Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu các giải pháp giảm tổn thất điện năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 93 trang )

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

NGUYỄN XUÂN QUYẾT

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG
TRONG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 60.52.02.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT ĐIỆN

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Đăng Toản

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy TS.
Nguyễn Đăng Toản – khoa Kỹ thuật Điện - Trường Đại học Điện Lực đã tận
tình hướng dẫn về chuyên môn, phương pháp nghiên cứu và tạo điều kiện giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời trân trọng cảm tới các thầy cô khoa Kỹ thuật Điện, Trường
Đại học Điện Lực đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai nghiên
cứu, thực hiện đề tài.
Xin gửi lời trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và Cán bộ Công ty Điện lực
Thạch Thất đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè lớp Cao


học khóa 2012- 2014 đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và
làm luận văn.
Học viên
Nguyễn Xuân Quyết

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Đăng Toản. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ
cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong
luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên

Nguyễn Xuân Quyết

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ....................................................................vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG .............................. 4
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG ................................................................................ 4
1.1.1. Lưới điện phân phối ............................................................................................. 4
1.1.2. Chất lượng điện năng ........................................................................................... 4
1.2. CHỈ TIÊU VỀ TẦN SỐ ....................................................................................... 6
1.2.1. Độ lệch tần số ....................................................................................................... 6
1.2.2. Độ dao động tần số............................................................................................... 6
1.2.3. Ảnh hưởng của sự thay đổi tần số ...................................................................... 6
1.3. CHẤT LƯỢNG ĐIỆN ÁP ................................................................................... 7
1.3.1. Độ lệch điện áp ..................................................................................................... 7
1.3.2. Dao động điện áp.................................................................................................. 9
1.3.3. Độ không đối xứng............................................................................................. 11
1.3.4. Độ không hình sin của điện áp ......................................................................... 12
1.4. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN THEO TIÊU CHUẨN
IEEE-1366 ................................................................................................................. 13
1.4.1. Các chỉ số được sử dụng để tính toán độ tin cậy của lưới điện phân
phối....................................................................................................................... 14
1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy cung cấp điện theo tiêu chuẩn IEEE1366...................................................................................................................... 14
1.5. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG ........................................ 17
1.6. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................... 18
Chương 2: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG
TRONG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ...................................................................... 19
2.1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG BẰNG BÙ CÔNG SUẤT
PHẢN KHÁNG ........................................................................................................ 20
2.1.1. Quan hệ giữa công suất phản kháng và điện áp ............................................. 20
iii


2.1.2. Phương pháp bù công suất phản kháng ........................................................... 22
2.1.3. Công nghệ FACTS (Flexible AC Transmission Systems) ............................ 24

2.2. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN ................ 25
2.2.1. Khái niệm chung về độ tin cậy cung cấp điện ................................................ 25
2.2.2. Các giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện........................................... 26
2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................... 39
Chương 3: HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN THẠCH THẤT VÀ PHƯƠNG
PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG .............................................. 40
3.1. HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN HUYỆN THẠCH THẤT VÀ LỘ 471 E1.28 ...... 40
3.2. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM PSS/ADEPT .......................................................... 41
3.2.1. Các chức năng ứng dụng của PSS/ADEPT..................................................... 42
3.2.2. Các module tính toán trong PSS/ADEPT ....................................................... 42
3.3. TÍNH TOÁN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG BẰNG PSS/ADEPT .......... 45
3.3.1. Phương pháp tính xác định vị trí bù tối ưu của phần mềm
PSS/ADEPT ........................................................................................................ 45
3.3.2. Thiết lập các thông số kinh tế lưới điện cho CAPO ...................................... 45
3.3.3. Cách PSS/ADEPT tính toán các vấn đề kinh tế trong CAPO ...................... 47
3.4. CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI VIỆT NAM .... 47
3.4.1. Trách nhiệm bồi thường của ngành điện lực .................................................. 49
3.4.2. Các thông số dùng cho phân tích độ tin cậy lưới điện ................................... 49
3.4.3. Các bước thực hiện tính toán độ tin cậy của lưới điện với chức năng DRA......... 50
3.5. TÌNH TRẠNG TỔN THẤT TRÊN LỘ 471-E1.28 ........................................... 51
3.6. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................... 56
Chương 4: ÁP DỤNG TÍNH TOÁN VỚI LƯỚI ĐIỆN THẠCH THẤT .......... 57
4.1. TÍNH TOÁN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG ĐỂ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG.................................................................................. 57
4.1.1. Thực hiện bù công suất phản kháng để nâng cao chất lượng điện ............... 57
4.1.2. Bù công suất phản kháng theo tiêu chí kinh tế ............................................... 68
4.2. TÍNH TOÁN NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN ........................ 70
4.2.1. Trước khi lắp đặt các thiết bị bảo vệ ................................................................ 70
4.2.2. Sau khi lắp đặt các thiết bị bảo vệ .................................................................... 71
4.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4................................................................................... 78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 83
iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DAS

(Distribution Automation System) – Hệ thống tự động lưới phân phối

DCLTĐ

Dao cách ly tự động.

DNM

Dao ngắn mạch.

HTĐ

Hệ thống điện.

MC

Máy cắt điện.

Recloser

Máy cắt đóng lặp lại.


TĐD

Thiết bị tự động đóng nguồn dự phòng.

TĐL

Thiết bị tự động đóng lại

A

Tổn thất điện năng.

P

Tổn thất công suất tác dụng.

U

Độ lệch điện áp.

V

Độ dao động điện áp.

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Ảnh hưởng của chiếu sáng đến năng suất lao động...................................17

Bảng 2.1: Bảng hệ số nhân cầu chì loại cắt nhanh (K) .............................................37
Bảng 3.1: Các thông số kỹ thuật trạm 110kV hiện có của huyện Thạch Thất..........40
Bảng 3.2: Tổn thất kỹ thuật năm 2013 lộ lộ 471-E1.28 ............................................41
Bảng 3.3: Cường độ sự cố lộ 471-E1.28 năm 2013 ..................................................41
Bảng 3.4: Tổn thất điện áp tại các nút tại thời điểm ban đầu....................................52
Bảng 4.1: Tổn thất điện áp tại các nút tại thời điểm sau khi bù ................................59
Bảng 4.2 Bảng chênh lệch độ sụt áp trước khi bù và sau khi bù ..............................63
Bảng 4.3: Tổn thất kỹ thuật lộ 471-E1.28 ................................................................66
Bảng 4.4: Các thông số thiết đặt để tính toán bù kinh tế trong PSS/ADEPT. ..........68
Bảng 4.5: Chỉ tiêu độ tin cậy lưới điện phân phối các đơn vị năm 2014 ..................72

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình vẽ 1.1: Đồ thị biểu diễn miền chất lượng điện áp trong lưới phân phối ............8
Hình vẽ 1.2 Đường cong SAIFI tại Châu Âu ............................................................14
Hình vẽ 1.3 Mối quan hệ giữa công suất và điện áp .................................................18
Hình vẽ 2.1 Hiệu quả bù dọc .....................................................................................22
Hình vẽ 2.2: Recloser một pha dập hồ quang bằng dầu ............................................29
Hình vẽ 2.3: Recloser ba pha ...................................................................................30
Hình vẽ 2.4: Trình tự cắt tức thời của Recloser điện tử ............................................31
Hình vẽ 2.5: Lưới phân phối hình tia không phân đoạn ...........................................32
Hình vẽ 2.6: Lưới phân phối hình tia có phân đoạn..................................................33
Hình vẽ 2.7: Lưới điện kín vận hành hở ...................................................................33
Hình vẽ 2.8: Sectionalizer ba pha (trái) và một pha (phải ) .....................................34
Hình vẽ 2.9: Phân đoạn thanh cái bằng thiết bị tự động đóng lại .............................34
Hình vẽ 2.10: Minh họa sử dụng thiết bị chỉ báo sự cố FLA3 trên lưới điện
hình tia ...................................................................................................35

Hình vẽ 2.11: Sơ đồ phối hợp rơle và cầu chì phía nguồn (trái) và sơ đồ phối
hợp rơle và cầu chì phía tải (phải).........................................................37
Hình vẽ 3.1: Biểu đồ phụ tải ngày mùa đông điển hình lộ 471-E1.28......................41
Hình vẽ 3.2: Giao diện chính của chương trình PSS/ADEPT 5.0 ............................44
Hình vẽ 3.3: Các nút và thiết bị vẽ sơ đồ lưới điện...................................................44
Hình vẽ 3.4: Chu trình triển khai chương trình PSS/ADEPT ...................................45
Hình vẽ 3.5: Cửa sổ thiết lập các thông số kinh tế cho bù ........................................46
Hình vẽ 3.6: Sơ đồ lộ 471-E1.28 của lưới điện Thạch Thất .....................................51
Hình vẽ 3.7: Chạy Load flow lưới điện Thạch Thất .................................................52
Hình vẽ 4.1: Tùy chọn thiết lập các thông số để chạy CAPO .................................58
Hình vẽ 4.2: Chạy chương chình CAPO xác định vị trí bù tối ưu ...........................59
Hình vẽ 4.3: Kết quả chạy chương trình CAPO ......................................................59
vii


Hình vẽ 4.4: Lắp đặt tụ bù công suất phản kháng trên đường dây ..........................67
Hình vẽ 4.5: Lắp đặt tụ bù công suất phản kháng trạm ki ốt ..................................68
Hình vẽ 4.6: Các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện ban đầu.................71
Hình vẽ 4.7: Vị trí 3 bộ Recloser được lắp đặt để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện .....74
Hình vẽ 4.8. Lắp đặt Recloser trên cột điện ..............................................................75
Hình vẽ 4.9: Chỉ số SAIFI và SAIDI tại của cả hệ thống lưới điện sau khi lắp
Recloser tại vị trí 1 ................................................................................77
Hình vẽ 4.10: Chỉ số SAIFI và SAIDI tại của cả hệ thống lưới điện sau khi lắp
Recloser tại vị trí 2 ................................................................................77
Hình vẽ 4.11: Chỉ số SAIFI và SAIDI tại của cả hệ thống lưới điện sau khi lắp
Recloser tại vị trí 3 ................................................................................78

viii



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có bước tăng trưởng ấn
tượng, kéo theo nhu cầu dùng điện tăng rất nhanh. Thực tế trên đòi hỏi phải đẩy
nhanh tốc độ xây dựng các nhà máy điện, đồng thời tập trung thiết lập một cấu trúc
quản lý mới, tái cơ cấu công ty điện lực và từng bước xây dựng một thị trường điện
cạnh tranh. Sự đồng thời diễn ra trên đã tạo ra những thách thức đối với ngành điện
Việt Nam. Tăng trưởng của nhu cầu điện ở Việt Nam hiện nay chủ yếu do gia tăng
nhu cầu điện của ngành công nghiệp và gia tăng sử dụng điện cho sinh hoạt.
Chúng ta biết rằng điện năng tuy là một loại sản phẩm nhưng nó có những
đặc điểm khác biệt không giống bất kỳ các loại sản phẩm nào. Nó phụ thuộc đồng
thời vào các quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ. Sở hữu những đặc
tính khác biệt và trực tiếp tham gia vào các quá trình sản xuất các dạng sản phẩm
khác nhau, nó được coi là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của
các sản phẩm này. Không những vậy với sự ra đời và sử dụng rộng rãi của các thiết
bị phụ tải nhạy cảm với chất lượng điện như máy tính, các thiết bị đo lường, bảo vệ
rơle, hệ thống thông tin liên lạc, chúng đòi hỏi phải được cung cấp điện với chất
lượng cao. Việc suy giảm chất lượng điện làm cho thiết bị vận hành với hiệu suất
thấp, tuổi thọ bị suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế không chỉ của mỗi cá
nhân mà còn đối với toàn xã hội nhất là trong thời kỳ mà Việt Nam đã gia nhập
WTO. Do đó việc nâng cao chất lượng điện năng đặc biệt là trong lưới điện phân
phối mang một ý nghĩa chiến lược và cần sự phối hợp nhận thức của toàn xã hội.
Điều 26 – luật điện lực nêu rõ: “Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối
điện phải đảm bảo điện áp, tần số, dòng điện phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam,
công suất, điện năng và thời gian cung cấp điện theo hợp đồng. Trường hợp không
đảm bảo tiêu chuẩn điện áp, tần số, dòng điện, điện năng và thời gian cung cấp theo
hợp đồng đã ký kết mà gây thiệt hại cho bên mua điện thì bên bán điện phải bồi
thường cho bên mua điện theo quy định của pháp luật. Bên mua điện có trách nhiệm
bảo đảm các trang thiết bị sử dụng điện của mình hoạt động an toàn để không gây ra
sự cố cho HTĐ, không làm ảnh hưởng tới chất lượng của HTĐ”.

1


Ở nước ta hiện nay nguồn điện năng sản xuất và cung cấp vẫn chưa đáp ứng
đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, vậy nên vấn đề chất lượng điện năng hiện nay rất
được quan tâm đối với cả đơn vị sản xuất cung cấp điện cũng như các đơn vị sử
dụng điện. Việc đánh giá chất lượng điện năng ngoài các tiêu chuẩn về điện áp và
tần số, còn được đánh giá dựa trên độ tin cậy cung cấp điện. Độ tin cậy là một trong
những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng điện năng.
Trước những yêu cầu đó ngoài việc mở rộng, phát triển nguồn điện thì vấn
đề nghiên cứu, đưa ra các giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện của hệ thống,
đảm bảo chất lượng điện năng là một vấn đề cần được quan tâm và nghiên cứu
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng điện, giảm tổn thất điện năng, tránh lãng phí và
các thiệt hại về mọi mặt.
2. Mục đích nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết về lưới phân phối, các vấn đề về chất lượng điện năng của
lưới phân phối. Trong phạm vi luận văn này tác giả chủ yếu nghiên cứu về các giải
pháp nâng cao chất lượng điện áp và độ tin cậy cung cấp điện nhằm nâng cao chất
lượng điện năng. Áp dụng tính toán cho một lưới điện cụ thể của huyện Thạch ThấtTP Hà Nội. Các kết quả đạt được có thể làm cơ sở, tham khảo và áp dụng cho các
lưới điện tương đương, và có thế áp dụng trong thực tế.
3. Tình hình nghiên cứu
Ở nước ta hiện nay, vấn đề chất lượng điện năng đã được rất nhiều cơ quan
ban ngành và các đơn vị quan tâm nghiên cứu. Cũng đã có những đề tài nghiên cứu
về vấn đề chất lượng điện năng và ứng dụng với từng khu vực và phạm vi cụ thể.
Trên thế giới, điện năng là vấn đề rất được quan tâm ở các nước. Đặc biệt là
đối với các nước ở Châu Âu, Châu Mỹ, Thái Lan… đã nghiên cứu, áp dụng và thực
hiện các chỉ tiêu cụ thể về chất lượng điện, về đánh giá độ tin cậy lưới điện.
Đề tài này, tác giả tiến hành nghiên cứu nâng cao chất lượng điện năng bằng
các giải pháp nâng cao chất lượng điện áp và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chung của đề tài tập trung chủ yếu ở lưới phân phối đó
là các lộ xuất tuyến đường dây trung áp của TBA 110 kV. Trong điều kiện thời gian
2


có hạn luận văn chủ yếu nghiên cứu các vấn đề về chất lượng điện trong lưới trung
áp, các lưới điện phân phối hình tia hay lưới điện kín nhưng vận hành hở và áp dụng
đánh giá thực tế cho lưới điện của một lộ xuất tuyến điển hình.
5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Vấn đề nâng cao chất lượng điện cho phép cải thiện chế độ làm việc kinh tế
của các thiết bị điện, đồng thời cho phép tiết kiệm điện năng, một nhiệm vụ cấp
bách mang tính toàn cầu nhất là trong điều kiện thị trường điện cạnh tranh. Trong
luận văn này, tác giả chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy (Tần suất mất
điện trung bình – SAIFI, thời gian mất điện trung bình – SAIDI…) để đánh giá chất
lượng điện năng. Một mặt khác là tối ưu hóa vị trí đặt tụ bù với dung lượng bù cho
trước để nâng cao mô đun điện áp của lưới điện.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn thực hiện với nội dung sau:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan về chất lượng điện năng
Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng điện năng trong lưới phân phối
Chương 4: Hiện trạng lưới điện phân phối huyện Thạch Thất
Chương 5: Áp dụng tính toán với lưới điện phân phối huyện Thạch Thất
Chương 6: Kết luận và kiến nghị.

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG

1.1. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG
1.1.1. Lưới điện phân phối
Lưới điện phân phối là một bộ phận của hệ thống điện (HTĐ) làm nhiệm vụ
phân phối điện năng từ các trạm biến áp trung gian cho các phụ tải. Lưới điện phân
phối nói chung gồm hai thành phần đó là lưới điện phân phối trung áp 6 – 35kV, và
lưới điện phân phối hạ áp 380/220V hoặc 220/110V.
Lưới phân phối có tầm quan trọng đặc biệt đối với HTĐ và mang nhiều đặc trưng:
-

Trực tiếp đảm bảo chất lượng điện cho các phụ tải.

-

Giữ vai trò rất quan trọng trong đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cho phụ
tải. Có đến 98% điện năng bị mất là do sự cố và ngừng cung cấp điện kế
hoạch lưới phân phối. Mỗi sự cố trên lưới phân phối dều có ảnh hưởng rất
lớn đến sinh hoạt của nhân dân và mọi hoạt động kinh tế, xã hội.

-

Sử dụng tỷ lệ vốn lớn: Khoảng 50% vốn cho HTĐ (35% cho nguồn điện và
15% cho lưới hệ thống và lưới truyền tải).

-

Tỷ lệ tổn thất điện năng rất lớn (khoảng 40 ÷ 50%) tổn thất xảy ra trên lưới
điện phân phối.

-


Lưới phân phối trực tiếp cung cấp điện cho các thiết bị tiêu thụ điện nên nó
ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ, công suất và hiệu quả của các thiết bị điện.

1.1.2. Chất lượng điện năng
Có nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng điện năng tùy thuộc vào các phía:
Về phía lợi ích có thể định nghĩa chất lượng điện năng như là độ tin cậy và
đưa ra đặc tính chứng minh hệ thống đảm bảo 99,98% tin cậy.
Về phía nhà sản xuất có thể định nghĩa chất lượng điện năng là các đặc điểm
của nguồn có khả năng đảm bảo thiết bị vận hành bình thường.
Các đặc điểm này có thể rất khác nhau đối với các tiêu chuẩn khác nhau. Cuối
cùng các vấn đề về chất lượng điện năng hay là bất kỳ vấn đề nào liên quan đến độ
chênh lệch về điện áp, dòng điện hoặc tần số mà gây ra hỏng hóc hoặc làm sai lệch
chế độ vận hành của thiết bị.
4


Khi có một vấn đề về chất lượng điện năng cung cấp cho một thiết bị điện,
các thiết bị cuối cùng có thể cảm nhận được do vấn đề chất lượng điện năng gây nên
sai lệch về các chế độ vận hành của thiết bị. Tuy nhiên những ghi nhận của khách
hàng có thể chỉ ra các hiện tượng bất thường cung cấp cho thiết bị. Một ví dụ là việc
đóng cắt các tụ điện, một việc xảy ra khá thường xuyên và rất bình thường trong
HTĐ có thể là nguyên nhân gây quá áp dẫn đến phá hủy dây chuyền công nghệ.
Một ví dụ khác là sự cố thoáng qua trong hệ thống cũng là nguyên nhân gây nên sụt
áp tại các phụ tải.
Chất lượng điện năng cũng giống như thức ăn và các dịch vụ thật khó khăn để
cân đo đong đếm. Không thể có bất kỳ định nghĩa đơn lẻ nào về chất lượng điện
năng có thể chấp nhận được. Có nhiều tiêu chuẩn về điện áp và tiêu chuẩn kỹ thuật
khác phục vụ đo lường nhưng phương pháp đo cơ bản về chất lượng điện năng được
định nghĩa bởi hiệu suất và chất lượng sản phẩm của các thiết bị, dây chuyền tạo ra.
Nếu chất lượng điện năng không đáp ứng được các yêu cầu thì coi như không đảm

bảo chất lượng điện năng.
Tại Việt Nam, chất lượng điện năng được quy định tại mục 2, điều 31 của nghị
định số 45/2001/NĐ-CP ngày 02/08/2001 của chính phủ như sau:
1.1.2.1. Về tiêu chuẩn chất lượng điện áp
Trong điều kiện vận hành bình thường, điện áp được phép dao động trong
khoảng (5% so với điện áp danh địnhvà được xác định tại phía thứ cấp của máy
biến áp cấp điện cho bên mua điện hoặc tại vị trí khác do hai bên thỏa thuận trong
hợp đồng, khi bên mua đạt hệ số công suất cos φ = 0,85 và thực hiện đúng biểu đồ
phụ tải đã thỏa thuận trong hợp đồng).
Khi lưới điện chưa ổn định, điện áp được phép dao động từ +5% đến -10%.
1.1.2.2. Về tiêu chuẩn chất lượng tần số
Trong điều kiện bình thường tần số HTĐ được dao động trong phạm vi (0,2
Hz so với tần số định mức là 50Hz). Trường hợp hệ thống chưa ổn định cho phép
độ lệch tần số là 0,5Hz.
1.1.2.3. Về tiêu chuẩn chất lượng độ tin cậy
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có các quy định về chỉ tiêu suất sự cố
(đường dây và trạm biến áp) trong quản lý, vận hành hệ thống điện, làm cơ sở cho
việc đánh giá chất lượng quản lý vận hành nguồn lưới đáp ứng yêu cầu cung ứng
điện liên tục cho khách hàng.
Cụ thể như sau:
5


-

Suất sự cố thoáng qua đường dây trung thế: 12 vụ / 100 km/ năm.

-

Suất sự cố vĩnh cửu đường dây trung thế: 3,6 vụ / 100 km/ năm.


-

Suất sự cố vĩnh cửu TBA: 1,8 vụ / 100 MBA/ năm

1.2. CHỈ TIÊU VỀ TẦN SỐ
1.2.1. Độ lệch tần số
Là hiệu số giữa giá trị tần số thực tế và tần số định mức: (f – fn) gọi là độ lệch
tần số. Độ lệch tần số có thể biểu thị dưới dạng độ lệch tương đối:
f % 

f  fn
%
fn

(2.1)

Chất lượng điện đảm bảo khi độ lệch tần số nằm trong giới hạn cho phép:
f min  f  f max . (2.2)

trong đó: ∆fmin ≤ ∆f ≤ ∆fmin có nghĩa là tần số phải luôn nằm trong giới hạn.
1.2.2. Độ dao động tần số
Trong trường hợp tần số thay đổi nhanh với tốc độ lớn hơn 0,1%/s, sự biến
đổi đó gọi là dao động tần số. Một trong những nguyên nhân gây ra dao động tần số
là sự thay đổi đột ngột các tham số của HTĐ như khi xảy ra ngắn mạch, quá trình
đóng cắt tải…
1.2.3. Ảnh hưởng của sự thay đổi tần số
Khi có sự thay đổi tần số có thể gây ra một số hậu quả xấu ảnh hưởng đến sự
làm việc của các thiết bị điện và HTĐ.
1.2.3.1. Với thiết bị điện

Các thiết bị điện được thiết kế và tối ưu ở tần số định mức, biến đổi tần số dẫn
đến giảm năng suất làm việc của thiết bị, làm giảm hiệu suất của thiết bị điện ví dụ
như đối với động cơ vì tần số thay đổi sẽ làm tốc độ vòng quay thay đổi, ảnh hưởng
đến năng suất làm việc của các động cơ. Khi tần số tăng lên thì công suất tác dụng
tăng và ngược lại.
1.2.3.2. Đối với hệ thống điện
Biến đổi tần số ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các thiết bị tự dùng
trong các nhà máy điện, có nghĩa là ảnh hưởng chính đến độ tin cậy cung cấp điện.
Tần số giảm có thể dẫn tới ngừng một số bơm tuần hoàn trong nhà máy điện, tần số
giảm nhiều có thể dẫn tới ngừng tổ máy.
6


Thiết bị điện được tối ưu hóa ở tần số 50Hz, đặc biệt là các thiết bị cuộn dây
từ hóa như máy biến áp, do đó khi tần số thay đổi àm thay đổi trào lưu công suất
của HTĐ, tần số giảm dẫn đến tăng tiêu thụ công suất phản kháng, đồng nghĩa với
thay đổi trào lưu công suất tác dụng và tăng tổn thất trên các đường dây truyền tải.
Tần số nằm trong giới hạn nguy hiểm là từ (45 ÷ 46)Hz, ở tần số này năng suất
của các thiết bị dùng điện giảm, hệ thống mất ổn định, xuất hiện sự cộng hưởng làm
cho các máy phát, động cơ bị rung mạnh và có thể bị phá hỏng.
Ngoài ra sự biến đổi của tần số còn phá hoại sự phân bố công suất, kinh tế
trong HTĐ.
Các ảnh hưởng của tần số trong HTĐ đến chất lượng điện ta thấy rất rõ trong
phân tích trên. Tần số thay đổi là do có sự sai lệch về momen và momen cơ trên trục
máy phát. Do vậy những vấn đề về điều chỉnh sự cân bằng momen này được thực
hiện tại các nhà máy điện. Trong phạm vi nghiên cứu về lưới điện phân phối ta coi
tần số là không đổi và đi sâu nghiên cứu các vấn đề về điện áp do chúng là một đại
lượng biến đổi ở mọi điểm trên lưới điện và ảnh hưởng tới chất lượng điện năng.
1.3. CHẤT LƯỢNG ĐIỆN ÁP
1.3.1. Độ lệch điện áp

1.3.1.1. Độ lệch điện áp nút phụ tải
Là giá trị sai lệch giữa điện áp thực tế U trên cực của các thiết bị điện so với
điện áp định mức Un của mạng điện và được tính theo công thức:
V 

U  Un
.100% (2.3)
Un

Độ lệch điện áp V phải thỏa mãn điều kiện: V  V  V




trong đó V , V+ là giới hạn dưới và giới hạn trên của độ lệch điện áp.


Độ lệch điện áp được tiêu chuẩn hóa theo mỗi nước. Ở Việt Nam quy định:
-

Độ lệch cho chiếu sáng công nghiệp và công sở, đèn pha trong giới hạn:
-2,5% ≤ Vcp ≤ +5% (2.4)

-

Độ lệch cho động cơ:
-5,5% ≤ Vcp ≤ +10% (2.5)

-


Các phụ tải còn lại:
-5% ≤ Vcp ≤ +5%
7

(2.6)


Với sự cố xảy ra trên đường dây truyền tải mặc dù không gây ra mất điện cho
khách hàng do đã được bảo vệ bởi các thiết bị như Rơle, máy cắt … tuy nhiên hiện
tượng sụt áp vẫn xảy ra. Do đó phải đảm bảo không được tăng quá 110% điện áp
danh định ở các pha không bị sự cố đến khi sự cố bị loại trừ. Ngoài ra bên cung cấp
và khách hàng cũng có thể thỏa thuận trị số điện áp đấu nối, trị số này có thể cao
hơn hoặc thấp hơn các giá trị được ban hành.
1.3.1.2. Độ lệch điện trong lưới điện hạ áp
Lưới phân phối hạ áp cấp điện trực tiếp cho hầu hết các thiết bị điện. Trong
lưới điện phân phối hạ áp các thiết bị điện đều có thể được nối với nó cả về không
gian và thời gian (tại bất kỳ vị trí nào, bất kỳ thời gian nào). Vì vậy trong toàn bộ
lưới phân phối hạ áp điện áp phải thỏa mãn tiêu chuẩn: V  V  V


Tr¹m ph©n phèi
B



L-íi h¹ ¸p
A
UH

B




MiÒn CL§A



A
2



1
3

Pmin

P
Pmax

MiÒn CL§A
UH2



UH1



Hình vẽ 1.1: Đồ thị biểu diễn miền chất lượng điện áp trong lưới phân phối


Có hai vị trí và hai thời điểm mà ở đó chất lượng điện áp đáp ứng yêu cầu thì
tất cả các vị trí còn lại và trong mọi thời gian sẽ đạt yêu cầu về độ lệch điện áp. Đó
là điểm đầu lưới (điểm B) và điểm cuối lưới (điểm A), trong hai chế độ max và chế
độ min của phụ tải.
Phối hợp các yêu cầu trên ta lập được các tiêu chuẩn sau, trong đó quy ước số
1 chỉ độ max, số 2 chỉ độ min:

V
V


V

V



V V



A1



V V




A2



V V



(2.7)

B1



V V



B2

Từ đồ thị ta nhận thấy độ lệch điện áp trên lưới phải nằm trong vùng gạch
chéo. Hình vẽ 1.1 gọi là miền chất lượng điện áp.

8


Nếu sử dụng tiêu chuẩn (2.7) thì ta phải đo điện áp tại hai điểm A, B trong cả
chế độ phụ tải max và min. Giả thiết tổn thất điện áp trên lưới điện hạ áp được cho
trước, ta chỉ đánh giá tổn thất điện áp trên lưới trung áp. Vì vậy ta có thể qui đổi về
đánh giá chất lượng điện áp chỉ ở điểm B là điểm đầu của lưới phân phối hạ áp hay

điện áp trên thanh cái 0,4kV của trạm phân phối:

V  V  U

V  V  U
A1

B1

A2

B2

H1

(2.8)

H2

Thay vào (2.7) ta được:

V
V


V
V




 U  V  V  U


B1



B1

 U  V  v  U
B2



H1



V V

B2

H2

(2.9)



B1




V V



B2

Nếu hai phương trình đầu thỏa mãn vế trái thì hai bất phương trình sau cũng
thỏa mãn cũng thỏa mãn vế trái và nếu hai bất phương trình sau thỏa mãn vế phải
thì hai bất phương trình đầu cũng thỏa mãn vế phải hệ trên tương đương với

V  U  V  V

V  U  V  V






H1

B1

H2

B2






(2.10)

Ta có thể vẽ được đồ thị biểu diễn theo tiêu chuẩn (2.10) trên Hình vẽ 1.1 ứng
với hai chế độ công suất max và min của phụ tải.
Tiêu chuẩn này được áp dụng như sau:
Khi cho biết U H trên lưới hạ áp ở hai chế độ max và min, tính được V , V .
B1

B2

Đặt hai điểm này vào đồ thị rồi nối vào một đường thẳng. nếu đường này nằm trọn
trong miền chất lượng (đường 3) thì độ lệch điện áp trên lưới đạt yêu cầu, nếu nó
nằm ngoài miền chất lượng (đường 1, 2) thì độ lệch điện áp trên lưới không đạt yêu
cầu và đòi hỏi chúng ta cần có các biện pháp để điều chỉnh điện áp phù hợp đảm
bảo cho độ lệch nằm trong miền giới hạn.
1.3.2. Dao động điện áp
Cos φ thấp và các phụ tải lớn làm việc đòi hỏi đột biến về tiêu thụ công suất
tác dụng và công suất phản kháng như: Các lò điện hồ quang, các máy hàn, các máy
cán thép cỡ lớn….

9


Dao động điện áp được đặc trưng bởi hai thông số là biên độ và tần số dao
động. Trong đó biên độ dao động điện áp có thể xác định theo biểu thức:

V (%) 

k

k
.100
1 k
Q

(2.11)

Q

-

Ở đây

k

Q



Q
S

là tỷ lệ công suất phản kháng so với công suất định mức của

BA

máy biến áp;
-


Q – Lượng phụ tải phản kháng thay đổi đột biến MVAr.

-

SBA – Công suất định mức của máy biến áp cấp cho điểm tải, MVA.
Như vậy biện độ dao động điện áp sẽ phụ thuộc vào giá trị hệ số kQ. Với

cùng một sự biến đổi phụ tải Q, nếu công suất máy biến áp lớn hơn thì mức độ dao
động điện áp giảm, chất lượng điện năng của hệ thống càng được bảo đảm. Tuy
nhiên công suất của máy biến áp càng lớn thì dẫn tới nhiều yếu tố bất lợi khác như
tổn thất điện năng cao, dòng ngắn mạch cũng lớn hơn…. Vì vậy việc giảm biên độ
dao động là bài toán rất phức tạp đòi hỏi chúng ta phải phân tích kỹ lưỡng để làm
dung hòa các yếu tố trên.
Khi cần đánh giá sơ bộ dao động điện áp khi thiết kế cấp điện ta có thể tính
toán gần đúng như sau:
U 

Q
.100(%)
SN

(2.12)

Dao động điện áp khi lò điện hồ quang làm việc:
U 

SB
.100(%)
SN


(2.13)

trong đó:
-

∆Q – Lượng công suất phản kháng biến đổi của phụ tải.

-

SB – Công suất của MBA lò điện hồ quang.

-

SN – Công suất ngắn mạch tại điểm có phụ tải làm việc.

Dao động điện áp là sự biến thiên của điện áp xảy ra trong khoảng thời gian
tương đối ngắn, được tính theo công thức:
U 

U max  U min
.100(%) (2.14)
Un

10


Tốc độ biến thiên từ Umin đến Umax không quá 1%/s. Phụ tải chịu ảnh hưởng
của dao động điện áp không những về biên độ dao động mà cả về tần số xuất hiện
các dao động đó. Nguyên nhân chủ yếu gây ra dao động điện áp là do các thiết bị có

độ dao động điện áp được hạn chế trong miền cho phép. Theo TCVN quy định dao
động điện áp trên cực các thiết bị chiếu sáng như sau:
U cp  1 

6
t
 1  % (2.15)
n
10

trong đó:
-

n – Là số dao động một giờ

-

∆t – Thời gian trung bình giữa hai dao động (phút)

Nếu trong một giờ có một dao động thì biên độ được phép là 7%. Đối với các
thiết bị có sự biến đổi đột ngột công suất trong vận hành chỉ cho phép ∆U đến 1,5%.
Còn đối với các phụ tải khác không được chuẩn hóa, nhưng nếu ∆U lớn hơn 15%
thì sẽ dẫn đến hoạt động sai của khởi động từ và các thiết bị điều khiển.
1.3.3. Độ không đối xứng
Trong mạng điện ba pha, ngoài các thiết bị điện ba pha còn có rất nhiều các
thiết bị điện một pha mặc dù nguồn điện là ba pha, phụ tải ba pha đối xứng và các
phụ tải một pha được phân bố đều trên các pha khi thiết kế và lắp đặt… Tuy nhiên
các phụ tải một pha này lại luôn biến đổi và hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên. Vì vậy
trong quá trình vận hành chắc chắn không thể tránh khỏi được tình trạng làm việc
không đối xứng.

Độ không đối xứng của điện áp được biểu diễn thông qua các hệ số:
Hệ số không đối xứng:

kkdx (%) 

Hệ số không cân bằng: kkcb (%) 

U2
U
.100  2 .100 (2.16)
U1
3U đm

U0
100 (2.17)
U1

Sự xuất hiện không đối xứng trong HTĐ do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Do phụ tải điện: Trong lưới điện ba pha, ngoài các phụ tải ba pha còn có rất
nhiều các phụ tải một pha. Mặc dù phụ tải ba pha là đối xứng, các phụ tải một pha
được phân bố đều trên các pha... tuy nhiên các phụ tải một pha này luôn biến động
và hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên. Phụ tải một pha là loại phụ tải không đối xứng
điển hình nhất như lò điện, máy hàn, thiết bị chiếu sáng. Vì vậy, trong quá trình vận
hành không thể tránh khỏi tình trạng làm việc không đối xứng.
11


- Do bản thân các phụ tải điện ba pha không hoàn toàn đối xứng như: các lò
điện hồ quang...
- Do sự cố ngắn mạch không đối xứng, đứt dây… Trong các tình trạng làm

việc này hiện tượng điện áp và dòng điện trên các pha có trị số khác nhau và góc
giữa hai véc tơ cạnh nhau khác 120o. Lúc này trong lưới điện ngoài thành phần thứ
tự thuận còn xuất hiện các thành phần thứ tự nghịch và thứ tự không của điện áp,
dòng điện gây ảnh hưởng đến sự làm việc của thiết bị điện ba pha. Sự không đối
xứng còn gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng lớn đến HTĐ và các phụ tải, do đó để đảm
bảo chất lượng điện năng cung cấp thì không những các nhà thiết kế mà các kỹ sư
vận hành lưới điện và người sử dụng cũng phải dành sự quan tâm đặc biệt cho vấn
đề này.
Như vậy ta có thể thấy độ không đối xứng của lưới điện xuất hiện khi có thành
phần thứ tự nghịch trong nó. Đặc biệt là sự xuất hiện của điện áp thứ tự nghịch. Độ
không đối xứng được ký hiệu là K2 và tính n hư sau:


K2 =

U2
100 =
3U n





U A +a 2 U B +a U C
3U n

. 100 (%);

(2.18)


với U2 – Điện áp thứ tự nghịch ở tần số cơ bản
K2 ≤ 1% thì được xem là đối xứng
1.3.4. Độ không hình sin của điện áp
Điện áp và dòng điện ba pha thay đổi theo chu kỳ hình sin tần số 50Hz, nhưng
thực tế không bao giờ nhận được đường cong hình sin trọn vẹn mà luôn có độ méo
mó nhất định và được gọi là độ không hình sin.
Nguyên nhân gây ra độ không hình sin của điện áp:
-

Do các thiết bị dùng điện có đặc tính phi tuyến như MBA không tải, bộ chỉnh
lưu, nghịch lưu, bộ lưu điện, thyristor, máy vi tính,... làm biến dạng đường
đồ thị điện áp, khiến nó không còn là hình sin nữa và xuất hiện các sóng điện
áp và sóng dòng điện bậc cao có biên độ Uj, Ij khác với dòng và áp cơ bản,
gọi là các sóng hài bậc cao.

-

Do sử dụng nhiều phụ tải một pha làm cho biến dạng đường cong điện áp.

Khi xuất hiện hiện tượng không hình sin của dòng điện và điện áp, ngoài
thành phần thứ tự thuận (U1) còn xuất hiện điện áp hài bậc cao có giá trị thực Uj.
12


Tiêu chuẩn quy định: U j 
trong đó:

U

j 3, 5, 7...


2
j

 5%U1 (2.19)

U1 – là trị hiệu dụng của sóng hài bậc nhất.

Trong các tiêu chuẩn chất lượng điện áp trên đây, độ lệch điện áp so với điện
áp định mức là tiêu chuẩn cơ bản. Điều chỉnh độ lệch điện áp là một công việc khó
khăn nhất, tốn kém nhất, được thực hiện đồng bộ trên toàn HTĐ. Các tiêu chuẩn
còn lại có tính địa phương và được điều chỉnh cục bộ ở xí nghiệp...Chất lượng điện
áp được đảm bảo nhờ các biện pháp điều chỉnh điện áp trong lưới điện truyền tải và
phân phối. Các biện pháp điều chỉnh điện áp và thiết bị cần thiết để thực hiện được
chọn lựa trong quy hoạch và thiết kế lưới điện và được hoàn thiện thường xuyên
trong vận hành, các tác động điều khiển được thực hiện trong vận hành gồm có các
tác động dưới tải và ngoài tải. Tác động điều khiển dưới tải được thực hiện tự động
hoặc bằng tay từ xa hoặc tại chỗ.
1.4. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN THEO TIÊU CHUẨN
IEEE-1366
Để đánh giá độ tin cậy cung cấp điện trong lưới điện phân phối người ta
thường sử dụng các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn IEEE -1366 của Mỹ như:
Tần suất mất điện trung bình của hệ thống -SAIFI,
Thời gian mất điện trung bình của hệ thống -SAIDI,
Tần suất mất điện trung bình của khách hàng-CAIFI,
Thời gian mất điện của khách hàng-CAIDI
Trong đó các chỉ tiêu SAIFI và SAIDI đang được sử dụng tại nhiều quốc gia
lớn tại Châu Âu như: Anh, Hungary, Ý, Nauy, Séc, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Pháp,
Lithuania, Thụy Điển, Estonia, Ai-len, Đức, Hà Lan và một số quốc gia Chấu Á
như: Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lay-xi-a, Ốtx-trây-li-a.

Độ tin cậy được xác định bởi số lượng và thời gian xảy ra sự cố trong hệ
thống.
Giảm thiểu sự cố sẽ làm tăng độ tin cậy.
Độ tin cậy được kiểm tra bằng cách sử dụng các chỉ số dựa trên cường độ sự
cố và thời gian sửa chữa trung bình.

13


Hình vẽ 1.2 Đường cong SAIFI tại Châu Âu

Phần mềm PSS/ADEPT là một phần mềm kỹ thuật điện, được thiết kế bởi
hãng Shaw Power Technologies. Trong đó, các chức năng tính toán được thiêt kế,
lập trình theo các chỉ tiêu của tiêu chuẩn IEEE-1366. Đây là một phần mềm hữu
dụng, đa chức năng, có thể sử dụng trong tính toán, thiết kế mới lưới điện hoặc đánh
giá nhằm nâng cấp lưới điện…
1.4.1. Các chỉ số được sử dụng để tính toán độ tin cậy của lưới điện phân phối
-

Cường độ sự cố: λi

-

Thời gian cắt điện của sự kiện i (Mean time to switch):Ti

-

Thời gian sửa chữa trung bình của sự kiện i (Mean time to repair) :
MTTR= r 


(2.20)

1



-

Số khách hàng tại nút i: Ni

-

Tổng số khách hàng (custommer served): Cs = ∑Ni (2.21)

-

Số lượng khách hàng bị mất điện do sự kiện i (Custommer interruptions):
Ci= ∑λi.Ni

-

(2.22)

Tổng thời gian khách hàng bị mất điện do sự kiện i: Ti.Ni (2.23)

1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy cung cấp điện theo tiêu chuẩn IEEE-1366
1.4.2.1. Các chỉ số đánh giá độ tin cậy về mặt mất điện kéo dài
1. Tần suất mất điện trung bình của hệ thống (System Average Interruption
Frequency Index - SAIFI)
14



Chỉ số này cung cấp thông tin về số lần mất điện trung bình của một khách
hàng (trong một khu vực) trong một năm.
Tổng số khách hàng bị mất điện

SAIFI=



Tổng số khách hàng

  .N
i

N i

i

(lần/KH.năm)

Theo tiêu chuẩn IEEE-1366-1998 tại Bắc Mỹ, mỗi khách hàng sẽ bị mất điện
khoảng 1,1 lần/năm.
2. Thời gian mất điện trung bình của hệ thống (System Average Interruption
Duration Index - SAIDI)
Chỉ số này cung cấp thông tin về thời gian mất điện trung bình của một khách
hàng (trong một khu vực) trong một năm.
Tổng thời gian khách hàng bị mất điện




SAIDI=
Tổng số khách hàng

Ti .N i
(giờ/KH.năm)
N i

Theo tiêu chuẩn IEEE- 1366-1998 tại Bắc Mỹ, SAIDI = 1,5 giờ/năm.
3. Số lần cắt điện trung bình trên một khách hàng (Customer Average
Interruption Frequency Index - CAIFI)
Chỉ số này thể hiện tần suất trung bình của các lần mất điện duy trì đối với
khách hàng.
CAIFI =

Tổng số khách hàng bị mất điện

i .N i
(lần/1KH)
'

N
Tổng số khách hàng bị ảnh hưởng do mất
s


4. Thời gian mất điện trungđiện
bình của khách hàng (Customer Average
Interruption Duration Index - CAIDI):
Chỉ số này thể hiện thời gian mất điện trung bình của một khách hàng (trong

một khu vực) trong một năm.
Tổng thời gian khách hàng bị mất
 Ti .N i

điện
 i N i
Tổng số khách hàng bị mất
5. Chỉ số tổng thời gian mất điệnđiện
trung bình của khách hàng (Customer
CAIDI=

Total Average Interruption Duration Index - CTAIDI)
Đối với khách hàng thực tế đã mất điện, chỉ số này thể hiện tổng thời gian
trung bình khách hàng trong thông báo bị mất điện. Chỉ số này được tính toán như
chỉ số CAIDI, trừ việc khách hàng bị mất điện nhiều lần chỉ được tính một lần.
15


6. Chỉ số sẵn sàng cấp điện trung bình (Average Service Availability Index
ASAI):
Chỉ số này thể hiện thời gian trung bình (thường tính bằng %) mà khách hàng
được cung cấp điện trong vòng một năm. Được định nghĩa là tỉ số giữa tổng số giờ
của khách hàng được cung cấp điện trong năm và tổng số giờ khách hàng yêu cầu
(8760 giờ/năm).
7. Chỉ số tần suất mất điện trung bình của hệ thống (Average System
Interruption Frequency Index - ASIFI) về mặt phụ tải:
Được định nghĩa là tỉ số giữa tổng số công suất (kVA) bị gián đoạn trên tổng
số công suất (kVA) được cung cấp
Đây là chỉ số quan trọng đối với các khu vực cấp điện chủ yếu cho ngành
công, thương nghiệp. Chỉ số này cũng được sử dụng bởi các công ty không có hệ

thống theo dõi khách hàng.
8. Chỉ số thời gian trung bình mất điện của hệ thống (Average System
Interruption Duration Index - ASIDI) về mặt phụ tải:
Được định nghĩa là tỉ số giữa tổng điện năng không cung cấp được (do bị gián
đoạn cung cấp điện) trên tổng số công suất (kVA) được cung cấp.
9. Chỉ số tần suất mất điện trung bình của khách hàng (Customers
Experiencing Multiple Interruptions - CEMIn):
Chỉ số này để theo dõi số sự kiện (n) những lần mất điện đối với một khách
hàng nào đó. Mục đích là xác định sự phiền toái cho khách hàng mà giá trị trung
bình không thấy được.
1.4.2.2. Các chỉ số đánh giá độ tin cậy về mặt mất điện thoáng qua
1. Số lần mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện thống (Momentary
Average Interruption Frequency Index - MAIFI):
Chỉ số này cung cấp thông tin về số lần mất điện thoáng qua trung bình của
một khách hàng (trong một khu vực) trong một năm.
2. Chỉ số tần suất mất điện thoáng qua trung bình của hệ thống (Momentary
Average Interruption event Frequency Index - MAIFIE):
Chỉ số này cung cấp thông tin về con số trung bình của các sự kiện mất điện
thoáng qua của một khách hàng (trong một khu vực) trong một năm.
3. Chỉ số tần suất mất điện (thoáng qua và kéo dài) trung bình của khách
hàng (Customers Experiencing Multiple Sustained Interruptions and
Momentary Interruptions events CEMSMIn):
16


×