Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH VÀ VIỆC VẬN DỤNG TRONG Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.88 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN MÁC - LÊNIN
--------

LÊ THIÊN KIM
1711059

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG,
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
VÀ VIỆC VẬN DỤNG TRONG
Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

HÀ NỘI, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN MÁC - LÊNIN
--------

LÊ THIÊN KIM
1711059

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG,
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
VÀ VIỆC VẬN DỤNG TRONG
Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn:
1. TS. Vũ Văn Vinh


2. ThS. Lê Thị Nga
Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược
Hà Nội.


HÀ NỘI, 2017


LỜI NÓI ĐẦU
Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn tới thầy Vũ Văn Vinh và
cô Lê Thị Nga đã giao chủ đề và hướng dẫn em cách làm tiểu luận
này.
Triết học nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của
con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới
quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức,
giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với
những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những
vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ
thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong
việc lập luận.
Do định hướng chuyên ngành Dược liệu – Dược học cổ truyền,
nên sau khi học xong môn Triết học trong chương trình Cao học và
nhận các chủ đề tiểu luận, em quyết định chọn chủ đề số 1: “Học
thuyết âm dương, học thuyết Ngũ hành và việc vận dụng trong y –
dược học cổ truyền” để báo cáo. Chủ đề này có liên quan trực tiếp
đến lĩnh vực chuyên ngành của em.
Mặc dù em đã cố gắng nhưng chắc chắn không thể không còn
những khiếm khuyết. Nên em rất mong nhận được ý kiến phê
bình, nhận xét của thầy cô, các anh chị và các bạn để em có thể
rút kinh nghiệm và có thể làm bài luận sau được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2017
Học Viên

Lê Thiên Kim


MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xưa ông cha ta đã biết sử dụng nguồn dược liệu quý giá của đất nước với
các phương pháp chế biến khác nhau và các dạng bào chế thích hợp dùng để phòng và
chữa bệnh cho nhân dân. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, từ thế hệ trước truyền đạt
cho thế hệ sau, đúc kết được các kinh nghiệm từ thực tiễn lâm sàng, xây dựng nên
những lý luận về các phương pháp phòng và chữa bệnh, đồng thời còn dựa vào các hệ
thống triết học cổ phương Đông vận dụng vào y học cổ truyền, đặc biệt là học thuyết
Âm dương và học thuyết Ngũ hành,… tạo ra một hệ thống y lý phong phú, có sáng tạo
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam.
Học thuyết Âm dương và học thuyết Ngũ hành là hai học thuyết triết học
phương Đông điển hình, là vũ trụ quan của triết học Trung Quốc cổ đại về cách thức
vận động của mọi sự vật, mọi hiện tượng. Cả 2 học thuyết đều được vận dụng để giải
thích sự xuất hiện, sự tồn tại, chuyển hóa lặp đi lặp lại có tính chu kỳ của sự vật, hiện
tượng trong tự nhiên, thâm nhập vào nhiều lĩnh vực tri thức và được vận dụng để lý
giải các vấn đề của tự nhiên, xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực Y dược học cổ truyền. Học
thuyết âm dương, học thuyết Ngũ hành là cơ sở lý luận để giải thích nguyên nhân, cơ
chế phát sinh bệnh tật, điều trị, phòng bệnh, bào chế thuốc của y dược học cổ truyền.
Qua chương trình Triết học dành cho học viên Cao học khóa 22 của trường Đại
học Dược Hà Nội, cùng sự quan tâm tới Y dược học dân tộc, tôi thực hiện tiểu luận
với chủ đề: “Học thuyết Âm dương, học thuyết Ngũ hành và việc vận dụng trong Y

dược học cổ truyền”, với các mục tiêu chính:
-

Tổng quan một số nội dung cơ bản trong học thuyết âm dương và học
thuyết Ngũ hành.

-

Tổng quan về việc vận dụng học thuyết âm dương, học thuyết Ngũ hành
trong Y dược học cổ truyền.

6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG HỌC
THUYẾT ÂM DƯƠNG VÀ HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
1.1. Tổng quan về học thuyết Âm dương
1.2.1. Nguồn gốc
Thuyết âm dương trong ý học cổ truyền có nguồn gốc từ học thuyết triết học
duy vật cổ đại phương Đông, nó thể hiện quá trình nhận thức và nắm vững quy luật
phát triển của sự vật, được cổ nhân vận dụng từ 3000 năm nay.
Cho đến nay, giới nghiên cứu nước ta vẫn tồn tại hai quan điểm khác nhau về
nguồn gốc của học thuyết Âm – Dương.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: học thuyết Âm dương có nguồn gốc từ Trung
Quốc cổ đại. Trong sách “Quốc ngữ”- một cuốn sách viết khoản năm 780 trước Công
nguyên, đã thấy giải thích các hiện tượng động đất là do tác động của hai thế lực Âmdương: “Khí của trời đất thì không sai thứ tự, nếu mà sai thứ tự thì dân sẽ loạn, dương
mà bị đè bên dưới không lên được, âm mà bị bức bách không bốc lên được thì có
động đất”. Về sau, quan niệm Âm – Dương được trình bày rõ ràng, là cơ sở khoa học
của Kinh Dịch.
Quan điểm thứ hai cho rằng quan niệm Âm- Dương có nguồn gốc từ phương

Nam của cư dân trồng lúa nước. Đây là một triết lý hình thành rất sớm tại vùng nông
nghiệp Nam Á, từ khi chưa có chữ viết. Để chứng minh quan điểm này, các nhà khoa
học đã đưa ra các dẫn chứng cụ thể, như: Âm- Dương là sản phẩm trừu tượng hóa từ ý
niệm và ước mơ của cư dân nông nghiệp về sự sinh sản của hoa màu và con người;
triết lý Âm- Dương mang tính tổng hợp và biện chứng, nó chỉ có thể là sản phẩm tư
duy của loại hình văn hóa nông nghiệp trọng tĩnh...
Như vậy, hai quan điểm trên khác nhau cả về cơ sở, nguồn gốc hình thành của
học thuyết Âm – Dương, nhưng đều thống nhất rằng học thuyết Âm Dương có từ rất
sớm, được ghi chép trong các sách cổ Trung Hoa; trải qua hàng nghìn năm lịch sử, học
thuyết này có ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia ở Đông Nam Á, trong đó có Việt
Nam, trở thành cơ sở lý luận chi phối thế giới quan và nhân sinh quan của người
phương Đông.
Học thuyết âm dương được vận dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau
như thiên văn học, nông học, toán học, hóa học, y học cổ truyền. Trong đó, y học cổ

7


truyền vận dụng thuyết âm dượng một cách nhuần nhuyễn và phong phú. Coi con
người là một vũ trụ thu nhỏ, đồng thời trên cơ sở của học thuyết này có thể giải thích
sự phát sinh phát triển của bệnh tật và các phương pháp chẩn trị lâm sàng.
1.2.2. Khái niệm âm - dương
Khái niệm về Âm- Dương là điều quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu; tùy theo
từng giai đoạn phát triển của lịch sử, tùy theo từng góc nhìn nghiên cứu lại có những
quan niệm, khái niệm khác nhau.
Âm và Dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể mà là thuộc
tính của mọi hiện tượng, sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi
tiết. Âm và Dương là hai mặt đối lập, mâu thẫu nhưng thống nhất. Trong Dương có
mầm mống của âm và ngược lại.
Mọi sực vật hiện tượng là biến hóa không ngừng “Thái cực sinh lưỡng nghi,

lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái”. Trong sự biến hóa này vừa có sự ức
chế vừa giúp đỡ, ảnh hưởng, nương tựa và thúc đẩy lẫn nhau.
Khái niệm Âm- Dương được hình tượng hóa bằng một vòng tròn khép kín
(Hình 1.1). Đường cong hình chữ S ngược chia vòng tròn ra hai phần, trong mỗi phần
lại có một vòng tròn nhỏ. Ở đây, vòng tròn lớn thể hiện sự thống nhất của một sự vật,
hình con S ngược cho phép liên hệ sự tương đối và chuyển hóa âm dương; hai vòng
tròn nhỏ biểu thị hai thái cực âm và dương.

Hình 1.1. Sơ đồ thái cực
1.2.3. Nội dung học thuyết âm dương
Nội dung cơ bản của học thuyết âm dương thể hiện qua các quy luật vận động

8


thế giới theo quan điểm của người Trung Quốc cổ đại. Âm và Dương tác động lẫn
nhau theo các quy luật cơ bản sau:
- Âm

dương đối lập, chế ước lẫn nhau: Âm và Dương là hai mặt đối lập của nhau, chúng

chế ước lẫn nhau nhưng không tách rời nhau mà chúng tác động lẫn nhau, mặt này lấy
mặt kia làm tiền đề để tồn tại và phát triển của mình. Sự đối lập thể hiện ở tính tương
phản của Âm và Dương, sự tương phản này có thể tồn tại ở bên trong sự vật, hiện
tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Ví dụ như: Trời và Đất: Trời thuộc
Dương, Đất thuộc Âm, nóng và lạnh: Nóng thuộc Dương, lạnh thuộc Âm, Sáng và tối:
Sáng thuộc Dương, tối thuộc Âm... Ầm Dương tương phản sẽ dẫn tới chế ước lẫn
nhau. Ví dụ: nóng ấm xua tà lạnh: nóng ấm thuộc Dương, lạnh thuộc Âm, ...
- Âm


dương hỗ căn: Hỗ căn là nương tựa vào nhau; hai mặt Âm- Dương tuy đối lập,

nhưng có tính nương tựa lẫn nhau, bắt rễ với nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau để tồn
tại. Âm và dương liên kết với nhau để tạo thành một thực thể, chúng không thể thiếu
nhau hoặc đứng một mình. Chính đặc tính này phản ảnh mối liên hệ mật thiết với
nhau của hai mặt Âm- Dương: trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Không có
sự vật hiện tượng nào tồn tại được mà chỉ có một mặt Âm hoặc Dương. Ví dụ: Khí và
Huyết, thì Khí thuộc Dương, Huyết thuộc Âm, Huyết sinh ra từ thức ăn uống nhờ
công năng của Khí, tuần hoàn khắp cơ thể nhờ sự thúc đẩy của Khí, tuy nhiên, Khí
được tạo ra từ những tinh chất của Huyết, nếu tinh chất của Huyết không đầy đủ thì
Khí cũng suy, Khí và Huyết có quan hệ khăng khít.
- Âm

dương bình hành – tiêu trưởng: Tiêu là mất đi, trưởng là phát triển. Âm dương tiêu

trưởng chỉ ra rằng trong mỗi sự vật hiện tượng đều hàm chứa Âm và Dương, nhưng tỷ
lệ của chúng không phải bất biến mà sẽ không ngừng tiêu trưởng. Tuy nhiên, sự vận
động này có tính giai đoạn, tới một mức nào đó thì sẽ chuyển hóa lẫn nhau: Âm
trưởng thì Dương tiêu, Dương trưởng thì Âm tiêu, Dương cực sinh Âm, Âm cực sinh
Dương, cứ như vậy chu trình vận động tạo thành vòng tròn khép kín. Bình hành là
thăng bằng, nghĩa là tồn tại sự thăng bằng giữa hai mặt Âm- Dương, Âm- Dương đối
luận chuyển động không ngừng nhưng chúng luôn lập lại thế cân bằng. Ví dụ như:
Thời tiết có bốn mùa: mùa Xuân (thuộc Dương), tới mùa Hạ (cực Dương), sang mùa
Thu (là Âm), rồi mùa Đông (cực Âm), cứ luân hồi Âm Dương như vậy.

9


- Âm


dương giao cảm: là chỉ về trong quá trình vận động, Âm Dương có sự tương hỗ,

cảm ứng, giao hợp với nhau. Âm Dương giao cảm được diễn ra trong quá trình vận
động của Âm và Dương, không có sự vận động thì không có Âm Dương giao cảm.
Âm Dương giao cảm là điều kiện căn bản để vạn vật được sinh ra.
Tóm lại, hai thuộc tính cơ bản của Âm Dương đó là:
- Tồn tại khách quan, có sẵn trong vạn vật.
- Âm dương mang tính tương đối.
1.3. Tổng quan về học thuyết Ngũ hành
1.3.1. Nguồn gốc và khái niệm
Dựa trên những quan sát thế giới tự nhiên, người Trung Quốc cổ đại đã phát
hiện ra những quy luật giúp cho vũ trụ không ngừng chuyển động và thay đổi.
Ban đầu những quan sát này được giải thích bằng lý luận âm dương, nhưng sau
đó những giải thích này đã được mở rộng bằng cách sử dụng một học thuyết mới gọi
là Ngũ hành.
Học thuyết Ngũ hành là cũng là mọt học thuyết về triết học cổ, ra đời sau
thuyết âm dương, nhằm bổ sung vào những chỗ khiếm khuyết của thuyết âm dương.
Thuyết được tác giả Trâu Diễn thời Chiến Quốc (Trung Quốc) nghiên cứu đề xuất.
Thuyết Ngũ hành dùng 5 vật thể gần gũi trong cuộc sống, tượng trưng cho vạn vật
trong thiên nhiên, đó là Kim (kim loại), Mộc (gỗ), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất)
và gọi đó là Ngũ hành. Ngũ hành được dùng để giải thích sự sinh trưởng của vạn vật
trong vũ trụ. "Thổ mộc hỏa đan xen thành ra trăm vật", "hoà hợp thì sinh ra vật, đồng
nhất thì không tiếp nối" (Quốc ngữ - trịnh ngữ). Tức là nói những vật giống nhau thì
không thể kết hợp thành vật mới, chỉ có những vật có tính chất khác nhau mới có thể
hóa sinh thành vật mới. Tiếp theo là thuyết Ngũ hành tương thắng, rồi xuất hiện thuyết
Ngũ hành tương sinh đã bổ khuyết chỗ chưa đầy đủ của thuyết Ngũ hành đan xen. Tư
tưởng Ngũ hành đến thời Chiến Quốc đã phát triển thành một thuyết tương đối hoàn
chỉnh là "Ngũ hành sinh thắng". "Sinh" có nghĩa là dựa vào nhau mà tồn tại, “thắng”
có nghĩa là đối lập lẫn nhau.
Thuyết Ngũ hành là vũ trụ quan trong triết học phương Đông cổ đại đã đề cập

được các mối quan hệ mất thiết, hữu cơ giữa Ngũ hành với nhau thông qua một số quy
luật hoạt động của chúng. Đó là một minh chứng điển hình cho tư duy biện chứng của

10


triết học cổ đại phương Đông.
1.3.2. Nội dung cơ bản của học thuyết Ngũ hành
Theo thuyết Ngũ hành, vạn vật được cấu tạo bởi 5 vật chất, 5 yếu tố cơ bản đó
là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy:
- Mộc: là hình thái sinh trưởng (nghĩa hẹp là gỗ). Đặc tính của mộc là hướng
lên trên, hướng ra ngoài. Mộc đại diện cho công năng sinh trưởng không ngừng của
vạn vật.
- Hỏa: là sức nóng (nghĩa hẹp là lửa). Đựac tính của hỏa là bốc lên trên (thượng
thăng). Hỏa đại diện cho tính năng thăng hoa, chói lọi và ấm nóng. Tất cả các sự vật
và hiện tượng có tính năng hun đốt, bốc lên trên và ôn nhiệt đều thuộc Hỏa.
- Thổ: nghĩa hẹp là đất. Đặc tính hóa sinh, truyền tải và thu nạp… được coi là
mẹ của vạn vật. Thổ bao gồm sự sinh trưởng, là cội nguồn cho sự sinh tồn. Tất cả các
sự vật có tính năng sinh hóa, truyền tải, thu nạp đều quy nạp vào Thổ.
- Kim: nghĩa hẹp là kim loại. Đại biểu cho tính ngưng kết, tính thanh trừng, túc
giáng, thu liễm, sạch sẽ. Tất cả sự vật và hiện tượng sau khi sinh trưởng mà đạt được
trạng thái ngưng kết thì được quy vào Kim.
- Thủy: nghĩa hẹp là nước. Đặc tính là tư nhuận, hướng xuống dưới và bể tàng.
Tất cả các sự vật và hiện tượng có tính năng mát lạnh, tư nhuận, bể tàng, hướng xuống
dưới đều được quy nạp vào Thủy.
Năm yếu tố được vận dụng đầy đủ vào mọi mặt của đời sống từ vật chất, màu
sắc, mùi vị, phương, vị, khí, mùa,…
Bảng 1.1. Thuyết Ngũ hành về vật chất, màu sắc, vị, hóa sinh, khí, phương, mùa
Hiện tượng
Vật chất

Màu sắc
Vị
Mùi
Ngũ cốc
Ngũ cầm
Hóa sinh
Khí
Phương

Mộc
Gỗ, cây
Xanh
Chua
Tanh
Lúa mì

Sinh
Phong
Đông

Hỏa
Lửa
Đỏ
Đắng
Khét
Ngô

Trưởng
Nhiệt
Nam


Ngũ hành
Thổ
Đất
Vàng
Ngọt
Thơm
Lúa tẻ

Hóa
Thấp
Trung

11

Kim
Kim loại
Trắng
Cay
Hôi
Lúa nếp
Ngựa
Thu
Táo
Tây

Thủy
Nước
Đen
Mặn

Thối
Đậu
Lợn
Tàng
Hàn
Bắc


Mùa

Xuân

Hạ

Trưởng hạ

Thu

Đông

Quy luật hoạt động của học thuyết Ngũ hành
Học thuyết Ngũ hành cho rằng 5 yếu tố Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy là những
yếu tố cơ bản của thế giới vật chất. Chúng có mối quan hệ phụ thuộc và kiềm chế lẫn
nhau, giúp tạo ra một trạng thái cân bằng động.
Trong điều kiện bình thường: 5 vật chất, 5 yếu tố này tương tác theo 2 hướng
hoặc tương sinh hoặc tương khắc. Quy luật tương sinh tức là hành đứng sau này hỗ
trợ, thúc đẩy, sinh ra hành đứng trước: Mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim
sinh thủy, thủy lại sinh mộc, cứ thế phát triển luân hồi.
Quy luật tương khắc tức là hành này ức chế, kìm hãm hành kia: Kim khắc mộc,
mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa lại khắc kim.


Tương sinh
Tương khắc

Hình 1.2. Quy luật tương sinh, tương khắc trong thuyết Ngũ hành
Trong điều kiện khác thường: 5 vật chất, 5 yếu tố này tương tác theo hướng
hoặc tương thừa mà theo đó chúng lấn át nhau hoặc tương vũ mà theo đó chúng ức
chế ngược lẫn nhau. Quy luật tương thừa tức là hành đi khắc mạnh hơn hành được
khắc, ví dụ: Kim khắc mộc, kim mạnh hơn mộc. Quy luật tương vũ tức là hành bị
khắc mạnh hơn hành đến khắc, ví dụ: kim khắc mộc nhưng mộc mạnh hơn kim.
Quy luật chế hóa Ngũ hành: Thực tế các quy luật hoạt động của Ngũ hành rất
phúc tạp, đan xen vào nhau bị rằng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quy luật.
Mỗi hành đều bị ảnh hưởng tương sinh hoặc tương khắc của các hành khác và được
thể hiện ra ở quy luật tổng hợp gọi là quy luật chế hóa Ngũ hành.

12


Hình 1.3. Quy luật chế hóa Ngũ hành
Tóm lại, các quy luật vận hoạt động của Ngũ hành nói lên sự vận động, chuyển
hóa chế ước lẫn nhau. Một hành bị rằng buộc và quan hệ với bốn hành đứng cạnh.
Mỗi hành đều tự vận động bên cạnh sự hoạt hoạt động của bốn hành khác. Điều này
làm cho các hoạt động của Ngũ hành thêm phong phú và phức tạp.

13


CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG CỦA HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, HỌC THUYẾT
NGŨ HÀNH TRONG Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
Mặc dù hai học thuyết âm dương và Ngũ hành đã ra đời khá lâu, cách chúng ta

khoảng 30 thế kỷ, song cho đến nay nó vẫn không ngừng được vận dụng và phát huy
trong lĩnh vực y học cổ truyền. Vì nó đã nêu ra những quy luật có tính tiên đề. Những
quy luật đó đã được các nhà y học cổ vận dụng vào lĩnh vực của mình, càng ngày càng
làm cho nó sâu sắc thêm, phong phú thêm, nó trở thành phương tiện chỉ đạo cho mọi
hoạt động của Y học cổ truyền, về phòng và trị bệnh, trong đó kể cả phần Y lẫn phần
Dược.
2.1. Vận dụng học thuyết âm dương trong Y dược học cổ truyền
2.1.1 Ứng dụng học thuyết âm dương trong cấu trúc cơ thể người
Học thuyết âm dương khẳng định cơ thể con người là một khối thống nhất.
Quan niệm xưa cho rằng: con người là một vũ trụ thu nhỏ, từ lúc bắt đầu sinh
ra, sinh trưởng và phát triển đều hàm chữ hình đồ thái cực trong đó hai mặt ÂmDương có quan hệ mật thiết với nhau.
Cấu trúc của cơ thể được phân loại vào các khía cạnh âm hay dương dựa trên
chức năng và vị trí của chúng (Hình 2.1):
Trong mỗi tạng phủ đều có phần âm, phần dương. Can có can âm, can dương,
tâm có tâm âm, tâm dương,… Tuy nhiên, sự phân chia chỉ mang tính tương đối. Tính
chất tương đối của âm dương được thể hiện ở tạng như tâm là tạng thuộc âm trong
dương (tâm nằm ở ngực thuộc phần dược); can là tạng âm trong âm (can am nằm ở
trung tiêu – phần bụng – thuộc âm)… Các tính chất này ảnh hưởng đến quá trình sinhkhắc của từng bệnh lý tại tạng, phủ.

14


Dương
Vật chất

Tỳ Tâm
Can Phế
Thận

Cơ năng

Âm

15


Hình 2.1. Sơ đồ phân loại các cơ quan, mô của cơ thể theo âm dương
2.1.2. Ứng dụng học thuyết âm dương trong chức năng sinh lý
YHCT nhấn mạnh con người là một phần của thiên nhiên (tiểu vũ trụ), sống hài
hòa và cân bằng với thiên nhiên. Hoạt động sống là kết quả của sự tương tác của các
thành phần trong cơ thể một cách hài hòa và thống nhất.
Vật chất dinh dưỡng thuộc âm, cơ năng hoạt động thuộc dương; Khí tạo ra
huyết và thúc đẩy lưu thông, mặc khác huyết mang và nuôi dưỡng khí; Tạng thuộc âm
do có chức năng tàng trữ, Phủ thuộc dương do có chức năng truyền tải, tiêu hóa và bài
tiết...
Nếu Âm dương cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh, Âm Dương mất cân bằng thì cơ
thể sinh bệnh.
Ví dụ: Sốt cao gây phản ứng giãn mạnh, mở lỗ chân lông để thoát nhiệt, tuy
nhiên khi cơ thể không tự cân bằng được nữa thì sẽ phát sinh bệnh tật.
2.1.3. Ứng dụng học thuyết âm dương trong sinh lý bệnh
Học thuyết âm dương cho rằng bệnh là sự mất cân bằng âm dương dẫn đến tình
trạng thắng hoặc suy của âm, dương.
Sự xuất hiện và phát triển của bệnh tật còn liên quan đến chính khí (sức đề
kháng của cơ thể) và tà khí (các tác nhân gây bệnh).
Học thuyết âm dương có thể được sử dụng để khái quát hóa các mối quan hệ
tương tác giữa sức đề kháng của cơ thể và các tác nhân gây bệnh.
Các yếu tố gây bệnh được chia thành yếu gây bệnh mang thuộc tính dương hay
thuộc tính âm, trong khi chính khí cũng bao gồm 2 phần âm và dương: Các tác nhân
gây bệnh mang thuộc tính dương thường có khuynh hướng ảnh hưởng đến vật chất
dinh dưỡng (âm); Các tác nhân gây bệnh mang thuộc tính âm thường có khuynh
hướng ảnh hưởng đến công năng hoạt động (dương khí).

Thay đổi bệnh lý của bệnh rất đa dạng, nhưng có thể được giải thích về sự mất
cân bằng âm dương: âm thắng (âm vượng, âm dư thừa, âm thịnh …) sinh hội chứng
hàn (nội hàn); dương thắng (dương vượng, dương dư thừa, dương thịnh…) sinh hội
chứng nhiệt (ngoại nhiệt); dương hư (dương suy, dương thiếu hụt…) gây hội chứng
hàn (ngoại hàn), âm hư (âm suy, âm thiếu hụt…) gây hội chứng nhiệt (nội nhiệt).

16


Bảng 2.1. Biểu hiện sinh lý bệnh theo thuyết âm dương
Vấn đề
Mất cân bằng
Tác nhân gây Âm vượng, Âm
bệnh
mang thịnh (âm trên mức
thuộc tính âm
giới
hạn
bình
thường)
Vật chất dinh Âm hư (âm dưới
dưỡng
(âm) mức giới hạn bình
không đầy đủ
thường)

Biểu hiện
Hội chứng nội hàn: đau bụng, tiêu chảy,
người sợ lạnh, gia tăng sự nhạy cảm với
nhiệt độ thấp, lạnh tay chân, mạch chậm

(trì)….
Hội chứng nội nhiệt (hư nhiệt): cơn nóng
phừng mặt, tay chân nóng, đổ mồ hôi về
đêm, khát nước, họng khô, táo bón,
mạch nhanh (sác) ….

Dương khí suy Dương hư (dương
giảm
dưới
mức
bình
thường)
Tác nhân gây Dương
vượng,
bệnh
mang dương thịnh (dương
thuộc
tính trên mức giới hạn
dương
bình thường)
Dương khí + Âm Âm dương lưỡng hư
đều không đủ

Hội chứng ngoại hàn (hư hàn): tay chân
lạnh, dễ bị cảm lạnh, nhạy cảm với nhiệt
độ thấp, chân tay lạnh, mệt mỏi…
Hội chứng ngoại nhiệt : sốt, đổ mồ hôi,
tay chân nóng, đỏ mặt, mạch nhanh….
Thường gặp trong các vấn đề sức khỏe
kéo dài (bệnh mạn tính) với biểu hiện

khí huyết hư suy

2.1.4. Ứng dụng học thuyết âm dương trong chẩn đoán
Học thuyết âm dương được sử dụng như là những hướng dẫn cơ bản trong chẩn
đoán bằng YHCT.
Lâm sàng thường được chia thành hội chứng âm hoặc hội chứng dương.
Dựa vào bốn phương pháp khám bệnh: vọng, văn, vấn, thiết sẽ giúp cho người
thầy thuốc phân biệt âm chứng hay dương chứng.
Trong chuẩn đoán, các triệu chứng được chia thành âm chứng, dương chứng
giúp thầy thuốc nhận ra nguyên nhân, vấn đề của bệnh.
Bảng 2.2. Âm chứng, dương chứng trong chuẩn đoán bệnh
Phươn
g pháp
Vọng

Văn

Âm chứng

Dương chứng

Lãnh đạm, thờ ơ, tinh thần yếu đuối, Kích động, bồn chồn, cáu kỉnh,
sắc da tối, người mệt mỏi không có sắc da sáng, chất lưỡi thon, đỏ,
sức, chất lưỡi nhợt, bệu…
rêu vàng…
Giọng nói nhỏ yếu, đoản hơi, dịch Giọng nói to, thở nhanh, dịch tiết
tiết trong loãng….
dày, dính…

17



Vấn

Ớn lạnh, không có cảm giác ngon
miệng, thích đồ nóng, cảm giác mệt
mỏi, tiểu trong dài, buồn ngủ, đau
không rõ ràng, diễn tiến bệnh chậm
và mạn tính…
Mạch trầm, trì, vô lực
Đau thiện án

Thiết

Sốt, thích uống đồ mát khi khát,
khô miệng, phân khô cứng, tiểu
ít, nước tiểu vàng, đau dữ dội,
bệnh nhanh và cấp tính…
Mạch phù sác hữu lực
Đau cự án

Sau khi thu thập được các dữ kiện từ vọng, văn, vấn, thiết, tiến hành phân loại
theo bát cương: Biểu – Lý; Hàn – Nhiệt; Hư – Thực; Âm –Dương. Tự sự phân loại
này xác định mối quan hệ giữa tác nhân gây bệnh, khu vực bị bệnh (biểu-lý), chính
khí của cơ thể (thực – hư), để xác định tính chất của bệnh (nhiệt – hàn). Trong đó âm –
dương là cơ bản và quan trọng nhất
2.1.5. Ứng dụng học thuyết âm dương trong điều trị
Thuyết âm dương được vận dụng vào trong điều trị bệnh hết sức phong phú.
Điều trị với mục tiêu là loại bỏ tác nhân gây bệnh, tái lập cân bằng âm dương của cơ
thể. Vì vậy, việc điều trị tuân theo các nguyên tắc điều trị cơ bản:

Thuốc điều trị ngược với chiều hướng bệnh: Bệnh thuộc dương chứng thì dùng
thuốc âm dược, và ngược lại bệnh thuộc âm chứng thì dùng dương dược.
Tuy nhiên khi sử dụng thuốc tránh “thái quá bất cập”: tức là không lạm dụng
việc sử dụng thuốc, như khi bị bệnh do hàn, dùng thuốc nhiệt quá nhiều sẽ làm cơ thể
dần chuyển sang trạng thái nhiệt. Do vậy, khi sử dụng thuốc trong y học cổ truyền
phải biết dừng và chuyển thuốc đúng lúc.
Thiết lập cân bằng âm dương trong cơ thể: bệnh gây ra do sự mất cân bằng âm
dương trong cơ thể phân ra là thực chứng và hư chứng. Thực chứng biểu hiển ra ngoài
qua dương vượng, âm vượng. Hư chứng biểu hiện ra ngoài qua âm hư, dương hư hoặc
âm dương lưỡng hư.
Tình trạng âm vượng: Phần âm thắng, âm lớn hơn dương. Phần âm mạnh vượt
hơn mức bình thường (nguyên nhân bệnh mang tính âm) cần được loại bỏ bớt đi (tả).
Về nguyên tắc dùng các thuốc ôn nhiệt như sa nhân, can khương, đinh hương, hoắc
hương.
Tình trạng dương vượng: phần dương thắng, dương mạnh hơn âm. Nguyên
nhân gây bệnh mang thuộc tính dương. Ví dụ như trong viêm phổi có biểu hiện sốt
cao, nhịp thở nhanh, nhịp tim nhanh, mạnh, … là các đặc chưng của dương chứng

18


(nhiệt), cần dùng các âm dược (thuốc có tính mát, thanh nhiệt lương huyết) để loại bỏ
nguyên nhân.
Tình trạng âm hư: Tình trạng này thường xảy ra trên một cơ thể có tình trạng
suy giảm vật chất dinh dưỡng do mắc các bệnh mãn tính kéo dài như lao phổi, đái
tháo đường… Phần âm suy giảm làm phần dương sẽ tăng tương đối (không thực sự dư
thừa dương), gây biểu hiện của hội chứng nhiệt (hư nhiệt): khô miệng, sốt về chiều,
ngũ tâm phiền nhiệt… Do đó phải dùng thuốc có tác dụng bổ sung cho phần âm, thuốc
có tính chất ngọt mát.
Tình trạng dương hư: thường gặp như tâm dương hư, thận dương hư. Lúc này

cần dùng các thuốc bổ dương, bổ tâm dương hoặc bổ khí để nâng phần dương trong
cơ thể lên.
Tình trạng âm dương lưỡng hư: Lúc này cảm phần âm và dương trong cơ thể bị
thiếu hụt, cần dùng các thuốc bổ âm bổ dương, bổ khí bổ huyết để nâng âm dương
trong cơ thể lên.
2.1.6. Ứng dụng học thuyết âm dương trong phòng bệnh
Tùy trình trạng thời tiết theo mùa, học thuyết âm dương ứng dụng đưa ra các cách
phòng bệnh. Mùa đông, khí hậu thường lạnh, thuộc âm. Do đó, cơ thể dễ nhiễm bệnh
cảm mạo phong hàn, bệnh hàn thấp. Cần phòng bệnh bằng cách mặc ấm, ăn các thức
ăn có vị cay nóng, hoặc uống các thuốc có vị tân ôn nhưu sinh khương, đinh hương,
quế nhục.
Mùa hè, khí hậu thường nóng lực, thuộc dương. Theo đó, cơ thể dễ nhiễm bệnh chứng
thử hay cảm nhiệt. Cần phòng bệnh bằng các mặc quần áo thoáng mát, ăn uống đồ
mát như uống nước rau má phòng say nắng.
2.1.7. Ứng dụng học thuyết âm dương trong dược học (đông dược)
Tính vị của thuốc theo âm dương
Thuốc đông dược đặc trưng bởi tính vị: vị là phạm trù hữu hình thuộc âm, khí
(tính) là phạm trù công năng thuộc dương. Trong vị lại co âm dương: vị cay ngọt
thuộc dương, vị đắng mặn thuộc âm, vị chua mang tính chất lưỡng tính. Trong khí có
âm dương: khí hàn lương thuộc âm, khí ôn nhiệt thuộc dương. Điều này thể hiện rõ
tính chất trong âm có dương, trong dương có âm của học thuyết âm dương.
Phân loại thuốc đông dược theo âm dương

19


Những vị thuốc được gọi là âm dược có thể dùng để điều trị những chứng
thuộc dương chứng (áp dụng âm dương đối lập). Dương chứng có thể là cảm nóng, sốt
cao nhiễm trùng, sốt kéo dài… Các vị âm dược thường có vị chua, đắng, mặn có tính
lương hoặc hàn, có công năng giải biểu, thanh nhiệt, bổ âm, phần lớn mang tính ức

chế. Ví dụ như: Hoàng liên, Hoàng bá vị đắng, tính mặn có tác dụng thanh nhiệt.
Những vị thuốc được gọi là dương dược có thể dùng để điều trị các bệnh là âm
chứng. Âm chứng có thể là: cảm lạnh, liệt mặt do lạnh, ăn uống đồ sống lạnh gây tiêu
chảy, dương hư (rối loạn cương…), shock trụy tim mạch… Các vị dương dược thường
có vị cay ngọt, tính nóng ấm, có công năng, ôn trung, bổ dương, tán phong hàn…Ví
dụ như Phụ tử, Quế nhục trong điều trị shock, bổ dương.
Các thuốc dùng để thăng dương giải biểu phát tán, khu phong hàn, gây nôn,
khai khiếu… là thuốc thăng phù, thuộc nhóm dương dược. Các thuốc dùng để tẩy xổ,
trục thủy, thanh nhiệt, lợi thủy, an thần…là thuốc trầm giáng, thuộc nhóm âm dược.
Những thuốc có tính ôn nhiệt, vị cay ngọt nhạt xu hướng tác dụng phần lớn là
thăng phù. Ngược lại, những thuốc có tính hàn lương, vị chua đắng mặn, xu hướng tác
dụng phần lớn là trầm giáng.
Tính tương đối (âm dương hỗ căn) thể hiện trong các thuốc đông dược:
Tính âm dương của các vị thuốc chỉ mang tính tương đối. Ví dụ như hai vị
thuốc Cát căn, Bạc hà thuộc âm dược do có tính mát nhưng có vị cay/ ngọt.
Tính âm dương của các phương thuốc YHCT cũng mang tính tương đối. Một
phương thuốc có thể chứa những vị thuốc có tính, vị khác nhau song các tính chung
của phương thuốc phải thõa mãn được yêu cầu chính cho việc trị liệu.
Trong nhiều phương thuốc YHCT, sẽ có một số vị thuốc có tính vị đối nghịch
với nhóm thuốc có tác dụng chính. Sự khác biệt này giúp cho giảm bớt tác dụng phụ
nếu có của những vị thuốc chính.
Ví dụ trong bài Tam vật bị cấp hoàn có vị Ba đậu cay nóng là chủ dược, nhưng
ngược lại cũng có vị Đại hoàng tính đắng lạnh làm giảm bớt tính cay độc của Ba đậu.
Tính tương đối của âm dương thể hiện trong các phương thuốc/bài thuốc:
Trong một phương thuốc YHCT, có sự áp dụng của quy luật âm dương hỗ căn:
bệnh về huyết hư có dùng kèm thuốc hoạt huyết, bệnh dương hư có kèm thuốc bổ
âm… Ví dụ như bài thuốc tứ vật có tác dụng bổ huyết, trong đó có vị Xuyên khung có

20



tác dụng hành huyết
Bài thuốc Thận khí hoàn có tác dụng bổ Thận dương, trong đó có các vị thuốc
có tác dụng bổ Thận âm.
2.1.8. Ứng dụng học thuyết âm dương trong chế biến thuốc cổ truyền
Học thuyết âm dương cũng ảnh hưởng sâu sắc đến sự chế biến thuốc YHCT.
Mục đích của việc chế biến là làm thay đổi tính vị của thuốc, nhằm mục đích tăng sự
quy kinh của thuốc hoặc giảm tác dụng phụ (tính háo, tính nhiệt, tính độc).
Chế biến làm giảm tính dương (nhiệt) của thuốc: Phụ tử ngâm với đảm ba
(magie clorid) hoặc nước ót (nước sau khi còn lại của việc kết tinh muối ăn). Hà thủ ô
đỏ, xương bồ ngâm nước vo gạo.
Chế biến làm tăng tính dương của thuốc bằng cách dùng các phụ liệu gừng, sa
nhân, mật ong, rượu, những phục liệu mang tính ôn nhiệt để trích tẩm với thuốc như
cát cánh, nhân sâm trích gừng, cam thảo trích mật ong, dâm dương hoắc trích mỡ dê,

Chế biến làm tăng tính âm cho vị thuốc: Sài hồ trích miết huyết (máu ba ba),
diên trích giấm thanh.
2.2. Vận dụng học thuyết Ngũ hành trong Y dược học cổ truyền
2.2.1. Ứng dụng học thuyết Ngũ hành trong cấu trúc cơ thể con người và các
chức năng sinh lý.
Ứng dụng Ngũ hành vào sinh lý con người là đem ngũ tạng sánh với Ngũ hành,
dựa vào đặc tính sinh lý của ngũ tạng để tìm ra sự liên hệ với Ngũ hành. Dựa theo học
thuyết Ngũ hành, các bộ phận (tạng, phủ, giác quan), các biểu hiện các xúc của con
người được phân theo Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy như bảng sau (Bảng 2.3):
Bảng 2.3. Bộ phận, hiện tượng của con người phân theo Ngũ hành
Bộ phận,
hiện tượng
Tạng
Phủ
Ngũ thể

Ngũ quan
Tình chí
Âm thanh

Mộc
Can
Đởm
Cân
Mắt
Giận
Hét

Hỏa
Tâm
Tiểu trường
Mạch
Lưỡi
Mừng
Cười

Ngũ hành
Thổ
Tỳ
Vị
Thịt
Miệng
Lo nghĩ
Tiếng ợ, nấc

Kim

Phế
Đại trường
Da, lông
Mũi
Buồn
Khóc

2.2.2. Ứng dụng học thuyết Ngũ hành trong sinh lý bệnh

21

Thủy
Thận
Bàng quang
Xương, tủy
Tai
Sợ
Tiếng rên


Ngũ tạng bên ngoài ứng với ngũ thời. Tùy thời tiết từng mùa mà có bệnh tương
ứng liên quan các bộ phận của cơ thể: Can dễ bị tổn thương vào mùa xuân, dễ bị
nhiễm phong tà…
Một tạng phủ bị bệnh có thể do các cơ chế:
Hư tà (Mẫu bệnh cập tử): bệnh do từ tạng đứng sau truyền đến tạng đứng trước:
Thận âm hư dẫn đến Can âm hư, làm Can Thận âm hư.
Thực tà (Tử bệnh phạm mẫu): bệnh do từ tạng đứng trước truyền đến tạng đứ
sau: Tâm huyết bất túc dẫn đến Can huyết bất túc.
Tặc tà: bệnh do tạng đi khắc truyền đến tạng bị khắc: từ Can mộc quá mạnh
khắc Tỳ thổ dẫn tới Can uất Tỳ hư.

Vi tà: bệnh do tạng bị khắc truyền đến tạng đi khắc: Thận hư yếu không đủ sức
kiềm chế Tâm hỏa làm cho Tâm hỏa vượng.
2.2.3. Ứng dụng học thuyết Ngũ hành trong chẩn đoán
Cơ thể là một chỉnh thể hữu cơ. Khi một tạng phủ nào đó bị bệnh làm cho ngũ
thể, ngũ quan, ngũ chí…có những biểu hiện bất thường.
Thông qua tứ chẩn, dựa vào các quy luật của Ngũ hành vào trong chuẩn đoán
bệnh, xác định vị trí của bệnh (tạng, phủ, ngũ thể, ngũ quan).
Dựa vào các triệu trứng bệnh thu được thông qua vọng, văn, vấn, thiết xác định
bệnh gây ra theo cơ thế nào: hư tà, thực tà, tặc tà hay vị tà.
Ví dụ một số bệnh do hư tà: tiểu tiện không thông (bí, dắt) do phế thực chứng;
can hoảng thượng thăng, đau đầu, hoa mắt, mắt mờ do thận thủy kém không thể nuôi
dưỡng phần âm để hưởng bốc lên; Tâm quý hồi hộp co can huyết kém.
2.2.4. Ứng dụng học thuyết Ngũ hành trong điều trị
Điều trị ứng dụng theo Ngũ hành tương sinh
Hành đứng trước là con, hành đứng sau là mẹ.
Điều trị theo nguyên tắc: Hư tắc bổ kỳ mẫu (con hư bổ mẹ), Thực giả tả kỳ tử
(Mẹ thực tả con).
Ví dụ: Bị chứng phế hư phải dùng thuốc bổ vào tỳ, một số thuốc kiện tỳ ích khí
như Nhân sâm, Đảng sâm, Bạch truật, …. (Con hư bổ mẹ);
Trường hợp khí phế bị thực chứng gây ho đờm, khó thở phải dùng các thuốc lợi
tieeir như Kim tiền thảo, Sa tiền từ, Tỳ giải, … để tả thận thủy (mẹ thực tả con).

22


Như vậy, hai nguyên tắc trên cho thấy một quy luật quan trọng “hư thì bổ, thực
thì tả”. Quy luật này được sử dụng sâu sắc trong YHCT:
- Bệnh

thuộc hư chứng phải dùng phương pháp bổ, dùng thuốc bổ (Khí hư bổ


khi, huyết thư bổ huyết, khí huyết lưỡng hư dùng thuốc bổ khí bổ huyết).
- Bệnh thực chứng phải dùng phương tả, thuốc mang tính tả.
Quy luật “hư thì bổ, thực thì tả” cũng được vận dùng trong châm cứu, xoa bóp:
- Châm

bổ: Đối với bệnh thuộc chứng hư, người già yếu, … khi châm, ít vê

kim, số lần vê thấp, rút kim ra ấn vào huyệt;
- Châm tả: Đối với bệnh thuộc thực chứng, khi châm, tần số về kim nhiều,
cường độ vê lớn, khi rút kim ra không cần ấn vào huyệt, đôi khi còn thích
huyết.
Điều trị vận dụng theo Ngũ hành tương khắc:
Điều trị tuân theo nguyên tắc: Ức mộc phù thổ, Ôn Thận kiện Tỳ, Tư âm giáng
hỏa.
Thuốc dùng với tính chất bổ thận thủy song lại ức chế can hỏa vượng như
hoàng tinh, thục địa hoặc phương lục vị, ….
Điều trị vận dụng Ngũ hành tương thừa, tương vũ
Trường hợp tương thừa, hành đi khắc mạnh hơn hành bị khắc: ví dụ thồ lấn át
thủy, tạng tỳ mạnh hơn tạng thận, tỳ khí mạnh hơn thận khí gây ù tai, đau lưng, di
tinh, … Sử dụng các thuốc quy trình tỳ vị (hành thổ) song có đủ sức mạnh để tác động
vào thận khí giúp cho thận khí mạnh lên, điều trị các chứng sa giáng của thận.
Trường hợp tương vũ, hành bị khắc mạnh hơn hành đi khắc: can mộc mạnh
hơn phế kim, có thể chống lại phế kim gây phế bị bệnh như ho, xuất huyết. Sử dụng
thuốc mang tính tương vũ, quy kinh can xong lại có tá dụng ở tạng phế như hoàng
cầm chữa phế ung, địa cốt bì thanh phế nhiệt, …
2.2.5. Ứng dụng học thuyết Ngũ hành trong quy kinh và chế biến thuốc
Quy kinh là nói lên phần tạng phủ kinh lạc trong cơ thể mà một vị thuốc có tác
dụng, đó cũng chính là phạm vi chỉ định điều trị của vị thuốc đó.
Nhận biết quy kinh của thuốc dựa vào màu sắc, mùi vị.

Phần lớn các thuốc qua màu sắc, mùi vị cho biết hướng quy nạp của thuốc vào
tạng phủ nào:
- Phần

lớn những vị thuốc có màu đỏ vị đắng được quy nạp vào tạng tâm và
23


tiểu tràng (hành hỏa) như: huyết giác, thần sa, chu sa, … ;
lớn các thuốc có màu vàng, vị ngọt quy nạp tạng tỳ, phu vị (hành thổ)

- Phần

như cam thảo, hoang kỳ, bạch truật, hoài sơn, ….
Chế biến điều chỉnh sự quy kinh của thuốc:
Trong việc phối hợp ngũ vị, ngũ sắc với ngũ tạng để chọn thuốc, người xưa còn
bào chế để làm thay đổi tính năng của thuốc nhằm vào yêu cầu chữa bệnh:
- Để
- Để

chữa chứng thuộc về Can người ta hay sao dược liệu với giấm;
chữa chứng thuộc về Tỳ người ta hay sao dược liệu với Hoàng thổ hoặc

sao tẩm (chích) với mật;
chữa chứng thuộc về Phế người ta hay sao dược liệu với gừng.

- Để

24



BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN
- Về học thuyết âm dương
Là học thuyết triết học duy vật biện chứng song ở mức độ thô sơ. Duy vật ở
chỗ đề cập đến sự vật, sự việc cụ thể, nói tới bản chất của sự vật. Đó là thuộc tính
khách quan và tương đối đã được vận dùng vào nhiều lĩnh vực.
Âm dương là hai mặt đối lập hợp nhất trong mọi sự vật. Sự đấu tranh giữa âm
và dương làm cho vũ trụ phát triển không ngừng. Thái cực, theo cách nói của triết học
phương Tây chính là mâu thuẫn, là sự hợp nhất của hai mặt đối lập. Hai mặt Âm
Dương không bao giờ tồn tại riêng rẽ, Dương phát triển đến cực thịnh thì chuyển
thành Âm, Âm phát triển cực thịnh thì chuyển thành Dương, điều này tương tự như
quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong triết học hiện đại.
Học thuyết âm dương có sức sống mãnh liệt qua thời gian hàng ngàn năm. Học
thuyết này được vận dụng một cách nhuần nhuyễn vào mọi phương diện từ phòng
bệnh, chuẩn đoán bệnh, điều trị, chế biến, ….
Tuy nhiên, sự vận dụng học thuyết âm dương đôi khi còn máy móc, nhất là khi
vận dùng giải thích tính âm dương của một số tạng phủ. Dù vậy, thuyết âm dương vấn
là học thuyết có ý nghĩa sâu sắc đối với Y Dược học cổ truyền đến tận ngày nay.
- Về học thuyết ngũ hành:
Học thuyết Ngũ hành là học thuyết duy vật biện chứng ở mức độ thô sơ. Học
thuyết Ngũ hành đã bổ sung cho thuyết âm dương, bổ sung cho kho tàng lý luận triết
học nói chung và lý luận triết học nói riêng, đặc biệt là quy luật Tương sinh – tương
khắc, tương thừa – tươn vũ. Học thuyết Ngũ hành đã được vận dụng sâu trong y dược
học cổ truyền: về tổ chức sinh lý, bệnh lý; Khai thác các quy luật Ngũ hành áp dụng
cho điều trị, cho chế biến thuốc cổ truyền, ….
Tuy nhiên, học thuyết Ngũ hành cũng còn thể hiện sự máy móc, cứng nhắc do
sự quy định phạm vi hoạt động của thuyết còn hẹp (5 hành). Điều này dẫn đến hạn chế
trong vận dụng, đặc biệt về mặt triệu chứng, phương pháp điều trị của y học cổ truyền.
Theo Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác: “Nghề làm thuốc đâu thể vượt ra
ngoài nguyên lý của Âm dương – Ngũ hành mà cứu chữa đưuọc những bệnh nguy

nan”. Các quy luật cơ bản trong học thuyết Âm dương và học thuyết Ngũ hành đã
được người Phương Đông vận dụng một các có hiệu quả vào cấu tạo cơ thể, sinh lý,
bệnh lý, chuẩn đoán, điều trị, phòng bếnh, đến bào chế và sử dụng thuốc. Như vậy, nó
như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt hệ thống lý luận, cũng như thực tiễn lâm sàng và quy
định đề ra những nguyên tắc và phương pháp chữa bệnh. Nó trở thành cơ sở lý luận và
phương pháp luận cho việc chuẩn đoán, điều trị mọi bệnh tật trong nền y học cổ
truyền dân tộc. Vận dụng đúng đắn học thuyết Âm dương và học thuyết Ngũ hành vào
thực tiễn y học không chỉ khẳng định vai trò không thể thiếu của các học thuyết này
trong việc phát triển lý luận y học cổ truyền Phương đông, mà còn chỉ ra vai trò to lớn
của triết học đối với sự phát triển của y học cổ truyền nói chung. Mà chúng ta cần làm

25


×