Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

BÚT PHÁP TRÀO PHÚNG TRONG THƠ văn NGUYỄN KHUYẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.44 KB, 71 trang )

GVHD: PHAN THỊ MỸ HẰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN

TÔ THÚY KIỀU
MSSV: 6062186

BÚT PHÁP TRÀO PHÚNG
TRONG THƠ VĂN NGUYỄN KHUYẾN


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NGỮ VĂN
KHÓA 32 (2006 – 2010)

Cán bộ hướng dẫn: PHAN THỊ MỸ HẰNG

CẦN THƠ, 05/2010

SVTH: TÔ THÚY KIỀU

1


GVHD: PHAN THỊ MỸ HẰNG

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại
trường. Em rất biết ơn các thầy cô đã tạo điều kiện cho em hoàn thành các tín chỉ học


phần trong những năm qua.
Và em cũng xin chân thành cảm ơn cô hướng dẫn luận văn đã nhiệt tình giảng
giải, hướng dẫn cho em, giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em cũng rất biết ơn các thầy cô trong thư viên khoa, trung tâm học liệu đã tạo
điều kiện tốt nhất để em có đầy đủ nguồn tư liệu trong quá trình học tập cũng như trong
quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Trong quá trình làm luận văn, chúng tôi đã có nhiều cố gắng nhưng không trách
khỏi sơ xót rất mong được ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn bè để luận văn được
hoàn chỉnh hơn.
Người viết xin chân thành cảm ơn
Sinh viên thực hiện: Tô Thúy Kiều

SVTH: TÔ THÚY KIỀU

2


GVHD: PHAN THỊ MỸ HẰNG

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2. Lịch sử vấn đề.
3. Mục đích nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG.
1.1. Bút pháp trào phúng.

1.1.1. Bút pháp.
1.1.2. Trào phúng.
1.1.3. Bút pháp trào phúng.
1.2. Nguyên nhân hình thành thơ văn trào phúng của Nguyễn Khuyến.
1.2.1. Sự sụp đổ chuẩn mực của đạo đức phong kiến.
1.2.2. Sự tiếp thu truyền thống trào phúng trong văn học bác học
và bình dân.
1.2.2.1. Sự tiếp thu truyền thống trào phúng trong văn học bình dân.
1.2.2.2. Sự tiếp thu truyền thống trào phúng trong văn học bác học.

CHƯƠNG 2. NGÔN NGỮ TRÀO PHÚNG TRONG THƠ VĂN NGUYỄN
KHUYẾN ĐẠT ĐẾN TRÌNH ĐỘ THÂM SÂU, KÍN ĐÁO
VÀ UYỂN CHUYỂN.
2.1. Nghệ thuật đối với việc thể hiện nội dung trào phúng.
2.1.2. Vài nét về đối.
2.1.2. Các hình thức đối.
2.2. Nghệ thuật chơi chữ với việc thể hiện nội dung trào phúng.
2.2.1. Vài nét về chơi chữ.
2.2.2. Các hình thức chơi chữ.
2.3. Nghệ thuật sử dụng từ tình thái với việc thể hiện nội dung trào phúng.
2.3.1. Vài nét về từ tình thái.

SVTH: TÔ THÚY KIỀU

3


GVHD: PHAN THỊ MỸ HẰNG

2.3.2. Nghệ thuật sử dụng từ tình thái.

2.4. Nghệ thuật ẩn dụ với việc thể hiện nội dung trào phúng.
2.4.1.Vài nét về ẩn dụ
2.4.2. Nghệ thuật ẩn dụ.
2.5.Nghệ thuật sử dụng khẩu ngữ với việc thể hiện nội dung trào phúng.
2.5.1. Vài nét về khẩu ngữ.
2.5.2. Nghệ thuật sử dụng khẩu ngữ.

CHƯƠNG 3. HÌNH TƯỢNG TRÀO PHÚNG TRONG THƠ VĂN NGUYỄN
KHUYẾN THỂ HIỆN SỰ ĐA DẠNG, PHONG PHÚ VÀ SẮC SẢO.
3.1. Hình tượng trào phúng được miêu tả bằng cách nói khẳng định để phủ định
và ngược lại.
3.1.1. Cách nói phủ định để khẳng định.
3.1.2. Cách nói khẳng định để phủ định.
3.2. Hình tượng trào phúng được miêu tả bằng cách nói hạ thấp để đề cao
và ngược lại.
3.2.1. Cách nói hạ thấp để đề cao.
3.2.2. Cách nói đề cao để hạ thấp.
3.3. Hình tượng trào phúng được miêu tả bằng cách nói đùa vui có tính chất giải
khuây.
3.3.1 Cách nói đùa mà nghiêm.
3.3.2. Cách nói ngông mà hiền.
3.4. Hình tượng trào phúng được miêu tả bằng cách nói công khai trực diện.
3.4.1. Vạch trần bản chất của đối tượng.
3.4.2. Vạch trần mâu thuẫn của đối tượng.

PHẦN KẾT LUẬN
THƯ MỤC THAM KHẢO
MỤC LỤC

SVTH: TÔ THÚY KIỀU


4


GVHD: PHAN THỊ MỸ HẰNG

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông được nhà thơ Xuân Diệu
mệnh danh là nhà thơ làng cảnh Việt Nam, nhưng Nguyễn Khuyến cũng rất thành công
với bút pháp trào phúng độc đáo, đem lại tiếng cười vừa thâm sâu, uyển chuyển, và kín
đáo. Trong thơ thể hiện rõ con người vừa yêu đời, lạc quan, cất lên tiếng cười ngông
ngạo. Bên cạnh đó, Nguyễn Khuyến cũng rất bi quan, chán nản, bộc lộ tiếng cười chua
cay, thầm kín, xót xa.
Thơ Nguyễn Khuyến có rất nhiều màu sắc về ngôn ngữ cũng như cách vận dụng
các biện pháp nghệ thuật, cho ta thấy một mảng thơ lớn muôn hình, muôn vẻ. Nếu ai chưa
từng đọc hết thơ ông hay chưa tìm hiểu thơ ông thì quả thực khó ai nhận ra thơ ông có
nhiều màu sắc như thế. Khi trữ tình, khi trào phúng, lúc ngông ngạo, lúc bi quan, sự kết
hợp hòa quyện làm nên giọng thơ riêng đặc biệt.
Sống trong thời kỳ lẫn lộn Tây – Ta, Nguyễn Khuyến không thể thích nghi với
điều kiện như thế. Cuộc đời Nguyễn Khuyến đã chứng kiến những cảnh triều đình sụp đổ,
đất nước mỗi lúc một suy vong, mà chính bản thân ông lại bất lực trước thời thế. Mỗi câu
thơ là một tình cảm của một vị quan tthanh liêm khong gặp thời. Nguyễn Khuyến không
thể đối kháng hay chống đối một cách thẳng thừng, ông cũng không gia nhập vào các
cuộc khởi nghĩa nhưng Nguyễn Khuyến luôn là một thành viên yêu nước. Ông dùng ngòi
bút của mình để làm vũ khí chiến đấu, đó là tinh thần yêu nước quật cường của một nhà
thơ.
Ở buổi giao thời, Nguyễn Khuyến đã chứng kiến biết bao cuộc thăng trầm, dời đổi
của cuộc đời. Từ khó khăn, Nguyễn Khuyến đã tạo nên những vần thơ khó quên làm
người đọc phải ngẫm nghĩ, xót xa. Bút pháp trào phúng đã được Hồ Xuân Hương và Tú

Xương thể hiện khá đặc sắc, nhưng ngòi bút của Nguyễn Khuyến luôn mang một nét
riêng mà chỉ có ông mới có. Tính trào phúng trong thơ sâu cay nhưng không đốp chát,
vừa kín đáo nhưng cũng rất công khai. Thơ ông luôn là đề tài mà các nhà nghiên cứu thế
hệ sau muốn tìm đến.
SVTH: TÔ THÚY KIỀU

5


GVHD: PHAN THỊ MỸ HẰNG

Cuộc đời Nguyễn Khuyến đã trải qua biết bao khó khăn, chính vì thế mà thơ ông
luôn có nhiều cung bậc khác nhau, thể hiện cái tâm, cái tình của mình.
Tìm hiểu đề tài “Bút pháp trào phúng trong thơ văn Nguyễn Khuyến” giúp cho
người viết hiểu thêm về con người cũng như thơ ông trong thời kỳ thực dân nửa phong
kiến. Với đề tài này người viết có cơ hội tiếp cận cách thức sử dụng các biện pháp nghệ
thuật trong thơ Nguyễn Khuyến. Sự phối hợp hoài hòa giữa phương tiện ngôn ngữ với các
biện pháp nghệ thuật tạo nên những vần thơ độc đáo. Tâm tư tình cảm của nhà thơ cũng
được tìm hiểu kĩ hơn, giúp người viết có cách nhìn sâu sắc hơn về bậc thi nhân Việt Nam.

2. Lịch sử vấn đề.
Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Khuyến là nguồn tư liệu vô cùng
phong phú và quý báu để các nhà nghiên cứu tìm hiểu. Từ khi làm quan đến khi về ở ẩn là
cả một quá trình dài của một con người. Suốt khoảng thời gian ấy, Nguyễn Khuyến đã để
lại biết bao đề tài tâm đắc cho nhiều thế hệ đi sau. Đặc biệt là lượng tác phẩm đồ sộ của
Nguyễn Khuyến với nhiều mảng thơ như: Trào phúng, tả cảnh, trữ tình … đã có nhiều bài
viết, nhiều công trình nghiên cứu phát hiện những cái hay, cái đẹp trong thơ văn Nguyễn
Khuyến, đi tìm những tư tưởng, tình cảm cũng như khẳng định sức mạnh không thể phủ
nhận của văn chương Nguyễn Khuyến. Đồng thời khẳng định tinh thần dân tộc và lòng
yêu nước của mình.

Công trình nghiên cứu của Nguyễn Khuyến tiêu biểu như: Thi hào Nguyễn
Khuyến đời và thơ [1], phê bình bình luận về văn học Nguyễn Khuyến [16], Nguyễn
Khuyến, Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm [17] …
Trong “Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ” [1] Nguyễn Huệ Chi nhấn mạnh “Thơ
trào phúng của Nguyễn Khuyến, mặc dù mức độ đã kích, sâu cay và tính tập trung, cô
động khác nhau, song xét trên phương diện lý tưởng thẩm mỹ và đặc trưng nghệ thuật
phải nói đã tạo nên một giọng điệu hết sức độc đáo”[ 271; 1] .Công trình nghiên cứu này
đã đề cập đến bút pháp trào phúng trong thơ văn Nguyễn Khuyến, mặc dù đây không phải
là phần nói riêng đến bút pháp nghệ thuật nhưng thông qua “sự kết hợp phức điệu trào
phúng và trữ tình” chúng ta có thể nhận thấy được bút pháp trào phúng thể hiện trong thơ.
Ở phần này, tác giả đã đưa ra dẫn chứng xác thực về tác phẩm để làm sáng tỏ tính trào

SVTH: TÔ THÚY KIỀU

6


GVHD: PHAN THỊ MỸ HẰNG

phúng. Ở công trình nghiên cứu này, có những nhận định chính xác về Nguyễn Khuyến
cũng như bút pháp nghệ thuật của ông “Điều cơ bản là, trong khi nhìn nhận diện mạo
dòng văn học trào phúng Việt Nam cổ trung đại, mọi người điều dễ thống nhất thơ
Nguyễn Khuyến là một đại biểu xuất sắc của làng thơ trào phúng, bên cạnh Hồ Xuân
Hương và Tú Xương”[ 271; 1] . Trong phần này, công trình nghiên cứu còn cho chúng ta
thấy rõ mối quan hệ đồng cảm giữa tác giả và đối tượng nghệ thuật, điều này đã làm cho
thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến trở nên chân thực. Qua đó, Nguyễn Khuyến cũng gửi
gấm nổi buồn thương và tâm sự của mình.
Trong “Nguyễn Khuyến”[4], Hồ Sĩ Hiệp đã đề cập đến nhiều yếu tố nghệ thuật
trong thơ văn Nguyễn Khuyến. Phần “ Cuộc đời và sự nghiệp” tác giả nêu rõ “Ông hay
chỉ trích những cái dở, cái xấu của người đời. Hạng người bị ông chỉ trích là tham quan

ô lại, những người dốt mà thích khoe chữ, những kẻ tham tiền mà quên điều sĩ nhục.
Trong những lời thơ tự trào, ông cũng đã nghiêm khắc với chính mình đem những tật xấu
của mình mà chế giễu”[16; 4] . Công trình nghiên cứu đã đánh giá, nhận xét những nét
hay, nét độc đáo trong thơ văn Nguyễn Khuyến. Tuy công trình này viết không nhiều về
các biện pháp trào phúng nhưng cũng đã giúp người đọc hiểu thêm về sự thành công của
bút pháp nghệ thuật này.
Trong “Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm”[17] đã khái quát quá trình sáng
tác và các biện pháp nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Khuyến. Công trình đã khai thác sự
vận dụng cũng như sự thành công của các biện pháp nghệ thuật này, làm nâng cao tính
trào phúng trong thơ. Bài viết “ Nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Khuyến” ,Văn Tân đã
nêu rõ nghệ thuật ám dụ hay ẩn dụ, Văn Tân nhấn mạnh “Không phải là sự ngẫu nhiên
mà Nguyễn Khuyến dùng phương pháp ám dụ để nói lên ý nghĩa của ông ở hầu hết những
văn thơ có liên quan đến thời cuộc. Để chửi thực dân pháp đã chiếm cứ nước ta, cướp
của phá nhà của nhân dân ta, ông phải dùng tích “Chuột lớn” (Thạc Thử) ở thiên Ngụy
Phong trong kinh thi. Để lên án tính chất tàn bạo của thực dân bắt nông dân đưa đi
những nơi như Yên Bái, Lào Cai … làm đường xe lửa, hoặc khai mỏ để làm giàu cho thực
dân, ông đã viết bài “Mồng bảy tháng bảy không mưa”[394;17] hay trong phần “Tâm
trạng Nguyễn Khuyến trong thơ tự trào” do Vũ Thanh viết cũng đã đề cập trực tiếp đến

SVTH: TÔ THÚY KIỀU

7


GVHD: PHAN THỊ MỸ HẰNG

hình tượng trào phúng được miêu tả bằng cách nói phủ định để khẳng định và ngược lại.
Vũ Thanh đã chỉ rõ sự biến đổi tâm trạng Nguyễn Khuyến trong thơ văn. Từ thời điểm
Nguyễn Khuyến lui về ở ẩn đã có sự thay đổi về cách nhìn, cách cảm “Ở giai đoạn này
tiếng cười tự tin, khẳng định vẫn không tắt đi nhưng bên cạnh đó đã xuất hiện hàng loạt

tiếng cười đau đớn, xót xa, cười ra nước mắt, tiếng cười từ nghi ngờ đến nhạo báng chính
mình, phủ nhận chính mình”[374; 17] . Vũ Thanh đã đưa ra những lý do thỏa đáng, xác
thực chứng minh sự thay đổi ở con người Nguyễn Khuyến, khẳng định bút pháp trào
phúng được Nguyễn Khuyến nâng lên theo từng giai đoạn.
Trong bài viết “Tài chơi chữ”, Đào Thản cũng đề cập đến vấn đề ngôn ngữ trào
phúng trong thơ văn Nguyễn Khuyến. Ông đã khẳng định “Nguyên tắc chơi chữ nói
chung là sự lợi dụng tính hai mặt nhập nhằng của các tính hiệu đồng âm. Đó là thủ pháp
nghệ thuật có tính chất truyền thống, chứng tỏ óc thông minh linh hoạt của con người và
đặc sắc của tiếng nói”[546; 17] để dựa trên nguyên tắc đó mà phát huy nghệ thuật chơi
chữ trong việc thể hiện nội dung trào phúng “Nghệ thuật hài hước coi chơi chữ là biện
pháp lợi hại trong văn chương”. Quả như vậy, chơi chữ đã được Nguyễn Khuyến sử dụng
một cách rất tài tình để thể hiện tính trào phúng. Dùng nghệ thuật trào phúng để chửi
thẳng vào những đối tượng là quan lại, tay sai hay những đối tượng làm băng hoại xã hội
khác. Từ đây chơi chữ không còn là biện pháp tỉa tót về hình thức, chỉ để đùa vui mà trở
thành một nghệ thuật kín đáo và sắc sảo. Đào Thản đã nhận xét, đánh giá tỉ mỉ về biện
pháp nghệ thuật này. Đồng thời, ông cũng chứng minh cho người đọc thấy sự tinh túy của
nghệ thuật chơi chữ, làm nổi bật nội dung trào phúng trong thơ, và khẳng định tài chơi
chữ của Nguyễn Khuyến.
“Bút pháp trào phúng trong thơ văn Nguyễn Khuyến” không phải là đề tài xa lạ
mà chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy trong các công trình nghiên cứu. Nhưng công trình
nghiên cứu riêng về bút pháp trào phúng trong thơ văn Nguyễn Khuyến thì còn rất khiêm
tốn. Chúng tôi thực hiện đề tài này là muốn tìm thấy sự mới mẻ hơn và góp phần làm sáng
tỏ hơn về bút pháp trào phúng trong thơ văn Nguyễn Khuyến.

SVTH: TÔ THÚY KIỀU

8


GVHD: PHAN THỊ MỸ HẰNG


Các công trình nghiên cứu trên được xem là nguồn tư liệu quí báu mà người viết
tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn.

3. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu “Bút pháp trào phúng trong thơ văn Nguyễn Khuyến” để xem xét về
những phẩm chất và đóng góp của nhà thơ trong mối tương quan với thời đại mà Nguyễn
Khuyến đang sống. Từ đề tài, người viết có thể nắm bắt thêm một vài vấn đề quan trọng
trong thơ văn Nguyễn Khuyến.
Đề tài sẽ giải quyết những vấn đề chung về bút pháp trào phúng và nguyên nhân
hình thành thơ văn trào phúng của Nguyễn Khuyến, thông qua những diễn biến của xã hội
để thấy sự sụp đổ chuẩn mực của đạo đức phong kiến và sự tiếp thu, phát triển tính trào
phúng trong văn học bình dân và văn học bác học. Giúp người viết hiểu thêm về nguồn
gốc của nghệ thuật trào phúng. Thông qua đề tài này, người viết có cơ hội tiếp cận đến
ngôn ngữ trào phúng trong thơ văn Nguyễn Khuyến dựa trên các biện pháp nghệ thuật
như: Nghệ thuật đối; nghệ thuật chơi chữ; tình thái từ; ẩn dụ hay nghệ thuật sử dụng khẩu
ngữ để chứng minh cho vấn đề ngôn ngữ trào phúng trong thơ văn Nguyễn Khuyến đạt
đến trình độ thâm sâu, kín đáo và uyển chuyển. Đề tài “Bút pháp trào phúng trong thơ
văn Nguyễn Khuyến” giúp người viết thấy được sự độc đáo của ngôn ngữ thơ văn Nguyễn
Khuyến.
Không chỉ trên phương diện ngôn ngữ thâm sâu, kín đáo đề tài còn giúp người viết
có cơ hội nghiên cứu về hình tượng trào phúng trong thơ văn Nguyễn Khuyến để thấy
được sự đa dạng, phong phú và sắc sảo. Hình tượng trào phúng được đề tài khai thác khá
đầy đủ bằng các cách nói như: cách nói khẳng định để phủ định và ngược lại; cách nói hạ
thấp để đề cao và ngược lại; cách nói đùa vui có tính chất giải khuây hay bằng cách nói
công khai, trực diện để làm rõ cho sự đa dạng, phong phú của hình tượng trào phúng
trong thơ văn Nguyễn Khuyến.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã có được rất nhiều điều bổ ích
cũng như vốn kiến thức cần thiết về nhà thơ Nguyễn Khuyến và đặc biệt là nghệ thuật
trong thơ ông. Tuy chỉ tìm hiểu một khía cạnh về bút pháp trào phúng nhưng thông qua đề

tài này chúng tôi có cách nhìn khái quát hơn về bút pháp nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn

SVTH: TÔ THÚY KIỀU

9


GVHD: PHAN THỊ MỸ HẰNG

Khuyến. Trước tiên, là về những vấn đề chung về bút pháp trào phúng và nguyên nhân
hình thành của bút pháp này. Khi hoàn cảnh đất nước thay đổi, Nguyễn Khuyến đã hướng
những trang thơ của mình theo một hướng đi khác. Mặc dù có sự kế thừa của truyền
thống trào phúng bình dân và truyền thống trào phúng bác học, nhưng Nguyễn Khuyến đã
có lối rẽ riêng tạo phong cách thơ đặt biệt, sắc sảo …
Qua đề tài này, chúng tôi cũng được hiểu thêm về phương tiện ngôn ngữ và hình
tượng trào phúng trong thơ văn Nguyễn Khuyến, thông qua các biện pháp nghệ thuật và
các cách nói khác nhau tạo nên sự phong phú, đa dạng nhưng không kém phần kín đáo,
thâm sâu.

4. Phạm vi nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài này, phạm vi khảo sát chủ yếu là thơ văn Nguyễn Khuyến, và
những công trình nghiên cứu có liên quan đến bút pháp trào phúng. Bên cạnh đó, người
viết có so sánh với bút pháp trào phúng của Hồ Xuân Hương, Tú Xương.
Kết cấu đề tài gồm ba chương: chương thứ nhất, tìm hiểu về một số vấn đề chung.
Chương thứ hai, tìm hiểu về ngôn ngữ trào phúng trong thơ văn Nguyễn Khuyến đạt đến
trình độ thâm sâu, kín đáo và uyển chuyển. Chương thứ ba, tìm hiểu về hình tượng trào
phúng trong thơ văn Nguyễn Khuyến, thể hiện sự đa dạng, phong phú và sắc sảo.
Về phạm vi tư liệu, người viết đã khảo sát các công trình nghiên cứu về thơ văn
Nguyễn Khuyến và một số tư liệu liên quan đến đề tài như: “Từ điển tiếng Việt”[5] giúp
người viết tham khảo thông tin một cách chính xác về bút pháp trào phúng; “Nguyễn

Khuyến tác gia và tác phẩm” [17] là nguồn tư liệu chính mà người viết tham khảo trong
quá trình thực hiện đề tài. Công trình nghiên cứu này đã cung cấp khà đầy đủ những vấn
đề có liên quan đến đề tài. Một vài tư liệu khác như: Thi hào Nguyễn Khuyến đời và
thơ[1]; phê bình bình luận văn học Nguyễn Khuyến[16]; lịch sử văn học Việt Nam[9]; cơ
sở ngôn ngữ học và tiếng Việt [18] cũng góp phần quan trọng trong việc thực hiện đề tài.

5. Phương pháp nghiên cứu.
Để giúp cho việc nghiên cứu đề tài một cách khoa học, logic, và dễ tiếp nhận
người viết đã sử dụng các phương pháp như: phân tích, so sánh, tổng hợp, chứng minh để

SVTH: TÔ THÚY KIỀU

10


GVHD: PHAN THỊ MỸ HẰNG

làm sáng tỏ bút pháp trào phúng trong thơ văn Nguyễn Khuyến, đồng thời cũng tạo nên
sự phong phú cho đề tài

SVTH: TÔ THÚY KIỀU

11


GVHD: PHAN THỊ MỸ HẰNG

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Bút pháp trào phúng
1.1.1. Bút pháp.

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về “bút pháp”.Theo Từ điển tiếng Việt ngôn ngữ
học[11]: “ Bút pháp là phong cách viết chữ Hán, cách dùng ngôn ngữ hay đường nét,
màu sắc, hình khối, ánh sáng để biểu hiện hiện thực, tư tưởng, còn trong tác phẩm nghệ
thuật là một bút pháp già dặn”[129;11].
Theo Đại từ điển tiếng Việt[19]: “Bút pháp là cách thức sử dụng các
phương tiện biểu hiện để phê phán tư tưởng, ý nghĩa trong tác phẩm nghệ thuật”[213;19].
Theo Từ điển Từ và Ngữ Việt – Nam [7]: “ Bút: Viết; Pháp: phép. Bút
pháp là cách viết chữ Hán của con người và lối viết văn”[169; 7].

1.1.2.Trào phúng.
Có thể phân biệt giữa trào phúng và trào lộng để thấy rõ sự khác nhau giữa
hai bút pháp và ý nghĩa khi sử dụng bút pháp trào phúng.
Theo Từ điển Từ và Ngữ Việt – Nam [7]: “Trào: chế nhạo; Phúng: răn đe. Trào
phúng là mỉa mai, chế giễu một cách bóng bảy”[1879;7].
Theo Từ điển tiếng Việt - Ngôn ngữ học[11]: “Trào phúng là có tác dụng
gây cười để châm biếm, phê phán”[1376;11].
Đối với trào lộng cũng có hai cách định nghĩa nhưng ý nghĩa không khác
nhau.
Theo Từ điển tiếng Việt - Ngôn ngữ học: “Trào lộng có tính chất chế giễu
để đùa cợt, gây cười”[1376;11].
Theo Từ điển Từ và Ngữ Việt – Nam [7]: “ Trào: chế nhạo; lộng: chơi đùa.
Trào lộng là đùa cợt và chế nhạo”[1879;7].

SVTH: TÔ THÚY KIỀU

12


GVHD: PHAN THỊ MỸ HẰNG


Trào phúng và trào lộng tuy đều mang ý nghĩa chế giễu nhưng lại có ý nghĩa
khác nhau. Trào phúng chế giễu để răn đe, cũng là tiếng cười nhưng tiếng cười ấy xót xa,
cay đắng, để lại nhiều suy ngẫm.
.

Trong tiếng cười, hay những lời chế giễu đều mang một ý nghĩa sâu xa. Sử

dụng bút pháp trào phúng là để khai thác những ý nghĩa ngầm sâu bên trong của từng bài
thơ mà bên ngoài đang phủ một tiếng cười châm biếm. Nguyễn Khuyến là một nhà thơ
luôn chất chứa trong lòng nổi uất hận, đau xót muốn nói thẳng lòng mình nhưng ngại thời
thế. Vì thế ông mượn bút pháp trào phúng để cười và chế nhạo nhưng thực ra ông muốn
bài tỏ thái độ cũng như quan điểm của mình trước thời cuộc.
Đối với trào lộng cũng cất lên tiếng cười chế nhạo nhưng là để đùa cợt, chế giễu,
gây cười để giải khuây. Thơ Nguyễn Khuyến không phải đùa cợt để giải khuây mà luôn
mang tâm sự, cười để đau xót, ngậm ngùi. Vì thế, trào phúng luôn là bút pháp hợp lý khi
nói đến thơ văn Nguyễn Khuyến, bao quát cả về hình thức lẫn nội dung của thơ ông. Còn
đối với trào lộng thiên về hình thức hơn, chỉ gây cười trên bề mặt ngữ nghĩa. Do đó, khi
tìm hiểu thơ văn Nguyễn Khuyến chỉ có thể tìm hiểu ở bút pháp trào phúng, vì bút pháp
trào lộng không thể bao hàm hết ý nghĩa thơ ông.

1.1.3. Bút pháp trào phúng.
Sử dụng các phương tiện nghệ thuật tiêu biểu để phản ánh tư tưởng, ý nghĩa
trong tác phẩm nhằm châm biếm, phê phán, mỉa mai một cách bóng bảy.
Trong văn học trung đại, nhiều nhà thơ là bậc thầy trong việc thể hiện bút pháp
trào phúng như: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương.
Hồ Xuân Hương đã thể hiện bút pháp trào phúng khá đặc sắc. Bà đã giám nói lên
những điều bọn “mũ cao áo dài” không dám nói đến, đặc biệt Hồ Xuân Hương dám thẳng
tay tát vào mặt cả một bọn phong kiến thống trị từ trên xuống dưới không sợ hãi, chẳng
nể nang ai một chút nào. Nhà thơ xé toạc hết các bộ mặt giả dối, lột trần hết những chiếc
áo đạo đức cũn cỡn để chúng lộ nguyên hình là một lũ bịp bợm, dối đời, dốt nát.

Đối với giai cấp thống trị nhà thơ đã nói to lên với mọi người rằng “chúa dấu vua
yêu một cái này” vua chúa chỉ yêu “cái này” thôi và không yêu cái gì khác nữa.
SVTH: TÔ THÚY KIỀU

13


GVHD: PHAN THỊ MỸ HẰNG

Đối với bọn văn nhân tài tử, dốt nát mà thích khoe chữ là chuyện lố lăng, bà chửi
thẳng mặt.
“Ai về nhắn bảo phường lòi tói,
Muốn sống đem vôi quét trả đền”.
(Phường lòi tói)
Đối với bọn tu hành giả dối nhà thơ tỏ ra khó chịu và đã kích bọn chúng. Y như
rằng mỗi lần nói đến sư là Xuân Hương lai quất chiếc roi đánh mạnh vào bọn chúng
“Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta,
Đầu thì trọc lốc, áo không tà.
Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm,
Vải núp sau lưng sáu bảy bà
Khi cảnh, khi tiu, khi chũm chọe,
Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha”
(Sư hổ mang)
Bút pháp trào phúng đã được Hồ Xuân Hương khai thác khá triệt để, cả một bức
tranh xã hội thời phong kiến đã được bà phơi bài ra trước mắt. Hồ Xuân hương phê phán
gay gắt, châm biếm, đả kích không khoan nhượng làm nổi bật lên bút pháp trào phúng.
Sau Nguyễn Khuyến Tú Xương đã nổi danh là ông tổ thơ trào phúng Việt Nam
ông đã thể hiện một cái cười sâu sắc khóc liệt để bóc trần thối hư, tật rởm của người đời
và một cái cười phong phú và sinh động. Bút pháp trào phúng đã được Tú Xương thể hiện
rất thành công trong việc lột trần những cái xấu của xã hội, người đời

“Trên ghế bà đầm ngoi đích vịt,
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng”
Hay: Đối với bọn thầy tu thì Tú Xương phơi bày một cách rõ ràng

SVTH: TÔ THÚY KIỀU

14


GVHD: PHAN THỊ MỸ HẰNG

“Một thằng trọc tếch ngồi khua mõ,
Hai ả tròn xoe đứng múa bông”.
Bút pháp trào phúng được các nhà thơ trung đại thể hiện một cách nổi bậc nhằm
châm biếm, phê phán, mĩa mai một cách bóng bẫy bằng các phương tiện nghệ thuật để
phản ánh tư tưởng, bộc lộ tình cảm của mỗi nhà thơ vào tác phẩm của mình.

1.2. Nguyên nhân hình thành thơ văn trào phúng của Nguyễn Khuyến.
1.2.1. Sự sụp đổ các chuẩn mực của đạo đức phong kiến.
Nguyễn Khuyến đã chứng kiến cảnh mất nước.Triều đình bất lực dâng đất
nước cho thực dân pháp. Mẫu mực đất nước theo hệ Nho giáo hầu như bị sụp đổ hoàn
toàn khi xuất hiện văn hóa ngoại lai xâm nhập vào đời sống văn hóa dân tộc, xã hội trở
nên nhố nhăng lộn xộn, từ trong ra ngoài từ trên xuống dưới. Cả chế độ đã như đập vào
mắt nhà thơ tạo nên vết hằng vĩnh viễn trong lòng Yên Đổ. Chính ông đã từng là anh khóa
nghèo qua chín lần dự thi mà bảy lần “không đâu cả” để được rạng ngời công danh,
mong được giúp nước thoả chí bình sinh. Nhưng suốt cuộc đời làm quan, Nguyễn Khuyến
đã làm một vị quan thanh liêm nhưng bất lực trước thời thế, không thay đổi được thời
cuộc. Thời đại Nguyễn Khuyến là một thời đại khủng hoảng toàn diện. Trước hết và chủ
yếu là khủng hoảng về hệ tư tưởng- văn hóa. Đất nước không những bị thực dân xâm lược
mà còn bị sự biến loạn trong lòng dân tộc, sự sụp đổ của một hệ tư tưởng là sụp đổ cả một

nền Hán học mấy mươi đời.
Sự thối nát trong triều đình là nguồn gốc cho sự mất nước, mất văn hóa của dân tộc.
Dưới ngòi bút của Nguyễn Khuyến vua quan như những thằng hề trong tuồng hát. Đất
nước ta vốn theo chế độ quân chủ, triều đình là nơi mẫu mực cho thiên hạ, là gốc của
thiên hạ, đại diện cho một quốc gia, nay lại bị hạ bệ dưới ngòi bút của Nguyễn Khuyến.
Sự kính trọng đối với một vị vua hoàn toàn mất đi chỉ còn lại sự xem thường châm biếm.
Nguyễn Khuyến viết ít nhưng lại có hàm ý rất sâu xa phơi bày hiện thực một cách trần
trụi của cả hệ thống quan lại trong triều đình nhằm phê phán một triều đình thối nát. “Từ
năm Đoan Khánh (1505-1509) trở về sau thì lời bàn luận sáng suốt bẵng đi, thói cầu
cạnh mỗi ngày một thịnh, người có chức vị ít giữ được phong độ thanh liêm nhún nhường,
SVTH: TÔ THÚY KIỀU

15


GVHD: PHAN THỊ MỸ HẰNG

trong triều đình không nghe có lời can gián, gặp có việc thì rụt rè cẩu thả, thấy lúc nguy
thì bán nước để toàn thân, dẫu người gọi là bậc danh nho, cũng đều yên tâm nhận sủng
vinh phi nghĩa, rồi nào thơ, nào ca trao đổi, khoe khoang tán tụng lẫn nhau, tập tục sĩ
phu thối nát đến thế là cùng, tệ hại biến đổi lần này không thể nào nói cho xiết
được”.[642;17] Nền Nho học đầu nhà Nguyễn được bừng sáng lên lần cuối rồi lại vụt tắt,
nho giáo, quân chủ đều đã ở cuối con đường. Sự đổi mới đã không diễn ra trên đất nước
hàng ngàn năm theo chế độ phong kiến mà dẫn đến kết quả là mất nước. Triều đình, quan
lại đều đã trở nên bất lực xuôi tay để đất nước rơi vào tay giặc, chưa kể một số đã đầu
hàng giặc. Nguyễn Khuyến là chứng nhân mà cũng là nạn nhân trong vấn đề tồn vong của
đất nước, chính thời cuộc không chấp nhận một vị quan như Nguyễn Khuyến, công lý
không tồn tại, mây đen phủ mờ cả đất nước để lại uất hận cho bao nhiêu sĩ tử nhà nho.
Nguyễn Khuyến cũng là một vị quan yêu nước, muốn đem công sức cống hiến cho nước,
cho dân nhưng thời thế không cho phép một vị quan như ông tồn tại, bất lực, ông đã đem

cả danh vị của mình và của cả giới trí thức cũ ra châm biếm. Ông phê phán chế độ quân
chủ bù nhìn đã làm tan tác cả nền văn hóa truyền thống.
Chế độ thi cử cũng đã lụi tàn dần theo thời thế, mặc dù còn thi Nho giáo nhưng đã
theo chiều hướng đáng châm biếm và Nguyễn Khuyến đã dùng ngòi bút của mình để phơi
bày một thể trang trọng ấy. Sự hạ bệ đến tận cùng và dần lụi tàn đi. Trước đây, ông Nghè,
ông Cống vẫn còn được xem là vinh dự nhưng đến đây thì “Ông nghè, ông Cống cũng
nằm co” thể hiện sự bật gốc của giáo dục và nền văn hóa cổ truyền của chế độ phong
kiến. Pháp xâm lược, nước ta làm thuộc địa, nền văn hóa gọi là tiến bộ dần dần tràn vào
gần như giao thoa với văn hóa truyền thống nước ta. Sự xuất hiện một thứ văn hóa ngoại
lai ấy đã hủy hoại dần tính truyền thống tốt đẹp của một xã hội.
Sự đối chọi giữa cái cũ và cái mới tạo nên một thời “nhố nhăng” Ta không là Ta,
Tây không ra Tây, lúc này xã hội như thể hỗn loạn đủ tất cả loại người mà chế độ phong
kiến không có, sự xuất hiện của Me tây, ông Cò, ông Cẩm làm thay đổi cuộc sống của xã
hội. Cái tốt đẹp của dân tộc gần như bị biến dạng làm băng hoại giá trị của con người.
Con người dưới chế độ quân chủ trước đây luôn mẫu mực như Kiều Nguyệt Nga,
như Đồ Chiểu làm tấm gương chung cho nữ nhi, cho học trò thì nay nữ nhi trong thời này
SVTH: TÔ THÚY KIỀU

16


GVHD: PHAN THỊ MỸ HẰNG

lại là Đĩ cầu nôm, thầy đồ thì lại là “Thầy đồ ve gái góa”, tiến sĩ thì là Tiến sĩ giấy. Ngòi
bút của Nguyễn Khuyến đả kích mạnh mẽ mọi phương diện, sâu xa, buồn bã, phát lên
tiếng cười đau xót cho cả chế độ mẫu mực nay lại hủy hoại về đạo đức, nhố nhăng về
phẩm chất, xã hội như đảo điên bởi những thứ văn hóa ngoại lai, bởi con người tham lam,
đen bạc.

1.2.2. Sự tiếp thu truyền thống trào phúng trong văn hóa bác học và bình

dân.
1.2.2.1. Sự tiếp thu truyền thống trào phúng trong văn học bình dân.
Trong văn học bình dân, trào phúng cũng là thể loại quen thuộc đối với con người
nói chung và đặc biệt là đối với tầng lớp bình dân trong xã hội. Những câu chuyện ngắn
tuy không hàm ẩn nhiều ý nghĩa sâu xa nhưng đã thể hiện quan niệm sống phê phán, đả
kích những thối nát trong xã hội, những việc làm trái tai, gai mắt trong đời sống hằng
ngày. Những câu chuyện ấy tuy quen thuộc nhưng ý nghĩa như Trạng Quỳnh, Trạng Tí,
Trạng Lợn…Từ trong truyện Trạng ta có thể thấy được những ý nghĩa châm biếm phê
phán, đả kích của nó đối với bọn quan lại, nịnh bợ, tham lam như “Đào thường thọ” hay
ích kỉ, xem thú vật quý hơn con người, xa hoa, lãng phí trong “Mèo quý tộc”.
Nguyễn Khuyến đã tiếp thu những tinh hoa của truyền thống trào phúng trong văn
học bình dân, từ những câu truyện Trạng của dân gian, tuy còn mộc mạc nhưng ý nghĩa,
tuy chưa trau chuốt nhưng lại đẹp. Nguyễn Khuyến đã tiếp thu những tinh hoa ấy tạo nên
sự thâm sâu, kín đáo và sâu sắc, uyển chuyển nhằm châm biếm, đả kích bọn tham tiền,
nịnh nọt, ích kỉ…Văn học bình dân tạo nên những tiếng cười sảng khoái. Từ tiếng cười
đó, Nguyễn Khuyến đã biến thành tiếng cười ra nước mắt, cười để mà khóc, cười không
chỉ để vui mà còn để buồn, tiếng cười trong thơ Nguyễn Khuyến có nhiều cung bậc khác
nhau.
Nguyễn Khuyến đã góp nhặt những tinh hoa trào phúng trong văn học bình dân để tạo
thành cái thâm sâu trong văn thơ của mình.Trong văn học bình dân những câu chuyện
mang tính trào phúng, hài hước được nhân dân truyền miệng và sáng tác có tính chất rộng
rãi dễ đi vào lòng người bởi truyện trào phúng dân gian phản ánh mặt trái của xã hội của
SVTH: TÔ THÚY KIỀU

17


GVHD: PHAN THỊ MỸ HẰNG

bọn quan lại, triều đình nhưng không có nhân vật cụ thể, không phản ánh rõ ràng, phản

ánh theo hướng chung chung. Nguyễn Khuyến đã biến cái chung chung thành mục tiêu cụ
thể, phản ánh có mục đích và nâng cao hơn ý nghĩa phê phán, châm biếm. Vì vậy mà
Nguyễn Khuyến là nhà thơ biết cười, không chỉ vậy, tiếng cười của ông có nhiều cung
bậc khác nhau làm người khác thắm thía nỗi đau chung của xã hội và nỗi đau riêng của
mình.
Từ mộc mạc giản đơn, Nguyễn Khuyến đã biến văn học bình dân thành vũ khí sắc
bén, để phản ánh một cách sâu sắc lòng yêu nước và tinh thần phản kháng đối với bọn bù
nhìn, quan lại, tay sai. Điều này chứng tỏ nhân dân ta từ xưa đã có truyền thống ghét cái
xấu, phê phán chuyện bất công. Nguyễn Khuyến cũng tiếp thu truyền thống ấy và phát
huy ngòi bút trào phúng của mình dựa trên văn hóa trào phúng của văn học bình dân. Mặc
dù, ngoài Nguyễn Khuyến còn nhiều nhà thơ thể hiện ngòi bút trào phúng, nhưng nhà thơ
Yên Đổ đã dùng sự tinh túy của văn học truyền thống trào phúng để tạo nên nét khác biệt
của riêng mình, lên tiếng tố cáo thẳng thừng bọn người chỉ biết khom lưng uốn gối, chê
trách bản thân mình, lấy ý nghĩa của truyện Trạng làm gương soi cho ngòi bút trào phúng
của mình. Ngoài ý nghĩa đả kích, phê phán đối với sự bất công thói tham nịnh của bọn
quan lại, văn thơ Nguyễn Khuyến còn thể hiện sự sâu xa, uyển chuyển, kín đáo hơn,
khiến người đọc phải lặng người suy nghĩ. So với văn học bình dân thì văn thơ Nguyễn
Khuyến tiến bộ hơn rất nhiều. Mặc dù nhà thơ đã tiếp thu lối viết, tính chất trào phúng
trong văn học dân gian nhưng nhà thơ đã có sự phát huy và có những thay đổi về hình
thức và mở rộng về nội dung làm cho văn học trào phúng có nhiều mới mẻ hơn.
Trong dân gian có rất nhiều câu truyện mang tính trào phúng như truyện Trạng,
truyện ngụ ngôn, nhưng xét cho cùng thì những câu truyện ấy phản ánh sự bất công, cái
đáng lên án trong một xã hôi yên bình, còn nằm trong mẫu mực của dân tộc, vì thế nội
dung của truyện trào phúng ấy còn mộc mạc, đơn sơ. Đến thời đại Nguyễn Khuyến thì
thời thế đã thay đổi, đất nước đã không còn nằm trong cảnh thanh bình mà là sự hỗn loạn,
rối ren, không còn giữ được tính mẫu mực tốt đẹp của xã hội, tất nhiên nội dung, đối
tượng phản ánh cũng phải thay đổi theo thời cuộc để lột trần hiện thực. Song, Nguyễn

SVTH: TÔ THÚY KIỀU


18


GVHD: PHAN THỊ MỸ HẰNG

Khuyến vẫn giữ nét truyền thống trào phúng của dân tộc từ đó mà phát huy thành một nền
văn học rộng lớn.

1.2.2.2. Sự tiếp thu truyền thống trào phúng trong văn học bác hoc.
Trước Nguyễn Khuyến ta thấy xuất hiện nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, thơ Hồ Xuân
Hương cũng đã kích, châm biếm bọn tham quan, thể hiện cái tôi của mình.. Đối tượng
trong thơ bà là những người đại diện cho chính quyền phong kiến vua chúa, quan lại, hiền
nhân, quân tử, anh hùng.
“Hiền nhân quân tử ai mà chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo”
(Đèo Ba Dội)
Những con người sống trái tự nhiên, quan lại hay những gương mặt nam nhi lại không
đáng mặt nam nhi, những danh tướng bại trận như Sầm Nghi Đống, những tên học trò dốt
Phường lòi tói hoặc đối tượng là nhà sư…Hồ Xuân Hương phê phán, đã kích một cách
táo bạo, mạnh mẽ. Nguyễn Khuyến đã tiếp thu lối phê phán ấy, nhưng ông đã mở rộng
đối tượng phê phán, Nguyễn Khuyến đã phê phán cả những Bà Đầm, Me Tây, những cô
gái thích lấy ông Tây, ông Phán, phê phán những gì bình dân nhất trong cuộc sống. Vì lẽ
đó thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến nhiều màu sắc hơn về đối tượng, không táo bạo
mạnh mẽ nhưng thâm sâu, kín đáo. Trong văn học trung đại, có sự tiếp nối giữa các thế hệ
về mặt tư tưởng cũng như trên văn học Nguyễn Khuyến đã tiếp nối tính trào phúng của
thế hệ trước tạo nên sự đa dạng trong văn học. Thời thế thay đổi, văn học thay đổi, nếu
Hồ Xuân Hương lên tiếng bênh vực cho người phụ nữ thì nay Nguyễn Khuyến lên tiếng
phê phán lối sống vì vật chất bỏ mất phẩm chất con người, mất đi truyền thống tốt đẹp
của người phụ nữ. Trước thực trạng xã hội đang lúc rối ren, triều đình hỗn loạn, cái xấu
đang ngự trị thì tính trào phúng càng tồn tại có hiệu quả để phản ánh hiện thực xã hội.

Nhờ tiếp thu truyền thống trào phúng trong văn học bác học, sự trau chuốt, thâm thúy,
châm biếm mạnh bạo của thế hệ trước mà Nguyễn Khuyến đã tạo thành cái riêng của
mình một giọng cười sâu cay, văng vào nền văn học một trường thơ sắc sảo đôi lúc cũng
tục tằn nhưng vẫn giữ được tính chuẩn mực, cốt cách của một vị quan, cũng là phê phán
SVTH: TÔ THÚY KIỀU

19


GVHD: PHAN THỊ MỸ HẰNG

những việc bất mãn đối với xã hội, con người nhưng giữa thế hệ trước với thế hệ sau ta
thấy rằng có một khoảng cách khá xa, tiến bộ rõ rệt chứng tỏ Nguyễn Khuyến đã tiếp thu
có chọn lọc và phát huy hết cái hay của nền văn học truyền thống trào phúng trong văn
học bác học. Không những thế Nguyễn Khuyến còn cải tiến thành cái riêng độc đáo của
mình.
Trong văn học, không chấp nhận sao chép ý tưởng văn chương. Vì vậy, trong thơ
của Tam Nguyên mặc dù đối tượng phê phán cũng là bọn quan lại, bọn nhà sư nhưng
trong mắt của nhà thơ thì tiến sĩ chỉ là Tiến sĩ giấy, bên cạnh đó những hình ảnh trong thơ
phong phú và đa dạng mà thế hệ trước chưa hoặc ít khi đề cập đến như tự chế nhạo bản
thân mình, hình ảnh người phụ nữ trong mắt Yên Đổ thì lại là đĩ Cầu Nôm, thầy đồ cũng
không giữ được phẩm chất của một vị nho sư đúng mực hoặc thi cử, trong mắt nhà thơ
cũng chỉ là trò cười cho thiên hạ, điều khác biệt nhất là thế hệ trước luôn tôn trọng bậc chí
tôn nhưng trong ngòi bút của Nguyễn Khuyến thì vua chẳng khác chi một thằng hề trong
tuồng hát, sự khác biệt về đối tượng và cách thức phê phán có phần cách xa nhau và cũng
làm tăng thêm hiệu quả trào phúng .
Tính trào phúng trong văn học tuy đã có từ rất lâu nhưng qua nhiều thế hệ sự tiến bộ
đã vượt lên một cách rõ ràng. Văn học đã có sự cải tiến qua những ngòi bút sành sỏi như
Hồ Xuân Hương làm khơi dậy một nguồn cảm xúc, làm tăng thêm sự căm ghét đối với
những đối tượng mà Hồ Xuân Hương nhắc đến, lòng yêu nước thiết tha, sự phóng khoáng

trong từng câu thơ thể hiện được tính phê phán, đả kích mạnh mẽ cho cả triều đại của nữ
sĩ. Nhưng lúc này văn học trào phúng vẫn còn mộc mạc về nội dung còn có khoảng cách
so với thế hệ sau. Xét về mặt thời thế ta cũng đã thấy rõ sự khác biệt ấy. “Tam cương ngũ
thường” trước đây là điều kiện mẫu mực cho một xã hội và vẫn còn là nền móng vững
chắc cho chế độ quân chủ. Bậc đế vương vẫn là đấng quân vương khiến cho người người
rất mực tôn kính, quân xâm lược cũng chẳng phải là điều nguy hại đến thời cuộc, không
làm thay đổi cả một cơ chế vững chắc của một quốc gia. Nhưng nay đến thời đại Nguyễn
Khuyến thì tất cả đã thay đổi, thời thế, con người, xã hội, thay đổi cả cơ chế quản lí của
nước nhà. Lúc này đấng quân vương không còn là một vị vua đáng tôn kính mà chỉ là bù
nhìn cho bọn thực dân, không chỉ có thế mà nền văn hóa nước ta lại bị xâm lấn bởi nền
SVTH: TÔ THÚY KIỀU

20


GVHD: PHAN THỊ MỸ HẰNG

văn hóa khác, những mẫu mực nghiêm trang đáng quý từ trước đến nay đã sụp đổ, thay
vào đó là những nhố nhăng, lộn xộn. Sự uất hận trong lòng nhà thơ như được chất cao
hơn núi, sự thất vọng tràn ngập như đã len lỏi vào tâm tư của nhà thơ và xuất phát ra từ
ngòi bút để phản ánh lên những trò cười trong xã hội.
Nguyễn Khuyến đã sử dụng tính trào phúng của văn học truyền thống để lột trần bản
chất xấu xa của chế độ. Đất nước ta đã bị hàng ngàn năm Bắc thuộc chịu ảnh hưởng nhiều
bởi nền văn hóa Trung Hoa nhưng vẫn giữ được tính truyền thống của dân tộc có Trạng
Trình, Trạng Lợn đến Hồ Xuân Hương thay phiên nhau lên án cái xấu nhưng dù sao cái
gốc của xã hội vẫn còn, lòng người không xao động, lòng dân không rối loạn. Nay đất
nước rơi vào tay bọn thực dân, triều đình lại quy hàng giặc, quan lại làm tay sai tiếp tay
bóc lột nhân dân đưa nền văn hóa phương Tây gọi là nền văn hóa “tiến bộ” vào làm tan
vỡ đi giá trị truyền thống tốt đẹp lâu đời của nước ta. Tất nhiên giữa hai thời thế khác biệt
nhau như thế thì hai vần thơ mặc dù chung mục đích nhưng sẽ khác nhau rất nhiều về nội

dung. Những vần thơ của Nguyễn Khuyến có phần đau đớn hơn, chua chát hơn nhiều, lời
lẽ mộc mạc đôi lúc cũng trau chuốt bóng bẩy đã đánh thẳng vào sự xấu xa, vào mặt trái
của xã hội lúc bấy giờ.
Nguyễn Khuyến đã làm tăng thêm tính trào phúng trong văn thơ vừa thể hiện lòng
yêu nước nồng nàn vừa cất lên tiếng chửi vào mặt những lớp người đen bạc. Đắng cay
hơn đó là lớp người nắm quyền trong bộ máy quản lí trụ cột của đất nước. Chính ông
cũng là người đứng trong hàng ngũ ấy nên ông càng xót xa khi không thực hiện được hoài
bão của đời mình, càng chứng kiến càng đau lòng cho số phận làm quan. Tầm nhìn của
ông không gói gọn vào một lớp người nào mà là cái nhìn tổng thể cho cả xã hội và cả
chính mình. Nữ sĩ Xuân Hương cũng có cái nhìn như thế nhưng chỉ chế giễu bọn tham
quan cường hào, bọn thầy tu mất nết, nhưng nhà thơ Yên Đổ đã phê phán chế nhạo bản
thân mình, và những gì là mẫu mực, tôn nghiêm. Như ta đã nói, sự thay đổi của thời thế
đã kéo theo sự thay đổi của tổng thể, lấy cách đánh giá của người xưa để làm nền cho
cách nhìn hiện tại. Từ trong sâu xa của dân tộc đã có khái niệm không chấp nhận cái xấu,
sự bất công. Nguyễn Khuyến đã tiếp nối truyền thống ấy mà phơi bày hiện thực.

SVTH: TÔ THÚY KIỀU

21


GVHD: PHAN THỊ MỸ HẰNG

Qua đó, ta thấy rằng thế hệ sau đã làm nên vần thơ vừa mới lạ, vừa xót xa cho
thời thế. Nguyễn Khuyến đã phát huy rất tốt truyền thống của văn học dân tộc. Vừa mang
đậm cái cũ cũng vừa thể hiện cái mới rất sắc sảo, ngòi bút vừa sâu cay, vừa chua chát,
nghẹn ngào.
Nguyễn Khuyến đã tiếp thu những tinh hoa, tinh túy nhất từ văn học bình dân và từ
văn học bác học để tạo nên một giọng thơ riêng của mình, giọng thơ trào phúng vừa có
tiếng cười bình dân vừa có ý nghĩa sâu xa, vừa trau chuốt, thâm sâu của bác học. Nguyễn

Khuyến đã tạo nên một nền văn thơ trào phúng thêm nhiều điểm mới lạ.

SVTH: TÔ THÚY KIỀU

22


GVHD: PHAN THỊ MỸ HẰNG

CHƯƠNG 2: NGÔN NGỮ TRÀO PHÚNG TRONG THƠ NGUYễN
KHUYẾN ĐẠT ĐẾN TRÌNH ĐỘ THÂM SÂU, KÍN ĐÁO VÀ
UYỂN CHUYỂN.
2.1. Nghệ thuật đối với việc thể hiện nội dung trào phúng.
2.1.1. Vài nét về đối.
Đối là biện pháp tu từ dùng hình thức sóng đôi cú pháp và ngữ nghĩa tạo
nên một cấu trúc đối nhằm làm nổi bật nội dung cần biểu đạt và tăng cường sức biểu cảm
cho thơ văn.
Một đối ngữ bao giờ cũng có hai vế. Thường thì hai vế này có sự tương
đồng về cú pháp, cân bằng về số lượng âm tiết, đối nhau về nội dung.
Trong văn học trung đại các nhà thơ thường sử dụng phép đối về nội dung
có thể theo hướng tương phản (hai vế có ý trái ngược nhau) hoặc tương hỗ (hai vế có ý bổ
sung cho nhau)
Đau lòng kẻ ở người đi
Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tầm
(Nguyễn Du)
Nguyễn Du đã sử dụng phép đối tương phản để nói đến niềm đau chia li
Các quy tắc đối ngữ có yêu cầu khắc khe về tất cả các mặt ngữ âm (bằng –
trắc), ngữ pháp (từ loại, cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa)
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

(Bà Huyện Thanh Quan)
Thơ văn học trung đại thường bị gò bó bởi những tiết tấu, âm điệu
Kẻ đấp chăn bông, kẻ lạnh lùng

SVTH: TÔ THÚY KIỀU

23


GVHD: PHAN THỊ MỸ HẰNG

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
(Hồ Xuân Hương)
Ở bài hỏng thi Trần Tế Xương đổi tên ra Trần Cao Xương tưởng là khỏi xúi
quẩy, nhưng lại cứ hỏng thi, chỉ tai vạ ở một chử “kiện” trông nhằm ra chử “tiệp” đến nổi
phải kêu trời. Nhà thơ đã lấy “Trời” đối “Chó” để chửi vào sự hỏng thi của mình.
“Trách mình phận hẩm lại duyên ôi
Đổ suốt hai trường hỏng một tôi.
“Tế” đổi thành “Cao” mà chó thế
“Kiện” trong ra “Tiệp”, hỡi trời ôi”
(Hỏng thi)

2.1.2. Các hình thức đối trong thơ văn Nguyễn khuyến.
Nguyễn Khuyến đã sử dụng những loại hình câu đối để thể hiện thái độ trào lộng
của mình làm tăng thêm tính trào phúng trong văn thơ. Hạt nhân nghệ thuật của đối là tính
đối xứng còn hạt nhân của nghệ thuật trào lộng là sự xung đột mâu thuẫn. “Nguyễn
Khuyến đã hết sức lợi dụng cái lợi thế của câu đối để gây cười, để tạo những xung đột
gây cười rất hoạt, rất sắc, rất trẻ. Các đối tượng và hoàn cảnh cười trong câu đối Nguyễn
Khuyến thật phong phú: Trêu gái, say rượu, nghèo hèn, làm quan , về vườn, người sinh,
kẻ chết, kẻ sang, người hèn, người giỏi, kẻ dốt”. [ 512;17]

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ thực hiện được tính thông tục hóa mạnh mẽ, nhất
là trong việc thể hiện các nội dung, hình thức câu đối trong văn thơ, thường là câu đối
được trưng bày ở những nơi trang nghiêm, bởi câu đối là một loại hình nghệ thuật quen
thuộc trong đời sống văn hóa, có ý nghĩa trang trọng, thường dùng ngôn ngữ thuộc phong
cách cao, nhưng nhà thơ đã chuyển biến thành những lời lẽ giản dị, bông đùa nhưng
không làm mất đi giá trị của nó. Qua đó còn thể hiện được tiếng cười nhẹ nhàng đôi khi
xót xa, khi thì cay đắng, đồng thời bộc lộ rõ thái độ của nhà thơ qua từng câu đối.

SVTH: TÔ THÚY KIỀU

24


GVHD: PHAN THỊ MỸ HẰNG

Nghệ thuật đối trong văn chương có nhiều cách đối thể hiện sự đa dạng của ngôn
ngữ. Đối ngữ có đối về nội dung có thể theo hướng tương phản, có thể trái ngược hoặc bổ
sung cho nhau, bên cạnh đó còn đối ngữ theo luật bằng trắc, đối ngữ pháp theo từ loại,
cấu trúc ngữ pháp ….
Trong văn thơ Nguyễn Khuyến cũng vận dụng những hình thức đối ấy nhưng có sự
khác biệt về cách sử dụng ngôn ngữ, ta thấy hình thức đối phổ biến nhất là đối ngữ, đối về
từ loại, ngữ nghĩa.
Nói về đối ngữ pháp ta thấy rằng trong văn thơ Nguyễn Khuyến cũng có nhiều bài
thơ đối theo kiểu kết hợp quy luật Bằng – Trắc hay đối theo từ loại. Nguyễn Khuyến có
tài dùng từ và cách sử dụng ngôn ngữ. Trước tình trạng xã hội lúc bấy giờ đã gieo vào
lòng nhiều nhà nho yêu nước một nỗi uất hận và chán chường, nhất là những nhà nho đã
trải qua cảnh quan trường như Nguyễn Khuyến, bởi nhà thơ đã chứng kiến bao nhiêu
cảnh tang tóc, do bọn thực dân cướp nước và bọn quan lại làm tay sai gây ra. Bọn chúng
luôn dòm ngó, để ý và theo dõi ông từng lúc, ông đã dùng ngôn ngữ để đánh lừa chúng và
ông đã đặc hết tâm sức của mình vào văn thơ. Ông sử dụng phương tiện ngôn ngữ cũng

như dùng các biện pháp nghệ thuật để phơi bày về mối quan hệ giữa con người với con
người. Bọn thực dân luôn đàn áp nhân dân một cách hà khắc. Để nói lên tình trạng đồng
loại giết hại đồng loại. Nguyễn Khuyến đã sử dụng hình thức đối :
“Lòng tham không chán, cá ăn cá
Cùng giống tranh nhau, tre trói tre”
( Than một mình)
Theo hình thức đối T - B - T đối với B - T - B tạo nên một giọng thơ trầm lắng nỗi
buồn, tâm trạng của thi nhân được thể hiện rõ ở hai câu thơ. Nguyễn Khuyến sử dụng
nghệ thuật đối nhằm ngụ ý nói đến kẻ tham danh mà giết hại lẫn nhau như “cá ăn cá”,
đồng loại giết hại đồng loại khác nào tre lại trói tre, lời khuyên chân thành của nhà thơ đối
với những người đang tiếp tay cho bọn thực dân cướp nước quay lại giết hại nhân dân
mình.

SVTH: TÔ THÚY KIỀU

25


×