Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Đại số 8 chương 3 bài 1: Mở đầu về phương trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.55 KB, 3 trang )

GIÁO ÁN ĐẠI SỐ - TOÁN 8

Tuần: 20 –Tiết:41
Soạn :
6/ 1/13
Dạy :
8/ 1/13

Chương III: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN

MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH

I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: - HS hiểu khái niệm phương trình và thuật ngữ " Vế trái, vế phải, nghiệm của
phương trình , tập hợp nghiệm của phương trình. Hiểu và biết cách sử dụng các thuật ngữ cần
thiết khác để diễn đạt bài giải phương trình sau này.
+ Hiểu được khái niệm giải phương trình, bước đầu làm quen và biết cách sử dụng qui tắc
chuyển vế và qui tắc nhân
- Kỹ năng: trình bày biến đổi.
- Thái độ: Tư duy lô gíc
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ ghi các khái niệm trong bài học, các bài tập ? ., phấn màu, máy tính bỏ
túi.
- HS: Ôn tập cách tính giá trị của biểu thức tại giá trị của biến, máy tính bỏ túi.
III. PHƯƠNG PHÁP
- vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp:KTSS (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: không.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên


Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Phương trình
một ẩn. (14 phút).
-Ở lớp dưới ta đã có các dạng bài
toán như:
Tìm x, biết: 2x+5=3(x-2) +1;
2x-3=3x-1 ; . . . là các phương
trình một ẩn.
-Vậy phương trình với ẩn x có
dạng như thế nào? A(x) gọi là vế
gì của phương trình? B(x) gọi là
vế gì của phương trình?
-Treo bảng phụ ví dụ 1 SGK.
-Treo bảng phụ bài toán ?1
-Treo bảng phụ bài toán ?2
-Để tính được giá trị mỗi vế của
phương trình thì ta làm như thế
nào?
-Khi x=6 thì VT như thế nào với
VP?
-Vậy x=6 thỏa mãn phương trình
nên x=6 gọi là gì của phương
trình đã cho?

-Lắng nghe.

-Một phương trình với ẩn x có
dạng A(x) = B(x). A(x) gọi là vế
trái của phương trình, B(x) gọi là

vế phải của phương trình.
-Quan sát và lắng nghe giảng.
-Đọc yêu cầu bài toán ?1
-Đọc yêu cầu bài toán ?2
-Ta thay x=6 vào từng vế của
phương trình rồi thực hiện phép
tính.
-Khi x=6 thì VT bằng với VP.
-Vậy x=6 thỏa mãn phương trình
nên x=6 gọi là một nghiệm của
phương trình đã cho.

1/ Phương trình một ẩn.
Một phương trình với ẩn x
có dạng A(x) = B(x), trong
đó vế trái A(x) và vế phải
B(x) là hai biểu thức của
cùng một biến x.
Ví dụ 1: (SGK)
?1
Chẳng hạn:
a) 5y+18=15y+1
b) -105u+45=7-u
?2
Phương trình
2x+5=3(x-1)+2
Khi x = 6
VT=2.6+5=17
VP=3(6-1)+2=17
Vậy x=6 là nghiệm của pt



GIÁO ÁN ĐẠI SỐ - TOÁN 8

-Treo bảng phụ bài toán ?3
-Để biết x=-2 có thỏa mãn
phương trình không thì ta làm
như thế nào?
-Nếu kết quả của hai vế không
bằng nhau thì x=-2 có thỏa mãn
phương trình không?
-Nếu tại x bằng giá trị nào đó
thỏa mãn phương trình thì x bằng
giá trị đó gọi là gì của phương
trình?
x=2 có phải là một phương trình
không? Nếu có thì nghiệm của
phương trình này là bao nhiêu?
-Phương trình x-1=0 có mấy
nghiệm? Đó là nghiệm nào?
-Phương trình x2=1 có mấy
nghiệm? Đó là nghiệm nào?
-Phương trình x2=-1 có nghiệm
nào không? Vì sao?

-Đọc yêu cầu bài toán ?3
-Để biết x=-2 có thỏa mãn
phương trình không thì ta thay
x=-2 vào mỗi vế rồi tính.
-Nếu kết quả của hai vế không

bằng nhau thì x=-2 không thỏa
mãn phương trình.
-Nếu tại x bằng giá trị nào đó
thỏa mãn phương trình thì x bằng
giá trị đó gọi là nghiệm của
phương trình
x=2 có phải là một phương trình.
Nghiệm của phương trình này là
2

?3
Phương trình
2(x+2)-7=3-x
a) x= -2 không thỏa mãn
nghiệm của phương trình.
b) x=2 là một nghiệm của
phương trình.
Chú ý: DGK
Ví dụ 2: (SGK)

-Phương trình x-1=0 có một
nghiệm là x = 1.
-Phương trình x2=1 có hai
nghiệm là x = 1 ; x = -1
-Phương trình x2=-1 không có
nghiệm nào, vì không có giá trị
Hoạt động 2: Giải phương nào của x làm cho VT bằng VP.
trình. (12 phút).
-Tập hợp tất cả các nghiệm của
-Tập hợp tất cả các nghiệm của một phương trình gọi là tập

một phương trình gọi là gì? Và kí nghiệm của phương trình đó, kí 2/ Giải phương trình.
hiệu ra sao?
hiệu là S.
-Đọc yêu cầu bài toán ?4
-Treo bảng phụ bài toán ?4
-Thảo luận và trình bày trên bảng
-Hãy thảo luận nhóm để giải
hoàn chỉnh bài toán.
-Lắng nghe, ghi bài.
-Sửa bài từng nhóm.
?4
-Khi bài toán yêu cầu giải một
a) Phương trình x=2 có
phương trình thì ta phải tìm tất cả
S={2}
các nghiệm (hay tìm tập nghiệm)
b) Phương trình vô nghiệm
của phương trình đó.
có S = ∅
Hoạt động 3: Hai phương trình
có cùng tập nghiệm thì có tên -Hai phương trình được gọi là
gọi là gì? (9 phút).
tương đương nếu chúng có cùng
-Hai phương trình tương đương một tập nghiệm.
là hai phương trình như thế nào? -Hai phương trình x+1=0 và x= 3/ Phương trình tương
-1 tương đương nhau vì hai đương.
-Hai phương trình x+1=0 và x= phương trình này có cùng một Hai phương trình được gọi là
-1 có tương đương nhau không? tập nghiệm.
tương đương nếu chúng có
Vì sao?

cùng một tập nghiệm.
Hoạt động 4: Luyện tập tại lớp.
(4 phút).
-Đọc yêu cầu bài toán.


GIÁO ÁN ĐẠI SỐ - TOÁN 8

-Treo bảng phụ bài tập 1a trang 6
SGK.
-Thực hiện trên bảng.
-Hãy giải hoàn chỉnh yêu cầu bài
toán.

Ví dụ: x + 1 = 0 ⇔ x = -1
Bài tập 1a trang 6 SGK.
a) 4x-1 = 3x-2
khi x= -1, ta có VT= -5 ;
VP=-5
Vậy x= -1 là nghiệm của
phương trình 4x-1 = 3x-2

4. Củng cố: (3 phút)
Hai phương trình như thế nào với nhau thì gọi là hai phương trình tương đương?
5. Hướng dẫn học ở nhà: (2 phút)
-Học bài theo nội dung ghi vở, xem lại các ví dụ trong bài học.
-Vận dụng vào giải các bài tập 2, 4 trang 6, 7 SGK.
-Xem trước bài 2: “Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải” (đọc kĩ các định nghĩa và các quy
tắc trong bài học).
V. RÚT KINH NGHIỆM




×