Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Ngô Vũ Hoàng

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Ngô Vũ Hoàng

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TỈNH TIỀN GIANG
Chuyên ngành : Địa lí học
Mã số

: 60 31 05 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRƯƠNG VĂN TUẤN


Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu của đề tài là trung thực và không trùng lặp, sao chép trong các
công trình nghiên cứu trước đây.
Tác giả
Ngô Vũ Hoàng


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các Ban giám hiệu,
Ban chủ nhiệm khoa Địa lí, các thầy cô trong Khoa Địa lí trường Đại học sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh và các thầy cô Khoa Địa lí trường Đại học Sư
phạm Hà Nội đã tận tâm giảng dạy và chỉ bảo tôi trong suốt khóa học vừa qua
(Khóa 26 – 2015 -2017). Đặc biệt, để hoàn thành tốt luận văn này đúng chất
lượng và thời gian qui định, tôi đã được sự chỉ bảo rất nhiệt tình của giáo viên
hướng dẫn: TS. TRƯƠNG VĂN TUẤN. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến
Thầy, cảm ơn Thầy đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian tôi làm
luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Sở Văn hóa – Thể Thao và Du Lịch tỉnh
Tiền Giang, Cục thống kê Tiền Giang, Chi cục Văn thư lưu trữ tỉnh Tiền Giang;
Thư viện Khoa học tổng hợp TP. HCM; Thư viện tỉnh Tiền Giang; đã cung cấp
tài liệu – số liệu, hỗ trợ thông tin và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn
này.
Cho tôi gửi lời cảm ơn đến các khu du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh đã
giúp tôi về tài liệu, số liệu để bài luận văn đảm bảo được độ chính xác và khoa
học. Cảm ơn đến tất cả các du khách đã dành khoảng thời gian quí báu của mình
để trả lời bảng khảo sát của tôi.

Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và tập thể lớp Cao học
Địa Lý Học – K26; đã động viên tinh thần và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình
nghiên cứu và thực hiện đề tài.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 8 năm 2017
Tác giả

Ngô Vũ Hoàng


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................................10
1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch và du lịch sinh thái .........................................10
1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái một số quốc gia trên thế giới và
Việt Nam.............................................................................................................23
1.3. Bài học du lịch sinh thái cho Tiền Giang ...........................................................27
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................29
Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI TỈNH TIỀN GIANG ..........................................................30
2.1. Khái quát chung về tỉnh Tiền Giang ...................................................................30
2.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................30
2.1.2. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................32
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................33

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch sinh thái
Tiền Giang ..........................................................................................................36
2.2.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................36
2.2.2. Điều kiện tự nhiên nhân văn .........................................................................37
2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................45
2.2.4. Đánh giá chung về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Tiền Giang .........48
2.3. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang ......................................50
2.3.1. Vị trí của du lịch sinh thái trong du lịch tỉnh Tiền Giang .............................50


2.3.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang ..............................51
2.4. Đánh giá chung ...................................................................................................65
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................68
Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TỈNH TIỀN GIANG ................................................................................70
3.1. Cơ sở đề ra giải pháp...........................................................................................70
3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành du lịch ĐBSCL đến 2020 ............70
3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành du lịch tỉnh Tiền Giang ...............72
3.1.3. Quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh ................................................................74
3.1.4. Quy hoạch du lịch tỉnh Tiền Giang...............................................................75
3.1.5. Thực trạng khai thác và phát triển du lịch sinh thái tỉnh ..............................78
3.2. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang ........................................78
3.2.1. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý ..............................................................78
3.2.2. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực ..............................................................81
3.2.3. Nhóm giải pháp về tài chính và đầu tư .........................................................81
3.3. Đề xuất một số tuyến điểm du lịch tỉnh Tiền Giang ...........................................83
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................90
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Diện tích, dân số các đơn vị hành chính tỉnh Tiền Giang 2015 .................32

Bảng 2.2.

Vốn đầu tư và tỉ lệ vốn đầu tư ngành du lịch Tiền Giang thời kỳ
2011 - 2015 ................................................................................................47

Bảng 2.3.

Số lượng và tỉ lệ khách du lịch sinh thái của tỉnh Tiền Giang, giai
đoạn 2011 – 2017 .......................................................................................51

Bảng 2.4.

Số lượng khách du lịch đến Tiền Giang, giai đoạn 2011 - 2017 ..............52

Bảng 2.5.

Lượng du khách đến Vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2016. ..........53

Bảng 2.6.

Số lượng du khách quốc tế đến Tiền Giang, giai đoạn 2011 - 2017 .........55

Bảng 2.7.


Số lượng khách đến các điểm du lịch sinh thái Tiền Giang 2016 .............56

Bảng 2.8.

Số liệu khảo sát du khách đến Tiền Giang theo nơi xuất phát và hình
thức du lịch ................................................................................................57

Bảng 2.9.

Bảng số đêm khách du lịch lưu trú tại tỉnh Tiền Giang .............................58

Bảng 2.10. Bảng số liệu khảo sát số lần du khách đến Tiền Giang .............................58
Bảng 2.11. Bảng doanh thu từ ngành du lịch tỉnh Tiền Giang.....................................59
Bảng 2.12. Doanh thu du lịch một số tỉnh/thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu
Long năm 2015 ..........................................................................................61
Bảng 2.13. Tốc độ tăng trưởng bình quân 1 năm doanh thu ngành du lịch một
số tỉnh/thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn
2011 – 2015 ...............................................................................................61
Bảng 2.14. Cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch tại tỉnh Tiền Giang 2016 .................62
Bảng 2.15. Lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch tỉnh Tiền Giang .......................63


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Dân số thành thị và nông thôn Tiền Giang giai đoạn 2011 - 2015 ...........34
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn khách du lịch tỉnh Tiền Giang ...........................................54
Biểu đồ 2.3. Lượng khách du lịch đến Tiền Giang, giai đoạn 2011 - 2017 ..................55
Biểu đồ 2.4. Doanh thu ngành du lịch Tiền Giang thời kì 2011 - 2017 ........................59
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu doanh thu du lịch Tiền Giang năm 2011 và 2015 ........................60
Biểu đồ 2.6. Số lượng hướng dẫn viên du lịch Tiền Giang ...........................................63



DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
Bản đồ 1. Hành chính và giao thông tỉnh Tiền Giang ...................................................31
Bản đồ 2. Bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Tiền Giang ...................................................43
Bản đồ 3. Hiện trạng du lịch tỉnh Tiền Giang ...............................................................69


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSHT-VCKT:

Cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật

DLST:

Du lịch sinh thái

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐHCT:

Đại học Cần Thơ

KDL:

Khu du lịch

SPDL:


Sản phẩm du lịch

TNDL:

Tài nguyên du lịch

VH-TT&DL:

Văn hóa – Thể Thao và Du lịch

VQG:

Vườn quốc gia


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như
khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều
hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của
du khách quốc tế. Hình ảnh du lịch quốc gia ngày càng được nâng cao. Hệ thống di
sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày
càng phong phú. Nhiều điểm du lịch được các tổ chức uy tín bình chọn là địa chỉ yêu
thích của đông đảo du khách quốc tế. Trong đó, điển hình như Vịnh Hạ Long được
trang web BuzzFeed của Mỹ bình chọn là 1 trong 25 địa danh có vẻ đẹp khó tin nhất
trên thế giới; Hà Nội được TripAdvisor bình chọn là 1 trong 10 thành phố thu hút
khách du lịch hàng đầu trên thế giới năm 2014; Việt Nam được Tạp chí du lịch Travel

& Leisure của Mỹ bình chọn đứng thứ 6 trong số 20 điểm đến tốt nhất dựa trên độ an
toàn và thân thiện của người dân dành cho khách du lịch lẻ; Hang Sơn Đoòng được
Tạp chí du lịch Business Insider của Mỹ bình chọn là 1 trong 12 hang động ấn tượng
nhất thế giới và Tạp chí National Geographic phiên bản tiếng Nga bình chọn là tour du
lịch mạo hiểm đẳng cấp nhất thế giới của năm 2014; Tuyến du lịch trên sông Mê Kông
(đoạn Việt Nam-Campuchia) được báo Telegraph (Anh) xếp thứ 4/5 tuyến du lịch trên
sông hàng đầu châu Á... Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn của Việt
Nam cũng đã được các tổ chức, website tiêu dùng vinh danh do chất lượng dịch vụ
xuất sắc của mình.
Trong sự phát triển chung của ngành du lịch cả nước, ngành du lịch Tiền Giang
cũng đang chuyển mình mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu lớn. Năm du lịch quốc
gia 2016 Phú Quốc – Đồng Bằng Sông Cửu Long được tổ chức cũng là một cú hích
thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển. Thế mạnh của du lịch Tiền Giang chủ yếu
nhờ vào các di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như: di tích văn hóa Óc Eo, Gò Thành
từ thế kỷ I đến thế kỷ VI sau công nguyên); di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút, di
tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài; nhiều lăng mộ, đền chùa: lăng Trương Định , lăng Hoàng
Gia, lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ… các điểm du lịch
sinh thái mới được tôn tạo như: vườn cây ăn quả ở cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp, Trại


2
rắn Đồng Tâm, khu sinh thái Đồng Tháp Mười, biển Gò Công... Tiền Giang là điểm
đến lý tưởng với những du khách muốn có những chuyến du lịch ngắn ngày, được trải
nghiệm những cảm giác mới lạ và mang đậm chất vùng sông nước.
Tuy nhiên, du lịch tỉnh Tiền Giang nhiều năm qua được đánh giá là chưa phát
triển đúng với tiềm năng sẵn có của mình, sản phẩm du lịch còn hạn chế, cơ sở hạ tầng
phục vụ du lịch còn chưa đáp ứng được yêu cầu… Chính vì vậy tôi chọn đề tài
“THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH
TIỀN GIANG” để phân tích, làm rõ vấn đề này. Từ đó đưa ra những kiến nghị, giải
pháp để thúc đẩy ngành du lịch tỉnh nhà ngày càng phát triển.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Mục tiêu chung của đề tài là trên cơ sở vận dụng lý thyết có liên quan vào nghiên
cứu tiềm năng, hiện trạng du lịch sinh thái tại địa bàn tỉnh Tiền Giang, từ đó đề xuất
một số giải pháp thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ
Đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Tổng quan một số vấn đề lí luận và thực tiễn về du lịch, du lịch sinh thái. .
- Phân tích tiềm năng du lịch sinh thái của tỉnh Tiền Giang.
- Nhận diện thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch sinh thái tỉnh tỉnh trong
thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là: tài nguyên và thực trạng du lịch sinh thái tỉnh Tiền
Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố, tiềm năng, thực trạng và đề
xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang gồm: tổ chức quản lý,
nguồn nhân lực, nguồn vốn đầu tư…
- Phạm vi thời gian: thời kì 2011 – 2015.


3
- Phạm vi không gian nghiên cứu: tỉnh Tiền Giang trong đó tập trung chủ yếu
vào các điểm chìa khóa là các khu du lịch sinh thái tiêu biểu trên địa bàn tỉnh ở các
huyện Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Gò Công Đông và TP. Mỹ Tho.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
4.1. Trên thế giới
- Về du lịch chung:

Các tài liệu về ngành du lịch trên thế giới chủ yếu mới xuất hiện từ cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX đến nay. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, số người đi du lịch
ngày càng nhiều, ngành du lịch được quan tâm và nghiên cứu sâu ở nhiều quốc gia.
Một số công trình nghiên cứu điển hình như:
+ Kaiser & Helber (1978) của Hoa Kỳ - “Quy hoạch và phát triển du lịch”. Công
trình này nghiên cứu đưa ra những cơ sở lý luận và khái niệm cơ bản nhất về quy
hoạch du lịch, điều kiện để phát triển du lịch và cơ sở để tổ chức lãnh thổ du lịch trên
thế giới.
+ V.X. Tauxkar (1969) của Liên Xô – “Nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá, phục
vụ mục đích quy hoạch du lịch”. Công trình này tập trung nghiên cứu các chỉ tiêu đánh
giá về du lịch (tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch, nguồn nhân lực…) phục vụ
mục đích quy hoạch và tổ chức không gian lãnh thổ du lịch.
+ Ngô Tất Hổ (2000) của Trung Quốc – “Phát triển và quản lý du lịch địa
phương”. Công trình này tập trung nghiên cứu về các điều kiện phát triển du lịch (tài
nguyên du lịch, nguồn khách du lịch, thị hiếu du lịch…) và các giải pháp quản lý du
lịch địa phương (về mặt hành chính là chủ yếu).
- Về du lịch sinh thái:
Du lịch sinh thái mới bắt đầu được nghiên cứu từ nửa sau thế kỉ XX, với những
nghiên cứu đầu tiên từ khu vực quần đảo Galapagos và khu vực Đông Phi. Ở thời kì
này, du lịch sinh thái phân bố hạn chế, chiếm tỷ lệ rất nhỏ của thị trường du lịch quốc
tế. Ở các nước phát triển, du lịch sinh thái là trò giải trí phổ biến mang tính nội địa
được tổ chức trong những nhóm nhỏ, đặc biệt là nhóm người quan sát động vật hoặc
du khách đến vui chơi ở công viên. Đến cuối thế kỉ XX du lịch sinh thái mới phát triển


4
mạnh và nổi bật ở các khu vực châu Phi, châu Mỹ, Nam Mỹ, châu Mỹ La Tinh... Các
tác giả nghiên cứu nổi bật như:
+ Hector Ceballos Lascurain (1983) của Mexico – “Du lịch sinh thái và vấn đề
bảo vệ môi trường”. Trong nghiên cứu này tác giả chủ yếu nghiên cứu về khái niệm du

lịch sinh thái, mô tả phong cảnh thiên nhiên, động vật và thực vật hoang dã, cũng như
bất kỳ khía cạnh văn hóa hiện có được khám phá trong khu vực nhất định. Trọng tâm
mối quan tâm của Hector Ceballos Lascurain là vấn đề bảo vệ môi trường.
+ Martha Honey (2005) của Hoa Kỳ - “Du lịch sinh thái trong rừng nguyên
sinh”. Trong nghiên cứu này tác giả đã nêu lên những đặc trưng chặt chẽ, đa chiều của
du lịch sinh thái, đánh giá việc đảm bảo được những đặc trưng của du lịch sinh thái;
nêu cao tầm quan trọng của việc Giáo dục môi trường cho du khách và đề cao vai trò
của cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa, truyền thống trong
du lịch sinh thái.
4.2. Ở Việt Nam
- Về du lịch chung:
Ở nước ta, du lịch bắt đầu được nghiên cứu từ nửa sau thế kỉ XX với các tác giả
chủ yếu ở các trường đại học lớn ở khu vực phía Bắc như:
+ Nguyễn Minh Tuệ và nnk – Địa lý du lịch Việt Nam – Nhà xuất bản Giáo dục
2010. Đây là giáo trình địa lý du lịch khá đầy đủ được nhiều cơ sở Giáo dục trong cả
nước sử dụng. Giáo trình trình bày tương đối đầy đủ về tổng quan cơ sở lý luận về địa
lý du lịch, tài nguyên du lịch Việt Nam và phân vùng du lịch nước ta.
+ Bùi Thị Hải Yến – Quy hoạch du lịch – Nhà xuất bản Giáo dục 2013. Giáo
trình của tác giả chủ yếu trình bày cơ sở lý luận về quy hoạch chung và quy hoạch
ngành du lịch. Ngoài ra tác phẩm chủ yếu là sưu tầm về các danh lam, thắng cảnh, các
điểm du lịch chính của nước ta, và các văn bản quy hoạch du lịch của nước ta.
+ Bùi Thị Hải Yến – Tài nguyên du lịch – Nhà xuất bản Giáo dục 2011. Trong
quyển sách này tác giả chủ yếu trình bày về khái niệm tài nguyên du lịch, cách phân
loại tài nguyên, thực trạng tài nguyên du lịch của Việt Nam và cũng giới thiệu các địa
điểm du lịch chính của Việt Nam là chủ yếu.


5
+ Võ Văn Thành – Tổng quan du lịch – Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ 2015. Ở
tác phẩm này tác giả tập trung đi sâu về thực tiễn hiện trạng ngành du lịch Việt Nam

mà ít đi sâu nghiên cứu về cơ sở lý luận. Tác giả trình bày khá chi tiết về tài nguyên du
lịch các vùng, các tuyến điểm du lịch chính gắn với từng trung tâm du lịch và phản hồi
của du khách ở một số khu du lịch.
- Về du lịch sinh thái:
+ Phạm Trung Lương - Du lịch sinh thái - Những vấn đề về lý luận và thực tiễn
phát triển ở Việt Nam – Nhà xuất bản Giáo dục 2007. Tác giả đã trình bày khá đầy đủ
và chi tiết về cơ sở lý luận của du lịch sinh thái, đưa ra được định nghĩa về du lịch sinh
thái với sự đánh giá cao của các học giả trong nước. Bên cạnh đó tác giả cũng đã trình
bày được thực tiễn phát triển du lịch sinh thái ở nước ta hiện nay, những ưu điểm, lợi
thế, tiềm năng và những hạn chế từ đó tác giả cũng đưa ra những giải pháp nhằm phát
triển du lịch sinh thái nước ta.
+ Lê Huy Bá và nnk – Du lịch sinh thái – NXB Đại học Quốc gia TP.HCM 2016.
Trong quyển sách này tác giả trình bày rất nhiều nội dung và thông tin về du lịch sinh
thái nhất là phần cơ sở lý luận và dẫn chứng một số công trình nghiên cứu tại một số
tỉnh thành. Tuy nhiên tác giả lại đi quá sâu vào lĩnh vực sinh thái và nghiên cứu các hệ
sinh thái chứ chưa đi sâu vào tìm hiểu lĩnh vực du lịch sinh thái.
+ Tổng cục du lịch – Hội thảo du lịch sinh thái các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long –TP. Long Xuyên. An Giang năm 2006. Đề tài trình bày tóm tắt thực trạng phát
triển du lịch sinh thái và văn hóa ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từ đó đưa ra
phương hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái của vùng.
+ Dương Quế Nhu – Ðánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu du lịch của khách quốc
tế tại Cần Thơ – ÐHCT năm 2004. Đề tài nêu ra tcơ sở lý luận, nhận xét, đánh giá của
khách du lịch quốc tế khi đến với thành phố Cần Thơ. Giải pháp phát triển ngành du
lịch sinh thái thành phố Cần Thơ.
+ Nguyễn Thanh Sang – Đánh giá tiềm năng phát triển tuyến du lịch sinh thái
tỉnh Bạc Liêu – Luận văn cao học năm 2006. Đánh giá các yếu tố tự nhiên, tính hấp
dẫn, tính đa đạng sinh học của các tuyến điểm du lịch tỉnh Bạc Liêu. Đề xuất các tuyến
điểm du lịch tỉnh Bạc Liêu.



6
4.3. Tại tỉnh Tiền Giang
Ở tỉnh Tiền Giang việc nghiên cứu về du lịch còn hạn chế. Các nghiên cứu chủ
yếu là của các học viên cao học và các sinh viên khi làm luận văn hoặc các khóa luận
tốt nghiệp. Ngoài ra, các nghiên cứu chủ yếu là một số bài báo của các giảng viên đến
từ một số trường đại học trong Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Phạm Lê Hồng Nhung – Ðánh giá khả năng phát triển loại hình du lịch
Homestay ở Tiền Giang – ÐHCT năm 2006. Trình bày khá chi tiết và đầy đủ về loại
hình du lịch Homestay ở Việt Nam nói chung và Tiền Giang nói riêng. Nêu được khả
năng phát triển của loại hình này, cùng những hạn chế và giải pháp phát triển.
+ Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Nguyễn Thị Ngọc Ẩn – Nghiên cứu hệ sinh thái và
môi trường vườn tại các cù lao tỉnh Tiền Giang để phát triển bền vững, Tuyển tập báo
cáo Hội nghị sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 – Viện ST&TNSV
– Viện KH&CN phía Nam. Đề tài phân tích hệ sinh thái và môi trường vườn tại các cù
lao thuộc tỉnh Tiền Giang và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững.
+ Lê Văn Hưng - Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch sinh
thái “Miệt vườn – Sông nước” tỉnh Tiền Giang – Luận văn cao học 2013. Luận văn
trình bày khái quát về du lịch Tiền Giang, đánh giá được mức độ hài lòng của du
khách đối với ngành du lịch tỉnh Tiền Giang. Tác giả cũng nêu được nhiều giải pháp
nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch khi đến với tỉnh Tiền Giang.
Như vậy qua lịch sử nghiên cứu đề tài, dưới góc nhìn của Địa lý học thì nghiên
cứu về Du lịch sinh thái của tỉnh Tiền Giang vẫn còn đang bị bỏ ngỏ. Nếu có, thì các
công trình chỉ thường đi một cách sơ lược hoặc một mảng nào đó của du lịch sinh thái,
chưa đi sâu phân tích đưa ra nhận định, chưa đúc kết được hệ thống cơ sở lí luận, chưa
đưa ra được nhiều giải pháp để phát triển du lịch sinh thái tỉnh nhà.
5. Quan điểm nghiên cứu
5.1. Quan điểm tổng hợp
Ngành du lịch là một trong những ngành có quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành
kinh tế khác như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ…. Chính vì vậy, khi
nghiên cứu về ngành du lịch để cho ngành này phát triển thì chúng ta không chỉ xem

xét vấn đề một cách phiến diện, nghiêng về tự nhiên hay là nghiêng về các điều kiện


7
kinh tế - xã hội, mà chúng ta cần phải đặt chúng trong mối quan hệ tương hỗ và thúc
đẩy lẫn nhau cùng phát triển.
5.2. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Trong quá trình phát triển của mình, ngành du lịch tỉnh nhà cũng trải qua nhiều
biến động, thăng trầm. Vì thế muốn nghiên cứu phát triển ngành du lịch tỉnh nhà thì
nghiên cứu kỹ các giai đoạn phát triển của du lịch tỉnh nhà từ đó đưa ra được định
hướng và dự báo phát triển của ngành trong tương lai.
5.3. Quan điểm lãnh thổ
Đặc trưng cơ bản của ngành Địa Lý là luôn gắn liền với không gian lãnh thổ. Các
yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong đó có du lịch luôn gắn liền với không gian lãnh
thổ nhất định, đồng thời có mối quan hệ và sự khác biệt với các lãnh thổ khác. Vì vậy,
việc quán triệt quan điểm lãnh thổ nhằm tìm ra lợi thế, tiềm năng đặc trưng của du lịch
tỉnh nhà và các vùng du lịch của tỉnh để phát huy tối đa lợi thế của ngành du lịch tỉnh
nhà.
5.4. Quan điểm phát triển bền vững
Trong quá trình phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào, ngành kinh tế nào đều
không tách khỏi vấn đề phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Nghiên cứu phát triển
du lịch sinh thái thì vấn đề bảo vệ, tôn tạo càng phải được xem trọng, làm sao ngành
du lịch tỉnh nhà phải gắn liền với xanh, sạch, không gây ô nhiễm môi trường, không
làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên…
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập, thống kê, xử lý và tổng hợp tài liệu và số liệu
Để thực hiện đề tài, tác giả thực hiện khảo sát tại các điểm du lịch chính của tỉnh
Tiền Giang để thu thập số liệu. Bên cạnh đó tác giả cũng liên hệ với Cục thống kê Tiền
Giang, Thư viện tỉnh Tiền Giang và Sở Văn hóa thể thao du lịch Tiền Giang để xin số
liệu (cả số liệu in và file dữ liệu) thực hiện đề tài. Từ những số liệu đã có, tác giả xử lý

và tổng hợp số liệu để đưa ra các kết luận cần thiết.
Các nguồn dữ liệu thứ cấp:
+ Cục thống kê tỉnh Tiền Giang
+ Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Tiền Giang


8
+ Chi cục văn thư lưu trữ tỉnh Tiền Giang
+ Thư viện khoa học tổng hợp TP. HCM
+ Thư viện tỉnh Tiền Giang
Các nguồn dữ liệu sơ cấp:
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên tác giả chỉ thực hiện khảo sát điều tra,
khảo sát thực tế tại một số điểm/khu du lịch sinh thái tiêu biểu của tỉnh Tiền Giang.
6.2. Phương pháp bản đồ - GIS
Qua các số liệu thu thập được và các kiến thức đã được học trong học phần Hệ
thống thông tin Địa lý GIS tại trường Đại học Sư phạm TP.HCM tác giả đã sử dụng
phần mềm Mapinfo để thể hiện tình hình phát triển du lịch của tỉnh trên bản đồ một
cách trực quan, sinh động. Kết quả được thực hiện bằng các bản đồ: bản đồ tài nguyên
du lịch tỉnh Tiền Giang và bản đồ hiện trạng du lịch tỉnh Tiền Giang.
6.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
- Mục đích khảo sát: tìm hiểu thực trạng khách du lịch đến với loại hình du lịch sinh
thái của tỉnh Tiền Giang.
- Đối tượng khảo sát: khách du lịch
- Các địa điểm đang khai thác du lịch sinh thái điển hình được chọn khảo sát:
+ Khu du lịch Thới Sơn.
+ Khu du lịch biển Tân Thành.
+ Khu bảo tồn thiên nhiên Thạnh Tân.
+ Chợ nổi Cái Bè.
+ Trại rắn Đồng Tâm.
- Nội dung khảo sát :

+ Số lượng du khách.
+ Số lần quay trở lại du lịch tại tỉnh Tiền Giang.
+ Hình thức du lịch (theo tour hay tự đi ?)
+ Nguồn gốc du khách (quốc tế, nội địa, địa phương nào ?)
+ Thời gian lưu trú tại tỉnh Tiền Giang.
-

Thời gian khảo sát: tháng 3/2017.

Chi tiết bảng khảo sát tại phần phụ lục.


9
7. Cấu trúc luận văn
Gồm có 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
+ Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang
+ Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang
8. Đóng góp của luận văn
– Tổng quan các vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn vể du lịch sinh thái vận dụng
nghiên cứu vào địa tỉnh Tiền Giang.
– Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang.
– Phân tích thực trạng phát triển du lịch tỉnh trong giai đoạn nghiên cứu.
– Đề xuất một số giải pháp khai thác tiềm năng về du lịch sinh thái của tỉnh.


10

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch và du lịch sinh thái

- Du lịch:
Du lịch là thuật ngữ đã được sử dụng khá lâu đời và phổ biến trên thế giới. Tuy
nhiên về nguồn gốc ra đời của nó lại có sự khác nhau giữa nhiều học giả. Các học giả
phương Tây cho rằng, du lịch sử dụng từ tiếng Hy Lạp “Tonos” nghĩa là đi một vòng ;
sau đó được Latinh hóa thành từ “Turnur” và cuối cùng thành từ ‘tour’ mà chúng ta
hay sử dụng ngày nay. Một số học giả khác như Rober Langquar cho rằng từ ‘Turism’
xuất hiện trong tiếng Anh từ khoảng những năm 1800 và được quốc tế hóa ở nhiều
nước mà không cần phải dịch nghĩa. Ngoài ra còn một nhóm học giả cho rằng từ du
lịch xuất phát từ nước Pháp “le tour”, có nghĩa là một cuộc hành trình, dạo chơi nào đó
và quay trở lại địa điểm cư trú ban đầu. Tuy nhiên, chung qui lại chúng ta thấy nghĩa
cơ bản của thuật ngữ này là một cuộc hành trình khám phá đi một vòng rồi quay trở lại
nơi cư trú ban đầu. Còn trong tiếng Việt, thuật ngữ này được hiểu theo âm Hán – Việt:
du là đi chơi, lịch là sự trải nghiệm.
Về khái niệm du lịch, cũng có nhiều quan điểm khác nhau:
Ở nước Anh lần đầu tiên định nghĩa về du lịch xuất hiện vào năm 1811: “Du lịch
là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục
đích giải trí”. Ở định nghĩa này xem giải trí là mục đích chính của hoạt động du lịch.
Ở Thụy Sĩ năm 1930, học giả Glusman đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là sự
chinh phục không gian của những người đến một địa điểm, mà ở đó họ không có chỗ
cư trú thường xuyên”.
Tại Hội nghị quốc tế về Thống kê du lịch diễn ra tại thành phố Otawa (Canada)
vào tháng 6/1991 đưa ra định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một
nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong khoảng thời
gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của
chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng đến
thăm”.
Tại Hội nghị lần thứ 27 của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) tổ chức năm
1993 đã đưa ra định nghĩa thay thế cho các định nghĩa trước: “Du lịch là hoạt động về



11
chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên (usual enviroment) của
con người và ở lại đó để tham quan nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác
ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm”.
Qua các định nghĩa trên ta có thể thấy sự không đồng nhất giữa các tác giả và tổ
chức trên thế giới. Tuy nhiên những định nghĩa này ngày càng được hoàn thiên đầy đủ
hơn. Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm được công nhận và sử dụng rộng rãi nhất có sự
góp ý của nhiều nhà khoa học trong nước là khái niệm được trình bày ở Luật Du lịch
Việt Nam sửa đổi được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông
qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV ngày 19/6/2017. Khái niệm này như sau: “Du
lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục
đích hợp pháp khác.”.
Trong luận văn của mình, tác giả sử dụng khái niệm nằm trong Luật Du lịch Việt
Nam như đã trình bày ở trên.
- Du lịch sinh thái:
Ngày nay du lịch sinh thái đã trở nên ngày càng phổ biến đối với nhiều người yêu
thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, phát triển du lịch bền vững tránh ảnh hưởng xấu
đến tài nguyên du lịch tự nhiên. Du lịch sinh thái là một khái niệm còn mới, là một
khái niệm tương đối rộng và được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau. Ở góc nhìn rộng và
tổng quát thì có thể gọi du lịch sinh thái là một loại hình du lịch thiên nhiên. Theo tác
giả Lê Huy Bá, du lịch sinh thái còn có thể biết đến với nhiều tên gọi khác như :
+ Du lịch thiên nhiên (Natural tourism).
+ Du lịch dựa vào thiên nhiên (Natural - based tourism).
+ Du lịch môi trường (Environmental tourism).
+ Du lịch đặc thù (Particular tourism).
+ Du lịch xanh (Green tourism).
+ Du lịch thám hiểm (Adventure tourism).
+ Du lịch bền vững (Sustainable tourism).

+ Du lịch có trách nhiệm (Responsible tourism).


12
+ Du lịch bản xứ (Indigenous tourism).
Hiệp hội Du lịch sinh thái Hoa Kỳ năm 1998 đưa ra khái niệm:‘‘Du lịch sinh thái
là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, có sự hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch
sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời
ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích của
cộng đồng địa phương’’.
Hiệp hội Du lịch sinh thái Australia đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái như
sau: ‘‘Du lịch sinh thái là một hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên và định hướng về
môi trường tự nhiên và nhân văn, được quản lí một cách bền vững và có lợi cho sinh
thái’’.
Hội thảo về ‘‘Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam» năm
1999 đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái như sau : « Du lịch sinh thái là loại hình
du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với Giáo dục môi trường, có đóng
góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng
địa phương’’.
Năm 2000, tác giả Lê Huy Bá đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái như sau:
‘‘Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên để làm
đối tượng phục vụ cho những du khách yêu thích thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức
cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ,
hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp quốc gia cũng
như Giáo dục tuyên truyền, bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên
một cách bền vững’’.
Riêng PGS.TS Phạm Trung Lương (2007) đưa ra định nghĩa: ‘‘Du lịch sinh thái
là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ Giáo dục cao về sinh thái và môi trường có
tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại lợi ích về
tài chính cho cộng đồng địa phương, có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”.

Trong Luật Du lịch Việt Nam (2005), có định nghĩa về du lịch sinh thái như sau:
‘‘Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa
địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững’’.


13
Như vậy ta thấy có nhiều định nghĩa và các hiểu khác nhau về du lịch sinh thái.
Tuy nhiên, chung qui lại thì du lịch sinh thái ở các định nghĩa trên đều có chung hai
điểm quan trọng nổi bật là quan tâm tới thiên nhiên, môi trường và trách nhiệm với xã
hội, cộng đồng. Ở luận văn này tác giả sử dụng khái niệm của PGS.TS Phạm Trung
Lương như trình bày ở trên.
+ Đặc trưng của du lịch sinh thái:
Du lịch sinh thái có bốn đặc trưng cơ bản:
1. Phát triển dựa vào giá trị (hấp dẫn) của thiên nhiên và văn hóa bản địa.
2. Được quản lý bền vững về môi trường sinh thái.
3. Có tính Giáo dục cao, diễn giải về môi trường.
4. Có sự tham gia của cộng đồng địa phương và đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn
và phát triển cộng đồng.
Như vậy, có thể thấy những đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái là dựa vào giá
trị của cảnh quan thiên nhiên, kết hợp với văn hóa bản địa, nỗ lực phát triển bền vững
về môi trường, văn hóa và cộng đồng cư dân bản địa.
+ Nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái:
Nguyên tắc 1: Giáo dục nâng cao hiểu biết cho khách du lịch về môi trường tự
nhiên, qua đó tạo ý thức tham gia của khách du lịch vào các nỗ lực bảo tồn.
Nguyên tắc 2: Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh
thái tự nhiên, góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá của vùng, quốc gia....
Nguyên tắc 3: Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
Nguyên tắc 4: Khách du lịch được hoà nhập với hệ sinh thái tự nhiên và nhân
văn nhưng phải có trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái đang hoà nhập.
Nguyên tắc 5: Lượng khách du lịch luôn được điều hoà mức vừa phải, để đảm

bảo cho không gian, môi trường không bị quá tải (tức là không được vượt quá giới hạn
tối đa về sức chứa của điểm du lịch).
Nguyên tắc 6: Phát triển du lịch sinh thái phải phù hợp với những nguyên tắc
tích cực về môi trường, tăng cường và khuyến khích trách nhiệm đạo đức đối với môi
trường tự nhiên, không được làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường.


14
Nguyên tắc 7: Tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và
thúc đẩy sự công nhận giá trị này.
Nguyên tắc 8: Khi tổ chức du lịch sinh thái, phải luôn đặt nguyên tắc vể môi
trường sinh thái lên hàng đầu. Điều đó có nghĩa là phải làm cho mọi người khách du
lịch sinh thái chấp nhận điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp
nhận sự hạn chế của nó hơn là làm biến đổi môi trường cho sự thuận tiện cá nhân.
Nguyên tắc 9: Phải đảm bảo lợi ích lâu dài hài hoà cho tất cả các bên liên quan
(lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, lợi ích của địa phương, cộng đồng dân cư,
cơ quan bảo tồn, các đơn vị kinh doanh du lịch).
Nguyên tắc 10: Du lịch sinh thái phải đem lại cho khách du lịch những kinh
nghiệm được hoà đồng vào tự nhiên làm tăng sự hiểu biết về tự nhiên, tránh xu hướng
khai thác quá mức thiên nhiên để phục vụ nhu cầu đi tìm cảm giác mạnh hoặc mục
đích tăng cường thể trạng của cơ thể.
Nguyên tắc 11: Người hướng dẫn và các thành viên tham gia du lịch sinh thái
phải có sự chuẩn bị kỹ càng về nội dung hướng dẫn và phải có hiểu biết nhận thức cao
về môi trường sinh thái.
Nguyên tắc 12: Cần có sự đào tạo đối với tất cả các thành viên của các đơn vị
tham gia vào du lịch sinh thái (chính quyền địa phương, cơ quan quản lý du lịch, hãng
lữ hành và khách du lịch trước, trong và sau chuyến đi).
+ Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái:
Yêu cầu 1: Là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên. Du lịch sinh thái chỉ có
thể tồn tại và phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh

thái cao nói chung và tính đa dạng sinh học nói riêng.
Yêu cầu 2: Là đảm bảo tính Giáo dục, nâng cao sự hiểu biết cho du khách về đặc
điểm sinh thái tự nhiên của bản địa và văn hóa cộng đồng tại địa phương.
Yêu cầu 3: Hạn chế tối đa các tác động có thể của hoạt động du lịch sinh thái
đến tự nhiên và môi trường. Cần tuân thủ qui định nghiêm ngặt về “sức chứa” (là khả
năng mà một khu vực sinh thái có thể tiếp nhận du khách mà không làm ảnh hưởng
đến các hoạt động phát triển của hệ sinh thái; là khả năng mà khu du lịch có khả năng


15
phục vụ du khách một cách tốt nhất) để tránh làm ảnh hưởng xấu đến môi trường xung
quanh.
Yêu cầu 4: Là thỏa mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và sự hiểu biết của khách du
lịch.
Yêu cầu 5: Phải có được đội ngũ hướng dẫn viên có kiến thức chuyên môn về
sinh thái, hiểu rõ văn hóa phong tục bản địa… có khả năng hướng dẫn du khách tìm
hiểu về du lịch sinh thái địa phương, hòa nhập với cuộc sống người dân địa phương.
Yêu cầu 6: Nhà điều hành phải cộng tác với nhà quản lí trong công tác phát triển
du lịch sinh thái địa phương nhất là về mặt chính sách, hồ sơ thủ tục hành chính, hỗ trợ
vốn…
- Khách du lịch:
Có nhiều khái niệm về khách du lịch, tuy nhiên hiện nay trong các thống kê của
Việt Nam thì: Khách du lịch là những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên
của mình để đến một nơi khác trong thời gian ít hơn 12 tháng liên tục, với mục đích
chính của chuyến đi là tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí hay các mục đích khác
ngoài việc tiến hành các hoạt động để đem lại thu nhập và kiếm sống ở nơi đến. Khái
niệm khách du lịch trong các thống kê còn được áp dụng cho cả khách du lịch trong
nước và quốc tế; khách du lịch trong ngày và khách du lịch có nghỉ qua đêm.
Ở luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm trong Luật Du lịch Việt Nam sửa đổi
(2017) tại điều 3, chương I thì: ‘‘Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du

lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến’’.
- Tài nguyên du lịch:
Tài nguyên du lịch có thể hiểu là tổng hợp các thành phần khác nhau của cảnh
quan tự nhiên và nhân văn phục vụ cho mục đích du lịch và thỏa mãn nhu cầu tham
quan, nghỉ dưỡng của du khách. Còn theo Luật Du lịch sửa đổi (2017) thì ‘‘Tài nguyên
du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để
hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch.
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn
hóa’’.


×