Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

NGÔN NGỮ hội THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 191 trang )

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN

VŨ THỊ HƯƠNG

NGÔN NGỮ HỘI THOẠI TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU
Luận văn tốt nghiệp
ngành NGỮ VĂN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: ThS. CHIM VĂN BÉ
Điểm B+

CẦN THƠ, THÁNG 05 NĂM 2011


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................5
4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................6

B. PHẦN NỘI DUNG
Chương một
LÝ THUYẾT HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ
VÀ LÝ THUYẾT HỘI THOẠI
I. LÍ THUYẾT HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ:
1 Các hành vi ngôn ngữ:
1.1 hành vi tạo lời (locutionary act, locctiont)…………………………..
1.2 Hành vi ở lời (illocutionnary act, illocution)……………………………


1.3 Hành vi mượn lời (perlocutionary act)………………………………
2 Các loại hành động ngôn từ
2.1. Tái hiện ..... ...........................................................................................
2.2 .Cầu khiến .. ………………………………………………………….
2.3. Hứa hẹn ……………………………………………………………..
2.4. Bày tỏ ………………………………………………………………….
2.5. Tuyên bố……………………………………………………………….
II LÍ THUYẾT HỘI THOẠI
1 Khái niệm:
2 Cấu trúc hội thoại:
2.1 Cuộc thoại:
2.2 Đoạn thoại:
3 Cấp độ hội thoại:
3.1 Lượt lời:
3.2 Sự trao lời
3.3 Sự đáp lời:


3.4 Sự tranh lời: …………………………………………………………………..
4 Các yếu tố khác:………………………………………………………………
4.1 Yếu tố kèm lời:…………………………………………………………….
4.2 Yếu tố phi lời…………………………………………………………….
5 Các quy tắc hội thoại…………………………………………………………
5.1 Quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời:……………………………..
5.2 Quy tắc cộng tác hội thoại………………………………………………
5.3 Quy tắc lịch sự trong tiếp…………………………………………………
6

Cơ chế tạo hàm ngôn
Chương hai


KHẢO SÁT NGÔN NGỮ HỘI THOẠI TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
I GIỚI HẠN ĐỐI TƯỢNG VÀ VĂN BẢN
1Tác giả:…………………………………………………………………….
2 Tác phẩm: …………………………………………………………………
3 Giới hạn phạm vi đề tài:…………………………………………………..
II THỐNG KÊ VÀ PHÂN TÍCH NGÔN NGỮ HỘI THOẠI TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU:
1. Thống kê:…………………………………………………………………
2 Phân tích ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn cụ thể:…………………..
2.1Truyện ngắn “nguồn suối”:……………………………………………..
2.2 Truyện ngắn “ Những vùng trời khác nhau”:…………………………...
2.3 Truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng”:………………………………….
2.4 Truyện ngắn “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”………………….
2.5 Truyện ngắn “Cỏ lau”…………………………………………………….
2.6 Truyện ngắn “Phiên chợ Giát”…………………………………………….

PHẦN KẾT LUẬN



Đề tài: Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
A PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu


5. Phương pháp nghiên cứu
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương một: LÝ THUYẾT HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ
VÀ LÝ THUYẾT HỘI THOẠI
I. Lí thuyết hành động ngôn từ
1 Các hành vi ngôn ngữ
1.1 hành vi tạo lời
1.2 Hành vi ở lời
1.3 Hành vi mượn lời
2 Các loại hành động ngôn từ
II. Lí thuyết hội thoại
1 Khái niệm
2 Cấu trúc hội thoại
2.1 Cuộc thoại:
2.2 Đoạn thoại
3 Cấp độ hội thoại
3.1 Lượt lời
3.2 Sự trao lời
3.3 Sự đáp lời
3.4 Sự tranh lời
4 Các yếu tố khác:

Trang 1


Đề tài: Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
4.1 Yếu tố kèm lời:
4.2 Yếu tố phi lời
5 Các quy tắc hội thoại:

5.1 Quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời
5.2 Quy tắc cộng tác hội thoại
5.3 Quy tắc lịch sự trong tiếp
6. Cơ chế tạo hàm ý
6.1 Vi phạm các phương châm hội thoại
6.2 Sử dụng các yếu tố khác

Chương hai: KHẢO SÁT NGÔN NGỮ HỘI THOẠI TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
I. GIỚI HẠN ĐỐI TƯỢNG VÀ VĂN BẢN
1Tác giả:
2 Tác phẩm:
3 Giới hạn phạm vi đề tài:
II. THỐNG KÊ VÀ PHÂN TÍCH NGÔN NGỮ HỘI THOẠI TRONG TRUYỆN
NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU:
1. Thống kê:
2 Phân tích ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn cụ thể:
2.1Truyện ngắn “nguồn suối”
2.2 Truyện ngắn “ Những vùng trời khác nhau”
2.3 Truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng”
2.4 Truyện ngắn “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”
2.5 Truyện ngắn “Cỏ lau”
2.6 Truyện ngắn “Phiên chợ Giát”

C. PHẦN KẾT LUẬN
Phụ lục: Bảng thống kê chi tiết các cuộc thoại xuất hiện trong 6 truyện ngắn trên.

Trang 2



Đề tài: Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu

PHẦN MỞ ĐẦU
***

1. Lí do chọn đề tài :
“Không có chìa khóa vạn năng nào để mở cửa vào cuộc sống nội tâm của mỗi dân
tộc, ngoại trừ ngôn ngữ của mỗi dân tộc đó” đó là một câu danh ngôn nói lên tầm quan
trọng của ngôn ngữ trong cuộc sống hàng ngày. Dân tộc nào cũng có một ngôn ngữ riêng
và một nền văn hóa đặc trưng cho dân tộc ấy. Dân tộc Việt Nam cũng không nằm ngoài
cái vòng quay đó. Văn học Việt Nam đã đi cùng lịch sử đất nước đi cùng với ngôn ngữ
dân tộc trải qua bao thăng trầm, văn học vẫn tồn tại và phát triển góp một phần không thể
thiếu trong quá trình gìn giữ và phát huy vốn liếng ngôn ngữ dân tộc.Trong nền văn học
có rất nhiều mảng đề tài phản ánh cuộc sống và truyện ngắn là một trong những tấm
gương phản ánh nhanh và chân thực hơn cả. Nhà văn không mất nhiều thời gian để góp
nhặt những điển hình của cuộc sống để viết nên những trang viết dài, chỉ cần một sự kiện
bình thường xảy ra trong cuộc sống chúng ta vẫn có những truyện ngắn để mang tới cho
độc giả một món ăn tinh thần mới lạ. Trong những năm chiến tranh điều này lại càng
quan trọng hơn cả bởi đất nước phải đối mặt với quân thù hùng mạnh, nếu không có
những món ăn tinh thần kịp thời như thế thì con người không thể có được sức mạnh phi
thường để chiến đấu và chiến thắng. Ngày hòa bình mới lặp lại, những “cây bút” lớn
trong mảng đề tài truyện ngắn vẫn không rời bút mà đi sâu hơn để phản ánh cuộc sống
một cách chân thực nhất. Nguyễn Minh Châu là một cây bút điển hình thành công trên
mảng đề tài truyện ngắn. Với mong muốn đi vào khai thác ngôn ngữ hội thoại trong lời ăn
tiếng nói hàng ngày được nhà văn Nguyễn Minh Châu đưa vào trong tuyển tập truyện
ngắn của mình. Ngôn ngữ của người dân, của những anh lính trong chiến trường…được
tác giả đưa vào một cách tự nhiên và có chủ ý riêng của mình. Thông qua ngôn ngữ nhân
vật khi trực tiếp đối thoại đã toát lên được phần nào tính cách, suy nghĩ trong mỗi nhân
vật bên cạnh đó chúng ta còn biết thêm về phong cách nghệ thuật của tác giả thông qua
tuyển tập truyện ngắn của ông. Việc đi vào tìm hiểu ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn


Trang 3


Đề tài: Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
của Nguyễn Minh Châu sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về tác phẩm cũng như nội dung
phản ánh trong tác phẩm ấy một cách trọn vẹn. Chính vì thế mà chúng tôi chọn đề tài
ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu để tiến hành nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề :
Người có công đặt viên gạch đầu tiên cho lí thuyết hành động ngôn từ là J.L.Austin
với những bài giảng tại Đại học Havard (Mĩ) được tập hợp lại thành sách với nhan đề
How to Do Things with Words. Nội dung của lí thuyết này là ranh giới phân biệt giữa câu
trần thuật và câu ngôn hành. Câu trần thuật thì gắn với nghĩa miêu tả còn câu ngôn hành
là phát ngôn khi nói ra chúng đồng thời người nói làm một điều gì đó hơn là nêu lên một
nhận định gì đó. Sau khi ông qua đời cuốn sách đã được các nhà nghiên cứu phát triển
thêm. J.R.Searle đã tiến hành phân loại và đưa lí thuyết hành động ngôn từ bước thêm
một bước mới.
Trong quá trình tìm tòi học hỏi những điều mới mẻ của thế giới các nhà nghiên cứu
ngôn ngữ Việt Nam đã tiếp thu có chọn lọc và bổ sung thêm cho phù hợp với ngôn ngữ
dân tộc. Thế nhưng vì sự khác nhau về ngôn ngữ và một số lí do khách quan khác mà lí
thuyết hành động ngôn từ chỉ chiếm một chương hoặc một mục nhỏ trong những cuốn
sách nghiên cứu về ngôn ngữ ở Việt Nam.
Các công trình đầu tiên được nhắc tới là công trình nghiên cứu của Hoàng Phê
(1989), Cao Xuân Hạo(1991), Đỗ Hữu Châu (1993) Nguyễn Đức Dân (1996)…
Lí thuyết hành động ngôn từ đã được thực tế chứng minh là một phần không thể
thiếu của việc nghiên cứu ngôn ngữ. Các nhà nghiên cứu đã đi sâu vào khai thác dựa trên
những thành công đã đạt được của các nhà nghiên cứu nước ngoài đồng thời cũng đưa ra
cách hiểu riêng của mình như sau:
Trong chương “Lí thuyết hành động ngôn từ” của cuốn dụng học Việt Ngữ mà
Hoàng Phê làm tác giả đã dẫn một số vấ đề về lí thuyết hành động ngôn từ, tuy có cách

hiểu đúng về nghiên cứu của Austin hay Searle nhưng ông đã mở đường cho các nhà
nghiên cứu này hiểu thêm về một lý thuyết mới. Cao Xuân Hạo đã chỉ rõ hơn về lí thuyết
này. Nhưng có lẽ người dành nhiều giấy mực cho lí thuyết này ở Việt Nam phải kể đến
công trình nghiên cứu của Đỗ Hữu Châu với hơn 150 trang cho lí thuyết hành động ngôn
Trang 4


Đề tài: Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
từ. chương III: hành vi ngôn ngữ trong chương này ông đã nêu lên khái niệm về hành vi
ngôn ngữ và các quan niệm khác nhau, các điều kiện sử dụng hành vi ngôn từ. Cuốn sách
còn tập hợp các phân chia mà các nhà nghiên cứu trước đó trước đó viết về lý thuyết hành
động ngôn từ.
Lý thuyết này không chỉ dừng lại ở đó bởi phía sau những trang viết này còn là công
trình nghiên cứu của Nguyễn Đức Dân về hành vi ngôn ngữ của Austin ông đi vào các
điều kiện dùng của các hành vi ngôn ngữ và các quan niệm của các nhà nghiên cứu trước
đó để người đọc có thể chọn lựa cho mình một cách phân loại đúng đắn. Ông còn đề cập
tới hành vi ngôn ngữ gián tiếp về khái niệm cách phân loại hành vi ngôn ngữ gián tiếp của
một số nhà ngôn ngữ trong và ngoài nước.
Gần đây chúng tôi còn thấy trong cuốn “giáo trình ngữ pháp học chức năng cú pháp
học” của tác giả Chim Văn Bé đã tóm tắt các công trình nghiên cứu đồng thời đưa ra quan
niệm, cách hiểu của mình về lí thuyết hành động ngôn từ. Tác giả đã đi sâu vào hành động
qua lời để từ đó phát hiện thêm một số điều mới trong ngôn ngữ đời sống.
Ngôn từ là nền tảng cho quá trình giao tiếp của con ngường chính vì thế mà chúng
tôi chọn cách đi tìm hiểu về lý thuyết hành động ngôn từ qua đó mới đi vào lí thuyết hội
thoại. hội thoại là hoạt động giao tiếp diễn ra hai chiều ở dạng nói. Nó bao gồm các lượt
lời, lời chêm xen… Nguyễn Đức Dân đã đưa ra những vấn đề đại cương về hội thoại cũng
như nội dung và xoay quanh vấn đề phép lịch sự trong quá trình hội thoại. Không chỉ có
thế mà cách tạo hàm ý trong hội thoại cũng được các tác giả đề cập đến.
Quá trình hội thoại diễn ra như thế nào là do những người tham gia hội thoại. hay
nói đúng hơn là do các phát ngôn trong quá trình hội thoại. các tác giả đi vào các vận

động hội thoại, các đơn vị, quy tắc các yếu tố kèm lời và phi lời trong hội thoại. Dù có
hướng đi khác nhau nhưng các tác giả đã hướng cho người đọc hiểu và có những phát
ngôn đúng trong những trường hợp cụ thể.
Khi chúng tôi đi vào tìm hiểu ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn
Minh Châu chúng tôi thấy trong cuốn giới thiệu về tác giả Nguyễn Minh Châu có một số
đoạn bàn về ngôn ngữ trong truyện ngắn của ông. Và đặc biệt trong cuốn “Ngữ học trẻ

Trang 5


Đề tài: Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
2007” có một tác giả đã viết về “bước đầu tìm hiểu về nội dung lời thoại trong truyện
ngắn của Nguyễn Minh Châu” [10;322].
3. Mục đích nghiên cứu:
Với đề tài này chúng tôi hi vọng sẽ giúp người đọc hiểu thêm được một phần nào đó
về ngôn ngữ hội thoại trong một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và những đóng
góp của ông cho việc giữ gìn ngôn ngữ dân tộc.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Với khả năng có hạn với đề tài này chúng tôi đi vào nghiên cứu những tác phẩm trải
dài trong quá trình chiến tranh và sau chiến tranh. Với từng thời kì là những tác phẩm tiêu
biểu, nhũng nhân vật tiêu biểu đánh dấu quá trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu.(6
truyện ngắn)
5. Phương pháp nghiên cứu:
Chúng tôi đi vào tổng hợp, thống kê sau đó ở trong từng tác phẩm chúng tôi sẽ lựa
chọn ra những cuộc thọai tiêu biểu (chủ yếu là song thoại) để phân tích và sau đó nêu lên
nhận xét chung về nhân vật hoặc những điều mà tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật ấy.

Trang 6



Đề tài: Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu

PHẦN NỘI DUNG
***

Chương I:
LÍ THUYẾT HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ
VÀ LÍ THUYẾT HỘI THOẠI

I. LÍ THUYẾT HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ:
Trong quá trình giao tiếp con người dùng lời nói là để làm phương tiện biểu đạt một
cách tốt nhất. không ai có thể phủ nhận vai trò của ngôn ngữ trong cuộc sống hàng ngày.
Trong ngôn ngữ ngoài chức năng miêu tả trần thuật còn có một chức năng khác là “hành
động”. Hành động ấy là một phần, một dạng trong toàn bộ các hoạt động sống của con
người. Thế nhưng hành động ngôn từ mới chính thức đi vào nghiên cứu và trở thành một
lí thuyết mới vào nửa sau thập niên XX.
Người đặt nền móng cho lí thuyết hành động ngôn từ là nhà triết học người Anh J.L.
Austin. Ông phát hiện nghĩa tương tác xã hội hay nghĩa liên nhân của câu nói. Vào năm
1955, J.L. Austin sang Đại học Havard (Mĩ) trình bày một chuyên đề về triết học ngôn
ngữ thể hiện qua 12 bài giảng. Sau khi ông qua đời (1960), 12 bài giảng này được tập
hợp lại và in thành sách với tiêu đề How to Do Things with Words. [1;87].
Trong quá trình du nhập vào Việt Nam: Speech act được dịch thành hành động như
thế nào bằng lời nói hay lí thuyết hành động ngôn từ. Nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu vào
tìm hiểu nội dung cuả lí thuyến này. Các tác giả đã dành trọn một chương trong cuốn sách
của mình để giúp người đọc hiểu rõ hơn về lí thuyết hành động ngôn từ ví như: hành vi
ngôn ngữ (chương II) trong cuốn ngữ dụng học của tác giả Nguyễn Đức Dân, hành vi
ngôn ngữ (chương III) trong cuốn “ngữ dụng học” (tập hai) của tác giả Đỗ Hữu Châu,
Trang 7



Đề tài: Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
lí thuyết hành động ngôn từ (mục 3) tác giả Nguyễn Thiện Giáp…Vậy nội dung chính của
lí thuyết này được các tác giả hiểu như thế nào?
1 Các hành vi ngôn ngữ:
1.1 hành vi tạo lời (locutionary act, locctiont):
Đó là hành động “nói một điều gì đó” [2;17]. Trong hành vi tạo lời tác giả đã dịch
và chia thành ba phương diện khác nhau của hành vi này: hành vi ngữ âm, hành vi đưa
giọng và hành vi tạo vật.
Hành vi tạo lời là “hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các
kiểu kết hợp từ thành câu...để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung”.[1;88], đó
là quan cách hiểu của tác giả Đỗ Hữu Châu.
Còn Nguyễn Thiện Giáp hiểu cụm từ này là hành động tại lời ông định nghĩa như
sau: hành động tại lời là hành động cơ sở của phát ngôn, là hành động phát ra một câu với
ý nghĩa và cơ sở chỉ xác định. Nếu anh gặp khó khăn trong việc phát âm các từ để tạo ra
một phát ngôn có ý nghĩa trong ngôn ngữ thì anh không thành công trong việc tạo ra một
hành động tạo lời. [4;44].
Gần đây có một công trình nghiên cứu về “ngữ pháp học chức năng tiếng Việt -cú
pháp học” của tác giả Chim Văn Bé có đề cập tới vấn đề “lí thuyết hành động ngôn từ”,
trong nội dung của lí thuyết này tác giả đã đi và nội dung của hành vi tạo lời được ông
hiểu và dịch là hành động tạo lời. Vậy “hành động tạo lời là hành động sử dụng các
phương tiện ngữ âm, từ vựng và các quy tắc kết hợp có sẵn trong ngôn ngữ để tạo ra câu
với nội dung ngữ nghĩa và chiếu vật ít nhiều xác định [6.18]. Hành động tạo lời được ông
chia làm ba phương diện hành động phát âm, hành động kiểm giao và hành động tạo
nghĩa chiếu vật. Ba phương diện này được ông giải thích.
Hành động phát âm: (phonetic act) chỉ hành động phát ra âm thanh nào đó.
Hành động kiểm giao (phactic act) là hành động phát ra âm thanh hay từ, nghĩa là
những âm thanh thuộc loại nào đó thuộc kiểu từ vựng nào đó phù hợp với lớp ngữ pháp
nào đó.
Trang 8



Đề tài: Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Hành động tạo nghĩa – chiếu vật (rhetic act) là hành động sử dụng những âm thanh
với ý nghĩa và sự quy chiếu ít nhiều xác định.
1.2 Hành vi ở lời (illocutionnary act, illocution):
Có những phát ngôn như: “Tôi xin cảm ơn ông”, “tôi xin lỗi bạn về chuyện tối hôm
qua”... Khi kết thúc những phát ngôn ấy thì có nghĩa rằng hành động “cảm ơn”, “xin lỗi”
đã được thực hiện. Vậy hành động đó được các tác giả hiểu như thế nào?
“Nói một điều gì đó là để thực hiện một hành động gì đó” đó là quan niệm mà tác
giả Nguyễn Đức Dân hiểu về hành vi ở lời.
Hành vi ở lời là hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của chúng
là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ
tương ứng với chúng ở người nhận.[1;89]. Khác với hành vi mượn lời, hành vi ở lời có ý
định, có mục đích, quy ước và có thể chế. Cho dù những thể chế ấy không tồn tại trên
ngôn ngữ mà chúng được một cộng đồng người chấp nhận tuân thủ theo một cách không
tự giác.
Hành vi ở lời được tác giả Chim Văn Bé hiểu là hành động trong lời: “là hành động
được người nói thực hiện bằng cách nói ra điều gì đó”. Ông còn đưa ra một số điều kiện
thuận lợi (Diễn theo cách hiểu của Austin):
- Phải có một thủ tục mang tính chất quy ước chấp nhận được tạo ra một hiệu quả
quy ước chấp nhận được. Thủ tục này bao gồm việc phát ngôn những từ nào đó từ
người nào đó bởi những người nào đó trong những hoàn cảnh nào đó.
- Hoàn cảnh và con người cụ thể trong từng trường hợp phải phù hợp với yêu cầu
được quy định trong thủ tục.
- Thủ tục phải được tất cả mọi người tham gia thực hiện đúng đắn và đầy đủ
- Thủ tục quy định người tham gia phải có xúc cảm suy nghĩ và ý định nào đó, thì
người tham gia phải thật sự có cảm xúc suy nghĩ về ý định ấy. [6;19]
Khi phát ra hành động trong lời như “cảm ơn” thì người nghe sẽ trở thành người ban
ơn còn người nói là người chịu ơn. Chính những điều này mà hành động ngôn từ đã làm
thay đổi tư cách của người nghe hay người nói trước đó.

Trang 9


Đề tài: Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu

1.3 Hành vi mượn lời (perlocutionary act):
Khi nắm được một ngôn ngữ thì không có nghĩa là nắm được âm, từ ngữ, câu… của
ngôn ngữ đó mà phải hiểu được những nội dung ẩn đằng sau nó. Hành vi mượn lời là
hành vi nằm phía sau ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ để gây ra một hiệu qua nào đó ngoài
ngôn ngữ.
Nguyễn Đức Dân quan niệm: “khi thực hiện một hành vi tại lời, người nói có thể
nhằm một chủ đích, một mục tiêu nào đó cần đạt được” một ví dụ điển hình như câu nói
“tôi tuyên bố khai mạc hội nghị” người nói thông qua nội dung mệnh đề “khai mạc hội
nghị” để yêu cầu mọi người giữ trật tự và chuẩn bị cho những nghi thức của buổi lễ. Hành
động đó đã tạo ta một hiệu lực ngoài lời và tác giả Đỗ Hữu Châu khái quát lên như sau:
“hành vi mượn lời là hành vi mượn phương tiện ngôn ngữ, nói cho đúng hơn là mượn
cách phát ngôn để gây ra hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận
hoạc chính người nói”[1;88]
Chúng ta còn bắt gặp một khái niệm khác được Nguyễn Thiện Giáp dịch
perlocutionary act thành hành động sau lời và ông đưa ra khái niệm: “ hành động sau lời
là hành động gây được hiệu quả ở người nghe được phát ra một câu, hiệu quả phát ngôn
như thế là chỉ riêng cho hoàn cảnh phát ngôn” [4;45]
Tác giả Cao Xuân Hạo đưa ra định nghĩa của mình cho nội dung này như sau: “một
hành động xuyên ngôn là một sự tác động vào tâm lí hay/ và hành vi của người nghe (…)
làm cho người nghe xúc động, yên tâm, bị thuyết phục, phấn khởi, bị áp đảo..” [7;122]
Hành động qua lời là cách gọi tên khác của hành vi mượn lời mà tác giả Chim Văn
Bé dịch. Ông đưa ra khái niệm: “hành động qua lời là hành động mà người nói thực hiện
thông qua hành động trong lời nhằm gây ra những hiệu quả nào đó đối với xúc cảm, suy
nghĩ, tình cảm, hành động của người nghe, của chính người nói hay người khác một cách
có chủ định, có mục đích. Hành động qua lời có chủ định, có mục đích như hành động

trong lời, nhưng không có quy ước và chế định của xã hội [6;21]
Ví dụ sau sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về khái niệm này:

Trang 10


Đề tài: Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Trong “Những vùng trời khác nhau” Nguyễn Minh Châu cũng đặt vào miệng nhân
vật những lời nói đầy sức mạnh như :
- “Làng tao đây rồi, Sơn ơi!
Sơn ngước nhìn bốn phía chân trời tối đen như mực
- Đâu hả?
- Bên tê …bên tê song chỗ có hướng mái chèo hướng thẳng sang.(….)”
Hành động trong lời mà nhân vật Lê thể hiện đó chỉ đơn thuần là một nội dung mệnh
đề mang tính chất thông báo: “làng tau đây rồi…” Thế nhưng để cho người nghe nhận
biết một cách chính xác hơn, rõ ràng hơn Lê đã nói: “Bên… bên tê sông. Chỗ có hướng
mái chèo hướng thẳng sang”. Qua câu nói ấy Lê không những chỉ đường cho Sơn biết mà
còn cả một kí ức tuổi thơ tràn về mang theo bao suy nghĩ. Những câu văn tiếp theo đã làm
sáng tỏ điều này “anh nghe rất rõ tiếng mái chèo đặc biệt của con sông quê anh tiếng mái
chèo đò dọc chậm rãi và uể oải xuôi sông Lam thủa lọt lòng Lê nghe và nhớ không dứt ra
được” [8;44]
Tác động mà hành vi mượn lời tạo ra là hiệu lực qua lời. Thế nhưng khi đi nghiên
cứu tác phẩm văn chương tác giả Chim Văn Bé còn phát hiện ra một điểm khá quan trọng
đó là tác dụng phản hiệu lực khi sử dụng hành động mượn lời. tác dụng phản hiệu lực của
hành động trong lời được thể hiện trong một số ví dụ sau:
Trong đoạn hội thoại giữa Bá Kiến và Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam
Cao:
- (1)Chí Phèo đấy hả, lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho.
Rồi ném bẹp năm hào xuống đất, Cụ bảo hắn:
- (2)Cầm lấy mà cút đi cho rãnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?

Hắn trợn mắt, chỉ tay vào mặt cụ:
- (3)Tao không đến đây xin năm hào.
Thấy hắn toan làm giữ cụ đành dịu giọng:
- (4)Thôi, cầm lấy đi, tôi không còn hơn.
Hắn vênh cái mặt lên rất là kiêu ngạo:
- (5)Tao đã bảo tao không đòi tiền.
Trang 11


Đề tài: Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
- (6)Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. thế thì anh cần gì?
Hắn dỏng dạc:
- (7)Tao muốn làm người lương thiện!
Bá kiến cười ha hả:
- (8)Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ!
Hắn lắc đầu:
- (9)Không được! ai cho tao lương thiện? làm thế nào cho mất được những vết mảnh
chai trên mặt này? Tao không thể làm người lương thiện được nữa. Biết không! Chỉ có
một cách… biết không!... Chỉ còn một cách là…Cái này! Biết không!...
Các phát ngôn của Chí Phèo là (3),(5),(7),(9) trước nhứng điều mà bá Kiến nói (2).
Chí Phèo khẳng định mình không đến “để xin năm hào” đó là hành động trong lời sau câu
nói xoa dịu của Bá Kiến- một người biết “mềm nắn rắn buông”, Chí Phèo đã khẳng định
lại một lần nữa rằng (5). Vì theo thói quen thì Chí Phèo đến nhà Bá Kiến chỉ để vòi tiền.
thế nhưng Chí đã nói rõ mục đích đến nhà Bá Kiến của mình là “đòi lương thiện” vì
không hiểu được ý định trả thù đằng sau cái ẩn ý ấy mà Bá Kiến lại tiếp tục mỉa mai đẩy
sự căm thù lên đến tột đỉnh. Chi giết Bá Kiến rồi tự kết liễu đời mình như một điều tất
yếu. Yếu tố phản hiệu lực ở đây có tác dụng trong việc đẩy xung đột và kịch tính đi tới tột
đỉnh và cách giải quyết đó là tất yếu.
Hay trong tác phẩm “Cỏ lau” của Nguyễn Minh Châu ta bắt gặp cuộc nói chuyện
của đôi vợ chồng Lực, Thai khi hai người cùng lên đi làm:

- (1) Đi thôi, sao em ở nhà lâu vậy?
- (2) Em phải dọn dẹp, thu xếp nhà của một chút.
- (3) Em có gặp thằng Nhi vừa dắc xe đi lên không?
- (4) Có.
- (5) Chắc là em bận đứng nói chuyện với hắn nên mới lâu vậy?
Thai cắn chặt môi:
- (6) Em với hắn có gặp nhau thì em cũng không nhìn mặt hắn. Không phải bây giờ
mà ngày trước cũng vậy thôi.

Trang 12


Đề tài: Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Phát ngôn (1) là của Lực khi phải đợi người vợ của mình để cùng đến chỗ làm. Phát
ngôn đó dùng để hỏi thế nhưng trong câu hỏi ấy hàm ý rằng “có phải em đứng nói chuyện
với thằng Nhi?” vì không hiểu được ý đó của chồng mà Thai đã đưa ra phát ngôn (2). Khi
hàm ý được nói rõ trong phát ngôn (3),(5) thì Thai mới hiểu và đưa ra lí lẽ dẫn chứng để
giải tỏ nghi vấn trong lòng Lực. Nếu phát ngôn ấy không được nói rõ thì hai nhân vật
tham gia hội thoại sẽ dẫn tới xung đột.
Qua tìm hiểu một số các khái niệm về hành vi tạo lời, hành vi lượt lời và hành vi ở
lời. Với đề tài này chúng tôi thống nhất lấy cách hiểu của tác giả Chim Văn Bé làm nền
tảng để đi vào tìm hiểu ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu.
2 Các loại hành động ngôn từ:
Trong quá trình phát triển lí thuyết hành động ngôn từ thì Searle được thừa nhận là
người có vị trí đặc biệt.
Ông đưa ra được 5 loại hành động ngôn từ:
2.1. Tái hiện (Representatives) yếu điểm ngôn trung: là miêu tả sự tình đang được
nói đến. Hướng khớp gép là lời -hiện thực trạng thái tâm lí là niềm tin vào điều mình xác
tín. Nội dung mệnh đề là một mệnh đề các mệnh đề này có thể đánh giá theo tiêu chuẩn
chân ngụy. Ví dụ than thở, khoe …

2.2.Cầu khiến (Directive) ra lệnh yêu cầu cho phép: yếu điểm ngôn trung của loại
này là người nói dùng ngôn từ để người nghe làm một việc gì đó nội dung mệnh đề chính
là các hoạt động đó hỏi cũng là hành động cầu khiến.
2.3.Hứa hẹn (Commissives) hứa hẹn tặng biếu: J.R.Searle chấp nhận các định nghĩa
của Austin “người nói cam kết sẽ thực hiện một hành động nào đấy. Và đó cũng là nội
dung của phát ngôn”.
2.4.Bày tỏ (Expressives) yếu điểm ngôn trung: là bày tỏ một trạng thái tâm lí đối với
sự tình được chỉ trong mệnh đề 1 như : “cảm ơn”, “xin lỗi”, “lấy làm tiếc”. Nội dung
mệnh đề là một hoạt động hay một tính chất nào đó của người nói hay người nghe.
Trang 13


Đề tài: Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
5.Tuyên bố (Declarations) tuyên bố buộc tội ...là hành động ngôn từ nếu được thực
hiện đúng quy cách và nếu người nói có đủ tư cách đưa đến sự tương ứng giữa nội dung
mệnh đề và hiện thực. Nội dung mệnh đề là một mệnh đề. Đây là những lời ngôn hành .

II. LÍ THUYẾT HỘI THOẠI:
1 Khái niệm:
Như chúng ta đã biết giao tiếp là một hoạt động tất yếu của con người trong xã hội.
Hoạt động này diễn ra trong một hoàn cảnh nhất định, với một nội dung nhất định, thông
qua phương tiện giao tiếp nhất định, trong đó ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất của con người.
Giao tiếp có thể diễn ra ở dạng nói hoặc dạng viết. Tuy nhiên dạng nói là phổ biến
và chủ yếu. Trong giao tiếp có giao tiếp một chiều và giao tiếp hai chiều. Đối với giao
tiếp một chiều chỉ có một bên nói còn bên kia tiếp nhận hình thức này chúng ta bắt gặp ở
những diễn văn, mệnh lệnh quân sự, lời dẫn của xướng ngôn viên truyền hình… Đó là
độc thoại. Còn đối với hình thức giao tiếp hai ở chiều, hình thức này rất phổ biến : bên
này nói bên kia nghe và phản hồi lại. Lúc đó vai trò hai bên thay đổi : người nói sẽ trở
thành người nghe và ngược lại. hình thức này gọi là hội thoại.

Chính vì thế mà khái niệm hội thoại có liên quan mật thiết tới khái niệm giao tiếp.
Tuy khái niệm hội thoại hẹp hơn giao tiếp nó chỉ là một phần của giao tiếp nhưng nó là
một phần căn bản phổ biến và quan trọng nhất. Nếu giao tiếp có thể diễn ra một chiều hay
hai chiều có thể ở dạng nói hay viết thì hội thoại là hoạt động giao tiếp diễn ra hai chiều
ở dạng nói.
Trong hội thoại số lượng người tham gia hay còn gọi là đối tác hội thoại thay đổi từ
hai đến một số lượng lớn. Có những cuộc thoại chỉ gồm hai bên đó là song thoại
(dialogue). Cũng có thể ba bên hoặc nhiều bên đó là tam thoại (trilogue) ví như : trong
cuộc vận động tranh cử ở mọt số nước đa đảng mà có từ ba ứng cử viên tổng thống tham
gia tranh luận công khai và được truyền hình trực tiếp thì được gọi là tam thoại. Nhưng
Trang 14


Đề tài: Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
đây cũng là đa thoại bởi cả ba ứng cử viên này tranh luận cốt để dành phiếu bầu, trong
phòng họp thì có thể nói với khán thính giả, rồi những người trong phòng đó có thể hỏi
lại, chất vấn các ứng cử viên về những điều họ quan tâm… Tuy nhiên trong các loại hội
thoại thì song thoại là quan trọng nhất.
Xét về hình thức của hội thoại rất đa dạng. Các cuộc hội thoại có thể khác nhau về
tính nghi thức hay không nghi thức. Chẳng hạn những cuộc thương nghị, hội thảo… Là
những cuộc hội thoại mà hình thức khá chặt chẽ trang trọng đến mức thành nghi lễ còn
những cuộc trò chuyện thông thường thì không có hình thức tổ chức nào nhất định. Nó
phụ thuộc hoàn toàn vào hoàn cảnh giao tiếp và nội dung giao tiếp.
Xét về mục đích của hội thoại , Đỗ Hữu Châu phân biệt hội thoại có đích hướng
ngoại và hội thoại có đích hướng nội. Theo ông “Thực ra theo chuỗi hoạt động của con
người tự chúng đã có mục đích cho nên nói hội thoại có đích hướng ngoại phân biệt với
hội thoại có đích hướng nội hơn là hội thoại có đích hay không có đích bởi vì trong
những cuộc hội thoại tuy không có đích hướng ngoại nhưng vẫn có đích hướng nội ’’
[3;203]..Ông cho rằng hội thoại hướng nội như những cuộc xã giao nhằm tạo lập quan hệ
xã hội hay biểu lộ tình cảm hay giải trí. Còn hội thoại hướng ngoại là trong đó các đối tác

nhằm thoả thuận với nhau để xứ lí một lĩnh vực thực tế nào đó.
Nguyễn Đức Dân cũng nhận định rằng “mọi cuộc hội thoại đều có mục đích, đều
chứa đựng một hoặc nhiều chủ đề. Ở đó mỗi cá nhân có thể tìm thấy một mục đích riêng”
[2 ;80] Nhưng ông phân biệt mục đích được thể hiện ở hành vi tại lời và mục đích nằm ở
ngoài lời.
Tóm lại các tác giả đều có cách phân biệt khác nhau về hình thức biểu hiện của mục
đích trong hội thoại. Nhưng xét về nội dung thì chúng tôi thấy rằng có những cuộc hội
thoại xác định trước và không xác định trước. Ví như : Những cuộc hội thoại thương
thuyết ngoại giao, hội thảo khoa học được xác định trước về nội dung rõ ràng nghiêm túc
những cuộc tán gẫu hay trò chuyện ,tâm tình được xen vào và đó được xem là không xác
định trước nội dung, mà chỉ do ngẫu hứng tự do.

Trang 15


Đề tài: Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
2 Cấu trúc hội thoại:
Hội thoại là hành động giao tiếp phổ biến nhất cấp độ hội thoại nhỏ nhất là một lượt
lời và lớn nhất là một cuộc thoại. Trong một cuộc thoại có thể chứa một hoặc nhiều chủ
đề và trong mỗi chủ đề ấy lại có nhiều vấn đề. Để hiểu rõ hơn về cấp độ hội thoại trước
tiên chúng ta cần nắm rõ các khái niệm sau:
2.1 Cuộc thoại:
Đó là một lần trao đổi, nói chuyện giữa cá nhân trong hoàn cảnh xã hội nào đó. Là
đơn vị bao trùm lớn nhất. Có thể nói toàn bộ hoạt động ngôn ngữ của con người là một
chuỗi dằng dặc những lời đối đáp. Việc phải tách ra trong chuỗi dằng dặc lời đối đáp của
con người những đơn vị gọi là cuộc thoại là cần thiết để nghiên cứu. Thực ra có một loại
đơn vị lớn hơn nữa một lịch sử hội thoại gồm nhiều cuộc thoại do hai hoặc một số người
tiến hành bị ngắt quãng về thời gian và thay đổi về địa điểm nhưng vẫn chung một chủ đề
từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Như cuộc hội đàm Paris giữ Hoa Kỳ và Việt Nam.
2.2 Đoạn thoại:

Về nguyên tắc có thể định nghĩa đoạn thoại là một mảng diễn ngôn do một số cặp
trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về nghĩa và ngữ dụng. Về ngữ nghĩa đó là sự liên kết
chủ đề một chủ đề duy nhất và về ngữ dụng đó là tính duy nhất về đích. Trong đoạn thoại
còn có lời mở thoại thân thoại và lời kết thoại
Mở thoại : “ là những lời thoại được dùng để người khác cảm nhận được có thể có
một chuỗi những lời nói tiếp theo”. Mở thoại chưa bước vào cuộc thoại nó chỉ đánh dấu
bước thăm dò tạo không khí thuận lợi để bước vào hội thoại. Mở thoại có thể là những lời
chào, những yếu tố phi ngôn ngữ hay những tín hiệu ngôn ngữ đưa đẩy... mở thoại là
những hành vi ngôn ngữ được xã hội quy định chính vì thế mà khi có sự khác nhau về
một nền văn hóa hay phong tục tín ngưỡng sự khó khăn trong việc tiếp nhận tín hiệu mở
thoại.
Thân thoại: như trên đã phân tích kĩ thì thân thoại là nội dung mà cuộc thoại đó đề
cập tới nó có thể chứa một hoặc nhiều chủ đề với sự luân phiên lượt lời và các yếu tố
ngôn ngữ, phi ngôn ngữ.
Trang 16


Đề tài: Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Kết thoại: là lời nói tóm lại nội dung của thân thoại cũng có thể là lời mở thoại cho
cuộc thoại tiếp theo. Kết thoại có khi còn là các yếu tố phi ngôn ngữ.
Ranh giới của đoạn thoại có thể bị mờ đi nhưng nó vẫn hiện hữu.
3 Cấp độ hội thoại:
Để có được một cuộc hội thoại thì ít nhất chúng ta cần có một lượt lời, bởi vì lượt lời
là những đơn vị cơ bản tạo nên một cuộc hội thoại. Cấp độ thấp nhất của một cuộc hội
thoại là các đơn vị hội thoại. vậy lượt lời là gì?
3.1 Lượt lời:
Khái niệm: “lượt lời là chuỗi các đơn vị ngôn ngữ được một số nhân vật hội thoại
nói ra kể từ lúc bắt đầu cho đến lúc chấm dứt để cho nhân vật kia nói chuỗi của mình”
[1;205]. Trong một cuộc thoại có rất nhiều lượt lời và sẽ không thành lượt lời nếu nhiều
người nói một lúc mỗi lượt lời được xây dựng trên cơ sở lượt lời trước đó vậy nên có sự

luân phiên lượt lời, luân phiên nói năng trong hội thoại. Vậy cơ chế của sự luân phiên lượt
lời là gì? Trước hết có sự phân biệt giữa tranh lời với chuyển giao lượt lời còn gọi là sự
trao lời.
Nguyễn Đức Dân quan niện “lượt lời là một lần nói xong của một người trong khi
những người khác không nói để rồi người tiếp theo nói” [2;87].
Tác giả Nguyễn Đức Dân còn phân biệt và chỉ rõ ranh giới gữa lượt lời thú nhất và
lượt lời thứ hai. Ông xem lượt lời thứ nhất là định hướng ngữ nghĩa cho lượt lời thứ hai.
Cả hai quan niệm trên đều hướng tới khái niệm của sự luân phiên lượt lời. Để hiểu
rõ bản chất của khái niệm này chúng ta đi vào tìm hiểu sự trao lời, đáp lời , tranh lời và
các yếu tố quanh hội thoại có gây tác động tới cuộc hội thoại đó.
3.2 Sự trao lời:
Trong quá trình giao tiếp và khi diễn ra cuộc hội thoại thì điều quan trọng là người
nói phải biết trao lời cho người nghe. Vậy trao lời là gì?

Trang 17


Đề tài: Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Tác giả Nguyễn Đức Dân cho rằng: “trao lời là sự chuyển lời tự nhiên có ý thức chủ
động của người đang giữ lời”. Sự trao lời có thể diễn ra một các trực tiếp hoặc gián tiếp.
Một định nghĩa khác cho sự trao lời “đó là vận động mà Sp1 nói lượt lời của mình ra và
hướng lượt lời của mình về phía Sp2 nhằm làm cho Sp2 nhận biết được rằng lượt lời được
nói ra đó là dành cho Sp2.[1;205].
Đi vào tìm hiểu, phân tích ta thấy sự đa dạng về hình thức hội thoại cũng như sự khó
khăn khi xác định được vận động trao lời đó dành cho ai? Ở song thoại thì điều tất nhiên
đó là hướng tới người nghe, bởi song thoại là một người nói và một người nghe. Thế
nhưng ở hình thức đa thoại thì việc xác định người nghe càng trở nên phức tạp bởi người
nghe có thể là tất cả mọi người đang tham gia hội thoại cũng có thể là một nhóm người
trong số mọi người. Chính vì lẽ đó mà khi người nói kết thúc lượt lời của mình thì cùng
lúc đó người đang giữ lời phải có tín hiệu hướng lượt lời của mình về phía người nghe để

người nghe có thể nhận biết được rằng người nói đang hướng lượt lời đó về phía mình.
3.3 Sự đáp lời:
Có trao lời thì phải có sự đáp lời. Vậy đáp lời là người nghe nói ra lượt lời của mình
đáp lại lượt lời của người nói và hoán đổi vị trí của cho nhau. Vận động trao đáp làm nên
hội thoại. Vận động này diễn ra một cách liên tục nhịp nhàng nhưng cũng có lúc nhanh
lúc chậm, khúc mắc với sự đổi thay liên tục giữa vai nói và vai nghe.
Sự đáp lời về hình thức cũng tương tự như sự trao lời vì sau khi thay đổi vị trí thì
người đáp lời có thể dùng các yếu tố bằng lời và phi lời để nói về nội dung mà lượt lời thứ
nhất yêu cầu.
Có nhiều hình thức đáp lời, thế nhưng một hình thức mà người làm đề tài muốn lưu
ý tới đó là sự im lặng. Ở đây không phải là sự im lặng đánh giá mà nó là một chiến thuật
giao tiếp nó có thể là biểu hiện của sự đồng tình hoặc phản đối nó gây ra cho đối phương
sự hoài nghi. Và hầu hết những cuộc thoại có sự xuất hiện của sự im lặng đều là những
cuộc thoại có vấn đề.
3.4 Sự tranh lời:
Trang 18


Đề tài: Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Sự tranh lời diễn ra khá phổ biến trong các cuộc thoại. Sự tranh lời còn gọi là sự ngắt
lời nếu người nói đã nói xong và nhường lại quyền nói cho người tiếp theo thì đó là sự
đáp lời còn ở đây tranh lời có nghĩa là những lời nói xen ngang vào lời nói của người
khác. Bởi lẽ khi tham gia vào hội thoại người nghe không chỉ đóng vai trò đóng nhận
thông tin mà còn phải tỏ ra thái độ biểu hiện để người nói có thể xác định được rằng nên
tiếp tục hay dừng lại lượt lời của mình.
Biểu hiện của sự tranh lời khá đa dạng có khi chỉ là một cử chỉ, hành động phi lời....
dù chỉ đóng vai trò là một nhân tố thúc đẩy quá trình tiến tới của hội thoại thế nhưng
trong quá trình diễn ra hội thoại thì sự tranh lời là không thể thiếu. Nếu sự trao lời và đáp
lời là điều kiện cần để có một cuộc hội thoại thì sự tranh lời là điều kiện đủ góp phần
không nhỏ cho quá trình hội thoại được diễn ra một cách tốt nhất.

4 Các yếu tố khác:
Chúng ta không chỉ giao tiếp bằng ngôn ngữ mà chúng ta còn vận dụng các yếu tố
cơ thể cũng như có những điều kiện xung quanh tác động vào quá trình giao tiếp đó là
những yếu tố kèm lời và phi lời. Vậy yếu tố kèm lời và phi lời là như thế nào và nó có tác
động gì tới quá trình giao tiếp.
4.1 Yếu tố kèm lời:
Theo Đỗ Hữu Châu thì yếu tố kèm lời là các yếu tố mặc dầu không có đoạn tính như
âm vị và âm tiết nhưng đi kèm với các yếu tố đoạn tính. Không một yếu tố đoạn tính nào
được phát ra mà không có yếu tố kèm lời đi theo.[1;220]
Nội dung ý nghĩa của phát ngôn đôi khi không nằm ở câu chữ mà nằm ở những yếu
tố kèm lời. Ví như “tôi biết chị đẹp” với ngữ điệu hơi cao và dài thì chữ đẹp ấy sẽ trở
thành một lời chê chứ không phải là một lời khen như hành động trong lời phản ánh.
4.2 Yếu tố phi lời:

Trang 19


Đề tài: Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Ngoài những yếu tố trên thì tất cả các yếu tố khác đều thuộc yếu tố phi lời. Đó là cử
chỉ khoảng cách không gian, tiếp xúc cơ thể, cử chỉ, nét mặt…ngoài ra còn những tín hiệu
phi lời những tín hiệu âm thanh: tiếng còi, tiếng huýt sáo.
Các yếu tố cơ thể khi tiếp xúc trực tiếp thì thông qua trang phục, diện mạo bằng thị
giác chúng ta có thể biết được giới tính của người tham gia hội thoại. Các tín hiệu phi lời
đóng vai trò nhất định trong việc lí giải nghĩa của lời nói. Chúng ta biết rằng nghĩa trực
tiếp, theo câu chữ của phát ngôn là do lời diễn đạt. Nhưng nhiều khi chính các yếu tố phi
lời mới giúp chúng ta hiểu đúng lời của nhau, thí dụ qua ánh mắt, nụ cười khẩy mà chúng
ta biết một lời khen thực ra lại là một câu nói mỉa.
Trong hội thoại, các yếu tố kèm lời và phi lời giúp các nhân vật hội thoại có thể hiểu
chính xác ý nghĩa của phát ngôn (diễn ngôn), mục đích giao tiếp của đối ngôn. Đồng thời,
nó có thể tăng cường sự sinh động, hấp dẫn của hội thoại, gây sự chú ý đối với người hội

thoại. Cũng thông qua các yếu tố này, các đối ngôn có thể xây dựng hình ảnh về mình
trong mắt của đối ngôn, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau của các nhân vật (như về tuổi
tác, thành phần xã hội, tính cách,…), để từ đó có thể thực hiện sụ tự hòa phối và liên hòa
phối trong quá trình hội thoại. Chính vì điều này mà Arbercrombie đã nói “chúng ta nói
bằng cơ quan cấu âm nhưng chúng ta hội thoại với cả cơ thể của chúng ta…”.
5 Các quy tắc hội thoại:
Hội thoại diễn tiến theo những quy tắc nhất định dù không thành văn nhưng mọi
người trong cộng đồng đều ý thức được rằng hội thoại cũng có những quy tắc riêng nó.
Chúng tôi cho rằng nên chia những quy tắc hội thoại thành ba nhóm:
Quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời
Các quy tắc cộng tác hội thoại
Quy tắc lịch sự trong giao tiếp

Trang 20


Đề tài: Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
5.1 Quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời:
Trong cuộc hội thoại, vai nói phải thường xuyên thay đổi nhau (luân phiên) nghĩa là
người này nói rồi tiếp đến người kia. Người này phải kết thúc lượt lời đúng lúc để nhường
lời cho người kia. Một cuộc hội thoại bình thường người chiếm độc quyền nói là người dễ
bị lên án. Các lượt lời nối tiếp nhau một cách nhịp nhàng, không quá chậm và cũng không
qua vội vàng , không dẫm đạp lên lượt lời của nhau không ngừng lại quá lâu ở một lượt
lời nào, không có ai tranh mất lượt lời cua người khác. Muốn vậy người nói và người
nghe đều phải cùng chủ động tham gia vào hội thoại. Cụ thể người nói phải biết dành giữ
lời và nhường lời đúng lúc.
Ở giai đoạn dành lời, người nói phải có dấu hiệu báo cho người nghe biết mình đang
nói với anh ta (ví dụ :thưa cô, thưa cậu, chú à, này, à…)
Ở giai đoạn giữ lời người người nói phải có các kiểm tra, nhắc nhở người nghe (ví
dụ: những câu hỏi giữa chừng: phải không? hiểu không? Cậu thấy thế nào? …)

Ở giai đoạn nhường lời cũng phải có tín hiệu báo trước để người nghe chuẩn bị lượt
lời của họ. (Ví dụ:cuối cùng, nói tóm lại….)
Ngược lại người nghe cũng phải có dấu hiệu báo cho người nói biết ràng mình đang
theo dõi cuộc thoại. Cụ thể như (dùng những từ cảm thám :ghê thế, hay nhỉ, lạ nhỉ, hay
những câu hỏi xen vào thế à? Rồi sao nữa?....). Hay đang gặp khó khăn trong việc tiếp
nhận (ví như: tôi không rõ chỗ này là thế nào?...) hoặc không thể chú ý được nữa (ví
như:tôi mệt, tôi đau đầu…)
Nghiên cứu về sự luân phiên lượt lời chúng tôi cũng chú ý tới thời gian tối thiểu và
thời gian tối đa của lượt lời tần số xen lời, tranh lời trong hội thoại. Khoảng cách thời gian
tối thiểu và thời gian tối đa trong một lượt lời mang dấu ấn của tường nên văn hoá.
Theo Kerbarat-Orechioni khoảng cách giữa hai lượt lời của người Mỹ là 5/10s, của
Pháp là 3/10s. Trong cuộc hội thoại khoảng cách giữa các lượt lời quá lâu sẽ gây cảm giác
nặng nề, trống trải thậm chí đôi lúc làm cho đối tác bối rối, khó xử. Tuy nhiên trong phán
đoán thương mại người Nhật thường kéo dài khoảng cách này đến 10 phút hoặc lâu hơn
thế nữa đó là chiến thuật kinh doanh của họ. Phép lượt lời có thể được người điều khiển
phân phối cho các nhân vật hội thoại tự thương lượng một cách không tường minh với
Trang 21


×