Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói của các hộ dân tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ ANH THƯ

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN NGHÈO ĐÓI CỦA CÁC HỘ DÂN TẠI
THỊ XÃ SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ ANH THƯ

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN NGHÈO ĐÓI CỦA CÁC HỘ DÂN TẠI
THỊ XÃ SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

60310105


Quyết định giao đề tài:

447/QĐ-ĐHNT, ngày 10/5/2017

Quyết định thành lập HĐ:

1273/QĐ-ĐHNT, ngày 05/12/2017

Ngày bảo vệ:

12/12/2017

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM THÀNH THÁI
Chủ tịch Hội đồng:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH
Phòng Đào tạo Sau Đại học

KHÁNH HÒA – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến nghèo đói của các hộ dân tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên” là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Khánh Hòa, ngày 01 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Anh Thư

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ vô
cùng quý báu, mà nếu không có những sự giúp đỡ ấy, tôi không thể hoàn thành được
đề tài này.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thành Thái, người đã
tận tình hướng dẫn tôi và cho tôi nhiều góp ý quý báu đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong khoa kinh tế trường Đại học Nha
trang, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian vừa qua.
Chân thành cảm ơn UBND thị xã Sông Cầu, phòng Lao động – Thương binh và
Xã hội thị xã Sông Cầu, UBND các xã, phường cùng các hộ dân trên địa bàn thị xã, đã
giúp đỡ trong suốt thời gian tiến hành khảo sát địa bàn và cung cấp những số liệu,
thông tin liên quan, hữu ích cho luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Khánh Hòa, ngày 01 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Anh Thư

iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC KÝ HIỆU .................................................................................................ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................x
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................xi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... xii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .......................................................................................... xiii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU...........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3
1.5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu ...............................................................................3
1.5.1. Về mặt khoa học ....................................................................................................3
1.5.2. Về mặt thực tiễn ....................................................................................................4
1.6. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................................4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................5
2.1. Một số khái niệm ......................................................................................................5
2.1.1. Khái niệm hộ .........................................................................................................5
v


2.1.2. Khái niệm hộ nghèo...............................................................................................5
2.1.3. Khái niệm về nghèo đói.........................................................................................5
2.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo ................................................................6

2.2.1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo trên thế giới.........................................6
2.2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình.......................................8
2.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan ......................................................18
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................18
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước........................................................................20
2.4. Khung phân tích của đề tài .....................................................................................21
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................22
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................23
3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu........................................................................................23
3.2. Các phương pháp tiếp cận đo lường nghèo ............................................................23
3.2.1. Phương pháp dựa vào tiêu chuẩn tiền tệ..............................................................23
3.2.2. Phương pháp phân loại của địa phương ..............................................................25
3.2.3. Phương pháp xếp hạng nghèo .............................................................................25
3.2.4. Đánh giá nghèo theo tiêu chí tổng hợp có sự tham gia .......................................25
3.3. Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu ................................................................26
3.4. Dữ liệu thu thập ......................................................................................................26
3.4.1. Dữ liệu thứ cấp ....................................................................................................26
3.4.2. Dữ liệu sơ cấp ......................................................................................................26
3.5. Công cụ phân tích dữ liệu.......................................................................................26
3.6. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.................................................27
3.6.1. Mô hình lượng hóa ..............................................................................................27
3.5.2. Các giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................28
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................31
vi


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................32
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và thực trạng nghèo đói tại thị xã
Sông Cầu........................................................................................................................32
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................32

4.1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................32
4.1.1.2. Địa hình ............................................................................................................32
4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết ...............................................................................................33
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên .......................................................................................34
4.1.2. Điều kiện kinh tế .................................................................................................36
4.1.2.1. Phát triển kinh tế...............................................................................................36
4.1.2.2. Cơ cấu kinh tế theo ngành ................................................................................37
4.1.3. Đặc điểm xã hội...................................................................................................37
4.1.3.1.Tình hình dân số ................................................................................................37
4.1.3.2. Tình hình lao động............................................................................................38
4.1.3.3. Công tác giáo dục .............................................................................................39
4.1.4. Tình hình nghèo đói tại thị xã Sông Cầu.............................................................39
4.1.5. Mô tả mẫu điều tra...............................................................................................42
4.2.1. Phân tích các kiểm định.......................................................................................45
4.2.2. Thảo luận kết quả hồi quy ...................................................................................47
4.2.2.1. Phân tích tác động biên của các yếu tố lên mức độ nghèo đói của hộ dân ......47
4.2.2.2 Phân tích các kịch bản thay đổi xác suất ...........................................................49
4.2.3. Mô hình dự báo nghèo.........................................................................................51
4.2.4. Kiểm định giả thuyết ...........................................................................................53
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................................54
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH.............................................55
5.1. Kết luận...................................................................................................................55
vii


5.2. Các hàm ý chính sách .............................................................................................55
5.2.1. Chính sách hỗ trợ phụ nữ nghèo..........................................................................56
5.2.2. Nâng cao trình độ học vấn và chất lượng đào tạo ...............................................56
5.2.3. Giảm quy mô hộ gia đình ....................................................................................58
5.2.4. Giảm áp lực khoảng cách từ hộ gia đình đến chợ trung tâm...............................59

5.2.5. Tăng cường di chuyển lao động theo ngành nghề...............................................59
5.2.6. Giảm số người phụ thuộc trong hộ ......................................................................60
5.2.7. Thực hiện tốt khâu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân .........................................61
5.2.8. Giải quyết việc làm cho người lao động..............................................................62
5.2.9. Về diện tích đất sản xuất .....................................................................................64
5.2.10. Những giải pháp bổ sung...................................................................................65
5.3. Hạn chế của đề tài...................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................66
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC KÝ HIỆU
GDP:

Thu nhập bình quân đầu người

GRDP:

Giá trị sản xuất

n:

Tổng số mẫu

P:

Xác suất


U:

Phần dư

VA:

Giá trị gia tăng

ix


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCPTVN

: Báo cáo phát triển Việt Nam

CPI

: Chỉ số giá tiêu dùng

ESCAP

: Ủy ban Kinh tế Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

LĐ TB & XH

: Lao động Thương binh và Xã hội

MPI


: Chỉ số nghèo đa chiều

PPA

: Phương pháp đánh giá nghèo có sự tham gia của người dân

UBND

: Ủy ban nhân dân

UN

: Liên Hợp Quốc

UNDP

: Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

WB

: Ngân hàng thế giới

x


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các nhân tố gây ra tình trạng nghèo đói .........................................................7
Bảng 2.2. Các phát hiện về động thái nghèo của đánh giá nghèo với sự tham gia của
người dân .......................................................................................................................16
Bảng 2.3. Đặc tính chung của người nghèo ở nông thôn ..............................................18

Bảng 3.1. Định nghĩa các biến trong mô hình nghiên cứu ............................................30
Bảng 4.1. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của thị xã Sông Cầu .....34
Bảng 4.2. Đặc trưng hình thái các lưu vực sông suối....................................................35
Bảng 4.3. Tốc độ tăng bình quân tính theo giá trị gia tăng (VA) thời kỳ 2013 - 2015 ...37
Bảng 4.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2013 - 2015.......................................37
Bảng 4.5. Tổng hợp hiện trạng dân số thị xã Sông Cầu ................................................38
Bảng 4.6. Thống kê hộ nghèo tại thị xã Sông Cầu, năm 2016 - 2017...........................40
Bảng 4.7. Tổng hợp phân loại hộ nghèo theo thu nhập và hộ nghèo thiếu hụt các dịch
vụ cơ bản của thị xã Sông Cầu cuối năm 2016 .............................................................41
Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả rà soát hộ nghèo toàn tỉnh Phú yên đầu năm 2017 ..........42
Bảng 4.9. Đặc điểm giới tính.........................................................................................43
Bảng 4.10. Đặc điểm nghề nghiệp.................................................................................43
Bảng 4.11. Đặc điểm sức khỏe ......................................................................................43
Bảng 4.12. Thống kê tình hình vay vốn ........................................................................43
Bảng 4.13. Thống kê mô tả các biến định lượng...........................................................44
Bảng 4.14. Kết quả chạy mô hình .................................................................................45
Bảng 4.15. Các biến trong mô hình (Variables in the Equation ) .................................45
Bảng 4 16. Phân loại dự báo..........................................................................................46
Bảng 4 17. Kiểm định Omnibus đối với các hệ số của mô hình (Omnibus Tests of
Model Coefficients).......................................................................................................47
Bảng 4.18. Tóm tắt mô hình (model Summary)............................................................47
Bảng 4.19. Tác động biên của các yếu tố đến sự thay đổi xác suất nghèo của hộ dân
(xem chi tiết ở phụ lục 4)...............................................................................................48
Bảng 4.20. Mô phỏng xác suất nghèo thay đổi .............................................................49
Bảng 4.21. Kết quả hệ số hồi quy..................................................................................51
Bảng 4.22. Dự báo theo kịch bản các yếu tố tác động ..................................................52
Bảng 4.23. Kết quả kiểm định giả thuyết ......................................................................53
xi



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Khung phân tích của đề tài ............................................................................21

xii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Luận văn này tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói của các
hộ dân tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Mục đích chính của nghiên cứu này là nhằm
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của các hộ dân tại thị xã Sông
Cầu, tỉnh Phú Yên; xem xét tác động của các nhân tố đó đến nghèo của người dân tại
thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên; trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý chính sách để giảm
nghèo cho người dân. Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp
dựa trên việc khảo sát số liệu từ 200 hộ dân tại 14 xã, phường thuộc thị xã Sông Cầu,
tỉnh Phú Yên. Dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ Cục thống kê Phú Yên và
UBND thị xã Sông Cầu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân
tích hồi quy Binary Logistic để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nghèo
của các hộ dân khu vực này. Kết quả phân tích cho thấy có 9 nhân tố chủ yếu ảnh
hưởng có ý nghĩa thống kê đến tình trạng nghèo của các hộ dân, trong đó có 4 nhân tố
ảnh hưởng đến xác suất nghèo của hộ với mức ý nghĩa 5%, có 5 nhân tố ảnh hưởng
đến xác suất nghèo của hộ với mức ý nghĩa 1% và các yếu tố ảnh hưởng nghèo theo
thứ tự tầm quan trọng là: Giới tính của chủ hộ, sức khỏe của các thành viên trong hộ,
nghề nghiệp của chủ hộ, số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm ổn định, học vấn của
chủ hộ, số người sống phụ thuộc trong hộ, quy mô hộ, khoảng cách từ nhà của hộ tới
chợ trung tâm, diện tích đất canh tác của hộ.
Dựa trên kết quả nghiên cứu đó, đề tài đã đề xuất được một số hàm ý chính sách
chủ yếu để giúp địa phương thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo bền vững; góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; cải thiện,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú
Yên, bao gồm: (1) Chính sách về giới; (2) chính sách về nâng cao trình độ học vấn và

chất lượng đào tạo; (3) chính sách về giảm quy mô hộ gia đình; (4) chính sách về giảm
áp lực khoảng cách từ hộ gia đình đến chợ trung tâm; (5) chính sách về tăng cường di
chuyển lao động theo ngành nghề; (6) chính sách về giảm số người phụ thuộc trong
hộ; (7) chính sách về thực hiện tốt khâu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; (8) chính
sách giải quyết việc làm cho người lao động; (9) chính sách về diện tích đất sản xuất.
Từ khoá: Nghèo đói, hồi quy Binary Logistic, Sông Cầu, Phú Yên

xiii


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghèo đói là một trong năm vấn đề có tính chất toàn cầu - ô nhiễm môi trường
sinh thái, khủng hoảng năng lượng, bệnh tật, thất nghiệp và nghèo đói. Đối với các
nước chậm phát triển, sự nghèo đói của dân cư đang là một trong những vấn đề then
chốt đòi hỏi các Chính phủ cần có những biện pháp có hiệu quả để cải thiện tình hình,
trước hết trong khu vực nông thôn. Song, điểm chung nhất của các quốc gia là nhằm
khắc phục hiện trạng này, mỗi nước đều hình thành một chương trình xóa đói giảm
nghèo với các hình thức và giải pháp đa dạng khác nhau.
Việt Nam luôn coi vấn đề xóa đói giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xóa đói giảm nghèo là một vấn đề kinh
tế-xã hội bức xúc cần giải quyết để tiếp tục đổi mới và phát triển đất nước theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là nhân tố có ý nghĩa chính trị-kinh tế-xã hội hàng đầu
để đi đến mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh; do đó trong
những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia xóa
đói, giảm nghèo, lồng ghép các chương trình, dự án kinh tế-xã hội gắn với chương
trình xóa đói giảm nghèo; đề ra nhiều chính sách để hỗ trợ cho hộ nghèo ở các vùng,
miền trên cả nước cải thiện điều kiện sống và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như
chính sách phát triển sản xuất, đất sản xuất; chính sách tín dụng ưu đãi; chăm sóc sức
khỏe và bảo hiểm y tế; giáo dục và đào tạo; nhà ở; nước sạch và vệ sinh, tiếp cận

thông tin; giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng...Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII, quan điểm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 đã
xác định: “… Nhà nước sử dụng thể chế, các nguồn lực, công cụ điều tiết chính sách
phân phối và phân phối lại để phát triển văn hoá, thực hiện dân chủ, tiến bộ và công
bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cải thiện đời sống mọi mặt của nhân dân,
thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo…tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,01,5%/năm...”.
Thị xã Sông Cầu nằm ở phía Bắc của tỉnh Phú Yên; phía Bắc giáp thành phố Quy
Nhơn-tỉnh Bình Định, phía Nam giáp huyện Tuy An; phía Tây giáp huyện Đồng Xuân,
phía Đông giáp Biển Đông. Tổng diện tích tự nhiên: 492,8 km2, cơ cấu hành chính
gồm 4 phường và 10 xã; có bờ biển dài 92,4 km; dân số 101.564 người với 26.438 hộ,
1


mật độ dân số 206 người/km2. Các hộ dân sống chủ yếu bằng các nghề kinh doanh
thương mại, dịch vụ; sản xuất nông nghiệp; đánh bắt, nuôi trồng hải sản trong đầm Cù
Mông, vịnh Xuân Đài và khai thác thủy sản ở biển Đông. Mặc dù, những năm qua, các
cấp, các ngành trong thị xã Sông Cầu đã có nhiều cố gắng để thực hiện các chính sách
an sinh xã hội, nhằm giảm nghèo cho các hộ dân nhưng tỷ lệ hộ nghèo của thị xã theo
chuẩn nghèo mới vẫn còn khá cao 2.461 hộ, chiếm 9,05% (Phòng Lao động-TBXH thị
xã Sông Cầu,2016). Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ XI,
nhiệm kỳ 2015-2020 xác định nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế, văn hoá-xã hội
đến năm 2020 như sau: “…thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất
lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2-2,5%/năm”
(Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ XI, 2015). Để thực hiện đạt chỉ
tiêu giảm hộ nghèo theo Nghị quyết Đảng bộ thị xã đề ra là một vấn khó khăn, đòi hỏi
cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cộng đồng xã hội và sự tự vươn lên thoát
nghèo nhanh và bền vững của người dân. Từ những lý do trên, để có cơ sở tham mưu
cho chính quyền địa phương thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
bền vững, tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến nghèo đói của các hộ dân tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên”.

1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố chính tác động
đến nghèo đói của người dân, qua đó gợi ý các chính sách tác động nhằm giảm nghèo
cho người dân tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo của người dân tại thị xã Sông
Cầu, tỉnh Phú Yên.
(2) Xem xét tác động của các nhân tố đó đến nghèo của người dân tại thị xã Sông
Cầu, tỉnh Phú Yên.
(3) Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm giảm nghèo cho người dân tại thị xã
Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.

2


1.3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến nghèo đói của hộ dân tại thị xã Sông Cầu,
tỉnh Phú Yên?
(2) Những nhân tố đó tác động như thế nào đến nghèo đói của hộ dân tại thị xã
Sông Cầu, tỉnh Phú Yên?
(3) Các hàm ý chính sách nào nhằm giảm nghèo cho các hộ dân tại thị xã Sông
Cầu, tỉnh Phú Yên?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề nghèo đói của người dân tại thị xã
Sông Cầu; đơn vị nghiên cứu là hộ gia đình.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ dân, gồm 14 xã, phường: xã
Xuân Hải, xã Xuân Hoà, xã Xuân Bình, xã Xuân Lộc, xã Xuân Thịnh, xã Xuân Cảnh,

xã Xuân Phương, xã Xuân Thọ 1, xã Xuân Thọ 2, xã Xuân Lâm, phường Xuân Đài,
phường Xuân Thành, phường Xuân Yên, phường Xuân Phú.
Về thời gian: Số liệu về thông tin chung của hộ gia đình, tình hình sản xuất, thu
nhập, chi tiêu, dựa vào mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản và tình trạng
nghèo của các hộ dân được thu thập vào đầu năm 2017.
Về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá thực trạng đói nghèo tại các xã, phường,
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghèo đói của các hộ dân, qua đó đưa ra
những gợi ý chính sách để giảm nghèo cho các hộ dân.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tiếp cận lý thuyết nghèo truyền thống
(đơn chiều).
1.5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
1.5.1. Về mặt khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân gây nghèo đói, xây
dựng và đề xuất mô hình nghiên cứu về các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới nghèo đối
với người dân tại thị xã Sông Cầu.
- Trên cơ sở những yếu tố ảnh hưởng đến đói nghèo, đưa ra những giải pháp tập
trung vào những yếu tố này nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc
gia về giảm nghèo bền vững cho vùng.
3


1.5.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà lãnh đạo địa phương có những giải pháp
khoa học trong công tác xóa đói giảm nghèo của các hộ dân tại thị xã.
1.6. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm có 5 chương:
Chương 1. GIỚI THIỆU
Trong chương này tác giả giới thiệu những vấn đề cơ bản của nghiên cứu như:
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của kết quả nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nội dung chương này trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên
cứu bao gồm các lý thuyết và quan điểm về nghèo đói; các nghiên cứu thực nghiệm
trong và ngoài nước liên quan đến đề tài; khung phân tích của nghiên cứu
Chương 3. PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu, bao gồm: cách tiếp cận nghiên
cứu, các phương pháp tiếp cận đo lường nghèo, phương pháp chọn mẫu nghiên cứu,
dữ liệu thu thập và công cụ phân tích dữ liệu, mô hình nghiên cứu, các giả thuyết của
nghiên cứu.
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nội dung của chương này sẽ trình bày tổng quan thực trạng nghèo đói và đặc
điểm của người nghèo tại địa bàn nghiên cứu. Tiến hành phân tích tình hình nghèo của
các hộ; kết quả phân tích hồi quy và thảo luận kết quả nghiên cứu.
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
Dựa trên những kết quả đã đạt được ở chương 4, chương cuối này sẽ kết luận nội
dung của kết quả nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp và gợi ý một số chính sách cho
nhà quản lý nhằm giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu.

4


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Khái niệm hộ
Hộ là đơn vị quản lí dân số ở Việt Nam, bao gồm những người có quan hệ về
gia đình cùng ở chung một nhà được cơ quan quản lí cấp cho một quyển sổ hộ khẩu
ghi rõ họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp của từng người. Chủ hộ là người đúng đầu hộ,
thay mặt hộ thực hiện các quy định về đăng kí và quản lí hộ khẩu trong hộ của mình.
Hộ gia đình. Gồm những người có quan hệ gia đình như ông, bà, bố, mẹ, vợ, chồng,
con, anh, chị, em ruột và những người khác được chủ hộ đồng ý cho nhập vào cùng ở

chung một nhà (Từ điển Bách khoa Việt Nam 2, 2002).
2.1.2. Khái niệm hộ nghèo
Hộ nghèo, là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo chính
sách trở xuống; hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo
chính sách nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu (Văn phòng quốc gia về giảm
nghèo, 2015).
2.1.3. Khái niệm về nghèo đói
Theo Ngân hàng thế giới (WB, 1991): “Nghèo là sự không hạnh phúc và được
xem xét chủ yếu trên khía cạnh tiêu dùng hàng hóa. Người nghèo là những người
không có đủ thu nhập hoặc tiêu dùng ở mức tối thiểu”.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển xã hội (Copenhagen, 1995):
Nghèo “Như là vấn đề đặc trưng bởi sự thiếu hụt trầm trọng về nhu cầu cơ bản của con
người, bao gồm thực phẩm, nước sạch, vệ sinh, y tế, chỗ ở, giáo dục và thông tin. Sự
thiếu hụt này không chỉ phụ thuộc vào thu nhập mà còn có khả năng tiếp cận với các
dịch vụ xã hội”.
Theo Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu
quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được
đi học, không được đi khám bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề
nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là
không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng
5


đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều
kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn” (Tuyên bố
Liên hợp quốc, 6/2008).
Tại Hội nghị về chống nghèo đói Ủy ban Kinh tế Xã hội Khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương (ESCAP) tại Bangkok, Thái Lan và tháng 9 năm 1993, các quốc gia trong
khu vực đã thống nhất cao rằng: “Nghèo khổ là tình trạng một bộ phận dân cư không
có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ

thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và
những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”.
Theo Amartya Kumar Sen, nhà Kinh tế học Ấn Độ (đoạt giải Nobel Kinh tế): để
tồn tại, con người cần có những nhu cầu vật chất và tinh thần tối thiểu; dưới mức tối
thiểu này, con người sẽ bị coi là đang sống trong nghèo nàn.
Theo BCPTVN (2004), Nghèo đói là tình trạng kiệt quệ bao gồm nhiều khía
cạnh, từ thu nhập hạn chế đến tính dễ bị tổn thương khi gặp phải những tai ương bất
ngờ và ít có khả năng tham gia vào quá trình ra quyết định chung.
Theo các tổ chức Liên Hiệp Quốc, nghèo đói được hiểu theo 2 nghĩa: nghèo đói
tuyệt đối và nghèo đói tương đối. Nghèo tuyệt đối là tình trạng của một bộ phận dân
cư không được hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu của cuộc sống như nhu cầu ăn,
mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục. Còn nghèo đói tương đối là người có thu nhập thấp hơn
thu nhập trung bình của cộng đồng do sự bất bình đẳng xã hội tạo ra (Bộ LĐTB&XH,
1994).
Như vậy, tất cả những quan niệm về nghèo đói nêu trên đều phản ánh 3 khía
cạnh chủ yếu của người nghèo: (1) Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của
cộng đồng dân cư; (2) Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối
thiểu dành cho con người; (3) Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát
triển của cộng đồng.
2.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo
2.2.1. Một số nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo trên thế giới
Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc xác định nguyên nhân của đói
nghèo. Trên thực tế không có một nguyên nhân biệt lập, riêng rẽ dẫn tới đói nghèo
6


nhất là đói nghèo trên diện rộng, có tính chất xã hội. Nó cũng không phải là nguyên
nhân thuần tuý về mặt kinh tế hoặc do thiên tai địch hoạ. Ở đây nguyên nhân của tình
trạng đói nghèo là có sự đan xen, thâm nhập vào nhau của cái tất yếu lẫn cái ngẫu
nhiên, cái cơ bản và cái tức thời, cả nguyên nhân sâu xa lẫn nguyên nhân trực tiếp, tự

nhiên lẫn kinh tế -xã hội.
Theo WB (2007), các nhân tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói được
tóm tắt ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Các nhân tố gây ra tình trạng nghèo đói
Phân theo định tính
Cấp độ vùng

Các nhân tố
- Sự cách biệt về địa lý/xã hội do thiếu hạ tầng cơ sở; hạn chế
trong việc tiếp cận các loại thị trường và các dịch vụ xã hội.
- lực cơ bản như đất đai và chất lượng đất đai
- Điều kiện tự nhiên (thời tiết…)
- Quản lý Nhà nước
- Bất bình đằng

Cấp độ cộng đồng

- Hạ tầng cơ sở (điện, nước, đường giao thông…)
- Phân bổ đất đai
- Khả năng tiếp cận các hàng hóa và dịch vụ công (y tế, giáo
dục)

Cấp độ hộ gia đinh

- Quy mô hộ
- Tỷ lệ phụ thuộc (phần trăm số người trưởng thành không có
hoạt động tạo thu nhập)
- Giới tính của chủ hộ
- Tài sản của hộ gia đình: đất đai, phương tiện sản xuất, nhà
cửa…

- Tỷ lệ có việc làm của những thành viên trưởng thành trong
hộ, loại việc làm chính, tự làm hay làm thuê… và nguồn thu
nhập chính của hộ…
- Trình độ học vấn trung bình của hộ

Đặc điểm cá nhân

- Tuổi
- Giáo dục (số năm đi học, bằng cấp cao nhất)
- Việc làm (tình trạng việc làm, loại công việc)
- Dân tộc (có hay không có thuộc dân tộc nhóm thiểu số)

Nguồn: WB (2007)

7


2.2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình
Theo báo cáo đánh giá nghèo ở Việt Nam (2012), cuối thập kỷ 90, các nhân tố
xác định chính của hộ nghèo ở Việt Nam gồm:
- Người nghèo sống ở nông thôn
- Trình độ học vấn thấp và khả năng tiếp cận thông tin và các kỹ năng chuyên
môn bị hạn chế.
- Hộ nghèo ít đất hoặc không đất ngày càng phổ biến. Các hộ không thể kiếm
sống nhờ đất có rất ít cơ hội tạo thu nhập phi nông nghiệp ổn định.
- Hộ đông con hoặc ít lao động có tỷ lệ nghèo cao hơn và đặc biệt dễ bị tổn
thương trước chi phí y tế và giáo dục gia tăng và đa dạng.
- Hộ nghèo dễ bị tổn thương bởi những khó khăn thời vụ và những cú sốc của hộ
hay cộng đồng.
- Các nhóm dân tộc thiểu số thường gặp nhiều bất lợi đặc thù.

- Dân nhập cư thành thị nghèo và không có hộ khẩu thường trú thường khó tiếp
cận dịch vụ công, và một số cảm thấy bị gạt ra ngoài lề xã hội.
- Có rất nhiều trẻ em trong dân số nghèo. Trẻ em nghèo ít có khả năng được đến
trường và thường bị rơi vào vòng đói nghèo luẩn quẩn do thế hệ trước để lại và các em
thường có cảm giác không an toàn (Ngân hàng thế giới 1999).
Theo Đinh Phi Hổ (2014), các công trình nghiên cứu trước đây như của
Madajewicz (1999), Walle & Gunewardena (2001), Minot et al. (2004), Khandker
(2009), Wold Bank (2007), Đinh Phi Hổ & Nguyễn Trọng Hoài (2007), và Baker
(2000), đã nhận diện có 8 yếu tố ảnh hưởng đến nghèo.
- Nghề nghiệp, tình trạng việc làm: Người nghèo thường không có việc làm, làm
thuê hoặc làm việc trong nông nghiệp, trong khi người giàu thường có việc làm ở
những lĩnh vực có thu nhập cao và tương đối ổn định như buôn bán, dịch vụ, hoặc
công chức.
- Trình độ học vấn: Vì không có đủ tiền để trang trải chi phí học tập nên con cái
họ thường bỏ học rất sớm hay thậm chí không đi học. Hơn nữa, người nghèo không
những thiếu hiểu biết mà còn thiếu khả năng tiếp thu kiến thức chuyên môn cần thiết
trong hoạt động kinh tế. Hệ quả là rơi vào bẫy: ít học - nghèo.
8


- Giới tính của chủ hộ: Ở vùng nông thôn, những hộ gia đình có chủ hộ là nữ có
nhiều khả năng nghèo hơn những hộ có chủ là nam. Điều đó do nữ thường có ít cơ hội
làm việc với thu nhập cao mà thường làm việc nhà và sống dựa vào nguồn thu từ
người nam trong gia đình.
- Quy mô hộ: Quy mô một hộ gia đình càng lớn thì hộ có chi tiêu bình quân đầu
người thấp hơn, do đó, có nhiều khả năng nghèo hơn hộ gia đình có ít người.
- Số người sống phụ thuộc: Tỷ lệ người ăn theo càng cao, họ phải gánh
chịu nhiều chi phí hơn cho học hành, khám chữa bệnh, do đó có nhiều khả năng
nghèo hơn hộ có ít người phụ thuộc.
- Quy mô diện tích đất của hộ gia đình: Ở nông thôn, đất là tư liệu sản xuất chủ

yếu của nông nghiệp, nguồn tạo ra thu nhập. Không có đất hoặc quy mô đất ít thường
đi đôi với nghèo.
- Quy mô vốn vay từ định chế chính thức: Thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng suất
thấp, kéo theo thu nhập hộ gia đình thấp. Do đó, vay vốn từ định chế chính thức là
công cụ quan trọng giúp hộ dân nông thôn thoát nghèo.
- Khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm đường giao
thông, điện, chợ, nước sạch, hệ thống thông tin liên lạc. Cơ sở hạ tầng nông thôn phát
triển, nhất là thông qua thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, sẽ tạo nhiều cơ
hội việc làm cho người nghèo ở vùng nông thôn.
Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu về nghèo đói tại Việt Nam cũng đã
chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói của các hộ dân cư. Cụ thể gồm các
nhân tố sau:
(1) Giới tính của chủ hộ
Giới tính của chủ hộ cũng ảnh huởng đến xác suất rơi vào ngưỡng nghèo của hộ
gia đình ở Viêt Nam. Điều này đã được minh chứng bởi những nghiên cứu sau:
Theo Báo cáo WB (2012), ở một số địa phương, các hộ có phụ nữ làm chủ hộ có
con nhỏ được coi là dễ bị tổn thương/ nhiều rủi ro rơi xuống nghèo hơn vì đó thường
là các hộ chủ yếu phụ thuộc thu nhập của chủ hộ nữ. Nhiều người được khảo sát cho
biết cả bố và mẹ phải làm việc để nuôi một gia đình ở Việt Nam, và hơn nữa đàn ông ở
9


vùng nông thôn được trả tiền công cao hơn phụ nữ vì họ có thể làm những công việc
nặng nhọc và nguy hiểm hơn.
Mai Thị Thu Hương (2007), nghiên cứu tại Đồng Nai cho thấy tỷ lệ nhóm nghèo
và khá nghèo của hộ có chủ hộ là nữ chiếm 64,72%, còn hộ có chủ hộ là nam là
60,78%. Tỷ lệ hộ khá giàu và giàu ở hộ có chủ hộ là nam cũng cao hơn hộ có chủ hộ là
nữ, số liệu tương ứng là 17,64% so với 13,78%.
Theo BCPTVN (2004), đặc trưng về nghèo theo khía cạnh thống kê cho thấy các
hộ gia đình có chủ hộ là nam giới khá giả hơn. Tại một số địa bàn (đồng bằng Sông

Hồng, Ninh Thuận, Nghệ an và Hà Giang), người dân tham gia tham vấn nói rất rõ khi
xác định các hộ có chủ hộ nữ là những hộ dễ bị tổn thương. Tại Ninh Thuận, phụ nữ ly
dị hoặc bị chồng bỏ hầu như chắc chắn trở thành nghèo. Tại Hà Giang và Hải Dương,
người dân nói rằng các hộ gia đình nuôi con một mình, đặc biệt nếu là phụ nữ sẽ có
nhiều khả năng trở thành nghèo.
Trần Minh Thuận (2014), chủ hộ là nam có xác suất nghèo thấp hơn so với chủ
hộ là nữ trong cùng nghề tại huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa. Thông qua trường
hợp chỉ sản xuất nông nghiệp cho thấy rằng các nhân tố đều không đổi nhưng chủ hộ
là nam có khả năng nghèo thấp hơn so với chủ hô là nữ. Ngay cả trong điều kiện chủ
hộ là người nam làm nghề nông, đem so sánh với chủ hộ là nữ tham gia ngoài nghề
nông thì tỷ lệ nghèo của hai hộ cũng không có khác nhau quá lớn (trong trường hợp
chỉ sản xuất nông nghiệp và có tham gia ngoài khu vực nông nghiệp thì tỷ lệ nghèo
của hai hộ lần lượt là 68,44% và 65,59%).
Vậy, giả thuyết H1: Nếu chủ hộ là nam giới thì xác suất nghèo của hộ sẽ thấp
hơn hộ có chủ hộ là nữ giới.
(2) Trình độ học vấn của chủ hộ
Trình độ học vấn của chủ hộ cũng có ảnh hưởng đến khả năng thoát nghèo của
hộ gia đình. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh điều đó:
Theo Báo cáo WB (2012), ở Việt Nam không được đi học vẫn là yếu tố quan
trọng quyết định tình trạng nghèo: năm 2010 46% hộ nghèo và 58% hộ nghèo cùng
cực có chủ hộ chưa học xong tiểu học. Những cá nhân sống trong các hộ có chủ hộ
chưa tốt nghiệp bậc tiểu học có tỷ lệ nghèo cao nhất năm 2010 (gần 40%, tức là cao
10


gấp đôi tỷ lệ nghèo toàn quốc), đồng thời cũng có tỷ lệ nghèo cùng cực cao nhất (gần
19%) hay gấp 2,5 lần tỷ lệ nghèo toàn quốc.
Lê Quang Dũng và Nguyễn Quang Trường (2011), nghiên cứu cho thấy trình độ
văn hóa của chủ hộ có ảnh hưởng hưởng rất lớn trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật,
đến quá trình tổ chức điều hành sản xuất, cũng như chi tiêu của hộ. Kết quả điều tra

cho thấy trình độ của những hộ nghèo thấp hơn nhiều so với những hộ không
nghèo. Trình độ trung bình của chủ hộ nghèo là lớp 5 còn những hộ không nghèo là
lớp 8. Sự khác biệt về trình độ văn hóa giữa hộ nghèo và hộ không nghèo cho thấy
học vấn có mối quan hệ rất chặt chẽ với tình trạng đói nghèo tại huyện Quảng Ninh,
tỉnh Quảng Bình.
Mai Thị Thu Hương (2007), phát hiện trình độ học vấn trung bình của chủ hộ
nhóm nghèo nhất thấp hơn nhóm giàu nhất của chủ hộ, là 3,9 năm đi học. Phân theo
nhóm chi tiêu, trong nhóm nghèo nhất, chủ hộ chưa bao giờ đến trường học và học tiểu
học chiếm tỷ lệ cao, trình độ từ trung học phổ thông trở lên chiếm tỷ lệ rất thấp.
Nguyễn Sinh Công (2004), khi nghiên cứu tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
phát hiện thấy trình độ học vấn có tác động đến xác suất nghèo của hộ, nếu bình quân
của hộ tăng thêm 01 năm đi học, tỷ lệ giữa xác suất nghèo và không nghèo giảm
44,53% so với tỷ lệ ban đầu.
Trần Minh Thuận (2014), khi nghiên cứu thấy biến trình độ học vấn của chủ hộ
có ý nghĩa thống kê, nghĩa là trình độ học vấn của chủ hộ có tác động đến nghèo đói
của hộ gia đình tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.
Vậy, giả thuyết H2: Chủ hộ có số năm đi học càng cao thì xác suất nghèo của hộ
càng thấp.
(3) Quy mô hộ
Nguyễn Sinh Công (2004), khi phân tích mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến thu
nhập của dân cư tại huyện Cờ Đỏ, nghiên cứu thấy quy mô gia đình có tác động âm
(làm giảm) đối với thu nhập của người dân.
Lê Quang Dũng và Nguyễn Quang Trường (2011), số hộ nghèo có liên quan mật
thiết với số lao động trong hộ tại huyện Quảng Ninh, huyện Quảng Bình. Qua kết quả
ngiên cứu cho thấy, nhóm hộ có số lao động càng cao thì số hộ nghèo càng giảm, đặc
biêt là những hộ không có lao động hoàn toàn là những hộ bị nghèo.
11


Vậy, giả thuyết H3: Hộ có càng nhiều người thì xác suất nghèo càng tăng.

(4) Khoảng cách chợ
Nguyễn Sinh Công (2004), khi phân tích mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến thu
nhập của dân cư tại huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ phát hiện thấy khoảng cách nơi
cư trú, có tác động âm (làm giảm) đối với thu nhập của hộ.
Trần Minh Thuận (2014), tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa phát hiện
khoảng cách từ hộ gia đình tới chợ trung tâm có tác động gia tăng khả năng nghèo của
hộ gia đình tại khu vực này. Có thể hiểu rằng, các gia đình sống tại những nơi hẻo
lánh, xa trung tâm địa phương thường có thể là những hộ không có điều kiện phát triển
kinh tế nên dễ rơi vào tình trạng nghèo.
Vậy, giả thuyết H4: Hộ ở càng xa chợ trung tâm thì xác suất nghèo càng cao.
(5) Nghề nghiệp của chủ hộ
Theo Báo cáo WB (2012), những người nghèo còn lại chủ yếu sống ở các vùng
nông thôn, với sinh kế phụ thuộc nông nghiệp và các hoạt động có liên quan. Nông
nghiệp vẫn sẽ là nguồn thu nhập quan trọng cho rất nhiều người nghèo. So với nhiều
quốc gia khác, đất nông nghiệp ở Việt Nam được phân bố đều. Tuy nhiên, mối quan hệ
giữa tình trạng không đất và nghèo ngày càng chặt chẽ, đặc biệt đối với các hộ sống ở
Đồng bằng Sông Cửu Long, dù trong thập kỷ qua các cơ hội việc làm phi nông nghiệp
đi kèm quá trình đa dạng hóa thu nhập đã mở rộng nhanh. Đa số người nghèo ở Việt
Nam vẫn là nông dân và các hộ nông nghiệp chiếm 65% số hộ nghèo.
Mai Thị Thu Hương (2007), đối với hộ hoạt động chính trong nông nghiệp, lâm
nghiệp có tỷ lệ hộ nghèo chiếm rất cao, những hộ này chủ yếu rơi vào nhóm nghèo và
khá nghèo 83,5%, chỉ có 5,8% hộ thuộc nhóm khá giàu và giàu. Đối với các hộ hoạt
động trong công nghiệp và dịch vụ đa số có mức sống trung bình trở lên.
Theo BCPTVN (2004), hiện nay các hộ ở nông thôn vẫn chiếm đại đa số trong
những người nghèo. Nghèo đói vẫn chủ yếu diễn ra ở nông thôn trong nhiều năm tới.
Mukherjee (2003), Khi nghiên cứu các yếu tố quyết định của sự nghèo đói ở
Malawi, tác giả đã phát hiện thấy sự can thiệp của các chính sách xã hội, sự phát triển
của giáo dục và sự chuyền đổi lao động từ nông nghiệp sang thương mại dịch vụ có tác
động tích cực trong việc giảm nghèo ở Malawi.
12



×