Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

CẤU TRÚC cú PHÁP THƠ tố hữu THEO QUAN điểm NGỮ PHÁP học CHỨC NĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.53 KB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

VÕ THỊ HỒNG LUYẾN
MSSV: 6095867

CẤU TRÚC CÚ PHÁP THƠ TỐ HỮU THEO QUAN ĐIỂM
NGỮ PHÁP HỌC CHỨC NĂNG

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Cử nhân Ngữ văn – Khóa 35

Cán bộ hướng dẫn: Ths. CHIM VĂN BÉ

CẦN THƠ, 4/2013


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
II. Lịch sử vấn đề
III. Mục đích nghiên cứu
IV. Phạm vi nghiên cứu
V. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG
Chương một.
CẤU TRÚC CÚ PHÁP CƠ BẢN CỦA CÂU TIẾNG VIỆT
THEO QUAN ĐIỂM NGỮ PHÁP HỌC CHỨC NĂNG


I. Quan điểm của Cao Xuân Hạo trong Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp
chức năng, quyển 1
1. Khái niệm chung về đề- thuyết
1.1. Khái niệm đề- thuyết
1.2. Phân loại đề
2. Các yếu tố phân giới đề- thuyết
2.1. Đối với thì và là
2.1.1. Bắt buộc dùng thì hay là
2.1.2. Không bắt buộc dùng thì hay là
2.1.3. Thì và là thay thế cho nhau và kết hợp với nhau


2.1.4. Không thể dùng thì hay là
2.2. Những phương tiện bổ sung để phân giới đề- thuyết
3. Các yêu tố tình thái
3.1. Đề tình thái
3.1.1. Các yếu tố tình thái đánh dấu bằng thì
3.1.2. Các yếu tố tình thái đánh dấu bằng là
3.2. Thuyết tình thái
3.3. Những yếu tố tình thái khác
II. Quan điểm của Chim Văn Bé trong Ngữ pháp học chức năng
Tiếng việt Cú pháp học
1. Cấu trúc cơ bản của câu tiếng Việt
1.1. Khái niệm đề, thuyết miêu thuật
1.2. Phân loại đề
1.3. Hiện tượng ghép
1.4. Hiện tượng phức
1.5. Hiện tượng ghép kết hợp với hiện tượng phức
1.6. Hiện tượng ghép- phức
1.7. Hiện tượng phức- ghép

2. Các yếu tố phân giới đề thuyết
2.1. Các yếu tố chuyên dùng phân giới đề thuyết
2.1.1. Một số hiểu biết chung về chức năng phân giới đề- thuyết
2.1.2. Quy tắc chung về cách dùng thì, mà, là
2.1.3. Cách dùng thì


2.1.3.1 Thì phân giới đề- thuyết và đánh dấu đề- thuyết
2.1.3.2 Thì được dùng với chức năng khác
2.1.4. Cách dùng là
2.1.4.1. Là phân giới đề- thuyết và đánh dấu đề- thuyết
2.1.4.2. Là thay thế cho thì
2.1.4.3. Là kết hợp với thì
2.1.4.4. Là được dùng với chức năng khác
2.1.5. Cách dùng mà
2.1.5.1. Mà phân giới đề- thuyết và đánh dấu đề- thuyết
2.1.5.2. Mà được dùng với chức năng khác
2.2. Các yếu tố phụ trợ đánh dấu thêm phần đề, phần thuyết, đềthuyết
2.2.1. Các yếu tố phụ trợ đánh dấu đề tài
2.2.2. Các yếu tố phụ trợ đánh dấu đề khung
2.2.3. Các yếu tố phụ trợ đánh dấu phần thuyết
3. Các yếu tố tình thái
3.1. Đề tình thái
3.2. Thuyết tình thái

4. Các loại thành phần phụ của câu tiếng Việt
III. Tiểu kết
Chương hai.
CẤU TRÚC CÚ PHÁP CƠ BẢN CỦA THƠ TỐ HỮU
THEO QUAN ĐIỂM NGỮ PHÁP HỌC CHỨC NĂNG



I. Giới thiệu văn bản thơ Tố Hữu
II. Vấn đề phân định câu trong thơ
III. Cấu trúc cú pháp thơ Tố Hữu theo quan điểm ngữ pháp chức
năng
1. Quy ước về cách trình bày
2. Cấu trúc cú pháp thơ Tố Hữu theo quan điểm ngữ pháp chức năng
2.1. Câu đơn
2.2. Câu ghép
2.3. Câu phức
2.4. Câu ghép- phức
2.5. Câu phức- ghép
2.6. Câu đặc biệt

PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Ở nước ngoài trước khi Ngữ pháp học chức năng ra đời, đã xuất hiện
nhiều trường phái ngữ pháp học như Ngữ pháp học duy lí, Ngữ pháp học cấu
trúc, Ngữ pháp học sản sinh… So với một số trường phái ngữ pháp nêu trên
thì trường phái Ngữ pháp học chức năng ra đời muộn hơn cả. Ngữ pháp học
chức năng mới bắt đầu nhen nhóm vào khoảng cuối thập niên 70 của thế kỉ
XX, hình thành dựa trên một số lý thuyết ngôn ngữ học như Lý thuyết phân


đoạn thực tại câu, Lý thuyết ba bình diện trong ngôn ngữ học hiện đại, Lý
thuyết diễn trị và Ngữ pháp cách…

Ở Việt Nam năm 1991, “Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng,
quyển 1” của Cao Xuân Hạo ra đời. Đây được xem là công trình nghiên cứu về
Ngữ pháp học chức năng đặc biệt tác động mạnh mẽ với các nhà ngôn ngữ học
Việt Nam. Có thể nói nó là một cố gắng đầu tiên nhằm giải quyết những vấn đề
của ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm chức năng. Tác giả “Tiếng Việt: Sơ
thảo ngữ pháp chức năng” cho rằng, “còn có nhiều điều mới chỉ được phác
thảo, có nhiều vấn đề còn bị bỏ hoặc còn để lửng, có nhiều quy tắc được nêu ra
mà còn chưa rõ phạm vi hiệu lực. Bổ cứu cho những thiếu sót này là công việc
của tương lai”. Vì vậy, chắc chắn công trình sẽ còn nhiều vấn đề cần bổ sung,
hoàn thiện, nó vẫn là đề tài hấp dẫn cho các nhà ngôn ngữ học sau này.
Hơn hai mươi năm Ngữ pháp học chức năng xuất hiện và tồn tại ở Việt
Nam, nó đã dần thể hiện ưu điểm của mình. Vì tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập,
không biến hình nên không thể dựa vào Ngữ pháp học cấu trúc để nghiên cứu.
Khi phân tích một câu, chúng ta phải căn cứ vào ba bình diện là ngữ pháp, ngữ
dụng và ngữ nghĩa. Trích ý kiến của Hoàng Văn Vân “Ngôn ngữ không thể
được hiểu một cách đầy đủ khi nó chỉ được tiếp cận từ quan điểm cấu trúc
trong khi chức năng quan trọng nhất của nó như là một nguồn tạo nghĩa để
giao tiếp lại không được xem xét một cách thỏa đáng. Ngược lại, ngay cả khi
cơ chế hình thức của ngôn ngữ được cho là mục đích nghiên cứu chính thì mục
đích này cũng khó có thể đạt được nếu như không xem xét khía cạnh chức năng
hay giao tiếp của nó”. [9; 66-67] . Như vậy, vận dụng quan điểm ngữ pháp
chức năng vào nghiên cứu tiếng Việt là hoàn toàn hợp lí.
Thơ của Tố Hữu từ lâu đã là điểm đến cho các nhà nghiên cứu, phê
bình, được đông đảo bạn đọc biết đến và yêu thích. Có nhiều công trình nghiên
cứu về thơ ông ở nhiều khía cạnh, từng góc độ riêng, nổi bật nhất là theo góc
độ thi pháp học của Trần Đình Sử. Là một người yêu thích thơ Tố Hữu, ở luận


văn này chúng tôi muốn tiếp cận thơ ông theo một góc độ mới, góc độ ngữ
pháp chức năng.

Chính vì những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Cấu trúc cú
pháp thơ Tố Hữu theo quan điểm ngữ pháp chức năng” để nghiên cứu.

II. Lịch sử vấn đề
Ngữ pháp học chức năng có thể nói là một môn khoa học còn mới mẻ
trong ngành Ngôn ngữ học thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ở Việt
Nam, năm 1963 xuất hiện công trình Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam của
Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê được xem là xây dựng trên nền tảng
của Ngữ pháp học cấu trúc. Mặt dù vậy nhưng hai tác giả vẫn cố gắng làm sáng
tỏ cấu trúc câu của tiếng Việt theo quan điểm chức năng Trương Văn Chình và
Nguyễn Hiến Lê khẳng định “Phương pháp hợp với lương tri hơn cả, là phải
căn cứ vào cả hình thể lẫn nội dung lời nói”. Nhưng phương châm mà hai ông
đã đặt ra đã không được giải quyết trong quá trình nghiên cứu. Hai tác giả vẫn
đi theo lối mòn cũ, đi ngược lại với phương châm của mình. Chính vì không
nhất quán về phương pháp nghiên cứu mà hai tác giả này đã bị nhiều học giả
phê phán.
Bên cạnh đó có một số tác phẩm liên quan đến ngữ pháp tiếng Việt theo
quan điểm chức năng luận như “Giới thiệu lý thuyết phân đoạn thực tại câu”
của Lý Toàn Thắng (1981), “Vấn đề thành phần câu” của Hoàng Tuệ (1988)
những công trình trên chỉ xem như nền móng đầu tiên về ngữ pháp của câu
tiếng Việt. Nhìn lại các công trình nghiên cứu ngôn ngữ ở giai đoạn trước thì
nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm ngữ pháp chức năng nói cho
đúng thì chưa có. Đến đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, công trình “Tiếng Việt:
Sơ thảo ngữ pháp chức năng, quyển 1 (1991) của Cao Xuân Hạo ra đời. Đây là
công trình nghiên cứu ngữ pháp theo quan điểm chức năng dày dặn và có hệ
thống.
Đến nay thì nghiên cứu câu tiếng Việt theo quan điểm chức năng cũng
gây được chú ý, hứng thú cho một số nhà ngôn ngữ như công trình “Ngôn ngữ
học và tiếng Việt” của Lưu Vân Lăng (1998) ông quan niệm “Nghiên cứu ngữ



pháp, nên đứng trên quan điểm ngữ đoạn tầng bậc hạt nhân” [7]. Sang thế kỉ
XXI thì có công trình của Hoàng Văn Vân với “Ngữ pháp kinh nghiệm của cú
tiếng Việt: Mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống” (2001). Diệp Quang
Ban (2004) đã áp dụng mô hình ngữ pháp chức năng của Halliday (1985) để
phân tích câu tiếng Việt theo ba siêu chức năng (siêu chức năng kinh nghiệm,
siêu chức năng liên nhân và siêu chức năng văn bản). Trong công trình này, lần
đầu tiên, tác giả đề cập đến vấn đề thức của câu tiếng Việt. Tác giả cho rằng
trong những ngôn ngữ biến hình từ, cấu trúc thức thể hiện trước hết ở sự biến
hình của động từ theo thức và thức của động từ là hiện tượng thuộc phạm trù cú
pháp-hình thái học. [10]
Thời gian gần đây có quyển “Ngữ pháp học chức năng- Cú pháp học”
[2] của Chim Văn Bé. Kế thừa công trình này ông tiếp cận câu tiếng Việt theo
bộ cấu trúc đề- thuyết miêu thuật. Ông đã hệ thống lại một cách chi tiết, đầy đủ
các yếu tố chuyên dùng và phụ trợ để đánh dấu và phân giới đề- thuyết; các
dạng thức biểu đạt của đề- thuyết tình thái trong câu tiếng Viêt. Đây có thể xem
là một công trình quan trọng lịch sử nghiên cứu câu tiếng Việt của Việt Nam.
Nhìn chung thì lịch sử nghiên cứu câu tiếng Việt theo quan điểm chức
năng chưa nhiều nhưng tất cả là những đóng góp quan trọng, tạo được những
chuyển mình mạnh mẽ đối với lịch sử phát triển Ngôn ngữ học ở Việt Nam.
Thơ Tố Hữu là một thành tựu nổi bật của thơ ca cách mạng Việt Nam.
Đó là bài ca của thời đại Hồ Chí Minh đấu tranh anh hùng và thắng lợi vẻ vang,
bài ca về lẽ sống lớn, về ân tình cách mạng sâu nặng, về niềm tin cách mạng
mới mẻ, trong trẻo.
Tố Hữu là nhà thơ lớn của văn học dân tộc Việt Nam thế kỷ XX, là lá cờ
đầu của thơ ca cách mạng và hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thơ ông trở thành đề tài thu hút công sức nghiên cứu của đông đảo các
nhà nghiên cứu, phê bình văn học nước ta trong mấy chục năm qua. Trong
ngành nghiên cứu văn học Việt Nam hiện nay, sau mảng thơ văn của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, thơ Tố Hữu là đề tài có nhiều thành tựu đáng kể. Các công trình

phê bình, giới thiệu của các nhà văn, nhà thơ như Hoài Thanh “Tố Hữu, nhà


thơ cách mạng”, Xuân Diệu “Tố Hữu với chúng tôi”, Nguyễn Văn Hạnh “Thơ
Tố Hữu tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”… các chuyên luận và
bài nghiên cứu của các tác giả như Lê Đình Kỵ “Thơ Tố Hữu” , Nguyễn Đăng
Mạnh “Nhà văn, tư tưởng và phong cách”, Hà Minh Đức “Thơ và mấy vấn đề
trong thơ Việt Nam hiện đại,… đều đã đề cập nhiều mặt quan trọng khác nhau
của thơ Tố Hữu. Trong đó, nổi bật, đầy đủ nhất là quyển Thi pháp thơ Tố Hữu
của Trần Đình Sử. Ở tác phẩm này thơ Tố Hữu đã được đánh giá, phân tích về
mọi mặt từ nội dung tư tưởng tới hình thức, phong cách; từ đề tài, chủ đề, hình
tượng tới phương pháp sáng tác, thể loại, ngôn ngữ. Về phương diện ngôn ngữ
thơ, giọng điệu, … đã được ông bàn kĩ ở chương Chất thơ và phương thức thể
hiện. Đây được xem là đóng góp quan trọng của Trần Đình Sử trong lịch sử
nghiên cứu, phê bình thơ Tố Hữu.

III. Mục đích nghiên cứu
Ngữ pháp học chức năng còn khá mới mẻ, xa lạ đối với học sinh, sinh
viên ngành Ngữ Văn nhất là ngành sư phạm Ngữ Văn. Khi thực hiện đề tài này
chúng tôi muốn đưa môn Ngữ pháp học chức năng đến gần với mọi người hơn.
Hơn thế nữa là muốn kiểm chứng tính đúng đắn của lý thuyết Ngữ pháp học
chức năng, khuynh hướng đã gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu ngôn
ngữ.

IV. Phạm vi nghiên cứu
Ở luận văn này chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát 9 bài thơ tiêu biểu của Tố
Hữu trong “Tố Hữu- thơ”. Nghiên cứu thơ Tố Hữu có phạm vi rất rộng, ở đây,
chúng tôi chỉ tìm hiểu thơ Tố Hữu theo quan điểm ngữ pháp chức năng luận.

V. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu là một phương tiện quan trọng để người viết
tiến hành khi thực hiện đề tài. Để giúp cho việc trình bày bài viết mạch lạc, rõ
ràng, có khoa học chúng tôi đã sử dụng những phương pháp chính sau:
Phương pháp so sánh: So sánh các quan điểm của hai tác giả.


Phương pháp hệ thống: Nhằm hệ thống lại từng quan điểm của vấn đề
để từ đó người viết có được cái nhìn toàn diện, logic và khoa học khi đánh giá.
Phương pháp phân tích vấn đề: Để đi vào triển khai, phân tích, lí giải và
nhận xét vấn đề.
Phương pháp thống kê: Sauk hi phân tích, người viết đã thống kê lại
thành một bảng số liệu về vấn đề mình nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp: Để tổng hợp lại những vấn đề đã nghiên cứu.


PHẦN NỘI DUNG

Chương một.
CẤU TRÚC CÚ PHÁP CỦA CÂU TIẾNG VIỆT THEO
QUAN ĐIỂM NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG

I. Cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt theo quan điểm của Cao Xuân
Hạo trong Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng, quyển 1
1. Khái niệm chung về đề- thuyết
1.1. Khái niệm đề- thuyết
Cao Xuân Hạo đã định nghĩa đề như sau :
Đề là thành tố trực tiếp của câu nêu rõ cái phạm vi ứng dụng của điều
được nói bằng thành tố trực tiếp thứ hai: phần thuyết [5;149]

1.2. Phân loại đề

Cao Xuân Hạo chia đề thành hai loại là ngoại đề và nội đề.
Ngoại đề: là những đề ngữ đứng ở ngoài cấu trúc cú pháp của câu,
không có chức năng cú pháp bình thường nào trong câu.
Nó thực hiện cái chức năng làm đề của nó như một vật thể ngoại tại. [5;
150]
Nội đề chia làm hai loại:
Khung đề, là thành phần câu nêu rõ những điều kiện làm thành cái
khung về cảnh huống, thời gian, không gian, trong đó điều được nói đến phần
thuyết có hiệu lực. [5;154]
Được dùng làm khung đề thường là những ngữ, gồm có những danh ngữ
(kể cả đại từ nhân xưng và hồi chỉ) có chuyển tố đặt trước, những ngữ đoạn


trung tâm là danh từ chỉ thời gian như mai, chiều, khi, lúc, thuở, dạo, chỉ nơi
chốn, nơi, chỗ, những vị ngữ hay tiểu cú có chuyển tố hay không, những ngữ
đoạn có yếu tố trực chỉ hay hồi chỉ như đây, thế, vậy, v.v
Chủ đề, là thành phần câu chỉ cái đối tượng được nói đến trong phần
thuyết, cái chủ thể của sự nhận định. [5;154]
Được dùng làm chủ đề chủ yếu là những danh ngữ, kể cả “đại từ nhân
xưng” và hồi chỉ, không có chuyển tố đi trước, nhưng cũng có cả những vị ngữ
và những tiểu cú không có chuyển tố.

2. Các yếu tố phân giới đề- thuyết
2.1. Đối với thì và là
Thì là một từ chuyên biệt chỉ dùng vào chức năng phân giới đề thuyết.
Nó có thể được định nghĩa là một tác tử đánh dấu đề (cả chủ đề lẫn khung
đề)… về phương diện cấu trúc và ngữ âm nó gắn liền với phần thuyết: vì không
bao giờ mang trọng âm, nó làm thành một yếu tố tiền đính của ngữ đoạn tiếp
theo.
Là có nhiều công dụng khác nhau nhưng chủ yếu và thông thường nhất

chính là công dụng phân giới đề thuyết. Tác dụng quan trọng nhất của nó là báo
hiện tư cách thuyết của những ngữ đoạn mà thành phần và tính chất vốn không
tiêu biểu cho một phần thuyết: danh ngữ, giới ngữ, tiểu cú chuyển tố, đặc biệt
là danh ngữ xác định chỉ cá thể, tên riêng, đại từ nhân xưng, đại từ trực chỉ. Có
thể nói rằng là là một tác tử chuyên việc thuyết hóa ngữ đoạn đi sau. [5;132]
Những trường hợp cả hai cùng được dùng một chỗ, thì bao giờ cũng
đứng trước là, không bao giờ có cách sắp xếp ngược lại. Ngoài ra, khi phần
thuyết mở đầu bằng một vị tình thái như đã, cũng, mới, thì, nếu có, bao giờ
cũng đi trước vị từ này, còn là lại có khi đi sau nó. [5;232]
Trong cùng một câu có thể có cả thì lẫn là đặt ở hai vị trí khác nhau.
Trong trường hợp đó, biên giới được đánh dấu bằng thì là biên giới đề- thuyết
của câu, còn biên giới được đánh dấu bằng là là biên giới đề thuyết của một
tiểu cú.


Là còn khác thì ở chỗ nó mang nhiều thuộc tính của một vị từ nhất.

2.1.1. Bắt buộc sử dụng thì và là
Đối với những câu có cấu tạo theo một cấu trúc tiêu biểu, biên giới đềthuyết rõ ràng ta có thể dễ dàng xác định đâu là đề, đâu là thuyết nhưng câu
Tiếng Việt phong phú nếu nằm ngoài khuôn ấy thì sẽ không thể xác định được.
Do vậy câu Tiếng Việt cần tác tử phân giới riêng, tác tử thì, là.
Thì được dùng bắt buộc
(1) Khi đề và thuyết cùng có một cấu trúc từ loại, thành thử mối quan hệ
giữa hai phần không thể xác định được hoặc có thể xác định sai thành một quan
hệ kết chuỗi hay đẳng lập.
(2) Khi giữa các từ ngữ đặt ở chỗ tiếp xúc giữa đề và thuyết có thể ngẫu
nhiên hình thành một quan hệ làm sai nghĩa của câu, làm cho câu trở thành vô
nghĩa, hoặc không thành câu nữa.
(3) Khi đề không phải là một danh ngữ, và thuyết không phải là một vị
ngữ được tình thái hóa đầy đủ.

(4) Khi đề dài và phức hợp, có những chỗ có thể hiểu lầm là biên giới
đề- thuyết, trong khi thuyết ngắn và đơn giản hơn hẳn.
(5) Khi thuyết là một vị ngữ làm trạng ngữ chỉ phương thức, nguyên
nhân được nêu riêng (nếu không có thì, ngữ đoạn này không còn là thuyết nữa
mà chỉ còn là một phần của thuyết).
(6) Trong những phần thuyết thành ngữ hóa có ý nghĩa lo-gich tình thái
ở cuối câu như thì chết, thì khốn, thì phải. Trong câu, những ngữ đoạn này về
phương diện cấu trúc, có thể có cương vị thuyết thực sự nhưng cũng có thể chỉ
có giá trị của một yếu tố “ngữ khí”.
Là được dùng bắt buộc


(1) Khi thuyết là một danh ngữ hay một vị ngữ trong một câu định tính
hay một câu đẳng thức.
(2) Khi thuyết là một danh ngữ nếu biểu thị chủ thể của một vị ngữ hay
giới ngữ làm đề.
(3) Khi thuyết là một danh ngữ hay một vị ngữ biểu thị đối thể của vị từ
thuộc phần đề, được nêu riêng ra.
(4) Khi thuyết là một giới ngữ (vị ngữ hay danh ngữ có chuyển tố chỉ
thời gian, không gian, nguyên nhân, mục đích) được nêu riêng.
(5) Khi thuyết là một vị ngữ, nhưng đề không có quan hệ tham tố (trực
tiếp hay gián tiếp) với nó; hoặc 2. đề là một vị ngữ làm thành tham tố duy nhất
của vị ngữ làm thuyết.
(6) Trong những phần thuyết thành ngữ hóa có ý nghĩa tình thái ở cuối
câu như là cùng, là may, là phúc, là khác, là giỏi, là nhiều, là ít. Trong câu,
những ngữ đoạn này về phương diện cấu trúc có thể có cương vị thuyết thực
sự, nhưng cũng có thể chỉ có ý nghĩa của một yếu tố “ngữ khí”.
Ngoài ra còn có trường hợp ngoại lệ:
Khi có sự ứng đối giữa hai cấu trúc đề- thuyết đồng dạng hoặc giữa đề
và thuyết có cấu trúc đồng dạng của cùng một câu hay của hai câu kế cận như

trong các câu tục ngữ, các bài phong dao,…
Khi phần thuyết là một danh ngữ hay một giới ngữ trong một kiểu câu
chỉ gốc gác, nơi chốn, chất liệu hay sở hữu (miễn dùng là).

2.1.2. Không bắt buộc dùng thì và là
(1) Những khi cấu trúc lo- gich ngôn từ của câu đã rõ nhờ cấu trúc riêng
của một phần đề và thuyết, sự có mặt của thì hay là không còn tính chất bắt
buộc nữa nhưng hai từ này vẫn có thể sử dụng nhiều ở vị trí của nó. Như đã
biết thì ngoài chức năng phân giới đề thuyết thì nó còn làm cho câu có những
sắc thái ngôn từ riêng, thích hợp với văn cảnh và tình huống đối thoại.


Thì có tác dụng nhấn mạnh phần đề của câu và đánh dấu sự tương phản
giữa nó và một đề tiền giả định hay giữa những phần tiểu đề tương phản trong
câu.
Nếu trong câu có hai tiểu đề tương phản có thể dùng hai chữ thì sau hai
tiểu đề đó thì sau đề của toàn câu không dùng thì được nữa.
Là có tác dụng nhấn mạnh phần thuyết và đánh dấu sự tương phản giữa
thuyết của câu với một thuyết giả định hay giữa hay phần thuyết tương phản
trong câu.
(2) Biên giới đề thuyết càng rõ bao nhiêu khi không dùng thì và là, thì
tác dụng nhấn mạnh của hai từ này khi được dùng ở đấy càng mạnh bấy nhiêu.
Thì và là có thể dùng ở đầu hay cuối câu.
Thì và là còn được sử dụng trong những câu đối thoại xác nhận hoặc
bình phẩm ý người tiếp chuyện.

2.1.3. Thì và là thay thế cho nhau và kết hợp với nhau.
Nếu thay thì bằng là (ngược lại) mà không làm ảnh hưởng đến nội dung
nghĩa, cấu trúc của câu thì thì và là trong chu cảnh có thể thay thế cho nhau.
Ngoài những chu cảnh thì và là được sử dụng một cách bắt buộc và

không thể thay thế cho nhau, còn có những trường hợp sau:
Chỉ có thì mới kết hợp được với một phần thuyết có mới, cũng làm trung
tâm.
Chỉ có là mới kết hợp được với một phần đề có vị từ tình thái chỉ làm
trung tâm trong khi ở phần thuyết không có mới.
Chỉ có thì mới kết hợp được với một phần đề có những mở đầu cho một
lượng ngữ.
Chỉ có thì mới có thể đánh dấu biên giới giữa một khung đề nơi chốn và
một phần thuyết có ý nghĩa tồn tại mở đầu bằng vị từ.


Chỉ có là mới có thể đi sau những khung đề tình thái hay siêu đề sau: có
thể, có lẽ, hình như, dường như, nghe đâu, có điều, khốn nỗi…
Chỉ có thì mới có thể đi sau những khung đề tình thái hay siêu đề sau:
thật ra, đúng ra, nghĩ cho cùng, kể ra, xem ra,…
Ngoài ra còn có sự kết hợp: thì…thì…, thì là…, thì… là

2.1.4. Không thể dùng thì và là
Có hai trường hợp không thể dùng thì hay là trong những câu trần thuật
có cấu trúc đề- thuyết bình thường. Đó là:
(1) Khi những câu ấy có nội dung thông báo gộp, như khi được dùng để
trả lời những câu hỏi trong đó không có yếu tố nào có thể trở thành phần “cho
sẵn” hay phần “mới” trong câu trả lời.
(2) Khi những câu trần thuật có một chủ đề có cương vị tham tố thứ nhất
được dùng để trả lời những câu hỏi yêu cầu xác định chính cái chủ đề ấy. Chủ
đề ấy sẽ là “cái mới” trong câu trả lời.

2.2 Những phương tiện bổ sung để phân giới đề và thuyết
Những chuyển tố đánh dấu thêm phần đề như nếu, dù, ví thử, giả, giả
dụ, hễ, bao giờ hay những danh từ chỉ thời gian như khi, lúc, hồi, dạo, thời,

thuở, chỉ nơi chốn như nơi, chốn, chỗ, cõi hay những giới ngữ như trong, khi,
vào lúc, trong trường hợp, ở nơi. Thứ hai, ta bớt một bộ phận nào đó vốn cần
thiết mà có nó thì câu mới trọn vẹn, như bớt phần (tiểu) đề chẳng hạn. Thứ ba,
ta làm cho nó có dáng dấp của một câu hỏi, tuy không thành câu hỏi trọn vẹn.
Thứ tư, ta có thể thêm từ mà, từ có đặt trước phần thuyết.
Những yếu tố sóng đôi đánh dấu đề và thuyết trước hết là những cặp từ
nghi vấn/ chỉ định tương ứng với nhau như gì/ nấy, đâu/ đấy, thứ hai là đặt từ
cũng trước vị ngữ của phần thuyết. Thứ ba là đặt những cặp từ có sự tương ứng
về nghĩa như có/ mới, mới/ đã, chưa/ đã, vừa/ đã.
Những phương tiện đánh dấu phần thuyết đó là những vị từ tình thái, có
tất cả 18 từ: bèn, liền, lập tức, ắt, khắc, rất, khá, cực kì, hãy,…


3. Những yếu tố tình thái
3.1. Đề tình thái
Đề tình thái là thành phần phản ánh cái thái độ, sự đánh giá của người
nói đối với sự tình được nói đến sau đó. Đề tình thái Cao Xuân Hạo còn gọi là
siêu đề.

3.1.1. Những yếu tố tình thái đánh dấu bằng thì
Hạn định giá trị chân lý vào trong phạm vi ý kiến của một (số) người:
theo, cứ theo, theo tin, theo lời, cứ như.
Giới thiệu điều được nhận định hay trần thuật như có một giá trị chân lý
tương đối hay một khả năng xác thực hạn chế nào đó: thật ra, kể ra, xem ra,
suy ra, lí ra, thiếu chút nữa,…
Khẳng định tính đương nhiên trong mọi tình huống: dù/ dẫu sao (thì)…
cũng, thế nào (thì) cũng, đằng nào (mà) chẳng…
Nhận định về một khả năng cùng cực: ít ra/ (thì/là), cùng lắm (thì/là),
quá lắm (thì/là), giỏi lắm (thì/là), may lắm (thì/là)
Đề đạt cái nhãn quan đóng khung điều được nhận định: nói chung, nói

riêng, nói như, xét cho cùng, xét về căn bản, đổ đồng

3.1.2. Các yếu tố tình thái đánh dấu bằng là
Thừa nhận giá trị chân lí của một nhận định được tiền giả định, hoặc
nhấn mạnh giá trị chân lí của nhận định kế theo: quả, thật, quả thật, quả tình,
phải nói
Dẫn nhập một khả năng, một phỏng đoán, một nhận định về khả năng:
có thể, có lẽ, hình như, nghe đâu, không khéo, không loại trừ…
Dẫn nhập một sự tình kèm theo một sự đánh giá trong quan hệ với tình
huống: có điều, khốn nỗi, đáng tiếc, đáng buồn,…


Nhận định về tính chân lí đương nhiên của sở thuyết: tất nhiên, hẳn,
chắc chắn, chính, đúng, quả thật, chưa chắc, không nhất thiết,…
Nhận định về tính cùng cực của cái sự tình hay khả năng do sở thuyết
biểu thị: hết sức, tệ nhất, đáng tiếc nhất, may lắm, ít nhất,…
Nhận định về ưu thế của điều được nói đến trong phần tiếp theo: tốt hơn,
thà, chẳng thà,…
Giới thiệu điều kế theo là một điều kiện duy nhất cần thiết: miễn, miễn
sao, chỉ xin một điều, chỉ cốt (sao),…
Nhận định về tính bất ngờ của điều được nói trong phần tiếp theo: không
ngờ, ai ngờ, ai có dè, ngờ đâu, dè đâu,…
Dẫn nhập một ý tổng kết: rốt cuộc, chung quy, tóm lại, kết quả là, vị
chi,…
Dẫn nhập một sự tình mới phát hiện hay có tác dụng giải thích: té ra,
hóa ra, số là,…
Ngoài ra còn cò những ngữ đoạn có vị từ và các vị từ ý kiến, cảm nghĩ:
(đã) đành, chẳng qua, bất quá, không biết, có thể nói,… hay những cấu trúc đềthuyết có đề là tôi (có thể ẩn) và thuyết là một vị từ nói năng, tri giác hay cảm
nghĩ mong muốn kèm theo tiểu cú làm bổ ngữ cho nó trong những phát ngôn
không có tính tự sự: tôi nghĩ, (tôi) tưởng, (tôi) mong sao, tôi không ngờ, tôi lấy

làm tiếc,…

3.2. Thuyết tình thái
Thuyết tình thái khác một phần thuyết bình thường ở chỗ nó không phải
là một thành phần mang thông báo thật sự, mà chỉ biểu hiện thái độ hay cách
đánh giá của người nói đối với nội dung thông báo chứa đựng trong phần đi
trước, khiến cho câu có sắc thái ngôn trung hay tu từ riêng.
Cao Xuân Hạo còn gọi thuyết tình thái là thuyết giả.

3.2.1. Những yếu tố tình thái đặt sau thì gồm những từ: thì phải,
thì có, thì lạ thật, thì chớ, thì bỏ mẹ,…


3.2.2. Những yếu tố tình thái đặt sau là gồm những từ: là cùng,
là đằng khác, là nhiều, là may, là xong, là hết,…

3.2.3. Những yếu tố tình thái đặt sau tiểu tố gồm những từ: mới
chết, mới lạ, mới đã, cũng nên, cũng đành,…

3.3. Những yếu tố tình thái khác
Những yếu tố tình thái này có thể đứng đầu, đứng cuối hay chen vào
giữa câu, nó không có cấu trúc đề- thuyết mà cũng không làm thành một phần
đề hay một phần thuyết dùng một mình. Tiêu biểu là: có thay, biết bao, quá,
thật,…
Bên cạnh đó, có những yếu tố tình thái có thể nằm trong cấu trúc của một thành
phần đề hay thuyết gồm những từ như: chưa chắc, nhất định, phải, có thể, có
cớ, nghe nói,…

II. Cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt theo quan điểm của Chim
Văn Bé trong Ngữ pháp học chức năng Tiếng việt - Cú pháp học

1. Cấu trúc cú pháp cơ bản của câu tiếng Việt
1.1 Khái niệm đề, thuyết miêu thuật:
Xét ở bình diện tư duy, cái được chọn làm cơ sở xuất phát của nhận định
là sở đề.
Thành phần câu biểu đạt sở đề là đề miêu thuật, gọi tắt là đề.
Thành phần câu nêu lên sở thuyết là thuyết miêu thuật, gọi tắt là thuyết.
Trên cơ sở vừa trình bày Chim Văn Bé định nghĩa đề và thuyết như sau:
Đề là thành phần trực tiếp nhất của câu, nêu lên phạm vi hiệu lực của
nội dung được triển khai tiếp theo trong phần trực tiếp thứ hai: phần thuyết.
[2;76]

1.2. Phân loại đề


Giống như Cao Xuân Hạo, tác giả cũng chia đề thành hai loại: ngoại đề
và nội đề nhưng có cách định nghĩa riêng.
Ngoại đề là loại đề có chức năng đưa đẩy, dẫn nhập vào sự tình được
nêu trong câu chính. [1;80]
Nội đề là một trong hai thành phần của cấu trúc cú pháp cơ bản thường
có mặt, ngoại trừ trường hợp câu có đề tỉnh lược hay câu đặc biệt. [ 2;81]
Đồng thời, tác giả đã chia nội đề thành hai loại nhỏ: đề tài và đề khung và đưa
ra từng định nghĩa.
Đề tài là loại đề nêu lên một đối tượng mang tính chất chủng loại, tập
hợp hay cá nhân, cá thể mà phần thuyết sẽ triển khai tiếp theo. [ 2;82]
Ở đây, tác giả đưa ra một cách gọi khác so với Cao Xuân Hạo là thay
chủ đề bằng đề tài. Với cách gọi của Cao Xuân Hạo là chủ đề thì cách dùng
này rất dễ nhầm lẫn với chủ đề mà ta vẫn thường dùng trong văn học nhưng nội
hàm của chủ đề trong Ngôn ngữ học lại không tương đồng với nội hàm của chủ
đề Văn học. Và nếu chấp nhận cách định danh của Cao Xuân Hạo sẽ làm rối
rắm chung quanh khái niệm này giũa hai lĩnh vực. Do đó, chúng tôi sẽ dùng

khái niệm đề tài của Chim Văn Bé thay cho chủ đề mà Cao Xuân Hạo đã dùng.
Đề khung là loại đề nêu lên một cái khung về thời gian, không gian,
cảnh huống, điều kiện, số lượng,… mà nội dung được triển khai tiếp theo trong
phần thuyết có hiệu lực. [ 2;84]
Khái niệm đề khung mà tác giả vừa nêu tương đương với range topic
trong tiếng Anh, và nó cũng là khung đề mà Cao Xuân Hạo đã dùng. Cao Xuân
Hạo định nghĩa:
Khung đề, là thành phần câu nêu rõ những điều kiện làm thành cái
khung về cảnh huống, thời gian, không gian, trong đó điều được nói đến phần
thuyết có hiệu lực. [2;84]
Chim Văn Bé khi xem xét định nghĩa trên thì thấy có nhiều chỗ chưa ổn:
“điều kiện” là khái niệm bậc trên, bao hàm trong nó ba khái niệm bậc dưới:
“cảnh huống, thời gian, không gian”. Còn “điều kiện” được Cao Xuân Hạo giải
thích: “Ý nghĩa danh từ “điều kiện” được hiểu theo nghĩa rộng. Đó có thể là


một cái khung cảnh huống (“nếu”) hay một cái khung thời gian (“khi”). Giữa
hai bên không có một đường ranh giới dứt khoát”.
Ở đây, Cao Xuân Hạo đã đồng nhất cảnh huống với điều kiện, và cảnh
huống thì được đánh dấu bằng “nếu”, còn điều kiện thì không có ranh giới dứt
khoát với “thời gian”. Ta thấy rằng, cách giải thích của ông vừa luẩn quẩn,
không nhất quán và khái niệm khung đề này đối với câu tiếng Việt theo cấu
trúc đề thuyết là chưa bao quát hết.
Tóm lại, cách định danh của Cao Xuân Hạo còn nhiều chỗ chưa hợp lý,
với những lí do đã nêu ra ở trên chúng tôi chấp nhận cách định danh của Chim
Văn Bé. Qua đó cũng để thấy được tính hệ thống giữa các thuật ngữ Đề tài- Đề
khung- và sau này Đề tình thái.

1.3. Hiện tượng ghép
Hiện tượng ghép là mở rộng cấu trúc câu theo quan hệ ngữ đoạn là hiện

tượng câu có nhiều đề, nhiều thuyết, nhiều đề và nhiều thuyết, hay nhiều cấu
trúc đề- thuyết ghép lại với nhau bằng trật tự tuyến tính hay bằng kết từ. [ 2;88]
Dựa vào thành phần chức năng, tác giả chia hiện tượng ghép thành năm
kiểu: câu ghép đề, câu ghép thuyết, câu ghép đề và ghép thuyết, câu ghép cú,
câu ghép cú kết hợp với ghép đề hay ghép thuyết.

1.4. Hiện tượng phức
Hiện tượng phức là phức hóa cấu trúc câu theo quan hệ đối vị là hiện
tượng cấu có đề hay/ và thuyết hay/ và phụ tố (định tố, bổ tố) trong phần đề,
phần thuyết được cấu tạo bằng cấu trúc đề thuyết dưới bậc, có thể phát triển
thành nhiều bậc. [ 2;93]
Dựa vào thành phần, thành tố được phức hóa, tác giả chia hiện tượng
phức thành ba kiểu: câu phức đề, câu phức thuyết, câu phức đề- phức thuyết.

1.5.Hiện tượng ghép kết hợp với hiện tượng phức
Ghép kết hợp với phức là hiện tượng cấu có nhiều đề ghép với nhau và
thuyết được phức tạp hóa hay câu có đề được phức tạp hóa và có nhiều thuyết
ghép với nhau. [ 2;98]

1.6. Hiện tượng ghép- phức


Hiện tượng ghép- phức là hiện tượng câu có nhiều đề, nhiều thuyết hay
nhiều cú ghép với nhau, trên cơ sở đó, đề, thuyết của câu, cú hay phụ tố trong
hai thành phần này được phức hóa thành tiểu cú, có thể được phát triển thành
nhiều bậc. [2;99]

1.7. Hiện tượng phức- ghép
Hiện tượng phức- ghép là hiện tượng câu có nhiều đề hay thuyết hay/ và
thuyết., hay định tố, bổ tố trong hai thành phần này được phức hóa bằng tiểu

cú, có thể được phát triển thành nhiều bậc, trên cơ sở đó, tiểu cú được mở rộng
theo quan hệ ngữ đoạn.[ 2;102]
Trong Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng tiếng Việt, quyển 1 Cao Xuân
Hạo có phân loại câu theo số lượng bậc quan hệ đề- thuyết: câu một bậc, câu
hai bậc và câu ba bậc trở lên. [ 5 ;286-230] Các kiểu câu mà Cao Xuân Hạo đã
nêu là hệ quả của hiện tượng phức hóa, ghép kết hợp với phức, ghép-phức và
phức- ghép vừa nêu ở trên. Cách phân loại của Cao Xuân Hạo chưa bao quát
hết câu tiếng Việt, sẽ bất cập đối với hiện tượng đề và thuyết được phức hóa
với số lượng bậc tiểu cú chênh lệch nhau.

2. Các yếu tố phân giới và đánh dấu đề – thuyết
2.1. Các yếu tố chuyên dùng phân giới và đánh dấu đề – thuyết
2.1.1. Một số hiểu biết chung về chức năng phân giới đề- thuyết
Tác tử thì, mà, là là ba tác tử chuyên dùng để phân giới đề thuyết trong
câu tiếng Việt. Nó đã được biết đến cũng khá lâu với chức năng “phân cách”
một số thành phần câu. Trong Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng tiếng
Việt, quyển 1 Cao Xuân Hạo cũng có đề cập đến hai tác tử thì, là nhưng không
có tác tử mà. Tiếp thu những công trình đi trước và sau nhiều năm nghiên cứu,
Chim Văn Bé đã hệ thống lại chức năng phân giới đề- thuyết của ba tác tử này
khá đầy đủ.


2.1.1.1 Đối với thì
Thì đánh dấu phần đề
Thì là tác tử chuyên dùng đánh dấu phần đề và phân giới đề- thuyết, khi
đề mang tính chất đối sánh với một hay một vài đề khác, được nêu ra hay mang
tính chất tiền giả định. [ 2;124]
Thì đánh dấu phần thuyết
Thì là tác tử chuyên dùng đánh dấu phần thuyết và phân giới đề- thuyết,
khi đề của câu, cú hay tiểu cú là khung chỉ điều kiện, thời gian, không gian,

cảnh huống hay số lượng và không mang tính chất đối sánh. [2;125]

2.1.1.2. Đối với mà
Mà đánh dấu phần đề
(1) Mà đánh dấu phần đề và phân giới đề- thuyết, khi đề và thuyết có
quan hệ bất thường về mặt logich theo sự nhìn nhận chủ quan của người nói,
kèm theo thái độ mỉa mai hay phê phán. [2;127]
(2) Mà được dùng để đánh dấu đề tiểu cú và phân giới đề- thuyết tiểu cú
làm thuyết của câu. [2;127]
Mà đánh dấu phần thuyết
(1) Mà đánh dấu phần thuyết và phân giới đề- thuyết, khi đề là đề khung
nêu lên điều kiện, còn thuyết nêu lên hệ quả nghịch thường vầ mặt logich theo
sự nhìn nhận chủ quan của người nói. [ 2;128]
(2) Mà đánh dấu thuyết tiểu cú và phân giới đề- thuyết tiểu cú làm đề
khung nêu điều kiện thuộc nhiều cấp độ. [2;129]

2.1.1.3. Đối với là
Tác tử chuyên dùng là
Là là tác tử chuyên dùng phân giới đề- thuyết, khi nó có tác dụng thuyết
hóa những ngữ đoạn phi tuyến tính.
Trong trường hợp này, là đánh dấu phần thuyết và phân giới đề- thuyết: ngữ
đoạn trước là là đề, ngữ đoạn sau là là thuyết. [2;130]
Vị từ quan hệ là
Là là vị từ quan hệ khi trước là có thể dùng tác tử thì, mà, hay có thể
tình thái hóa là bằng cách đặt trước nó tất cả các loại yếu tố tình thái. [2;130]


2.1.2. Quy tắc chung về cách dùng thì, mà, là
Quy tắc thứ nhất
Ở cùng một bậc quan hệ cú pháp, mỗi tác tử thì, là, mà có thể được dùng

nhiều lần. Tuy nhiên, vì độ dài của câu có hạn, nên mỗi yếu tố thường không
được dùng quá bốn lần.
Quy tắc thứ hai
Ở hai bậc quan hệ đề- thuyết gián cách, mỗi tác tử thì, là, mà có thể
được dùng nhiều lần, mặc dù cách dùng này xuất hiện không phổ biến.
Quy tắc thứ ba
Ở hai bậc quan hệ đề- thuyết kế cận nhau, mỗi tác tử thì, là, mà chỉ được
dùng hoặc là phân giới kết cấu đề- thuyết bậc trên, hoặc là phân giới kết cấu
đề- thuyết bậc dưới.

2.1.3 Cách dùng thì
2.1.3.1 Thì phân giới đề- thuyết và đánh dấu đề hay thuyết
Bắt buộc dùng thì
(1) Bắt buộc phải dùng thì trong kiểu câu có đề là đề khung, mà nếu
vắng thì, câu, cú sẽ biến thành kiểu cấu trúc khác, có nôi dung biểu đạt khác.
Trong cách dùng này thì phân giới đề- thuyết và đánh dấu phần thuyết.
(2) Bắt buộc dùng thì trong những kiểu câu có đề là đề khung, mà nếu
vắng thì, cấu trúc đề- thuyết không rõ ràng, xác định, nghĩa cuả câu mơ hồ.
Trong cách dùng này thì phân giới đề- thuyết và đánh dấu phần thuyết.
(3) Bắt buộc dùng thì khi người nói muốn nhấn mạnh đề tài. Trong cách
dùng bắt buộc này, thì đánh dấu phần đề.
(4) Bắt buộc dùng thì trong kiểu câu ngắn và kiểu câu tục ngữ có dạng
cô đúc, gồm ba từ. Kiểu câu này có đề là đề khung, và thì đánh dấu phần
thuyết.
(5) Bắt buộc dùng thì trong câu có đề tài, thuyết lại ngắn, biên giới đềthuyết khó nhận diện. Trường hợp này thì có thể đánh dấu đề hay thuyết.
(6) Bắt buộc phải dùng thì khi câu có phần thuyết biểu đạt tình thái chủ
quan đã được thành ngữ hóa: thì phải, thì chết, thì nguy, thì bỏ mẹ, thì thôi...


(7) Bắt buộc dùng thì ở đầu câu, khi phần đề đã bị tỉnh lược dựa vào

ngôn cảnh hay tình huống.
(8) Bắt buộc dùng thì ở cuối câu, khi thuyết bị bỏ lửng vì một lí do nào
đó.
Không bắt buộc dùng thì
(1) Không bắt buộc dùng thì để đánh dấu đề hay thuyết và phân giới đềthuyết khi biên giới đề- thuyết đã rõ ràng, nhờ đề mang tính xác định, hay khi
đề mang tính chất đối sánh.
(2) Khi câu có đề khung là đại từ hồi chiếu thế, vậy thay thế cho sự tình
nào đó đã được nói đến.
(3) Trong các câu tục ngữ được cấu tạo bằng hai vế đối xứng với nhau.
Không được dùng thì
Khi đề của câu, cú xác định và không mang tính chất đối sánh, thì không
thể dùng thì.

2.1.3.2. Thì được dùng với chức năng khác
(1) Thì được dùng ở đầu câu để kết nối với một ngôn cảnh đi trước.
Thì trong trường hợp này là kết từ, làm chuyển ngữ của câu, một loại
thành phần phụ nằm ngoài cấu trúc cú pháp cơ bản, có chức năng thể hiện
mạch lạc của văn bản hay ngôn bản.
(2)Thì kết hợp sóng đôi với rồi, tạo thành tổ hợp rồi thì, được dùng ở
đầu câu, cú.

2.1.4 Cách dùng là
2.1.4.1. Là phân giới đề- thuyết và đánh dấu phần thuyết
Bắt buộc dùng là
(1) Bắt buộc dùng là trong câu luận định, bao gồm các tiểu loại: câu
định tính, câu định lượng, câu định vị, câu đẳng thức và câu trùng ngôn.
Câu định tính là kiểu câu có phần thuyết luận định về thuộc tính, tính chất, đặc
trưng, tư cách, ý nghĩ... của đối tượng được nêu trong phần đề. Ở kiểu câu này,
đề và thuyết không hoán chuyển vị trái được.
Câu định lượng là kiểu câu có phần đề nêu lên vị trí tồn tại của sự vật

được phần thuyết biểu đạt.


×