Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG sản XUẤT của LÀNG NGHỀ BÁNH PHỒNG sữa cái bè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.14 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QTKD

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

TÊN Đ Ề TÀ I :

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT CỦA LÀNG NGHỀ BÁNH PHỒNG SỮA
CÁI BÈ

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện:

Th.s Nguyễn Thúy Hằng

Lê Ngọc Giàu
MSSV:4073555
Lớp:KT078A2

Cần Thơ
Ngày 05/05/2011
MỤC LỤC


CHƯƠNG 1 :GIỚI THIỆU ................................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 3



1.3. CÂU HỎI VÀ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT ................................................. 3
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................ 3
1.4.1. Không gian nghiên cứu ................................................................................ 3
1.4.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................... 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 4

1.5.LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................... 4
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 5
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN. ............................................................................. 5
2.1.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh. ................................................................... 5
2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất:....................................................... 5
2.1.3 Tổng quan về tiêu chí làng nghề và làng nghề truyền thống .......................... 6
2.1.3.1 Nghề truyền thống. .................................................................................... 6
2.1.3.2 Làng nghề.................................................................................................. 6
2.1.3.4 Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển
ngành nghề nông thôn. .......................................................................................... 6

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 7
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu. ...................................................................... 7
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp ............................................................................................ 7
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu: .................................................................... 7

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ....... 11
3.1 Tổng quan về tỉnh Tiền Giang ..................................................................... 11
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên tỉnh Tiền Giang. ............................................. 11
3.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội tỉnh Tiền Giang. .................................................. 11

3.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Cái Bè. ....................................... 13

3.3 Đặc điểm địa lý, tự nhiên của làng nghề. ..................................................... 14
3.3.1 Vị trí địa lý. ................................................................................................ 14
3.3.2 Diện tích..................................................................................................... 15
3.3.3 Địa hình, khí tượng, thủy văn. .................................................................... 15

CHƯƠNG 4:PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA
LÀNG NGHỀ ................................................................................................... 16
4.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của làng nghề. ......................... 16
4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. .............................................................. 16
4.1.2 Vai trò của làng nghề. ................................................................................. 17

4.2 Thực trạng hoạt động của làng nghề. ........................................................... 17
4.2.1 Quy mô làng nghề. ..................................................................................... 17
4.2.2 Đặc điểm nguồn nhân lực. .......................................................................... 19
4.2.2.1 Tuổi của chủ hộ: ...................................................................................... 20


4.2.2.2 Trình độ học vấn: .................................................................................... 21
4.2.2.3. Kinh nghiệm ........................................................................................... 26
4.2.3 Nguyên liệu đầu vào của làng nghề............................................................. 22
4.2.4 Phân tích hiệu quả về mặt tài chính. ............................................................ 27
4.2.4.1 Phân tích chi phí. ..................................................................................... 23
4.2.4.2 Phân tích doanh thu từ hoạt động sản xuất bánh phồng ............................ 24
4.2.4.3 Phân tích các tỷ số tài chính. .................................................................... 25
4.2.4.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ sản xuất bánh phồng sữa ở
cái Bè. ................................................................................................................. 26
4.2.5 Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất của làng nghề đến môi trường. ............. 30
4.2.6 So sánh thu nhập giữa làm bánh và công việc khác. .................................... 31

4.3 Thuận lợi và khó khăn mà làng nghề gặp phải. ............................................ 32

4.3.1 Thuận lợi. ................................................................................................... 32
4.3.2 Khó khăn. ................................................................................................... 32

CHƯƠNG 5:MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ.................... 34
5.1 Cơ sở giải pháp............................................................................................ 34
5.2 Một số giải pháp phát triển làng nghề. ......................................................... 34
Chương 6:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 38
6.1 Kết luận. ...................................................................................................... 38
6.2 Kiến nghị..................................................................................................... 38
6.2.1 Đối với hộ sản xuất..................................................................................... 38
6.2.2 Đối với chính quyền địa phương. ................................................................ 39

Phụ Lục ............................................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 44


DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 4.1: Bảng thống kê qui mô làng nghề bánh phồng sữa giai đoạn 20032010..............................................................................................................17
Bảng 4.2: Đặc điểm của hộ sản xuất bánh phồng sữa ...............................18
Bảng 4.3 Tuổi của chủ hộ ...........................................................................19
Bảng 4.4 Trình độ học vấn của chủ hộ .......................................................20
Bảng 4.5 Số năm tham gia sản xuất ...........................................................20
Bảng 4.6 Tổng hợp chi phí sản xuất trung bình trên một thiên bánh ......22
Bảng 4.7 Doanh thu từ hoạt động sản xuất ...............................................23
Bảng 4.8 Phân tích các tỷ số tài chính của hoạt động sản xuất bánh phồng
tính trên 1 thiên bánh .................................................................................24
Bảng 4.9.Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ sản
xuất bánh phồng sữa ở Cái Bè ...................................................................26
Bảng 4.10: bảng so sánh thu nhập giữa làm bánh và làm công việc

khác…………………………………………………………………………….31


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Sau hơn 20 năm đổi mới và phát triển, nước ta đã đạt được những thành
tựu hết sức to lớn cả về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và nhiều lĩnh vực quan
trọng khác. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và khá ổn định. Theo số liệu điều
tra của tổng cục thống kê thì tốc độ tăng trưởng trung bình từ 7% đến trên 8%
một năm, đời sống của dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu
người tăng mạnh từ 200 USD năm 1990 lên khoảng 640 USD năm 2005 và
đến năm 2010 là khoảng 1.200 USD/năm. Theo chuẩn quốc tế (1
USD/người/ngày) thì tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam đã giảm từ 58% năm 1993
xuống còn 28,9% năm 2002 và năm 2010 là 10%. Mạng lưới y tế được củng cố
và phát triển, y tế chuyên ngành được nâng cấp, ứng dụng công nghệ tiên tiến;
việc phòng chống các bệnh xã hội được đẩy mạnh, tuổi thọ trung bình từ 68
tuổi năm 1999 nâng lên 71,3 tuổi vào năm 2005 và năm 2010 là 72,8 tuổi. Từ
một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 50 vạn - 1 triệu tấn lương thực,
Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2010, nước
ta đứng thứ 2 về cà phê, thứ 4 về cao su, thứ 2 về hạt điều, thứ nhất về hạt tiêu,
thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Đạt được những thành tựu to lớn như trên
là do nhà nước có những chính sách phát triển kinh tế, xã hội đúng đắn. Để làm
giảm khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn, thành thị, vùng cao và đồng
bằng chính phủ đã đầu tư phát triển kinh tế, phát triển các ngành tiểu thủ công
nghiệp nông thôn. Trong đó, chính phủ đã có những chính sách để phát triển
các làng nghề thủ công để nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần giải
quyết công việc cho đại bộ phận con em nông dân trong những ngày nông nhàn

và giảm thiểu lượng người bỏ quê lên thành thị tìm việc. Thực hiện theo chỉ thị
của chính phủ, tỉnh Tiền Giang có nhiều chính sách phát triển làng nghề tại địa
phương tạo thêm công ăn việc làm cho người dân. Là một tỉnh được thiên
nhiên ưu đãi, có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, con người nơi đây thì cần
cù, chăm chỉ, kết hợp với nhiều chính sách phát triển kinh tế phù hợp của tỉnh
nhà đã tạo điều kiện cho nơi đây hình thành và phát triển nhiều làng nghề thủ


công nổi tiếng trong và ngoài nước như: bánh phồng mì khu IV và Xã Đông
Hòa Hiệp huyện Cái Bè; chiếu Long Định; nón bàng buông Thân Cửu Nghĩa,
Tân Lý Đông; bún, bánh, hủ tiếu Gò Cát - Mỹ Tho; tủ thờ cẩn xà cừ, cẩn trai
Ông Non Gò Công Đông và gần đây là sản phẩm kệ tủ lục bình ở nhiều địa
phương trong tỉnh. Sau thời gian dài lao động sản xuất, đã góp phần đáng kể
vào quá trình tạo công ăn việc làm ổn định cho lao động phi nông nghiệp và
lao động nông nhàn tại địa bàn dân cư nông thôn và phát triển kinh tế địa
phương, nhưng hiện nay vì những lí do khác nhau như: giá nguyên liệu đầu
vào quá cao, không có đầu ra, thiếu nhân công. Nên nhiều làng nghề đang
đứng trước nguy cơ không thể phát triển được hoặc đang mai một dần. Nằm
trong tình trạng chung của những làng nghề thủ công tỉnh nhà thì làng nghề
bánh Phồng Sữa Cái Bè đang gặp phải những khó khăn nhất định. Theo điều
tra của phòng kinh tế huyện Cái Bè vào năm 2003 thì thu nhập bình quân đầu
người của người dân trong làng nghề là 7,8 triệu đồng/người/năm và giá trị sản
lượng làng nghề đạt 13 tỷ đồng/năm, nhưng trong nhiều năm gần đây vì giá cả
của các nguyên liệu đầu vào như: khoai mì, dừa khô, đường, sữa, đều tăng mà
giá sản phẩm đầu ra không tăng lên và thậm chí có nhiều thời điểm hàng hóa
không thể tiêu thụ được nên rất nhiều hộ gia đình trong làng nghề đã không
còn gắn bó với cái nghề đã giúp cho gia đình ăn nên làm ra, kinh tế làng xã
phát triển. Trước thực trạng trên mà đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động sản
xuất của làng nghề bánh Phồng Sữa Cái Bè” được thự hiện với mong muốn
làng nghề có truyền thống hơn 70 năm của huyện nhà không bị mai một và

ngày càng phát triển.


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất của làng nghề bánh phồng sữa Cái
Bè để từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển
làng nghề.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Căn cứ vào tình hình hoạt động thực tiễn của làng nghề và những vấn đề
cần giải quyết. Tác giả nghiên cứu đề tài này với mục tiêu cụ thể như sau:
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất của làng nghề bánh
phồng sữa Cái Bè.
Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất của làng nghề bánh
phồng sữa Cái Bè.
Mục tiêu 3: Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của
làng nghề.
Mục tiêu 4: Đề ra một số giải pháp.

1.3. CÂU HỎI VÀ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT
- Thực trạng sản xuất của làng nghề bánh phồng sữa cái Bè như thế nào?
- Hiệu quả sản xuất của làng nghề bánh phồng sữa cái Bè như thế nào?
- Những giải pháp nào được đề ra để nâng cao hiệu quả sản xuất của
làng nghề?

1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại làng nghề bánh phồng sữa Cái Bè bao gồm ấp An
Hiệp, xã Đông Hòa Hiệp và Khu IV của thị trấn Cái Bè.
1.4.2. Thời gian nghiên cứu

Thời gian thực hiện đề tài từ 27/01/2011 đến 15/04/2011.


Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2003 đến năm 2010.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Để đảm bảo mức độ chính xác của vấn đề nghiên cứu và mức độ phù hợp với
những yêu cầu của đề tài nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu những hộ gia
đình tham gia sản xuất của làng nghề bánh phồng sữa Cái Bè.

1.5.LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Đinh công Thành, (2010). “Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của các làng nghề tỉnh Bạc Liêu” đề tài tập trung nghiên cứu những nhân
tố như lao động, quy mô, tính chất hộ sản xuất và cơ cấu vốn ảnh hưởng như thế
nào đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của những làng nghề thủ công ở Bạc Liêu.
Trong quá trình phân tích tác giả đề tài đã dùng ma trận SWOT để làm cơ sở đề
ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho những làng
nghề này.
Nguyễn Thị Thanh Xuân, (2009). “Hoạch định chiến lược phát triển hàng
thủ công mỹ nghệ tỉnh vĩnh Long đến năm 2015”, đề tài tập trung nghiên cứu,
đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ ở Vĩnh Long.
Trong đề tài, người viết đã sử dụng nhiều phương pháp phân tích nhưng đáng
đáng chú ý là phương pháp chuyên gia và thảo luận nhóm, đây là một đột phá
mới vì có thể tận dụng, tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia có kinh nghiêm
trong lĩnh vực này. Từ đó hoạch định chiến lược để phát triển hàng thủ công mỹ
nghệ tỉnh vĩnh Long đến năm 2015.


CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN.
2.1.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Hiệu quả: là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao
cho đạt kết quả cao nhất.
Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng phí, sản xuất
với chi phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người.
Hiệu quả tài chính tính trên góc độ cá nhân, tất cả chi phí và lợi ích đều tính
theo giá thị trường
Muốn đạt hiệu quả sản xuất cần quan tâm một số vấn đề sau:
Tổng doanh thu: là toàn bộ giá trị của sản phẩm cho một đơn vị sản xuất
bằng năng suất nhân với đơn giá của sản phẩm cho một đơn vị sản xuất.
Tổng chi phí: là toàn bộ số tiền chi ra cho hoạt động sản xuất để tạo ra sản
phẩm bao gồm chi phí lao động, chi phí vật chất và chi phí khác.
Chi phí vật chất: Khoai mì, đường, sữa………
Chi phí lao động: Chi phí thuê nhân công cán bánh.
Tổng lợi nhuận: là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí bỏ
ra để sản xuất sản phẩm đó.
Tổng thu nhập: là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí bỏ ra
để sản xuất sản phẩm đó (chi phí không tính lao động gia đình).
2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất:
- Tổng doanh thu = Năng suất * Đơn giá * Đơn vị sản phẩm
- Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác


- Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
- Thu nhập = Tổng doanh thu – Chi phí không có lao động gia đình.
- Lợi nhuận/Chi phí (chỉ số phản ánh hiệu quả đầu tư, nghĩa là khi hộ gia
đình bỏ ra một đồng chi phí đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận).
- Lợi nhuận/Doanh thu (chỉ số phản ánh tỷ suất lợi nhuận, tỷ số này cho biết
trong một đồng doanh thu mà hộ gia đình có được sẽ có bao nhiêu đồng lợi

nhuận trong đó).
- Thu nhập/Chi phí (tỷ số này cho biết một đồng chi phí không tính lao động
nhà mà người làm bánh bỏ ra đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng thu nhập).
- Thu nhập/Doanh thu (tỷ số này cho biết trong một đồng doanh thu mà
người làm bánh có được sẽ có bao nhiêu đồng thu nhập trong đó).
- Doanh thu/Chi phí (tỷ số này cho biết khi hộ làm bánh đầu tư một đồng chi
phí thì thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu).
2.1.3 Tổng quan về tiêu chí làng nghề và làng nghề truyền thống
2.1.3.1 Nghề truyền thống.
Là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có
tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị
mai một, thất truyền.
2.1.3.2 Làng nghề.
Là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc
các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành
nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
2.1.3.3 Làng nghề truyền thống: Là làng nghề có nghề truyền thống được
hình thành từ lâu đời.


2.1.3.4 Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền
thống theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát
triển ngành nghề nông thôn.

a. Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau:

- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề
nghị công nhận.
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc.
- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của

làng nghề.
b. Tiêu chí công nhận làng nghề: Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí
sau:
Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn.
Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm
đề nghị công nhận.
Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
c. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống: Làng nghề truyền thống phải đạt
tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.
2.2.1.1 Số liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp được thu thập từ Niên giám thống kê của Tổng Cục thống kê,
Niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Tiền Giang, báo cáo của các sở ban
ngành trong tỉnh, báo cáo của phòng kinh tế, chi cục thống kê huyện Cái Bè,
trang web của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tiền Giang về tình hình hoạt động sản
xuất, kinh doanh của những làng nghề trong tỉnh.
Ngoài ra, còn tham khảo thêm một số tài liệu, các báo cáo nghiên cứu trước
có liên quan qua sách, báo, tạp chí và website.
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp
Phỏng vấn trực tiếp các nông hộ bằng bảng câu hỏi (Phụ lục 1). Tổng số mẫu
điều tra là 40 theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.


Nội dung phỏng vấn gồm:
Thông tin tổng quát về đặc điểm nguồn lực sản xuất của hộ sản xuất bánh
phồng (về trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, lao động, vốn,…).
Các khoản mục, tiêu chí liên quan đến hiệu quả sản xuất (chi phí, thu

nhập, lợi nhuận, doanh thu,…).
Tham khảo ý kiến của người sản xuất về những thuận lợi, khó khăn của họ
trong quá trình sản xuất .
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu:
Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh số tuyệt đối, so
sánh số tương đối để phân tích thực trạng hoạt động sản xuất của làng nghề bánh
phồng sữa Cái Bè.
Phương pháp thống kê mô tả: Là các phương pháp có liên quan đến việc
thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để
phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Đề tài sử dụng phương pháp
bình quân số học đơn giản, tỷ lệ % để phân tích thực trạng hoạt động sản xuất
kinh doanh của làng nghề bánh phồng sữa Cái Bè của nông hộ tại địa bàn nghiên
cứu gồm các nguồn lực sẵn có như: kinh nghiệm sản xuất, vốn sản xuất, nguồn
lực lao động; các chỉ tiêu kinh tế như chi phí, thu nhập, lợi nhuận, doanh thu và
các tỷ số tài chính.
Số tuyệt đối: Là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng
hoặc của quá trình kinh tế- xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể.
Số tuyệt đối dùng để đánh giá và phân tích thống kê, là căn cứ không thể thiếu
được trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, tính toán các mặt cân đối,
nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế- xã hội làm cơ sở để tính toán các chỉ tiêu
tương đối và bình quân. Có 2 loại số tuyệt đối: số tuyệt đối thời kì và số tuyệt đối
thời điểm.
Số tương đối: Là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 chỉ tiêu thống
kê cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian hoặc giữa 2 chỉ tiêu
khác loại nhưng có quan hệ với nhau. Số tương đối có thể biểu hiện bằng số lần,


số phần trăm (%), phần nghìn (‰). Ở đây bài viết sử dụng số tương đối để phản
ánh những đặc điểm về kết cấu, quan hệ tỷ lệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra
của quá trình sản xuất, đồng thời để phân tích các tỷ số tài chính nhằm phân tích

hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề.
Mục tiêu 2: Phân tích các tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả sản xuất. Các tỷ
số tài chính được sử dụng trong bài viết là lợi nhuận/chi phí, lợi nhuận/doanh thu,
thu nhập/chi phí, thu nhập/doanh thu, doanh thu/chi phí.
Mục tiêu 3: Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính để phân tích những
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất của làng nghề bánh phồng
sữa Cái Bè thông qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ
gia đình cán bánh phồng tại địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính: để phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của nông hộ sản xuất bánh phồng.
Phương trình hồi quy có dạng:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + ... + βiXi +βnXn
Trong đó:
Y: biến phụ thuộc
β0 : hệ số tự do
βi (i= 1,n) là các hệ số được tính toán bằng phền mềm STATA
Xi: là các biến độc lập (nhân tố ảnh hưởng)
Kết quả in ra từ phần mềm STATA có các thông số sau:
- Hệ số xác định R2 (R – square) tỷ lệ phần trăm biến động của Y được giải thích
bởi các Xi hoặc % các Xi ảnh hưởng đến Y, phần còn lại cho các yếu tố khác mà
chúng ta chưa nghiên cứu. R2 càng lớn càng tốt.


- Hệ số điều chỉnh R 2: hệ số xác định đã điều chỉnh dùng để trắc nghiệm xem
có nên thêm vào 1 biến độc lập nữa không. Khi thêm vào 1 biến mà R2 tăng lên
thì chúng ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy.
- Giá trị kiểm định F:
+ Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy. F càng
lớn càng có ý nghĩa vì khi đó Sig F càng nhỏ.
+ Dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F ở mức ý nghĩa α

+ F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0.
H0: tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0 (β1= β2 =….= βk = 0)
Hay các Xi không liên quan tuyến tính với Y.
H1: βi ≠ 0, tức là các Xi có liên quan tuyến tính với Y
+ F càng lớn thì khả năng bác bỏ H0 càng cao. (Bác bỏ khi F >F tra bảng).
Nghĩa là các biến độc lập Xi không liên quan tuyến tính với biến phụ thuộc Y.
- Prob > F: mức ý nghĩa F
Prob > F nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, Prob > F càng nhỏ càng tốt,
độ tin cậy càng cao. Thay vì tra bảng F, Prob > F cho ta kết quả ngay mô hình
hồi quy có ý nghĩa khi (Prob > F) < mức ý nghĩa α nào đó.
Giá trị xác suất p: là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả thuyết H0 bị bác bỏ.
Mục tiêu 4: Từ những phân tích ở trên tổng hợp để đưa ra kết luận và những
giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của làng nghề bánh
phồng sữa Cái Bè.


CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1 Tổng quan về tỉnh Tiền Giang
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên tỉnh Tiền Giang.
Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm
trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh
70km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90km về hướng Bắc, nằm
trong tọa độ 105050’ – 106045’ độ kinh Đông và 10035’ - 10012’ độ vĩ Bắc. Phía
Bắc và Đông Bắc giáp Long An và TP. Hồ Chí Minh, phía Tây giáp Đồng
Tháp, phía Nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long, phía Đông giáp biển Đông. Tiền
Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với
chiều dài 120km. Tiền Giang có diện tích tự nhiên là 2.481,77 km2, chiếm
khoảng 6% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 8,1% diện tích Vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam, 0,7% diện tích cả nước. Tiền Giang có địa hình tương đối


bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền, chiếm khoảng 53%
diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại giống cây trồng và vật nuôi. Bờ
biển dài 32km với hàng ngàn hecta bãi bồi ven biển, nhiều lợi thế trong nuôi
trồng các loài thủy hải sản (nghêu, tôm, cua…) và phát triển kinh tế biển. Khí
hậu Tiền Giang chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và mùa mưa
từ tháng 5. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 270C; lượng mưa trung bình
hằng năm 1,467mm.
Khoáng sản Tiền Giang có mỏ đất sét Tân Lập với trữ lượng hơn
6.000.000 m3, chất lượng tốt, có thể sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, đồ gốm
xuất khẩu; và trên 1 triệu m3 than bùn có thể làm phân vi sinh hữu cơ. Ngoài ra,
còn trữ lượng cát dọc sông Tiền phục vụ cho san lắp mặt bằng và tài nguyên
nước khoáng, nước nóng, ...
3.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội tỉnh Tiền Giang.
Dân số tỉnh Tiền Giang năm 2009 là 1,67 triệu người (mật độ dân số
672,9 người/km2), chiếm khoảng 9,8% dân số Vùng đồng bằng sông Cửu Long,
11,4% dân số Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và 1,9% dân số cả nước.
Năm 2009 khu vực nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản chiếm tỷ trọng
48,3%, công nghiệp - xây dựng 23,4% và thương mại - dịch vụ 28,3%. GDP
bình quân đầu người đạt 969 USD, Sản phẩm nông lâm ngư nghiệp gồm cây
lương thực có hạt đạt sản lượng trên 1,3 triệu tấn; khóm sản lượng gần 100.000
tấn; dừa trên 79.000 tấn, cây ăn quả trên 800.000 tấn (không tính cây khóm).
Tiền Giang có diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất so với các địa phương trong
cả nước với nhiều giống cây có giá trị xuất khẩu như: xoài cát Hòa Lộc, vú sữa
Vĩnh Kim, sầu riêng Ngũ Hiệp, thanh long Chợ Gạo, nhãn xuồng cơm vàng,
sơri Gò Công, bưởi long Cổ Cò,…Sản lượng từ nuôi và khai thác thủy sản năm
2009 đạt 189.000 tấn, trong đó khai thác đạt 80.000 tấn.
Năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt trên

7.200 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 416 triệu USD, nhập khẩu 92,8 triệu
USD. Tiền Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch, lượng du khách
đến hàng năm đều tăng, riêng năm 2009 mặc dù chịu tác động của suy thoái
kinh tế thế giới nhưng lượng khách đến Tiền Giang vẫn đạt 866.400 lượt người.
Thế mạnh của du lịch Tiền Giang chủ yếu nhờ vào các di tích văn hóa lịch sử


và sinh thái như: di tích văn hóa Óc Eo, Gò Thành từ thế kỷ I đến thế kỷ VI sau
công nguyên); di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút, di tích Ấp Bắc,... các điểm
du lịch sinh thái mới được tôn tạo như: vườn cây ăn quả ở cù lao Thới Sơn, Ngũ
Hiệp,…
Mạng lưới viễn thông Tiền Giang được hiện đại hóa và triển khai đồng
loạt trong toàn tỉnh, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong nước và quốc
tế. Điện lưới quốc gia đến toàn bộ trung tâm các xã, phường, thị trấn. Lượng
nước sạch cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt đạt 55.000m3/ngày đêm cho các
khu đô thị và nhiều vùng nông thôn. Mạng lưới giao thông đường bộ khá hoàn
chỉnh. Mạng lưới đường thủy thuận lợi với trục chính là sông Tiền với chiều dài
120km chảy ngang qua tỉnh về phía Nam và 30km sông Soài Rạp ở phía Bắc,
tạo điều kiện cho Tiền Giang trở thành điểm trung chuyển về giao thông đường
sông từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đi TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh
miền Đông. Về phía Đông, đường biển từ huyện Gò Công Đông đến Bà RịaVũng Tàu khoảng 40km.

3.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Cái Bè.
Huyện Cái Bè bao gồm 1 thị trấn(thị trấn Cái Bè) và 24 xã(Đông Hoà
Hiệp, Hoà Khánh, Mỹ Lương, An Hữu, Hoà Hưng, Hội Cư, Hậu Thành, Thiện
Trí, An Thái Trung, Mỹ Đức Đông, Mỹ Đức Tây, An Thái Đông, Tân Thanh,
Tân Hưng, Mỹ Lợi A, Mỹ Lợi B, Mỹ Trung, Thiện Trung, Hậu Mỹ Phú, Hậu Mỹ
Trinh, Hậu Mỹ Bắc A, Hậu Mỹ Bắc B và Mỹ Tân). là huyện nông nghiệp nằm về
phía tây của tỉnh Tiền Giang, cách trung tâm thành phố Mỹ Tho 50 km, cách
thành phố Hồ Chí Minh 113 km. Phía bắc giáp tỉnh Long An, phía nam giáp tỉnh

Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp và phía đông giáp huyện Cai Lậy với
diện tích tự nhiên là 420, 9km2, chiếm 17,23% diện tích toàn tỉnh. Dân số theo
thống kê năm 2004 có 287.481 người, trong đó: 139.171 nam, 147.766 nữ. Mật
độ 683 người/km2
Huyện Cái Bè có đường Quốc lộ 1A chạy dọc từ đông sang tây dài 27 km,
Quốc lộ 30 dài 9 km từ ngã ba xã An Thái Trung đi Đồng Tháp, đây là hai tuyến
đường bộ huyết mạch. Ngoài ra còn có nhiều tỉnh lộ như các đường 861, 863,
865, 869, 875 với tổng chiều dài gần 60 km. Ngoài đường bộ, ở Cái Bè còn có


các kinh rạch quan trọng gồm: rạch Cái Bè, rạch Cái Cối,... và nhiều rạch nhỏ
khác với tổng chiều dài trên 500 km. Cái Bè là địa phương được thiên nhiên ưu
đãi với hệ thống thủy lợi tự nhiên tốt nhất trong tỉnh, nhờ đó mà huyện có nền
kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh, diện tích trồng lúa 3 vụ là 59.983 ha, nhưng
cao nhất là diện tích trồng cây ăn trái với 140.600 ha. Huyện có 3 xã có diện tích
đất nông nghiệp tương đối rộng, đó là xã Hậu Mỹ Trinh: 29.600 ha, Hậu Mỹ Bắc
A: 25.260 ha và Hội Cư: 24.120 ha. Ngoài 3 xã nói trên còn có 3 vùng đất bãi bồi
có diện tích tương đối rộng như: đất bãi bồi Cổ Lịch (còn gọi là cồn Cổ Lịch) với
diện tích trồng cây ăn trái là 70 ha, cồn Hoà Khánh với diện tích hơn 40 ha và
cồn Qui với diện tích hơn 80 ha, ngoài lúa và cây ăn trái thì người dân còn tận
dụng mặt nước để nuôi thủy sản, các địa phương phát triển mạnh nghề nuôi thuỷ
sản nước ngọt với nhiều mô hình nuôi trồng đạt hiệu quả kinh tế cao như: mô
hình lúa – cá, nuôi cá trong mùa lũ, nuôi cá trong mương vườn,...tập trung chủ
yếu ở các xã như: Hậu Mỹ Trinh, Hậu Mỹ Bắc A, Hậu Mỹ Bắc B, Mỹ Trung,
Thiện Trung, Mỹ Lợi B, Hoà Hưng, Hoà Khánh,... xã Hậu Mỹ Bắc A đang thực
hiện khá thành công đề tài ươn nuôi cá chình. ngoài ra còn có cá Tra và cá Ba Sa
tập trung chủ yếu cặp sông Tiền thuộc địa bàn xã Hòa Hưng.
Ngoài nông nghiệp thì huyện cũng trú trọng phát triển công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và những làng nghề truyền thống. trên địa bàn huyện có nhiều
cơ sở xay xát, chế biến lương thực xuất khẩu tập trung chủ yếu dọc theo Quốc lộ

1A thuộc địa bàn xã An Cư và cụm công nghiệp An Thạnh của xã Đông Hòa
Hiệp. ngoài ra còn có làng nghề Cốm, Kẹo, bánh phồng sữa, bánh tráng,...
Kinh tế phát triển, đời sống tinh thần và phúc lợi xã hội cũng từng bước
được cải thiện. Hàng năm ở Cái Bè có hơn 50.000 học sinh ở tất cả các cấp học,
trên 95% trẻ em đến trường, trẻ 6 tuổi đều được vào lớp 1. Đội ngũ giáo viên trên
2000 người trong đó có hơn 600 người có trình độ cao đẳng, đại học. Bên cạnh
đó, ngành y tế huyện cũng không ngừng phát triển, Cái Bè đã có hơn 300 y bác
sĩ, một bệnh viện huyện, hai bệnh viện khu vực. Tất cả các xã đều có trạm xá với
hơn 41% xã có bác sĩ, 100% xã có y sĩ và y tá hộ lý, Phong trào thể dục - thể
thao, văn hoá - văn nghệ phát triển rộng khắp. Cái Bè còn là nơi có tiềm năng du


lịch đáng kể với các tuyến tham quan chợ nổi Cái Bè, nhà cổ ở Đông Hòa Hiệp,
cồn Cổ Lịch, cầu Mỹ Thuận.

3.3 Đặc điểm địa lý, tự nhiên của làng nghề.
3.3.1 Vị trí địa lý.
Làng nghề sản xuất bánh phồng Cái Bè là khu vực dân cư tập trung trên
địa bàn ấp An Hiệp, xã Đông Hòa Hiệp và khu IV của Thị Trấn Cái Bè,về ranh
giới tiếp giấp với các khu vực sau:
Phía đông giáp khu III của Thị trấn Cái Bè
Phía Tây giáp sông Cái Bè
Phía nam giáp xã Phú An của huyên Cai Lậy
Phía Bắc giáp Quốc lộ 1A, xã An Cư.
3.3.2 Diện tích
Diện tích làng nghề 342,11ha bao gồm 113,54ha thuộc địa bàn khu IV –
Thị trấn Cái Bè chiếm 33,18% diện tích làng nghề và 228,57ha thuộc ấp An Hiệp
của xã Đông Hòa Hiệp chiếm 66,82% diện tích làng nghề.
3.3.3 Địa hình, khí tượng, thủy văn.
Làng nghề nằm trong khu vực đồng bằng sông cửu long, thuộc đất phù sa

cổ ven sông, địa hình tương đối bằng phẳng, cao trung bình 1,5m chịu sự tác
động trực tiếp của thủy triều nên thường bị ngập vào mù lũ.
Khí hậu nóng ẩm, có 2 mùa rõ rệt. mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng
4 vào thời gian này trên địa bàn có gió mùa đông bắc thổi qua nên thời tiết rất
thuận lợi cho việc sản xuất của làng nghề. Mùa mưa bắt đầu vào tháng 5 và kéo
dài đến tháng 10 trong khoảng thời gian này có gió nam và đông nam thổi qua
làng nghề khiến cho nhiệt độ cao nhưng thời gian này thường bị mưa thất
thường, thậm chí mưa kéo dài khiến cho việc sản xuất bị khó khăn.


CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA LÀNG
NGHỀ

4.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của làng nghề.
4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Làng nghề bánh phồng Cái Bè có cách đây hơn 70 năm. Trước kia nơi đây
là làng chài rê nhưng dân số đông, sông nhỏ, sản lượng đánh bắt ngày càng ít nên
người dân ở đây chuyển sang làm bánh phồng để cải thiện đời sống. Lúc ban đầu
tập trung chủ yếu ở khu IV chỉ có khoảng 30 hộ với 80 lao động tham gia chủ
yếu sản xuất để tiêu thụ trong những dịp lễ Tết. Về sau nghề làm bánh phồng
ngày càng phát triển về quy mô cũng như về thị trường tiêu thụ. Đến năm 2003 ở
tại khu 4 thị trấn Cái Bè và ấp An Hiệp xã Ðông Hòa Hiệp có 327 hộ sản xuất
bánh phồng với 1.684 lao động, trong đó lao động chính là 1.321 lao động chiếm
78,4% laoo động của làng nghề. Giá trị sản lượng đạt 13 tỷ đồng( giá cố định
1994) chiếm 12,54% tổng giá trị CN - TTCN trên toàn huyện. các thương hiệu
nổi tiếng từ lâu đã được sự tin dùng của khách hàng như: Nhơn Hoàng, Ngọc
Lan, Thanh Tuyến,…Nguyên liệu chính để làm bánh phồng là khoai mì, dừa có
sẵn tại địa phương với các loại công cụ còn thô sơ lúc ban đầu dần dần đã được



thay thế bằng máy, để nhằm tăng năng suất đủ để đáp ứng nhu cầu của thị
trường.
Năm 2004, Phòng kinh tế huyện Cái Bè đã thành lập dự án phát triền làng
nghề Bánh Phồng Cái Bè ở khu vực ấp An Hiệp và khu 4 thị trấn Cái Bè với diện
tích 490,46ha gồm 1.185 hộ với 5.609 nhân khẩu trong đó có 327 hộ với 1.684
lao động đang làm bánh phồng. Dự án này còn nhằm hỗ trợ kinh phí cho việc
đăng ký thương hiệu, cải tạo đường giao thông, hệ thống điện, trang bị máy móc
bị để nhằm tạo vị thế cho làng nghề bánh phồng Cái Bè ngày càng cao trên
thương trường.
4.1.2 Vai trò của làng nghề.
Làng nghề có một vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết công ăn
việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn và góp phần giảm bớt tệ
nạn xã hội.Việc phát triển ngành nghề, làng nghề là hướng chủ yếu để tạo việc
làm và thu nhập cho lao động nông thôn - một vấn đề thời sự rất bức xúc, gây ra
những khó khăn gay gắt về kinh tế, xã hội hiện nay. Củng cố và phát triển các
làng nghề truyền thống không chỉ là phát triển kinh tế theo ý nghĩa thông thường,
mà còn là phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc trong tăng trưởng kinh tế.
Vấn đề nhân lực lại càng cấp bách, vì hiện nay đang có tình trạng lao động
làng nghề không thiết tha gắn bó với nghề, thanh niên làng nghề không muốn
theo nghề của cha ông. Phát triển làng nghề chính là làm đa dạng hóa kinh tế
nông thôn, chuyển các hộ thuần nông thu nhập thấp thành những hộ kinh doanh
đa ngành nghề, có người làm nông nghiệp, có người làm công nghiệp và dịch vụ
có thu nhập cao.
Xây dựng và phát triển làng nghề cũng đang giữ vai trò quan trọng trong
việc phát triển du lịch văn hoá, giới thiệu với nhân dân trong nước và bạn bè
quốc tế những đặc trưng văn hoá, phong tục tập quán của mỗi dân tộc. Đã có
nhiều tour du lịch kết hợp với làng nghề được công ty CP.TM DV Cái Bè( Cai
Be tourits) thực hiện để giới thiệu với khách du lịch nước ngoài về những giá trị
văn hóa cũng như những sản phẩm đặc trưng của làng nghề trong huyện, khách

du lịch được tận mắt chiêm ngưỡng những tác phẩm tiểu thủ công tại chỗ,…


4.2 Thực trạng hoạt động của làng nghề.
4.2.1 Quy mô làng nghề.
Làng nghề hiện có 126 hộ tham gia sản xuất, 5 hộ làm đại lý với số lao
động tham gia trung bình trên 10 lao động/ hộ, sản lượng ước đạt 166 tấn/ năm
với giá trị 2,9 tỷ đồng. Các hộ qua nhiều năm giảm dần chủ yếu là do giá nguyên
vật liệu đầu vào tăng quá cao, giá thành phẩm tăng không nhiều, một số hộ có đất
sản xuất chuyển sang làm vườn, một số ít đi may gia công cho các công ty may
xuất khẩu trên địa bàn huyện, còn lại những hộ không có đất sản xuất hoặc không
thể chuyển sang công việc khác nên còn gắn bó với nghề. Qui mô làng nghề
được thể hiện qua bảng số liệu sau:
BảNG 4.1: BẢng ThỐng Kê Qui Mô Làng NghỀ Bánh PhỒng SỮa Giai
ĐoẠn 2003-2010

Chỉ tiêu

Năm 2003

Tăng

% Tăng

Giảm

% Giảm

Năm 2010


Số hộ sản xuất

327

126

-201

-61,47

Số lao động

1373

532

-841

61,26

Sản lượng( tấn)

1.444,5

675,5

-769

-53,23


GTSX theo giá 94(tr.đ)

13.001

6.080

-6.920

-53,23

Thu nhập(tr.đ/ng/năm)

19,8

19,36

-0.44

-2,27

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cái Bè,2010
Theo kết quả thống kê của bảng trên ta có thể nhận thấy được tình hình hoạt
động sản xuất của làng nghề bánh phồng sữa đang có xu hướng giảm dần theo
thời gian, cụ thể như sau:
Số hộ tham gia sản xuất của năm 2010 giảm 201 hộ so với tham gia sản
xuất của năm 2003 (giảm 61,47%), số lao động cũng tương ứng giảm 841
người(giảm 61,26%). Nguyên nhân chủ yếu là do:


Một số hộ có điều kiện ( đất sản xuất, vốn sản xuất, nghề khác,…) nên đã

chuyển sang ngành nghề khác có thu nhập cao hơn.
Do phần đông nhân công tham gia vào sản xuất là lao động tạm bợ, lao động
già,...hoặc lao động trong độ tuổi đi học không thể tham gia sản xuất được nữa
nên nghỉ.
Một số hộ nhỏ lẻ ít người sau thời gian hoạt động không có lợi nhuận nên đã
chuyển sang làm công cho các hộ sản xuất tập trung, qui mô lớn hơn.
Trên địa bàn huyện có nhiều lò sấy nhãn vào mùa cũng giải quyết việc làm
cho 1.200 lao động lột cơm nhãn và một công ty với 100% vốn nước ngoài sản
xuất thú nhồi bông đã thu hút gần 2.000 lao động và nhiều cơ sở may gia công
xuất khẩu, đây là những công việc nhẹ nhàng và thu nhập cao hơn so với sản xuất
bánh phồng, do đó mà những người trong làng nghề đã chuyển sang làm việc cho
những cơ sở và công ty này cũng là nguyên nhân khiến cho qui mô làng nghề
ngày càng thu hẹp dần.
Sản lượng sản xuất giảm 769 tấn/năm ( giảm 53,23%) nguyên nhân chủ
yếu là do:
Số hộ tham gia sản xuất giảm mạnh nên dẫn đến sản lượng sản xuất ra
cũng giảm theo đáng kể.
Giá nguyên vật liệu tăng cao mà giá thành phẩm không tăng nên những hộ
tham gia sản xuất chỉ sản xuất cầm chừng.
4.2.2 Đặc điểm nguồn nhân lực.
Từ mẫu số liệu thu thập được ta nhận thấy tình hình chung của nguồn
nhân lực thể hiện qua bảng sau:
BảNG 4.2: ĐẶc ĐiỂm CỦa HỘ SẢn XuẤt Bánh PhỒng SỮa

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Lớn nhất Nhỏ nhất


Trung
bình


Người/hộ

7

2

4,15

Tham gia sản xuất

Người/hộ

7

2

4,15

Nam

Người/hộ

4

1


2,20

Nữ

Người/hộ

4

1

1,95

Số nhân khẩu

Số lao
động

Nguồn: kết quả khảo sát 40 hộ tại địa bàn nghiên cứu
Bảng 4.2 cho thấy số nhân khẩu trung bình của mỗi hộ tại địa bàn nghiên
cứu là 4,15 người/hộ, trong đó số lao động nữ trung bình là 1,95 người/hộ chiếm
với tỷ lệ tương ứng là 46,99% trong tổng số lao động (thông qua số liệu điều tra
trực tiếp 32 nông hộ tại địa bàn nghiên cứu, xem phụ lục 1). Với số người trong
độ tuổi lao động sẵn có trong gia đình đã đáp ứng nhu cầu nhân lực đáng kể trong
sản xuất, làm giảm chi phí lao động thuê mướn và tăng thu nhập cho hộ dân.
Ngoài ra, chủ hộ là giới tính nam chiếm 77.5 % (31 trong tổng số 40 hộ
điều tra trực tiếp tại địa bàn nghiên cứu.
Nguồn lực lao động là lực lượng sản xuất quan trọng nhất của xã hội.
Nguồn nhân lực trong nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có những đặc điểm
riêng so với các ngành sản xuất vật chất khác, trước hết mang tính thời vụ cao,
không ổn định về số lượng và chất lượng là nét đặc thù tuyệt đối không thể xóa

bỏ, nó làm phức tạp quá trình sử dụng yếu tố nguồn nhân lực trong nông nghiệp,
có xu hướng không ngừng thu hẹp về số lượng. Vì thế, số lao động ở lại trong
khu vực nông nghiệp thường là những người có độ tuổi trung bình cao và tỉ lệ
này có xu hướng tăng lên. Nguồn nhân lực của làng nghề là tổng thể sức lao động
tham gia vào hoạt động sản xuất ra sản phẩm bao gồm số lượng và chất lượng
của người lao động. Về lượng của nguồn nhân lực không chỉ bao gồm những
người trong độ tuổi lao động (từ 15 – 55 đối với nữ, 15- 60 đối với nam ) mà bao
gồm cả những người trên và dưới độ tuổi có khả năng tham gia lao động.
4.2.2.1 Tuổi của chủ hộ:

Bảng 4.3 TuỔi ChỦ HỘ


Danh mục tuổi

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Dưới 30 tuổi

0

0

Từ 30 đến 40 tuổi

5

12,5


Từ 41 đến 50 tuổi

18

45,0

Từ 51 – 60 tuổi

10

25,0

Từ 61 tuổi trở lên

7

17,5

Tổng số

40

100

Do độ tuổi của chủ hộ khá đa dạng nên phân chia mỗi khoảng độ tuổi cách
nhau 10 tuổi và so sánh những người trẻ với những người đứng tuổi để dễ dàng
phân tích với trình độ học vấn và kinh nghiệm sản xuất

Kết quả điều tra cho thấy rằng tuổi của chủ hộ khá đa dạng, người trẻ

tuổi nhất là 30 tuổi và người lớn tuổi nhất là 73 tuổi, phần lớn các chủ hộ có độ
tuổi trung niên từ 41- 50 tuổi chiếm 45 % trong tổng số quan sát.
Về chất lượng nguồn nhân lực bao gồm thể lực và trí lực của người lao
động, cụ thể là: sức khỏe, trình độ nhận thức, trình độ chính trị, trình độ văn
hóa,.…
4.2.2.2 Trình độ học vấn:
Bảng 4.4 Trình ĐỘ HỌc VẤN CỦa ChỦ HỘ
Chỉ tiêu

Tần số

Tỷ trọng (%)

Mù chữ

3

7,5

Cấp I

18

45,0

Cấp II

17

42,5



×