Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

LUẬN văn CÔNG NGHỆ hóa NGHIÊN cứu áp DỤNG sản XUẤT SẠCH hơn tại NHÀ máy CHẾ BIẾN ĐÔNG LẠNH THỦY sản HÙNG cá (cụm CÔNG NGHIỆP BÌNH THÀNH – THANH BÌNH – ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

Đề tài: NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH
HƠN TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN ĐÔNG LẠNH
THỦY SẢN HÙNG CÁ
(CỤM CÔNG NGHIỆP BÌNH THÀNH – THANH BÌNH – ĐỒNG THÁP)

Cán bộ hướng dẫn
Th.s Vũ Bá Minh
K.s Trần Nam Nghiệp

Sinh viên thực hiện
Đỗ Phú Hào
Lớp Công nghệ hóa học
MSSV: 2041626

Cần Thơ, năm 2008


Đề tài LVTN: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch
hơn tại nhà máy thủy sản Hùng Cá
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CBHD: Th.s Vũ Bá Minh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA CÔNG NGHỆ

-------------------Cần Thơ, ngày……tháng…….năm………

PHIẾU ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NĂM HỌC: 2008-2009
1. Họ và tên sinh viên: Đỗ Phú Hào

MSSV: 2041626

Lớp Công nghệ hóa học
Khóa 30
2. Tên đề tài: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy chế biến đông lạnh
thủy sản Hùng Cá.
3. Địa điểm thực hiện: Nhà máy chế biến đông lạnh thủy sản Hùng Cá - Công ty
TNHH Hùng Cá, cụm công nghiệp Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
4. Họ và tên cán bộ hướng dẫn: Th.s Vũ Bá Minh, bộ môn máy – thiết bị, khoa Công
nghệ hóa học và dầu khí – Trường Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh; K.s Trần
Nam Nghiệp, Bộ môn Công nghệ hóa học, Khoa Công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ.
5. Mục đích đề tài: Cải thiện môi trường làm việc của nhà máy, giảm thiểu chất thải,
năng lượng từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà máy.
6. Các nội dung chính và giới hạn của đề tài:
Chương 01: Mở đầu
Chương 02: Tổng quan về ngành chế biến thủy sản và sản xuất sạch hơn
Chương 03: Sơ lược về nhà máy thủy sản Hùng Cá
Chương 04: Nghiên cứu sản xuất sạch hơn tại nhà máy
Chương 05: Kết luận và kiến nghị
Hạn chế: chưa đánh giá được lợi ích do chương trình sản xuất sạch hơn này mang

lại.
7. Các yêu cầu hỗ trợ cho việc thực hiện đề tài: Cán bộ hướng dẫn, Công ty TNHH
Hùng Cá, kinh phí.
8. Kinh phí dự trù cho việc thực hiện đề tài: 500.000 đồng
Sinh viên
Đỗ Phú Hào
Ý KIẾN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SVTH: Đỗ Phú Hào

Ý KIẾN

HỘI ĐỒNG THI &

CỦA BỘ MÔN

XÉT TỐT NGHIỆP

i


Đề tài LVTN: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch
hơn tại nhà máy thủy sản Hùng Cá

CBHD: Th.s Vũ Bá Minh

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tuy chỉ hơn 3 tháng nhưng để
hoàn thành đề tài này đó là nhờ sự tận tình hướng dẫn, sự giúp đỡ, đông viên quý

báo của gia đình, quý thầy cô và các bạn cùng theo học tại Trường Đại học Cần
Thơ.
Để hoàn thành được luận văn này em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến:
-

Gia đình, cha mẹ, anh chị đã ủng hộ con cả về mặt vật chất lẫn tinh thần
trong suốt những năm tháng con theo học tại Trường.

-

Thầy Vũ Bá Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo và truyền đạt
những kiến thức trong thời gian thực hiện đề tài.

-

Anh Phan Ngọc Thạch, anh Nguyễn Đức Tài, anh Nguyễn Thức Diêu
cùng toàn thể anh chị em đang làm việc tại công ty TNHH Hùng Cá đã
tận tình hỗ trợ, cung cấp những thông tin, số liệu, nhân lực, hình ảnh phục
vụ cho bài luận văn trong thời gian thực tập tại nhà máy.

-

Quý thầy, cô Khoa Công Nghệ đã dạy bảo, truyền đạt những kiến thức
quý báo trong suốt thời gian học tại Trường.

-

Tập thể lớp Công nghệ hóa học K30 đã giúp đỡ, động viên, chia sẽ những
khó khăn trong thời gian học tại Trường cũng như trong thời gian thực
hiện đề tài.


Một lần nữa em chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báo đó.

Sinh viên thực hiện

SVTH: Đỗ Phú Hào

ii


Đề tài LVTN: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch
hơn tại nhà máy thủy sản Hùng Cá

CBHD: Th.s Vũ Bá Minh

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................

.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Ngày……..tháng …… năm ……
Cán bộ hướng dẫn

SVTH: Đỗ Phú Hào

iii


Đề tài LVTN: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch
hơn tại nhà máy thủy sản Hùng Cá

CBHD: Th.s Vũ Bá Minh

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................

.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Ngày …..tháng …… năm……..
Cán bộ phản biện

SVTH: Đỗ Phú Hào

iv


Đề tài LVTN: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch
hơn tại nhà máy thủy sản Hùng Cá

CBHD: Th.s Vũ Bá Minh

MỤC LỤC


Phiếu đề tài luận văn tốt nghiệp
Lời cảm ơn
Mục lục.................................................................................................................i
Danh sách bảng ..................................................................................................iv
Danh sách hình .................................................................................................... v
Danh sách chữ viết tắt ........................................................................................vi
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 01
Chương I: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 02
1.1 Lý do thực hiện đề tài ....................................................................... 02
1.2 Mục tiêu đề tài .................................................................................. 02
1.3 Nội dung nghiên cứu và những hạn chế của đề tài........................... 02
Chương II: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ SẢN
XUẤT SẠCH HƠN ......................................................................................... 04
A. Tổng quan về ngành chế biến thủy sản của cả nước và ở Đồng bằng sông
Cửu Long ............................................................................................... 04
B. Lược khảo tài liệu về sản xuất sạch hơn................................................ 05
2.1 Phương pháp luận về sản xuất sạch hơn .......................................... 05
2.1.1 Định nghĩa sản xuất sạch hơn ............................................ 05
2.1.2 Mục tiêu của sản xuất sạch hơn ......................................... 06
2.1.3 Lợi ích của sản xuất sạch hơn ............................................ 06
2.1.4 Các giải pháp sản xuất sạch hơn bao gồm ......................... 07
2.1.5 Các bước thực hiện sản xuất sạch hơn............................... 08
2.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng sản xuất sạch hơn trong và ngoài
nước........................................................................................................ 13
2.2.1 Tình hình ngoài nước ......................................................... 13
2.2.2 Tình hình trong nước ......................................................... 14
2.3 Những thuận lợi và rào cản khi thực hiện sản xuất sạch hơn .......... 14

SVTH: Đỗ Phú Hào


i


Đề tài LVTN: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch
hơn tại nhà máy thủy sản Hùng Cá

CBHD: Th.s Vũ Bá Minh

2.3.1 Thuận lợi ............................................................................ 14
2.3.2 Rào cản............................................................................... 15
Chương III: SƠ LƯỢC VỀ NHÀ MÁY THỦY SẢN HÙNG CÁ .............. 16
3.1 Giới thiệu ......................................................................................... 17
3.2 Sơ lược quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm nhà xưởng và thực trạng
sản xuất tại nhà máy............................................................................... 18
3.2.1 Sơ lược về công nghệ sản xuất và đặc điểm nhà xưởng .... 18
3.2.2 Đặc điểm nhà xưởng .......................................................... 18
3.3 Thực trạng sản xuất tại nhà máy ...................................................... 19
3.3.1 Xưởng sản xuất chính ........................................................ 19
3.3.2 Các khu vực phụ trợ........................................................... 21
3.3.3 Sản phẩm và tình hình sản xuất ......................................... 22
Chương 4: NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI NHÀ MÁY ..... 24
4.1 Khởi động......................................................................................... 24
4.1.1 Thành lập nhóm sản xuất sạch hơn.................................... 24
4.1.2 Lập sơ đồ dòng chi tiết qui trình công nghệ ...................... 24
4.1.3 Lựa chọn công đoạn áp dụng sản xuất sạch hơn ............... 35
4.2 Phân tích công đoạn của qui trình.................................................... 36
4.2.1 Khảo sát ............................................................................. 36
4.2.2 Cân bằng vật chất............................................................... 38
4.2.3 Dòng thải và đặc trưng dòng thải....................................... 40

4.2.4 Nguyên nhân phát sinh dòng thải ...................................... 41
4.3 Phát triển cơ hội sản xuất sạch hơn.................................................. 45
4.3.1 Đề xuất cơ hội .................................................................... 45
4.3.2 Tổng hợp các giải pháp tại các khâu.................................. 46
4.4 Lựa chọn các cơ hội sản xuất sạch hơn............................................ 53
4.4.1 Đánh giá khả thi về kỹ thuật .............................................. 55
4.4.2 Tính khả thi về mặt kinh tế ................................................ 56
4.4.3 Tính khả thi về môi trường ................................................ 64
4.5 Thực hiện giải pháp.......................................................................... 65
4.5.1 Lập kế hoạch thực hiện ...................................................... 66

SVTH: Đỗ Phú Hào

ii


Đề tài LVTN: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch
hơn tại nhà máy thủy sản Hùng Cá

CBHD: Th.s Vũ Bá Minh

4.5.2 Thực hiện các giải pháp ..................................................... 68
4.6 Duy trì sản xuất sạch hơn................................................................. 69
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 70
5.1 Kết luận ............................................................................................ 70
5.2 Kiến nghị.......................................................................................... 71
Tài liệu tham khảo.................................................................................................. 72
Phụ lục.................................................................................................................... 73

SVTH: Đỗ Phú Hào


iii


Đề tài LVTN: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch
hơn tại nhà máy thủy sản Hùng Cá

CBHD: Th.s Vũ Bá Minh

DANH SÁCH BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ năm 2000-10/2008 ......................... 04
Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa từ năm 2004 – 10/2008.............. 05
Bảng 4.1: Cân bằng vật chất cho từng công đoạn trong nhà máy............................. 38
Bảng 4.2: Kết quả phân tích nước thải của nhà máy ................................................ 40
Bảng 4.3: Tổng hợp dòng thải tại các khâu .............................................................. 40
Bảng 4.4: Phân tích nguyên nhân gây lãng phí nguyên liệu, nhiên liệu và năng
lượng
................................................................................................................................... 42
Bảng 4.5: Phân tích nguyên nhân gây ra dòng thải................................................... 43
Bảng 4.6: Các cơ hội sản xuất sạch hơn tại các khâu ............................................... 45
Bảng 4.7: Tổng hợp các giải pháp tại các khâu ........................................................ 45
Bảng 4.8: Phân loại theo hạng mục cho các giải pháp.............................................. 49
Bảng 4.9: Các giải pháp có thể thực hiện ngay do vốn đầu tư thấp, dể thực hiện .... 53
Bảng 4.10: Phân tích tính khả thi về mặt kỹ thuật .................................................... 55
Bảng 4.11: Phân tích tính khả thi về kinh tế ............................................................. 62
Bảng 4.12: Phân tích tính khả thi về môi trường ...................................................... 65
Bảng 4.13: Thứ tự ưu tiên các giải pháp thực hiện ngay .......................................... 67
Bảng 4.14: Đánh giá thời gian thực hiện các giải pháp ............................................ 68

SVTH: Đỗ Phú Hào


iv


Đề tài LVTN: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch
hơn tại nhà máy thủy sản Hùng Cá

CBHD: Th.s Vũ Bá Minh

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Ba nhóm sản xuất sạch hơn....................................................................... 07
Hình 2.2: Các bước cơ bản thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn ........................... 08
Hình 3.1a và 3.1b: Một vài hình ảnh tại công ty....................................................... 18
Hình 3.2a và 3.2b: Các sản phẩm thế mạnh của công ty .......................................... 23
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình công nghệ tại nhà máy .................................................... 25
Hình 4.2: Khâu cắt tiết và rửa 01 .............................................................................. 32
Hình 4.3: Khâu phi lê ................................................................................................ 33
Hình 4.4: Khâu sửa cá ............................................................................................... 33
Hình 4.5: Khâu kiểm cá ............................................................................................ 33
Hình 4.6: Khâu cấp đông (bằng băng chuyền).......................................................... 34
Hình 4.7: Khâu cấp đông (bằng băng chuyền).......................................................... 34
Hình 4.8: Khâu xếp khuôn ........................................................................................ 34
Hình 4.9: Khâu cấp đông (bằng tủ đông tiếp xúc) .................................................... 35
Hình 4.10: Vận chuyển bán thành phẩm sau cấp đông............................................. 35
Hình 4.11: Bao gói và chuyển sản phẩm vào kho lạnh............................................. 35
Hình 4.12: Cân bằng vật chất cho toàn quy trình...................................................... 39
Hình 4.13: Cân bằng vật chất cho vệ sinh dụng cụ, thiết bị và bảo hộ lao động ...... 39

SVTH: Đỗ Phú Hào


v


Đề tài LVTN: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch
hơn tại nhà máy thủy sản Hùng Cá

CBHD: Th.s Vũ Bá Minh

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
SXSH: Sản xuất sạch hơn
BOD5 (Biochemmical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy sinh học
COD (Chemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy hóa học
SS (Suspended Solid): Chất rắn lơ lửng
CTTB: cải tiến thiết bị
QLNV: quản lý nội vi
KSQT: kiểm soát quá trình
WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới

SVTH: Đỗ Phú Hào

vi


Đề tài LVTN: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch
hơn tại nhà máy thủy sản Hùng Cá

CBHD: Th.s Vũ Bá Minh

LỜI NÓI ĐẦU

Nước ta đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hơn
nữa đã gia nhập vào WTO. Điều này tất yếu sẽ kéo theo tình trạng gia tăng việc
khai thác tài nguyên, gây ra nhiều tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường nếu
không kịp thời có những chính sách môi trường và các giải pháp phù hợp. Ngành
thủy sản cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Một trong những giải pháp để làm
giảm các ảnh hưởng tiêu cực đó là áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn trong nhà
máy chế biến. Đây là giải pháp giúp nâng cao về chất lượng và giảm thiểu về số
lượng của phát thải thải vào môi trường.
Là một sinh viên ngành Công nghệ hóa học, được sự phân công của khoa, sự
đồng ý của Ban giám đốc công ty TNHH Hùng Cá và sự hướng dẫn của thầy Vũ Bá
Minh em đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy
chế biến đông lạnh thủy sản Hùng Cá – Khu Công nghiệp Bình Thành, huyện
Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp”.
Nội dung luận văn gồm có phần:
1. Mở đầu.
2. Tổng quan về ngành chế biến thủy sản và đánh giá sản xuất sạch hơn.
3. Sơ lược về nhà máy chế biến thủy sản Hùng Cá.
4. Nghiên cứu đánh giá sản xuất sạch hơn tại nhà máy.
5. Kết luận và kiến nghị.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt kiến thức cho
em trong thời gian học tập tại trường, cảm ơn thầy Vũ Bá Minh đã tận tình hướng
dẫn, cảm ơn Ban giám đốc và các anh chị trong công ty TNHH Hùng Cá và các bạn
đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành cuốn luận văn này.
Nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên chắc chắn luận văn có nhiều thiếu sót,
em rất mong sự góp ý của các thầy cô và ban đọc để luận văn của em có thể áp dụng
vào thực tế sản xuất tại nhà máy.

SVTH: Đỗ Phú Hào

1



Đề tài LVTN: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch
hơn tại nhà máy thủy sản Hùng Cá

CBHD: Th.s Vũ Bá Minh

Chương I: MỞ ĐẦU
1.1

Lý do thực hiện đề tài
Song song với sự phát triển kinh tế là kèm theo sự ô nhiễm. Điều này tập

trung chủ yếu ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nếu chỉ dựa
vào phương pháp “xử lý cuối đường ống” để giảm thiểu ô nhiễm môi trường thì
lại quá tốn kém và không chủ động được việc xử lý. Do vậy, để hạn chế được
điều này thì sản xuất sạch hơn có thể được coi là một trong những phương pháp
tốt nhất và ngày càng trở nên quan trọng hơn nhất là đối với ngành thủy sản. Vì
ngành thủy sản là ngành có lượng chất thải rất lớn và có tải lượng ô nhiễm cao.
Với lý do trên, em đã thực hiện luận văn: “Nghiên cứu và áp dụng sản xuất
sạch hơn tại nhà máy chế biến đông lạnh thủy sản Hùng Cá” nhằm mục tiêu
giảm lượng nguyên liệu và nhiên liệu sử dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng
sản phẩm và giảm thiểu số lượng phát thải, tiết kiệm chi phí sản xuất cho nhà
máy.

1.2

Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu hiện trạng môi trường của nhà máy, sau đó đề xuất biện pháp sản


xuất sạch hơn cho nhà máy chế biến thủy sản Hùng Cá để nhà máy đạt những
lợi ích về mặt kinh tế, giảm lượng chất thải ô nhiễm và giảm độ độc hại của chất
thải, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.

1.3

Nội dung nghiên cứu và những hạn chế của đề tài
Khảo sát, đánh giá hiện trạng sản xuất và quản lý môi trường tại nhà máy.
Khảo sát chung về nhà máy.
Vẽ sơ đồ quy trình công nghệ nhà máy.
Phân tích các công đoạn sản xuất tại nhà máy.
Xác định các thông số đầu vào và đầu ra cho mỗi công đoạn.
Thiết lập cân bằng vật chất, cân bằng năng lượng.
Đánh giá các nguồn thải.
Xác định nguyên nhân sinh ra phát thải.
Đề xuất các cơ hội sản xuất sạch hơn cho nhà máy.

SVTH: Đỗ Phú Hào

2


Đề tài LVTN: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch
hơn tại nhà máy thủy sản Hùng Cá

CBHD: Th.s Vũ Bá Minh

Phân tích, đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế, môi trường và kỹ thuật cho
các quy trình trọng điểm nhằm giảm tiêu hao nguyên vật liệu, nước và năng
lượng.

Trên cơ sở đó đề xuất áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn có tính khả thi
cao cho nhà máy.
Đánh giá kết quả thu được sau khi áp dụng sản xuất sạch hơn.
Trong quá trình thực hiện đề tài do nghiên cứu trên quy mô công nghiệp nên
các số liệu chỉ đúng trong quá trình đo và đôi khi có sai lệch với thực tế. Và do
trong nhà máy vẫn còn một số hạn chế kỹ thuật về thiết bị đo nên số liệu thu
thập để tính toán là số liệu đo trong thời gian ngắn nên chưa chính xác với quy
trình thực tế.

SVTH: Đỗ Phú Hào

3


Đề tài LVTN: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch
hơn tại nhà máy thủy sản Hùng Cá

CBHD: Th.s Vũ Bá Minh

Chương II: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN
THỦY SẢN VÀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
C.Tổng quan về ngành chế biến thủy sản của cả nước và
ở Đồng bằng sông Cửu Long
Hiện nay, ngành thủy sản ở nước ta đang phát triển rất mạnh tuy vẫn
gặp nhiều biến động về thị trường tiêu thụ, đặc biệt là về giá cả khi tiêu thụ ở
các thị trường nước ngoài. Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng ngành thủy
sản vẫn đang được chú trọng và đang phấn đấu đạt kim ngạch 4 tỷ USD vào
năm 2010.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ năm 2000 - 2008


Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD)

4.5
4
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008


Năm

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ năm 2000-10/2008
Trong đó, ngành chế biến đông lạnh cá da trơn xuất khẩu ở Đồng
bằng sông Cửu Long đang chiếm ưu thế. Ngành này có nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển như: sự quan tâm của các cơ quan nhà nước, có nhiều sông
ngòi thuận lợi để phát triển nguồn nguyên liệu, có truyền thống về nuôi trồng
và chế biến thủy sản, cầu đường được nâng cấp giúp việc lưu thông vận
chuyển sản phẩm được dể dàng hơn, có nguồn lao động dồi dào giúp cho
việc sản xuất không bị trì trệ, có thị trường tiêu thụ rộng lớn vì mặt hàng cá
đông lạnh này đang được ưa chuộng trên các thị trường quốc tế… Do có

SVTH: Đỗ Phú Hào

4


Đề tài LVTN: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch
hơn tại nhà máy thủy sản Hùng Cá

CBHD: Th.s Vũ Bá Minh

nhiều điều kiện thuận lợi nên ngành thủy sản đã có những bước tiến đáng kể
như có những năm kim ngạch xuất khẩu thủy sản vượt những năm trước đến
hơn 200%.
Tuy nhiên, ngành này cũng gặp không ít khó khăn như: các rào cản về
kinh tế của các cơ quan nước ngoài, đặc biệt là về bán phá giá cá tra – cá
basa đang rất được quan tâm, hạn chế về kỹ thuật chế biến cá và các yêu cầu
về môi trường.
Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa từ năm 01/2004 10/2008


Kim ngạch xuất khẩu (triệu
USD)

1400
1200
1000
800
600
400
200
0
2004

2005

2006

2007

2008

Năm

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu cá tra, cá basa từ năm 2004 – 10/2008
Mặt dù vẫn còn nhiều khó khăn như trên nhưng ngành thủy sản ở
Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang được chú trọng và thực tế đang có tiến
độ phát triển khá cao.

D.Lược khảo tài liệu về sản xuất sạch hơn

2.1 Phương pháp luận về sản xuất sạch hơn
2.1.1 Định nghĩa sản xuất sạch hơn:
UNEP đã định nghĩa sản xuất sạch hơn là: “Sản xuất sạch hơn là việc
áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá
trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và
giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường”.

SVTH: Đỗ Phú Hào

5


Đề tài LVTN: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch
hơn tại nhà máy thủy sản Hùng Cá

CBHD: Th.s Vũ Bá Minh

Đối với sản xuất: Sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và
năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm tính độc hại của tất cả
các chất thải ngay tại nguồn thải.
Đối với sản phẩm: Sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh
hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến
thải bỏ.
Đối với dịch vụ: Sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào
trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.

2.1.2 Mục tiêu của sản xuất sạch hơn:
Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng
tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách hiệu quả nhất. Điều này
có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên liệu nữa được

chuyển vào thành phẩm. Để đạt được điều này cần phải phân tích một cách
chi tiết và hệ thống trình tự vận hành cũng như thiết bị sản xuất hay yêu cầu
một đánh giá về sản xuất sạch hơn.
Các khái niệm tương tự sản xuất sạch hơn là:
+ Giảm thiểu chất thải.
+ Phòng ngừa ô nhiễm.
+ Năng suất xanh.
Về cơ bản, các khái niệm này đều giống với sản xuất sạch hơn, đều có
cùng ý tưởng cơ sở là làm cho hoạt động của các doanh nghiệp đạt hiệu quả
hơn và ít gây ô nhiễm hơn.

2.1.3 Lợi ích của sản xuất sạch hơn:
Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn
hay nhỏ, tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng nhiều hay ít. Đến nay, hầu hết các
doanh nghiệp đều có khả năng giảm lượng nguyên liệu tiêu thụ từ 10 – 15%.
Sản xuất sạch hơn tốt hơn cho các doanh nghiệp: vì các doanh nghiệp
áp dụng sản xuất sạch hơn đã giảm thiểu các tổn thất nguyên vật liệu và sản
phẩm, do đó có thể đạt được sản lượng cao hơn, chất lượng ổn định, tổng thu
nhập kinh tế cũng như tính cạnh tranh cao hơn.
Các lợi ích của sản xuất sạch hơn:
SVTH: Đỗ Phú Hào

6


Đề tài LVTN: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch
hơn tại nhà máy thủy sản Hùng Cá

CBHD: Th.s Vũ Bá Minh


Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng sản xuất sạch hơn không chỉ đêm
lại lợi ích kinh tế mà còn cả về mặt môi trường. Các lợi ích này có thể tóm
tắt như sau:
-

Cải thiện hiệu suất sản xuất.

-

Sử dụng nguyên liệu, nước và năng lượng có hiệu quả hơn.

-

Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị.

-

Giảm ô nhiễm.

-

Giảm chi phí xử lí và thải bỏ các chất thải rắn, nước và khí thải.

-

Tạo nên hình ảnh công ty tốt hơn.

-

Cải thiện sức khỏe nghề nghiệp và an toàn cho mọi người.


-

Tăng ưu thế cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường.

2.1.4 Các giải pháp sản xuất sạch hơn bao gồm:
Các giải pháp sản xuất sạch hơn không chỉ đơn thuần là thay đổi
thiết bị, mà còn là các thay đổi trong vận hành và quản lý của một
doanh nghiệp. Các giải pháp sản xuất sạch hơn có thể được chia thành
các nhóm sau:
-

Giảm chất thải tại nguồn.

-

Tuần hoàn (sản xuất theo chu trình khép kín).

-

Cải tiến sản phẩm.
Giảm chất thải tại nguồn

Tuần hoàn

Quản lý nội vi

Tận thu, tái sử dụng tại chổ

Kiểm soát tốt quá trình


Tạo ra sản phẩm phụ

Thay đổi nguyên liệu

Cải tiến sản phẩm

Cải tiến thiết bị

Thay đổi sản phẩm

Công nghệ sản xuất mới

Thay đổi bao bì

Hình 2.1: Ba nhóm sản xuất sạch hơn

SVTH: Đỗ Phú Hào

7


Đề tài LVTN: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch
hơn tại nhà máy thủy sản Hùng Cá

CBHD: Th.s Vũ Bá Minh

2.1.5 Các bước thực hiện sản xuất sạch hơn:
Đánh giá sản xuất sạch hơn được chia thành 6 bước đặc trưng
với 18 nhiệm vụ như sau:


Hình 2.2: Các bước cơ bản thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn
 Bước 1: Khởi động
Trước tiên, Ban lãnh đạo cần phải cam kết thực hiện đầy đủ
các chương trình sản xuất sạch hơn. Đánh giá sản xuất sạch hơn sẽ
yêu cầu một khoảng thời gian để thu thập thông tin và phát triển các
giải pháp. Hơn nữa, có thể cần một số chi phí như lắp đặt công-tơ
điện, đồng hồ nước hoặc phân tích mẫu.
Nhiệm vụ 1. Thành lập nhóm sản xuất sạch hơn
Ban lãnh đạo cần chỉ định một đội thực hiện đánh giá sản xuất
sạch hơn. Khi thực hiện việc này, Ban lãnh đạo cần nhớ rằng các
thành viên trong nhóm cần có một số quyền hạn, kỹ năng và thời gian
cần thiết để thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn.
Nhóm thực hiện nên bao gồm đại diện của các thành phần:
+ Cấp lãnh đạo.
+ Kế toán hoặc thủ kho.
+ Khu vực sản xuất.
+ Bộ phận kỹ thuật.

SVTH: Đỗ Phú Hào

8


Đề tài LVTN: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch
hơn tại nhà máy thủy sản Hùng Cá

CBHD: Th.s Vũ Bá Minh

Bên cạnh đó, việc đưa vào nhóm một thành viên là chuyên gia

về sản xuất sạch hơn từ bên ngoài sẽ là rất có ích vì sẽ thêm một tiếp
cận qua mắt nhìn thứ ba.
Nhiệm vụ 2. Liệt kê các công đoạn / quá trình sản xuất
Về cơ bản, nhóm sản xuất sạch hơn nên có một tổng quan về
toàn bộ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thông qua việc liệt kê tất
cả các quá trình sản xuất, đầu vào và đầu ra.
Cần có một sơ đồ dây chuyền sản xuất chi tiết và cụ thể (hoặc
sơ đồ của các động tác) để có thể khái quát và hiểu biết đúng về quá
trình sản xuất.
Cần chú ý đặc biệt tới các hoạt động theo chu kỳ, ví dụ như
làm sạch hoặc tái sinh vì quá trình này thường gây nhiều lãng phí.
Đầu vào và đầu ra của sơ đồ cần được ghi tên phù hợp để làm
tài liệu đối chứng sau này.
Nhiệm vụ 3. Xác định và chọn các công đoạn lãng phí
Dựa trên sơ đồ và thông qua việc khảo sát hiện trạng, nhóm
đánh giá sản xuất sạch hơn cần xác định được các công đoạn lãng phí.
Cùng với các thông tin hiện có về lượng nguyên liệu và tài
nguyên tiêu thụ, công việc này là cơ sở cho việc quyết định phạm vi
đánh giá sản xuất sạch hơn.
Phạm vi đánh giá cần được chọn sao cho thể hiện tính hấp dẫn
về kinh tế khi giải pháp sản xuất sạch hơn được xác định. Như vậy,
các công đoạn gây ra tổn thất nguyên liệu/sản phẩm lớn hoặc những
công đoạn có tỷ lệ xử lí lại cao cần được ưu tiên đưa vào trong phạm
vi đánh giá.
 Bước 2: Phân tích các công đoạn sản xuất
Nhiệm vụ 4. Xác định sơ đồ công nghệ chi tiết
Bao gồm đầy đủ các đầu vào và đầu ra của từng công đoạn
trong qui trình được lựa chọn để sản xuất, được lựa chọn để sản xuất
sạch hơn. Trên cơ sở đó, thực hiện các nghiên cứu như: kiểm toán
chất thải, kiểm toán năng lượng và cân bằng vật chất nhằm xác định


SVTH: Đỗ Phú Hào

9


Đề tài LVTN: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch
hơn tại nhà máy thủy sản Hùng Cá

CBHD: Th.s Vũ Bá Minh

chi phí cho dòng thải, đồng thời xác định các nguyên nhân gây thải và
gây lãng phí đối với qui trình sản xuất được chọn để đánh giá.
Nhiệm vụ 5. Cân bằng vật chất và cân bằng năng lượng
Trong bước này, các cân bằng vật liệu và năng lượng được
thực hiện nhằm định lượng các chất thải được phát sinh, chi phí và
các nguyên nhân của nguồn thải. Các cân bằng còn là cơ sở cho biết
lượng nguyên liệu tiêu thụ và các chất thải phát sinh trước khi thực
hiện sản xuất sạch hơn.
Làm cân bằng năng lượng thậm chí còn phức tạp hơn cân bằng
vật liệu. Thay vì việc lập cân bằng thực, việc điều tra để ghi lại lượng
vào và mất mát cũng có thể là rất có ích.
Đối với hệ thống cấp hơi, cần đo được lượng nhiên liệu sử
dụng, tổn thất của nồi hơi và ước tính các tổn thất nhiệt độ bề mặt bảo
ôn kém, rò rỉ hơi và thải nước ngưng.
Nhiệm vụ 6. Xác định tính chất và tính toán chi phí dòng theo dòng
thải
Việc xác định tính chất nguồn thải gồm 3 phần:
-


Định lượng nguồn thải (các số liệu cần được lấy từ cân bằng vật
liệu)

-

Định lượng tác động môi trường bằng các đo đặc, ước tính

-

Xác định chi phí cho nguồn thải bao gồm chi phí của các thành
phần có giá trị trong nguồn thải và chi phí xử lí môi trường
Đối với từng dòng thải, sau khi xác định tính chất của dòng

thải ta cần xác định chi phí để xử lý, các dòng thải có thể tái sử dụng
hay được bán lại cũng cần được tính toán cụ thể để tiện cho việc đánh
giá tính khả thi của các giải pháp sau này.
Nhiệm vụ 7. Phân tích nguyên nhân
Với mỗi một dòng thải cần tiến hành phân tích nguyên nhân để
tìm ra các nguyên nhân tiềm ẩn trong dòng thải. Để thực hiện việc
phân tích nguyên nhân tốt cần phải nắm chắc quá trình và các thông
số vận hành.

SVTH: Đỗ Phú Hào

10


Đề tài LVTN: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch
hơn tại nhà máy thủy sản Hùng Cá


CBHD: Th.s Vũ Bá Minh

 Bước 3: Phát triển cơ hội sản xuất sạch hơn:
Nhiệm vụ 8. Đề xuất cơ hội sản xuất sạch hơn
Dựa trên kết quả đã làm ở các bước trước, bước này sẽ phát
triển, liệt kê và mô tả các giải pháp sản xuất sạch hơn có thể làm
được, sau đó lựa chọn các cơ hội có thể làm được.
Với mỗi nguyên nhân được xác định sẽ có một, nhiều hoặc
thậm chí không có giải pháp sản xuất sạch hơn nào tương ứng. Để
xác định các nguyên nhân cần phải có kiến thức và sáng tạo. Phân tích
nguyên nhân tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong đề xuất cơ hội.
Nhiệm vụ 9. Lựa chọn các giải pháp có thể thực hiện
-

Các giải pháp có thể thực hiện ngay.

-

Các giải pháp cần được nghiên cứu.

-

Các giải pháp cần loại bỏ.
Các cơ hội có thể thực hiện ngay cần được làm ngay. Hãy lưu giữ

danh mục các cơ hội này để ghi lại hiệu quả của công việc sản xuất
sạch hơn. Các cơ hội cần được nghiên cứu tiếp nên được đánh giá ở
các bước tiếp theo.
 Bước 4: Lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn
Đối với các cơ hội sản xuất sạch hơn phức tạp, cần tiến hành nghiên

cứu khả thi một cách chi tiết về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường.
Nhiệm vụ 10.Tính khả thi về mặt kỹ thuật
Chú ý các yêu cầu như:
+ Chất lượng sản phẩm.
+ So sánh với thiết bị hiện có, yêu cầu về bảo dưỡng.
+ Yêu cầu về không gian, thời gian ngưng sản xuất.
+ Sức khỏe và an toàn cho người lao động.
+ Nhu cầu đào tạo nhân viên.
Nhiệm vụ 11.Tính khả thi về kinh tế
Có vai trò gần như quyết định đối với các giải pháp đề ra có khả
thi hay không:
+ Vốn đầu tư.

SVTH: Đỗ Phú Hào

11


Đề tài LVTN: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch
hơn tại nhà máy thủy sản Hùng Cá

CBHD: Th.s Vũ Bá Minh

+ Chi phí vận hành.
+ Thời gian hoàn vốn.
Nhiệm vụ 12.Tính khả thi về môi trường
Hầu hết các giải pháp đều khả thi về mặt môi trường. Mặc dù
vậy, cần xác định đến tính khả thi môi trường để so sánh giữa các giải
pháp.
Nhiệm vụ 13.Lựa chọn giải pháp thực hiện

Dựa vào việc đánh giá 3 khía cạnh khả thi chọn ra giải pháp tốt
nhất.
 Bước 5: Thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn:
Nhiệm vụ 14.Chuẩn bị thực hiện
Sau khi các giải pháp đã được đánh giá tính khả thi, nhóm sản
xuất sạch hơn cần phân công rõ ràng nhiệm vụ thực hiện các giải pháp
của từng bộ phận cụ thể, ai chịu trách nhiệm thực hiện và đánh giá kết
quả.
Nhiệm vụ 15.Thực hiện các giải pháp
Các giải pháp không tốn chi phí hoặc tốn ít chi phí cần được
thực hiện ngay từ những bước đầu của đánh giá sản xuất sạch hơn.
Các giải pháp này cần được thực hiện càng sớm càng tốt.
Các giải pháp còn lại đã được chọn triển khai cần được đưa vào
thực hiện theo kế hoạch đã được ban lãnh đạo phê duyệt. Kế hoạch
thực hiện cần nêu:
+ Cần làm gì.
+ Ai là người chịu trách nhiệm.
+ Bao giờ hoàn thành.
+ Quan trắc hiệu quả như thế nào.
Nhiệm vụ 16.Giám sát và đánh giá kết quả
Khi các giải pháp đã được thực hiện, cần thiết phải quan trắc
lượng nguyên liệu tiêu thụ mới/ mức độ thải để đánh giá lợi ích của
giải pháp.
 Bước 6: Duy trì sản xuất sạch hơn:

SVTH: Đỗ Phú Hào

12



Đề tài LVTN: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch
hơn tại nhà máy thủy sản Hùng Cá

CBHD: Th.s Vũ Bá Minh

Nhiệm vụ 17.Duy trì các giải pháp sản xuất sạch hơn
Khi các giải pháp sản xuất sạch hơn đã được thực hiện, điều
đặc biệt quan trọng phải nhấn mạnh là phải tiếp tục thực hiện các giải
pháp này. Bên cạnh đó, cần phải thực hiện các công việc:
+ Quan trắc và đánh giá kết quả;
+ Báo cáo các kết quả sản xuất sạch hơn;
+ Chuẩn bị cho một đánh giá mới về sản xuất sạch hơn.
Liên tục đưa sản xuất sạch hơn vào công việc quản lý hằng
ngày.
Nhiệm vụ 18.Lựa chọn trọng tâm cho đánh giá tiếp theo
Đây là một quá trình thực hiện liên tục. Khi đánh giá sản xuất
sạch hơn kết thúc, các đánh giá tiếp theo có thể được tiếp diễn nhằm
cải thiện được hiện trạng tốt hơn nữa hoặc tiếp tục với phạm vi lựa
chọn khác.

2.2 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng sản xuất sạch hơn
trong và ngoài nước:
2.2.1 Tình hình ngoài nước:
Trong quá trình phát triển của nhiều ngành công nghiệp vừa qua đã
làm suy thoái, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng. Các vấn đề về môi trường đã được quan tâm từ lâu
nhưng chỉ tập trung theo hướng “xử lí cuối đường ống”, xây dựng nhà máy
xử lí chất thải. Điều này chỉ mang tính bị động và chi phí cho việc này khá
cao. Gần đây thì đã có một tư duy mới được phát triển, đó là phòng ngừa và
giảm thiểu chất thải, chiến lược bảo vệ môi trường này mang tính phòng

ngừa từ xa – đó là tạo ra một nền sản xuất sạch hay sản xuất sạch hơn.
Và từ những kết quả đạt được khi áp dụng chiến lược này thì sản xuất
sạch hơn ngày càng được áp dụng rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới. Từ đó,
sản xuất sạch hơn được đưa vào hoạt động hằng ngày của bất kỳ doanh
nghiệp nào nhằm đáp ứng mong muốn chung đó là: “bảo tồn tài nguyên và
giảm chất thải”.

SVTH: Đỗ Phú Hào

13


Đề tài LVTN: Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch
hơn tại nhà máy thủy sản Hùng Cá

CBHD: Th.s Vũ Bá Minh

2.2.2 Tình hình trong nước:
Trong tình hình phát triển công nghiệp thì nhà nước ta ngày càng chú
trọng đến vấn đề môi trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, chất thải thải
vào môi trường… Và vì vậy mà nhiều kế hoạch, chỉ thị, nghị quyết… đã
được ban hành từ năm 1993 khẳng định việc cam kết thực hiện chiến lược
sản xuất sạch hơn ở nước ta. Đó là các cơ sở pháp lý vững chắc cho việc
triển khai thực hiện sản xuất sạch hơn ở nước ta.
Trên cơ sở pháp lý đó, đã có rất nhiều các đơn vị thực hiện và áp dụng
chiến lược sản xuất sạch hơn vào sản xuất và thực tế đã đạt hiệu quả tốt. Đó
là tiền đề để ta có thể tiếp tục áp dụng chiến lược này cho các doanh nghiệp
chưa áp dụng hay mới thành lập.

2.3 Những thuận lợi và rào cản khi thực hiện sản xuất sạch

hơn:
2.3.1 Thuận lợi:
-

Sự hỗ trợ về chủ trương chính sách
Nước ta có nhiều chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện thúc
đẩy cho hoạt động sản xuất như: đăng ký tuyên ngôn quốc tế về
sản xuất sạch hơn, ban hành kế hoạch hành động quốc gia về sản
xuất sạch hơn và các văn bản có liên quan khác… Các cơ sở pháp
lí trên đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện
chương trình này trong các ngành cũng như các địa phương trên cả
nước.

-

Sự hỗ trợ về tài chính và nhân lực
Từ năm 1995 đến nay, những vấn đề về sản xuất sạch hơn đã được
triển khai và mở rộng thông qua các dự án với sự tài trợ của các tổ
chức quốc tế và các đề tài nghiên cứu trong nước. Sự hỗ trợ này là
động lực nhằm thúc đẩy các đơn vị nhiệt tình tham gia thực hiện
sản xuất sạch hơn trên phạm vi cả nước.

-

Áp lực về môi trường cạnh tranh và sự cạnh tranh

SVTH: Đỗ Phú Hào

14



×