Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Di dân và tác động đối với kinh tế xã hội Thành phố Sóc Trăng Tỉnh Sóc Trăng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngô Ngọc Trân

DI DÂN VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI
KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG
(TỈNH SÓC TRĂNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngô Ngọc Trân

DI DÂN VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI
KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG
(TỈNH SÓC TRĂNG)
Chuyên ngành : Địa lí học
Mã số

: 60 31 05 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRỊNH THANH SƠN



Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của tác giả. Các số liệu được sử dụng trong luận
văn đều có nguồn gốc rõ ràng. Bên cạnh đó, các nội
dung mang tính tham khảo đều được tác giả trích dẫn
nguồn gốc đầy đủ.
Tác giả luận văn

Ngô Ngọc Trân


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự hỗ trợ của rất nhiều
cá nhân, đơn vị. Qua đây, tác giả muốn gửi lời cảm ơn đến mọi người:
Trước hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến người hướng dẫn luận văn này
của tác giả là Tiến sĩ Trịnh Thanh Sơn. Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn để tác
giả có thể hoàn thành được luận văn.
Thứ hai, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Bộ môn Sư phạm Địa lý, khoa
Sư phạm, trường Đại học Cần Thơ. Đơn vị đã tạo mọi điều kiện để tác giả
có thể theo học Cao học, trong đó có việc hoàn thành luận văn này.
Thứ ba, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến người thân trong gia đình đã luôn
hỗ trợ và động viên để tác giả có thể hoàn thành khóa học, trong đó có việc
hoàn thành luận văn.
Và cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các ban ngành, cá nhân đã
cung cấp các số liệu, tư liệu để tác giả hoàn thành luận văn, bao gồm:
- Chi cục thống kê thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

- Phòng Lao động thương binh và xã hội TPST, tỉnh Sóc Trăng.
- Các vị sư của chùa Som-Rong, phường 5-TPST, tỉnh Sóc Trăng.
- Các vị trong ban tổ chức lễ hội người Khmer khóm 5, P5, TPST.
- Những người dân xuất cư của phường 5, TPST.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Ngô Ngọc Trân


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng số liệu
Danh mục các biểu đồ, bản đồ
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DI DÂN ....................... 13
1.1. Khái niệm ................................................................................................. 13
1.2. Các đặc trưng và yếu tố tác động đến di dân ............................................ 15
1.2.1. Các đặc trưng của di dân .................................................................... 15
1.2.2. Các yếu tố tác động đến di dân .......................................................... 18
1.3. Các hình thức và nguyên nhân của di dân ................................................ 21
1.3.1. Các hình thức của di dân .................................................................... 21
1.3.2. Nguyên nhân của di dân ..................................................................... 25
1.4. Lý thuyết giải thích nguyên nhân di dân .................................................. 27
1.5. Các chỉ tiêu và phương pháp đo lường di dân .......................................... 29
1.6. Tác động của di dân đối với kinh tế - xã hội ............................................ 30

1.6.1. Tác động đối với nơi đến.................................................................... 30
1.6.2. Tác động đối với nơi đi ...................................................................... 32
1.7. Một số vấn đề về di dân ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long ................... 36
1.7.1. Khái quát quá trình di dân ở vùng ĐBSCL ........................................ 37
1.7.2. Thực trạng di dân ở vùng ĐBSCL ..................................................... 38
1.7.3. Nguyên nhân ...................................................................................... 39
1.7.4. Tác động của di dân đến KT- XH vùng ĐBSCL ............................... 39
Chương 2. THỰC TRẠNG DI DÂN VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI
KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG (TỈNH
SÓC TRĂNG ) .............................................................................. 41
2.1. Giới thiệu khái quát về Thành phố Sóc Trăng.......................................... 41


2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến di dân của Thành phố Sóc Trăng ................. 43
2.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 43
2.2.2. Các điều kiện tự nhiên ........................................................................ 44
2.2.3. Các điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................. 46
2.3. Khái quát quá trình di dân của Thành phố Sóc Trăng .............................. 49
2.4. Thực trạng di dân của Thành phố Sóc Trăng ........................................... 51
2.4.1. Xuất cư ............................................................................................... 51
2.4.2. Nhập cư .............................................................................................. 60
2.5. Nguyên nhân di dân của Thành phố Sóc Trăng ....................................... 66
2.5.1. Nguyên nhân của xuất cư ................................................................... 66
2.5.2. Nguyên nhân của nhập cư .................................................................. 73
2.6. Tác động của di dân đối với kinh tế – xã hội Thành phố sóc Trăng
(tỉnh sóc Trăng) ...................................................................................... 74
2.6.1. Tác động của xuất cư.......................................................................... 74
2.6.2. Tác động của nhập cư ......................................................................... 86
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ DI
DÂN VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI KT-XH THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG

(TỈNH SÓC TRĂNG) ....................................................................................... 88
3.1. Định hướng ............................................................................................... 88
3.1.1. Cơ sở của định hướng......................................................................... 88
3.1.2. Định hướng......................................................................................... 89
3.2. Các giải pháp ............................................................................................ 90
3.3.1. Nhóm giải pháp mang tính vĩ mô ....................................................... 90
3.3.2. Nhóm giải pháp mang tính vi mô ....................................................... 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 102
PHỤ LỤC


MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Từ đầy đủ

1

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

2

KT-XH

Kinh tế-xã hội


3

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

4

TH

Tiểu học

5

THCS

Trung học cơ sở

6

THPT

Trung học phổ thông

7

TPST

Thành phố Sóc Trăng



DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1.

Dân xuất cư của Thành phố Sóc Trăng phân theo nhóm tuổi
GĐ 2005 -2015 ......................................................................................... 51

Bảng 2.2.

Dân xuất cư của Thành phố Sóc Trăng phân theo giới tính
GĐ 2005 - 2015 ....................................................................................... 53

Bảng 2.3.

Dân xuất cư của thành phố Sóc Trăng phân theo trình độ học vấn
GĐ 2005-2015 .......................................................................................... 54

Bảng 2.4.

Người xuất cư của Thành phố Sóc Trăng phân theo dân tộc
GĐ 2005-2015 ......................................................................................... 55

Bảng 2.5.

Nơi đến của di dân thành phố Sóc Trăng GĐ 2005-2015 ......................... 56

Bảng 2.6.

Dân xuất cư của Thành phố Sóc Trăng phân theo đơn vị hành

chính GĐ 2005-2015 ................................................................................ 58

Bảng 2.7.

Dân nhập cư của Thành phố Sóc Trăng phân theo nhóm tuổi
GĐ 2005-2015 ......................................................................................... 60

Bảng 2.8.

Dân nhập cư của Thành phố Sóc Trăng phân theo giới tính
GĐ 2005-2015 .......................................................................................... 61

Bảng 2.9.

Dân nhập cư của Thành phố Sóc Trăng phân theo trình độ học vấn
GĐ 2005-2015 .......................................................................................... 62

Bảng 2.10. Dân nhập cư của Thành phố Sóc Trăng phân theo thành phần dân
tộc GĐ 2005-2015 .................................................................................... 63
Bảng 2.11. Dân nhập cư của Thành phố Sóc Trăng phân theo đơn vị hành
chính GĐ 2010-2015 ................................................................................ 64


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nhóm tuổi người xuất cư của TPST 2005-2015 ............... 52
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu giới tính người xuất cư của TPST 2005-2015.................. 53
Biểu đồ 2.3. Trình độ học vấn của người xuất cư TPST 2005-2015 ................ 54
Biểu đồ 2.4. Thành phần dân tộc người xuất cư TPST 2005-2015 .................. 55
Biểu đồ 2.5. Nơi đến của người xuất cư TPST 2005-2015............................... 56
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu tuổi người nhập cư vào TPST 2005-2015 ........................ 61

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu giới tính người nhập cư vào TPST 2005-2015 ................ 62
Biểu đồ 2.8. Trình độ người nhập cư vào TPST 2005-2015 ............................ 62
Biểu đồ 2.9. Thành phần dân tộc người nhập cư TPST 2005-2015 ................. 63


DANH MỤC BẢN ĐỒ
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng ................................................... 41
Hình 2.2. Lược đồ Hành chính Thành phố Sóc Trăng ..................................... 42
Hình 2.3. Lược đồ Xuất cư Thành phố Sóc Trăng giai đoạn 2005-2015 ......... 58
Hình 2.4. Lược đồ Nhập cư Thành phố Sóc Trăng giai đoạn 2005-2015 ........ 65


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình di dân từ nông thôn lên thành thị ở các nước đang phát triển nói
chung và Việt Nam nói riêng đã tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã
hội (KT-XH) của đất nước. Cụ thể, các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh (TPHCM), bên cạnh các tác động tích cực như góp phần đáp ứng
nhu cầu tuyển dụng lao động cho các khu công nghiệp, khu chế xuất từ đó góp
phần tăng trưởng vào kinh tế chung của thành phố thì cũng tồn tại không ít
những thách thức như quá tải về nhiều mặt như giao thông, nhà ở, bệnh viện,
trường học,…dẫn đến chất lượng cuộc sống của người dân cũng bị ảnh hưởng.
Song song đó, ở các vùng nông thôn, sự ra đi của một bộ phận không nhỏ người
dân cũng đã có những tác động đáng kể đến sự phát triển chung của các địa
phương. Cụ thể, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những vùng
có tỉ lệ người xuất cư khá cao. Bên cạnh những tác động tích cực như việc giảm
tỉ lệ hộ nghèo do người di cư đã tìm được công việc ổn định và gửi tiền về cho
gia đình; Hay nếp sống văn minh nơi đô thị cũng giúp những người di cư học

hỏi được nhiều hơn. Ví dụ như tác phong công nghiệp trong làm việc hay ý chí
phấn đấu để vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, cũng tồn tại những khó khăn như
việc thiếu lao động nông nghiệp vào các giai đoạn cần thiết của mùa vụ như bón
phân, làm cỏ, phun thuốc trừ sâu trong trồng lúa hay việc giảm đi tính nhộn nhịp
của các lễ hội của đồng bào Khmer do ít người tham dự,…
Sóc Trăng là một tỉnh thuộc ĐBSCL, lại là tỉnh thuần nông nên việc cơ giới
hóa trong nông nghiệp hay biến đổi khí hậu ngày nay càng làm cho nhiều người
thất nghiệp và họ phải ra đi đến vùng đất mới để tìm kiếm cơ hội việc làm.
Thành phố Sóc Trăng (TPST) là một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Sóc Trăng
nên cũng không nằm ngoài quy luật đó. Bên cạnh dòng di dân rời khỏi TPST thì
cũng có dòng di dân đến TPST. Với mong muốn tìm hiểu về một cách đầy đủ về
thực trạng di dân của TPST trong những năm gần đây, có những nhân tố nào ảnh


2

hưởng đến di dân cũng như di dân đã có những tác động gì đến KT-XH của
TPST nên tác giả đã chọn đề tài DI DÂN VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI KINH
TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ SÓC TRĂNG (TỈNH SÓC TRĂNG) để nghiên
cứu trong luận văn cao học của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng về vấn đề di dân của TPST, tìm ra nguyên
nhân, đánh giá được những tác động của thực trạng trên đối với KT - XH TPST
và kiến nghị những giải pháp nhằm giúp hạn chế những tác động tiêu cực và gia
tăng những tác động tích cực của di dân đối với KT-XH của TPST.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu đề ra thì tác giả cần thực hiện một số nhiệm vụ
sau đây:
- Tổng quan cơ sở lí luận về di dân;

- Phân tích được thực trạng di dân ở TPST trong giai đoạn 2005 - 2015, tìm
ra nguyên nhân và đánh giá được tác động của nó đối với KT-XH TPST;
- Định hướng và đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực và
góp phần gia tăng tác động tích cực của di dân đối với KT- XH của TPST.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là những người dân di cư và
tác động của họ đối với KT-XH của TPST.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về không gian
Với đề tài này thì phạm vi nghiên cứu về không gian được xác định là địa
bàn TPST - một trong những đơn vị hành chính tương đương cấp huyện của tỉnh
Sóc Trăng. TPST bao gồm 10 phường, từ phường 1 đến phường 10.


3

3.2.2. Về thời gian
Nếu xét chủ thể chính là thực trạng di dân của TPST thì phạm vi về thời
gian được xác định là trong giai đoạn 2005-2015. Bên cạnh đó, tác giả cũng
phân tích một cách tổng quát quá trình di dân của TPST giai đoạn trước năm
2005 cũng như dự đoán quá trình di dân đến năm 2030 ở đơn vị này.
3.2.3. Về nội dung
Như đã nêu trên, phạm vi nội dung chủ yếu của đề tài là tìm hiểu những
vấn đề liên quan đến di dân của TPST, cụ thể là tình trạng xuất cư và nhập cư.
Bên cạnh đó, tác giả cũng tìm hiểu tác động của thực trạng trên đối với KT-XH
của thành phố.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ

Ở đây ta có thể thấy rằng để dẫn đến thực trạng di dân của TPST thì có rất
nhiều nguyên nhân. Và từ thực trạng này lại tác động rất nhiều đến sự phát triển
KT-XH của TPST. Từ đó, những người nghiên cứu thực trạng này mới kiến
nghị những giải pháp nhằm giúp hạn chế những tác động tiêu cực và góp phần
gia tăng những tác động tích cực của thực trạng trên đối với KT-XH của TPST.
Do đó, khi tác giả nghiên cứu vấn đề di dân của TPST cần phải đặt nó trong mối
quan hệ tương hỗ với các yếu tố khác, như vậy mới có một cách nhìn bao quát
và đầy đủ về vấn đề nghiên cứu.
4.1.2. Quan điểm hệ thống
TPST là một đơn vị hành chính của tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Sóc Trăng lại là
một tỉnh thuộc ĐBSCL, do đó nếu xét trong một hệ thống lãnh thổ theo chiều
dọc thì TPST nằm trong hệ thống từ trên xuống bao gồm cả nước Việt Nam là
một tổng thể, xuống một bậc là đến cấp vùng, là ĐBSCL rồi nhỏ hơn là đến cấp
tỉnh, là Sóc Trăng và TPST là cấp kế tiếp và nhỏ hơn nữa là cấp phường, xã.
Bên cạnh đó, nếu xét theo chiều ngang thì TPST là đơn vị đồng cấp với các


4

thành phố trực thuộc tỉnh trong khu vực ĐBSCL và cũng đồng cấp với 1 huyện
của tỉnh Sóc Trăng. Vì vậy, vấn đề di dân của TPST sẽ chịu tác động của đồng
thời hai chiều trong hệ thống. Một chiều là từ trên xuống, một chiều là theo
hướng nằm ngang. Do vậy, khi nghiên cứu vấn đề di dân của TPST, tác giả cần
đặt vấn đề này trong một hệ thống để thấy rõ được một cách toàn diện bản chất
của nó.
4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Nếu như các quan điểm kể trên nhằm đặt vấn đề nghiên cứu trong yếu tố
không gian thì quan điểm lịch sử viễn cảnh sẽ giúp chúng ta có cái nhìn bao quát
về vấn đề này trong yếu tố thời gian. Không phải bây giờ vấn đề di dân ở TPST
mới xuất hiện mà nó đã có cách đây rất lâu và chắc chắn rằng việc này trong

tương lai sẽ còn tiếp diễn, chỉ là khác nhau ở cường độ và đặc điểm của mỗi giai
đoạn mà thôi. Do đó, khi nghiên cứu vấn đề này, tác giả cần đặt nó trong một
tiến trình lịch đại để thấy được một cách cụ thể vấn đề nghiên cứu từ lịch sử,
hiện tại cho đến tương lai chứ không đơn thuần chỉ xét trong giai đoạn nghiên
cứu. Ở đề tài này, tác giả sẽ xem xét quá trình di dân của TPST trong những giai
đoạn trước đây, hiện nay và có dự báo trong khoảng 10 năm tiếp theo.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu vấn đề này, tác giả cần sử dụng một số phương pháp chủ
yếu sau đây:
4.2.1. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu
Đây là phương pháp chính vì thực chất vấn đề nghiên cứu đã được rất
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ trước đến nay, do đó việc sưu tầm tài liệu từ
nhiều nguồn khác nhau sẽ giúp tác giả có một cách nhìn toàn diện về vấn đề. Từ
đó, tác giả sẽ chọn lọc và phân tích các dữ liệu thích hợp để đưa vào luận văn.
4.2.2. Phương pháp so sánh
Để đánh giá được tác động của các luồng di dân đến KT-XH của TPST, tác
giả có sự so sánh về các đặc điểm giữa hai luồng xuất cư và nhập cư vào TPST.


5

Các đặc điểm này bao gồm: Nhóm tuổi, trình độ học vấn, giới tính. Từ đó, có
thể đưa ra kết luận về tác động của các luồng di dân này đến KT-XH của TPST.
4.2.3. Phương pháp thực địa
Vì đây là đề tài có không gian và thời gian nghiên cứu được xác định, do
đó việc tìm hiểu thực tế là một phương pháp hết sức cần thiết nhằm giúp tác giả
kiểm chứng lại các lý thuyết đã đọc đồng thời có cái nhìn thực tế về vấn đề
nghiên cứu. Với đề tài này, tác giả đã quan sát những xóm làng có nhiều người
di cư, cụ thể là phường 5 thuộc TPST và cũng là quê hương của tác giả. Khi
quan sát, tác giả tìm hiểu về kinh tế chung của địa phương cũng như đời sống

của những người có người thân di cư. Bên cạnh đó, tác giả cũng có đến tìm hiểu
đời sống của chính những người di cư tại nơi đến là một số tỉnh, thành của Đông
Nam Bộ như Bình Dương và TPHCM, cụ thể là chính những người thân của tác
giả hoặc những người cùng xóm. Từ đó giúp tác giả suy ngẫm và rút ra các lập
luận của bản thân về vấn đề nghiên cứu.
4.2.4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Với đề tài này, việc thu thập và xử lí các tài liệu, số liệu theo kênh chữ là
một việc quan trọng. Bên cạnh đó, nhằm giúp trực quan hóa quá trình theo dõi
đề tài thì việc biên tập các bản đồ, biểu đồ là rất cần thiết. Ở đề tài này, dựa trên
số liệu đã thu thập tác giả biên tập các bản đồ, biểu đồ về vấn đề di dân của
TPST.
5. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
5.1. Trên Thế giới
Di dân là một hiện tượng đã xảy ra từ rất lâu, có thể nói sự di chuyển để tìm
kiếm thức ăn của nhóm người Cổ ở khu vực Đông Phi cách đây khoảng 60 ngàn
năm đã có thể coi là dấu hiệu của di dân. Tuy nhiên, mãi cho đến cuối thế kỉ thứ
XIX, đầu thế kỉ XX cùng với sự phát triển mạnh của khoa học kĩ thuật, trong đó
có sự phát triển của ngành khoa học xã hội nhân văn thì con người mới thực sự
có những nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện cho vấn đề này. Những


6

nghiên cứu mang tính học thuyết và vẫn còn có giá trị cho đến ngày nay có thể
kể đến như Các quy luật di dân (1880) - Laws of migration của E.G. Ravenstein
(1834-1913) nhà Địa lý học người Đức nhưng lớn lên và sống ở Anh, ông xây
dựng học thuyết này dựa trên bối cảnh KT-XH nước Anh lúc đó. Vào nửa cuối
thế kỉ XIX, nước Anh là một trong những cường quốc lớn nhất của Thế giới, có
rất nhiều thuộc địa trên khắp toàn cầu với câu nói nổi tiếng “Mặt trời không bao
giờ lặn ở nước Anh”. Nền kinh tế tư bản với hình thức sản xuất công nghiệp, sử

dụng máy móc nên những người dân ở nông thôn nước Anh đã di chuyển đến
các thành phố lớn để tìm kiếm việc làm. Dựa trên bối cảnh đó, E.G. Ravenstein
đã nghiên cứu và cho ra đời học thuyết nêu trên với các nội dung cơ bản và vẫn
còn có giá trị cho đến ngày nay gồm:
+ Phần lớn các cuộc di chuyển diễn ra trong khoảng cách ngắn.
+ Nữ giới chiếm ưu thế trong di chuyển khoảng cách ngắn.
+ Đối với mỗi dòng di cư đều có những dòng di dân ngược lại.
+ Sự di chuyển từ các vùng nông thôn, các vùng sâu, xa xôi (hinterland)
vào các thành phố thường diễn ra theo nhiều giai đoạn.
+ Yếu tố kinh tế chính là động lực chính của di dân.
Với nghiên cứu này, điểm nhấn chính là việc phân tích và rút ra các đặc
điểm của quá trình di dân.
Tiếp sau đó cũng có một số nhà nghiên cứu dựa trên các lý thuyết của ông
để tiếp tục phát triển nhưng họ chưa tạo được điểm nhấn cho nghiên cứu của
mình. Mãi đến năm 1966, Everett .S. Lee với tác phẩm Lý thuyết di dân – A
Theory of migration lại tạo thêm một điểm nhấn cho nghiên cứu về di dân khi
ông đưa ra ý niệm về “lực hút, lực đẩy” trong quá trình di dân. Trong nghiên
cứu này ông xoay quanh việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến di cư. Các
nhân tố này gồm:
+ Nhóm nhân tố gắn liền với nơi xuất phát, nơi gốc của di dân (origin);


7

+ Nhóm nhân tố gắn liền với nơi đến của người di dân (migration’s
destination);
+ Nhóm những trở ngại, trở lực giữa nơi xuất phát và nơi đến mà người di
dân phải vượt qua (Everett S. Lee gọi đó là những trở ngại trung gian intervening obstacles);
+ Nhóm những nhân tố mang tính cách cá nhân, tính cách riêng của di dân.
Trên đây là hai tác phẩm nổi tiếng được xem như là nền tảng cho việc

nghiên cứu hiện tượng di dân. Ngày nay, đã có một tổ chức chuyên nghiên cứu
về di cư đó là Tổ chức di cư quốc tế - International Organization of Migration
viết tắt là IOM. Tổ chức này ra đời từ năm 1951, mặc dù không trực thuộc Liên
hiệp quốc nhưng IOM có mối quan hệ chặt chẽ với tổ chức này. Với việc nghiên
cứu các vấn đề xoay quanh di cư, hiện nay IOM đã có mặt ở hầu hết các nơi trên
Thế giới.
Trên đây là tổng quan một số tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của
tác giả trên phạm vi Thế giới. Tác giả nhận thấy rằng chắc chắn sẽ còn rất nhiều
những nghiên cứu khác về vấn đề di dân không chỉ ở phạm vi toàn Thế giới mà
còn ở các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nhiều di dân trong nội bộ đất
nước mình như các nước Mỹ La Tinh, Ấn Độ, Trung Quốc,…Nhưng với khả
năng và thời gian có hạn nên tác giả vẫn chưa tìm hiểu được những nghiên cứu
đó.
5.2. Ở Việt Nam
Tương tự, ở Việt Nam, hiện tượng di dân cũng đã xuất hiện từ rất lâu
nhưng để nghiên cứu vấn đề này một cách đầy đủ thì chỉ mới trong khoảng hơn
2 thập niên gần đây. Và nội dung các nghiên cứu này chủ yếu xoay quanh làn
sóng di dân từ nông thôn ra thành thị. Bên cạnh đó, cũng có một vài nghiên cứu
về vấn đề di dân đến Tây Nguyên hoặc các vùng kinh tế mới của chính phủ. Một
số nghiên cứu mà tác giả đã tìm hiểu như:


8

Trước hết là nghiên cứu của hai tác giả Đỗ Thị Minh Đức và Nguyễn Viết
Thịnh có tựa đề” Phân tích dòng di cư và tính chọn lọc của di cư vào thành phố
lớn của Việt Nam thập kỉ 90 (thế kỉ XX) và thập niên đầu thế kỉ XXI”. Đây là
nghiên cứu được đăng trong kỉ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3. Với
bài viết này, hai tác giả đã dựa trên số liệu điều tra của tổng cục thống kê Việt
Nam năm 1999 và năm 2007. Trong bài viết, hai tác giả đã phân tích thực trạng

di cư trong nước của Việt Nam trong khoảng thời gian trên. Bên cạnh đó, cụ thể
hai tác giả cũng phân tích về tính chọn lọc của các dòng di cư trong nước. Tác
giả cho rằng, đây là những nghiên cứu mang giá trị học thuật khá cao.
Nghiên cứu thứ hai mà tác giả có dịp tìm hiểu cũng có nội dung tương đồng
với nghiên cứu trên, tuy nhiên có nhiều khía cạnh khác đó là nghiên cứu của tác
giả Trương Văn Tuấn với tựa đề “Di cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển
kinh tế- xã hội ở vùng Đông Nam Bộ”, đây là luận án nghiên cứu sinh của tác
giả Trương Văn Tuấn. Với luận án này, tác giả Trương Văn Tuấn đã phân tích
thực trạng di cư của vùng Đông Nam Bộ ở hai giai đoạn là 1994 - 1999 và 2004
- 2009. Nội dung chủ yếu là di cư từ vùng khác vào Đông Nam Bộ và di cư giữa
các tỉnh trong nội vùng. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phân tích những ảnh
hưởng của di cư đến sự phát triển KT-XH của vùng Đông Nam Bộ, từ đó đưa ra
những giải pháp và định hướng phù hợp.
Nghiên cứu tiếp theo là một nghiên cứu về di cư ở vùng Tây Nguyên với
tựa đề “Nghiên cứu tác động của dân di cư tới kinh tế - xã hội của dân tộc thiểu
số Tây Nguyên”, đây là nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược Phát
triển nông nghiệp nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ
quan chủ trì. Với đề tài này, các tác giả đã xoay quanh phân tích thực trạng di cư
đến vùng Tây Nguyên, cụ thể là 2 tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông từ năm 1990 đến
năm 2009. Bên cạnh đó, các tác giả đã phân tích các tác động của di cư đến sự
phát triển KT-XH của các dân tộc thiểu số của vùng này. Theo tác giả, đây cũng
là một nghiên cứu vấn đề di cư ở cấp độ vùng lãnh thổ, về đặc trưng và tác động


9

của nó cũng khác so với di cư ở khu vực Đông Nam Bộ. Tác giả cho rằng cả hai
nghiên cứu về Di cư ở Đông Nam Bộ và Di cư ở Tây Nguyên là những nghiên
cứu mang ý nghĩa học thuật rất cao.
Một nghiên cứu nữa về di dân của Việt Nam nhưng dưới góc độ Xã hội học

đó là tác phẩm “Từ nông thôn ra thành phố - Tác động kinh tế-xã hội của di cư
ở Việt Nam” do hai tác giả Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm chủ biên, tác
phẩm này được xuất bản bởi nhà xuất bản Lao Động năm 2009. Trong tác phẩm
này, các tác giả đã thực hiện cuộc điều tra lớn ở hai thành phố lớn nhất nước ta,
nơi có người nhập cư đông nhất và hai tỉnh có người xuất cư lớn nhất. Với các
kết quả điều tra của mình, nhóm tác giả này đã có những phân tích về các tác
động ở nơi đến là Hà Nội và TPHCM và cả những tác động ở nơi đi là hai địa
phương Thái Bình và Tiền Giang- những nơi có người xuất cư nhiều nhất cả
nước mà tác giả vừa nêu. Với nghiên cứu này, tác giả cho rằng nó có tính nhân
văn và thực tiễn rất cao vì nghiên cứu đi sâu vào những vấn đề của đời sống ví
dụ như về số tiền gửi về cho gia đình của di dân hay cách chi tiêu số tiền đó như
thế nào của người thân ở quê hoặc những lí do vì sao những di dân quyết định
trở về quê mà không ở lại thành phố lớn nữa,…Tác giả cảm thấy, nghiên cứu
như thế mới hiểu được một cách cặn kẽ và xác thực về các tác động của di dân
đối với KT-XH, từ đó việc đưa ra các giải pháp cũng sẽ thiết thực hơn.
Trên đây là những nghiên cứu về di dân mà tác giả có dịp tìm hiểu, phạm vi
không gian của các nghiên cứu trên bao gồm nhiều vùng lãnh thổ trên cả nước.
Từ phạm vi chung của cả nước Việt Nam, đến những khu vực cụ thể như vùng
Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng. Riêng về khu vực
ĐBSCL, vùng đất bao gồm địa phương nghiên cứu của tác giả là TPST (tỉnh Sóc
Trăng) thì cũng có một số nghiên cứu về vấn đề này, trong đó chủ yếu là các bài
viết của các hội thảo. Tác giả xin được sơ lược qua, ví dụ như trong hội thảo
“Phát triển KT-XH của vùng ĐBSCL sau 30 năm đổi mới 1986-2015” được tổ
chức tại Cần Thơ vào tháng 10/2016. Trong hội thảo này có bài viết và báo cáo


10

của PGS. TS Lê Thanh Sang - Viện trưởng viện KHXH vùng Tây Nam Bộ, ông
đã dẫn chứng ra các số liệu thống kê về di dân của ĐBSCL từ năm 1994 đến

năm 2014, trong đó ông nhấn mạnh đến thực trạng xuất cư nhiều của vùng này.
Trong bài viết và báo cáo, ông cũng phân tích nguyên nhân, tác động và có kiến
nghị những giải pháp. Đây có thể được xem như một nghiên cứu tổng quát về di
cư của vùng ĐBSCL trong hai thập niên gần đây.
Bên cạnh đó, ở tỉnh Sóc Trăng, tác giả chưa tìm được nghiên cứu nào về
vấn đề này, có chăng chỉ là con số thống kê về số người di cư của tỉnh trong các
báo cáo thường niên của Cục thống kê Sóc Trăng, ngoài báo cáo con số ra thì
cũng không phân tích gì thêm. Hoặc có đề cập đến nhưng chủ yếu là báo chí đưa
ra các bài viết ngắn gọn và phiến diện về vấn đề di dân của tỉnh, tức là vấn đề
xuất cư, chứ chưa thực sự có một nghiên cứu mang tính toàn diện và khoa học
về vấn đề di dân ở tỉnh Sóc Trăng.
Tuy nhiên, tác giả có dịp tìm hiểu được bài viết của tác giả Nguyễn Công
Toàn- Viện nghiên cứu và phát triển ĐBSCL, Đại học Cần Thơ với tựa đề” Các
nhân tố ảnh hưởng đến thu hút người lao động trở về địa phương làm việc
nghiên cứu trường hợp tại Thị Trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng”
đăng trên Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ tháng 04/2014. Với bài
viết này, tác giả đã đề cập đến một khía cạnh trong vấn đề di dân tại huyện Trần
Đề (tỉnh Sóc Trăng) đó là việc di dân trở về quê và các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định đó. Trong bài viết này, bên cạnh trình bày nội dung chính là phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định trở về quê của di dân thì tác giả
Nguyễn Công Toàn cũng trình bày về thực trạng di dân của huyện Trần Đề.
Trong đó đề cập đến trình độ của di dân, nơi đến của di dân và cả các công việc
của di dân ở nơi đến. Bản thân tác giả đánh giá cao nội dung bài viết này vì đây
là bài viết mang tính thực tiễn cao dựa trên việc điều tra thực tế tại địa phương.
Tuy nhiên, theo tác giả, nghiên cứu này cũng chỉ phản ánh được một khía cạnh


11

nhỏ của di cư, chỉ nghiên cứu sâu về nội dung là các nhân tố ảnh hưởng đến

quyết định quay trở về địa phương của di dân.
Với việc tìm hiểu các nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy
rằng chưa có nghiên cứu về thực trạng di dân cũng như là những tác động của
nó đến KT-XH của địa phương, đặc biệt là tại quê hương của tác giả - TPST.
Tác giả nhận thấy, di dân là một thực tế đang diễn ra ở địa phương mình trong
nhiều năm vừa qua. Với đặc trưng là địa phương có đông đồng bào dân tộc
Khmer, tỉ lệ hộ nghèo khá cao nên việc di cư của họ có rất nhiều tác động đến
bản thân gia đình họ cũng như sự phát triển KT-XH của địa phương. Do đó, tác
giả đã chọn vấn đề “Di dân và tác động đối với KT-XH thành phố Sóc Trăng”
để nghiên cứu.
6. Những kết quả của luận văn
Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả đã đúc kết được một số kết
quả từ luận văn của mình như sau:
Thứ nhất, tổng quan được cơ sở lí luận và thực tiễn về di dân. Trong đó, có
tóm lược được lịch sử vấn đề nghiên cứu trên phạm vi Thế giới và ở Việt Nam.
Riêng vùng ĐBSCL, tác giả cũng tìm hiểu được nhiều vấn đề liên quan đến di
dân. Mặc dù, tác giả tự nhận xét rằng nội dung này vẫn còn nhiều hạn chế;
Thứ hai, phân tích được một cách khá toàn diện về vấn đề di dân xảy ra ở
TPST. Cụ thể là thực trạng di dân trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, tác
giả cũng đã tìm hiểu được những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Cuối
cùng , phân tích được những tác động của di dân đối với KT-XH TPST. Tuy
nhiên, tác giả tự nhận thấy ở phần thực trạng di dân, vẫn chưa được đầy đủ như
mong muốn của bản thân do việc tiếp cận với số liệu thống kê còn nhiều hạn
chế.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng, nguyên nhân cũng như tác động
của di dân đến KT-XH TPST, tác giả đã đưa ra một số giải pháp cho vấn đề di
dân ở TPST. Trong đó, có những giải pháp mà tác giả tham khảo được từ những


12


nghiên cứu khác nhưng cũng có một số giải pháp mà tác giả tự suy ngẫm cho
phù hợp với tình trạng di dân của địa phương mình. Mặc dù vậy, bản thân tác
giả vẫn cảm thấy có một khoảng cách lớn từ giải pháp trên lí thuyết cho đến áp
dụng trong thực tiễn. Cho nên, tác giả nghĩ liệu những giải pháp này có thật sự
hiệu quả hay không.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận - kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục thì
nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về di dân
Chương 2: Thực trạng di dân và tác động đối với kinh tế-xã hội Thành
phố Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng)
Chương 3: Định hướng và các giải pháp về vấn đề di dân và tác động đối
với KT-XH Thành phố Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng)


13

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DI DÂN
1.1. Khái niệm
Trước khi trình bày các quan niệm về di dân, tác giả xin phép được trình
bày về nguồn gốc di cư của loài người. Cách nay khoảng gần hai triệu năm khi
loài người nguyên thủy tiến hóa từ loài vượn xuất hiện ở vùng Đông Phi. Sau đó
rất lâu, khoảng 60.000 năm cách đây, họ đã bắt đầu di chuyển từ khu vực này
đến các khu vực khác như châu Á, châu Âu và châu Úc (lúc này mực nước biển
thấp hơn bây giờ và họ có thể di chuyển bằng đường bộ đến các châu lục hoặc
chỉ cần vượt những đoạn đường biển ngắn). Đây được xem như là những cuộc di
cư đầu tiên của loài người.
Làn sóng thứ hai diễn ra khi các cuộc phát kiến vĩ đại tìm ra những châu
lục mới vào khoảng thế kỉ XV. Lúc này, khi các nhà thám hiểm lần lượt phát

hiện ra châu Mỹ, châu Úc thì lại xuất hiện những cuộc di cư vĩ đại tiếp theo từ
châu Âu, châu Phi đến những nơi này. Cho đến ngày nay, các cuộc di cư trên
phạm vi toàn thế giới vẫn đang diễn ra, chỉ là tùy thời điểm, tùy số lượng người
di cư. Có thể kể đến sự di chuyển của người dân ở các nước đã xảy ra chiến
tranh từ Thế chiến thứ nhất, Thế chiến thứ hai cho đến cuộc chiến tranh ở các
khu vực và các quốc gia. Ví dụ như hàng triệu người dân Do Thái đã phải di tản
khắp nơi trên thế giới để tránh thảm họa diệt vong từ phát xít Đức trong Chiến
tranh thế giới thứ Hai. Hàng triệu người ở Đông Âu đã đến các nước Tây Âu và
Hoa kì sau khi sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Hay kể cả ở Việt Nam, từ sau
năm 1975 cũng đã có hàng triệu người rời bỏ quê hương do sự thay đổi của chế
độ chính trị. Và thời gian những năm gần đây là các dòng di dân từ Bắc Phi vượt
Địa Trung Hải để đến Châu Âu hoặc những người dân từ các nước đang trong
chiến sự như Syria cũng tìm đường đến châu Âu. Hay cả những dòng di cư từ
các nước đang phát triển để đến các nước phát triển để học tập và làm việc,
trong đó có Việt Nam. Ở đây, tác giả đang trình bày các cuộc di cư của loài
người trên phạm vi toàn Thế giới. Trong khi đó, ở nội bộ mỗi quốc gia cũng có


14

sự di chuyển giữa các đơn vị hành chính trong quốc gia mình mà trong những
thập niên gần đây sự di chuyển của các dòng di cư từ các vùng nông thôn đến
những đô thị lớn đã diễn ra hết sức mạnh mẽ ở các nước đang phát triển như khu
vực Mỹ La Tinh vào cuối thập niên 80, Trung Quốc, Ấn Độ và cả Việt Nam từ
thập niên 90 (thế kỉ XX) cho đến hiện nay. Trong khi đó, quá trình này đã được
hoàn thành ở các nước phát triển bởi vì mức độ đồng đều về chất lượng cuộc
sống giữa đô thị và vùng nông thôn nên người dân không cần tập trung về các
đô thị lớn mà ngay ở nông thôn họ cũng đã có một cuộc sống hài hòa.
Nói đến đây, tác giả nhận thấy rằng việc di cư của con người vốn dĩ có rất
nhiều nguyên nhân, trong đó tiêu biểu nhất là họ mong muốn có một cuộc sống

tốt đẹp hơn ở nơi sẽ đến. Cuộc sống tốt đẹp ở đây có thể là có công việc tốt hơn,
thu nhập cao hơn, môi trường sống an toàn hơn, được hưởng thụ nhiều hơn,…
Do vậy, khi nói về di dân có rất nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực cho
nên họ cũng sẽ đưa ra những quan niệm về di dân dựa trên các góc độ khác
nhau. Cụ thể một số lĩnh vực nghiên cứu về di dân như xã hội học, các cơ quan
quản lí các cấp, địa lý học, dân số học,…
Thứ nhất, theo bách khoa toàn thư tiếng Việt, Di cư là sự thay đổi chỗ ở
của các cá thể hay các nhóm người để tìm chỗ ở tốt hơn, phù hợp hơn nơi cũ để
định cư13.
Đây là một khái niệm mang tính khái quát, nó bao gồm sự thay đổi nơi cư
ngụ của tất cả các loài, trong đó có con người. Như vậy, di dân là thuật ngữ
dùng để chỉ sự di chuyển nơi ở của con người.
Ở một góc độ khác, di dân được mô tả là một quá trình di chuyển của dân
số hoặc quá trình con người rời bỏ, hội nhập hoặc thiết lập nơi ở mới vào một
đơn vị hành chính - địa lý trong thời gian nhất định.
Cùng đi đến quyết định di cư này có rất nhiều nguyên nhân, có thể là do
các nhân tố về tự nhiên như thiên tai, trong đó bao gồm động đất, núi lửa, lũ
lụt,…hoặc các nhân tố KT-XH như chiến tranh, nạn đói, chính trị,…Với một


15

nguyên nhân lại có thêm một khái niệm khác nhau về dân di cư. Ví dụ như,
những người rời bỏ quê hương vì ở đó xảy ra chiến tranh thì người ta gọi đó là
dân tị nạn, điển hình là các cuộc chiến tranh gần đây ở khu vực Tây Nam Á đã
đẩy hàng triệu người rời bỏ quê hương sang châu Âu.
Tuy nhiên, với đề tài này, tác giả chủ yếu xoay quanh làn sóng di dân từ
nông thôn lên thành thị nên tác giả mạo muội đưa ra quan điểm cá nhân về di
dân mà tác giả cho rằng phù hợp với đề tài nghiên cứu của mình đó là: Di dân là
sự thay đổi nơi ở của cá thể hay nhóm người từ đơn vị hành chính này sang đơn

vị hành chính khác trong khoảng thời gian xác định nhằm mục đích tìm kiếm
một cuộc sống tốt đẹp hơn ở nơi ở mới.
Với quan điểm này, tác giả nghĩ rằng, việc di cư của con người chủ yếu là
tìm kiếm công việc tốt đẹp hơn, có được thu nhập cao hơn, từ đó có cuộc sống
vật vật chất đầy đủ hơn so với nơi ở cũ.
Một số khái niệm liên quan
Xuất cư: Là hành động di chuyển chổ ở rời khỏi nơi đang sống.
Như vậy dân xuất cư là những người di chuyển chổ ở khỏi nơi đang sống.
Nhập cư: Tương tự, đây là hành động di chuyển chổ ở đến một vùng hoặc
đất nước khác.
Dân nhập cư là những người di chuyển chổ ở đến một vùng hoặc đất nước
khác.
1.2. Các đặc trưng và yếu tố tác động đến di dân
1.2.1. Các đặc trưng của di dân
Khi diễn ra các luồng di dân, không phải người dân nào cũng thích hợp để
di chuyển mà chỉ có những đối tượng nhất định, đáp ứng được những điều kiện
sống ở nơi ở mới thì mới có thể di cư. Ví dụ như nếu là di chuyển đến chỗ ở mới
để tìm việc làm thì đương nhiên những người di cư sẽ nằm trong độ tuổi lao
động, ở Việt Nam sẽ vào khoảng 15 đến 60 tuổi. Hoặc là, cụ thể các công việc
đòi hỏi sự khéo léo, chăm chỉ thì chỉ thích hợp cho những người phụ nữ, ví dụ


×