-ol
Timol
Carvacrol
α-Humulen
β-Felandren
Oxid cariophilen
Cariophilen
trans-α-Bergamoten
Hidrat cis-sabinen
Hidrat trans-sabinen
Rancherias
Merida
0.9
0.5
55.3
1.3
0.6
0.4
5.4
3.3
0.2
0.1
1.0
0.5
64.7
2.6
0.5
1.1
9.1
4.6
-
2003, một nghiên cứu khác ở Pakistan được thực hiện bởi M. S. Malik cùng
cộng sự đã chỉ ra thành phần hóa học chính của tinh dầu gồm có: α-phelandren
(2.40 %), p-cimen (7.10 %), γ-terpinen (0.35 %), cariophilen (8.30%), borneol
(1.72 %), zatarinol (1.80 %), timol (15.59 %), carvacrol (57.40 %), eugenol
(1.69 %), metil eugenol (2.50 %), zatarol (2.10 %). [18]
Huỳnh Thị Minh Hải
12
Chương 1: TỔNG QUAN
Tinh dầu Tần dày lá
2005, Ling Wang và cộng sự cùng phân tích và cho kết quả % thành phần hóa
học tinh dầu Tần dày lá ở Trung Quốc như sau: carvacrol (57.82 %), βcariophilen (15.24 %), γ-terpinen (10.01 %), α-bergamoten (8.69 %), p-cimen
(5.65 %), α-cariophilen (2.32 %), oxid cariophilen (1.13 %). [16]
2007, K. Koba cùng cộng sự công bố % thành phần hóa học tinh dầu Tần dày lá
của Pnompenh, Campuchia; dựa trên kết quả phân tích của thiết bị GC/MS và
GC/FID:
Bảng 1.12: Thành phần hóa học tinh dầu Tần dày lá ở Campuchia năm 2007. [15]
Hợp chất
% GC/MS
Hợp chất
% GC/MS
α-Tuien
1.26
Terpinen-4-ol
0.91
α-Pinen
0.48
α-Terpineol
0.06
Camphen
0.70
Timol
0.44
Sabinen
0.07
Carvacrol
44.01
1-Octen-3-ol
0.08
β-Cariophilen
2.14
β-Pinen
0.14
γ-Cadinen
0.13
Mircen
1.84
Oxid cariophilen
0.20
α -Phelandren
0.49
β-Phelandren
0.46
α-3-Caren
0.09
Hidrat cis-sabinen
0.66
α-Terpinen
3.65
Hidrat trans-sabinen
0.13
p-Cimen
10.47
Eugenol
0.10
Limonen
0.46
Ciperen
11.46
trans-β-Ocimen
0.17
D-Germacren
0.47
γ-Terpinen
14.75
Borneol
0.14
Terpinolen
0.60
cis-Calamenen
0.47
Linalol
0.12
Spatulenol
1.38
Huỳnh Thị Minh Hải
13
Chương 1: TỔNG QUAN
Tinh dầu Tần dày lá
Nhận xét:
Kết quả các nghiên cứu trên cho thấy tinh dầu Tần dày lá thu được từ những
quốc gia khác nhau vào các thời điểm thu hái khác nhau thì có thành phần hóa học
cũng khác nhau. Tuy nhiên, cấu phần chính vẫn là carvacrol (39.49–72.17 %) hoặc
timol (41.30–94.30 %).
Bảng 1.13: Tổng kết thành phần hóa học tinh dầu Tần dày lá các nước trên thế giới.
Hàm lượng cấu phần chính (%)
Stt
Quốc gia
Oxid
α-Pinen
Mircen
p-Cimen
γ-Terpinen
Timol
Carvacrol
βCariophilen
cariophilen
1
Ấn Độ [25]
3.20
-
-
-
41.30
13.25
4.20
-
2
Java [23]
0.10
0.40
5.30
4.30
0.20
60.10
20.60
1.50
3
Pakistan [29]
0.46
0.17
1.15
3.59
8.12
40.40
0.44
-
4
Pakistan [13]
-
-
1.00
-
79.80
-
1.80
-
5
Cuba [22]
0.26
1.11
-
7.26
0.10
63.83
10.24
3.00
6
Pháp [10]
-
0.10
0.19
0.45
0.16
72.17
-
0.54
7
Việt Nam [20]
0.85
1.92
16.83
19.02
0.58
39.49
5.87
0.12
8
Ấn Độ [11]
0.1-0.4
5.9-15.5
0.3-0.4
53.0-67.0
4.3-7.4
0.9-2.2
9
Ấn Độ [12]
-
-
94.3
1.2
-
-
10
Venezuela [9]
0.2
7.2
0.5
55.3-64.7
-
0.4-1.1
11
Pakistan [18]
-
-
7.10
0.35
15.59
57.40
8.30
-
12
Trung Quốc [16]
-
-
5.65
10.01
-
57.82
15.24
1.13
13
Campuchia [15]
0.48
1.84
10.47
14.75
0.44
44.01
2.14
0.20
Huỳnh Thị Minh Hải
0.7-1.8 6.5-12.6
-
0.3
0.3-1.1 9.8-18.8
14
Chương 1: TỔNG QUAN
Tinh dầu Tần dày lá
1.1.2.4 Hoạt tính sinh học:
1995, J. M. Michel và cộng sự đã khảo sát hoạt tính sinh học của tinh dầu Tần
dày lá trên nhiều chủng vi sinh vật, được kết quả như sau:
Bảng 1.14: Kết quả kháng vi sinh vật của tinh dầu Tần dày lá ở Pháp. [10]
Vi sinh vật
Staphylococus aureus
Escherichia coli
Mycobacterium smegmatis
Streptococcus faecalis
Pseudomonas aeruginosa
Vibrio cholera
Candida albicans
Aspergillus niger
Cylindrocarpon mali
Botrytis cinerea
Sterteum purpureum
Sclerotinia sclerotiorum
MIC (mg/mL)
0.500
0.250-0.500
0.062-0.125
>4
>4
0.125-0.250
0.250
0.125-0.250
0.250
0.125-0.250
0.125-0.250
0.250-0.500
MIC: nồng độ ức chế tối thiểu (Minimum inhibiting concentration)
Mặt khác, 1999, Lic. Rosa thực hiện trên đĩa thạch đã chứng minh rằng tinh dầu
Tần dày lá vô hiệu đối với Tribolium castaneum. [27]
2002, C. Catalan cùng cộng sự cho biết tinh dầu Tần dày lá chứa cấu phần chính
là timol có tính kháng mạnh đối với mối trắng Odontotermes obesus Rhamb., là
loại mối gây hại nghiêm trọng cho những cánh đồng mía ở Ấn Độ. [12]
2007, theo C. Raynaud cùng cộng sự công bố tinh dầu Tần dày lá có hoạt tính
kháng khuẩn mạnh đối với các vi khuẩn gây bệnh đường ruột như: Escherichia
coli, Staphylococcus aureus, Mycobacterium smegmatis, Pseudomonas
aeruginosa, Streptococcus faecalis, Vibrio cholera. Đặc biệt, hoạt động chống
lại vi nấm Candida albicans rất hiệu quả. [15]
Huỳnh Thị Minh Hải
15
Tinh dầu Tần dày lá
GS.TS Lê Ngọc Thạch
CHƯƠNG II
THỰC NGHIỆM
2.1 Nguyên liệu
Tần dày lá được thu hái tại Xã Trung Kiên, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ.
Bộ phận sử dụng: phần trên mặt đất (chúng tôi gọi tắt lá toàn cây).
Mẫu Tần dày lá 3.5 tháng tuổi.
Thời gian thu hái: trong khoảng 4–5 giờ chiều, từ tháng 6–9/2010.
Hình 2.1: Mẫu Tần dày lá thu hái tại Xã Trung Kiên, Quận Thốt Nốt, Thành phố
Cần Thơ.
Huỳnh Thị Minh Hải
16