Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

HÀNH ĐỘNG tại lời GIÁN TIẾP của KIỂU câu hỏi TRONG TRUYỆN NGẮN của NAM CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.62 KB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

TRẦN THỊ ÁI LÊ
MSSV: 6086253

HÀNH ĐỘNG TẠI LỜI GIÁN TIẾP CỦA KIỂU
CÂU HỎI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
NAM CAO
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn:
ThS. GV. NGUYỄN THỊ THU THỦY

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài

2.

Lịch sử vấn đề

3.

Mục đích nghiên cứu



4.

Phạm vi nghiên cứu

5.

Phương pháp nghiên cứu

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
Chương một
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ
1.1.

Giới thiệu lược lí thuyết hành động ngôn từ

1.2.

Các loại hành động ngôn từ

1.3.

Điều kiện sử dụng hành động tại lời

1.4.

Phân loại hành động tại lời

1.5.

Hành động tại lời gián tiếp

Chương hai:

HÀNH ĐỘNG TẠI LỜI GIÁN TIẾP CỦA KIỂU CÂU HỎI TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO
2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nam Cao
2.2. Tổng quan về hành động tại lời gián tiếp được thực hiện qua các kiểu
câu trong truyện ngắn của Nam Cao
2.3. Liệt kê, phân tích hành động tại lời của kiểu câu hỏi trong truyện
ngắn của Nam Cao
2.4. Thực hiện hành động tại lời gián tiếp linh hoạt


2.5. Sử dụng hành động tại lời một cách khéo léo
2.6. Bút pháp hiện thực và nghệ thuật sáng tạo tâm lí nhân vật trong truyện
ngắn của Nam Cao
PHẦN III: KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC


Phần I: MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
Trong giao tiếp, không phải ai cũng biết chọn lựa và sử dụng ngôn từ một
cách có quả. Việc lựa chọn ngôn ngữ sao cho phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng,
mục đích giao tiếp…không phải là chuyện dễ dàng.
Nhắc đến phạm trù giao tiếp bằng ngôn ngữ, chúng tôi muốn đề cập đến
bộ môn Ngữ dụng học – ra đời những năm 40. Bộ môn này nghiên cứu về sự

giao tiếp bằng ngôn ngữ, nghiên cứu cách dùng ngôn ngữ thực sự trong những
cảnh ngữ chuyên biệt. Cụ thể, nó liên quan đến việc người nói đã dùng lời nói
của mình thể hiện hành vi xã hội riêng biệt như thế nào, quan tâm đến việc
người tham gia tổ chức lời nói như thế nào. So với các chuyên ngành khác của
ngôn ngữ học, trên thế giới và ở cả Việt Nam thì ngữ dụng ra đời muộn nhất và
bộ môn này mới được đưa vào giảng dạy ở nhà trường Việt Nam chưa lâu.
Song, Ngữ dụng học ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng kể.
Khi bàn về các phương diện của Ngữ dụng học, người ta không thể
không đề cập đến Hiệu lực tại lời. Bởi vì hiệu lực tại lời chính là đối tượng
nghiên cứu của ngữ dụng học. Do đó, nói đến hành động ngôn ngữ chính là nói
đến hành động tại lời.


Xuất phát từ lòng yêu thích của bản thân và sự cần thiết của đối tượng
nghiên cứu, người viết đi vào nghiên cứu lí thuyết hành động ngôn từ, cụ
thể: “Hành động ngôn từ gián tiếp trong truyện ngắn của Nam Cao” trong Luận
văn tốt nghiệp đại học. Đề tài này sẽ tạo điều kiện cho người viết trau dồi và
nâng cao kiến thức ngữ văn. Đồng thời người viết có cơ hội khai thác những cái
hay, độc đáo trong nghệ thuật sử dụng hành động tại lời gián tiếp trong một số
tác phẩm của tác gia Nam Cao. Qua đó, có dịp làm giàu thêm vốn ngôn ngữ của
bản thân, nâng cao khả năng giao tiếp trong cuộc sống.

2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề hành vi ngôn ngữ tại lời đã được các nhà nghiên cứu bàn đến từ
rất lâu. Tuy nhiên việc người nói sử dụng hành vi ngôn ngữ này nhưng lại nhằm
đến hiệu lực tại lời của một hành vi ngôn ngữ khác, quy tắc sử dụng của nó như
thế nào ít được ai chỉ ra. Về sự hiện diện của nó trong đời sống ngôn ngữ đã
được Austin nói đến và được Searle tiếp tục nghiên cứu.

“Hành động tại lời là hành động được thực hiện bằng ngôn ngữ ngay khi

nói năng và trên hành động tạo lời”. Chẳng hạn, khi ta nói: “mời anh đến nhà
tôi dự tiệc”, tức là đã thực hiện hành động mời ngay trên ngôn từ.
Điều này đã được nhà triết học người Anh – J.L. Austin chỉ ra trong công
trình: “How to Do Things with Words”.
Theo J.L. Austin hành động ngôn từ bao gồm: Hành động tạo lời
(locutionary act, locution); Hành động tại lời (illocutionary act, illocution); Hành
động mượn lời (perlocutionry act, perlocution). Thuật ngữ hành động tại lời gián


tiếp có nguồn gốc từ đây.
Sau khi thuật ngữ này du nhập qua Việt Nam, được các nhà ngôn ngữ học
ở nước ta tiếp nhận và dịch thuật khác nhau. Cụ thể qua một số nhà nghiên cứu
sau:
Trong “Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Ngữ dụng học”, ở chương ba,
tác giả Đỗ Hữu Châu đã bàn về các vấn đề về hành vi ngôn ngữ. Tác giả đã nêu
lên điều kiện sử dụng hành vi ngôn ngữ và phân loại hành vi ngôn ngữ. Sau đó
tác giả đi vào giải thích cụ thể hành vi ở lời gián tiếp. Trong chương này, Đỗ
Hữu Châu đã khai thác nhiều vấn đề của hành động ngôn từ về mặt lí thuyết.
Cùng với tên gọi hành vi ngôn ngữ, Nguyễn Đức Dân đã trình bày thuật
ngữ này trong quyển: “Ngữ dụng học, tập 1”. Trong đó, ông đã khái quát hành
vi ngôn ngữ và nêu ra ba tiêu chí cơ bản để phân loại các hành động tại lời.
Tuy nhiên, công trình này chỉ mang tính lý thuyết, chưa đi vào phân tích chi tiết
những ngôn cảnh và ngữ cảnh nhất định để chứng minh cho hành động tại lời
gián tiếp trong từng đoạn thoại.
Nguyễn Đức Dân giải thích: “một hành vi tại lời này nhằm đến một hiệu
lực tại lời là một hành vi khác, thì hành vi này được gọi là một hành vi gián tiếp”
[8; 53]
Trong “Ngữ dụng học”, ở chương hai, tác giả Đỗ Việt Hùng viết ngắn
gọn và cũng đưa ra khái niệm, giải thích sơ lược về ba loại hành động: hành
động tạo lời, hành động mượn lời và hành động ở lời. Bên cạnh đó, ông cũng

đề cập đến những điều kiện và phương thức để thực hiện hành động tại lời.


Quyển Nhập môn ngôn ngữ học: Mai Ngọc Chừ (chủ biên) giải
thích:“hành động ở lời (còn gọi là hành động ngôn trung) là hành động mà

người phát thực hiện ngay trong lời nói của mình.
Ví dụ: SP1: mấy giờ rồi?
SP2: mới có sáu giờ thôi.

SP1 đã thực hiện hành động hỏi ngay trong phát ngôn “mấy giờ rồi?”.
Hành động hỏi như vây là hành động ở lời [7; 515]
Trong Giáo trình ngữ dụng học, Nguyễn Thị Thu Thủy đã giải thích về
các loại hành động ngôn ngữ, đưa ra những cơ sở để xác định hành động tại
lời. Tác giả đặc biệt chú ý đến hành động tại lời gián tiếp và cho rằng đó là đối
tượng nghiên cứu của Ngữ dụng học.
Ví dụ: Khi một người bán hàng nói: “Tôi xin đảm bảo đây là hàng thật,
nếu sai tôi xin bồi thường gấp đôi”, có nghĩa là người này đã thực hiện hành

động đảm bảo ngay khi nói câu trên” [11; 30]
Bài viết “Hành động ngôn ngữ gián tiếp trong câu hỏi và mua bán”, Mai
Thị Kiều Phượng cũng chỉ đề cập đến những vấn đề xoay quanh tiêu đề bài
viết. Tác giả cho rằng: “Khi những phát ngôn chứa cặp câu hỏi - trả lời giữa

người mua và người bán có thể không ăn khớp nhau, không phù hợp nhau,
thậm chí đôi bên tỏ ra rất khó chịu thì chính lúc này những hành động ngôn
ngữ gián tiếp sẽ xuất hiện” [13; 27]


Bên cạnh đó, còn rất nhiều nhà ngôn ngữ học tên tuổi khác như: Hoàng

Phê, Diệp Quang Ban, Cao Xuân Hạo,… đồng nghiên cứu về hành động tại lời
này.
Từ các bài viết, bài giảng và các công trình nghiên cứu trên cho thấy “hành

động tại lời gián tiếp” là một vấn đề đã, đang và sẽ thu hút sự quan tâm của
nhiều đối tượng nghiên cứu, đi vào khai thác đề tài này xoay quanh vấn đề
ngôn ngữ và đời sống. Việc vận dụng hành động tại lời gián tiếp vào phân tích
tác phẩm văn học, cụ thể là phân tích những tác phẩm của Nam Cao cho đến
nay vẫn là một đề tài đang bỏ ngõ. Như vậy, có thể thấy rằng đây là một đề tài
khá mới mẻ, đòi hỏi chúng tôi đi sâu vào nghiê cứu, tìm tòi cái đặc sắc độc đáo
trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ của văn chương Nam Cao, nhìn từ góc độ
Ngữ dụng học.

3. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “hành động ngôn từ gián tiếp trong truyện ngắn của Nam
Cao”, chúng tôi sẽ trình bày những vấn đề về lý thuyết hành động ngôn từ. Từ
đó, người viết tiến hành thống kê, phân loại và phân tích hành động tại lời trong
những tác phẩm của tác gia Nam Cao. Phần này sẽ được chúng tôi triển khai cụ
thể ở Phần nội dung chính của Luận văn.
Qua đề tài này, người viết hy vọng có thể tiếp cận văn chương của Nam
Cao dưới góc độ ngôn ngữ. Hiểu và cảm nhận được những câu văn ý nhị, mộc
mạc, bình dị nhưng không kém phần sâu sắc, thâm thúy của văn chương Nam
Cao - một nhà văn có tư tưởng tiến bộ và quan niệm nghệ thuật mới mẻ, ông đã


cống hiến cho đời rất nhiều tác phẩm văn học xuất sắc và có giá trị lâu bền.
Cùng với việc nghiên cứu đề tài này, người viết hi vọng sẽ tích lũy cho
mình nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu để ứng dụng vào thực tế giao tiếp
trong cuộc sống của bản thân.


4. Phạm vi nghiên cứu
Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao có rất nhiều thể loại: Kịch (Đóng góp),
tiểu thuyết (Truyện người hàng xóm, Sống mòn), truyện ngắn (Chí Phèo, Lão
Hạc, Đôi mắt). Ở đề tài này, chúng tôi chỉ đi vào thể loại truyện ngắn để nghiên
cứu hành động tại lời gián tiếp của phát ngôn trong phạm vi kiểu câu hỏi. Do
truyện ngắn của Nam Cao được xuất bản rất nhiều lần và mỗi kì điều có sự thay
đổi. Trong Luận văn này, chúng tôi chọn văn bản Tuyển tập Nam Cao, Nhà xuất
bản Thời Đại năm 2010 để làm tư liệu khảo sát nhằm đảm bảo tính nhất quán
trong quá trình nghiên cứu. Tác phẩm của Nam Cao có số lượng không nhỏ.
Trong mỗi truyện ngắn, tần số xuất hiện câu chứa hành động ngôn từ gián tiếp
cũng có sự chênh lệnh đáng kể. Vì vậy, chúng tôi chỉ có thể khảo sát câu chứa
hành động ngôn từ gián tiếp trong 36 truyện ngắn sau. Cụ thể như sau:
1)

Nghèo

2)

Đui mù

3)

Cái chết của con mực

4)

Chí Phèo

5)


Cái mặt không chơi được

6)

Nhỏ nhen


7)

Nhìn người ta sung sướng

8)

Đòn chồng

9)

Giăng sáng

(10) Trẻ con không được ăn thịt chó
(11)

Đón khách

(12)

Mua nhà

(13)


Từ ngày mẹ chết

(14)

Làm tổ

(15)

Truyện tình

(16)

Mua danh

(17)

Tư cách mõ

(18)

Điếu văn

(19)

Một bữa no

(20)

Ở hiền


(21)

Lão Hạc

(22)

Rửa hờn

(23)

Rình trộm

(24)

Một đám cưới

(25)

Dì Hảo

(26)

Đời thừa

(27)

Cười

(28)


Nước mắt

(29)

Sống mòn

(30)

Mò sâm banh


(31)

Nỗi truân chuyên của khách má hồng

(32)

Đợi chờ

(33)

Đôi mắt

(34)

Những bàn tay đẹp ấy

(35)

Từ ngược về xuôi


(36)

Vui dân công

Xuất phát từ yêu cầu của đề tài, phần nội dung chính của Luận văn người
viết sẽ trình bày hai chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề về lý thuyết hành động ngôn từ.
Chương 2: Hành động ngôn từ gián trong truyện ngắn của Nam Cao.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành làm luận văn này, người viết đã sử dụng những phương pháp
nghiên cứu sau: Thống kê, phân loại, phân tích, tổng hợp.
Trước hết bằng phương pháp hệ thống, người viết hệ thống một số vấn
đề về lý thuyết hành động ngôn từ, để làm nền tảng cho việc khảo sát hành
động ngôn từ gián tiếp trong truyện ngắn của Nam Cao.
Sau đó, người viết vận dụng phương pháp thống kê, phân loại để thống
kê các kiểu câu sử dụng ngôn từ gián tiếp trong truyện ngắn của Nam Cao.
Cuối cùng, dựa trên số liệu thống kê, phân loại, người viết sử dụng
phương pháp phân tích kết hợp phương pháp tổng hợp để làm nổi bật yêu cầu
của Luận văn.


PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH


CHƯƠNG MỘT
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ
1.1. Giới thiệu sơ lược về lý thuyết hành động ngôn từ
Trong đời sống, con người thực hiện nhiều hành động khác nhau như:
quét nhà, pha nước, đọc, viết,…gọi chung là các hành động vật lý và các

hành động tinh thần như: Suy nghĩ, tư duy,…Trong số các hành động của
con người có một hành động đặc biệt – đó là hành động ngôn ngữ (hay gọi là
hành động nói, hành vi ngôn ngữ).
Người đầu tiên phát hiện ra bản chất hành động tại lời là nhà triết học
J.L.Austin. Lý thuyết về hành động ngôn ngữ là vấn đề cốt lõi của ngôn ngữ học
và vẫn được nhiều nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu.

1.2 Các loại hành động ngôn từ


Lời nói của con người cũng là một hành động, đó là hành động ngôn từ
(speech act). J.L. Austin cho rằng có ba loại hành động xảy ra khi thực hiện một
phát ngôn, bao gồm: Hành động tạo lời, hành động tại lời và hành động mượn
lời. Cụ thể từng loại hành động được các nhà nghiên cứu tìm hiểu như sau:

1.2.1 Hành động tạo lời (locutionnary act, locution)
Thuật ngữ locutionary act hay locution được các nhà nghiên cứu Việt Nam
dịch thuật và chuyển thành các khái niệm khác nhau: Hành động tạo lời (Đỗ Hữu
Châu, Nguyễn Đức Dân, Đỗ Việt Hùng, hành động phát ngôn ( Hoàng Phê),

hành động tạo ngôn (Cao Xuân Hạo), hành động ngôn tại (Nguyễn Thiện Giáp),
hành động tạo lời (Chim Văn Bé, Nguyễn Thị Thu Thủy). Chúng tôi thống nhất
với khái niệm hành động tạo lời.

“Hành động tạo lời là hành động sử dụng các phương tiện ngữ âm, từ
vựng (và các quy tắc kết hợp có sẵn trong ngôn ngữ) để tạo ra câu phát ngôn với
nội dung ngữ nghĩa và chiếu vật ít nhiều xác định” [2; 18]
Có thể lí giải hành động tạo lời như sau: Hành động tạo lời tức là hành
động sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ, kết hợp từ thành
câu…để thực hiện hành động tạo lời, người phát phải nắm chắc hình thức và ý

nghĩa của các yếu tố từ vựng và các quy tắc cú pháp.
Trong Giáo trình Ngữ pháp học chức năng tiếng việt: Cú pháp học, Chim
Văn Bé cho rằng: hành động tạo lời được J.L. Austin chia thành ba phương
diện: hành động phát âm, hành động kiểm giao và hành động tạo nghĩa chiếu vật. Ba phương diện này đươc J.L. Austin giải thích như sau:


Hành động phát âm (phonetic act): Hành động phát âm chỉ là hành động
phát ra vài âm thanh nào đó.

Hành động kiểm giao (phatic act): Là hành động phát ra âm hay từ, nghĩa
là âm thanh thuộc loại nào đó, thuộc kiểu từ vựng nào đó, phù hợp với lớp ngữ
pháp nào đó.

Hành động tạo nghĩa - chiếu vật (rhetic act): Là hành động sử dụng
những âm thanh với ý nghĩa và sự quy chiếu ít nhiều xác định.

1.2.2 Hành động tại lời (illocutionary act, illocution)
Khi dịch sang tiếng Việt, thuật ngữ illocutionary act hay illocution được
các tác giả chuyển thuật ngữ này thành: Hành vi ở lời (Đỗ Hữu Châu), hành vi tại
lời (Nguyễn Đức Dân), hành động ngôn trung (Nguyễn Thiện Giáp, Cao Xuân
Hạo), hành động ở lời (Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán, Mai Ngọc Chừ), hành

động trong lời (Chim Văn Bé), hành động tại lời (Nguyễn Thị Thu Thủy). Một
số tác giả khác gọi là hành động dụng lời. Tuy nhiên, trong luận văn này chúng
tôi thống nhất khái niệm Hành động tại lời.
Có rất nhiều cách giải thích khác nhau xoay quanh thuật ngữ illocutionary
act hay illocution:
Tác giả Đỗ Hữu Châu trình bày: “Hành vi ở lời là những hành vi người
nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc
ngôn ngữ có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng

ở người nhận”. [4; 89]


Nguyễn Thiện Giáp đưa ra khái niệm: “Hành động ngôn trung là dùng
một câu để hực hiện một chức năng. Hành động ngôn trung là hành động tạo
ra một lời tuyên bố, một lời hứa, một lời chào,...khi phát ra một câu nhờ hiệu lực
của những quy ướcliên quan với nó” [10; 382]
Trong Tiếng Việt – Sơ khảo ngữ pháp chức năng, Cao Xuân Hạo giải
thích như sau: “Nói năng là một hoạt động giao tế. Một câu nói là một hành

động xã hội có một công dụng nhất định. Khi nói ra một câu, ta thực hiện một
hành động nhận định, nghĩa là xác lập một mệnh đề, nhưng đồng thời cũng
thực hiện một hành động có mục tiêu giao tế nào đấy. Đó là một hành động
ngôn trung” [1; 389]
Chim Văn Bé lí giải: “Hành động trong lời là hành động được người nói
thực hiện bằng cách nói ra và khi nói ra điều gì đó (by saying and in saying

something). Chẳng hạn như chúc mừng, cảm ơn, mời, hứa, van, xin, ra lệnh,
kết tội, đánh cược, phản bác, đề nghị, gợi ý,… [2; 19]
Tóm lại, hành động tại lời được chúng tôi thống nhất với khái niệm như
sau: “Hành động tại lời là hành động được thực hiện bằng ngôn ngữ ngay khi

nói năng và trên hành động tạo lời” [11; 30]
Cụ thể, khi ta hỏi, tuyên bố, ra lệnh, yêu cầu, khuyên nhủ một người nào
đó là ta đã thực hiện một hành động tại lời.
Khi một người A nói: “Chiều nay, mời anh đến tham qua nhà tôi nhé!”
Tức là người này đã thực hiện một hành động mời ngay trên phát ngôn.


Hay: “Tôi xin cảm ơn mọi người đã giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn lúc


này”, có nghĩa là người nói đã thực hiện hành động cảm ơn ngay khi nói câu
trên.
Hoặc: Người mẹ bảo đứa con: “Mẹ khuyên con cố gắng chăm ngoan,

học hành thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của mẹ”. Khi nói ra câu này có
nghĩa là người mẹ đã thực hiện hành động khuyên ngay trên lời nói, khuyên con
mình luôn chăm ngoan, học tốt.
Hành động tại lời là hành động có chủ định (intentional), mang tính
quy ước (conventional) và tính định chế (constitutional), mặc dù những quy
ước và tính định về việc sử dụng hành động tại lời là bất thành văn, và được
mọi người trong một cộng đồng ngôn ngữ tuân thủ không tự giác.
Hành động tại lời khác với hành động tạo lời và mượn lời ở chỗ chúng
làm thay đổi tư cách pháp nhân của người đối thoại có nghĩa là chúng đặt
người nói và người nghe vào những nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tình trạng
của họ trước khi thực hiện hành động tại lời.
Chẳng hạn, khi nói: “Tôi ra lệnh cho anh kể từ ngày mai phải thi hành
quyết định này”, với câu nói trên, người nói đã thực hiện hành động ra lệnh
đồng thời phải chịu trách nhiệm và mệnh lệnh của mình phát ra, còn ngýời nghe
chịu sự ràng buộc vào việc thực thi mệnh lệnh.
Hay: Khi chúng ta khiển trách một ai đó, thì người nói đứng ở vị trí chủ
động là người khiển trách, còn người nghe đứng ở vị trí bị động là người bị
khiển trách và chịu sự khiển trách của người nói về việc làm sai trái của mình.


Khi cảm ơn một ai đó, thì người nói tự nhận mình là người chịu ơn, còn người
nhận được lời cảm ơn(tức người nghe) trở thành người thi ơn.
Tóm lại, hiệu lực mà hành động tại lời tạo ra thể hiện ở chỗ nó làm thay
đổi tư cách pháp nhân của người nghe hay người nói so với trước đó. Hành
động tại lời tạo ra các hiệu lực tại lời.

Trong số các loại hành động ngôn ngữ, chỉ có hành động tại lời và hiệu
lực của hành động tại lời là đối tượng của Ngữ dụng học. Do đó, nói đến hành
động ngôn ngữ, chính là nói đến Hành động tại lời.

1.2.3 Hành động mượn lời (perlocutionary act, perlocution)
Cùng một thuật ngữ perlocutionary act hay perlocution nhưng chúng ta
có thể nhận thấy sự khác biệt trong các cách dịch thuật của các tác giả, cụ thể
như sau: hành vi dụng lời (Hoàng Phê), hành động ngôn tác (Nguyễn Thiện
Giáp), hành vi mượn lời (Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu), hành động xuyên
ngôn (Cao Xuân Hạo), hành động qua lời (Chim Văn Bé), hành động mượn
lời (Nguyễn Thị Thu Thủy, Đỗ Việt Hùng). Chúng tôi thống nhất dùng khái
niệm “hành động mượn lời”.

“Hành động qua lời là hành động mà người nói thực hiện thông qua
hành động trong lời, nhằm gây ra những hiệu quả nào đó đối với xúc cảm, suy
nghĩ và hành động của người nghe, của chính người nói hay người khác một
cách có chủ định, có mục đích”. [2; 22]

1.3. Điều kiện sử dụng hành động tại lời


Một người muốn hoạt động hay thực hiện bất kì một công việc gì đó,
trước hết cần có những điều kiện về sinh lí: chẳng hạn, một người để chạy được
xe đạp thì điều kiện cần thiết là phải có sức khỏe để đạp cho xe chạy được, mắt
có thể nhìn rõ đường để không đâm lên hè phố hoặc đâm xuống cánh đồng
và cần diều kiện về kĩ năng: “biết đi xe đạp để ngồi lên không bị ngã lại cần điều
kiện về ý thức có muốn đi xe đạp hay không. Thay vì có người không thích đi
xe đạp, lại muốn đi bộ hay taxi.
Cũng như các hành động vật lí hay các hành động xã hội khác, hành
động tại lời cũng cần có những điều kiện nhất định để nó thực hiện được.


1.3.1. Điều kiện sử dụng hành động tại lời chân thực theo Austin
Từ thuật ngữ felicity conditions, Nguyễn Đức Dân cho rằng: “J.L.Austin
gọi chúng là những điều kiện thuận lợi” [8; 20]. Còn Đỗ Hữu Châu gọi là những
điều kiện may mắn: “Theo Austin, xem các điều kiện sử dụng các hành vi ở lời
là những điều kiện “may mắn” (felicity conditions)” [4; 112]. Nếu chúng được
đảm bảo thì hành vi tại lời mới thành công, nếu không nó sẽ thất bại. Những điều
kiện may mắn của Austin như sau:
Phải có thủ tục có tính chất quy ước và thủ tục này phải có hiệu quả cũng
có tính quy ước.
Hoàn cảnh và con người phải thích hợp với những điều kiện quy định
trong thủ tục.
Thủ tục phải được thực hiện một cách đúng đắn và đầy đủ.


Những người thực hiện hành vi tạo lời phải có ý nghĩ, tình cảm và ý định
đúng như đã được đề ra trong thủ tục và khi hành động diễn ra thì ý nghĩ, tình
cảm, ý định đúng như nó đã có.
Vậy, hành vi tại lời theo Austin là cái được thực thi một cách trực tiếp bởi
một hiệu lực có tính quy ước đi liền với một kiểu phát ngôn định nhất phù hợp
với một thủ tục có tính quy ước, chính vì vậy mà hành vi ở lời mới có tính xác
định. Tính xác định bởi quy ước của hành vi ở lời là phân biệt chúng với các
hành vi mượn lời ở chổ những hành vi sau không có tính quy ước do đó
không có tính xác định.

1.3.2. Điều kiện sử dụng hành động tại lời chân thực theo Searle
Để thực hiện hành vi ngôn ngữ nào đó có hiệu quả một cách tường
minh, người phát cần cân nhắc để phát ngôn của mình thỏa mãn một số điều kiện.
Đỗ Hữu Châu cho rằng: hành vi tại lời về cơ bản là hành vi xã hội. Điều
kiện sử dụng các hành vi tại lời là những điều kiện mà một hành vi tại lời phải

đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh và sự phát ngôn ra nó. Cần
lưu ý: Ở đây chúng ta nói đến các hành vi tại lời chân thực chứ không phải của
cá hành động ngôn ngữ không chân thực gián tiếp hay phát sinh. Có nghĩa là,
chúng ta nói đến thí dụ như hành động "hứa” chân thực. Trong đó người hứa
có ý định thực sự thực hiện lời hứa của mình, chứ không nói đến hành động
hứa để lừa dối; hứa để tỏ ra ta đây có quyền lực hay để tỏ ra ta đây lo lắng
đến người khác chứ không hề có ý định giữ lời hứa.


Mỗi hành động tại lời có một hệ các điều kiện, để hành động tại lời
được tiến hành một cách bình thường, hiệu quả, theo Searle cần phải thõa mãn
các điều kiện cần và đủ sau: Điều kiện nội dung mệnh đề, điều kiện chuẩn bị,

điều kiện chân thành, điều kiện căn bản.

1.3.2.1 Điều kiện nội dung mệnh đề (propositional content condition)
“Điều kiện nội dung mệnh đề là điều kiện có liên quan tới nội dung của

hành động ngôn ngữ . Đây là điều kiện cần để thực hiện hành động ngôn ngữ “
[11 ;40]. Ví dụ : đối với hành động nhờ “ có tin tức gì của bác trai nhờ cháu báo
hộ cho bác biết nhé !”. Để thực hiện hành động nhờ, người phát xác định rõ nội
dụng mệnh đề là hành động nào để mình sẽ thực hiện tiếp trong tương lai.
Chẳng hạn, “Anh đóng cửa lại”. Hoặc để thực hiện hành động yêu cầu, đề
nghị, người phát phải xác định rõ nội dung yêu cầu của người nhận. Tóm lại,
không có nội dung mệnh đề rõ ràng, cụ thể thì không thực hiện được hành động
ngôn ngữ.

1.3.2.2. Điều kiện chuẩn bị (preparatory condition)
“Điều kiện chuẩn bị bao gồm những hiểu biết của người phát ngôn về
năng lực lợi ích, ý định của người nghe về các quan hệ giữa người nói, người

nghe” [4; 117]. Cụ thể như khi ra lệnh, người nói phải xác định được rằng
mình ở vị thế cao hơn và có quyền buộc người nghe phải thực hiện nội dung
mệnh lệnh, khi hứa hẹn, người hứa phải xác định được người nghe có muốn
mình thực hiện lời hứa ấy không; khi cảnh báo, người nói phải nghĩ rằng người
nghe chưa biết sự việc có khả năng xảy ra và nếu sự việc xảy ra thì sẽ đem lại


kết quả không có lợi cho họ; khi xác định người nói phải có những bằng chứng
thực sự…

1.3.2.3 Điều kiện chân thành (sincerity condition)
Có tác giả gọi là: điều kiện tâm lí (Đỗ Việt Hùng), điều kiện chân thực
(Nguyễn Thiện Giáp). Điều kiện chân thành chỉ ra trạng thái tâm lí của người
phát ngôn. Cụ thể, khi khẳng định, người nói phải có niềm tin vào điều mình
được nói ra. Khi thực hiện mệnh lệnh hay cầu khiến, người nói phải có lòng
mong muốn nội dung mệnh đề được thực hiện. Khi hứa, người hứa phải có ý
định thực hiện lời hứa. Khi xin lỗi, người nói phải thực sự tin rằng điều mình xin
lỗi là một điều sai trái và có ý định xin lỗi thật sự.
Lưu ý rằng, điều kiện chân thành là điều kiện cần thiết để hành động tại
lời được thực hiện một cách chân thành. Nếu thiếu điều kiện này, hành động tại
lời nào đó vẫn được thực hiện nhưng không chân thành. Chẳng hạn, một
người có thể xin lỗi mà không nghĩ đến lỗi sai của mình, tức là người đó xin lỗi
có thể vì bị ai bắt ép, hay vì bất kỳ lý do nào đó. Trong trường hợp này, hành
động xin lỗi vẫn được thực hiện mặc dù không chân thành.

1.3.2.4 Điều kiện căn bản (essential condition)
Điều kiện căn bản là điều kiện phát ngôn để xác định rõ kiểu trách
nhiệm mà người phát và người nhận bị ràng buộc khi hành động ngôn ngữ
được thực hiện.



Phân tích ví dụ về hành động xin để thấy rõ các điều kiện thực hiện một
hành động ngôn ngữ.
Điều kiện nội dung mệnh đề: Hành vi C trong tương lai của SP2 (chẳng
hạn: Cậu cho mình mượn cái bút này nhé)
Điều kiện chuẩn bị: SP1 cho rằng, SP2 có khả năng thực hiện C; nhưng
SP2 sẽ không tự thực hiện hành vi C nếu SP1 không xin.
Điều kiện chân thành: SP1 mong muốn SP2 thực hiện C
Điều kiện căn bản: SP1 phát ra phát ngôn để dẫn SP2 đến việc thực
hiện C.
Tóm lại, “điều kiện căn bản có liên quan đến mục đích thực hiện hành

động tại lời của người nói. Điều kiện căn bản có tác dụng quy định trách nhiệm
sự ràng buộc của người nói đối với người nghe hay với chính mình khi thực hiện
hành dộng ngôn ngữ”
[11; 40]

1.4. Phân loại hành động tại lời
1.4.1. Phân loại của Austin
Trước Austin, Winttgentein đã nói tới các hành vi ngôn ngữ mặc dù nhà
triết học này không dùng thuật ngữ hành vi mà dùng thuật ngữ trò chơi ngôn ngữ.
Winttgentein đã liệt kê hàng loạt những hành vi ngôn ngữ như: đưa ra
một mệnh lệnh và tuân lệnh, miêu tả bề ngoài một vật và đo đạc nó, tường thuật


lại một sự kiện, trình bày kết quả nghiên cứu bằng biểu bảng, v.v… nhưng ông
cho rằng không thể phân loại được chúng.
Trong công trình của Austin (1962), ở bài giảng thứ XII ông phân loại các
hành vi tại lời thành 5 lớp lớn:
1)


Phán xét (verdictive)

Lớp này gồm những phán xét mà là những điều đánh giá về một sự kiện
hoặc một giá trị dựa trên những chứng cớ hoặc lý lẽ xác đáng: coi là, định giá
trị, ước lượng, trù tính, lên án, hủy bỏ, phân loại…
(2) Hành xử (exercitive)
Lớp này gồm những hình thức thể hiện hoạt động quyền lực, luật lệ hay thế
lực: chỉ định, miễn trừ, rút phép thông công, bổ nhiệm, ra lệnh, đặt tên, kết án,
truyền lại, di chúc…
(3) Cam kết (commissive)
Lớp này gồm những hành động ràng buộc người nói vào những trách
nhiệm, nghĩa vụ nhất định: hứa hẹn, kí kết, giao kèo, thỏa thuận, giao ước, thề
bồi, cá cược…
(4) ứng xử (behabitive)
Lớp này gồm những hành động phản ứng lại cách xử sự của người khác,
những hành vi đáp ứng những sự kiện hữu quan có liên quan đến thân phận và
thái độ của người khác, những hành vi đáp ứng những sự kiện hữu quan đến
thân phận và thái độ của người khác: Xin lỗi, cảm ơn, ca ngợi, chúc mừng, chia


×