Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " PHÂN TÍCH KINH NGHIỆM TRONG VĂN BẢN TIẾNG VIỆT THEO QUAN ĐIỂM NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.44 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010

156

PHÂN TÍCH KINH NGHIỆM TRONG VĂN BẢN TIẾNG VIỆT THEO
QUAN ĐIỂM NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG
EXPERIENTIAL ANALYSIS IN VIETNAMESE TEXTS IN THE LIGHT OF
FUNCTIONAL GRAMMAR

Phan Văn Hoà
Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng

Phan Thị Thủy Tiên
HV Cao học khoá 2008-2011

TÓM TẮT
Một trong những mục tiêu khi con người tiếp cận các loại văn bản là nhằm đạt được
kiến thức hoặc/và kinh nghiệm về các sự tình. Từng thể loại văn bản hay từng văn bản cụ thể
có cách tổ chức và lựa chọn ngôn ngữ để trình bày kinh nghiệm riên g. Theo quan điểm ngữ
pháp chức năng, hệ thống chuyển tác phân thế giới kinh nghiệm ra thành một tập hợp các kiểu
quá trình. Ở hình thức khái quát nhất, khung cơ bản của một quá trình bao gồm ba thành phần:
Quá trình, Tham thể và Chu cảnh. Tuy nhiên, phân tích kinh nghiệm ra thành Quá trình, Tham
thể và Chu cảnh chưa cho chúng ta biết nhiều về ý nghĩa kinh nghiệm trong các loại văn bản.
Điều này gợi ra rằng khi khảo sát hệ thống chuyển tác của một ngôn ngữ, người ta phải quan
tâm sâu hơn đến việc chi tiết hoá các kiểu Quá trình, Tham thể và Chu cảnh khác nhau. Bài viết
này nhằm khái quát lại các yếu tố kinh nghiệm được khảo sát ở cấp độ cú trong tiếng Việt theo
quan điểm ngữ pháp chức năng. Từ đó, khung lý thuyết cơ bản sẽ được xây dựng cho việc
phân tích kinh nghiệm trong văn bản. Cuối cùng, lý thuyết này sẽ được áp dụng để phân tích
kinh nghiệm trong một văn bản mẫu.
ABSTRACT
One of the goals in human access to texts is to attain knowledge or/and experience of


different states of affairs. Each kind of text or a certain text has its own organization and
linguistic choice in its presentation of experience. In the light of functional grammar, the
transitivity system classifies the world of experience into a manageable set of processes. In its
most general form, the basic framework for a process consists of three components: Processes,
Participants, and Circumstances. However, the analysis of experience into processes,
participants, and circumstances has revealed little about experiential meaning in text types. This
has suggested that in the investigation into the transitivity of a certain language, one must pay
close attention to the elaboration of different types of processes, participants, and
circumstances. This research first deals with a summarization of experiential elements on the
level of Vietnamese clauses. Next, the basic theoretical frame is set up for an experiential
analysis in texts. Finally, such a theory can be applied to the experiential analysis of a model
text.

1. Đặt vấn đề
Cùng với nhu cầu đọc và hiểu các loại văn bản, con người còn nghiên cứu một
vấn đề quan trọng: bằng cách nào và tại sao những loại văn bản lại có ý nghĩa như
vậy. Thậm chí người ta còn muốn đánh giá những bài viết: liệu chúng có đạt được
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010

157

mục đích của người viết hay không, và tác giả thành công đến mức độ nào. Theo
Halliday [7:xvi], dù mục tiêu cuối cùng là gì, việc phân tích một văn bản trên bình
diện ngữ pháp là bước đầu tiên (“Whatever the ultimate goal that is envisaged, the
actual analysis of a text in grammatical term is the first step”). Như vậy, phân tích
văn bản cần phải dựa trên cơ sở ngữ pháp. Trong thực tế, người ta có xu hướng tiếp
cận nhiều loại văn bản để đạt được kiến thức hoặc kinh nghiệm về các sự tình. Phân
tích cách tổ chức mô h ình kinh nghiệm sẽ giải thích được sự lựa chọn ngôn ngữ phù
hợp với phong cách văn bản cụ thể.
Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về các yếu tố kinh nghiệm dựa trên

quan điểm Halliday [7] của Geoff Thompson [12], Bloor [1], Cao Xuân Hạo [2], Diệp
Quang Ban [3], Hoàng Văn Vân [8], Tuy nhiên, những công trình này chỉ trình bày
chi tiết ở cấp độ cụm từ và cú, mà cách tổ chức và thể hiện các sự tình trong văn bản rõ
ràng lại rất linh động và biến chuyển phức tạp. Chính vì vậy, cần có khung lý thuyết
chung có thể ứng dụng vào phân tích kinh nghiệm trong nhiều loại văn bản khác nhau.
Vì giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ phác thảo lý thuyết cơ bản cho việc phân tích
kinh nghiệm trong văn bản tiếng Việt và trình bày một phân tích mẫu.
2. Khái quát ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt
Theo Halliday [7:106], ngôn ngữ là phương tiện giúp người ta có thể xây dựng
được bức tranh tinh thần về thực tế, hiểu được những gì đang xảy ra xung quanh họ và
trong thế giới nội tâm của họ. Ấn tượng mạnh mẽ nhất của chúng ta về kinh nghiệm là
nó gồm những cái “đang diễn ra” – sự kiện, hành động, cảm giác, ý nghĩa, tồn tại và
đang trở thành. Hệ thống ngữ pháp qua đó phương thức phản ánh được thể hiện là hệ
thống chuyển tác, hệ thống này phân thế giới kinh nghiệm thành một tập hợp các kiểu
quá trình. Đi theo mô hình kinh nghiệm của Halliday, H.V.Vân [8:181] chấp nhận
khung lý thuyết để phân tích các quá trình trong cú tiếng Việt bao gồm ba yếu tố:
(i) chính Quá trình;
(ii) các Tham thể tham gia vào quá trình;
(iii) các Chu cảnh liên quan đến quá trình.
Ví dụ: [8:183]

Bác sĩ Khoa trở về lúc 6 giờ
Tham thể Quá trình Chu cảnh
Bảng 1. Ví dụ về cấu trúc kinh nghiệm của cú tiếng Việt
Trên cơ sở áp dụng lý thuyết của Halliday [7] và khảo sát hệ thống chuyển tác
của tiếng Việt, H.V.Vân [8] đã trình bày chi tiết về các kiểu Quá trình, Tham thể và Chu
cảnh khác nhau trong tiếng Việt, được tóm tắt trong bảng 2.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010

158


3. Phân tích kinh nghiệm trong văn bản
3.1. Chức năng của cú trạng ngữ
Nhiều nhà ngữ pháp chức năng muốn chỉ ra sự khác biệt về hình thức nên đã
phân tích cấu trúc chuyển tác của cú trạng ngữ tách biệt với cú chính. Tuy nhiên, cú
trạng ngữ cần được xem xét trong mối quan hệ với các cú chính, trong đó, như
Thompson [12:108 -109] gợi ý, cú trạng ngữ có chức năng là Chu cảnh. Chẳn g hạn,
trong 3 ví dụ được đưa ra bởi D.Q.Ban [5:53]:
(i) Con gà chết đói
(ii) Con gà chết
;
vì đói
(iii) Con gà chết
;
vì con gà đói
Thành phần đói, vì đói hay vì con gà đói đều có cùng chức năng là Chu cảnh:
Nguyên nhân: Lý do. Cách phân tích này quan tâm đến sự tương đồng về chức năng
thay vì nhấn mạnh sự khác nhau về hình thức.
;
3.2. Đơn vị phân tích
Chấp nhận quan điểm về chức năng cú trạng ngữ như trên, đơn vị phân tích kinh
nghiệm trong văn bản phải là một tổ hợp trên cú. Theo gợi ý của Martin, Matthiessen và
Painter [10:4], khi tiến hành phân tích, có thể chia văn bản thành các đơn vị câu, bắt đầu
bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm. Theo thuật ngữ của Halliday [7],
khái niệm tương đương với câu chính là cú phức, một tập hợp các cú với mối quan hệ
chức năng – ngữ nghĩa nhất định. Tuy nhiên, xem xét cấu trúc chuyển tác trong văn bản,
chúng tôi nhận thấy một đơn vị kinh nghiệm rõ ràng nhỏ hơn cú phức. Do đó có thể
thiết lập khái niệm về đơn vị kinh nghiệm trong văn bản là tập hợp có hạt nhân là cú
chính và thành phần không bắt buộc là các cú bị bao hay có quan hệ phụ thuộc với cú
chính.

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010

159

Ch


Hi
ện hữu


Hi
ện hữu
th





bao lâu? bao xa? thư
ờng xuyên như thế nào?

khi nào?
ỏ đâu?

như th
ế nào? với cái gì? theo cách nào? giống c
ái gì?
t
ại sao? để làm gì? để cho ai?


trong/v
ới điều kiện gì?

v
ới ai/cái gì? còn ai/cái gì nữa


như là cái g
ì? thành cái gì?

v
ề cái gì?

theo quan đi


Quan h
Đ
ồng nhất


B
ị đồng nhất
th


Đ
ồng nhất thể


/ Bi
ểu hiện

Ch
ỉ định thể


Đ
ồng nhất thể

/ Giá tr


Quy gán

Đương th


T
ạo thuộc
tính th



Thu
ộc tính

Phát ngôn

Phát ngôn

th


(trung tính)
Đích ngôn


Phát ngôn
th


(tác đ
Ti
ếp ngôn
th


Ngôn th


Tinh th

C
ảm thể

Hi
ện tượng

(‘please’)


Hi
ện tượng

(‘like’)
th
ời gian, khoảng
cách, t
ần số

th
ời gian, địa điểm

phương ti
ện, chất lượng, so sánh

lý do, m
ục đích, đại diện, điều kiện,

như
ợng bộ


ớng tới tham thể, không hướng tới

tham th
ể, hướng tới quá trình

đ
ội lốt, sản phẩm


Hành vi

Ứng thể


Ứng xử
Hi
ện tượng

V
ật chất


Hành th

(trung tính)
Đích th


(tác đ
Hành th


(tác đ
ộng)

Kh
ởi thể

Ti

ếp thể

Khách th
Cương v
Ch



1. Quá trình
2. Dung môi
3. Tác nhân
4. L
ợi thể

5. Cương v
6. Ph
ạm vi

7. Đ
ịnh vị

8. Phong cách
9. Nguyên nhân

10. Đ
ồng hành


11. Vai di
ễn


12. V
ấn đề

13. Quan đi
Gi



QUÁ TRÌNH
_
b
ởi

cho
qua
trong, su
ốt

ở, tại, lúc, từ
b
ằng, với, giống

vì,
đ
ể, cho, trong

trư
ờng hợp, dù


v
ới, cùng


như, thành
v


theo

Bảng 2. Tóm tắt các yếu tố kinh nghiệm trong cú tiếng Việt
Đối chiếu khái niệm này vào khảo sát ngữ pháp tiếng Việt của D.Q.Ban [3, 4
& 5], đơn vị kinh nghiệm có thể là một câu đơn, câu phức hoặc câu ghép chính phụ ,
trong đó:
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010

160

Câu đơn là đơn vị lớn nhất của mặt cấu trúc trong tổ chức ngữ pháp của một
ngôn ngữ, được làm thành từ một khúc đoạn ngôn ngữ tập trung chung quanh một vị
ngữ (vị tố), và được dùng để diễn đạt một sự thể hay một sự việc [5:7]. Khái niệm câu
đơn của D.Q.Ban tương đồng với khái niệm về cú của H.V.Vân [8:153-165].
Câu phức là một cấu tạo gồm một câu nằm ngoài cùng mang tính chất tự lập và
một (hoặc hơn một) dạng câu bị bao không mang tính tự lập mà hoạt động với tư cách
một (hay những) bộ phận của câu nằm ngoài cùng [3:292]. Ví dụ: Họ cần hai người ấy
giúp việc trong hai tuần, Giáp đọc quyển sách tôi cho mượn [3:293, 295].
Câu ghép (hay hợp thể câu) là một cấu tạo gồm từ hai dạng câu trở lên, mỗi
dạng câu trong đó có tính tự lập tương đối, giữa chúng có những kiểu quan hệ nhất định
và được diễn đạt bằng những cách nhất định. Mỗi câu trong câu ghép là một vế câu, hay
một “dạng câu” không bị bao [3:292].

Câu ghép chính phụ (hay câu ghép theo quan hệ phụ kết – hypotaxis) là kiểu câu
ghép mà quan hệ ngữ pháp giữa các vế câu là có một vế chính và một vế phụ thuộc vào
vế chính đó. Câu ghép chính phụ sử dụng phương tiện nối kết là những quan hệ từ phụ
thuộc kiểu như vì, nếu, tuy, để… ở đầu vế phụ [3:301].
Xem xét trường hợp câu ghép chứa lời dẫn trực tiếp và gián tiếp hay cú phóng
chiếu, chúng tôi nhận thấy có thể phân chia thành phần phóng chiếu và bị phóng chiếu
thành những đơn vị kinh nghiệm tách biệt, như quan điểm của H.V.Vân [8:287-304].
3.3. Tầng bậc phân tích
Phân tích cấu trúc chuyển tác hiệu quả và đầy đủ phải bao gồm nhiều tầng bậc.
Ở tầng bậc thứ nhất, những cú bị bao hay phụ thuộc sẽ được xem xét là thành phần
trong cấu trúc chuyển tác của cú chính. Ở các tầng bậc tiếp theo, chúng sẽ được phân
tích trong chính cấu trúc chuyển tác của chúng. Sau đây là ví dụ về phân tích gồm 4 bậc
của một đơn vị kinh nghiệm: (Chú thích: CC: Chu cảnh, QT: Quá trình)

Tuần qua,

luận
giật mình khi
Bộ Tư
pháp
công bố
hẳn
một "danh sách” bao gồm 86 văn
bản của 33 tỉnh thành bị Bộ Tư
pháp khẳng định là trái luật.//
Bậc
1
CC: Định vị:

Thời gian

Cảm
thể
QT: Tinh
thần
CC: Định vị: Thời gian
Bậc
2

Phát ngôn
thể
QT: Phát
ngôn
Ngôn thể


một "danh
sách"
bao gồm
86 văn bản của
33 tỉnh thành
bị
Bộ Tư pháp

khẳng định

trái luật
Bậc 3
Đương thể QT:-
Tạo thuộc
tính thể

- Quan hệ:
Quy gán sâu
Thuộc
tính
Bậc 4
Bị đồng nhất
thể/ Biểu hiện
QT: Quan hệ:
Đồng nhất sâu
Đồng nhất thể/
Giá trị

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010

161

3.4. Phân tích kinh nghiệm trong một văn bản mẫu
Trên cơ sở khung lý thuyết của ngữ pháp chức năng, chúng tôi tiến hành phân
tích kinh nghiệm trong một văn bản tiếng Việt mẫu – một bản tin. Cách phân tích tương
tự có thể áp dụng cho các loại văn bản khác. (Chú thích: Kí hiệu // vạch ranh giới các
đơn vị phân tích)
Ngày 26-1,
ông Lê Hữu Lộc, Ủy viên Ban Thường vụ
Tỉnh ủy,
Phó chủ tịch HĐND tỉnh,
đã đến
CC:Định vị:Thời gian Hành thể QT: Vật chất

thăm và chúc Tết Hòa th ượng Thích Thiện Nhơn, Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt
Nam tỉnh (chùa Thiên Đức, xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước); Thượng tọa Thích Như Quang,

Phó Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh (chùa Đại Viên, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn)
và Trường Trung cấp Phật học Bình Định (xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước).//
CC: Nguyên nhân: Mục đích

thăm và chúc Tết Hòa thượng (xã Phước Hiệp,huyện Tuy Phước).
QT: Vật chất QT: Phát
ngôn
Ngôn
thể
Tiếp ngôn thể

Cùng đi có đại diện các ban, ngành, đoàn thể của
tỉnh.//
QT: Quan hệ:
Đồng nhất: Chu cảnh (Đồng hành)
Bị đồng nhất thể/ Biểu hiện
QT: Hiện hữu Hiện hữu thể

Tại các cơ sở thờ tự mà đoàn đến thăm,
CC: Định vị: Địa điểm
- Mục đích Hành thể

QT: Vật chất CC: Nguyên nhân: -
Cương vực QT: Vật chất

Sau khi ân cần

thăm hỏi tình hình đời sống và việc chuẩn bị
Tết của Phật tử địa phương,
CC:Định vị:Thời gian

CC: Phong cách: Chất lượng QT: Phát ngôn Ngôn thể
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010

162


ông Lê Hữu Lộc chúc // các chức sắc và tín đồ Phật giáo bước vào năm mới
Phát ngôn thể QT: Phát ngôn Hành thể CC: Định vị: Thời gian


gặt hái được nhiều thành tựu mới trên con đường tu học,hoạt động Phật sự.//
QT: Vật chất Đích thể CC: Định vị: Địa điểm

Ông Lê Hữu Lộc cũng bày tỏ mong muốn //
Phát ngôn thể

QT: Phát ngôn Ngôn thể

chức sắc
Phật giáo
động viên Phật
tử
tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu
nước ở địa phương, //
Khởi thể
QT: Vật
chất
Hành
thể
CC: Phong cách:

Chất lượng
QT: Vật
chất
CC: Định vị: Địa điểm

tiếp tục đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.//
QT: Vật chất CC:Phong cách: Chất lượng

CC: Định vị: Địa điểm

Các vị chức sắc
Phật giáo
cảm ơn // lãnh đạo tỉnh thời gian qua
đã quan tâm
hỗ trợ
Ban
Trị sự
thực hiện
Phát ngôn thể
QT: Phát
ngôn
Khởi thể
CC: Phạm vi:
Thời gian
QT: Vật chất
Hành
thể
QT: Vật
chất


công tác
Phật sự //
và tin tưởng // rằng trong năm mới,
tình hình kinh tế-
xã hội của tỉnh
sẽ có
Đích thể
QT: Tinh
thần

CC: Phạm vi:
Thời gian
Đương thể/
Sở hữu thể
QT: Quan hệ:
Quy gán: Sở hữu

nhiều khởi sắc, //
đời sống của người dân nói chung
cũng như Phật tử nói riêng
sẽ tiếp tục có
bước phát
triển.//
Thuộc tính/ Bị sở
hữu thể
Đương thể/ Sở hữu thể
QT: Quan h
ệ: Quy
gán: Sở hữu
Thuộc tính/ Bị

sở hữu thể
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 1(36).2010

163

4. Kết luận
Cách tổ chức và trình bày kinh nghiệm trong văn bản biến chuyển rất linh động
và phức tạp. Khi tiến hành phân tích cần thiết phải chia văn bản thành các đơn vị kinh
nghiệm trên cú và khảo sát cấu trúc chuyển tác theo nhiều tầng bậc. Phân tích kinh
nghiệm trong văn bản giúp hiểu được chức năng của ngôn ngữ trong việc mô tả kinh
nghiệm về thế giới, đưa ra những lựa chọn khả thi trên bình diện ngữ nghĩa để trình bày
mô hình kinh nghiệm và chỉ rõ sự hiện thực hóa các lựa chọn ngữ nghĩa này bằng các
cấu trúc ngữ pháp sẵn có. Bài viết không ngoài mục đích mở rộng đường hướng ngữ
pháp chức năng – kinh nghiệm; bấy lâu tập trung ở cụm từ, cú hay câu; sang một cấp
bậc cao hơn – văn bản. Đây là bước khởi đầu cho những phân tích kinh nghiệm đi sâu
vào các loại văn bản gắn với những phong cách nhất định như nghệ thuật, báo chí, hành
chính,… Những khảo sát như thế sẽ giúp khám phá và lý giải tiềm năng mô tả kinh
nghiệm của ngôn ngữ, sự lựa chọn các mô hình kinh nghiệm và hứa hẹn nhiều phát hiện
lý thú.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bloor, Thomas & Bloor, Meriel (1995). The Functional Analysis of English:
A Hallidayan approach. London: Edward Arnold
[2] Cao Xuân Hạo (2004). Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng. Nhà Xuất bản
Giáo dục
[3] Diệp Quang Ban (2004). Ngữ pháp Tiếng Việt. Nhà Xuất bản Giáo dục
[4] Diệp Quang Ban (2006). Ngữ pháp Tiếng Việt tập hai. Nhà Xuất bản Giáo dục
[5] Diệp Quang Ban (2007). Giáo trình ngữ pháp Tiếng Việt theo định hướng ngữ
pháp chức năng, Tập hai: Phần câu. Nhà Xuất bản Giáo dục

[6] Downing, A. & Locke, P. (1995). A University Course in English Grammar. New
York: Phoenix ELT
[7] Halliday, M.A.K. (1994). An introduction to Functional Grammar. Second edition.
London: Edward Arnold
[8] Hoàng Văn Vân (2002). Ngữ pháp kinh nghiệm của cú Tiếng Việt mô tả theo quan
điểm chức năng hệ thống. Hà Nội: Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội
[9] Lock, Graham (1996). Functional English Grammar. New York: Cambridge
University Press
[10] Martin, J.R.; Matthiessen, Christian M.I.M. & Painter, Clare (1997). Working with
Functional Grammar. London: Arnold
[11] Morley, G.D. (2000). Syntax in Functional Grammar. London: Continuum
Wellington House
[12] Thompson, Geoff (1996). Introducing Functional Grammar. London: Arnold

×