Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Khảo sát thành phần hóa học của lá cây chùm ruột (Phyllanthus acidus) (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Bùi Phƣơng Thức

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN
HÓA HỌC CỦA LÁ CÂY CHÙM RUỘT
(Phyllanthus acidus)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Bùi Phƣơng Thức

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN
HÓA HỌC CỦA LÁ CÂY CHÙM RUỘT
(Phyllanthus acidus)
Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số: 60 44 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI XUÂN HÀO

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Bùi Phương Thức, học viên cao học chuyên ngành hóa hữu cơ.
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ: ―Khảo sát thành phần hóa học của lá cây
chùm ruột (Phyllanthus acidus)― do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Bùi Xuân
Hào, đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các số liệu sử dụng phân tích
trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định.
Theo sự hiểu biết của tôi cũng như tài liệu tham khảo, các kết quả này chưa từng
được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
TP.HCM, tháng 09 năm 2017
Học viên cao học

Bùi Phƣơng Thức


LỜI CÁM ƠN
Nghiên cứu được thực hiện tại phòng thí nghiệm Hợp chất thiên nhiên, khoa Hóa
học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Bùi Xuân Hào đã tận tình hướng dẫn cũng như
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Thầy không chỉ hỗ trợ
cho tôi về mặt kiến thức khoa học cũng như kỹ năng mà còn truyền cho tôi niềm đam
mê nghiên cứu khoa học. Đó là hành trang quý báu cho tôi trên bước đường tương lai
sau này.
Tôi xin hết lòng cảm ơn Thầy Dương Thúc Huy trong phòng hợp chất thiên
nhiên nói riêng và các Thầy Cô khoa Hóa học – Trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh nói chung. Các Thầy Cô đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy, truyền thụ
cho tôi nhiều kiến thức khoa học quý báu trong suốt thời gian tôi học tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn trong phòng thí nghiệm Hợp chất thiên nhiên
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình trao đổi những kinh
nghiệm quý báu và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Cuối cùng tôi xin cám ơn tới gia đình đã là điểm tựa vững chắc để giúp tôi hoàn
thành tốt luận văn này.


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
1.1. Đặc điểm thực vật ................................................................................................ 3
1.1.1. Mô tả thực vật ..................................................................................................3
1.1.2. Nguồn gốc và phân bố ....................................................................................3
1.2. Nghiên cứu về dược tính .....................................................................................5
1.3. Nghiên cứu về thành phần hóa học .....................................................................6
CHƢƠNG 2. THỰC NGHIỆM .................................................................................. 11
2.1. Hoá chất, dụng cụ và thiết bị .............................................................................11
2.1.1. Hoá chất .........................................................................................................11
2.1.2. Dụng cụ và thiết bị ........................................................................................ 11
2.2. Nguyên liệu .......................................................................................................12
2.2.1. Thu hái và xử lý mẫu cây ..............................................................................12
2.2.2. Điều chế các loại cao .....................................................................................12
2.1. Phân lập các hợp chất hữu cơ trong cao n-butanol............................................13
2.3.1. Sắc kí cột silica gel trên cao n-butanol .......................................................... 13
2.2.3. Sắc kí cột silica gel trên phân đoạn T1 của bảng 2.1 ....................................14
2.3.2. Sắc kí cột silica gel trên phân đoạn T2 của bảng 2.1 ....................................15

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN................................................................ 17
3.1. Hợp chất CR1 ....................................................................................................17
3.2. Hợp chất CR2 ....................................................................................................19
3.3. Hợp chất CR3 ....................................................................................................22


3.4. Hợp chất CR4 ....................................................................................................24
3.5. Hợp chất CR5 ....................................................................................................28
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ......................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 35
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ALP
ALT
AST
C
13
C-NMR
COSY
d
dd
DPPH
DMSO
dq
EA
g
H2 O
HMBC

1
H-NMR
HSQC
Hz
IC50
J
kg
LPO
m
Me
MHz
NMR
ppm
RP-18
s
SKC
SKLM
t
UV

Alkaline phosphatase
Alanine transaminase
Aspartate transaminase
Chloroform
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân của 13C
Correlation Spectroscopy
Doublet
Double of doublet
1,1-Diphenyl-2-picryhydrazyl
Dimethylsulfoxid

Double of quarter
Ethyl Acetate
Gram
Nước
Heteronuclear Multiple Bond Coherence
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân của 1H
Heteronuclear Single Quantum Correlation
Hertz
The Haft Maximal Inhibitory Concentration
Coupling constant
Kilogram
Lipid peroxidation
Multiplet
Methanol
Mega Hertz
Nuclear Magnetic Resonance
Part per million
Reversed Phase-18
Singlet
Sắc kí cột
Sắc kí lớp mỏng
Triplet
Ultra Violet


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Sắc kí cột silica gel trên cao n-butanol ......................................................... 14
Bảng 2.2. Sắc kí cột silica gel trên phân đoạn T1 ......................................................... 14
Bảng 2.3. Sắc kí cột silica gel trên phân đoạn T2 ......................................................... 15
Bảng 3.1. Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của CR1 ................................................18

Bảng 3.2. Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của CR2 ................................................21
Bảng 3.3. Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của CR3 ................................................24
Bảng 3.4. Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của CR4 ................................................28
Bảng 3.5. Số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của CR5 ................................................32


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình điều chế cao ethyl acetate và cao n-butanol của lá cây
chùm ruột. ...................................................................................................................... 13
Sơ đồ 2.2. Quy trình phân lập CR1, CR2, CR3 phân đoạn T1......................................16
Sơ đồ 2.3. Quy trình cô lập CR4, CR5 phân đoạn T2 ...................................................16


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cây chùm ruột .................................................................................................4
Hình 1.2. Lá chùm ruột ....................................................................................................4
Hình 3.1 Cấu trúc của hợp chất CR1 .............................................................................19
Hình 3.2. Cấu trúc của hợp chất CR2 ............................................................................20
Hình 3.3. Một số tương quan HMBC của hợp chất CR2 ..............................................21
Hình 3.4. Cấu trúc của hợp chất CR3 ............................................................................23
Hình 3.5. Một số tương quan HMBC của hợp chất CR3 ..............................................23
Hình 3.6. Cấu trúc của hợp chất CR4 ............................................................................27
Hình 3.7. Một số tương quan HMBC và COSYcủa hợp chất CR4. ............................. 27
Hình 3.8. Cấu trúc của hợp chất CR5 ............................................................................31
Hình 3.9. Một số tương quan HMBC và COSYcủa hợp chất CR5 ............................... 31


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thực vật là nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, cung cấp nguồn dược liệu
quý giá để từ đó ông cha ta đã không ngừng tìm tòi và bào chế ra những phương
thuốc cổ truyền qua hàng trăm năm nay. Cây chùm ruột đã được sử dụng từ lâu
trong những bài thuốc y học cổ truyền dân tộc, như lá cây chùm ruột chữa đau lưng,
vỏ thân cây chữa suy yếu tim, lở ngứa, ghẻ, loét, vết thương sứt da chảy máu, bột
vỏ thân ngâm giấm uống chữa bệnh trĩ.
Ngoài ra, những nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn [20], khả năng chữa
bệnh sơ nang [25], bệnh ung thư phổi [26], chữa trị tổn thương gan [24], giảm mỡ
máu và mỡ trong gan của cây chùm ruột cũng được nghiên cứu trước đây [28]. Một
số nghiên cứu về hóa thực vật của các tác giả trước đây trên cây chùm ruột đã công
bố sự phân lập của các triterpene và phytosterol. Những nghiên cứu gần đây trên vỏ
thân cây chùm ruột cho thấy nhóm hợp chất norbisabolane sesquiterpene đã được
phân lập với hoạt tính sinh học đa dạng [10].
Mặc dù lá cây chùm ruột đã được dùng trong các bài thuốc y học cổ truyền
Việt Nam từ rất lâu nhưng lá cây vẫn chưa được nghiên cứu nhiều về thành phần
hóa học. Từ những điều trên, cần thiết phải nghiên cứu và khảo sát tiếp tục thành
phần hoá học lá cây chùm ruột ở Việt Nam. Do đó đề tài ―Khảo sát thành phần hóa
học của lá cây chùm ruột (Phyllanthus acidus)‖ đã được chọn trong nghiên cứu này.
2. Mục đích nghiên cứu
 Phân lập một số cấu tử hữu cơ trong cao n-butanol lá cây chùm ruột.
 Xác định cấu trúc các cấu tử hữu cơ phân lập được.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu trong luận văn là lá cây chùm ruột.
 Tên khoa học: Phyllanthus acidus (L.) Skeels.
 Thuộc chi: Phyllanthus, họ: Euphorbiaceae.
4. Nhiệm vụ của đề tài


2


 Điều chế cao methanol từ bột thô lá cây chùm ruột.
 Điều chế các cao phân đoạn từ cao methanol.
 Phân lập một số hợp chất hữu cơ từ cao phân đoạn.
 Xác định cấu trúc các cấu tử hữu cơ phân lập được bằng các phương pháp
phổ nghiệm, chủ yếu là phổ cộng hưởng từ hạt nhân.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu trước đây trên cây chùm ruột.
 Dùng phương pháp chiết phân bố lỏng lỏng để điều chế các cao có độ phân
cực tăng dần.
 Dùng phương pháp sắc ký cột pha thuận, pha đảo để phân lập các cấu tạo
hữu cơ trong các phân đoạn cao.
 Dùng phương pháp hóa lý hiện đại như phương pháp phổ nghiệm để xác
định cấu trúc các hợp chất phân lập được.


3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.

Đặc điểm thực vật

1.1.1. Mô tả thực vật
Tên khoa học: Phyllanthus acidus (L.) Skeels.
Tên thường gọi: cây tầm ruột, chùm ruột, chùm guột, tầm ruộc, mak nhôm
(Tày).
Họ : thầu dầu (Euphorbiaceae).
Chùm ruột là loại cây nhỏ, thân nhẵn, thường cao từ 2-9 m. Cành non có màu
lục nhạt, cành già có vỏ màu xám mang nhiều sẹo do lá cũ để lại, thân nhẵn. Lá

mềm, mỏng, mặt trên màu xanh nhạt, mặt dưới màu nhạt hơn, dài 4-5 cm, rộng 1820 mm, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu phiến nhọn. Lá kép mọc so le, có cuống dài,
lá chét mỏng, gốc tròn, đầu nhọn, gân lá rõ ở cả hai mặt, lá kèm có răng.
Hoa mọc thành xim đơm nhị lệ trên những cành gầy nhỏ, dài 6-15 cm, tụ
thành từng cụm 4-7 hoa trên những mấu tròn, ở kẽ những lá đã rụng. Hoa nhỏ màu
đỏ, hoa cái và hoa đực ở cùng một cây, hoa đực có đài 4 răng, 4 nhị, rời. Hoa cái có
4 lá đài, bầu 4 ô.
Quả mọng, có khía, khi chín màu vàng nhạt, vị chua, hơi ngọt, ăn được [2],
[4], [15], [20].
1.1.2. Nguồn gốc và phân bố
Cây chùm ruột có nguồn gốc ở Madagasca, sau di nhập vào nhiều nước vùng
châu Á, châu Phi…Ở Việt Nam, cây được trồng tương đối phổ biến ở các tỉnh phía
nam. Trong khi đó, ở miền Bắc một số nhà trồng để làm cảnh, quả thường ít và chua
[1], [3].
Ngoài ra, cây mọc hoang và được trồng ở Lào, phân bố ở nhiều nơi vùng nhiệt
đới châu Á (Malaysia, India, Indonesia, Philippines và ở đảo Mangat) [4], [15].


4

Hình 1.1. Cây chùm ruột

Hình 1.2. Lá chùm ruột


5

1.2.

Nghiên cứu về dƣợc tính


 Bệnh xơ nang: Vào tháng 01/2017, Marisa Sousa và các cộng sự đã công bố
dịch chiết xuất từ cây chùm ruột và các hợp chất được cô lập từ dịch chiết này có
ảnh hưởng đến sự điều tiết ion Cl- ở đường hô hấp, đây là một phương pháp điều trị
tiềm năng cho bệnh xơ nang [25].
 Tác dụng kháng khuẩn: P.A.Meléndez và cộng sự khi nghiên cứu trên 172
loài thực vật đã sử dụng phương pháp ―Disc diffusion‖ để kháng các chủng vi
khuẩn như Escherichia coli và Staphylococcus aureus. Kết quả cho thấy trong dịch
chiết xuất methanol của 172 loài khảo sát này có 14 loài có hoạt tính kháng khuẩn
trong đó có cây chùm ruột [5].
 Chống xuất huyết: Muhammad M. Mackeen và các cộng sự đã nghiên cứu
trong dịch chiết xuất methanol của 79 loại cây ở Malaysia có khả năng chữa trị
bệnh sốt rét Bursaphelenchus xylophilus . Trong đó, các dịch chiết xuất từ các cây
Spondias cyntherea, Codiageum variegatum, Euodia glabra và cây chùm ruột
Phyllanthus acidus có khả năng chống xuất huyết cao [15].
 Thuốc lợi tiểu: Suci Nar Vikasari và các cộng sự đã nghiên cứu thành công
hiệu quả lợi tiểu của dịch chiết xuất ethanol của lá cây chùm ruột ở chuột cái Wistar
bằng cách sử dụng phương pháp Lipschitz [25].
 Chất oxy hóa và độc tính tế bào: Năm 2014, Tania Binte Wahed và cộng sự
nghiên cứu trong dịch chiết ethanol từ vỏ cây chùm ruột có khả năng chống oxy hoá
và độc tính tế bào . Bằng phương pháp DPPH đã xác định được ở bước sóng 517
nm giá trị IC50 của dịch chiết xuất từ cây cùm ruột Phyllanthus acidus là 26 μg/mL
[15].
 Hoạt tính bảo vệ gan: Năm 2011, Jain và cộng sự đã nghiên cứu dịch chiết
ethanol của hoa, quả cây chùm ruột có tác dụng bảo vệ gan do giảm AST, ALT,
ALP và LPO [28].
 Tác dụng giảm đau, kháng viêm, chống oxy hóa: Đánh giá nghiên cứu dịch
chiết xuất của lá cây chùm ruột cho thấy các hoạt tính kháng viêm và giảm đau đáng
kể. [21].



6

 Độc tính tế bào và chống ung thư: Nghiên cứu đánh giá độc tính tế bào và
chống khối u của dịch chiết ethyl acetate của lá cây chùm ruột. Kết quả cho thấy
hoạt tính gây độc tế bào trong thử nghiệm in vitro có tác dụng chống lại tế bào Hep
G2 và dòng tế bào DLA. Các hoạt tính chống khối u sử dụng dòng tế bào DLA
được gây ra trên mô hình khối u ở chuột bạch tạng cho thấy làm giảm đáng kể khối
lượng khối u [26].
1.3.

Nghiên cứu về thành phần hóa học

Một số nghiên cứu hoá thực vật trên cây chùm ruột được thực hiện khá sớm và
đã công bố sự phân lập của các triterpene và phytosterol. Các hợp chất triterpene đã
được phân lập thuộc khung oleane như β-amyrin (22), khung lupane như lupeol (23)
và khung cyclopropyl-hexacyclic triterpenoid như phyllanthol (24). Các hợp chất
sterol chủ yếu có khung aglycon là sitosterol và các glycoside của chúng.
Những nghiên cứu trong khoảng 15 năm gần đây trên các loài thuộc chi
Phyllanthus đã công bố sự phân lập của một nhóm các hợp chất norbisabolane
sesquiterpenoid, với hoạt tính sinh học của chúng khá đa dạng [10], [21]. Năm
2000, hai hợp chất phyllanthusol A (2) và B (3) đã được phân lập, có khung sườn
serquiterpenoid loại norbisabolane gắn các phân tử đường glucose và
mannosamine-N-acetate [10].
Năm 2014, cùng với sự phân lập 19 hợp chất cũng thuộc khung sườn
norbisabolane, các hợp chất phyllanthusol A và B đã được xác định cấu trúc, trong
đó hai đơn vị đường là glucopyranosyl và glucosamine-N-acetate. Như vậy, cho đến
nay, 21 hợp chất norbisabolane đã được phân lập, với tên gọi tương ứng là
phyllanthacidoid A-T (tương ứng với cấu trúc ký hiệu từ 1 đến 21). Trong đó hai
hợp chất phyllantacidoid S (20) và T (21) chứa khung sườn rất khác biệt so với các
hợp chất được phân lập trước đây, với hợp phần tricyclo[3.1.1.1] có trong cấu trúc

của chúng [10]. Ngoài ra, các hợp chất phyllanthacidoid cũng được xác định là
thành phần chính có trong rễ cây chùm ruột, với hàm lượng khoảng 1mg/g
(milligram / gram), tính trên khối lượng rễ khô [21]. Quá trình chiết xuất và phân
tích hàm lượng của phyllanthacidoid A và B cũng được xác nhận bằng phương pháp
điện di [25].


7

Năm 2010, các hợp chất kaemferol (28), adenosine (29), 4-hydroxybenzoic
acid (30), hypogallic acid (31), caffeic acid (32) được phân lập từ cao n-butanol của
lá cây chùm ruột [21]. Cao n-butanol toàn phần và năm hợp chất được phân lập đều
có khả năng làm giảm huyết áp và giãn cơ vòng ở động mạch chủ.
Năm 2014, nhóm nghiên cứu Nguyen T. T và cộng sự đã phân lập được các
hợp chất phenylbutanoid và diphenylheptanoid, trong đó có một hợp chất
diphenylpentanoid mới [17]. Cho đến nay, các hợp chất có khung sườn
phenylbutanoid và phenylheptanoid chưa được công bố trong chi Phyllanthus. Các
hợp chất phân lập gồm glochodinone (25), 4-[4’-(O-β-D-glucopyranosyl)phenyl-2butanone(26), 1-[4’-(O-β-D-glucopyranosyl)phenyl]-5-[4‖-(O-β-D-glucopyranosyl)
phenyl]-3-pentanone (27).
Dưới đây là cấu trúc các hợp chất phân lập từ cây chùm ruột.
 Nhóm hợp chất alkaloid.

 Nhóm hợp chất benzenoid


8

 Nhóm hợp chất flavonoid

 Nhóm hợp chất phenolic glycoside


 Nhóm hợp chất triterpenoide


9

 Nhóm hợp chất serquiterpenoide (norbisabolane)


10


11

CHƢƠNG 2.
2.1.

THỰC NGHIỆM

HOÁ CHẤT, DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ

2.1.1. Hoá chất
 Silica gel: silica gel 40 – 63 μm, Merck và silica gel 37 – 63 μm, Himedia
dùng cho sắc kí cột.
 Pha đảo RP-18, Merck dùng cho sắc kí cột.
 Sắc kí lớp mỏng loại DC - Alufolein 20×20, Kiesel gel 60 F

254

, Merck.


 Sắc kí lớp mỏng loại DC, RP-18, Merck.
 Dung môi dùng cho quá trình thí nghiệm gồm: n-butanol, chloroform, ethyl
acetate, acetone, methanol của hãng Chemsol-Việt Nam.
 Thuốc thử hiện hình các vết chất hữu cơ trên lớp mỏng: dung dịch H2SO4 –
vanillin.
2.1.2. Dụng cụ và thiết bị
 Các thiết bị dùng để giải ly, dụng cụ chứa mẫu (lọ thủy tinh, becher, bình
lóng).
 Các cột sắc kí: cột cổ điển.
 Máy cô quay chân không.
 Bếp cách thuỷ.
 Đèn soi UV: bước sóng 254 nm và 365 nm.
 Cân điện tử.
 Các thiết bị ghi phổ: Phổ 1H-NMR,

13

C-NMR, COSY, HSQC và HMBC

được ghi trên máy Bruker Avance ở tần số 500 MHz cho phổ 1H-NMR và 125 MHz
cho phổ 13C-NMR. Tất cả phổ được ghi tại:
- Phòng Phân Tích Trung Tâm Trường đại học Khoa Học Tự Nhiên thành phố
Hồ Chí Minh, số 227, Nguyễn Văn Cừ, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
- Phòng NMR, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam, số 18, Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.


12


2.2.

NGUYÊN LIỆU

2.2.1. Thu hái và xử lý mẫu cây
Mẫu cây dùng trong nghiên cứu đề tài là lá cây chùm ruột được thu hái tại tỉnh
Đồng Nai vào tháng 2/2016.
Mẫu cây đã được Thạc sĩ Hoàng Việt, trường Đại học Khoa học tự nhiên
TPHCM nhận danh tên khoa học là ―Phyllanthus acidus‖, họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae).
Mẫu nguyên liệu sau khi thu hái được rửa sạch, loại bỏ phần sâu bệnh, phơi
khô trong bóng râm, rồi xay thành bột mịn.
2.2.2. Điều chế các loại cao
Bột lá cây chùm ruột được đun hoàn lưu với dung môi methanol ở nhiệt độ 64
-650C, mỗi mẽ đun 3 lần mỗi lần đun trong 3 giờ. Sau đó đem lọc, thu được dịch,
rồi đem cô quay ở áp suất thấp thu được 1 kg cao methanol thô.
Cao methanol thô được phân tán vào nước và chiết lỏng - lỏng lần lượt với
dung môi ethyl acetate và methanol, cô quay các dịch chiết thu được cao ethyl
acetate (590 g), cao butanol (228 g). Quá trình thực hiện được tóm tắt theo sơ đồ
2.1.


13

Bột lá khô
12.0 kg
- Trích nóng với methanol
- Lọc, cô quay ở áp suất thấp

Cao methanol thô

1.02 kg
- Phân tán vào nước
- Chiết lỏng - lỏng với ethyl acetate
- Cô quay thu hồi dung môi

Cao ethyl acetate
590 g

Phần còn lại

- Chiết lỏng - lỏng với n-butanol
- Cô quay thu hồi dung môi

Dịch nƣớc còn lại

Cao n-butanol
228 g

Sơ đồ 2.1. Quy trình điều chế cao ethyl acetate và cao n- utanol của lá cây
chùm ruột.
2.1.

PHÂN LẬP CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG CAO n-BUTANOL
2.3.1. Sắc kí cột silica gel trên cao n-butanol
Thực hiện SKC 228 gam cao n-butanol giải ly với hệ dụng môi lần lượt C :

Me : H2O với độ phân cực tăng dần (từ tỉ lệ 9 : 1 : 0.1 đến 6 : 4 : 1). Dịch giải ly qua
cột được hứng vào các lọ, theo dõi quá trình giải ly bằng sắc kí lớp mỏng (SKLM).
Những lọ cho kết quả SKLM giống nhau được gộp chung thành một phân đoạn. Kết
quả thu được 6 phân đoạn (T1 – 6), được trình bày trong bảng 2.1.



14

Bảng 2.1. Sắc kí cột silica gel trên cao n-butanol
STT

Phân
đoạn

1

T1

2

T2

3

T3

4

T4

5

T5


6

T6

Dung môi
giải ly
C : Me : H2O
9 : 1 : 0.1
C : Me : H2O
8 : 2 : 0.2
C : Me : H2O
20 : 6 : 1
C : Me : H2O
14 : 6 : 1
C : Me : H2O
10 : 5 : 1
C : Me : H2O
6:4:1

Khối lƣợng
(g)
19.30
32.60

Sắc kí lớp
mỏng

Ghi chú

Nhiều vết,

tách rõ
Nhiều vết,
tách rõ

Khảo sát
Khảo sát

46.50

Nhiều vết

Khảo sát

50.25

Nhiều vết

Chưa khảo sát

20.45

Nhiều vết

Chưa khảo sát

16.54

Vệt dài

Chưa khảo sát


2.2.3. Sắc kí cột silica gel trên phân đoạn T1 của bảng 2.1
Phân đoạn T1 (19.30 gam) cho SKLM nhiều vết, tách rõ nên phân đoạn T1
được thực hiện SKC sillica gel, giải ly với hệ dung môi C : Me: H2O tăng dần (từ tỉ
lệ 100 : 0 : 0 đến 20 : 6: 1). Tiến hành các bước tương tự như khi sắc kí cột cao nbutanol. Kết quả thu được 7 phân đoạn (T1.1 – T1.7), được trình bày trong bảng
2.2.
Bảng 2.2. Sắc kí cột silica gel trên phân đoạn T1
STT

Phân
đoạn

1

T1.1

2

T1.2

3

T1.3

4

T1.4

5


T1.5

6

T1.6

7

T1.7

Dung môi
giải ly
C : Me: H2O
100 :0 : 0
C : Me : H2O
95 : 5 : 0
C : Me :H2O
9 : 1 : 0.1
C : Me : H2O
8.5 : 1.5 :0.1
C : Me : H2O 8
: 2 : 0.1
C : Me : H2O
30 : 6 : 0.5
C : Me : H2O
20 : 6 : 1

Khối lƣợng
(g)


Sắc kí lớp
mỏng

Ghi chú

1.50

Nhiều vết

Chưa khảo sát

1.20
5.60
3.80

Nhiều vết,
tách rõ
Nhiều vết,
tách rõ
Nhiều vết,
tách rõ

Khảo sát
Khảo sát
Khảo sát

2.50

Nhiều vết


Chưa khảo sát

3.02

Nhiều vết

Chưa khảo sát

1.05

Nhiều vết

Chưa khảo sát


15

Phân đoạn T1.2 (1.20 g) được tiến hành sắc kí cột silica gel nhiều lần, giải ly
với hệ dung môi chloroform – methanol, thu được hợp chất kí hiệu là CR1 (8 mg).
Phân đoạn T1.3 (5.60 g) được tiến hành sắc kí cột silica gel nhiều lần, giải ly
với hệ dung môi chloroform – methanol, thu được hợp chất kí hiệu là CR2 (10 mg).
Phân đoạn T1.4 (3.8 0g) được tiến hành sắc kí cột silica gel nhiều lần, giải ly
với hệ dung môi chloroform – ethyl acetate- methanol nhiều lần, thu được hợp chất
kí hiệu là CR3 (6 mg).
2.3.2. Sắc kí cột silica gel trên phân đoạn T2 của ảng 2.1
Phân đoạn T2 (32.60 gam) cho SKLM nhiều vết, tách rõ nên phân đoạn T2
được SKC sillica gel với hệ dung môi. Tiến hành các bước tương tự như khi sắc kí
cột phân đoạn T2. Kết quả thu được 5 phân đoạn (T2.1-T2.8), được trình bày trong
bảng 2.3.
Bảng 2.3. Sắc kí cột silica gel trên phân đoạn T2

STT

Phân
đoạn

1

T2.1

2

T2.2

3

T2.3

4

T2.4

5

T2.5

6

T2.6

7


T2.7

Dung môi
giải ly
C : Me : H2O
9:1
C : Me : H2O
9 : 1 : 0.1
C : Me : H2O
8.5 : 1.5 : 0.1
C : Me : H2O
8 : 2 : 0.2
C : Me : H2O
20 : 6 : 1
C : Me : H2O
10 : 5 : 1
C : Me : H2O
6:4:1

Khối lƣợng
(g)
2.92
4.22
5.53

Sắc kí lớp
mỏng
Nhiều vết chập
nhau

Nhiều vết chập
nhau
Nhiều vết chập
nhau

Ghi chú
Chưa khảo sát
Chưa khảo sát
Chưa khảo sát

10.84

Có vết vàng rõ

Khảo sát

3.40

Nhiều vết chập
nhau

Chưa khảo sát

1.50

Kéo vệt

Chưa khảo sát

1.20


Kéo vệt

Chưa khảo sát

Phân đoạn T2.4 (10.84 g) được tiến hành sắc kí cột silica gel nhiều lần, giải ly
với hệ dung môi chloroform – methanol – nước, và sắc ký cột pha đảo với pha tĩnh
RP-18, hệ dung môi giải ly là methanol – nước thu được hai hợp chất kí hiệu là
CR4 (15,6 mg) và CR5 (12,0 mg).


×