Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại của du khách nội địa đối với khu du lịch giải trí vinpearl land nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN HOÀNG TUẤN ANH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH QUAY LẠI CỦA
DU KHÁCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI KHU DU LỊCH GIẢI TRÍ
VINPEARL LAND NHA TRANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN HOÀNG TUẤN ANH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH QUAY LẠI CỦA
DU KHÁCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI KHU DU LỊCH GIẢI TRÍ
VINPEARL LAND NHA TRANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60340102


Quyết định giao đề tài:

356/QĐ-ĐHNT ngày 4/5/2016

Quyết định thành lập hội đồng:

1024/QĐ-ĐHNT ngày 27/11/2017

Ngày bảo vệ:

6/12/2107

Người hướng dẫn khoa học:
TS. QUÁCH THỊ KHÁNH NGỌC
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. LÊ CHÍ CÔNG
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
quay lại của du khách nội địa đối với Khu du lịch giải trí Vinpearl Land Nha
Trang” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Nha Trang, ngày 01 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Tuấn Anh


iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã được sự giúp đỡ của quý phòng ban
trường Đại học Nha Trang, Khu du lịch giải trí Vinpearl Land Nha Trang đã tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS.
Quách Thị Khánh Ngọc đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, ngày 01 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Tuấn Anh

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ .................................................................................... xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... xii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................2
1.4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3
1.6. Đóng góp của đề tài ..................................................................................................3
1.6.1. Về mặt lý thuyết ....................................................................................................3
1.6.2. Về mặt thực tiễn ....................................................................................................4
1.7. Kết cấu của luận văn.................................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................5
2.1. Cơ sở lý thuyết..........................................................................................................5
2.1.1. Lòng trung thành của khách hàng .........................................................................5
2.1.2. Lòng trung thành của khách du lịch ......................................................................9
2.1.3. Du lịch, sản phẩm du lịch và điểm đến du lịch ...................................................11
v


2.1.4. Tìm kiếm sự mới lạ..............................................................................................13
2.1.5. Sự phù hợp của giá cả..........................................................................................14
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.............................................................................14
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................14
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước........................................................................15
2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu ....................................17
2.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................17
2.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................17
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................20
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................21
3.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................21

3.1.1. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................21
3.1.2. Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu.........................................................22
3.2. Quy trình nghiên cứu..............................................................................................22
3.3. Quy trình xây dựng các thang đo ...........................................................................23
3.3.1. Các yếu tố của điểm đến du lịch..........................................................................23
3.3.2. Tìm kiếm sự mới lạ..............................................................................................24
3.3.3. Sự phù hợp của giá cả..........................................................................................25
3.3.4. Ý định quay lại của du khách ..............................................................................25
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu...............................................................................26
3.4.1. Thống kê mô tả và thống kê suy luận..................................................................26
3.4.2. Phân tích độ tin cậy của thang đo........................................................................26
3.4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .....................................................................27
3.4.4. Phân tích tương quan và hồi quy bội...................................................................28
3.4.5. Phân tích ANOVA...............................................................................................29
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................32
vi


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................33
4.1. Giới thiệu tổng quan về điểm đến Khu du lịch giải trí Vinpearl Land Nha Trang .....33
4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................................39
4.2.1. Về độ tuổi ............................................................................................................39
4.2.2. Về giới tính ..........................................................................................................39
4.2.3. Về tình trạng hôn nhân ........................................................................................40
4.2.4. Về trình độ học vấn .............................................................................................40
4.2.5. Về nghề nghiệp....................................................................................................40
4.2.6. Về thu nhập..........................................................................................................41
4.3. Thống kê mô tả các biến quan sát và các biến phụ thuộc ......................................41
4.3.1. Thống kê mô tả các biến quan sát .......................................................................41
4.3.2. Thống kê mô tả các biến phụ thuộc.....................................................................43

4.4. Phân tích độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha....................................44
4.5. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA....................................46
4.5.1. Các biến quan sát của các thành phần độc lập ....................................................47
4.5.2. Các biến quan sát của các thành phần phụ thuộc ................................................50
4.6. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh..............................................................................51
4.7. Phân tích hệ số tương quan Pearson .......................................................................52
4.8. Phân tích hồi quy ....................................................................................................53
4.8.1. Xây dựng mô hình hồi quy bội............................................................................53
4.8.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy bội .................................................53
4.8.3. Kết quả mô hình hồi quy .....................................................................................56
4.8.4. Kiểm định các giả thuyết của mô hình ................................................................59
4.9. Kiểm định mối quan hệ giữa ý định quay lại của du khách với đặc điểm nhân khẩu học...61
4.9.1. Ý định quay lại của du khách theo độ tuổi ..........................................................61
vii


4.9.2. Ý định quay lại của du khách theo giới tính........................................................62
4.9.3. Ý định quay lại của du khách theo tình trạng hôn nhân ......................................63
4.9.4. Ý định quay lại của du khách theo trình độ học vấn ...........................................63
4.9.5. Ý định quay lại của du khách theo nghề nghiệp..................................................64
4.9.6. Ý định quay lại của du khách theo thu nhập trung bình tháng............................64
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................................67
CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ CÁC GỢI Ý CHÍNH SÁCH ...............68
5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ....................................................................................68
5.2. Bàn luận kết quả nghiên cứu ..................................................................................65
5.2.1. Về nhân tố Vui chơi giải trí .................................................................................65
5.2.2. Về nhân tố Cơ sở vật chất và giải trí ...................................................................65
5.2.3. Về nhân tố Môi trường ........................................................................................66
5.2.4. Về nhân tố Sự an toàn .........................................................................................66
5.2.5. Về nhân tố Sự phù hợp của giá cả .......................................................................67

5.2.6. Về nhân tố Tìm kiếm sự mới lạ ...........................................................................67
5.3. Một số gợi ý chính sách nhằm gia tăng ý định quay lại của du khách nội địa đối
với Khu du lịch giải trí Vinpearl Land Nha Trang ........................................................68
5.3.1. Chính sách 1: Đầu tư vào cơ sở vật chất và các hoạt động vui chơi giải trí .......69
5.3.2. Chính sách 2: Phát triển du lịch đi đôi với hoạt động bảo vệ môi trường...........69
5.3.3. Chính sách 3: Duy trì tốt công tác an ninh, tuyệt đối đảm bảo sự an toàn cho du khách......70
5.3.4. Chính sách 4: Tiếp tục hoàn chỉnh chính sách giá cả phù hợp ...........................70
5.3.5. Chính sách 5: Tạo ra sự mới lạ và duy trì những nét đẹp hiện có.......................71
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ................................................................................................71
KẾT LUẬN ...................................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................74
PHỤ LỤC
viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
EFA

: Exploration Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá)

SPSS

: Statistical Package for Social Sciences (Phần mềm xử lý số liệu thống kê
dùng trong các ngành khoa học xã hội)

VIF

: Variance inflation factor (Hệ số phóng đại phương sai)

ix



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thang đo các yếu tố của điểm đến du lịch....................................................23
Bảng 3.2. Thang đo Tìm kiếm sự mới lạ.......................................................................24
Bảng 3.3. Thang đo Sự phù hợp của giá cả ...................................................................25
Bảng 3.4. Thang đo Ý định quay lại của du khách .......................................................25
Bảng 4.1. Phân bố mẫu theo độ tuổi..............................................................................39
Bảng 4.2. Phân bố mẫu theo giới tính ...........................................................................39
Bảng 4.3. Phân bố mẫu theo tình trạng hôn nhân..........................................................40
Bảng 4.4. Phân bố mẫu theo trình độ học vấn...............................................................40
Bảng 4.5. Phân bố mẫu theo nghề nghiệp .....................................................................40
Bảng 4.6. Phân bố mẫu theo thu nhập trung bình/tháng ...............................................41
Bảng 4.7. Thống kê mô tả các biến quan sát .................................................................40
Bảng 4.8. Thống kê mô tả các biến phụ thuộc ..............................................................44
Bảng 4.9. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ............................................................45
Bảng 4.10. Kết quả phân tích EFA tổ hợp 22 biến quan sát của các thành phần độc lập ..47
Bảng 4.11. Các nhóm nhân tố mới được rút trích .........................................................48
Bảng 4.12. Kết quả phân tích EFA thang đo “Ý định quay lại của du khách” .............50
Bảng 4.13. Ma trận hệ số tương quan............................................................................52
Bảng 4.14. Kết quả phân tích hồi quy ...........................................................................56
Bảng 4.15. Kết quả kiểm định Levene ..........................................................................61
Bảng 4.16. Kết quả phân tích ANOVA theo nhóm độ tuổi...........................................62
Bảng 4.17. Kết quả phân tích ANOVA theo giới tính ..................................................62
Bảng 4.18. Kết quả phân tích ANOVA theo tình trạng hôn nhân.................................63
Bảng 4.19. Kết quả phân tích ANOVA theo trình độ học vấn......................................63
Bảng 4.20. Kết quả phân tích ANOVA theo nghề nghiệp ............................................64
Bảng 4.21. Kết quả phân tích ANOVA theo thu nhập trung bình tháng ......................64

x



DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Sơ đồ Khung lý thuyết về lòng trung thành của khách hàng ..........................5
Hình 2.2. Sự kết hợp giữa cường độ thái độ và sự khác biệt thái độ ..............................6
Hình 2.3. Sự liên hệ giữa thái độ liên quan và hành vi ...................................................7
Hình 2.4. Mô hình thể hiện các nhân tố tác động đến lòng trung thành của du khách.......10
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................17
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu.....................................................................................23
Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh.....................................................................51
Biểu đồ 4.2. Đồ thị Histogram hồi quy phân phối chuẩn của phần dư .........................54
Biểu đồ 4.3. Đồ thị Normal P-P hồi quy phân phối chuẩn của phần dư .......................54
Biểu đồ 4.4. Đồ thị Scatter ............................................................................................55

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Luận văn nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại của du
khách nội địa đối với Khu du lịch giải trí Vinpearl Land Nha Trang” nhằm xác định
các yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến ý định quay lại của du khách, từ đó giúp Ban
Giám đốc, lãnh đạo Khu du lịch hiểu được những yếu tố này và đề ra những biện pháp
nhằm nâng cao ý định quay lại Khu du lịch của du khách.
Nghiên cứu được thực hiện sơ bộ thông qua tham khảo, lấy ý kiến các chuyên
gia và trao đổi trực tiếp với một số du khách. Nghiên cứu chính thức sử dụng phương
pháp nghiên cứu định lượng với việc phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi nhằm thu
thập thông tin cho đề tài, kiểm định thang đo, đánh giá mức độ tác động của các nhân
tố đến ý định quay lại Khu du lịch giải trí Vinpearl Land của du khách nội địa và kiểm
định các giả thuyết đề ra.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 6 nhân tố tác động đến ý định quay lại Khu du lịch

giải trí Vinpearl Land của du khách nội địa theo mức độ từ mạnh nhất đến yếu nhất là:
Vui chơi giải trí điểm đến du lịch, Cơ sở vật chất điểm đến du lịch, Môi trường điểm
đến du lịch, Sự an toàn điểm đến du lịch, Sự phù hợp của giá cả và Tìm kiếm sự mới
lạ. Trong đó, yếu tố Tìm kiếm sự mới lạ có tác động ngược chiều đến ý định quay lại
của du khách.
Trên cơ sở này, Luận văn cũng đã đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị
nhằm giúp Khu du lịch giải trí Vinpearl Land Nha Trang nâng cao chất lượng dịch vụ,
phong cách phục vụ nhằm thu hút nhiều hơn lượng du khách quay lại với Khu du lịch.
Đề tài đã trình bày được một số khái niệm về Du lịch, Sản phẩm du lịch và
Điểm đến du lịch; Tìm kiếm sự mới lạ và Giá cả cám nhận. Đồng thời đưa ra cơ sở lý
luận về lòng trung thành dựa trên ý định quay lại của du khách và các nhân tố ảnh
hưởng đến điều này.
Từ khóa: Ý định quay lại, quản trị kinh doanh.

xii


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định du lịch là một trong
những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể và hiệu quả vào sự nghiệp phát
triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Với sự ưu đãi của thiên nhiên
dành cho mảnh đất hình chữ S và bề dày lịch sử văn hóa, Việt Nam cũng không nằm
ngoài danh sách các quốc gia này. Để khai thác các tiềm năng này, từ năm 2001, Du
lịch Việt Nam đã được Chính Phủ quy hoạch, định hướng để trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn. Trong đó thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) nằm trong khu vực được
đầu tư trọng điểm [31].
Năm 2003, Nha Trang được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới (Club of the
Most Beautiful Bays in the World) công nhận là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới.
Bãi biển đẹp và trải dài cùng nhiều hòn đảo lớn nhỏ, khí hậu nắng ấm quanh năm, Nha

Trang được biết đến với nhiều điểm du lịch, giải trí hấp dẫn như: Vinpearl Land,
Diamond Bay, Khu dịch suối hoa lan - đảo khỉ, Khu du lịch Dốc Lếch, Khu du lịch
thác Yangbay, khu tắm bùn khoáng, du lịch biển đảo... góp phần không nhỏ vào việc
thu hút khách du lịch đến với Nha Trang. Theo Sở VHTTvàDL Khánh Hòa, trong năm
2016 có trên 4,5 triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến lưu trú, tham quan, nghỉ
dưỡng tại thành phố biển Nha Trang và các điểm du lịch khác trong tỉnh, tăng trên
11% so với năm 2015. Trong đó, khách quốc tế đạt gần 1,2 triệu lượt, tăng gần 23% và
khách nội địa đạt xấp xỉ 3,33 triệu lượt, tăng 7,66% so với cùng kỳ năm ngoái. Những
con số trên cho thấy Nha Trang sẽ tiếp tục là điểm du lịch thu hút du khách trong và
ngoài nước trong thời gian tới.
Đến với Nha Trang, du khách hầu hết không ai không biết đến Khu du lịch giải
trí Vinpearl Land, nơi được đông đảo du khách trong và ngoài nước đã yêu mến gọi
tên là “Đảo Thiên Đường”, là “Hòn Ngọc Việt”… có thể nói đây là một điểm nhấn
quan trọng góp phần vào việc thu hút khách du lịch đến với Nha Trang.
Tọa lạc riêng biệt trên đảo Hòn Tre, vịnh Nha Trang, với quy mô gần 200.000
m2, Khu du lịch giải trí Vinpearl Land Nha Trang bao gồm nhiều công trình hiện đại,
đặc sắc, sánh ngang với nhiều công viên giải trí hàng đầu của các nước trong khu vực
và trên thế giới như: Cáp treo vượt biển dài nhất thế giới với độ dài 3.320m; Khu Công
1


viên nước với nhiều trò chơi cảm giác mạnh lý thú; Thủy cung, một đại dương thu nhỏ
với 300 loài sinh vật biển quý hiếm, lạ mắt; Khu sân khấu nhạc nước và biểu diễn
ngoài trời, với sức chứa hơn 5.000 chỗ ngồi… Chính thức đi vào hoạt động từ năm
2006 đến nay, mỗi năm Khu du lịch giải trí Vinpearl Land Nha Trang đón hàng triệu
lượt khách tới thăm quan, vui chơi giải trí, góp phần lớn vào việc thu hút khách du lịch
đến với Thành phố biển Nha Trang.
Để giữ vững vai trò đầu tàu trong ngành du lịch, giải trí tại thành phố biển, tạo
được lợi thế cạnh tranh trong thời gian tới, Khu du lịch giải trí Vinpearl Land Nha
Trang cần tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ, và nhất là tạo

dựng lòng trung thành (việc quay trở lại điểm du lịch) của du khách. Xuất phát từ vấn
đề này, tác giả đã chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại của du
khách nội địa đối với Khu du lịch giải trí Vinpearl Land Nha Trang” làm luận văn
thạc sĩ của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại
của du khách nội địa đối với Khu du lịch giải trí Vinpearl Land Nha Trang nhằm gợi ý
một số chính sách góp phần gia tăng lượng khách nội địa quay lại Khu du lịch này trong
tương lai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Xác định các nhân tố tác động đến ý định quay lại của du khách nội địa đối
với Khu du lịch giải trí Vinpearl Land Nha Trang
(2) Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến ý định quay lại của du khách.
(3) Kiểm định sự khác biệt của các yếu tố nhân khẩu học đối với ý định quay lại của du
khách nội địa đối với Khu du lịch giải trí Vinpearl Land Nha Trang
(4) Đề xuất một số gợi ý chính sách góp phần gia tăng lượng khách nội địa quay
lại Khu du lịch giải trí Vinpearl Land Nha Trang.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại của du
khách nội địa đối với Khu du lịch giải trí Vinpearl Land Nha Trang.
2


- Khách thể nghiên cứu là tập hợp du khách nội địa đã hoặc hiện đang tham quan,
du lịch, giải trí tại Khu du lịch giải trí Vinpearl Land Nha Trang.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về không gian của đối tượng khảo sát: khách du lịch nội địa trên địa
bàn thành phố Nha Trang, đã hoặc hiện đang tham quan, du lịch, giải trí tại Khu du
lịch giải trí Vinpearl Land Nha Trang.

- Giới hạn về thời gian nghiên cứu: từ tháng 03/2016 đến tháng 09/2016.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đã chỉ ra ở trên, đề tài vận dụng các phương pháp nghiên
cứu như sau:
 Phương pháp nghiên cứu định tính: Tổng quan lý thuyết và các công trình
nghiên cứu trước, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến. Sau đó tổ chức nghiên
cứu sơ bộ thông qua thảo luận nhóm (gồm nhóm chuyên gia và nhóm du khách) để
hiệu chỉnh thang đo của mô hình đề xuất nghiên cứu.
 Phương pháp nghiên cứu định lượng: Đây là bước nghiên cứu chính thức thông
qua bảng câu hỏi điều tra nhằm để thu thập dữ liệu từ khách du lịch nội địa hiện đang
có mặt tại Thành phố Nha Trang đã hoặc đang tham quan, du lịch, giải trí tại Khu du
lịch giải trí Vinpearl Land Nha Trang.
 Xử lý số liệu nghiên cứu: Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm
SPSS 20 đề kiểm định, đánh giá các thang đo. Trên cơ sở đó, sử dụng phương pháp
hồi quy đa biến để xem xét mối quan hệ ràng buộc giữa các nhân tố với ý định quay lại
của du khách.
1.6. Đóng góp của đề tài
1.6.1. Về mặt lý thuyết
Nghiên cứu này trình bày được một số khái niệm về Du lịch, Sản phẩm du lịch
và Điểm đến du lịch; Tìm kiếm sự mới lạ và Giá cả cám nhận. Đồng thời đưa ra cơ sở
lý luận về lòng trung thành dựa trên ý định quay lại của du khách. Nghiên cứu góp
phần xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay lại Khu du lịch giải trí Vinpearl
Land Nha Trang của du khách nội địa, xem xét tầm quan trọng của từng yếu tố và
nghiên cứu sự tác động của các yếu tố đến từng nhóm cụ thể.

3


1.6.2. Về mặt thực tiễn
- Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến ý định quay

lại Khu du lịch giải trí Vinpearl Land Nha Trang của du khách nội địa. Cung cấp một
nguồn thông tin cập nhật và đáng tin cậy cho hoạt động quản lý Khu du lịch. Đề xuất
những chính sách góp phần thu hút khách du lịch trong thời gian đến.
- Những kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu là cơ sở cho việc hoàn
thiện và triển khai hoạt động nghiên cứu về ý định quay lại của du khách trong những
lần nghiên cứu sau này.
1.7. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Mở đầu
Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: sự cần thiết của đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, đóng góp của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương này trình bày một cách tổng quát lý thuyết về ý định quay lại của du
khách; một số khái niệm về Du lịch, Sản phẩm du lịch và Điểm đến du lịch; Tìm kiếm
sự mới lạ và Giá cả cám nhận. Phân loại các yếu tố tác động đến ý định quay lại của
du khách. Từ đó xây dựng mô hình lý thuyết cho nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trình bày phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu, phương pháp nghiên cứu để
xây dựng, đánh giá thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết đề ra.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trình bày kết quả nghiên cứu, đánh giá về độ tin cậy và độ giá trị của thang đo,
kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, kết quả đo lường các yếu tố tác động đến quyết
định của sinh viên khi lựa chọn ngành cùng các kết quả thống kê.
Chương 4: Bàn luận kết quả và gợi ý chính sách
Đưa ra các kết luận và kiến nghị với Khu du lịch giải trí Vinpearl Land Nha Trang.

4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Lòng trung thành của khách hàng
Alan S.Dick và Kunal Basu (1994) đã định nghĩa và xác định các nhân tố ảnh
hưởng cũng như hành vi thể hiện lòng trung thành của khách hàng hướng tới bất cứ
một loại hàng hóa nào hiện có trên bất kỳ thị trường nào như sau:
Định nghĩa lòng trung thành của khách hàng (Customer loyalty): Lòng trung
U

thành của khách hàng được hiểu như là mối quan hệ mạnh mẽ giữa thái độ liên quan
và việc lặp lại sự lui tới thường xuyên của khách hàng quen. Có nghĩa là: lòng trung
thành được nhận thức như một mối quan hệ giữa thái độ của người tiêu dùng hướng
tới một thực thể cụ thể (nhãn hiệu/ dịch vụ/ nơi bán/ nhà cung cấp) và hành vi lui tới
thường xuyên hay lặp lại sự mua sắm (hình 2.1).
NHỮNG TIỀN ĐỀ NHẬN THỨC

* Tính dễ tiếp cận

KHUÔN MẪU XÃ HỘI

* Sự tin cậy
* Tính trung tâm
* Tính rõ ràng

NHỮNG TIỀN ĐỀ CẢM XÚC
NHỮNG HỆ QUẢ

* Cảm xúc
* Những trạng thái/tâm
trạng cảm nhận


THÁI ĐỘ

SỰ LẶP LẠI

LIÊN

VIỆC LUI TỚI

* Động lực t ìm kiếm

CỦA KHÁCH

* Chống lại sự

QUAN

HÀNG QUEN

* Ảnh h ưởng ban đầu

thuy ết phục
* Truyền miệng

* Sự thỏa m ãn

NHỮNG TIỀN ĐỀ Ý CHÍ

* Chi phí chuy ển đổi

MỐI QUAN HỆ CỦA LÒNG TRUNG THÀNH


* Chi phí chìm
* Sự mong đợi
ẢNH HƯỞNG HOÀN CẢNH

Hình 2.1: Sơ đồ Khung lý thuyết về lòng trung thành của khách hàng
5


Các định nghĩa trong khung lý thuyết:
 Thái độ liên quan (Relative Attitude)
Thái độ liên quan được hiểu là sự quan tâm, đánh giá... của người tiêu dùng đối
với một hàng hóa cụ thể nào đó. Trong khung lý thuyết này thái độ liên quan chính là
thái độ tích cực của người tiêu dùng hướng về một hàng hóa cụ thể. Thái độ liên quan
bao gồm cường độ thái độ và sự khác biệt thái độ.
Cường độ thái độ (Attitude strength): thể hiện mức độ quan tâm, đánh giá…
của thái độ liên quan, có thể mạnh hay yếu.
Sự khác biệt thái độ (Attitudinal differentiation): thể hiện thái độ phân biệt hàng
hóa này với những hàng hóa khác, có thể có hay không.
Mối quan hệ giữa cường độ thái độ và sự khác biệt thái độ trong việc tạo thành
thái độ liên quan được thể hiện dưới đây:
Sự khác biệt thái độ
Không



Cường độ thái độ

Thái độ liên quan thấp


Thái độ liên quan cao nhất

Thái độ liên quan thấp nhất

Thái độ liên quan cao

Mạnh
Yếu

Hình 2.2: Sự kết hợp giữa cường độ thái độ và sự khác biệt thái độ
Qua hình 2.2 chúng ta có thể nhận thấy rằng để thái độ liên quan của người tiêu
dùng hướng đến một hàng hóa cụ thể có mức độ cao thì cường độ thái độ có thể mạnh
hay yếu nhưng phải có sự khác biệt thái độ giữa hàng hóa đó với các hàng hóa khác.
 Mối liên hệ giữa thái độ liên quan và hành vi

U

Hành vi ở đây chính là sự lặp lại việc lui tới thường xuyên của khách hàng quen
đối với một hàng hóa hay một cửa hàng cụ thể (Repeat patronage), có thể cao hay
thấp. Sự kết hợp của chúng thể hiện tại hình 2.3:

6


Lặp lại việc lui tới thường xuyên
Cao
Thấp
Thái độ liên quan

Trung thành


Trung thành tiềm ẩn

Trung thành giả tạo

Không trung thành

Cao
Thấp

Hình 2.3: Sự liên hệ giữa thái độ liên quan và hành vi
Qua hình 2.3 chúng ta thấy có 4 trạng thái trung thành:
A, Không trung thành (No loyalty): Khi thái độ liên quan của người tiêu dùng
thấp đồng thời việc lặp lại sự lui tới thường xuyên cũng thấp thì rõ ràng đây là trạng
thái không trung thành của người tiêu dùng. Hoàn cảnh này thể hiện người tiêu dùng
có một chút ít quan tâm đến hàng hóa nào đó, đồng thời vì lý do không có điều kiện
hay có nhiều hàng hóa thay thế nên việc lui tới thường xuyên ít được lặp lại.
B, Trung thành giả tạo (Spurious loyalty): Trung thành giả tạo là kết quả của sự
kết hợp giữa thái độ liên quan thấp và sự lặp lại việc lui tới thường xuyên ở mức độ
cao. Hoàn cảnh được tạo ra do sự liên hệ giữa mức độ quan tâm thấp của người tiêu
dùng đến một hàng hóa cụ thể, nhưng do hoàn cảnh bắt buộc (điều kiện, không có
hàng hóa thay thế) phải thường xuyên lui tới hàng hóa hay cửa hàng này.
C, Trung thành tiềm ẩn (Latent loyalty): Thái độ liên quan cao cộng với mức độ
lui tới thường xuyên thấp là trung thành tiềm ẩn. Đây là trạng thái người tiêu dùng có
thể chuyển thành trung thành khi hoàn cảnh phù hợp để họ có điều kiện lặp lại việc lui
tới của họ.
D, Trung thành (Loyalty): Sự ưa thích nhất của bốn trạng thái, biểu thị một sự
phù hợp thuận lợi giữa thái độ liên quan cao và sự lập lại việc lui tới thường xuyên
cũng cao.
Từ đây chúng ta nhận thấy rằng muốn người tiêu dùng trung thành với một thực

thể nào đó (nhãn hiệu/ dịch vụ/ nơi bán/ nhà cung cấp) thì nhất thiết phải được xây
dựng trên cơ sở thái độ liên quan của người tiêu dùng hướng tới thực thể đó ở mức độ
cao, từ đó tạo ra hoàn cảnh thuận lợi để người tiêu dùng có thể thực hiện việc lui tới
thường xuyên của mình một cách dễ dàng.
7


Hoàn cảnh thuận lợi: Có thể là điều kiện tiếp cận với hàng hóa của khách hàng,
số lượng những hàng hóa thay thế không nhiều hay không có, khách hàng có nhu cầu
sử dụng hàng hóa này…
Thái độ liên quan cao: Để có được thái độ liên quan cao, nhất thiết người tiêu
dùng phải có sự phân biệt thực thể mục tiêu với những thực thể cạnh tranh.
Như vậy lòng trung thành dưới giác độ mục tiêu của nhà quản trị chính là sự kết
hợp mục đích mua của khách hàng ở mức độ cao với điều kiện thuận lợi cho việc lui
tới thường xuyên. Nếu mục đích mua cao mà điều kiện lui tới thường xuyên bị hạn chế
chính là trung thành tiềm ẩn.
Một thái độ liên quan ở mức độ cao đóng góp đáng kể cho việc duy trì lòng trung
thành trong dài hạn. Bởi vậy, việc xác định những nguyên nhân tác động đến thái độ
liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc quản trị lòng trung thành của khách hàng.
 Những tiền đề của thái độ liên quan:

U

Những mô hình truyền thống đã phân chia những tiền đề thái độ thành ba phạm
trù: i) Nhận thức – liên kết với những yếu tố quyết định thông tin (ví dụ: niềm tin vào
nhãn hiệu); ii) Cảm xúc – liên kết với trạng thái cảm giác liên quan đến thực thể; và
iii) Ý chí – liên quan đến những xếp đặt hành vi hướng về thực thể.
U

Những tiền đề nhận thức: (Cognitive antecedents)

U

- Tính dễ tiếp cận (Accessibility): Khả năng tiếp cận với thông tin, với thực thể
của người tiêu dùng.
- Sự tin cậy (Confidence): Sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với thực thể.
- Tính trung tâm (Centrality): Nét đặc trưng của thực thể.
- Tính rõ ràng (Clarity): Sự rõ ràng, không mù mờ của thực thể.
U

Những tiền đề cảm xúc: (Affective antecedents)
U

- Cảm xúc (Emotion): Tình cảm vốn có của người tiêu dùng hướng về thực thể.
- Trạng thái/ tâm trạng cảm nhận (Feeling States/ Mood): Tâm trạng của người
tiêu dùng ngay tại thời điểm tiếp xúc với thực thể.
- Ảnh hưởng ban đầu (Primary Affect): Ấn tượng ban đầu của người tiêu dùng về
thực thể.
8


- Sự thỏa mãn (Satisfaction): Sự hài lòng của người tiêu dùng khi tiếp xúc với
thực thể.
U

Những tiền đề ý chí: (Conative antecedents)
U

- Chi phí chuyển đổi (Switching Cost): Là chi phí phát sinh khi chuyển đổi từ
thực thể này sang thực thể khác.
- Chi phí chìm (Sunk Cost): Là chi phí đã bỏ ra mà không lấy lại được khi không

sử dụng thực thể này nữa.
- Sự mong đợi (Expectation): Sự kỳ vọng của người tiêu dùng về thực thể cụ thể.
Ba tiền đề này tác động đến thái độ liên quan làm tăng hay giảm mức độ của thái
độ liên quan hướng tới một thực thể cụ thể.
 Mối quan hệ của lòng trung thành:

U

Với thái độ liên quan ở mức độ nhất định sẽ chuyển thành sự lập lại việc lui tới
thường xuyên của khách hàng. Đây chính là lòng trung thành mà người nghiên cứu
muốn đề cập tới. Để sự chuyển biến này diễn ra ngoài những tiền đề tác động đến thái
độ liên quan, tác giả còn đưa ra hai nhân tố tác động trực tiếp đến sự chuyển đổi trạng
thái này, đó là: (i) Khuôn mẫu xã hội – sự giới hạn của xã hội khi tiếp xúc với thực
thể; (ii) Ảnh hưởng hoàn cảnh – sự thu hút của ngoại cảnh khi tiếp xúc với thực thể.
 Những hệ quả:
Hệ quả của lòng trung thành được tác giả nêu ra bao gồm: (i) Động lực tìm kiếm
– kích thích người tiêu dùng tìm kiếm thực thể đang quan tâm; (ii) Chống lại sự thuyết
phục – không bị thuyết phục bởi những ý kiến đối lập; (iii) Truyền miệng – truyền bá
thông tin về thực thể với những người tiêu dùng khác.
2.1.2. Lòng trung thành của khách du lịch
Với phân tích trên chúng ta mới có được khái niệm lòng trung thành của khách
hàng nói chung trong tất cả mọi lĩnh vực hàng hóa. Tuy nhiên, khái niệm này không
thể áp dụng hoàn toàn vào lĩnh vực du lịch, bởi vì sản phẩm du lịch là một sản phẩm
đặc biệt, có những nét đặc trưng riêng (theo Trần Ngọc Nam 2000):
- Khách hàng mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm.
- Sản phẩm du lịch thường là một kinh nghiệm nên dễ bắt chước.
9


- Khoảng thời gian mua sản phẩm, thấy, và sử dụng sản phẩm quá lâu.

- Sản phẩm du lịch ở xa khách hàng.
- Sản phẩm du lịch do tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau.
- Sản phẩm du lịch như chỗ ngồi ở máy bay, phòng ngủ khách sạn, ghế ngồi
nhà hàng không thể tồn kho.
- Trong thời gian ngắn, lượng cung sản phẩm du lịch cố định, nhưng lượng
cầu của khách hàng có thể gia tăng hoặc sút giảm.
Trong bài báo của Carmen Barroso Castro; Enrique Martín Armario; David
Martín Ruiz (2005), Ảnh hưởng của tính không đồng nhất của thị trường lên mối quan
hệ giữa hình ảnh của một điểm đến và hành vi trong tương lai của du khách, bài viết
trong “Tourism Management”; trên trang web “ScienceDirect”, đã đề ra mô hình lòng
trung thành của du khách bị tác động bởi nhân tố hình ảnh điểm đến, chất lượng dịch
vụ và sự thỏa mãn của du khách tại một thành phố lớn miền nam Tây Ban Nha.
Hình ảnh
điểm đến

Th ỏa m ãn
Ch ất l ượng

c ủa du khách

dịch vụ

Ý đ ịnh giới

Ý đ ịnh

thi ệu

thăm l ại


Hình 2.4. Mô hình thể hiện các nhân tố tác động đến lòng trung thành của du khách

10


Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, người nghiên cứu thực
hiện nghiên cứu một lĩnh vực hẹp, mà cụ thể là nghiên cứu ý định quay lại (một khía
cạnh của lòng trung thành) của khách du lịch nội địa (du khách) tại Khu du lịch giải trí
Vinpearl Land Nha Trang (một điểm đến).
2.1.3. Du lịch, sản phẩm du lịch và điểm đến du lịch
2.1.3.1. Khái niệm du lịch
Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến. Hội đồng
Lữ hành và du lịch quốc tế (WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn
nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Du lịch
đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới,
được xem là ngành “công nghiệp không khói”, là “con gà đẻ trứng vàng”. Chúng ta
xem xét một số khái niệm tiêu biểu về du lịch:
- Năm 1811 lần đầu tiên tại Anh có định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là sự
phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích
giải trí”. Ở đây sự giải trí là động cơ chính.
- Đại hội lần thứ 5 của Hiệp hội quốc tế những nhà nghiên cứu khoa học về du
lịch đã chấp nhận định nghĩa của Giáo sư, tiến sỹ Hunziker và giáo sư, tiến sỹ Krapf
đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng
phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu
việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động
kiếm lời”.
- Định nghĩa về du lịch trong Từ điển bách khoa quốc tế về du lịch – Le Dictionnaire
international du tourisme do Viện hàn lâm khoa học quốc tế về du lịch xuất bản: “Du
lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành
trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch... Du

lịch là cuộc hành trình mà một bên là những công cụ làm thỏa mãn các nhu cầu của
họ”. Định nghĩa này chỉ xem xét chung hiện tượng du lịch mà ít phân tích như một
hiện tượng kinh tế.
- Luật du lịch Việt Nam năm 2005 định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

11


- Tổ chức du lịch thế giới (WTO) đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch bao gồm những
hoạt động của những người đi đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình trong thời hạn không quá một năm liên tục để vui chơi, vì công việc hay vì mục
đích khác không liên quan đến những hoạt động kiếm tiền ở nơi mà họ đến”.
Cho đến nay, người ta đã thống nhất về cơ bản rằng tất cả các hoạt động di
chuyển của con người ở trong nước hay ra nước ngoài (trừ đi làm và cư trú) đều mang
ý nghĩa du lịch. Nhìn chung, cũng khó để đưa ra một định nghĩa tương đối đầy đủ về
du lịch vì tính chất hai mặt của khái niệm du lịch, du lịch một mặt mang khái niệm
thông thường là việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí... mặt khác
lại được nhìn nhận dưới góc độ là hoạt động gắn với những kết quả kinh tế do chính
nó tạo ra. Do đó có thể định nghĩa khái quát về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp
các mối quan hệ về kinh tế - kỹ thuật – văn hóa – xã hội, phát sinh do sự tác động hỗ
tương giữa du khách, đơn vị cung ứng dịch vụ, chính quyền và cư dân bản địa trong
quá trình khai thác các tài nguyên du lịch, tổ chức kinh doanh phục vụ du khách”.
2.1.3.2. Sản phẩm du lịch
- Theo định nghĩa của WTO: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao
gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên
nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên
du lịch. Sản phẩm du lịch bao gồm cả sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình”.
- Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì sản phẩm du lịch bao gồm hai mặt chính:

 Xuất phát từ đích tới du lịch, sản phẩm du lịch là chỉ toàn bộ dịch vụ của nhà
kinh doanh du lịch dựa vào vật thu hút du lịch và khởi sự du lịch, cung cấp cho du
khách để thỏa mãn nhu cầu hoạt động du lịch.
 Xuất phát từ góc độ người đi du lịch là chỉ quá trình du lịch một lần do du
khách bỏ thời gian, chi phí và sức lực nhất định để đổi được.
- Theo tiến sĩ sử học Công Thị Nghĩa (tên thường gọi Thu Trang), ủy viên đoàn
chủ tịch hội người Việt Nam tại Pháp: “Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm tiêu
dùng đáp ứng cho nhu cầu của du khách, nó bao gồm di chuyển, ăn, ở và giải trí”.
- Theo Luật Du lịch năm 2005 định nghĩa “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch
vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
12


Từ các định nghĩa trên có thể đưa ra một định nghĩa bao quát và ngắn gọn hơn:
“Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý tài
nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch”.
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Hàng hóa và dịch vụ du lịch.
Như vậy, có thể hiểu sản phẩm du lịch được hợp thành bởi những bộ phận sau
(xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến đi du lịch):
 Dịch vụ vận chuyển;
 Dịch vụ lưu trú, ăn uống;
 Dịch vụ tham quan, giải trí;
 Hàng hoá tiêu dùng và đồ lưu niệm;
 Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch
2.1.3.3. Điểm đến du lịch
Một điểm đến du lịch có thể được định nghĩa như một hỗn hợp gồm các sản
phẩm và dịch vụ du lịch được tiêu thụ dưới một tên chung để cung cấp cho người tiêu
dùng một trải nghiệm tích hợp, được thể hiện một cách chủ quan theo hành trình của
du khách, nền văn hóa, mục đích của việc đi du lịch, những trải nghiệm trong quá khứ
… (Buhalis, 2000; Fuchs và Weiermair, 2003). Sản phẩm và dịch vụ du lịch như là nơi

nghỉ ngơi, đi lại, ẩm thực, giải trí… (V. Zabkar và cộng sự, 2010). Theo cách tiếp cận
về khía cạnh du lịch, Lew (1987), cho rằng những điểm tham quan là một yếu tố của
điểm đến để thu hút du khách, ví dụ như danh lam thắng cảnh để ngắm nhìn, môi
trường được cảm nhận (ví dụ: thời tiết, vệ sinh công cộng), các hoạt động để tham gia
và những kỷ niệm để ghi nhớ. Một cách rõ ràng, các điểm tham quan tạo ra những
động lực và sự hấp dẫn để thuyết phục một cá nhân đi đến một điểm đến xác định
(Alhemoud và Armstrong, 1996).
Dựa vào những nghiên cứu trước đây, trong nghiên cứu này, tác giả xác định có
05 yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay lại của du khách đối với một điểm đến du lịch
gồm: môi trường, cơ sở vật chất, vui chơi giải trí, ẩm thực và sự an toàn.
2.1.4. Tìm kiếm sự mới lạ
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tìm kiếm sự mới lạ. Hành vi tìm kiếm sự
mới lạ được định nghĩa theo hai cách khác nhau, gồm hành vi tìm kiếm gián tiếp và
hành vi tìm kiếm trực tiếp (McAlister và Pessemier, 1982). Tìm kiếm gián tiếp liên
quan đến các động cơ khác không phải là mong muốn đi du lịch và kiểu này thường
13


×