Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TÀI NGUYÊN SINH VẬT NƯỚC NGẬP MẶN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.4 KB, 11 trang )

TÀI NGUYÊN VI SINH VẬT
Trong các quần xã rừng ngập mặn, ngoài động, thực vật chính,
còn có các loài khác tạo nên sự đa dạng sinh học cho các quần xã đó.
Trong đó có tài nguyên VSV.
VSV là những sinh vật có kích thước nhỏ, chỉ nhìn rõ dưới kính
hiển vi. Bao gồm: vi khuẩn, vi nấm, tảo, động vật nguyên sinh…
Tuy nhiên động vật nguyên sinh và các loài VSV khác có rất ít
công trình nghiên cứu, VSV trong đất và RNM bao gồm vi khuẩn, nấm
sợi, nấm men và xạ khuẩn đều có khả năng phân huỷ các hợp chất
ở lớp đất mặt như tinh bột, xenlulôzơ, pectin, gelatin, casein, kitin có
trong xác động vật và thực vật và một số hợp chất phức tạp hơn như
cacboxin methyl xenlulôzơ (CMC), các chất lighnoxenlulôzơ ở các mức
độ khác nhau và khoáng hoá nhanh các chất này nhờ khả năng sinh
các enzym ngoại bào mạnh như xenlulaza, amylaza, proteinaza,
kitinaza.
I. Vi khuẩn
Là những sinh vật phân hủy, chúng đóng vai trò trung tâm về mặt
chức năng trong hệ sinh thái.
- Số lượng vi khuẩn trong RNM chiếm tỉ lệ khá cao, đặc biệt là
trong trầm tích. Các quần thể vi khuẩn dị dưỡng nhiều gấp 2-3 lần lớp
nước trên mặt, các quần thể trên nền bùn lớn gấp vài lần trên nền cát.
- Vi khuẩn ở môi trường ven biển cửa sông cũng thuộc các chi có
trong nước ngọt, hầu hết các loài này đều có nhu cầu về ion Na.
- Các loại vi khuẩn có thể di động và có roi, nhiều loài sống trên
các giá thể bề mặt rắn bằng chất nhầy dính bám và tạo bề mặt mỏng
trên mặt bùn tạo điều kiện cho các loài tảo, cỏ biển và cây ngập mặn
phát triển.
Nghiên cứu thành phần và vai trò của vi sinh vật trong RNM
huyện Giao Thủy và Nghĩa Hưng (Nam Định), các cán bộ của MERC và
Bộ môn Công nghệ sinh học và vi sinh - Đại học Sư phạm Hà Nội (2002)
cũng đã tìm ra nhiều chủng vi sinh vật phân hủy mùn bã trong đất,


trong đó Trung tâm Nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn, phát hiện
trong đất rừng ngập mặn (RNM) có vi khuẩn Bacillus thuringiensis
1. Tính chất và phân loại vi khuẩn dị dưỡng trong rừng
ngập mặn
Trong số vi khuẩn dị dưỡng phân lập từ đất RNM, có rất nhiều
chủng là vi khuẩn hiếu khí không bắt buộc, chúng có thể sinh trưởng
và phát triển tốt trong cả điều kiện môi trường có oxy và thiếu oxy.
Chúng có vai trò không nhỏ trong quá trình phân hủy xác động thực
vật RNM.
Đại đa số vi khuẩn dị dưỡng ở đất RNM và trong lá đang phân hủy
có hình que, có khả năng di động và số vi khuẩn Gram âm (-) chiếm tỷ
lệ tương đối lớn (Nguyễn Thị Thu Hà et al., 2002b). Phần lớn chúng là vi
khuẩn chịu mặn và ưa ấm. Nhiệt độ sinh trưởng tối ưu từ 22-37oC, khi
độ mặn trong môi trường nuôi cấy lên đến 5% thì đa số các chủng bị ức
chế sinh trưởng (Đinh Quang Dũng & Lê Thị Xinh, 2002)


2. Mật độ vi khuẩn dị dưỡng trong đất rừng ngập mặn và
lá cây đang phân hủy
Theo Nguyễn Thị Thu Hà (2002a), mật độ vi khuẩn phân hủy
trong RNM phụ thuộc theo mùa. Vào mùa thu, sự phong phú của chất
rơi rụng từ RNM, các chất thải và xác động vật thủy sinh tại chỗ, cũng
như các chất hữu cơ từ sông đổ ra và thủy triều mang lại làm cho hàm
lượng các chất dinh dưỡng trong đất tăng lên nên vi khuẩn dị dưỡng
trong đất RNM có mật độ cao nhất.
Đối với lá đang phân hủy, hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên
mật số vi khuẩn dị dưỡng trong lá đang phân hủy cũng cao hơn rất
nhiều so với trong đất RNM (Nguyễn Thị Thu Hà, 2002).
mặn


3. Vai trò phân hủy của vi khuẩn dị dưỡng trong rừng ngập

Vi khuẩn Bacillus thuringiensis - loại vi sinh vật này tạo được
protein tinh thể độc, có khả năng tiêu trừ (đặc hiệu) một số loài côn
trùng gây hại cho người và động thực vật như các loài sâu róm, sâu tơ,
bọ nẹt…
Theo Aksornkoae (1993), vi khuẩn cùng với vi nấm là những
sinh vật quan trọng nhất tham gia vào quá trình phân hủy vật rụng của
CNM. Trong thời gian phân hủy lá, sinh khối của vi nấm giảm trong khi
sinh khối vi khuẩn ổn định hoặc tăng trong suốt giai đoạn phân hủy
(Weyers & Suberkropp, 1996). Hieber & Gessner (2002) cho rằng thời
gian tạo ra thế hệ mới của vi khuẩn ngắn hơn so với vi nấm nên sinh
khối vi khuẩn tạo ra là rất lớn, vì vậy vi khuẩn có vai trò to lớn khi tham
gia vào quá trình phân hủy xác thực vật.
Vi khuẩn dị dưỡng là nhóm có số lượng nhiều nhất trong các
nhóm vi sinh vật có vai trò chủ chốt trong quá trình phân hủy vật chất
hữu cơ, khép kín chu trình sinh địa hóa hệ sinh thái RNM (Agate &
Panchnadikar, 1992). Chúng tham gia phân hủy xác động thực vật và
chất rơi rụng trong RNM tạo nguồn thức ăn phế liệu phong phú cung
cấp cho các loài động vật ăn phế liệu. Chúng cũng tham gia phân hủy
các hợp chất hữu cơ tạo nguồn thức ăn khoáng cho cây ngập mặn
trong hệ sinh thái. Bản thân vi khuẩn cũng là nguồn thức ăn giàu đạm
cho nhiều loài động vật nhỏ và ấu trùng của một số loài (Vũ Trung
Tạng, 2000).
Khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ thường gặp trong hệ sinh
thái RNM của các chủng vi khuẩn dị dưỡng phân lập từ đất RNM mới
phục hồi cũng như RNM tự nhiên là tương đối cao. Tất cả các hợp chất
như tinh bột, CMC (cacboxyl metyl cellulose), casein, gelatin, chitin đều
bị vi khuẩn dị dưỡng phân lập từ hệ sinh thái này phân hủy ở các mức
độ khác nhau (Nguyễn Thị Thu Hà et al., 2002c)

VSV trong RNM có vai trò quan trọng trong việc phân hủy lá cây
ngập mặn – thành phần chủ yếu của chất rơi rụng RNM. Tốc độ phân
hủy lá Trang Kandelia candel trong RNM huyện Nghĩa Hưng cao nhất
vào thời gian đầu ngâm mẫu, đặc biệt là trong tháng đầu tiên, khối
lượng lá bị phân hủy đạt 30-40% tổng khối lượng khô, sau đó chậm
dần. Trong thời gian đầu ngâm mẫu lá Trang trong nước biển, khi được


bổ sung một số chủng vi khuẩn phân lập từ đất RNM, tốc độ phân hủy
lá tăng lên đáng kể so với mẫu đối chứng (Nguyễn Thị Thu Hà, 2002)
Trung tâm Nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn, phát hiện
trong đất rừng ngập mặn (RNM) có vi khuẩn Bacillus thuringiensis. Vi
khuẩn Bacillus thuringiensis - loại vi sinh vật này tạo được protein tinh
thể độc, có khả năng tiêu trừ (đặc hiệu) một số loài côn trùng gây hại
cho người và động thực vật như các loài sâu róm, sâu tơ, bọ nẹt… Qua
phân tích các mẫu đất ở RNM Cần Giờ (TP.HCM), các nhà khoa học đã
phát hiện những Bt sinh nhiều tinh thể hình cầu (các Bt thường sinh
tinh thể hình thoi), có tác dụng tiêu diệt ấu trùng muỗi rất cao. Kết quả
thí nghiệm của nhóm nghiên cứu Mai Thị Hằng và Trân Thị Mỹ Hạnh
cho thấy các chủng vi sinh vật này có khả năng diệt các loại ấu trùng
muỗi từ 60-100% sau 36 giờ; có chủng diệt được 100% ấu trùng muỗi
sốt rét Anopheles minimus, muỗi gây sốt xuất huyết Aedes aegypti và
muỗi Culex quinquefasciatus gây bệnh chân voi.
II. Vi Nấm
Vi nấm bao gồm các loài nấm đa bào và nấm sợi sinh quả thể lớn.
Kích thước của chúng bé nên là đối tượng của vi sinh vật học. Khác với
vi khuẩn và xạ khuẩn, vi nấm có nhân thật (Eukaryuta) giống như tế
bào sinh vật bậc cao kể cả của người.
Vi nấm gồm 2 nhóm: nấm men (Yeast) là nấm ở dạng đơn bào có
kích thước lớn hơn vi khuẩn (khoảng 10 lần) và nấm sợi (Filamentous

fungi) là nấm hệ sợi phức tạp, đa phần là đa bào, một số ít loài hệ đơn
bào.
Nấm men sinh sản bằng vô tính giống vi khuẩn, đa số theo hình
thức nảy mầm (mẹ mọc con, con mọc cháu…), một vài loài sinh bào tử.
Nấm cũng có sinh sản hữu tính như chi Saccharomyces. Nấm sợi còn
gọi là nấm mốc (Filamentous fungi) có quá trình sinh sản phức tạp hơn
nấm men. Sinh sản vô tính có nhiều cách: bào tử trần, bào tử kín. Sinh
sản hữu tính của nấm sợi cũng có vài hình thức khác nhau.
Một số nấm sợi phân giải được các hợp chất phốt pho khó tan.
Chúng phân huỷ các mùn bã cây ngập mặn tại chỗ, cung cấp nguồn
thức ăn cho khu hệ động thực vật RNM rất phong phú ở các kênh rạch
và vùng biển nông.
Khi nghiên cứu về vi sinh vật (VSV) ở miền nam Thái Lan,
Chalermpongse (1989) đã phát hiện 59 loài nấm tham gia phân hủy
vật rơi rụng của cây ngập mặn ở Ranong.
1. Vai trò của nấm ở RNM
Khi lá còn ở trên cây đã có một số loài nấm sống trên đó, một số
chui sâu vào biểu bì, một số sống trên mặt lá (Khi lá rụng xuống, sau
24 giờ ngập nước triều đầu tiên, lá đã bị các vi sinh vật phân hủy, lúc
đầu là chi Phytophora thuộc lớp Nấm tảo (Phycomycetes), rồi đến
Fusarium vàPenicillium thuộc lớp Nấm bất toàn (Fungi imperfecti). Sau
tuần thứ 2 và thứ 3 các nấm tảo nhường chỗ cho các loài vi sinh vật
khác như nấm phân huỷ xenlulô (Zelerion và Lulnorthia). Tất cả các mô
xốp được phân huỷ nhanh nhất, còn các hợp chất xenlulô và lignin bị
phân huỷ cuối cùng).


Trong quá trình phân huỷ, lượng đạm trên các mẩu lá tăng 2 – 3
lần so với ban đầu (Kaushik và Hynes, 1971). Năm 1977, Untawale và
cs. ở Viện Hải dương học Ấn Độ đã nghiên cứu sự biến đổi của các

thành phần hoá học của lá mấm lưỡi đòng (Avicennia officilalis) từ khi
còn non cho tới khi lá bị phân huỷ, thấy hàm lượng protein tăng lên rất
cao.
Một số nấm sợi phân giải được các hợp chất phốt pho khó tan.
Chúng phân huỷ các mùn bã cây ngập mặn tại chỗ, cung cấp nguồn
thức ăn cho khu hệ động thực vật RNM rất phong phú ở các kênh rạch
và vùng biển nông.
Một số chủng nấm sợi có kháng sinh chống sinh vật gây hại
Một số có khả năng phân hủy dầu, sự phân hủy dầu góp phần
quan trọng làm cho môi trường nước biển trong sạch, tạo điều kiện
thuận lợi cho các tảo phù du quang hợp, cung cấp O2 cho nhiều loài
hải sản.
Sự tồn tại và hoạt động được của các nấm sợi này trong RNM có ý
nghĩa rất lớn với hệ sinh thái RNM. Chúng là những tác nhân làm sạch
môi trường của RNM. Hơn nữa một số chủng với khả năng phân giải
dầu mạnh sẽ là các đối tượng nghiên cứu cho công nghệ làm sạch môi
trường bởi ô nhiễm dầu do khai thác, sử dụng, vận chuyển và đặc biệt
là sự cố tràn dầu.
Trong những năm gần đây, người ta đã phát hiện ra nấm biển,
nấm ở RNM là nguồn VSV có tiềm năng kháng sinh mới chống các VSV
nhớn kháng sinh, hay các tế bào gây ung thư. Từ nấm Halocyphina
villosa, Kupa và cộng sự (1981) đã thu được chất kháng sinh có tên
Siccayene, có hoạt tính kháng khuẩn cao.
Năm 1999, từ thân cây gỗ RNM, Darfenener và cộng sự đã phân
lập được nấm Hypoxylon croceum M 97-25 sinh ra chất chống nấm
mạnh: sordarin và hyposordarin.
Năm 2001, từ Zofiella marina thu được kháng sinh zofimatin có
khả năng tiêu diệt vi khuẩn gram âm và gram dương.
Kháng sinh diệt nấm sử dụng trong nông nghiệp có hiệu quả cao
như strobilurin phân lập từ Strobilurus tenacellus

2. Một số đại diện
a) Khả năng phân giải dầu của một số chủng nấm sợi
phân lập từ RNM trồng cây trang ở Giao Thủy - Nam Định
Các nghiên cứu vi sinh vật trong RNM ven biển đồng bằng sông
Hồng và Cần Giờ (2001-2003) đã chứng minh được một điều: ở các hệ
sinh thái RNM này có tới 83/199 chủng nấm có khả năng phân giải dầu
mỏ ở các mức độ khác nhau. Đó là các loài nấm sợi thuộc một số chi
Penicillium, Aspergillus, Cladosporium, Paecilomyces, Canninghamela
có khả năng phân giải dầu DO rất mạnh.

Chủng
phân giải
dầu

Đặc
điểm
sinh
trưởng
và phát triển
trên
môi
trường
có 5% DO

Sinh
khối
(mg/0,
11)

Đán

h
giá


N16.
Alternaria

-

L22.
Aspergillus

-

L30. ND

-

L32. Mucor

-

L19.
Penicillium

-

L20.
Penicillium


-

L29.
Curvularia

-

L26.
Verticillium

-

L27.
Verticillium

-

L40.
Curvularia

-

L28.
Aspergillus

-

L25.
Aspergillus


-

L35.
Cladospori
um
NT16.
Paecilomyc

-

-

Có phát triển,
còn mùi dầu,
còn ít các giọt
dầu.
Có phát triển,
còn mùi dầu,
còn ít các giọt
dầu.
Có phát triển,
còn mùi dầu,
còn ít các giọt
dầu.
Có phát triển,
còn mùi dầu,
còn ít các giọt
dầu.
Phát
triển

mạnh, còn ít
mùi dầu, còn
ít giọt dầu.
Có phát triển,
còn mùi dầu,
hết giọt dầu.
Phát
triển
mạnh, còn ít
mùi dầu, còn
ít giọt dầu.
Phát
triển
mạnh, còn ít
mùi dầu, còn
ít giọt dầu.
Phát
triển
mạnh, hết mùi
dầu, còn ít
dầu.
Có phát triển,
gần hết dầu,
ít mùi dầu.
Phát
triển
mạnh, còn ít
mùi dầu, hết
giọt dầu.
Có phát triển,

hết mùi dầu,
hết dầu.
Có phát triển,
hết mùi dầu,
hết dầu.
Có phát triển,
hết mùi dầu,

142

Yếu

53

Yếu

362

Yếu

362

Yếu

501

TB

135


TB

201

TB

328

TB

246

Tốt

229

Tốt

256

Tốt

327

Rất
tốt

256

Rất

tốt

234

Rất
tốt


es
NT23.
Fusarium

-

NT33.
Penicillium

-

NT36.
Aspergillus

-

T40 ND

-

NT14.
Aspergillus


-

T11 ND

-

N6. ND

-

Bảng 1. Đánh giá khả

S
T
T

1
2
3
4
5
6

Ch
ủn
g

hiệ
u

N6

NT23
NT16
L25

Rất
tốt
Rất
tốt
Rất
tốt
Rất
tốt
Rất
tốt
Rất
tốt
Rất
tốt
sợi

Nồng độ NaCl (%)
0
+
+
+
+
+


NT36
NT3

hết dầu.
Có phát triển,
320
hết mùi dầu,
hết dầu.
Có phát triển,
135
hết mùi dầu,
hết dầu.
Có phát triển,
630
hết mùi dầu,
hết dầu.
Có phát triển,
430
hết mùi dầu,
hết dầu.
Có phát triển,
330
hết mùi dầu,
hết dầu.
Có phát triển,
hết mùi dầu,
hết dầu.
Có phát triển,
630
hết mùi dầu,

hết dầu.
năng phân giải dầu của một số chủng nấm

+
+
+
+
+
+
+
+
+
+

Nước
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+

+
+
+

5
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+

10

2
0

3

0

+
+

+

-

+
+

+

-

+
+

+

-

+

-

-

+

+

+

-

+
+
+

+
+

+


7

L2
6

8

L2
7

9

L2
8


+
+
+
+
+
+

+
L3
+
10
5
+
+
+
11
L40
+
Bảng 2. Khả năng chịu

+
+
+
+
+
+
+
+
+

+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+

+
mặn của các chủng nấm sợi phân giải

+

-

+

-

+

-

+

-

+

-

dầu

Những kết quả trên cho thấy các nấm sợi phân lập được là những
vi nấm có khả năng chịu mặn. Chúng có thể là nấm sợi có nguồn gốc
từ đất liền dần thích ứng với môi trường ngập mặn và cư trú lâu dài
trong hệ sinh thái này.
b) Một số chủng nấm sợi có kháng sinh chống sinh vật

gây hại
Tên chủng
nấm
Acremoniu
m
Trichoderm
a

Đặc điểm chủng nấm
-

-

-

Botryotrich
u
m
piluliferum

Cuống bào tử phân
nhánh ít hoặc không
phân nhánh.
Bào tử nhiều hình dạng.
Khuẩn ty không màu.
Cuống sinh bào tử phân
nhánh nhiều, các bào tử
trần liên kết tạo thành
từng chùm nhỏ.
Bào tử hình elip, hình

cầu hoặc hình thuôn.

Khuẩn ty phân nhánh.
Cuống sinh bào tử ngắn,
phân nhánh không đều,
một hoặc hai lần với các
nhánh và nhánh phụ
ngắn hơn.
- Có 2 loại bào tử:
+ Bào tử lớn dơn độc, hình
-

Kháng
các
nấm
gây
bệnh
Bacillus
subtilis,
Salmonella.
Candida
albicans,
Bacillus
subtilis,
Salmonella,
E.Coli,
Aspergillus
niger,
Fusarium
oxyporum

Bacillus
subtilis,
Salmonella,
E.Coli..


cầu, gần cầu.
+ Bào tử nhỏ thành chuỗi,
hình trứng.
III. Tảo
1. Tổng quan
Các loài tảo thường làm thành lớp phủ màu hồng, nâu hoặc lục
nhạt trên mặt bùn, rễ chống, rễ thở, vỏ thân. Khác với tảo ở các nên đá
hoặc san hô, chúng không hình thành nên các vùng san hô rõ ràng mà
phụ thuộc vào điều kiện ngập triều (đó cũng là nguyên nhân chính tác
động đến quá trình sinh trưởng của các loài tảo, bên cạnh có các tác
nhân độ mặn, nhiệt độ và độ mất nước từ các tản khi triều ngập).
Trong đó, quần xã catanella - bostrychia- caloglossa có mặt ở hầu
hết các vùng rừng ngập mặn nhiệt đới và á nhiệt đới.
Các môi trường chính Tảo có thể phát triển là bề mặt bùn, bề mặt
thân cây, rễ và những cành và tán phía trên, tảo xanh lục có trên các
rễ thở với loại tảo xiphon, Vaucheria có trên mặt bùn, Caloglossa hình
thành nên các vùng thuần loại.
+ Tảo xanh lục gồm các loài Microcoleus lyngbyaceus, Schizothirix
arenaria,...Hình
thành một lớp mỏng trên bề mặt bùn.
+ Tảo đỏ thường gặp là chi Bostrychia có 11 loài, chi Caloglossa
có 4 loài, chi Catanella có 2 loài. Tảo đỏ là các sinh vật đa bào và cơ
thể phân nhiều nhánh. Những sinh vật quang tự dưỡng thuộc ngành
Rhodophyta. Phần lớn các loài rong đều thuộc nhóm này. Các thành

viên trong ngành có đặc điểm chung là màu đỏ tươi hoặc tía. Màu sắc
của chúng là do các hạt sắc tố phycobilin tạo thành. Phycobilin là sắc
tố đặc trưng cho tảo đỏ và vi khuẩn lam.
2. Đại diện
Thành phần các loài thủy sinh vật ở rừng Cần Giờ rất phong phú:
có trên 130 loài Tảo thuộc 3 ngành: tảo Khuê (Bacillariophita), tảo Giáp
(Pyrrophyta) và tảo Lam (Cyanophyta) trong đó tảo Khuê (tảo silic)
chiếm ưu thế.
Khuê tảo (còn gọi là tảo silic) là loại tảo đơn bào có kích thước
nhỏ (20µ - 100µ), có vách silic và các hoa văn chạm trổ phức tạp trên
bề mặt vỏ. Khuê tảo hiện diện trong môi trường nước ngọt, nước lợ và
nước mặn và ngay cả trên nền đất ẩm. Các quần xã khuê tảo thường
có độ đa dạng về thành phần loài cao và được sử dụng như là chỉ thị
sinh học trong đánh giá chất lượng môi trường. Ở Viêt Nam, các công
trình nghiên cứu về khuê tảo đến nay còn khá ít ỏi.
Thành phần loài kết quả phân tích cho thấy khuê tảo bám ở Cần
Giờ rất phong phú về thành phần loài. Qua 4 đợt thu mẫu tổng số taxa
phát hiện là 348, trong đó có 100 taxa thuộc Bộ Trung tâm (Centrales)
và 248 taxa thuộc Bộ Lông chim (Pennales). Tỷ lệ C/P =
Centrales/Pennales gần 2/5. Như vậy đối với Khuê tảo bám ở Cần Giờ,
nhóm Lông chim phong phú hơn nhóm Trung tâm.
Đây là một điểm đặc biệt vì nếu so với khuê tảo sống trôi nổi thì
nhóm Trung tâm ưu thế hơn. Các taxa khuê tảo bám được ghi nhận
thuộc 71 chi (genus). Các chi có nhiều loài nhất là:


Chi

Số loài


Nitzschia

55

Navicula

26

Amphora

22

Coscinodiscus

21

Synedra

13

Diploneis

12

Pleurosigma

12

Biddulphia


12

Achnanthes

12

Campylodiscus

11

Gyrosigma

11

Melosira

9

Cyclotella

7

Surirella

6

. Rất nhiều chi có ít hơn 6 loài và có khoảng 27 chi chỉ có 1 loài, ví
dụ: Eunotogramma frauenfeldii Grun., Endictya oceanica Ehr.,
Proboscidea insecta (Grun.) Paddock & Sims, Gomphonitzschia clevei
Grun., Oestrupia quadriseriata (Cl. & Grun.) Heiden. Một số loài thường

sống bám, hiếm khi gặp trong phiêu sinh như các loài Paralia ornata
Grun. var. minor Cl., Paralia sulcata (Ehr.) Cl. var. crenulata Grun.,
Nitzschia suecica (Grun.) Cl., Nitzschia brightwelli Kitton, Diploneis
gruendlerii (A.S.) Cl., Gomphonitzschia clevei Grun. Một số loài khác
vừa sống bám vừa có mặt trong phiêu sinh.
3. Vai trò của tảo trong hệ sinh thái rừng ngập mặn
Ngoài vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn và giúp cân bằng hệ
sinh thái rừng ngập mặn, tảo còn còn là nguồn cung cấp oxy cho hoạt
động hô hấp của các loài giáp xác, hấp thu chất dinh dưỡng dư thừa,
hấp thu chất hữu cơ trong môi trường trường nước ô nhiễm, góp phần
làm trong sạch nguồn nước.
Tảo bùn có tầm quan trọng trong kinh tế đất:
+ tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất nhờ quá trình quang hợp
của tảo
+ tạo độ thóang khí giữa các hạt đất do đó tăng khả năng giữ
nước của đất
+ tiết ra ác chất nhầy hình thành phức hợp keo


Tảo xanh lục làm tăng hàm lượng đạm cho đất nhờ khả năng cố
dịnh đạm
Một số loài tảo là thức ăn của chân bụng như: Cladophorella
calcicola
IV. Vai trò của VSV trong rừng ngập mặn
Người ta đã ví RNM là quả thận khổng lồ lọc các chất thải cho
môi trường vùng ven biển. Vì ngoài những vai trò mà từng đại diện VSV
trong RNM đem lại như: phân hủy chất hữu cơ, phân hủy dầu, phân hủy
phốt pho, tạo được protein tinh thể độc... để làm trong sạch nguồn
nước.
Bên cạnh đó, những chất thải rắn trong sinh hoạt, y tế, công

nghiệp, nông nghiệp cùng với các hoá chất dư thừa từ nội địa theo
sông ra RNM được giữ lại và nhờ VSV phân huỷ, biến chúng thành thức
ăn cho hệ sinh vật ở đây và làm trong sạch nước biển.
Qua phân tích các mẫu đất ở RNM Cần Giờ (TP.HCM), các nhà
khoa học đã phát hiện những biến thể sinh nhiều tinh thể hình cầu (các
Bt thường sinh tinh thể hình thoi), có tác dụng tiêu diệt ấu trùng muỗi
rất cao. Kết quả thí nghiệm của nhóm nghiên cứu Mai Thị Hằng và Trân
Thị Mỹ Hạnh cho thấy các chủng vi sinh vật này có khả năng diệt các
loại ấu trùng muỗi từ 60-100% sau 36 giờ; có chủng diệt được 100% ấu
trùng muỗi sốt rét Anopheles minimus, muỗi gây sốt xuất huyết Aedes
aegypti và muỗi Culex quinquefasciatus gây bệnh chân voi.
Khi phân tích, so sánh các loại acid amin có trong lá tươi và lá
phân huỷ, Casagrade (1970) đã thấy sự tăng tổng số các acid amin có
protein và không protein trên bề mặt lá và trong thành phần lá phân
hủy cao hơn hẳn lá tươi. Một số acid amin không protein như α –
aminobyturic, α, γ diaminnobutyric và α, ε diamino pimonic cùng các
loại acid citruline, ortrithine, cysteic là các sản phẩm được tạo ra trong
quá trình trao đổi chất của vi sinh vật.
Trong thời gian lá bị phân hủy thành các mẩu vụn nhỏ, trên mặt
mỗi mẩu vụn này được bọc 1 lớp áo VSV. Đây là đơn vị dinh dưỡng có
hàm lượng protein cao, và cũng là cơ sở cho chuỗi thức ăn phân hủy ở
các mức độ khác nhau, đặc biệt là các động vật ăn mùn bã như thân
mềm, cua, giun nhiều tơ và một số loài cá.
Các chủng nấm được sử dụng để điều chế kháng sinh trong
phòng chống nấm bệnh, côn trùng hại cây trồng, điều trị bệnh truyền
nhiễm, hiện tượng lờn thuốc của VSV gây bệnh.
Theo nhóm nghiên cứu của GS.TSKH Phan Nguyên Hồng và
PGS.TS Nguyễn Hoàng Trí, những chất thải rắn trong sinh hoạt, y tế,
công nghiệp, nông nghiệp cùng với các hóa chất dư thừa từ nội địa
theo sông ra RNM được giữ lại và nhờ vi sinh vật phân hủy, biến chúng

thành thức ăn cho hệ sinh vật ở đây, làm trong sạch nước biển. Đó mới
là những giá trị quí giá của hệ sinh thái RNM
V. Các công trình nghiên cứu VSV rừng ngập mặn


 Luận văn Nghiên cứu khả năng sinh enzym protease của

một số chủng nấm sợi phân lập từ rừng ngập mặn Cần Giờ.
Năm 2007 của Phạm Thị Thanh Thúy
 Nghiên cứu sự phân bố và vai trò của hệ vi sinh vật đất tại
thôn 2- rừng ngập mặn xã Cẩm Thanh Hội An Quảng Nam.
Năm 2011 của Đậu Thị Tỉnh
 Luận

văn Nghiên cứu khả năng sinh Enzym Cellulase
của một số chủng nấm sợi phân lập từ RNM. Năm 2007 của
Khưu Phương Yến Anh
 Luận văn Khảo sát đặc điểm sinh học một số chủng nấm sợi
thuộc chi aspergillus và penicillium từ RNM Cần Giờ tp. Hồ
Chí Minh. Năm 2009 của Võ Thị Bích Viên.
 Nghiên cứu thành phần và vai trò của VSV trong RNM huyện
Giao Thủy và Nghĩa Hưng (Nam Định), các cán bộ của MERC
và Bộ môn Công nghệ sinh học và vi sinh - Đại học Sư phạm
Hà Nội (2002). đã tìm ra nhiều chủng VSV phân hủy mùn bã
trong đất.
 Công trình nghiên cứu về VSV ở miền Nam Thái Lan,
Chalermpongse (1989) đã phát hiện 59 loài nấm tham gia
phân hủy vật rơi rụng của RNM ở Ranong.

Tài liệu tham khảo:

1. Sinh thái học rừng ngập măn, Nguyễn Hoàng Trí
2. Rừng ngập mặn Việt Nam, Phan Nguyên Hồng.

3. />4. />


×