Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nguồn lao động và sử dụng lao động tỉnh Bình Thuận (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Trƣờng Vinh

NGUỒN LAO ĐỘNG
VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Trƣờng Vinh

NGUỒN LAO ĐỘNG
VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN

Chuyên ngành : Địa lí học
Mã số

: 60 31 05 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ


Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu tôi dưới sự hướng dẫn của TS.
Phạm Thị Xuân Thọ. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài là trung thực.
Những số liệu của các bảng, biểu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được tác giả thu
nhập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi rõ dưới từng bảng, biểu và phần tài liệu tham
khảo.
Ngoài ra, trong luận văn có sử dụng một số khái niệm, nhận xét, số liệu của một
số tác giả, cơ quan tổ chức khác nhau đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung luận văn của mình.


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của cô
hướng dẫn, các thầy cô giảng dạy, các cơ quan của tỉnh Bình Thuận cũng như sự giúp
đỡ từ phía gia đình và bạn bè. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cám ơn đến TS. Phạm Thị Xuân Thọ - người đã
hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất chân tình để tôi có thể hoàn thành đề tài.
Xin chân thành cám ơn các thầy cô trong khoa Địa lý đã góp ý để đề tài của tôi
được hoàn thiện hơn. Cám ơn các thầy cô trong phòng Sau đại học của trường đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Cục Thống kê, Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận, GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, PGS.TS Nguyễn
Kim Hồng đã nhiệt tình cung cấp những tài liệu, số liệu để tôi có thể thực hiện đề tài
này.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và các thành viên của lớp Cao học Địa lý K26 thân
yêu đã luôn bên cạnh, động viên và chia sẻ giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận
văn.



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các bản đồ
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN LAO
ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG.......................................................6
1.1. Cơ sở lý luận về nguồn lao động và sử dụng lao động ............................................6
1.1.1. Cơ sở lý luận về nguồn lao động ......................................................................6
1.1.2. Cơ sở lý luận về sử dụng lao động .................................................................10
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động và sử dụng lao động ................16
1.2. Cơ sở thực tiễn về nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở nước ta ............18
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................................26
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG TỈNH BÌNH THUẬN ............................................................... 27
2.1. Khái quát về tỉnh Bình Thuận ................................................................................27
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động và sử dụng lao động tỉnh
Bình Thuận ....................................................................................................................29
2.2.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ .....................................................................29
2.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .................................................29
2.2.3. Kinh tế - xã hội ................................................................................................ 34
2.3. Thực trạng nguồn lao động và sử dụng lao động tỉnh Bình Thuận ........................47
2.3.1. Thực trạng nguồn lao động tỉnh Bình Thuận ..................................................47

2.3.2. Thực trạng sử dụng lao động ở tỉnh Bình Thuận ............................................62
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................74


Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN
LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ LAO ĐỘNG TỈNH
BÌNH THUẬN .......................................................................................... 75
3.1. Những căn cứ để xây dựng định hướng và giải pháp .............................................75
3.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận ....................75
3.1.2. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Thuận ..................................76
3.1.3. Thực trạng về nguồn lao động và sử dụng lao động tỉnh Bình Thuận ............77
3.1.4. Dự báo về nguồn lao động và sử dụng lao động của tỉnh Bình Thuận ...........78
3.2. Định hướng phát triển nguồn lao động tỉnh Bình Thuận .......................................83
3.3. Giải pháp phát triển và sử dụng lao động ............................................................... 87
3.3.1. Giải pháp về công tác quản lý ........................................................................87
3.3.2. Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội ............................................................... 88
3.3.3. Giải pháp giáo dục – đào tạo ..........................................................................89
3.3.4. Giải pháp về việc làm, thông tin thị trường lao động và điều kiện
làm việc ..........................................................................................................90
3.3.5. Giải pháp thực hiện chính sách dân số phù hợp .............................................92
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................................92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 95
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CMKT

: Chuyên môn kỹ thuật


CNH

: Công nghiệp hóa

CN – XD

: Công nghiệp – xây dựng

DV

: Dịch vụ

HĐH

: Hiện đại hóa

KT - XH

: Kinh tế - xã hội



: Lao động

LLLĐ

: Lực lượng lao động

NLĐ


: Nguồn lao động

N – L – NN

: Nông – lâm – ngư nghiệp


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1.

Dân số và lực lượng lao động của nước ta, giai đoạn 2010 – 2015...........18

Bảng 1.2.

Phân bố lực lượng lao động theo các vùng trong cả nước, năm 2015 .......19

Bảng 1.3.

Cơ cấu lực lượng lao động phân theo trình độ CMKT ở nước ta ..............20

Bảng 1.4.

Cơ cấu lao động làm việc phân theo khu vực kinh tế và loại hình
kinh tế ở nước ta ........................................................................................22

Bảng 1.5.

Cơ cấu lao động thất nghiệp của nước ta theo trình độ học vấn cao
nhất đạt được, năm 2015 ............................................................................24


Bảng 2.1.

Hiện trạng dân số tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2005 - 2015 .......................36

Bảng 2.2.

Quy mô dân số và chỉ số già hóa dân số tỉnh Bình Thuận, giai đoạn
2010 – 2015 và dự báo đến năm 2013 .......................................................38

Bảng 2.3.

Tỉ lệ phụ thuộc trong dân số của tỉnh Bình Thuận ....................................39

Bảng 2.4.

Phân bố dân cư tỉnh Bình Thuận theo huyện – thị, năm 2015...................40

Bảng 2.5.

Dân số Bình Thuận phân theo khu vực thành thị- nông thôn, giai
đoạn 2005 - 2015 .......................................................................................41

Bảng 2.6.

Dân số Bình Thuận khu vực thành thị-nông thôn theo huyện thị,
năm 2015 ....................................................................................................41

Bảng 2.7.


GRDP các nhóm ngành theo giá hiện hành,giai đoạn 2005– 2015 ...........42

Bảng 2.8.

Nguồn lao động tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2005 - 2015 ......................... 48

Bảng 2.9.

Lực lượng lao động phân theo giới tính tỉnh Bình Thuận ......................... 49

Bảng 2.10. Cơ cấu lực lượng lao động theo độ tuổi của Bình Thuận và cả nước........51
Bảng 2.11. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm theo trình độ học vấn
tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2005 - 2015 ....................................................53
Bảng 2.12. Cơ cấu lao động tỉnh từ 15 tuổi trở lên có việc làm theo chuyên môn
kỹ thuật, giai đoạn 2005 -2015 ..................................................................54
Bảng 2.13. Tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo phân theo giới tính và
khu vực thành thị - nông thôn, giai đoạn 2010 – 2015 .............................. 56
Bảng 2.14. Lực lượng lao động phân theo đơn vị hành chính tỉnh Bình Thuận,
năm 2015 ....................................................................................................57


Bảng 2.15. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị, nông thôn
tỉnh Bình Thuận ......................................................................................... 59
Bảng 2.16. Lao động đang làm việc tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2005 – 2015............63
Bảng 2.17. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm chia theo ba nhóm
ngành, giai đoạn 2005 - 2015.....................................................................63
Bảng 2.18. Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm theo thành phần kinh tế tỉnh
Bình Thuận, giai đoạn 2005 – 2015 ........................................................... 66
Bảng 2.19. Lao động trên 15 tuổi đang làm việc của tỉnh phân theo khu vực
thành thị - nông thôn, giai đoạn 2005 - 2015 .............................................68

Bảng 2.20. Lực lượng lao động đang làm việc phân theo đơn vị hành chính tỉnh
Bình Thuận, giai đoạn 2005 - 2015 ........................................................... 69
Bảng 2.21. Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động tỉnh Bình Thuận phân theo
giới tính,giai đoạn 2005 – 2015 .................................................................71
Bảng 3.1.

Dự báo dân số và lao động tỉnh Bình Thuận .............................................78

Bảng 3.2.

Dự báo lao động tỉnh Bình Thuận theo khu vực kinh tế............................ 79

Bảng 3.3.

Dự báo lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật tỉnh Bình Thuận .....81

Bảng 3.4.

Dự báo lực lượng lao động đang làm việc phân theo địa phương tỉnh
Bình Thuận, năm 2020...............................................................................83


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Cơ cấu lực lượng lao động nước ta theo nhóm tuổi, giai đoạn
2010 – 2015 ............................................................................................. 19
Biểu đồ 1.2. Tỉ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo phân theo giới tính và khu
vực thành thị - nông thôn, năm 2015 .......................................................21
Biểu đồ 1.3. Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước và phân theo
vùng, năm 2015 .......................................................................................23
Biểu đồ 1.4. Tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của cả nước và theo

vùng, năm 2015 .......................................................................................25
Biểu đồ 2.1. Tháp dân số tỉnh Bình Thuận năm 2010..................................................37
Biểu đồ 2.2. Tháp dân số tỉnh Bình Thuận năm 2015..................................................37
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu lực lượng lao động phân theo giới tính tỉnh Bình Thuận ............50
Biểu đồ 2.4. Tỉ lệ lực lượng lao động phân theo 3 nhóm tuổi của Bình Thuận
và cả nước, năm 2015 ..............................................................................52
Biểu đồ 2.5. Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm theo trình độ chuyên
môn kỹ thuật của Bình Thuận và cả nước, năm 2015 ............................. 55
Biểu đồ 2.6. Mật độ lao động phân theo đơn vị hành chính tỉnh năm 2015 ................58
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm theo thành phần
kinh tế tỉnh Bình Thuận, giai đoạn 2005 - 2015 ......................................67
Biểu đồ 2.7. Cơ cấu lao động đang làm việc theo đơn vị hành chính tỉnh Bình
Thuận .......................................................................................................70
Biểu đồ 2.8. Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động tỉnh Bình Thuận và cả
nước giai đoạn 2005 - 2015 .....................................................................72
Biểu đồ 3.1. Dự báo cơ cấu lao động tỉnh Bình Thuận theo khu vực kinh tế ..............80
Biểu đồ 3.2. Dự báo cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật tỉnh
Bình Thuận .............................................................................................. 82
Biểu đồ 3.3. Dự báo cơ cấu lao động ngành nông – lâm – ngư nghiệp qua đào
tạo của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 ...................................................84
Biểu đồ 3.4. Dự báo cơ cấu lao động ngành công nghiệp – xây dựng qua đào tạo
của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 ......................................................... 85
Biểu đồ 3.5. Dự báo cơ cấu lao động ngành dịch vụ đã qua đào tạo của tỉnh
Bình Thuận đến năm 2020.......................................................................86


DANH MỤC BẢN ĐỒ
1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Thuận
2. Bản đồ phân bố lao động tỉnh Bình Thuận



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhân loại đang trong thời đại của tri thức, của khoa học và công nghệ. Tuy
nhiên, dù hiện đại thì vai trò của nguồn lao động (NLĐ) cũng không thể thay thế hoàn
toàn trong quá trình sản xuất. Vì vậy, việc phát triển NLĐ và sử dụng hợp lý lao động
(LĐ) là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển của một đất
nước.
Trái ngược với các nước phát triển có dân số già thì các nước đang phát triển
đang trong trình trạng bùng nổ dân số dẫn đến việc thừa LĐ. Việt Nam là một nước
đang phát triển, dân số đông, NLĐ trẻ và dồi dào, là một điều kiện thuận lợi cho quá
trình CNH – HĐH đất nước. Tuy nhiên, NLĐ nước ta đông nhưng chất lượng không
cao, chủ yếu là LĐ có trình độ thấp, tỉ lệ LĐ qua đào tạo rất ít, chỉ chiếm khoảng
19,9% ( năm 2015), đào tạo không phù hợp với nhu cầu, phải đào tạo lại... Đây là một
trong nhiều nguyên nhân làm chậm quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) của
đất nước.
Bình Thuận là một tỉnh cực Nam Trung Bộ, điều kiện thiên nhiên khá khắc
nghiệt, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của tỉnh. Bình Thuận cũng là một tỉnh
có lực lượng lao động (LLLĐ) khá lớn,LLLĐ từ 15 tuổi trở lên khoảng 710 nghìn
người trong tổng số dân hơn 1,2 triệu người. Giải quyết việc làm cho người LĐ là một
vấn đề khó khăn đối với tỉnh. Trong những năm qua với nhiều chính sách phát triển
hợp lý, kinh tế của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu, nhu cầu về LĐ trong tỉnh ngày
càng tăng. Bên cạnh nhu cầu về LĐ phổ thông thì nhu cầu về LĐ đã qua đào tạo, LĐ
chất lượng cao ngày càng lớn đề đáp ứng sự phát triển mạnh của các ngành kinh tế của
tỉnh, đặc biệt là công nghiệp và du lịch. Một trong những vấn đề đặt ra đối với tỉnh
Bình Thuận là phát triển NLĐ trong tương lai và sử dụng hợp lý LĐ hiện có.
Vì vậy, tác giả chọn “Nguồn lao động và sử dụng lao động tỉnh Bình Thuận”
là đề tài luận văn của mình.



2

2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu
Đề tài vận dụng các vấn đề lý luận và thực tiễn về NLĐ và vấn đề sử dụng LĐ để
làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá và so sánh hiện trạng về NLĐ và sử dụng LĐ
của tỉnh Bình Thuận, từ đó đưa ra một số giải pháp.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về NLĐ và vấn đề sử dụng LĐ ở
Việt Nam, vận dụng vào việc sử dụng lao động ở Bình Thuận.
- Nghiên cứu hiện trạng về NLĐ và vấn đề sử dụng LĐ trong quá trình phát triển
của tỉnh Bình Thuận.
- Phân tích những thế mạnh và hạn chế của NLĐ, tích cực và hạn chế của việc sử
dụng LĐ, từ đó đề ra một số định hướng và giải pháp phát triển NLĐ và sử dụng hợp
lý LĐ của tỉnh.
3. Giới hạn của đề tài
3.1. Nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng NLĐ và sử dụng LĐ của tỉnh Bình Thuận
và có phân tích đến cấp huyện.
3.2. Không gian
Nghiên cứu NLĐ và sử dụng LĐ trên phạm vi toàn tỉnh theo ranh giới hành
chính hiện nay bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện.
3.3. Thời gian
Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến
2015, định hướng phát triển đến năm 2030.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, sách, báo, bài tham
luận có liên quan tới vấn đề NLĐ và sử dụng LĐ ở nhiều góc độ và phạm vi khác

nhau.
Ở nước ta, vấn đề NLĐ và sử dụng LĐ được nhiều nhà khoa học quan tâm và
nghiên cứu từ khá lâu. Có nhiều đề tài như “Một số vấn đề dân số, nguồn nhân lực ở
Việt Nam” (1996) của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội. Những đề tài ở cấp độ


3

địa phương như đề tài “Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương” (2003),
luận văn thạc sĩ địa lý học của Phạm Thị Bình; đề tài “Nguồn lao động và sử dụng lao
động Thành phố Hồ Chí Minh” (2004), luận án tiến sĩ địa lý kinh tế và chính trị của
tác giả Đàm Nguyễn Thùy Dương.
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, tác giả chưa thấy có công trình nghiên cứu
có hệ thống nào về vấn đề NLĐ vàsử dụng LĐ tại tỉnh Bình Thuận. Những nghiên cứu
nêu trên là nguồn tư liệu quý giá để tác giả tham khảo trong quá trình làm luận văn.
5. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Các quan điểm vận dụng trong nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Hệ thống NLĐ gồm nhiều bộ phận khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết
với nhau. NLĐ tỉnh Bình Thuận là một phận trong hệ thống NLĐ cả nước, của vùng,
mang những đặc điểm, tích chất chung. Vì vậy, muốn đánh giá, xem xét NLĐ của tỉnh
phải đặt vào trong cả một một hệ thống NLĐ của vùng, của cả nước.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp
Đây là một quan điểm quan trọng trong nghiên cứu NLĐ. Nếu quan điểm tổng
hợp đặt đối tượng nghiên cứu - ở đây là NLĐ– vào một hệ thống nhất định để xem xét,
đánh giá thì quan điểm tổng hợp sẽ đặt nó trong mối liên hệ với các đối tượng KT XH khác.
5.1.3. Quan điểm lịch sử - viển cảnh
Bình Thuận là vùng đất được khai thác từ khá lâu, có nền văn hóa đa dạng, lâu
đời, trải qua quá trình phát triển với biết bao đổi thay, thăng trầm đã tạo cho Bình
Thuận những nét riêng biệt. Người dân Bình Thuận vừa có tính cần cù, chịu khó của

người dân dải đất miền Trung nghèo khó, vừa mang nét hào sảng, hiếu khách của
người dân Nam Bộ. Nghiên cứu về khá khứ để có được cái nhìn toàn diện, từ đó đưa ra
những định hướng phát triển NLĐvà sử dụngLĐ hợp lý. Sự phát triển của dân số và
LLLĐ trong quá khứ sẽ ảnh hưởng đến hiện trạng NLĐ và sử dụng LĐ của tỉnh ở hiện
tại và sự phát triển của NLĐ trong tương lai.
5.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững


4

Đây là một quan điểm vô cùng quan trong. Phát triển mà không đi đôi với bền
vững thì không thể gọi là phát triển. Phát triển bền vững là mục tiêu, là động lực thúc
đẩy sự phát triển của cả nước nước chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng. Phát triển
kinh tế, tạo ra nhiều việc làm cho người LĐ nhưng cũng phải đảm bảo sự cân bằng
giữa mục tiêu KT - XH và mục tiêu bảo vệ tài nguyên và môi trường.
5.2. Các phƣơng pháp sử dụng trong nghiên cứu
Trong quá trình làm luận văn, tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu
khác nhau, các phương pháp này bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau.
5.2.1. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
Các tài liệu thống kê sử dụng trong luận văn được tập hợp, chọn lọc từ nhiều
nguồn khác nhau: tài liệu của Tổng cục Thống kê, tài liệu của Cục Thống kê, Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận và các tài liệu liên quan khác.
Các tài liệu được lấy từ các nguồn dữ liệu chính thống, được tổng hợp, xử lý và
phân tích dựa trên các mối tương quan, ảnh hưởng lẫn nhau làm cơ sở cho các nhận
xét, đánh giá của luận văn.
5.2.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Đây là phương pháp đặc thù trong nghiên cứu của ngành địa lý. Các mối tương
quan giữa các đối tượng địa lý về không gian, thời gian, số lượng, chất lượng được thể
hiện một cách cô động, súc tích thông qua các bản đồ, biểu đồ.
Dựa trên những số liệu đã thu thập và phân tích để xây dựng các biểu đồ, bản đồ

chuyên đề, thể hiện mối quan hệ giữa tự nhiên, KT – XH và hiện trạng phân bố NLĐ
và sử dụng LĐ tỉnh Bình Thuận.
5.2.3. Phương pháp thực địa
Thực địa là phương pháp nghiên cứu không thể thiếu trong nghiên cứu địa lý.
Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp này được sử dụng để có cái nhìn thực tế về
hiện trạngNLĐ vàsử dụngLĐcủa tỉnh Bình Thuận.
5.2.4. Phương pháp sử dụng, khai thác các phần mềm hệ thống thông tin
Trong nghiên cứu hiện nay, phương pháp khai thác các phần mềm hệ thống
thông tin được sử dụng ngày càng rộng rãi và hỗ trợ rất đắc lực cho quá trình nghiên
cứu như phần mềm MapInfo, Excel. Các số liệu thống kê, các dữ liệu sau khi được thu


5

thập sẽ được xử lý bằng các phần mềm và được thể hiện ở các dạng như bảng số liệu,
biểu đồ, bản đồ…
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận – kiến nghị, cấu trúc luận văn gồm có 3
chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn lao động và sử dụng lao động.
Chương 2: Thực trạng nguồn lao động và sử dụng lao động tỉnh Bình Thuận.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển và sử dụng hợp lý lao động tỉnh
Bình Thuận.


6

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
1.1. Cơ sở lý luận về nguồn lao động và sử dụng lao động

1.1.1. Cơ sở lý luận về nguồn lao động
1.1.1.1. Một số khái niệm liên quan
 Lao động
LĐ là hoạt động quan trọng và có mục đích của con người để tạo ra của cải vật
chất và tinh thần cần thiết phục vụ cho đời sống.
Trong quá trình LĐ, con người sử dụng các công cụ lao động tác động lên đối
tượng LĐ (chủ yếu là các vật chất tự nhiên) để tạo ra sản phẩm. LĐ là điều kiện tồn tại
cho sự phát triển của xã hội loài người cũng như quyết định sự phát triển về KT – XH.
 Nguồn lao động
Có khá nhiều khái niệm về nguồn lao động.
Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc: NLĐ là bộ phận dân số trong độ tuổi LĐ
theo quy định của pháp luật.
Độ tuổi LĐ được quy định khác nhau giữa các quốc gia, tùy thuộc vào trình độ
phát triển KT - XH cũng như hiện trạng và nhu cầu về LĐ của mỗi nước. Đa số các
nước quy định độ tuổi tối thiểu là 15, độ tuổi tối đa có sự khác biệt.
Ở Nhật Bản, tuổi LĐ được xác định từ 15 đến 60 tuổi đối với nữ và 15 đến 64
tuổi đối với nam.
Ở Hoa Kì, độ tuổi LĐ được quy định là từ 15 đến 65 tuổi áp dụng cho cả nam
và nữ.
Ở Thụy Điển, độ tuổi LĐ từ 16 đến 74 tuổi đối với cả nam và nữ.
Ở Trung Quốc, độ tuổi LĐ là từ 15 đến 55 tuổi đối với nữ và 15 đến 60 tuổi đối
với nam.
Ở nước ta, theo quy định của Luật Lao động năm 2012, độ tuổi LĐ đối với nam
từ 15 tuổi đến 60 tuổi và nữ là từ 15 tuổi đến 55 tuổi. Ngoài ra, trong bộ luật còn quy
định vể độ tuổi của LĐ chưa thành niên và lao động cao tuổi. Người LĐ chưa thành


7

niên là người LĐ dưới 18 tuổi. Người LĐ cao tuổi là người tiếp tục LĐ sau độ tuổi

theo quy định [2, Điều 3, 161, 166].
Ngoài ra, NLĐ còn được hiểu là bộ phận dân cư có đầy đủ khả năng LĐ có thể
sử dụng vào công việc LĐ kể cả vật chất và tinh thần.
NLĐ bao gồm những người trong độ tuổi LĐ có khả năng LĐ, có nghĩa vụ LĐ
và những người ngoài độ tuổi trên nhưng vẫn tham gia LĐ. Không tính vào NLĐ
những quân nhân đang tại ngũ, các học sinh, sinh viên đang đào tạo tại các trường
[9,tr.80-81].
NLĐ là toàn bộ những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong
độ tuổi LĐ có khả năng LĐ nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ
trong gia đình hoặc chưa có nhu cầu làm việc [27, tr.133].
NLĐ cũng có thể được hiểu là bộ phận dân số trong và ngoài độ tuổi LĐ có khả
năng LĐ và có nhu cầu làm việc.
Tóm lại, có thể hiểu NLĐ là một bộ phận của dân số trong độ tuổi LĐ được quy
định bởi pháp luật, có khả năng LĐ, đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng
có nhu cầu được làm việc.
 Lực lượng lao động
Trong thực tế, những người tham gia hoạt động kinh tế không phải đều trong độ
tuổi LĐ được quy định. Có những người dưới hoặc trên độ tuổi LĐ vẫn tham gia LĐ
và ngược lại có những người trong độ tuổi LĐ nhưng không tham gia LĐ. Vì vậy,
NLĐ được chia thành 2 bộ phận: dân số hoạt động kinh tế (LLLĐ) và dân số không
hoạt động kinh tế.
LLLĐ là nhóm dân số hoạt động kinh tế, nhóm này bao gồm những người đang
làm việc và cả những người không có việc làm (thất nghiệp) nhưng đang tích cực tìm
việc làm trong một ngành nào đó của nền kinh tế trong một khoảng thời gian xác định
[26, tr.133].
Theo GS.TS Tống Văn Đường, LLLĐ (Dân số hoạt động kinh tế hay dân số làm
việc) bao gồm những người đang hoạt động hay đang tích cực tham gia các hoạt động
trong một ngành nào đó của nền kinh tế trong một khoảng thời gian xác định
[9, tr.109].



8

Theo quan niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), LLLĐ là một bộ phận
trong dân số trong độ tuổi quy định thực tế đang có việc làm và những người đang thất
nghiệp.
Ở nước ta, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng đưa ra nhận định, LLLĐ là
toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm
nhưng có nhu cầu làm việc.
Theo Quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc
gia : LLLĐ (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế hiện tại) gồm những người từ đủ
15 tuổi trở lên có việc làm hoặc thất nghiệp trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước
thời Điểm quan sát) [18, mục 0201].
Như vậy, có thể hiểu LLLĐ chính là nhóm dân số trong độ tuổi LĐ đang hoạt
động kinh tế.
Dân số không hoạt động kinh tế gồm những người đủ tuổi LĐ theo quy định
nhưng không tham gia vào hoạt động kinh tế vì một số lý do như đang đi học, đang
làm công việc nội trợ cho gia đình mình,không có khả năng LĐ, không có nhu cầu để
làm việc…[27, tr.133-134].
Những người thuộc các trường hợp sau đây đều được coi là không hoạt động
kinh tế [21, tr.214]:
- Người làm nội trợ (hoặc làm các công việc nhà) cho gia đình mình.
- Người tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, tình nguyện không được trả
lương/trả công.
- Thực tập viên/học viên/người học việc/tập sự (kể cả bác sĩ thực tập) không
được nhận tiền lương/tiền công.
- LĐ mùa vụ không làm việc, không tìm việc và không sẵn sàng làm việc trong
thời gian hết thời vụ.
- Người được hưởng thu nhập từ lương hưu, trợ cấp hoặc từ các khoản chuyển
nhượng, chuyển giao tài sản bằng tiền mặt hoặc hình thức khác (như lãi suất ngân

hàng, lợi tức cổ phiếu, quà tặng,...).
1.1.1.2. Cơ cấu nguồn lao động


9

Cơ cấu NLĐ có thể hiểu là việc sắp xếp các bộ phận của NLĐ theo từng khía
cạnh, từng tiêu chuẩn nhất định, có thể là theo giới tính, theo trình độ, theo độ tuổi…
 Cơ cấu lao động theo giới
Cơ cấu NLĐ theo giới là tưởng quan giữa số lượng LĐ nam và số lượng LĐ nữ
hoặc cũng có thể là tương quan giữa số lượng LĐ nam ( hoặc nữ) so với tổng số LĐ.
Thông thường, cơ cấu LĐ theo giới được tính như sau :
Tỉ lệ LĐ nam (nữ)= Số lƣợng LĐ nam (nữ) / Tổng số LĐ x 100%
(Đơn vị tính: %)
Cơ cấu LĐ theo giới thay đổi theo từng loại hình công việc, phản ánh tính chất,
đặc điểm của loại hình công việc. Những công việc nặng nhọc, đòi hỏi nhiều sức lực
thì chủ yếu là LĐ nam. Những công việc nhẹ, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ thì chủ yếu là
LĐ nữ.
Cơ cấu LĐ theo giới không chỉ phụ thuộc vào tỉ lệ trẻ em sinh ra theo giới ở địa
phương đó mà còn phụ thuộc vào sự gia tăng cơ học. Tùy vào mức độ phát triển kinh
tế cũng như cơ cấu các ngành được đầu tư phát triển sẽ dẫn đến việc thu hút LĐ theo
giới tính có sự khác nhau.
Hiện nay trên thế giới, kinh tế càng phát triển, tỉ lệ LĐ nữ có xu hướng ngày càng
tăng cao.
 Cơ cấu theo độ tuổi
Cơ cấu LĐ theo độ tuổi là sự tập hợp, sắp xếp các nhóm người LĐ theo những
lứa tuổi nhất định.
Thông qua tương quan giữa các nhóm LĐ theo độ tuổi có thể đánh giá, so sánh
trong mối tương quan giữa sự phát triển KT – XH, đồng thời ở một chừng mực nhất
định có thể dự báo trong thời gian ngắn sự phát triển của NLĐ trong tương lai.

Sự thay đổi của cơ cấu LĐ theo độ tuổi phụ thuộc chủ yếu vào sự thay đổi của cơ
cấu tuổi của dân số, cụ thể là tỉ suất sinh. Tỉ suất sinh cao thì trong tương lai NLĐ sẽ
gia tăng nhanh chóng, cơ cấu LĐ trẻ và ngược lại.
 Cơ cấu theo trình độ
Cơ cấu LĐ theo trình độ phản ánh chất lượng của NLĐ, bao bồm theo trình độ
học vấn và theo trình độ CMKT. Đồng thời đây là một tiêu chí đánh giá tình trạng và


10

khả năng phát triển kinh tế của một vùng, địa phương, là cơ sở cho việc hoạch định kế
hoạch, chính sách phát trển NLĐ trong tương lai cũng như đề ra các phương hướng
phát triển của nền kinh tế một cách hợp lý.
Cơ cấu LĐ theo trình độ học vấn phản ánh trình độ học vấn của NLĐ, được đánh
giá theo số LĐ ở từng cấp học: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, số lao
động chưa bao giờ đi học, chưa tốt nghiệp tiểu học.
Trình độ học vấn càng cao thì khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kỹ thuật vào
thực tiễn sản xuất càng nhanh và càng thuận lợi.
Cơ cấu LĐ theo trình độ CMKT phản ánh trình độ CNH, HĐH của nền kinh tế.
Người LĐ có trình độ CMKT và được giao cho công việc hợp lý thì sẽ phát huy được
khả năng của mình, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Chính sách đào tạo, sử dụng và phát triển NLĐ ở mỗi quốc gia, mỗi vùng hợp lý,
có quy hoạch hoàn chỉnh, cụ thể sẽ góp phần rất lớn vào việc nâng cao số lượng LĐ có
trình độ CMKT. Đây là điều kiện cực kì thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
Trong giai đoạn gần đây, các nước đang phát triển đã rất chú trọng tới việc nâng
cao trình độ CMKT cho người LĐ và đạt được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên,
nếu so với các nước phát triển thì tỉ lệ này vẫn còn thấp.
Ở nước ta, đào tạo lao động còn nhiều vấn đề bất hợp lý, dẫn đến tình trạng “thừa
thầy thiếu thợ” với tỉ lệ khoảng1: 1,3: 0,9 (1 lao động cao đẳng, đại học: 1,3 lao động
trung học chuyên nghiệp: 0,9 công nhân), trong khi đó tỉ lệ hợp lý mà theo các nhà

kinh tế học đưa ra là 1: 4: 10. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy, sinh viên ra trường
không xin được việc, doanh nghiệp thì không tuyển được công nhân có tay nghề hoặc
phải đào tạo lại khi tuyển…dẫn đến việc lãng phí tiền của và mất thời gian. Tỉ lệ LĐ
thất nghiệp có trình độ đại học ngày càng tăng hoặc phải làm không đúng công việc
với chuyên ngành được đào tạo.
1.1.2. Cơ sở lý luận về sử dụng lao động
1.1.2.1. Một số khái niệm liên quan
 Sử dụng lao động
Sử dụng LĐ có thể được hiểu là việc phân công người LĐ vào mỗi công việc
khác nhau về chuyên môn, hình thái…


11

Muốn sử dụng LĐ có hiệu quả thì phải phân bố NLĐ một cách hợp lý sao cho
cuối cùng đạt được mục đích là phát triển KT - XH. Muốn phân bố LĐ hợp lý phải kết
hợp hài hòa nhiều biện pháp phân bổ theo từng ngành, nội bộ ngành, theo từng vùng
lãnh thổ…
Xu hướng chung hiện nay khi mà kinh tế ngày càng phát triển, khoa học kĩ thuật
ngày càng hiện đại thì việc phân bố LĐ vào khu vực sản xuất vật chất ngày càng giảm
và khu vực phi vật chất ngày càng tăng.
 Việc làm
Có nhiều quan niệm khác nhau về việc làm, được nhìn nhận dưới nhiều góc độ
khác nhau.
Dưới góc độ KT - XH, có thể hiểu việc làm là hoạt động tạo ra, đem lại lợi ích,
thu nhập cho người LĐ và được xã hội thừa nhận. Việc làm là nhu cầu của mỗi cá
nhân, họ tham gia vào một hay nhiều hoạt động nào đó để tạo ra thu nhập, của cải cho
bản thân và gia đình. Tuy nhiên, con người cũng không thể sống đơn lẻ và hoạt động
đơn lẻ được và với sự phát triển của dân số, của khoa học kỹ thuật, của kinh tế, sự tập
trung ngày càng cao các tư liệu sản xuất vào một số người con người cũng hạn chế hơn

trong việc tự tạo ra việc làm cho mình. Vì vậy, việc làm còn là vấn đề của xã hội.
Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc, việc làm bao gồm tất cả các hoạt động tạo
ra thu nhập mà không bị các quy định của pháp luật cấm.
Ở nước ta,Luật Lao động năm 2012 đưa ra khái niệm về việc làm: Việc làm là
hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm [2,Điều 9].
Như vậy, việc làm là hoạt động LĐ, tạo ra thu nhập và hợp pháp.
 Người có việc làm
Theo quan niệm của ILO, người có việc làm là những người làm một công việc
gì đó được trả tiền công, lợi nhuân hay được thanh toán bằng hiện vật hoặc những
người tham gia vào hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập
gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật.
Người có việc làm còn được hiểu là tất cả những người từ đủ 15 tuổi trở lên,
trong thời gian tham chiếu có làm bất cứ việc gì (không bị pháp luật cấm) từ 01 giờ trở
lên để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích tạo thu


12

nhập cho bản thân và gia đình. Người có việc làm bao gồm cả những người không làm
việc trong tuần nghiên cứu nhưng đang có một công việc và vẫn gắn bó chặt chẽ với
công việc đó (vẫn được trả lương/công trong thời gian không làm việc hoặc chắc chắn
sẽ quay trở lại làm sau thời gian không quá 01 tháng) [20, tr.183-184].
Những người thuộc các trường hợp sau đây đều được coi là người có việc làm
[21, tr.214]:
- Người đang tạm nghỉ (với bất cứ lý do nào) mà vẫn được nhận tiền lương/tiền
công/hưởng lợi từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc chắc chắn sẽ quay trở lại làm
việc sau thời gian dưới 1 tháng.
- Sinh viên/học sinh/người nghỉ hưu nhưng trong thời kỳ tham chiếu (tuần lễ
trước ngày điều tra) có làm một công việc từ 1 giờ trở lên để tạo thu nhập.
- Người đang tìm kiếm việc làm nhưng trong thời kỳ tham chiếu (tuần lễ trước

ngày điều tra) có làm một công việc từ 1 giờ trở lên để tạo thu nhập.
- Người đăng ký hoặc được nhận bảo hiểm thất nghiệp nhưng trong thời kỳ tham
chiếu (tuần lễ trước ngày điều tra) có làm một công việc từ 1 giờ trở lên để tạo thu
nhập.
- Thực tập viên/học viên/người học việc/tập sự được trả lương/trả công.
Căn cứ vào thời gian thực hiện công việc và nhu cầu làm thêm, người có việc
làm được chia ra: Người đủ việc làm và người thiếu việc làm.
 Người đủ việc làm
Người đủ việc làm là những người có việc làm ổn định và sử dụng hết thời gian
làm việc (35 giờ / tuần) theo mức chuẩn quy định có thu nhập cao từ việc làm đó.
 Người thiếu việc làm
Người thiếu việc làm là những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm nhưng tổng số
giờ làm tất cả các công việc của họ dưới 35 giờ/tuần và họ mong muốn làm thêm giờ
[21, tr 33].
Theo Quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc
gia : Người thiếu việc làm gồm những người có việc làm mà trong thời gian tham
chiếu (07 ngày trước thời Điểm quan sát) thỏa mãn cả 3 tiêu chuẩn sau đây [18, mục
0205]:


13

- Mong muốn làm việc thêm giờ, nghĩa là: Muốn làm thêm một (số) công việc để
tăng thêm giờ; muốn thay thế một trong số (các) công việc đang làm bằng một công
việc khác để có thể làm việc thêm giờ; muốn tăng thêm giờ của một trong các công
việc đang làm, hoặc kết hợp 3 loại mong muốn trên.
- Sẵn sàng làm việc thêm giờ, nghĩa là trong thời gian tới (ví dụ trong tuần tới)
nếu có cơ hội việc làm thì họ sẵn sàng làm thêm giờ ngay.
- Thực tế họ đã làm việc dưới một ngưỡng thời gian cụ thể đối với tất cả các công
việc đã làm trong tuần tham chiếu. Các nước đang thực hiện chế độ làm việc 40

giờ/tuần, ngưỡng thời gian để xác định tình trạng thiếu việc làm của nước ta là đã làm
việc dưới 35 giờ trong tuần tham chiếu.
Tỷ lệ thiếu việc làm cho biết số người thiếu việc làm trong 100 người có việc
làm, được tính như sau [18, mục 0205]:
Tỷ lệ thiếu việc
làm (%)

Số ngƣời thiếu việc làm
=

Tổng số ngƣời đang làm
việc

x 100

 Thất nghiệp
Những người từ 15 tuổi trở lên hiện không có việc làm và đã xúc tiến hoạt động
tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc trong thời gian tham chiếu (tuần lễ trước ngày
điều tra).
Theo Quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc
gia : Người thất nghiệp là những người từ đủ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ tham
chiếu hội đủ các yếu tố sau: Hiện không làm việc; đang tìm kiếm việc làm; sẵn sàng
làm việc [18, mục 0204].
Những người thuộc các trường hợp sau đây đều được coi là người thất nghiệp
[19, tr.214]:
- Sinh viên/học sinh/người nghỉ hưu nhưng đang tìm việc (toàn thời gian hoặc
bán thời gian) và sẵn sàng làm việc trong thời kỳ tham chiếu (tuần lễ trước ngày điều
tra).



14

- Người làm nội trợ (hoặc làm các công việc nhà) cho gia đình mình nhưng đang
tìm việc (toàn thời gian hoặc bán thời gian) và sẵn sàng làm việc trong thời kỳ tham
chiếu (tuần lễ trước ngày điều tra).
Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu biểu hiện tỷ lệ so sánh số người thất nghiệp với lực
lượng lao động, được tính như sau [18, mục 0204]:
Tỷ lệ thất nghiệp
(%)

=

Số ngƣời thất nghiệp
Lực lƣợng lao động

x 100

1.1.2.2. Sử dụng lao động
 Sử dụng lao động theo khu vực kinh tế
Sử dụng LĐ theo khu vực kinh tế là sự phân bố lao động theo ba nhóm ngành
ngành: nông – lâm – ngư nghiệp (N- L – NN), công nghiệp – xây dựng (CN – XD) và
dịch vụ (DV).
Để đánh giá việc sử dụng lao động theo khu vực kinh tế có thể dựa vào số lượng
và cơ cấu LĐ trong 3 nhóm ngành. Những nước có nền kinh tế phát triển, số lượng và
cơ cấu LĐ trong khu vực DV rất cao; tỉ lệ LĐ trong ngành công nghiệp cũng thường
cao hơn các nước đang phát triển; nông nghiệp phát triển với mức độ HĐH, chuyên
môn hóa cao nên tỉ lệ LĐ nông nghiệp thường chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Ở những
nước đang phát triển, đang trong quá trình CNH, HĐH đang diễn ra sự chuyển dịch cơ
cấu LĐ từ khu vực N- L – NN sang CN – XD và DV; LĐ tập trung chủ yếu trong
ngành nông nghiệp, tuy nhiên do tính chất mùa vụ chi phối mạnh nên thường dẫn đến

trình trạng thiếu việc làm.
Trình độ phát triển của nền kinh tế sẽ quyết định việc sử dụng LĐ theo khu vực
kinh tế. Theo xu hướng phát triển chung hiện nay ở các nước đang phát triển, tỉ lệ LĐ
trong ngành CN – XD và DV đang có xu hướng ngày càng tăng lên.
 Sử dụng lao động theo thành phần kinh tế
Sử dụng LĐ theo thành phần kinh tế là sự phân bổ, sắp xếp LĐ theo các thành
phần kinh tế khác nhau. Điều này phụ thuộc vào chế độ kinh tế - chính trị của mỗi
quốc gia, thể hiện sự đa dạng của mỗi nền kinh tế.


×