Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ nữ TRONG TIỂU THUYẾT BÁU vật CỦA đời CỦA mạc NGÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.16 KB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN

LÊ HỒNG THU
MSSV: 6095814

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT BÁU
VẬT CỦA ĐỜI CỦA MẠC NGÔN
Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Ngữ Văn

CBHD : PHẠM HOÀNG NGHĨA

Cần Thơ, 5-2013


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
Tên đề tài:

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT BÁU
VẬT CỦA ĐỜI CỦA MẠC NGÔN

Phần I: MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Nghiên cứu đề tài
1.3. Mục đích nghiên cứu
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.5. Phương pháp nghiên cứu

Phần II: NỘI DUNG CHÍNH


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Hình tượng nghệ thuật- hình tượng văn học
1.2. Hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học
1.3. Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết
1.3.1. Khái niệm tiểu thuyết
1.3.2. Quan niệm nhân vật trong tiểu thuyết
1.3.3. Hư cấu nhân vật trong tiểu thuyết
1.3.4. Quan hệ giữa nhân vật trong tiểu thuyết và nhân vật trong các loại hình nghệ
thuật khác
1.4. Quan niệm nghệ thuật- quan niệm văn học
1.4.1. Quan niệm sáng tác
1.4.2. Quan niệm tiếp nhận
1.5. Tiếp nhận văn học Trung Quốc nói chung tiểu thuyết đương đại nói riêng ở Việt
Nam


1.5.1. Môi trường tiếp nhận
1.5.2. Ý thức chủ thể tiếp nhận
1.5.3. Tiểu kết

Chương 2 : BÁU VẬT CỦA ĐỜI TIỂU THUYẾT ĐẶC SẮC NHẤT

CỦA MẠC NGÔN
2.1. Thời đại Mạc Ngôn
2.1.1. Bối cảnh văn hóa thời cải cách mở cửa
2.1.2. Vài nét về tác giả Mạc Ngôn
2.2. Báu vật của đời và những vấn đề được đặt ra
2.2.1. Tóm tắt cốt truyện
2.2.2. Giá trị tác phẩm
2.2.3. Những vấn đề đặt ra


Chương 3: BÁU VẬT CỦA ĐỜI TỪ HÌNH ẢNH ĐẾN BIỂU

TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRUNG HOA
3.1. Quan niệm Mạc Ngôn về người phụ nữ
3.2. Báu vật của đời nhìn từ nhan đề
3.3. Những biểu hiện về người phụ nữ trong Báu vật của đời
3.3.1. Thân phận – cách nhìn từ truyền thống
3.3.2. Bổn phận, trách nhiệm của người phụ nữ - nhìn từ cuộc sống hiện đại
3.3.3. Nét đặc sắc hình ảnh của người phụ nữ trong Báu vật của đời
3.3.3.1. Ngoại hình, vẻ đẹp người phụ nữ
3.3.3.2. Tính cách mạnh mẽ, trẻ trung đầy khát vọng dục vọng, hành động tự do theo
thói quen cá tính
3.3.4. Góc nhìn về giới trong tương quan chế độ dân chủ, bình đẳng, vị trí và sự tôn
trọng
3.3.5. Báu vật của đời biểu tượng người phụ nữ Trung Hoa
3.3.5.1. Biểu tượng “Mẫu” (mẹ đất)


3.3.5.2. Biểu tượng tính nữ
3.3.5.3. Biểu tượng người mẹ - người vợ trong Báu vật của đời

Phần III: KẾT LUẬN
Phần I: MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Mạc Ngôn được xem là cây bút sáng giá trong nền văn học Trung Quốc hiện
đại. Giải thưởng Nobel cho tiểu thuyết Báu vật của đời mà nhà văn đã mang về cho
nước nhà khẳng định sự thành công rực rỡ trong nền văn học Trung Quốc đương đại
trong nền văn học thế giới. Tiểu thuyết ra đời vào thời kỳ đương đại nhưng nội dung

khái quát gần 100 năm từ đầu thế kỷ XX đến những năm 80 của thế kỷ XX. Tiểu
thuyết là một bức tranh sinh động về lịch sử Trung Hoa đầy hào hùng và bi tráng. Ở
tác phẩm này nhà văn Mạc Ngôn không chỉ đi sâu khai thác về các vấn đề chính trị xã
hội mà còn khám phá những số phận con người của thời đại ấy đặc biệt là người phụ
nữ. Với một góc nhìn thấu đáo của nhà văn người phụ nữ trong tác phẩm hiện lên một
cách chân thực và sinh động. Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết đã gây cho
chúng tôi một ấn tượng sâu sắc. Họ không chỉ là những cô gái Trung Hoa trẻ trung
năng động và mạnh mẽ mà thông qua đó nhà văn còn ca ngợi tình yêu cao cả vĩ đại
của người mẹ, ca ngợi chức năng sinh dưỡng của họ. Những người phụ nữ được xây
dựng mang một phong cách riêng, độc đáo và đã tạo nên một giá trị nghệ thuật cao cho
tác phẩm. Với đề tài “Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Báo vật của đời
của Mạc Ngôn” , chúng tôi xin đóng góp cái nhìn sâu sắc hơn về hình tượng người
phụ nữ trong tiểu thuyết Báu vật của đời. Hi vọng rằng với đề tài này sẽ giúp bạn đọc
có thể tiếp cận một cách đầy đủ và trọn vẹn hơn về giá trị của tiểu thuyết này.
2. Nghiên cứu đề tài
Tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn là một tiểu thuyết đương đại đang
tạo được sức hút mạnh mẽ đối với độc giả và giới nghiên cứu bởi tính hiện thực và
những nét nghệ thuật đặc sắc của nó. Tác phẩm vừa đoạt giải Nobel văn chương 2012
đã khẳng định giá trị của tác phẩm và đánh giá bước thành công to lớn của nhà văn


Mạc Ngôn. Tiểu thuyết Báu vật của đời đã đặt ra rất nhiều vấn đề lớn từ chính trị, xã
hội đến đời sống số phận của con người, tác phẩm được rất nhiều bạn đọc và giới
nghiên cứu quan tâm. Đến nay tiểu thuyết này đã có số lượng bài nghiên cứu tương đối
khá nhiều. Một số luận văn như: “ Biểu tượng tiêu biểu trong Báu vật của đời” của
Trần Thị Ngoan(GV trường Trung học Nguyễn Khuyến), “Đặc điểm nghệ thuật tiểu
thuyết Báu vật của đời (Mạc Ngôn)” của Mã Thị Trinh (ĐHQG Hà Nội), bài nghiên
cứu: “Tình yêu và nhu cầu giải tỏa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn của Nguyễn Thị Vũ
Hoài trên VnExpress.net… và một số bài nghiên cứu khác. Tuy nhiên, vẫn chưa có
công trình nào chuyên đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật, cũng như đi

sâu khai thác hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết. Chúng tôi nhận thấy rằng nhà
văn Mạc Ngôn có cái nhìn về người phụ nữ hết sức đặt sắc. Với đề tài này, người viết
xin góp một số ý kiến cũng như những nhận định về hình tượng người phụ nữ trong
tác phẩm để làm nỗi bật giá trị nghệ thuật mà nhà văn gửi gấm.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết “Báu vật của
đời” của Mạc Ngôn, chúng tôi hướng vào những mục tiêu sau: Nghiên cứu hình ảnh
những người phụ nữ ở thời kỳ đương đại mạnh mẽ dẻo dai, sống hết mình vì lý tưởng.
Làm rõ quan niệm của nhà văn đối với người phụ nữ, qua đó thấy được những phẩm
chất cao quý của người phụ nữ. Ca ngợi hình ảnh người mẹ vĩ đại với chức năng sinh
con và nuôi dưỡng con cái.
4. Phạm vi nghiên cứu
Để đi đến sự thành công trong bất cứ ngành khoa học hay nghiên cứu khoa học
nào, cũng có phạm vi và đối tượng nghiên cứu nhất định. Việc làm này giúp người viết
xác định đúng đối tượng và khả năng tìm hiểu của mình về vấn đề được đặt ra. Đồng
thời cũng giúp người đọc tiếp xúc với vấn đề một cách chủ động và tăng sức thuyết
phục, hấp dẫn dành cho người đọc. Việc lựa chọn đề tài nghiên cứu không phải là sự
ngẫu nhiên mà chúng tôi đã có sự chuẩn bị và chọn lọc kĩ càng. Ở đề tài Hình tượng
người phụ nữ trong tiểu thuyết “Báu vật của đời” của nhà văn Mạc Ngôn, chúng tôi


chỉ nghiên cứu ở phạm vi cái nhìn của nhà văn đối với người phụ nữ đương đại trong
tác phẩm. Với việc giới hạn phạm vi nghiên cứu như thế sẽ giúp người nghiên cứu
định hướng được cách giả quyết vấn đề, tránh lang man lệch trọng tâm. Bài nghiên cứu
của chúng tôi chủ yếu dựa trên bản dịch Báu vật của đời của dịch giả Trần Đình Hiến
dịch, do Nhà xuất bản Văn học Hà Nội ấn hành năm 2001 có độ dài 860 trang.
5. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, chúng tôi
kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để làm rõ vấn đề. Chúng tôi dùng phương pháp
phân tích tổng hợp để phân tích chi tiết từng nhân vật cụ thể để làm rõ hình tương

người phụ nữ trong tác phẩm. Thông qua đó chúng tôi đưa ra lí luận, bình luận để làm
hiểu rõ hơn về những giá trị nghệ thuật độc đáo của tác giả về quan niệm người phụ
nữ.

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1.

Hình tượng nghệ thuật- hình tượng văn học
Về hình tượng nghệ thuật, người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức

và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình, giúp con người thể
nghiệm cái ý vị của cuộc đời, lĩnh hội mọi quan hệ có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của
bản thân và thế giới xung quanh. Khác với các nhà khoa học khác, người nghệ sĩ
không diễn đạt một cách trực tiếp ý nghĩ và tình cảm của mình bằng những khái niệm
trừu tượng hay định lí, công thức mà bằng hình tượng. Người nghệ sĩ bằng cách làm
sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng đáng làm ta suy
nghĩ về tính cách và số phận, về tình đời, tình người.
Hình tượng nghệ thuật là cái tính chất làm cho tác phẩm trở thành tác phẩm
nghệ thuật. “Chất văn”, “tính văn học” mà các nhà cấu trúc đề ra như là phẩm chất
thiết yếu của tác phẩm văn học, chỉ khi nào gắn với tính hình tượng nghệ thuật thì mới
thể hiện được đặc trưng của văn học. Song trong mỗi tác phẩm nghệ thuật đều có hệ
thống hình tượng nghệ thuật riêng. Thông qua hệ thống hình tượng nghệ thuật, người
đọc dễ dàng nhận ra phong cách tác giả, nhận ra sự khác biệt giữa tác giả này với tác


giả khác, hay tác giả với thời đại. Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” của Lê Bá Hán thì
“Hình tượng nghệ thuật chính là khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện lại một cách
sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan
trọng của hình tượng nghệ thuật. Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho người ta có thể

ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng. Đó có thể là một đồ vật, một phong cảnh
thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận” .[5; 99] . Hình tượng nghệ thuật
có thể tồn tại qua chất liệu vật chất, nhưng giá trị của nó bao giờ cũng ở phương diện
tinh thần. Người đọc không chỉ thưởng thức “cuộc đời thực” trong tác phẩm mà còn
cảm nhận được sự suy tư, lòng trắc ẩn và cả nụ cười ẩn trong cuộc đời thực ấy. Hình
tượng nghệ thuật thể hiện tập trung ở các giá trị nhân học và thẩm mĩ của nghệ thuật.
Đến với nghệ thuật, ta như được chứng kiến sống cuộc sống trong tác phẩm.
Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống, nhưng không phải là sao chép nguyên bản
những hiện tượng có thật, mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng
tượng và tài năng của người nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại được ấn tượng
sâu sắc, làm day dứt, trăn trở người khác. Do sử dụng chất liệu là ngôn từ nên hình
tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt không lặp lại, vừa có
khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại người hay một quá trình
theo quan niệm của nghệ sĩ.
Về hình tượng văn học, đó là sự khám phá vẻ đẹp hài hòa mang bản chất thẩm
mĩ của hình tượng, vẻ đẹp ấy là những quan điểm nghệ thuật về cuộc sống của con
người, quan điểm xã hội và quan điểm thẩm mĩ của nhà văn. Mỗi yếu tố tham gia tạo
dựng hình tượng phải trải qua sự chọn lọc, nghiền ngẫm của nhà nghệ sĩ để nó thật sự
trở thành những phương thức thẩm mĩ có giá trị phục vụ cho công trình sáng tạo mang
khát vọng lý tưởng của nhà nghệ sĩ. Qua hình tượng văn học, người đọc có thể nhận ra
được những vấn đề cuộc sống, quy luật sáng tác của văn học cùng những vấn đề thuộc
phong cách sáng tạo của từng thời đại và từng nhà văn cụ thể. Ở mỗi nhà văn đều có
một cách sáng tạo riêng cho tác phẩm của mình, đều đó đã tạo nên những nét thẩm mĩ
phong phú đa dạng và luôn là sức hấp dẫn muôn đời của văn học.

1.2.

Hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học



Nói đến nhân vật trong tác phẩm văn học là nói đến việc con người được miêu
tả, thể hiện bằng ngôn ngữ trong tác phẩm văn học. Nhân vật được thể hiện trong tác
phẩm là nhân vật có thể có tên tuổi hoặc là những nhân vật không có tên tuổi rõ ràng.
Nhân vật ngoài con người ra còn là những nhân vật con vật, các loài cây, các sinh thể
hoang (có trong truyện cổ tích, thần thoại…bao gồm cả quái vật, thần linh ma quỷ).
Nhân vật trong tác phẩm văn học được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhân
vật có thể được miêu tả đầy đủ từ ngoại hình đến nội tâm, có tư duy, tính cách, tiểu sử
rõ ràng (như trong tác phẩm tự sự, kịch); nhưng cũng có thể nhân vật trong văn học chỉ
được miêu tả về mặt cảm xúc nỗi niềm, cách nhìn nhận như người trần thuật, giọng
điệu hay cách nhìn nhận cuộc sống và con người (như nhân vật trong các tác phẩm trữ
tình). trong tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật, bởi đó là hình thức cơ bản của
văn học để qua đó con người và muôn loài được miêu tả một cách hình tượng. Nhân
vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, có những dấu hiệu để ta
nhận ra. Ví dụ : như tên riêng; tiếp theo là các dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp hoặc
đặc điểm hoàn cảnh riêng tư (như nhân vật chàng mồ côi, dì ghẻ, con chồng...); cụ thể
hơn là các đặc điểm về tính cách (như gã tư sản học làm sang hay thằng đạo đức
giả...). Những đặc điểm ấy thường được đúc kết thành công thức khi giới thiệu nhân
vật trong tác phẩm văn học. Khác với nhân vật trong hội hoạ, điêu khắc, nhân vật văn
học thường bộc lộ tính cách trong “hành động” và được biểu đạt bằng ngôn ngữ. Qua
ngôn ngữ trần thuật, kể và tả của của tác giả, và qua ngôn ngữ của nhân vật gồm độc
thoại và đối thoại mà hiện thực đời sống trong sự phong phú muôn vẻ của nó được
hiện lên như thật, khiến cho người đọc có thể hình dung đến như sờ mó được. Nhân
vật được xem là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất
với con người có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với
nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn
về con người; nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy. Ý nghĩa của
nhân vật văn học chỉ có được trong hệ thống một tác phẩm cụ thể, đó là những đứa con
tinh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện quan niệm thẩm mĩ và lý
tưởng thẩm mĩ của nhà văn về cuộc đời và con người. Nhân vật văn học là sự sáng tạo
của nhà văn dựa trên thực tại nhưng không hoàn toàn giống như con người thật ngoài

đời vì chúng có những đặc trưng nghệ thuật và được thể hiện trong tác phẩm bằng các
phương tiện văn học thông qua lăng kính của nhà văn, nhưng không vì thế mà chúng


kém phần chân thật. Chức năng của nhân vật là khái quát lên những qui luật của cuộc
sống con người, thể hiện những hiểủ biết và những kỳ vọng của con người và cũng có
thể là những tâm tư niềm trắc ẩn của nhà văn. Nhân vật không chỉ là tính cách xã hội
lịch sử và đời sống xã hội gắn liền với nó, mà còn là quan điểm về tính cách và các tư
tưởng mà tác giả muốn thể hiện. Nhân vật trong tác phẩm văn học được phân chia ra
nhiều loại: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm, nhân vật chính diện và
nhân vật phản diện. Thông qua hình ảnh nhân vật có thể phản ánh được hiện thực cuộc
sống đa chiều nhất là nhân vật ở thể loại tiểu thuyết. Với một dung lượng lớn, nhân vật
trong tiểu thuyết có thể phản ánh đầy đủ và sinh động về cuộc sống xã hội và số phận
con người. Vì vậy, nhân vật trong tiểu thuyết thường mang tính khái quát và sâu sắc.
Nếu con người là trung tâm của cuộc sống thì nhân vật là trung tâm của tiểu thuyết.
Như vậy, nhân vật văn học là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả đời
sống một cách hình tượng. Các vấn đề của cuộc sống được phản ánh qua thế giới nhân
vật, hay nói cách khác chức năng của văn học là khái quát những quy luật của cuộc
sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao, kỳ vọng của con người. Bản
chất của văn học là một quan hệ với đời sống, thông qua đó nhân vật trong văn học nó
chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò tấm gương phản chiếu
cuộc sống.
1.3. Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết
1.3.1. Khái niệm tiểu thuyết
Tiểu thuyết là một thể loại văn học thuộc phương thức văn suôi tự sự, có hư cấu
thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh lên bức tranh xã hội rộng lớn và
những vấn đề của cuộc sống con người. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thể
loại tiểu thuyết, bởi nó là một thể loại đa dạng, luôn vận động và phát triển. Tiểu
thuyết có cấu trúc phức tạp ( nhiều cốt truyện – chủ đề - nhân vật) với nhiều tính cách
số phận đan xen nhau. Theo Từ điển thuật ngữ văn học (2004) tiểu thuyết là: “Tác

phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không
gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức
tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện
nhiều tính cách đa dạng”. [ 5; 328]. Với dung lượng của tiểu thuyết lớn nên nó có khả


năng khái quát các vấn đề một cách cụ thể. Thành phần chính của tiểu thuyết không
chỉ ở cốt truyện hay nhân vật mà còn là sự đi sâu miêu tả tư duy nhân vật về thế giới,
về đời người, phân tích cặn kẽ về các diễn biến tình cảm, trình bày tường tận về tiểu sử
của nhân vật, mọi chi tiết về mối quan hệ giữa người và người, về đồ vật, về môi
trường… Từ sự giải thích trên ta có thể chỉ ra các đặc điểm của tiểu thuyết như: cái
nhìn đời sống từ góc độ đời tư, tái hiện cuộc sống, miêu tả cuộc sống như một thực tại
cùng thời.
Phạm Quỳnh trong cuốn Luận giải văn học và triết học (Nxb Văn hoá Thông
tin năm 2003) đã viết : “Tiểu thuyết là một truyện viết ra bằng văn xuôi đặt ra để tả
tình tự người ta, phong tục xã hội, hay là những sự lạ tích kỳ, đủ làm cho người đọc có
hứng thú”.[12; 14]. Thông qua hình ảnh nhân vật, nhà văn phản ánh lên một hoàn cảnh
xã hội hay một số phận con người. Trong tiểu thuyết nhà văn có thể hư cấu hoàn cảnh
hay nhân vật nhằm tạo nên sức hấp dẫn cho người đọc.
Tóm lại, tiểu thuyết là một thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất
các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác. Sức phản ánh và biểu hiện của
tiểu thuyết là rộng lớn, đa chiều. Chính vì có khả năng tổng hợp cho nên tiểu thuyết
luôn vận động phát triển và không đứng yên.
1.3.2. Quan niệm nhân vật trong tiểu thuyết
Tiểu thuyết là sự bao hàm tất cả những thứ bề bộn của cuộc đời nó hấp thụ vào
bản thân nó, mọi yếu tố (bao hàm cái cao cả lẫn cái tầm thường, nghiêm túc và buồn
cười, bi và hài, cái lớn lẫn cái nhỏ). Trong tiểu thuyết nhân vật sẽ là những con người
niếm trải, con người của tư duy. Nhân vật được miêu tả nhiều mặt, tinh tế, chi tiết như
con người sống. Từ tính cách, cá tính đến số phận, từ hành động đến tâm lí, từ các loại
quan hệ đến ngôn ngữ đều được các nhà tiểu thuyết quan tâm khám phá. Nhân vật tiểu

thuyết được miêu tả tỉ mỉ để người đọc tìm hiểu, đánh giá và dự báo bố phận cũng như
cuộc đời của nhân vật, để từ đó có cùng hướng giải quyết với nhân vật. Cuộc đời của
nhân vật được mô tả không chỉ đóng khung, minh họa cho dụng ý cùa tác giả mà còn
góp phần lý giải, thâm nhập vào cuộc đời và những vấn đề nhân vật gặp phải.
Theo Vũ Bằng quan niệm nhân vật trong tiểu thuyết là “một nhân vật sống, là
một nhân vật phản chiếu cái hình ảnh của đời, là một nhân vật như chúng ta đây, một


nhân vật rất gần, rất thân thiết chúng ta, một nhân vật mà nhìn vào lòng như thấy nhìn
vào ta v ậy”. [ 2;73].
M.Bakhtin viết: “Sự thay đổi định hướng trong thời gian và thay đổi khu vực
xây dựng hình tượng không bộc lộ ở đâu sâu sắc và cơ bản bằng ở việc xây dựng lại
hình tượng con người trong văn học”.[1 ;74]. Có thể thấy, tiểu thuyết phản ánh hiện
thực cuộc sống đa chiều, phức tạp với dung lượng lớn, có khả năng dung nạp nhiều
đặc điểm, nhiều biện pháp nghệ thuật. Ở tiểu thuyết, con người được khám phá
phong phú, toàn diện nhất trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Muốn có sức sống lâu
bền thì người viết phải dựng được những chân dung nhân vật vừa sinh động, vừa có ý
nghĩa khái quát, điển hình. Do vậy, nhà văn thường xây dựng nhân vật trong tiểu
thuyết bằng sự miêu tả trên nhiều bình diện từ ngoại hình đến nội tâm, tính cách, hành
động.
Nhân vật trong tiểu thuyết thường có những đặc điểm cơ bản, trước hết là nhân
vật được xây dựng bằng những chi tiết rõ nét vì khi nhà văn xây dựng những chi tiết
nhằm bộc lộ rõ tính cách của nhân vật đó. Tiểu thuyết vận dụng những chi tiết để khắc
hoạ về chân dung, tâm lý và tính cách của nhân vật. Đối thoại hoặc độc thoại nội tâm
cũng là cách nhà văn thể hiện chủ đề của tác phẩm. Nói tới nhân vật trong tiểu thuyết,
không thể không nhắc tới những xung đột và các sự kiện. Nhân vật trong tiểu thuyết
bao giờ cũng phản ánh một quan niệm nào đó của nhà văn về cuộc đời. Mặt khác, qua
những nhân vật đó, nhà văn còn bộc lộ những khát khao thầm kín về cuộc đời và con
người trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Trong tiểu thuyết nhân vật được sáng tạo
ra là sự hư cấu của tác giả, nhân vật trở nên phi thường mới lạ, độc đáo và mang giá trị

nghệ thuật cao. Hư cấu cho phép tác phẩm tái hiện những thời đại lịch sử phát triển
trong câu chuyện hư cấu, không hiện thực như sử học, và những nhân vật hoàn toàn
không bị lệ thuộc bởi nguyên mẫu ngoài đời thường và tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
Nhân vật trong tiểu thuyết thường mang tính khái quát sâu sắc, nhân vật trong tiểu
thuyết là linh hồn của tác phẩm, là công cụ khái quát hiện thực và phương tiện để tác
giả hiện thực hoá quan niệm nghệ thuật về con người dưới một hình thức biểu hiện
tương ứng.
1.3.3. Hư cấu nhân vật trong tiểu thuyết


Văn học nghệ thuật vốn bắt nguồn từ cuộc sống nhưng không vì thế mà người
nghệ sĩ sao chép lại nó. Từ những chất liệu thực tế ấy người nghệ sĩ đã nhào nặn sáng
tạo ra những hình tượng sinh động rõ nét và điển hình hơn, tùy thuộc vào chủ đề của
tác phẩm. Trong một tiểu thuyết, tư duy sáng tạo, hư cấu nhân vật của nhà văn là
không thể thiếu. Hư cấu nhân vật được xem như một phương thức xây dựng hình
tượng điển hình thông qua việc sáng tạo ra những giá trị mới, những yếu tố mới, sự
kiện cảnh vật, nhân vật theo sự tưởng tượng của tác giả. Nhân vật đó có thể trở nên phi
thường, lạ hóa, vượt ra khỏi thực tế và đó là một nghệ thuật nhầm gây chú ý cho người
đọc. Một nhân vật mà họ tạo ra là một quá trình nghiền ngẫm tạo dựng sao cho nhân
vật đó bộc lộ được vấn đề mà nhà văn muốn gửi gấm. Trong hư cấu, tác giả có thể sử
dụng các biện pháp cường điệu, khoa trương, thậm chí là tượng tượng, nhân cách hóa
nhân vật của mình... Thể loại khoa học viễn tưởng chính là kết quả của hư cấu. Giá trị
của hư cấu nằm ở tính tư tưởng, chủ đề tác phẩm và tài năng khái quát hiện thực của
nhà văn. Hư cấu nhân vật được coi là một đặc trưng của thể loại tiểu thuyết, là một
thao tác nghệ thuật không thể thiếu trong tư duy sáng tạo của tiểu thuyết. Trong vô
vàng những gương mặt đời thường và giữa muôn ngàn biến cố của lịch sử, nhà văn khi
trước sáng tác một tác phẩm tiểu thuyết đã thực hiện những biện pháp nghệ thuật đồng
hóa và tái hiện bức tranh đời sống bằng phương thức chọn lọc, tổng hợp và sự sáng
tạo. Hư cấu nhân vật làm tăng thêm giá trị độc đáo của tác phẩm tiểu thuyết, tạo sức
hấp dẫn và lôi cuốn người đọc. Hư cấu nhân vật trong tiểu thuyết đã trở thành yếu tố

nghệ thuật bộc lộ rõ rệt phẩm chất sáng tạo dồi dào của nhà văn. Thông qua hình ảnh
nhân vật hư cấu tác giả còn phản ánh lên những ước mơ, khát khao hay những kỳ vọng
của con người ở một tương lai tốt đẹp. Bằng chất liệu ngôn từ người nghệ sĩ đã xây
dựng nhân vật tiểu thuyết mang một điểm nhấn nghệ thuật riêng biệt, độc đáo và khác
biệt so với nhân vật trong bất kỳ loại hình nghệ thuật nào khác.
1.3.4. Quan hệ giữa nhân vật trong tiểu thuyết và nhân vật trong các loại hình
nghệ thuật khác
Nhân vật tiểu thuyết là những nhân vật được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm
bằng phương tiện ngôn ngữ. Qua hình thức ngôn ngữ trần thuật, kể chuyện hay miêu tả
của tác giả, và ngôn ngữ của nhân vật gồm độc thoại và đối thoại mà hiện thực đời


sống trong sự phong phú muôn vẻ của nó được hiện lên như thật, khiến cho người đọc
có thể hình dung như sờ mó được. So với nhân vật trong một số loại hình nghệ thuật
khác như hội họa, điêu khắc hay trong phim ảnh thì nhân vật trong tiểu thuyết là một
hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, miêu tả một cách hình tượng bằng ngôn ngữ.
Khi đọc một tác phẩm tiểu thuyết người đọc có thể cảm nhận được những cảm xúc nội
tâm của nhân vật qua ngôn ngữ. Với chất liệu là ngôn từ, đọc tiểu thuyết người đọc có
được một góc suy ngẫm về nhân vật qua lời kể của tác giả hay lời đối thoại, đọc thoại
của nhân vật tạo được cảm xúc sâu sắc hơn. Đối với nhân vật ở các loại hình nghệ thật
khác thí dụ như ở loại hình nghệ thuật điện ảnh, nhân vật có phần sinh động hơn
nhưng mạch cảm xúc thường bị dàn trải. Có thể thấy ở một số phim được chuyển thể
từ thể loại tiểu thuyết như tiểu thuyết “Số Đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng, hay tiểu
thuyết “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư. Trong phim nhân vật được thể hiện
một cách chi tiết, cụ thể và trở nên sinh động hấp dẫn hơn. Nhưng khi nhân vật đã
được thể hiện cụ thể hóa thì làm cho người xem mất đi sự tư duy và làm giới hạn sức
tưởng tượng của khán giả về nhân vật. Đôi khi trong nghệ thuật phim ảnh không thể
lột tả hết được những xúc cảm nội tâm của nhân vật nhưng đối với tiểu thuyết thì
người đọc có thể cảm nhận được. Như vậy có thể nói, nhân vật trong tiểu thuyết có khả
năng bộc lộ được những giá trị nghệ thuật qua ngôn ngữ. Qua hình tượng nhân vật

trong tiểu thuyết mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc hơn về xã hội, về
con người, và thông qua đó có thể hiểu được những suy tư trăn trở của tác giả.
1.4. Quan niệm nghệ thuật- quan niệm văn học
1.4.1. Quan niệm sáng tác
Sáng tác và tiếp nhận văn học là vấn đề bản chất then chốt của nghiên cứu văn
học. Đối với sáng tác văn học, nhà văn ờ bất cứ thời đại nào cũng đều sống trong một
đời sống văn hóa cụ thể, họ không thể tách ra khỏi những quy định xã hội của thời đại
ấy. Những tác phẩm của họ – dù sáng tác theo khuynh hướng nào, kiểu tư duy nào
cũng phải được chấp nhận, miễn là tác phẩm ấy mang chủ nghĩa nhân văn sâu sắc, vì
sự sống và khát vọng cao đẹp của con người, vì giá trị chân – thiện – mỹ của từng thời
đại. Văn học là loại hình nghệ thuật đặc thù, nó phản ánh cuộc sống bằng hình tượng
thông qua chất liệu ngôn từ cũng rất đặc thù. Sáng tác là một sự sáng tạo của nhà văn
nghệ sĩ họ cần suy nghĩ và động não để tìm tòi, thể nghiệm. Sự những tìm tòi, thể


nghiệm ấy, chúng phải trở thành hấp lực và thu hút mọi chủ thể sáng tạo học tập, cộng
hưởng để cuối cùng tạo ra một phong trào rầm rộ với hệ thi pháp độc đáo, mới mẻ, làm
chuyển biến cho cả một thời kỳ hoặc một giai đoạn văn học với nhiều tác giả và tác
phẩm tiêu biểu, xuất sắc. Quan niệm của người sáng tác bộc lộ được tư tưởng và thẩm
mỹ trong ngôn từ của mình. Họ viết với lòng tin sâu sắc vào cuộc sống và con người,
vào sự hoàn thiện và sáng suốt đạo đức, sáng suốt nhân cách của mỗi cá thể hiện sinh.
Nghĩa là chủ nghĩa nhân văn trong tác phẩm của họ vẫn sáng ngời với những tìm tòi,
thể nghiệm mới mẻ về mặt hình thức và nội dung. Những nhà văn chân chính bao giờ
cũng là những nhà tư tưởng, nhà mỹ học và nhà đạo đức học trên hành trình sáng tạo
không mệt mỏi của mình để hoài thai những tác phẩm có giá trị. Những sáng tác có thể
tạo ra được những chuyển biến có tính cách mạng hợp quy luật như thế thì nền văn
học giai đoạn ấy, thời kỳ ấy sẽ sống mãi, sẽ có giá trị như một nối tiếp giá trị mới cho
từng chặng hành trình của cả tiến trình phát triển văn học.
1.4.2. Quan niệm tiếp nhận
Theo từng thời đại, mọi người có cách tiếp nhận có cách tiếp nhận văn học nghệ

thuật riêng, đa dạng, phong phú và đầy sáng tạo. Sáng tác văn học là một quá trình nối
tiếp giữa nhà văn với tác phẩm và người đọc. Ba yếu tố này không mang những giá trị
đồng đẳng mà tùy theo từng giai đoạn phát triển của tư duy lý luận văn học, nó luôn có
sự chuyển đổi vị trí trung tâm cho nhau, từ tác giả sang văn bản rồi đến người đọc.
Mối quan hệ giữa nhà văn, tác phẩm và người đọc dưới nhiều góc nhìn khác nhau,
không ngừng mở rộng, bổ sung cho nhau để ngày càng làm rõ và hoàn thiện hơn tính
chất của mối quan hệ mang tính bất biến này. Với lý thuyết tiếp nhận hiện đại, đặc biệt
là sự khẳng định vai trò của người đọc như là một đồng sáng tạo với nhà văn trong
việc tạo ra giá trị mới cho tác phẩm văn học, tư duy lý luận văn học đã có một sự phát
triển. Đó là sự chuyển dịch trung tâm từ tác giả sang văn bản rồi đến người đọc. Với
quan niệm này, tác phẩm văn học vừa là sáng tạo của nhà văn, vừa là nơi hoạt động
của ngôn ngữ, nhưng đồng thời vừa là nơi tiếp nhận những sáng tạo từ phía người đọc
để tạo nên những nét nghĩa mới cho tác phẩm văn học như là hình thức đọc đặc trưng
mà từ phía sáng tác không giải thích được. Việc nghiên cứu bản chất của tác phẩm văn
học cũng chính là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn bản và người đọc. Hoạt động tiếp
nhận văn học, là quá trình biến đổi theo những biến động xã hội và tầm đón đợi của


người đọc, là sản phẩm mang tính quan hệ, ngay khi xuất hiện, văn bản văn học là đối
tượng nghệ thuật đưa ra để được người đọc tiếp nhận. Người đọc đã trở thành một
phần không thể thiếu trong quá trình sáng tác của nhà văn, là một nguồn động lực sáng
tạo của nhà văn. Vì thế, nhà văn sáng tác là hướng tới người đọc, là tìm về với người
đọc, là đối thoại với người đọc như người bạn tri âm tiềm ẩn. Chính nhờ sự tiếp nhận
của người đọc, văn bản văn học mới trở thành tác phẩm. Không có sự tiếp nhận của
người đọc, thì những gì nhà văn sáng tác ra cũng chỉ là những trang giấy vô hồn và
không có ý nghĩa.
1.5. Tiếp nhận tiểu thuyết Trung Quốc nói chung tiểu thuyết đương đại nói riêng
ở Việt Nam
1.5.1. Môi trường tiếp nhận
Trong nửa đầu thế kỷ 20, quá trình hiện đại hóa văn học ở Trung Quốc diễn ra

khá sôi nổi gắn với bối cảnh chung của văn hóa khu vực dưới sự tác động mạnh mẽ
của văn hóa phương tây. Nửa đầu thế kỷ 20 Trung Quốc đã xây dựng một nền văn học
mới thoát khỏi phạm trù văn học trung đại để tiến đến phạm trù văn học hiện đại. Từ
cuối thế kỷ 19 quá trình hiện đại hóa văn học ở Trung Quốc bắt đầu phát triển rực rỡ.
Các nhà trí thức Trung Quốc đã quan tâm đến vai trò đại chúng, chủ trương cải cách
văn tự, đổi mới tiểu thuyết, mở rộng dịch thuật tinh hoa văn hóa và văn học nước
ngoài.
Đến giữa thập niên thứ hai của thế kỷ 20, quá trình này thể hiện rõ nét hơn qua
chủ trương của tờ Tân thanh niên do Trần Độc Tú sáng lập (từ 1915) với tôn chỉ “dân
chủ”, “khoa học” phản đối nền văn học cũ, đề xướng nền văn học mới và nhất là cuộc
vận động Tân Văn Học (Hồ Thích Chủ đề xướng 1917) và Ngũ Tứ vận động (1919).
Từ các cuộc vận động này, nền văn học mới Trung Quốc xuất hiện nhiều tên tuổi lớn
như : Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược, Tào Ngu.....
Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có mối quan hệ văn hóa, văn học lâu
đời và cũng đang trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc. Việc hiện đại hóa nền
văn học trong nước và mở rộng tiếp nhận tinh hoa của nền văn học Trung Quốc đương
đại là vấn đề quan trọng. Trong khoảng thời gian văn học Trung Quốc có những
chuyển biến mạnh mẽ với sự phát triển thắng lợi của nền văn học mới, nước ta cũng đã


vận động phong trào “Quốc văn mới” lấy chữ quốc ngữ làm phương tiện đã chú trọng
dịch thuật tinh hoa văn hóa phương Đông- Tây. Với văn học Trung Quốc nước ta đã
dịch hầu hết các tác phẩm văn học cổ điển, dịch cả Từ Trẩm Á – một tác giả viết theo
lối diễm tình có ảnh hưởng sâu đậm đến sáng tác và đời sống tiếp nhận văn học ở nước
ta trong thập niên 1920. Trong những thập niên 1930 đầu 1940, nước ta đã xuất hiện
môt số bài viết nói đến nền văn học mới Trung Quốc như: Nguồn gốc văn học nước
nhà và nền văn học mới của Lê Dư trên Nam phong tạp chí số 190 (1933), Cuộc vận
động Tân văn hoá ở Trung Quốc của Trực Tâm trên Phụ nữ tân văn số 248 (1934),
Văn mới của người Tàu của Nguyễn Tiến Lãng trên Nam phong tạp chí số 210 (1934),
Trên đàn văn học thế giới, văn học Trung Hoa ở địa vị nào? của Phan Khôi trên Đông

Dương tạp chí số 28 (1937), Nhớ lại Lỗ Tấn và lối văn bạch thoại nước Tàu của Quán
Chi trên Trung Bắc chủ nhật số 61 (1941)… các bài viết trên chỉ giới thiệu sơ bộ về
cái lợi của văn bạch thoại cho văn ngôn đánh dấu bước chuyển biến mới trong văn học
trung Quốc. Việc tiếp nhận văn học Trung Quốc ở nước ta ở đầu thập niên 1940 còn
nhiều hạn chế và chưa thật sự nắm bắt được thực chất của quá trình hiện đại hóa văn
học Trung Quốc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu thông tin hoặc không
quan tâm đến quá trình hiện đại hóa văn hóa, văn học trong đời sống tiếp nhận ở Việt
Nam trong thời gian khá dài, tính đến đầu thập niên 1940. Trước hết là về ngôn ngữ và
văn tự, đầu thế kỷ 20 chữ quốc ngữ đã thật sự khẳng định vị trí trên phạm vi toàn quốc
thể hiện ưu thế của mình trong sáng tác văn chương, sinh hoạt học thuật. Nguyên nhân
thứ hai là tình trạng kiểm duyệt, ở nước ta chính quyền thực dân đã chú ý đến nhưng
thông tin từ Trung Quốc nhằm ngăn cản những tư tưởng giải phóng dân tộc.
Để tiếp nhận một cách hoàn thiện hơn về nền tinh hoa văn học của nước này,
Đặng Thai Mai – một trí thức yêu nước vốn có nhiều “cơ duyên” với văn hóa Trung
Quốc qua nhịp cầu Lỗ Tấn đã quyết định giới thiệu nền văn học mới Trung Quốc, để
qua đó, góp phần tác động đến lớp thanh niên, cả với giới sáng tác văn học. Theo
Đặng Thai Mai Lỗ Tấn không chỉ là người có tâm hồn đồng điệu mà “đằng sau Lỗ Tấn
còn có cả một tư trào văn học, một cuộc đấu tranh, một thời đại oanh liệt với nhiều nhà
văn khác nữa”. Một số trác phẩm của lỗ Tấn được giới thiệu như: bài thơ Người với
thời gian, in trong mục Danh văn ngoại quốc, báo Thanh Nghị số 23/1942, Bóng từ
giã người (thơ – Thanh Nghị số/1942), Người qua đường (kịch – TN số 26/1942),
Khổng Ất Kỷ (truyện ngắn – TN số 28/1943), AQ chính truyện (tiểu thuyết – TN số từ


số 33 đến 44/1943. Với việc nghiên cứu của Đặng Thai Mai về Lỗ Tấn đã cho chúng
ta biết được một văn hào lớn của thế giới. Ngoài Lỗ Tấn Đặng Thai Mai còn dịch và
giới thiệu kịch của Trần Lâm, của Tào Ngu (hai vở nổi tiếng Lôi vũ và Nhật xuất) trên
Thanh Nghị; viết bài giới thiệu về Những bước đầu tiên trong cuộc vận động Tân văn
hóa của Trung Quốc (Văn mới số 1/1944), khảo luận về Địa vị văn hóa Trung Quốc
trong học thuật của nước ta sau này (Thanh Nghị đặc san, số 2/1945)...

Về mặt tiếp nhận, ngoài việc Đặng Thai Mai nhận thức sâu sắc về các cuộc vận
động tân văn hóa, văn học và địa vị của nền văn học mới Trung Quốc dẫn đến ý thức
giới thiệu nền văn học này ở nước ta, có thể thấy những nghiên cứu, giới thiệu của
Đặng Thai Mai đã đem đến một luồng sinh khí mới trong đời sống tiếp nhận văn hóa,
văn học ở nước ta. Về tiểu thuyết đương đại Trung Quốc, nước ta đã tiếp nhận hầu hết
các tác phẩm của các nhà văn lớn như : Lỗ Tấn, Tào Ngu, Quách Mạt Nhược, Quỳnh
Dao, Kim Dung, Mạc Ngôn,... đã được công chúng Việt Nam hoan nghênh nhiệt liệt.
Sau Đặng Thai Mai, còn có Trương Chính, Lương Duy Thứ, Trần Xuân Đề, Nguyễn
Khắc Phi…Ở thời kỳ đổi mới có sự đóng góp của giới nghiên cứu trẻ có tư duy rõ hơn,
được tiếp cận trực diện hơn (du học, thực tập, nghiên cứu ở nước ngoài…), họ có cách
nhìn mới mẽ hơn ví dụ như: Trần Đình Hiến, Trần Trung Hỷ, Nguyễn Thị Bích Hải…
Quá trình tiếp nhận nền văn học mới của Trung Quốc ở Việt Nam trong nửa
đầu thế kỷ 20 cũng phần nào cho thấy sự chuyển biến trong quan hệ văn hóa, văn học
giữa hai nước trong bối cảnh cùng tiếp xúc và chịu sự tác động mạnh mẽ của văn hóa,
văn minh phương Tây. Ở cả hai nước đều xuất hiện nhu cầu hiện đại hóa văn hóa nói
chung, hiện đại hóa văn học nói riêng, nhưng mối quan tâm đến văn hóa, văn học
Trung Quốc ở Việt Nam đã khác xa với truyền thống. Đây cũng là hiện tượng có tính
tất yếu khi một nền văn học đang vươn ra khỏi phạm vi khu vực đậm màu sắc văn học
trung đại để đi vào con đường có tính quốc tế hóa, từng bước hòa nhịp vào phạm trù
văn học hiện đại.
1.5.2. Ý thức chủ thể tiếp nhận
Tiếp nhận văn học hay cảm thụ văn học là sống với tác phẩm văn chương, rung
động cùng với nó, lắng nghe và thưởng thức cái hay cái đẹp trong tác phẩm mà người
nghệ sĩ sáng tạo. Đồng thời qua đó cũng cảm nhận được sự sáng tạo tài hoa của người


nghệ sĩ. Đến với văn học Trung Quốc là chúng ta đến với một nền văn minh văn hóa
lớn và lâu đời, nó có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống ta từ lâu và có ảnh hưởng nhất là
ở thể loại tiểu thuyết. Mỗi độc giả đều có cách cảm nhận về văn chương khác nhau. Là
một độc giả yêu thích nền văn học Trung Quốc đặc biệt là tiểu thuyết ở thời kỳ đổi

mới, tôi nhận thấy rằng tiểu thuyết Trung Quốc hiện đại rất đặc sắc và mới lạ, ngoài
việc kế thừa cách viết truyền thống thì tiểu thuyết hiện đại đã có những đổi mới cách
tân về nghệ thuật. Có rất nhiều tác giả trẻ có nhiều thành công trong giai đoạn này
nhưng ấn tượng nhất đối với tôi nhất là tác giả Mạc Ngôn Trong số các nhà văn hiện
đại thì nhà văn Mạc Ngôn là cây bút sáng giá nhất trong nền văn chương Trung Quốc.
Tiểu thuyết Mạc Ngôn mang đậm dấu ấn lịch sử và số phận con người thời đại và bên
cạnh đó nhà văn đã phát huy những sáng tạo độc đáo của mình, tạo nên những trang
viết mới lạ và đầy tính hấp dẫn. Những bộ tiểu thuyết thành công lớn của Mạc Ngôn
như tiểu thuyết Đàng hương hình, Cao lương đỏ, Báu vật của đời… Trong đó Cao
lương đỏ là bộ tiểu thuyết ra đời ở những năm 80 của thế kỷ XX, tác phẩm tái hiện lại
một giai đoạn lịch sử hào hùng trên quê hương Đông Bắc. Kết cấu truyện không theo
dòng thời gian khách quan mà thời gian thường đảo ngược, không gian xáo trộn luôn
luôn thay đổi nhưng vẫn rõ ràng mạnh lạc. Riêng đối với tiểu thuyết Báu vật của đời,
đây là một trong những cuối tiểu thuyết đương đại đồ sộ và thành công nhất của Mạc
Ngôn. Chứa đựng trong tác phẩm là trí tưởng tượng phong phú với tầm văn hoá lớn
lao, một cái nhìn toàn cầu về văn hoá được thể hiện thông qua việc sáng tạo những
biểu tượng có ý nghĩa nhân loại. Với dung lượng năm mươi vạn chữ nhà văn đã khai
thác một cách triệt để từ xã hội đến số phận con người trên vùng đất Cao Mật gần nửa
thế kỷ lịch sử. Qua hệ thống biểu tượng bạn đọc có thể hiểu được bản chất, ý nghĩa của
tự nhiên, hiện thức và truyền thống cũng như cơ sở gắn kết của cả một cộng đồng. Mạc
Ngôn cũng đã khẳng định rằng “ viết gì thì đều phải có tính sáng tạo đầu tiên và độc
nhất. Người khác đã làm thì không lập lại. Tốt nhất là viết những gì người khác chưa
viết, thủ pháp cũng là cái của mình chưa sử dụng lần nào” [16 ;275]. Tiểu thuyết của
ông luôn mang một phong cách riêng, mới lạ và độc đáo. Mỗi tác phẩm của ông đều là
một đột phá mới, bên cạnh việc kế thừa cách viết truyền thống thì Mạc Ngôn đã có
những bước cách tân đổi mới trong nghệ thuật. Như vậy có thể nói sự không ngừng
tìm tòi sáng tạo của nhà văn đã tạo nên những tác phẩm tiểu thuyết mang giá trị nghệ


thuật lớn. Tiểu thuyết của Mạc Ngôn không chỉ mang đến cho nền văn học hiện đại

Trung Quốc một thành tựu mới mà còn vươn cao ra cả thế giới.
1.5.3. Tiểu kết
Tiểu thuyết của “mười bảy năm” (mười bảy năm trước “Cách mạng văn hóa”)
viết về lịch sử cách mạng, chủ yếu tập trung miêu tả phong trào cách mạng quần chúng
trong cuộc đấu tranh chống Nhật, cuộc đấu tranh giải phóng và cuộc đấu tranh phản
đế, phản phong trào của nhân dân Trung Quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tiểu
thuyết của thời kì mới cũng đề cập đến đề tài này nhưng lại không hạn chế về thời
gian. Dưới ngòi bút của nhà văn, phong trào cách mạng sau cách mang Tân Hợi (1911)
đến khi thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921) kéo dài thời kì đổi mới mở cửa
đều được miêu tả chân thực, sống động và đầy kịch tính. Đó là sự phản kháng anh
dũng và sự đàn áp tàn bạo, cuộc kình chống kịch liệt giữa các lực lượng chính phủ và
các giai cấp; sự tranh giành quyền lực của chủ tể Trung Quốc; ghi chép lại những trang
lịch sử cực kì quan trọng trong lịch sử phát triển của Trung Quốc; các tác phẩm dựa
trên những bình diện khác nhau biểu hiện con đường trưởng thành của phần tử trí thức
tiến bộ phản kháng lại sự gian ác, xấu xa để đi tìm chân lí và ánh sáng; lột tả một cách
hình tượng vận mệnh bi thảm của người phụ nữ trong thời đại cũ và con đường sống
mới của họ. Có thể thấy rõ ở tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn, đây là tiểu
thuyết hiện đại đặc sắc nhất trong nền văn học Trung Quốc. Tiểu thuyết là sự kết hợp
hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, lịch sử xã hội được nhà văn tái hiện một cách
sâu sắc. Lịch sử xã hội mang không khí “sử thi” tiêu biểu về một giai đoạn Trung Hoa
đầy biến động, u ám nhưng cũng hào hùng và bi tráng từ những năm 1900-1995. Qua
vấn đề lịch sử nhà văn muốn nói đến số phận của con người mà đó là hình ảnh người
phụ nữ. Qua tiểu thuyết nhà văn đã được số phận của người phụ nữ trải qua các thời kỳ
lịch sử từ thời phong kiến đến công cuộc cải cách mở cửa. Theo sự biến đổi và phát
triển của xã hội người phụ nữ đã được nhìn nhận một cách thoáng hơn, thoát ra khỏi
chế độ phong kiến, họ mạnh mẽ, nhiệt huyết hơn.
Về mặt nghệ thuật, Mạc Ngôn đã thể hiện nhiều hình thức thể hiện mới, tỏ rõ
phong cách, phong thái của người sáng tác đã sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật mới.
Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa giữa truyền thống và cách tân sáng tạo hiện đại.



Đề tài của tiểu thuyết thời kì mới tương đối rộng lớn, bao quát có tính khái quát
cao. Trong thời kì mới, tầm nhìn của các nhà văn được mở rộng và được giải phóng.
Họ một mặt vẫn không từ bỏ việc miêu tả cuộc đấu tranh của giai đoạn cách mạng,
mặt khác họ đem tầm nhìn đó đặt vào đời sống với giá trị thẩm mĩ mới.

Chương 2 : BÁU VẬT CỦA ĐỜI TIỂU THUYẾT ĐẶC SẮC NHẤT CỦA
MẠC NGÔN
2.1. Thời đại Mạc Ngôn
2.1.1. Bối cảnh văn hóa thời cải cách mở cửa
Thời kỳ cải cách văn hóa từng được gọi là một giai đoạn đen tối trong lịch sử
Trung Hoa. Đây cũng là thời kỳ mà nó đã khơi nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm
nghệ thuật ra đời. Trong công cuộc cải cách mở cửa này Trung Quốc đã rơi vào những
biến cố lịch sử lớn lao. Cuộc Cách mạng văn hóa diễn ra trong 10 năm từ năm 1966
đến 1976, với biết bao thăng trầm, biến cố và đã gây tác động lớn sâu sắc đến mọi mặt
của cuộc sống chính trị, cho tới văn hóa, xã hội Trung Hoa. Sau cuộc cách mạng này
cũng đã làm thay đổi quan niệm chính trị xã hội, đạo đức của quốc gia một cách toàn
diện và sâu sắc. Cuộc Đại Cách mạng Văn hóa (1966 - 1976) kết thúc, đã đưa văn học
Trung Quốc nói chung, tiểu thuyết Trung Quốc nói riêng đi vào thời kì nở rộ với sự
phát triển tực rỡ, mới lạ cả về nội dung và hình thức. Làm nên diện mạo văn học Trung
Quốc đương đại là những nhà văn thuộc “thế hệ thứ 5”, lớp nhà văn xuất hiện và mau
chóng trưởng thành sau Đại Cách mạng Văn hóa - với các đại diện tiêu biểu như: Lưu
Chấn Vân, Mã Nguyên, Mạc Ngôn, Gia Bình Ao, Trương Khiết, Thẩm Dung, Tông
Phác,… Đây là những nhà văn đã phải chịu đựng nhiều đau khổ, mất mát trong những
năm “đại động loạn”. Từ thực tại xã hội đã tác động không ít đến tư tưởng của các nhà
văn. Ở giai đoạn này văn học nghệ thuật đã cho ra đời những tác phẩm phản ánh chân
thực sâu sắc về lịch sử xã hội bi tráng và những số phận con người của thời cuộc. Tiểu
thuyết thời kỳ này có sự phát triển và thay đổi rõ rệt, chú trọng đến sự thay đổi của lịch
sử và cuộc sống của con người trong thời đại mới, lột tả được những số phận bi thảm
của người phụ nữ trong thời đại cũ và con đường tương lai của họ. Tiểu thuyết trong



thời kỳ cải cách mở cửa đã tái hiện lại những vấn đề chính trị, văn hóa của thời đại
phát triển một cách đột phá. Về nghệ thuật, các nhà văn thời kỳ này đã có nhiều hình
thức thể hiện mới, khẳng định phong cách hơn, chú trọng sáng tạo ra những hình
tượng nghệ thuật mới. Đối với nhà văn Mạc Ngôn, ông đã khai thác được các vấn đề
nổi bật ở thời kỳ này tiêu biểu qua tiểu thuyết Báu vật của đời. Từ các vấn đề chính trị
xã hội đến số phận con người đều được nhà văn thể hiện một cách chân thực và sinh
động. Nhân vật trong tác phẩm là những con người có trong lịch sử, những anh hùng
kháng chiến chống giặc, sự tranh giành quyền lực của thế lực trong xã hội Trung
Quốc. Bên cạnh việc tái hiện lại lịch sử xã hội Mạc Ngôn còn phản ánh đến số phận
của người phụ nữ của thời đại cũ bước sang thời đại mới. Mạc Ngôn đã khẳng định
được ngòi bút của mình trong nền văn học hiện đại với những bước cách tân về nghệ
thuật, luôn tìm tòi sáng tạo ra những giá trị nghệ thuật mới.
Như vậy, ở thời kỳ cải cách mở cửa văn học Trung Quốc nói chung, tiểu thuyết
Trung Quốc nói riêng đã có sự phát triển rực rỡ cả về nội dung và nghệ thuật. Đối với
tiểu thuyết thời kỳ mới đã được mở rộng về đề tài, chủ đề ngày càng phong phú, về
nghệ thuật có nhiều cách tân và đổi mới. Các nhà văn cũng không ngừng sáng tạo ra
những nét mới trong văn học để đưa nền văn học Trung Quốc đến những bước tiến cao
hơn.
2.1.2. Vài nét về tác giả Mạc Ngôn
Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp, người vùng Cao Mật, tỉnh Sơn Đông,
Trung Quốc. Ông sinh ngày 17 tháng 02 năm 1955, xuất thân trong một gia đình nông
dân. Do “Cách mạng Văn hóa”, ông phải nghỉ học khi đang học ở tiểu học và phải
tham gia lao động nhiều năm ở nông thôn. Trong thời gian đó ông đã làm rất nhiều
việc, từng làm công nhân hợp đồng ở nhà máy chế biến bông nên có cuộc sống gần gũi
với người nông dân. Tháng 02 năm 1976, ông nhập ngũ, từng làm chiến sĩ , rồi tiểu đội
trưởng, giáo viên, rồi sau đó chuyển sang làm sáng tác. Năm 1984, trúng tuyển vào
khoa văn thuộc Học viện nghệ thuật Quân Giải phóng và tốt nghiệp năm 1986. Năm
1988, ông lại trúng tuyển lớp nghiên cứu sinh sáng tác thuộc Học viện Văn học Lỗ

Tấn, trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, đến năm 1991 tốt nghiệp với học vị thạc sĩ.


Hiện nay, ông là sáng tác viên bậc Một của Cục Chính trị – Bộ Tổng tham mưu Quân
Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Từ năm 1980, Mạc Ngôn bắt tay vào sáng tác. Năm 1981 ông bắt đầu công bố
tác phẩm và đến nay, ông đã cho in 10 truyện dài, 20 truyện vừa, hơn 60 truyện ngắn
và 5 tuyển tập những bài ký, phóng sự, tùy bút..., tổng cộng trên 200 tác phẩm. Những
tác phẩm tiểu thuyết nổi tiếng của ông có: Cao Lương đỏ (một phần của Gia tộc Hồng
Cao Lương, bản dịch ở Việt Nam 1998), Báu vật của đời (bản dịch 1995), Đàn hương
hình, Tửu quốc, Sống đoạ thác đày,… (xuất bản ở Việt Nam 2000-2007), truyện vừa
có: Trâu thiến, Hoan lạc, Châu chấu đỏ,…(Xuất bản ở Việt Nam 1990-2000) .Nhà văn
Mạc Ngôn từng được thế giới biết đến qua tác phẩm Cao lương đỏ được chuyển thể
thành phim cùng tên do đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu đã đoạt giải “Cành cọ
vàng” tại Liên hoan phim Canne (Pháp) năm 1994, giải thưởng lớn “Con gấu vàng” ở
liên hoan phim Tây Béc-1in và “Quả pha lê vàng” tại liên hoan phim Các-lô-vi Vary.
Từ khi bắt đầu sáng tác đến nay Mạc Ngôn đã dành được nhiều giải thưởng văn
học cao quý. Giải thưởng văn học Mao Thuẫn 1985-1986 cho tác phẩm Cao lương đỏ.
Giải nhất về tiểu thuyết của Hội Nhà văn Trung Quốc vào tháng 12/1995 cho tiểu
thuyết Báu vật của đời. Tiểu thuyết đã cung cấp cho bạn đọc một lượng thông tin lớn,
khái quát cả giai đoạn lịch sử hiện đại của Trung Quốc thông qua câu chuyện về các số
phận của mỗi thế hệ gia đình nhà Thượng Quan. Bối cảnh chính của câu truyện là
vùng Cao Mật, Trung Quốc, chính trên mảnh đất quê hương của tác giả. Báu vật của
đời của Mạc Ngôn, là một trong những tác phẩm được đánh giá là xuất sắc nhất của
văn học Trung Quốc hiện đại.Và cũng chính tác phẩm này Mạc Ngôn vinh dự nhận
giải Nobel văn chương năm 2012, với giải thưởng cao quý ấy đã khẳng định sự thành
công lớn của nhà văn trong sự nghiệp văn chương.
2.2. Báu vật của đời và những vấn đề được đặt ra
2.2.1. Tóm tắt cốt truyện
Báu vật của đời nguyên tác tiếng Hoa là Phong nhũ phì đồn (丰乳肥臀) nghĩa

là Ngực to mông nở được xuất bản tháng 9 năm 1995 và và đã trở thành một hiện
tượng, tác phẩm đã được trao giải cao nhất của Hội Nhà văn Trung Quốc về truyện


trong năm đó. Quyển tiểu thuyết này được xem là viên gạch nặng nhất, giá trị nhất
trong lâu đài tác phẩm của nhà văn Mạc Ngôn. Tiểu thuyết được chia thành bảy
chương và một chương viết thêm, với dung lượng hơn 860 trang (Theo bản dịch của
dịch giả Trần Đình Hiến, NXB Văn Nghệ, TP. Hồ Chí Minh, năm 2000).
Báu vật của đời là cuốn tiểu thuyết mang không khí “sử thi” tiêu biểu về một giai đoạn
lịch sử (từ 1900 đến 1995) của đất nước Trung Quốc. Ám ảnh tác giả là hình ảnh
người mẹ với lòng khoan dung vô bờ bến mang tên Lỗ thị. Nỗi đau lớn nhất trong
cuộc đời của bà không phải ở cái chết của cả gia đình mà là tập tục nghiệt ngã buộc
phải có con trai. Vì vậy, Lỗ thị đã phải “ngủ” cùng những người đàn ông không mong
muốn chỉ với một hi vọng đó là có con trai.
Cả câu chuyện xoay quanh cuộc đời của bà mẹ Lỗ thị, những đứa con gái của
bà, những biến loạn của vùng Cao Mật và cũng là của cả đất nước Trung Quốc. Tất cả
mọi câu chuyện, mọi hình ảnh đều được tác giả kể thông qua cái nhìn của nhân vật
Kim Đồng từ khi vừa sinh ra cho đến hết. Một kết cấu độc đáo, độc đáo ngay trong
cách kể chuyện, các nhân vật được xây dựng một cách rất thực mà cũng rất hư, xâu
chuỗi các câu chuyện thành một mạch thống nhất… tất cả những điều đó làm nên một
hiện tượng văn học - một trong những tác phẩm được đánh giá là xuất sắc nhất của
văn học Trung Quốc hiện đại. Câu chuyện lấy bối cảnh ở vùng quê Cao Mật (có tổng
cộng mười tám thôn), được cụ tổ của hai gia đình Tư Mã và Thượng Quan – Tư Mã
Răng To và Thượng Quan Đẫu – là những người đầu tiên khai phá. Năm 1900, hai
ông đã thành lập đội Hổ Lang nhằm tổ chức đánh đuổi quân Đức với lòng yêu nước và
với những suy nghĩ, hiểu biết ngây thơ :“cho rằng quân Đức không có đầu gối, chân
thẳng đuột không gập lại được. Còn nói quân Đức ưa sạch, rất sợ dính phân vào
người, hễ dính phân là nôn oẹ cho đến chết. Lại nói bọn Tây đều là con chiên. Chiên
thì sợ hổ báo lang sói. Thế là hai vị tiên phong trong công cuộc khai phá vùng đông
bắc, tự tập một số bợm rượu, con bạc, du đãng … Tất nhiên họ đều là những kẻ không

sợ chết, võ nghệ siêu quần, thành lập đội Hổ Lang.” [10; 129, 130]. Vì vậy đội Hổ
Lang đã dùng cát và phân để chiến đấu chống lại quân Đức. Cuộc chiến đấu thất bại,
cả Tư Mã Răng To và Thượng Quan Đẩu đều bị giết hại. Cũng cùng năm đó tại thôn
Sa Oa thuộc Cao Mật, quân Đức với sự tiếp ứng của quân triều đình Mãn Thanh đã
gây ra vụ thảm sát bốn trăn chín mươi bốn người trong số đó có cha mẹ của cô bé Lỗ


Toàn Nhi. Lỗ Toàn Nhi sau đó được cô chú Vu Bàn Vả đem về nuôi dưỡng, đến khi
được năm tuổi thì bị bó chân. Đến năm mười bảy tuổi thì được gả vào nhà Thượng
Quan làm vợ của Thượng Quan Thọ Hỉ. Thượng Quan Thọ Hỉ là một nông dân ngu
dốt, bất tài và là một người chồng vũ phu, bất lực – không có khả năng truyền giống.
Trong khi đó mẹ chồng của cô – bà Thượng Quan Lã thị – lại là người vô cùng khao
khát có cháu trai nối dõi, sau ba năm cưới về mà Lỗ Toàn Nhi vẫn không có đứa con
nào, bà thường xuyên xỉ vả, chì chiết, hành hạ cô “chỉ biết ăn mà không biết đẻ, nuôi
cái đồ vô tích sự ấy làm gì!” [10;773].
Là con dâu trong gia đình, nhưng Toàn Nhi chẳng hơn gì một đứa đày tớ, cô
sống trong sự hà khắc của mẹ chồng, sự vũ phu của chồng và lo sợ trước những định
kiến của xã hội về một người đàn bà không có con. Chính những điều đó đã đẩy cô
đến hành động đi xin giống của đàn ông thiên hạ. Cuối cùng Toàn Nhi đã sinh cho gia
đình Thượng Quan một đàn con chín đứa gồm tám gái một trai, trong đó Lai Đệ và
Chiêu Đệ là giống của ông chú dượng Vu Bàn Vả; Lãnh Đệ là con của anh chàng bán
vịt dạo; Tưởng Đệ là con của một thầy lang bán rong; Phán Đệ là của lão Béo bán thịt
chó ở thôn Sa Tử; Niệm Đệ là giống của Hoà thượng Trí Thông ở chùa Thiên Tề; Cầu
Đệ là kết quả của lần Lỗ Toàn Nhi bị bốn tên lính thất trận cưỡng hiếp ở bờ bắc sông
Thuồng Luồng; sau cùng là cặp song sinh Kim Đồng, Ngọc Nữ của mục sư Malôa.
Sống trong hoàn cảnh nghiệt ngã ấy, Toàn Nhi nhận ra một chân lý nghiệt ngã: là đàn
bà không lấy chồng không được, lấy chồng mà không sinh con không được, sinh toàn
con gái cũng không được. Muốn có địa vị trong gia đình, dứt khoát phải sinh con trai.
[10; 783].
Mở đầu truyện là hình ảnh của hai cuộc “vượt cạn”. Một bên là Lỗ Toàn Nhi

đang một mình trên chiếc giường bẩn thỉu đang kêu gào trong cơn đau đớn. Một bên là
con lừa cái đang được cả gia đình Thượng Quan chăm sóc và mời cả bác sĩ riêng cho
nó. Hai hình ảnh đối lập phần nào cho ta thấy được thân phận của người phụ nữ Trung
Quốc trong xã hội phong kiến. Sự khát khao cháu trai của mẹ chồng, sự nghiệt ngã của
những quan niệm phong kiến, … tất cả những điều đó đã góp tay đẩy cuộc hôn nhân
của Lỗ Toàn Nhi thành một bi kịch. Khiến Lỗ Toàn Nhi thành một người đi xin “giống
dạo”, biến cô trở thành một phụ nữ sống trong nhục nhã và căm giận Toàn Nhi này có
đẻ thêm một ngàn đứa nữa, cũng không phải giống nhà Thượng Quan … Này mẹ


chồng, này chồng, các người cứ đánh tôi đi, cứ mong đi, tôi sẽ đẻ con trai nhưng nó
không phải là giống nhà Thượng Quan. [10; 785].Và xem việc ăn nằm với những
người đàn ông khác là cách trả thù gia đình Thượng Quan. Chuyện ăn nằm, thụ thai và
sinh nở của Lỗ thị chính là sự tung hê, thách thức cái xã hội khinh miệt, coi rẻ người
phụ nữ. Khi cặp song sinh Kim Đồng, Ngọc Nữ cất tiếng khóc chào đời thì cũng là lúc
giai đình Thượng Quan bị quân Nhật tàn sát. Một mình Lỗ Toàn Nhi phải gánh vác,
chống đỡ cả gia đình, nuôi các con từng người từng người trưởng thành. Trải qua biết
bao lần các thế lực chính trị thay ngôi đổi chủ ở Cao Mật, biết bao biến thiên của xã
hội với nào là kháng chiến (chống Đức, chống Nhật), nội chiến (giữa Cộng sản Đảng
và Quốc dân Đảng), nạn đói, cải cách ruộng đất, cuộc “Cách mạng văn hoá” rồi cuộc
“cải cách mở cửa”… Lỗ thị đã chứng kiến, tham gia và cũng chịu tác động không nhỏ
trong những biến cố ấy, mất chồng, mất con, mất cháu, gia đình ly tán rồi sum họp, lên
voi xuống chó nhanh như chớp, bao phen đói khát phải ăn cỏ dại, rau rừng, ngủ cùng
xác chết, cùng đạn bom, bị tra tấn, bị làm nhục nhưng với một ý chí sinh tồn mạnh mẽ
đến khó tin cùng với tấm lòng của một người mẹ yêu thương đàn con vô hạn Lỗ thị đã
khéo léo chống chèo cả gia đình vượt qua tất cả.
Sự mong mỏi của Thượng Quan Lã thị cuối cùng cũng được thỏa lòng khi Lỗ
Toàn Nhi sinh cho gia đình Thượng Quan một đứa cháu trai mang tên Thượng Quan
Kim Đồng. Nhưng Kim Đồng, đứa con trai duy nhất sau chuỗi sinh nở dằng dặc một
đời người của Lỗ Toàn Nhi chỉ là một đứa trẻ to xác, nhu nhược, vô tích sự, suốt đời

bám vú mẹ trong khi các cô gái nhà Thượng Quan đều quyết liệt dấn thân vào đời. Đàn
con của Lỗ thị có đủ mọi thành phần xã hội, nói rộng ra, có đủ mọi giống người. Họ
được bà mẹ vĩ đại sinh ra đúng vào lúc đất nước Trung Quốc cũng đang trong cơn
quặn đau quặn đẻ. Những cô gái nhà Thượng Quan quyết liệt dấn thân vào đời với
những ước mơ, hoài bảo, tình yêu. Họ đại diện cho những lối sống, những luồng tư
tưởng khác nhau trong xã hội Trung Quốc, qua đó ta thấy được sự băn khoăn của một
bộ phận không nhỏ người dân Trung quốc trước những biến đổi to lớn của lịch sử.
Những biến loạn ấy to lớn đến nổi làm cho Kim Đồng không thể lớn về mặt tinh thần,
mãi là một đứa trẻ bám vào vú mẹ (không chỉ là Kim Đồng mà là cả một thế hệ trong
đó Kim Đồng chỉ là đại diện). Đó là sự suy thoái của nhân sinh. Mỗi đứa con chọn một
con đường, một cách sống, và một cách chết trên con đường đời đầy gian truân khổ ải.
Họ thậm chí còn xung khắc, thù ghét nhau theo sự chọn lựa chính kiến, lý tưởng,


×