Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ sản XUẤT và các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến HIỆU QUẢ sản XUẤT lúa HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 93 trang )

Hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở Châu Thành, AG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU
QUẢ SẢN XUẤT LÚA HUYỆN CHÂU
THÀNH - TỈNH AN GIANG

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.S LÊ QUANG VIẾT

TRƯƠNG MỸ TRINH
MSSV: 4077631
Lớp: KT0723A3 - K33

Cần Thơ, 2011

GVHD: ThS. Lê Quang Viết

1

SVTH: Trương Mỹ Trinh



Hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở Châu Thành, AG

LỜI CẢM TẠ
------------------------------Trải qua những ngày tháng học tập và rèn luyện trên giảng đường Đại
Học, đồng thời được sự giảng dạy nhiệt tình và tận tâm của quý thầy cô đã giúp
đỡ em hoàn thành chương trình học.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt
là quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã giúp đỡ em trong quá trình
học.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ Trạm Bảo Vệ Thực Vật đã cung cấp số
liệu và nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Quang Viết
đã giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày… tháng… năm 2011
Sinh viên thực hiện

Trương Mỹ Trinh

GVHD: ThS. Lê Quang Viết

2

SVTH: Trương Mỹ Trinh


Hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở Châu Thành, AG

LỜI CAM ĐOAN

----------------------------------------Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập được
và kết quả phân tích trong đề tài là hoàn toàn trung thực, đề tài không trùng với
bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày… tháng… năm 2011
Sinh viên thực hiện

Trương Mỹ Trinh

GVHD: ThS. Lê Quang Viết

3

SVTH: Trương Mỹ Trinh


Hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở Châu Thành, AG

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
*******************
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..........................................................................................
Ngày… tháng… năm 2011
Thủ trưởng đơn vị

GVHD: ThS. Lê Quang Viết

4

SVTH: Trương Mỹ Trinh


Hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở Châu Thành, AG

NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
---------------------------------------NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

2. Về hình thức:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
5. Nội dung và kết quả đạt được:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
GVHD: ThS. Lê Quang Viết

5

SVTH: Trương Mỹ Trinh



Hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở Châu Thành, AG

6. Các nhận xét khác:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
7. Kết luận:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2011
Giáo viên hướng dẫn

Lê Quang Viết

GVHD: ThS. Lê Quang Viết

6

SVTH: Trương Mỹ Trinh


Hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở Châu Thành, AG

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
*******************
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..........................................................................................
Cần Thơ, ngày... tháng... năm 2011
Giáo viên phản biện

GVHD: ThS. Lê Quang Viết

7

SVTH: Trương Mỹ Trinh


Hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở Châu Thành, AG

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế của tỉnh An Giang năm 2008 .....................................18
Bảng 3.2: Diện tích lúa huyện Châu Thành .......................................................21
Bảng 3.3: Năng suất lúa huyện Châu Thành ......................................................22
Bảng 4.1: Diện tích đất canh tác lúa của nông dân huyện Châu Thành – tỉnh An
Giang ................................................................................................................27
Bảng 4.2: Số tuổi của chủ hộ và số năm trồng lúa..............................................28
Bảng 4.3: Số nhân khẩu và số lao động trong nông hộ huyện Châu Thành ........28
Bảng 4.4: Trình độ học vấn của chủ hộ..............................................................29
Bảng 4.5: Nguyên nhân sản xuất lúa của nông hộ huyện Châu Thành ...............30
Bảng 4.6: Giống lúa được các hộ nông dân chọn trồng......................................31
Bảng 4.7: Chi – Square tests..............................................................................32
Bảng 4.8: Kết quả bảng chéo Crosstab giữa yếu tố giống lúa và trình độ học vấn
..........................................................................................................................33
Bảng 4.9: Lý do chọn giống lúa.........................................................................34
Bảng 4.10: Nguồn cung cấp giống lúa ...............................................................35
Bảng 4.11: Chi – Square tests............................................................................36
Bảng 4.12: Kết quả bảng chéo Crosstab giữa yếu tố nơi mua giống lúa và trình độ
học vấn..............................................................................................................36
Bảng 4.13: Sử dụng phân bón và thuốc BVTV ..................................................38
Bảng 4.14: Chi – Square tests............................................................................38
Bảng 4.15: Kết quả bảng chéo Crosstab giữa yếu tố sử dụng phân bón, thuốc
BVTV và trình độ học vấn ................................................................................39
Bảng 4.16: Nguồn kỹ thuật trồng lúa .................................................................40
Bảng 4.17: Tập huấn .........................................................................................41
Bảng 4.18: Các khoản mục chi phí sản xuất lúa bình quân trên 1 công đất vụ ĐX
..........................................................................................................................42
Bảng 4.19: Các khoản mục chi phí sản xuất lúa bình quân trên 1 công đất vụ HT
..........................................................................................................................44
Bảng 4.20: Doanh thu sản xuất lúa ....................................................................46
Bảng 4.21: Lợi nhuận sản xuất lúa.....................................................................46


GVHD: ThS. Lê Quang Viết

8

SVTH: Trương Mỹ Trinh


Hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở Châu Thành, AG

Bảng 4.22: Các chỉ số tài chính trong sản xuất lúa của nông hộ huyện Châu
Thành – tỉnh An Giang......................................................................................47
Bảng 4.23: Tổng hợp các chỉ số.........................................................................48
Bảng 4.24: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ
ĐX.........49
Bảng 4.25: Tổng hợp các chỉ số.........................................................................51
Bảng 4.26: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ HT ...52
Bảng 4.27: Tổng hợp các chỉ số.........................................................................54
Bảng 4.28: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa vụ
Đông Xuân........................................................................................................55
Bảng 4.29: Tổng hợp các chỉ số.........................................................................58
Bảng 4.30: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa vụ
Hè Thu ..............................................................................................................59
Bảng 4.31: Những thuận lợi trong quá trình sản xuất lúa ...................................62
Bảng 4.32: Những khó khăn trong quá trình sản xuất lúa ..................................64
Bảng 4.33: Giá bán bình quân 1 kg lúa của nông hộ huyện Châu Thành – tỉnh An
Giang ................................................................................................................65

GVHD: ThS. Lê Quang Viết


9

SVTH: Trương Mỹ Trinh


Hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở Châu Thành, AG

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Tỷ lệ trình độ học vấn của nông hộ ....................................................29
Hình 4.2: Tỷ lệ nguyên nhân sản xuất lúa của nông hộ huyện Châu Thành........30
Hình 4.3: Tỷ lệ giống lúa được các hộ nông dân chọn trồng ..............................32
Hình 4.4: Tỷ lệ về lý do chọn giống lúa của nông dân huyện Châu Thành.........35
Hình 4.5: Nguồn kỹ thuật trồng lúa của nông dân huyện Châu Thành – tỉnh An
Giang ................................................................................................................40
Hình 4.6: Tập huấn cho nông dân huyện Châu Thành........................................41
Hình 4.7: Các khoản mục chi phí sản xuất lúa vụ Đông Xuân của nông hộ huyện
Châu Thành.......................................................................................................43
Hình 4.8: Các khoản mục chi phí sản xuất lúa vụ Hè Thu của nông hộ huyện
Châu Thành.......................................................................................................45

GVHD: ThS. Lê Quang Viết

10

SVTH: Trương Mỹ Trinh


Hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở Châu Thành, AG

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
CP LĐGĐ: Chi phí lao động gia đình
Thuốc BVTV: Thuốc bảo vệ thực vật
CP PB: Chi phí phân bón
DT: Diện tích
IPM: Quản lý dịch hại tổng hợp

GVHD: ThS. Lê Quang Viết

11

SVTH: Trương Mỹ Trinh


Hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở Châu Thành, AG

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia đứng lên sau chiến tranh, từng trải qua nạn đói,
làm chết hàng triệu người và cũng là quốc gia trước đây phải đi nhập khẩu lương
thực thì nay lương thực chẳng những đảm bảo cung cấp đủ cho thị trường trong
nước mà còn tự hào là nước có diện tích sản xuất lúa gạo đứng hàng thứ 5 và
xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Với hơn 70% dân số lao động trong
nông nghiệp mà phần lớn trong số đó là ngành trồng lúa. Có thể nói, lúa gạo đối
với Việt Nam không chỉ cung cấp nguồn lương thực cơ bản mà còn đóng vai trò
quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội. Bên cạnh đó, sản
xuất lúa gạo được xem là nhiệm vụ hàng đầu cho vấn đề phát triển đất nước và
an ninh lương thực quốc gia mà Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng và quan
tâm.

Với xu hướng phát triển chung của đất nước, để phục vụ cho quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra từng ngày và ở mọi nơi, diện tích đất nông
nghiệp phải nhường chỗ cho các công trình xây dựng, cho sự phát triển các
ngành công nghiệp, quá trình đô thị hoá diễn ra ồ ạt, thì vấn đề đảm bảo an ninh
lương thực đã thực sự trở thành một gánh nặng cho người nông dân Việt Nam.
Châu Thành là một huyện thuần nông, với diện tích 34.682 ha đất tự nhiên
trong đó có 29.252 ha là sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, với địa hình bằng
phẳng, đất đai phì nhiêu, người dân có kinh nghiệm sản xuất lúa, mặt khác huyện
đã chủ động áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật mới như “1 phải, 5 giảm”, “3
giảm, 3 tăng”, … đã góp phần làm cho Châu Thành thật sự là vựa lúa của tỉnh An
Giang. Mặc dù vậy, hiệu quả sản xuất lúa của huyện vẫn chưa cao, chưa tương
xứng với tiềm năng sẵn có của huyện. Do vẫn còn một bộ phận không nhỏ nông
dân ở đây còn giữ những tập quán sản xuất cũ, chưa sử dụng giống xác nhận, sử
dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không hiệu quả làm tăng chi phí sản
xuất, số hộ nông dân áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất chưa nhiều nên đã làm
cho năng suất chưa cao, chất lượng lúa thấp làm giảm giá bán dẫn đến lợi nhuận


Nguồn: www.festivalluagao.vn
Nguồn: Cổng thông tin điện tử An Giang



GVHD: ThS. Lê Quang Viết

12

SVTH: Trương Mỹ Trinh



Hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở Châu Thành, AG

chưa cao. Do đó, em chọn đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất và các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Châu Thành tỉnh An Giang”
nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận và đưa ra những giải
pháp nhằm giúp người nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, góp phần gia
tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình, cải thiện đời sống người dân tốt hơn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
lúa ở huyện Châu Thành tỉnh An Giang. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn này.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung nói trên, nội dung đề tài sẽ lần lượt giải quyết
những mục tiêu cụ thể sau:
- Khái quát về tình hình sản xuất lúa ở huyện Châu Thành qua các năm
2008, 2009 và năm 2010.
- Mô tả các đặc điểm của nông hộ sản xuất lúa như: trình độ học vấn, độ
tuổi, số năm trồng lúa, nhân khẩu, lao động, diện tích đất trồng lúa, …
- Phân tích hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Châu Thành bằng cách phân tích
các khoản mục chi phí, doanh thu và thu nhập.
- Xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất
lúa. Đồng thời giải thích sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó
đến năng suất và hiệu quả sản xuất.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ở huyện
Châu Thành - tỉnh An Giang.
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
Sản xuất lúa chưa mang lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ.
Các nhân tố chi phí làm đất, chi phí giống, chi phí tưới tiêu, chi phí phân

bón, chi phí thuốc BVTV, chi phí lao động gia đình, chi phí lao động thuê, chi
phí lãi vay có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa.

GVHD: ThS. Lê Quang Viết

13

SVTH: Trương Mỹ Trinh


Hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở Châu Thành, AG

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Tình hình sản xuất lúa ở huyện Châu Thành qua các năm 2008, 2009 và
năm 2010 như thế nào?
Sản xuất lúa ở huyện Châu Thành có mang lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ
không?
Những nhân tố nào có ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất lúa
của nông hộ và sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến năng suất và hiệu quả sản
xuất ở mức độ nào?
Trong quá trình sản xuất lúa nông hộ có những thuận lợi và khó khăn gì?
Để giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất lúa thì cần có những giải
pháp nào?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Sở dĩ
chọn nơi đây để nghiên cứu là vì huyện Châu Thành là một trong những huyện
sản xuất lúa lớn của tỉnh An Giang, trong đó tập trung nhiều nhất là các xã Hoà
Bình Thạnh, Vĩnh Lợi, Vĩnh Thành, Cần Đăng, Bình Thạnh.
1.4.2 Thời gian nghiên cứu

Những thông tin về số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2008 đến năm
2010.
Những thông tin về số liệu sơ cấp sử dụng cho luận văn được phỏng vấn
trực tiếp 60 hộ nông dân trong thời gian từ 10/03/2011 đến ngày 20/03/2011.
Thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài bắt đầu từ ngày 27/01/2011 đến ngày
15/04/2011.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Các nông hộ tham gia sản xuất lúa trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh An
Giang.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
1. Hồ Thị Linh (2008), Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản tại phường
Vĩnh Hiệp, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, luận văn tốt nghiệp. Mục tiêu
tổng quát của đề tài là tìm hiểu thực trạng, phân tích và đánh giá hiệu quả sản
GVHD: ThS. Lê Quang Viết

14

SVTH: Trương Mỹ Trinh


Hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở Châu Thành, AG

xuất lúa cao sản ở phường Vĩnh Hiệp, Thành phố Rạch Giá của tỉnh Kiên Giang
để từ đó đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và
thu nhập cho nông hộ. Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh
giá thực trạng sản xuất chung của các nông dân ở phường Vĩnh Hiệp, phân tích
và so sánh hiệu quả sản xuất lúa cao sản qua 02 vụ chính là Đông Xuân và Hè
Thu. Đồng thời tác giả cũng sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân
tích những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lúa cao sản của nông hộ.

2. Sơn Vĩnh Hồ (2008), Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu tỉnh
Sóc Trăng, luận văn tốt nghiệp. Mục tiêu tổng quát của đề tài là nhằm phân tích
hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu ở tỉnh Sóc Trăng, từ đó tìm ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mía cho nông hộ. Tác giả đã sử dụng phương
pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng và tình hình sản xuất mía nguyên liệu
tại tỉnh Sóc Trăng, phương pháp phân tích chi phí – lợi ích nhằm đánh giá xem
việc sản xuất mía nguyên liệu của nông dân ở tỉnh Sóc Trăng có đạt được hiệu
quả kinh tế hay không, đồng thời tác giả cũng đã dùng phương pháp phân tích
hồi quy tương quan nhằm phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến năng suất và
thu nhập của nông hộ trồng mía.
3. Nguyễn Thị Mỹ Diệu (2010), Phân tích hiệu quả sản xuất xà lách xoong
ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, luận văn tốt nghiệp. Mục tiêu tổng quát của
đề tài là nhằm phân tích hiệu quả sản xuất xà lách xoong ở huyện Bình Minh –
tỉnh Vĩnh Long, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
cho nông hộ. Trong đề tài tác giả có sử dụng phương pháp thống kê mô tả để
phân tích tình hình sản xuất xà lách xoong của nông dân ở huyện Bình Minh –
tỉnh Vĩnh Long, phương pháp phân tích chi phí – lợi ích để đánh giá hiệu quả
kinh tế của mô hình sản xuất xà lách xoong và cuối cùng tác giả đã sử dụng
phương pháp phân tích hồi quy tương quan để tìm ra các nhân tố có ảnh hưởng
đến năng suất và thu nhập của nông hộ sản xuất xà lách xoong.

GVHD: ThS. Lê Quang Viết

15

SVTH: Trương Mỹ Trinh


Hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở Châu Thành, AG


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm hiệu quả và hiệu quả sản xuất
Hiệu quả: là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho
đạt kết quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng
phí; sản xuất với chi phí thấp nhất; sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu của thị
trường.
Hiệu quả sản xuất: bao gồm hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và hiệu quả
phân phối. Nhưng do ở đây đề tài chỉ đánh giá hiệu quả sản xuất hay nói chính
xác hơn là giới hạn ở chỗ chỉ xem xét hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa, cho nên
không cần thiết phải đưa vào phân tích hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối.
- Hiệu quả kỹ thuật: là việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định từ việc
sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là một thành phần của hiệu
quả kinh tế; bởi vì muốn đạt được hiệu quả kinh tế trước tiên phải đạt được hiệu
quả kỹ thuật.
- Hiệu quả kinh tế: là sự kết hợp các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao động,
kỹ thuật sản xuất) nhất định để tạo ra lượng sản phẩm đầu ra lớn nhất. Tiêu chí
về hiệu quả kinh tế thực chất là giá trị; nghĩa là khi sự kết hợp yếu tố sản xuất
thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì không
hiệu quả.
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất, nói rộng
ra là hiệu quả hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan
giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính. Là chỉ tiêu phản
ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất - kinh doanh, nhằm đạt
được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu. Tùy theo mục đích đánh giá, có
thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao
động, hiệu suất sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với
đồng vốn đã bỏ ra, thời gian thu hồi vốn…. Chỉ tiêu tổng hợp thường dùng nhất
là doanh lợi thu được so với tổng số vốn đã bỏ ra.


GVHD: ThS. Lê Quang Viết

16

SVTH: Trương Mỹ Trinh


Hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở Châu Thành, AG

2.1.2 Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong phân tích
2.1.2.1 Giá thực tế sản phẩm
Giá bán thực tế của một đơn vị sản phẩm thu hoạch là mức giá mà người
sản xuất nhận được ngay tại ruộng của mình.
2.1.2.2 Giá trị tổng sản phẩm
Là giá bán thực tế mỗi đơn vị sản phẩm nhân với sản lượng sản phẩm thu
hoạch được (tính trên 1 ha).
2.1.2.3 Giá thực tế của các yếu tố đầu vào
Các yếu tố đầu vào chủ yếu bao gồm các loại vật tư nông nghiệp (phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật, giống, nước tưới…); trang bị kỹ thuật (máy cày, máy xới,
máy bơm, máy tưới nước, bình phun xịt thuốc…) và lao động.
- Vật tư nông nghiệp: giá thực tế của các loại vật tư nông nghiệp được tính
theo giá bán lẻ (ngay tại địa bàn mà phần lớn nông dân trong cùng khu vực
thường mua) cộng với các khoản khác như: vận chuyển, hao hụt và cuối cùng
đến ruộng của mình. Giá này được tính trên từng đơn vị của các yếu tố (lít, chai,
kg, …)
- Trang bị kỹ thuật: nếu việc ứng dụng kỹ thuật có sử dụng máy móc, thiết
bị thì việc xác định chi phí thực tế các yếu tố này có thể được tiến hành bằng hai
cách:
+ Dùng giá thuê được phổ biến của các yếu tố đó tại địa phương.

+ Tính chi phí khấu hao máy móc thiết bị trong khoảng thời gian nhất
định.
- Lao động: giá thực tế của lao động sẽ bằng tiền công được trả cộng với
các khoản khác phải chi mà không trả bằng tiền (nếu có). Nếu nông hộ sử dụng
lao động gia đình tham gia vào sản xuất thì chi phí lao động cũng phải tính như
trong trường hợp thuê lao động.
2.1.3 Các chỉ số tài chính dùng để phân tích hiệu quả sản xuất
Để phân tích hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ, đề tài đã sử dụng các chỉ số
tài chính sau đây:
* Tổng chi phí sản xuất:
Là toàn bộ số tiền mà người sản xuất chi ra cho hoạt động sản xuất để tạo ra
sản phẩm.
GVHD: ThS. Lê Quang Viết

17

SVTH: Trương Mỹ Trinh


Hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở Châu Thành, AG

Tổng chi phí sản xuất = chi phí vật chất (chi phí vật tư nông nghiệp và trang bị
kỹ thuật) + chi phí lao động (bao gồm LĐ thuê và LĐGĐ) + chi phí khác
* Tổng doanh thu:
Là giá trị thành tiền từ số lượng tổng sản phẩm với đơn giá sản phẩm được
bán ra.
Tổng doanh thu = Tổng sản lượng x Đơn giá sản phẩm
* Lợi nhuận:
Là phần giá trị còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ đi tổng chi phí sản
xuất.

Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí sản xuất
* Thu nhập:
Là phần lợi nhuận thu được cộng với chi phí lao động gia đình đã bỏ ra.
Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí LĐGĐ
* Tỷ suất thu nhập:
Phản ánh hiệu quả đầu tư, nghĩa là khi người sản xuất đầu tư một đồng chi
phí sản xuất thì sẽ thu về được bao nhiêu đồng thu nhập tương ứng.
Tỷ suất thu nhập = Thu nhập/Tổng chi phí sản xuất
* Tỷ suất lợi nhuận:
Chỉ tiêu này có ý nghĩa là một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận tương ứng.
Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Tổng chi phí sản xuất
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Lý do
chọn địa bàn huyện Châu Thành để nghiên cứu vì nơi đây tập trung nhiều hộ
nông dân trồng lúa và là vùng lúa nguyên liệu trọng điểm của tỉnh An Giang. Đề
tài này đã chọn ra 03 xã tiêu biểu là: Hoà Bình Thạnh, Vĩnh Thành và Vĩnh Lợi
của huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, đây là những xã có diện tích trồng lúa lớn
trong huyện và có nhiều kinh nghiệm, hầu hết nông dân đã tham gia sản xuất lúa
từ rất lâu, sau đó chọn ra 60 hộ nông dân trồng lúa để phỏng vấn trực tiếp. Các xã
được chọn bao gồm:
- Xã Hoà Bình Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
GVHD: ThS. Lê Quang Viết

18

SVTH: Trương Mỹ Trinh



Hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở Châu Thành, AG

- Xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
- Xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Dựa vào số liệu thống kê từ Trạm Bảo Vệ Thực Vật huyện
Châu Thành, Cục thống kê tỉnh An Giang. Ngoài ra, số liệu còn được thu thập
thông qua sách, báo, tạp chí, các trang web có nội dung liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
Số liệu sơ cấp: sử dụng phương pháp điều tra (quan sát trực tiếp, phỏng vấn
nông hộ thông qua bảng câu hỏi….) để thu thập số liệu sơ cấp thuộc 03 xã Hoà
Bình Thạnh, Vĩnh Thành và Vĩnh Lợi. Cả 03 xã nói trên đều là những xã có điều
kiện đất đai rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của lúa.
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.2.3.1 Phương pháp xử lý dữ liệu
Đối với dữ liệu thứ cấp: sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích,
tổng hợp, so sánh số tương đối và số tuyệt đối về thực trạng sản xuất lúa qua các
năm rồi từ đó đưa ra nhận xét.
Đối với dữ liệu sơ cấp:
- Đánh giá hiệu quả sản xuất thông qua phân tích các khoản mục chi phí,
thu nhập điều tra được từ các nông hộ sản xuất để tính được khoản lợi nhuận.
- Tiến hành mã hóa các dữ liệu định tính để chuyển hóa về định lượng
- Chọn ra các biến có ý nghĩa và thiết lập mô hình hồi quy để mô tả mối
quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc.
- Dựa vào kết quả chạy mô hình, viết lại phương trình hồi quy để xác định
những yếu tố nào có ảnh hưởng tốt hay không tốt đến năng suất và hiệu quả sản
xuất.
- Sau đó kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất và hiệu
quả sản xuất.
- Các dữ liệu định tính như: độ tuổi nông hộ, số năm kinh nghiệm, trình độ

học vấn, nguyên nhân sản xuất lúa, … và biến định lượng như: CP làm đất, CP
giống, CP phân bón, CP thuốc BVTV, CP thuê LĐ, CP LĐGĐ, CP thu hoạch,
CP lãi vay, ... được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả; phương pháp

GVHD: ThS. Lê Quang Viết

19

SVTH: Trương Mỹ Trinh


Hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở Châu Thành, AG

tính trung bình; phương pháp phân tích tương quan và hồi quy bằng phần mềm
SPSS.
2.2.3.2 Phương pháp phân tích cho từng mục tiêu cụ thể
Để hoàn thành các mục tiêu cụ thể trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử
dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
 Đối với mục tiêu 1: Khái quát về tình hình sản xuất lúa ở huyện Châu
Thành qua các năm 2008, 2009 và năm 2010, và mục tiêu 2: Mô tả các đặc điểm
của nông hộ sản xuất như: độ tuổi, số năm trồng lúa, nhân khẩu, lao động, diện
tích đất trồng lúa, ... Đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương
pháp so sánh số tương đối và so sánh số tuyệt đối.
a. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong đề tài nhằm mô tả thực
trạng chung của nông hộ sản xuất lúa ở huyện Châu Thành – tỉnh An Giang. Cụ
thể như: độ tuổi, số năm kinh nghiệm, trình độ học vấn, nguyên nhân sản xuất
lúa, diện tích canh tác, v.v…
Các công cụ thống kê được sử dụng để phân tích số liệu: bảng thống kê (là
hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân

tích và kết luận, trình bày kết quả nghiên cứu), biểu đồ, biểu bảng…
b. Phương pháp so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối
- So sánh số tuyệt đối là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với
kỳ gốc của chỉ tiêu, kết quả biểu hiện quy mô của hiện tượng kinh tế.
- So sánh số tương đối là kết quả phép chia giữa hiệu số của trị số kỳ phân
tích so với kỳ gốc chia cho trị số của kỳ gốc. Kết quả biểu hiện kết cấu, mối quan
hệ, tốc độ phát triển mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
 Đối với mục tiêu 3: Phân tích hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Châu
Thành bằng cách phân tích các khoản mục chi phí, doanh thu và thu nhập. Đề tài
đã sử dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích để nghiên cứu.
Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA – Cost Benefit Analysis) là
phương pháp ước tính sự đánh đổi thực giữa các phương án, nhờ đó giúp cho xã
hội đạt được những lựa chọn ưu tiên kinh tế của mình. Ngoài ra, nó còn là
phương pháp thường được sử dụng để phân tích kết quả hoạt động sản xuất, xác
định lợi ích đạt được so với phần chi phí bỏ ra. Trong nghiên cứu này, phương
GVHD: ThS. Lê Quang Viết

20

SVTH: Trương Mỹ Trinh


Hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở Châu Thành, AG

pháp CBA được sử dụng để đánh giá hiệu quả sản xuất của các nông hộ trồng lúa
bằng cách so sánh giữa doanh thu và chi phí sản xuất.
Xem xét qua:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
+ Nếu lợi nhuận > 0 thì đánh giá mô hình sản xuất có hiệu quả.
+ Nếu lợi nhuận < 0 thì đánh giá mô hình sản xuất chưa hiệu quả.

 Đối với mục tiêu 4: Thiết lập phương trình hồi quy về năng suất và
phương trình hồi quy về hiệu quả sản xuất để tìm ra các nhân tố có ảnh hưởng
đến năng suất và hiệu quả sản xuất lúa. Đồng thời giải thích sự ảnh hưởng và
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến năng suất và hiệu quả sản xuất. Đề tài
đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tương quan để nghiên cứu.
a. Thiết lập phương trình hồi quy về năng suất
Năng suất của việc sản xuất lúa chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau.
Do một số giới hạn, phương trình hồi quy chỉ đề cập đến một số nhân tố chủ yếu
ảnh hưởng đến năng suất như sau:
- Về trình độ học vấn: khi nông dân có trình độ học vấn càng cao thì khả
năng tiếp cận và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất sẽ càng dễ
dàng hơn so với những nông dân có trình độ học vấn thấp, do đó cũng góp phần
ảnh hưởng đến năng suất lúa.
- Về số năm kinh nghiệm: cho thấy những nông dân có số năm tham gia sản
xuất càng cao thì càng có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
- Về các khoản mục chi phí: chi phí làm đất, chi phí giống, …. khi nông hộ
đầu tư các khoản chi phí vào sản xuất với mức độ hợp lý như làm đất kỹ, chọn
giống tốt, bón phân và phun thuốc với mức độ thích hợp và đúng kỹ thuật, chăm
sóc thường xuyên… thì sẽ làm tăng năng suất.
Phương trình hồi quy tuyến tính có dạng:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + … + β11X11
Y: năng suất (biến phụ thuộc)
Xi: (i = 1, 2, 3, …, 11) các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất (biến độc
lập)
β0: hệ số tự do
GVHD: ThS. Lê Quang Viết

21

SVTH: Trương Mỹ Trinh



Hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở Châu Thành, AG

βi (i = 1,11): các tham số được ước lượng bằng phương pháp hồi quy
tuyến tính từ phần mềm SPSS 16.0.1
Các biến độc lập trong mô hình bao gồm:
+ X1: trình độ học vấn
+ X2: số năm kinh nghiệm
+ X3: chi phí làm đất/công
+ X4: chi phí giống/công
+ X5: chi phí thuốc BVTV/công
+ X6: chi phí phân bón/công
+ X7: chi phí tưới tiêu/công
+ X8: chi phí thu hoạch/công
+ X9: chi phí LĐGĐ/công
+ X10: chi phí thuê LĐ/công
+ X11: chi phí khác/công
b. Thiết lập phương trình hồi quy về hiệu quả sản xuất
Để phân tích rõ về hiệu quả sản xuất của mô hình chúng ta tìm hiểu cụ thể
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất từ mô hình hồi quy nhằm mục đích
giúp cho nông dân có cơ sở đầu tư các nguồn lực đầu vào một cách hợp lý,
hướng đến tăng hiệu quả sản xuất, gia tăng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất lúa
cho nông hộ. Do một số giới hạn, phương trình hồi quy chỉ đề cập đến một số
nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất như sau:
- Về trình độ học vấn: những nông hộ có trình độ học vấn càng cao thì khả
năng tiếp cận và nắm bắt những thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra càng
thuận lợi hơn so với những người có trình độ học vấn thấp.
- Về số năm kinh nghiệm: những người tham gia vào nghề trồng lúa càng
lâu thì càng có kinh nghiệm trong việc mua bán với thương lái để có thể giữ được

giá bán cao hơn so với những người thiếu kinh nghiệm.
- Về các khoản mục chi phí: CP làm đất, CP giống, CP phân bón, CP thuốc
BVTV… Khi chi phí sản xuất của nông hộ càng tăng sẽ làm giảm lợi nhuận của
nông hộ.
- Về năng suất: cho thấy khi năng suất càng cao thì lợi nhuận mang về cho
nông hộ càng lớn.
GVHD: ThS. Lê Quang Viết

22

SVTH: Trương Mỹ Trinh


Hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở Châu Thành, AG

Phương trình hồi quy tuyến tính có dạng:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + … + β14X14
Y: lợi nhuận (biến phụ thuộc)
Xi: (i = 1, 2, 3, …, 14) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả SX (biến độc
lập)
β0: hệ số tự do
βi (i = 1,14): các tham số được ước lượng bằng phương pháp hồi quy
tuyến tính từ phần mềm SPSS 16.0.1
Các biến độc lập trong mô hình bao gồm:
+ X1: trình độ học vấn
+ X2: số năm kinh nghiệm
+ X3: chi phí làm đất/công
+ X4: chi phí giống/công
+ X5: chi phí thuốc BVTV/công
+ X6: chi phí phân bón/công

+ X7: chi phí tưới tiêu/công
+ X8: chi phí thu hoạch/công
+ X9: chi phí LĐGĐ/công
+ X10: chi phí thuê LĐ/công
+ X11: chi phí khác/công
+ X12: chi phí lãi vay/công
+ X13: giá bán/kg
+ X14: năng suất (tấn/công)
Các thông số được xem xét khi phân tích:
- Multiple R: hệ số tương quan bội, nói lên mối quan hệ chặt chẽ giữa biến
phụ thuộc Y với các biến độc lập X; R càng lớn thì mối quan hệ càng chặt chẽ.
- R Square: hệ số xác định R2, cho biết tỷ lệ % sự biến động của Y được
giải thích bởi các biến số X trong mô hình.
- Giả thuyết:
 H0: tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0 (β1 = β2 = …= βj = 0) hoặc
là không có biến độc lập nào ảnh hưởng đến Y.

GVHD: ThS. Lê Quang Viết

23

SVTH: Trương Mỹ Trinh


Hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở Châu Thành, AG

 H1: βj ≠ 0: nghĩa là có ít nhất 1 tham số khác 0 hoặc là có ít nhất 1
biến độc lập có ảnh hưởng đến Y.
-


Dùng kiểm định F để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy. F
càng lớn, Sig.F càng nhỏ, mô hình hồi quy càng có ý nghĩa.

 Đối với mục tiêu 5: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất lúa ở huyện Châu Thành – tỉnh An Giang. Đề tài sử dụng phương pháp
phân tích, tổng hợp từ các chương trước đó. Dựa vào những nhân tố ảnh hưởng
trong các mô hình để đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa
cho nông hộ.

GVHD: ThS. Lê Quang Viết

24

SVTH: Trương Mỹ Trinh


Hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa ở Châu Thành, AG

CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ TỈNH AN GIANG VÀ CÂY LÚA
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH AN GIANG
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh An Giang nằm ở địa đầu Tây Nam của lãnh thổ Việt Nam.
- Phía Bắc và Tây Bắc tiếp giáp Campuchia với đường biên giới dài 104
km, chạy dọc theo kênh Vĩnh Tế.
- Phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, đường ranh giới dài 69,789 km. Phía
Nam có 44,734 km đất đai tiếp giáp với thành phố Cần Thơ.
- Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Đồng Tháp, ngăn cách bởi sông
Tiền và rạch Cái Tàu Thượng, chiều dài đường ranh giới là 107,6 km.

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.536,8 km2, đứng hàng thứ 4 ở khu vực
đồng bằng sông Cửu Long, sau Kiên Giang, Cà Mau, Long An, chiếm 1,07%
tổng diện tích tự nhiên cả nước. Vị thế của tỉnh nằm ở thượng nguồn sông Cửu
Long, liền kề thành phố Cần Thơ, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 190 km
đường chim bay. Đây là điều kiện thuận lợi cho phép tỉnh phát triển và hội nhập
kinh tế với các tỉnh Nam Bộ cũng như các tỉnh thành khác trong và ngoài nước,
đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.
3.1.1.2 Địa hình
An Giang có 2 dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi.
- Địa hình đồng bằng
Đồng bằng chiếm khoảng 87,00% diện tích tự nhiên của tỉnh, là nơi sinh
sống của khoảng 89,00% dân cư toàn tỉnh. Đồng bằng cũng được phân thành hai
loại là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi.
- Địa hình đồi núi
Vùng đồi núi chiếm khoảng 13,00% diện tích tự nhiên và 11,00% dân cư
toàn tỉnh. Các dãy núi phân bố thành hình vòng cung kéo dài gần 100 km, khởi
đầu từ xã Phú Hữu, huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, bao trùm
lên gần hết diện tích huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê và
Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn.

GVHD: ThS. Lê Quang Viết

25

SVTH: Trương Mỹ Trinh


×