Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của gà mèo nuôi tại 3 xã của huyện mù cang chải, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------

LƯƠNG THẾ CHUNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
TẠI 3 XÃ CỦA HUYỆN MÙ CANG CHẢI, YÊN BÁI
Ngành: Chăn nuôi Mã ngành: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thanh Vân

THÁI NGUYÊN - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và
chưa từng được sử dụng, công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong đề tài đều được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 8 năm
2017
Tác giả luận văn

Lương Thế Chung



ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và được tạo
điều kiện thuận lợi từ nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết tôi xin nói lời cảm ơn chân thành nhất tới người hướng dẫn
khoa học: PGS.TS. Trần Thanh Vân; T.S. Nguyễn Thị Thúy Mỵ, thầy cô đã giúp đỡ
tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện nghiên cứu
đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp và hướng dẫn của các Thầy,
Cô giáo trong phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin chân thành cám ơn các bạn bè đồng nghiệp đã giúp tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn./.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn

Lương Thế Chung


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................... v
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ............................................................................................ vi

MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề............................................................................................................. 1
2. Mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................. 3
1.1. Điều kiện tự nhiên của Mù Cang Chải................................................................. 3
1.2. Cơ sở khoa học của đề tài................................................................................... 3
1.2.1. Bản chất di truyền các tính trạng..................................................................... 3
1.3. Đặc điểm di truyền một số tính trạng sản xuất của gia cầm...............................5
1.3.1. Khả năng sinh trưởng...................................................................................... 5
1.3.2. Tiêu tốn thức ăn............................................................................................. 10
1.3.3. Khả năng cho thịt........................................................................................... 11
1.3.4. Sức sống và khả năng kháng bệnh................................................................. 11
1.3.5. Khả năng đẻ trứng......................................................................................... 12
1.3.6. Tỷ lệ ấp nở..................................................................................................... 13
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước....................................................... 15
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................................ 15
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................................. 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................22
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................... 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 22


4

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................................. 22
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu............................................................. 22

2.2.1. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 22
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 23
2.3. Các chỉ tiêu theo dõi......................................................................................... 25

2.3.1. Các chỉ tiêu điều tra....................................................................................... 25
2.3.2. Các chỉ tiêu khảo sát...................................................................................... 25
2.4. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu.................................................................. 26
2.5. Phương pháp xử lý số liệu................................................................................ 30
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................... 31
3.1. Kết quả điều tra tình hình nuôi gà Mèo tại huyện Mù Cang Chải, Yên Bái........31
3.1.1. Cơ cấu đàn gà tại 3 xã của huyện Mù Cang Chải, Yên Bái..............................31
3.1.2. Kết quả điều tra về tình hình chăn nuôi gà Mèo trong các hộ tại 3 xã
khảo sát......................................................................................................... 32
3.2. Sự phân bố gà Mèo trong hộ dân tại các xã...................................................... 34
3.3. Đặc điểm màu sắc lông của gà Mèo Mù Cang Chải, Yên Bái.............................35
3.4. Một số đặc điểm về sinh sản và khả năng sản xuất trứng của gà Mèo.............38
3.4.1. Một số chỉ tiêu sinh sản của gà mái............................................................... 38
3.4.2. Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng.............................................................. 39
3.4.3. Các chỉ tiêu về ấp nở...................................................................................... 40
3.5. Tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh trưởng.......................................................... 41
3.5.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà Mèo.......................................................................... 41
3.5.2. Đặc điểm sinh trưởng của gà Mèo................................................................ 43
3.6. Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn......................................................... 51
3.7. Khả năng cho thịt và chất lượng thịt................................................................. 53
3.8. Đánh giá chất lượng thịt sống của gà nuôi khảo nghiệm.................................. 58
KẾT LUẬN................................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 63


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Cơ cấu đàn gà nuôi tại 3 xã khảo sát........................................................ 31
Bảng 3.2. Tình hình chăn nuôi gà Mèo trong nông hộ tại 3 xã khảo sát...................32
Bảng 3.3. Phân bố gà Mèo tại 3 xã điều tra............................................................. 34

Bảng 3.4. Đặc điểm màu sắc lông của gà Mèo......................................................... 37
Bảng 3.5. Một số đặc điểm về sinh sản và khả năng sản xuất trứng của gà mái......38
Bảng 3.6. Các chỉ tiêu về chất lượng trứng (n=50)................................................... 39
Bảng 3.7. Các chỉ tiêu ấp nở trứng gà Mèo (n=8)..................................................... 40
Bảng 3.8. Tỷ lệ sống của gà Mèo điều tra và nuôi khảo sát (%) (9 đàn khảo sát).......42
Bảng 3.9. Kích thước các chiều đo cơ thể (cm) n = 40............................................. 44
Bảng 3.10. Sinh trưởng tích lũy của gà Mèo (g/con)................................................ 45
Bảng 3.11. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối....................................48
Bảng 3.12. Khả năng tiêu thụ và chuyển hoá thức ăn của gà Mèo nuôi thịt (đàn
khảo sát)................................................................................................. 52
Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu mổ khảo sát gà Mèo (20 tuần tuổi)...............................54
Bảng 3.14. Thành phần hóa học của thịt gà lúc 20 tuần tuổi nuôi khảo sát (%)
(n=3).............................................................................................................. 56
Bảng 3.15. Thành phần hóa học của thịt gà lúc 20 tuần tuổi nuôi tự nhiên (%)
(n=3).............................................................................................................. 56
Bảng 3.16. Đánh giá chất lượng thịt sống của gà khảo nghiệm (n = 9)....................59


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Hình 3.1. Ảnh chụp đàn gà Mèo 10 ngày tuổi tại Mù Cang Chải.............................. 35
Hình 3.2. Ảnh chụp đàn gà Mèo trưởng thành tại Mù Cang Chải............................36
Hình 3.3. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà Mèo.................................................... 47
Hình 3.4. Đồ thị sinh trưởng tương đối của gà Mèo................................................ 50


1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Hiện nay, xu thế chung của ngành chăn nuôi trên thế giới, đặc biệt là các nước
đang phát triển, bên cạnh việc phát triển thâm canh chăn nuôi cần đẩy mạnh
công tác bảo tồn, gìn giữ các giống vật nuôi địa phương nhằm bảo tồn và khai thác
hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học mang lại tính ổn định bền vững cho phát triển
lâu dài. Đây là vấn đề cấp bách, khó khăn, phức tạp mang tính toàn cầu, cần
được nhiều ngành quan tâm.
Ở Việt nam có rất nhiều giống gia cầm truyền thống có giá trị kinh tế cao
đang dần bị thu hẹp về không gian phân bố, giảm dần về số lượng và có nguy cơ
bị tuyệt chủng ví dụ như: Gà Hồ, gà Đông Tảo, vịt Kỳ Lừa… Gà Mèo cũng là
một trong những giống vật nuôi nói trên, mặc dù xét về ý nghĩa kinh tế của giống
gà này thì không lớn, song đây là giống gà được cộng đồng người dân tộc
H‘mông nuôi từ ngàn đời nay, nó gắn liền với tập quán văn hóa và đời sống tinh
thần của người H‘mông.
Huyện Mù Cang Chải có 8 dân tộc anh em, sự đa dạng về dân tộc tạo nên cho
Mù Cang Chải có một nền văn hóa phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc, đó là
sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc trong toàn huyện, đời sống của nhân dân
chủ yếu là bằng canh tác nông nghiệp như trồng trọt và chăn nuôi. Cùng với các gia
súc, gia cầm khác, con gà đã được các dân tộc địa phương nuôi dưỡng từ lâu đời
với phương thức quảng canh, tập quán dân địa phương là sử dụng thịt và trứng
gà rộng rãi như một nguồn thực phẩm giàu đạm và đặc biệt gà và thịt gà còn
được sử dụng trong các nghi thức đình đám, tín ngưỡng từ ngàn xưa. Giống gà
Mèo được đồng bào H'mông và một số ít dân tộc khác ở Mù Cang Chải, Yên Bái
nuôi nhiều ở những vùng núi cao, vùng sâu với phương thức chăn thả quảng canh
không có đầu tư. Đây là giống gà có tầm vóc trung bình từ 1,5 - 2,5 kg, gà có chân
cao, tốc độ sinh trưởng khá, lông có nhiều màu: xám, vằn đen và đen... mà các chỉ
tiêu sản xuất chưa được khảo sát, theo dõi đầy đủ. Đặc biệt là các vùng miền núi
chăn nuôi còn mang những nét hoang sơ như những giống gà nguyên thuỷ, đây là
một trong những nguồn gen quý, rất phong phú và có tiềm năng di truyền cao đối
với công tác lai tạo do đó cần được bảo tồn. Gà Mèo không những là món ăn đặc
sản mà còn được Hội nghị Quốc



tế về dinh dưỡng trị liệu tại Hà Nội (ngày 07/4/1996) công nhận có tác dụng tăng
khả năng sinh lý và giá trị dược liệu cao, rất tốt cho những người bị bệnh tim mạch.
Đồng bào người H’mông dùng xương, thịt của gà đen như một loại thuốc bồi
dưỡng sức khỏe cho những người ốm yếu.
Trong thực tế các giống gà nội thuần rất ít, do có sự pha tạp một cách tự
nhiên, nhưng do điều kiện địa hình và tập quán sinh sống của người H’mông nên
gà Mèo (Mù Cang Chải, Yên Bái) là một trong số ít các giống gà nội thuần. Để có
thêm kết quả nghiên cứu về giống gà này, góp phần vào việc xem xét, đánh giá giá
trị kinh tế, làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu bảo tồn và lai tạo, chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, khả năng
sản xuất của gà Mèo nuôi tại 3 xã của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái".
Nhằm phục vụ cho việc bảo tồn qũy gen và là cơ sở để có thể khai thác tiềm
năng di truyền của một giống gà đen địa phương này.
2. Mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Mục tiêu của đề tài
- Điều tra về số lượng, cơ cấu, sức sống, sinh trưởng, sinh sản, tình hình
chăn nuôi gà Mèo trong các hộ gia đình ở 3 xã của huyện Mù Cang Chải, Yên Bái.
- Xác định các đặc điểm ngoại hình, một số đặc tính sinh học và tính năng sản
xuất của giống gà Mèo tại các địa phương khác nhau trong huyện.
- Xác định ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng sản
xuất của gà Mèo nuôi ở nông hộ.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết quả của đề tài sẽ cung cấp các thông tin đầu tiên về giống gà Mèo tại
một số xã vùng núi cao của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, góp phần cho sự
phát triển chăn nuôi giống gà này cũng như định hướng chăn nuôi của địa phương.
- Các số liệu thu được phục vụ cho công tác bảo tồn qũy gen vật nuôi, đồng
thời làm cơ sở cho định hướng công tác giống sau này. Mặt khác kết quả của đề
tài sẽ là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu phát triển tiếp theo.



Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Điều kiện tự nhiên của Mù Cang Chải
Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái là huyện vùng cao miền núi có trên 90% là
đồng bào dân tộc H’mông sinh sống, huyện nằm ở phía Tây của tỉnh, cách thành
phố Yên Bái 180 km, theo quốc lộ 32, phía Bắc giáp huyện Văn Bàn - tỉnh Lao
Cai; Phía Nam giáp huyện Mường La - tỉnh Sơn La; Phía Đông giáp huyện Văn
Chấn; Phía Tây giáp huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu. Tổng diện tích đất tự
nhiên trong toàn huyện là 119.909,75 ha, là khu vực núi cao bắt nguồn từ
dãy Hoàng Liên Sơn, bao gồm nhiều dãy núi liên tiếp nhau chạy theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam. Giữa các dãy núi là các khe suối thuộc lưu vực sông Hồng và
sông Đà với nét đặc trưng là địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi tạo ra các
thung lũng và những chân ruộng bậc thang.
Khí hậu: Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc tính ôn đới, chia thành 2
mùa: Mùa khô hanh và mùa mưa. Mùa khô giá lạnh tạo ra sương mù, sương
muối, băng giá, giá buốt, mưa phùn và mùa mưa thì mưa nhiều gây sạt lở, lũ ống…là
vùng có khí hậu tương đối khắc nghiệt, nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông hàng năm
từ 3 - 5oC, từ đó có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp. Nhiệt độ bình
quân trong năm từ 15 - 18,5oC.
Tổng số dân huyện Mù Cang Chải là 10.824 hộ, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo
chiếm trên 70%, trong đó 90% là dân tộc H’mông còn lại là dân tộc Thái, Kinh và
các dân tộc khác. Do là huyện vùng cao người dân chủ yếu là canh tác nông nghiệp,
trong đó chăn nuôi chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình,
ngày càng được các ban ngành của tỉnh, huyện quan tâm đầu tư và phát triển,
cùng với sự phát triển đó công tác bảo tồn các giống vật nuôi bản địa cũng được
chú trọng như lợn đen, gà Mèo.
1.2. Cơ sở khoa học của đề tài

1.2.1. Bản chất di truyền các tính trạng
Cũng như các giống vật nuôi khác, giống gà được hình thành gắn liền với sự
tác động của môi trường sinh thái, điều kiện kinh tế kỹ thuật của xã hội. Hay nói


cách khác, ngoài yếu tố di truyền, tác động của con người, thì các yếu tố ngoại cảnh
khác như: nhiệt độ, ẩm đô, mùa … có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành các
dặc tính sinh trưởng, phát dục, sinh sản của giống.
Tất cả các đặc điểm của một giống như: Các đặc tính sinh học, ngoại hình,
tính năng sản xuất… Đều là tính trạng di truyền số lượng và chất lượng. Các tính
trạng chất lượng được quy định bằng một hoặc nhiều cặp gen có hiệu ứng
lớn, chúng được di truyền tuân theo các định luật của Mendel và ít chịu ảnh
hưởng của các điều kiện môi trường. Các tính trạng sản xuất được quy định bằng
nhiều cặp gen có hiệu ứng nhỏ, chúng được di truyền cho đời sau theo các mức
độ khác nhau, sự thể hiện của chúng ở đời sau chịu ảnh hưởng rất lớn của điều
kiện ngoại cảnh. Sự biểu hiện kiểu hình của các tính trạng số lượng chịu sự tác
động rất lớn của yếu tố ngoại cảnh. Mối liên hệ này được thể hiện trong biểu
thức:
P=G+E
Trong đó: P: Giá trị kiểu hình, là các giá trị đo lường của tính trạng số lượng
trên một cá thể.
G: Giá trị kiểu gen
E: Sai lệch môi trường.
Nói cách khác: Trong những điều kiện môi trường nhất định thì các kiểu gen
khác nhau sẽ cho những khả năng sản xuất khác nhau. Trái lại, cùng một kiểu gen
nhưng trong những điều kiện môi trường khác nhau sẽ cho năng lực sản xuất
khác nhau. Nghĩa là các điều kiện môi trường, chăm sóc nuôi dưỡng có thể phát
huy hoặc hạn chế các đặc tính di truyền của vật nuôi. Thông qua việc nắm bắt
được các yếu tố di truyền, môi trường ngoại cảnh tối thích, bằng các biện pháp
khoa học kỹ thuật hợp lý, con người không chỉ bồi dưỡng duy trì được các đặc tính

của một phẩm chất giống mà còn cải tạo các giống mới theo những hướng sản
xuất khác nhau.
Tốc độ sinh trưởng quyết định sức sản xuất thịt của một giống gà, nó có tính
di truyền tương đối cao thể hiện ở đặc điểm về trao đổi chất, kiểu hình của
dòng, giống. Dòng, giống nào có tốc độ sinh trưởng lớn sẽ cho khả năng sản xuất
thịt cao, vỗ béo và giết thịt sớm hơn. Tốc độ sinh trưởng được thể hiện ở khối


lượng cơ thể, kích thước các chiều đo (dài lườn, rộng ngực, dài đùi…). Để nâng cao
năng lực sản


xuất thịt của giống gà nào đó, người ta thường cho lai giữa mái của giống đó với
trống của một giống khác có tốc độ sinh trưởng lớn hơn.
Năng lực tăng đàn của một giống gà được quyết định bởi khả năng sinh
sản bao gồm: Khả năng đẻ trứng, tỷ lệ trứng cho phôi, tỷ lệ ấp nở, tỷ lệ nuôi
sống của gà… Ngoài ra còn phụ thuộc vào khả năng ấp trứng của gà mái, nguồn
thức ăn (với gà nuôi thả)…
1.3. Đặc điểm di truyền một số tính trạng sản xuất của gia cầm
1.3.1. Khả năng sinh trưởng
* Khái niệm sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ chất hữu cơ do quá trình đồng hoá và dị
hoá của cơ thể, là sự tăng về các chiều cao, dài, bề ngang, khối lượng của các bộ
phận và toàn bộ cơ thể của con vật. Đồng thời sinh trưởng chính là sự tích luỹ
dần các chất dinh dưỡng chủ yếu là protein, nên tốc độ tích luỹ và sự tổng hợp các
chất dinh dưỡng, protein cũng chính là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển
sinh trưởng của cơ thể (Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992 [23]).
Theo Lương Thị Hồng (2005) [11] dẫn theo Johanson (1972) [14] thì cường
độ phát triển qua giai đoạn bào thai và giai đoạn sau khi sinh có ảnh hưởng đến
chỉ tiêu phát triển của con vật. Nhìn từ khía cạnh giải phẫu sinh lý thì sự sinh

trưởng của các mô cơ diễn ra theo sơ đồ sau:
HỆ THỐNG TIÊU HÓA NỘI TIẾT - HỆ THỐNG XƯƠNG - HỆ THỐNG CƠ BẮP - MỠ.

Theo Chambers J. R. (1990) [58] thì Mozan định nghĩa: Sinh trưởng là sự tổng
hợp quá trình tăng lên của các bộ phận trên cơ thể như thịt, da, xương. Tuy nhiên
có khi tăng khối lượng chưa phải là sinh trưởng, sự sinh trưởng thực sự là tăng
các tế bào của mô cơ, tăng thêm khối lượng, số lượng và các chiều của cơ thể.
Tóm lại sinh trưởng phải trải qua 3 quá trình đó là:
- Phân chia để tăng khối lượng tế bào
- Tăng thể tích tế bào
- Tăng thể tích giữa các tế bào.
Trong các tổ chức cấu tạo của cơ thể gia cầm thì khối lượng cơ chiếm nhiều
nhất từ: 42 - 45% khối lượng cơ thể. Khối lượng cơ thể của con trống luôn lớn hơn
con mái, không phụ thuộc vào lứa tuổi và loại gia cầm (Ngô Giản Luyện, 1994 [20]).


1.3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng của gà
Đối với gà, quá trình tích lũy các chất thông qua quá trình trao đổi chất đó, là
sự tăng lên về khối lượng, kích thước tế bào, số lượng tế bào và dịch thể trong
mô bào ở giai đoạn phát triển đầu của phôi trên cơ sở di truyền. Sau khi nở thì
sinh trưởng là do sự lớn dần của các mô, đó là sự tăng lên về kích thước của tế
bào và được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn gà con và giai đoạn trưởng thành.
+ Giai đoạn gà con
Giai đoạn này gà sinh trưởng rất nhanh do lượng tế bào tăng nhanh, một số
bộ phận của cơ quan nội tạng còn chưa phát triển hoàn chỉnh như các men
tiêu hóa trong hệ tiêu hóa chưa đầy đủ do vậy thức ăn giai đoạn này cần chú ý
đến thức ăn dễ tiêu hóa, vì thức ăn giai đoạn này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ
sinh trưởng của gà. Quá trình thay lông diễn ra trong cùng giai đoạn này là quá
trình phát triển sinh lý, nó làm thay đổi quá trình trao đổi chất, tiêu hóa và hấp
thu, do đó cần chú ý đến hàm lượng của các chất dinh dưỡng và axit amin thiết

yếu trong khẩu phần thức ăn.
+ Giai đoạn trưởng thành
Giai đoạn này các cơ quan trong cơ thể gà gần như đã phát triển hoàn thiện,
số lượng tế bào tăng chậm chủ yếu là quá trình phát dục. Quá trình tích lũy các
chất dinh dưỡng trong giai đoạn này một phần để duy trì cơ thể, một phần để
tích lũy mỡ, tốc độ sinh trưởng chậm hơn giai đoạn gà con.
1.3.1.2. Số đo sinh trưởng của gà
* Khối lượng cơ thể
Ở từng giai đoạn phát triển, chỉ tiêu này xác định sự sinh trưởng của cơ thể
tại một thời điểm, nhưng lại không khẳng định được sự sai khác về tỷ lệ sinh
trưởng giữa các thành phần của cơ thể trong cùng một thời gian ở các độ tuổi.
Đơn vị tính được tính bằng g/con hoặc kg/con.
* Sinh trưởng tích luỹ
Là khối lượng, kích thước, thể tích của vật nuôi tích lũy được qua thời gian
khảo sát. Các thông số thu được qua các lần cân đo là biểu thị sinh trưởng tích
lũy của vật nuôi.


* Sinh trưởng tuyệt đối
Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước cơ thể trong
một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát theo (TCVN 2.39 - 77, 1997) [36].
Sinh trưởng tuyệt đối thường được tính bằng g/con/ngày. Giá trị sinh trưởng
tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
* Sinh trưởng tương đối
Sinh trưởng tương đối được tính bằng tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối
lượng (thể tích, kích thước) của cơ thể tăng lên so với khối lượng (thể tích, kích
thước) khi kết thúc quá trình khảo sát so với thời điểm đầu khảo sát theo
(TCVN 2.40 -77, 1997 [37]). Gà còn non có sinh trưởng tương đối cao sau đó giảm
dần theo tuổi.
- Đường cong sinh trưởng: Đường cong sinh trưởng biểu thị sinh trưởng

của gia súc gia cầm nói chung. Theo Chambers J. R. (1990) [58], đường cong
sinh trưởng của gà có 4 đặc điểm chính gồm 4 pha:
+ Pha sinh trưởng tích lũy tăng tốc nhanh sau khi nở.
+ Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có sinh trưởng cao nhất.
+ Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn.
+ Pha sinh trưởng tiệm cận với giá trị khi gà trưởng thành.
Đường cong sinh trưởng không những được sử dụng để chỉ rõ về khối
lượng mà còn làm rõ về mặt chất lượng, sự sai khác nhau giữa các dòng, giống,
tính biệt (Kniztova H. và cs, 1991 [66]).
Theo tác giả Trần Long (1994) [17] khi nghiên cứu về đường cong sinh trưởng
của các dòng V1, V3, V5 trong giống gà Hybro (HV85) cho thấy các dòng đều phát
triển theo đúng quy luật sinh học. Đường cong sinh trưởng của 3 dòng có sự
khác nhau và trong mỗi dòng giữa gà trống và gà mái cũng có sự khác nhau: Sinh
trưởng cao ở 7-8 tuần với gà trống và 6-7 tuần đối với gà mái.
1.3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà như: Dòng, giống,
tính biệt, tốc độ mọc lông, dinh dưỡng và các điều kiện chăn nuôi…


* Ảnh hưởng của dòng, giống tới sinh trưởng của gà
Các giống gà khác nhau thì có tốc độ sinh trưởng khác nhau và tùy vào mục
đích chăn nuôi. Champman A. B. (1995) [59] cho rằng kiểu di truyền về khối
lượng cơ thể phải do nhiều gen quy định và ít nhất phải có một gen liên kết với
giới tính; Cook và cs (1953) [56] đã xác định được hệ số di truyền tại 6 tuần tuổi
về khối lượng theo là 0,50; ở 10 tuần tuổi là 0,5 và ở 6 tuần tuổi là 0,4; còn
Goedfrey E. F. và Jaap R. G. (1952) [61] cho rằng cho rằng các tính trạng số
lượng được quy định bởi ít nhất 15 cặp gen.
Theo tài liệu của Phùng Đức Tiến (1996) [34] cho biết hệ số di truyền của tốc
độ sinh trưởng từ 0,4 - 0,5; các tài liệu của Chambers J. R. (1984) [57], Siegel và cs
(1962) [75] đã tổng kết một cách hoàn chỉnh về hệ số di truyền và tốc độ sinh

trưởng, kết quả tính toán qua phân tích phương sai của con trống từ 0,4 - 0,6.
Theo Nguyễn Ân và cs (1998) [1] hệ số di truyền khối lượng cơ thể sống của gà 3
tháng tuổi là 0,26 - 0,5.
Tài liệu nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [13] sự khác nhau
giữa các giống gia cầm rất lớn, giống kiêm dụng nặng hơn hướng trứng khoảng 500
- 700g (từ 15 - 30%).
Theo Nguyễn Thị Thúy Mỵ (1997) [24] khi nghiên cứu 3 dòng AA, Avian và
BE88 nuôi tại Thái Nguyên cho thấy khối lượng cơ thể của 3 giống khác nhau, ở 49
ngày tuổi lần lượt là: 2501,09 g; 2423,28 g và 2305,14 g.
* Ảnh hưởng của thời tiết, mùa vụ đến sinh trưởng và phát triển
Môi trường và nhiệt độ chuồng nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng
sinh trưởng, phát triển và sinh sản của gia cầm, điển hình là khi nhiệt độ môi
trường thích hợp thì quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt cân bằng từ đó nguồn
năng lượng cung cấp trong khẩu phần ăn sẽ ưu tiên dùng để cung cấp cho quá
trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể theo Herbert G. J. và cs (1983) [63]
thì nhiệt độ chuồng nuôi có ảnh hưởng tới gà sau 3 tuần tuổi như sau: Thay đổi
1oC tiêu thụ năng lượng của gà mái biến đổi tương đương 2 kcal ME, mà nhu cầu
về năng lượng và các vật chất dinh dưỡng khác nhau cũng bị thay đổi theo
nhiệt độ môi trường. Theo Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng và cs (1993) [22] thì gà
broiler nuôi vụ hè cần phải tăng mức ME và CP cao hơn vụ xuân 10 - 15%.


Theo Wash Burn, Wetal K. (1992) [76] cho biết nhiệt độ cao làm gà sinh
trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại kinh tế lớn ở các khu vực chăn nuôi gà
Broilers công nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới. Nir I. (1992) [67] qua nghiên cứu đã
chỉ ra rằng với nhiệt độ môi trường 35oC, ẩm độ tương đối 66% đã làm giảm quá
trình tăng khối lượng cơ thể 30 - 35% ở gà trống, 20 - 30% ở gà mái so với điều
kiện khí hậu thích hợp, còn nếu nhiệt độ xuống thấp thì gia cầm phải gia tăng
quá trình sinh nhiệt, cơ thể gà gia tăng sự trao đổi chất đồng thời gia tăng tiêu thụ
nhiều dưỡng chất để tăng tạo nhiệt nhằm duy trì thân nhiệt chống lạnh, do đó

gia cầm sẽ ăn nhiều hơn bình thường và làm tăng chi phí đầu tư.
* Ảnh hưởng của kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
Sự sinh trưởng và phát triển của gà bị ảnh hưởng không nhỏ của kỹ thuật
chăm sóc và nuôi dưỡng, do vậy dinh dưỡng trong thức ăn của gia cầm phải đảm
bảo đáp ứng đầy đủ theo nhu cầu từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của
chúng và có quy trình chăm sóc, quản lý nghiêm ngặt nó sẽ thúc đẩy làm tăng
khả năng sinh trưởng của gà từ đó làm giảm chi phí đầu tư và nâng cao hiệu quả
trong chăn nuôi.
* Ảnh hưởng của tính biệt tới sinh trưởng của gà
Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể còn ảnh hưởng
bởi tính biệt, gà trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái. Những sai khác
này được biểu hiện về mặt cường độ sinh trưởng, được quy định không phải
do hoocmone sinh dục mà là do các gen liên kết với giới tính.
Theo tài liệu của Jull M. A. (1923) [65] cho biết gà trống có tốc độ sinh trưởng
nhanh hơn gà mái từ 24 - 32%. Các tác giả khác cho rằng sự sai khác này do gen liên
kết giới tính, những gen này ở gà trống hoạt động mạnh hơn gà mái ( nhiễm sắc thể
của gà ♂ là XX ) hoạt động mạnh hơn gà mái (nhiễm sắc thể của gà ♀ là XY ). North
M.O. (1990) [68] đã rút ra kết luận: Lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi
càng tăng thì sự khác nhau càng lớn, ở 2 tuần tuổi hơn 5%, 3 tuần tuổi hơn 11%, 5
tuần tuổi hơn 17%, 6 tuần tuổi hơn 20%, 7 tuần tuổi hơn 23%, 8 tuần tuổi hơn 27%.
* Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới từng mô khác nhau, gây nên sự biến
đổi trong quá trình phát triển của mô này đối với mô khác, dinh dưỡng còn ảnh
hưởng đến biến động di truyền về sinh trưởng. Để phát huy khả năng sinh trưởng
cần cung


cấp thức ăn với đầy đủ các chất dinh dưỡng và được cân bằng protein, các axit amin
với năng lượng (Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 1993 [19]).
Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993) [19] xác định được nhu cầu dinh

dưỡng về protein nuôi gà Broiler cho năng suất cao, thì ngoài tỷ lệ năng
lượng/protein (ME/CP) trong khẩu phần thức ăn cũng là vấn đề rất quan trọng
cần được quan tâm. Để phát huy khả năng sinh trưởng cần cung cấp thức ăn với
đầy đủ các chất dinh dưỡng và được cân bằng protein, các axit amin với năng
lượng, ngoài ra những năm gần đây trong thức ăn hỗn hợp chúng ta đã bổ sung
một số các chế phẩm hóa học không mang ý nghĩa về dinh dưỡng, nhưng nó có
tác dụng kích thích về sinh trưởng và làm tăng chất lượng thịt.
Theo Chambers J. R. và cs (1984) [57] thì mối tương quan giữa khối lượng
của gà broiler với lượng thức ăn tiêu tốn từ 0,5 - 0,9. Gà có tốc độ tăng khối
lượng cao thì yêu cầu thức ăn có tỷ lệ protein cao hơn, hiệu quả sử dụng thức
ăn tốt hơn. Theo Paudman J. A. và cs (1970) [69] dinh dưỡng không chỉ cần
thiết cho quá trình sinh trưởng mà còn cần thiết để thể hiện khả năng di
truyền của sinh trưởng, ngoài ra nó còn xác định được sự ảnh hưởng của hàm
lượng clorocid, sulfat và lượng natri, photpho trong chế độ dinh dưỡng tới sinh
trưởng của gà trong các giai đoạn.
1.3.2. Tiêu tốn thức ăn
Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng phản ánh khả năng chuyển hóa
thức ăn để sinh trưởng, hay nói cách khác tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng
càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Để đạt được một khối lượng
cơ thể nào đó, với cơ thể sinh trưởng chậm sẽ mất thời gian dài hơn, năng lượng
giành cho duy trì cao hơn dẫn đến thức ăn tiêu tốn nhiều hơn so với cơ thể có
tốc độ tăng khối lượng nhanh. Khi sinh trưởng nhanh thì quá trình trao đổi chất
của cơ thể tốt hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn do đó tiêu tốn thức ăn giảm.
Chambers J. R. và cs (1984) [57] đã xác định hệ số tương quan di truyền giữa
tăng khối lượng của cơ thể với tiêu tốn thức ăn, hệ số tương quan này thường
rất cao từ: 0,5 - 0,9 còn tương quan di truyền giữa sinh trưởng và chuyển hóa thức
ăn là thấp và âm (từ - 0,2 đến - 0,8).


1.3.3. Khả năng cho thịt

Khả năng cho thịt là đặc điểm kinh tế quan trọng trong ngành chăn nuôi,
nó được thể hiện bằng năng suất và chất lượng thịt ở tuổi giết mổ.
1.3.3.1. Năng suất thịt
Năng suất thịt biểu hiện bằng tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ các bộ phận thường được
tính là tỷ lệ thịt xẻ, thịt đùi, thịt ngực và tỷ lệ mỡ bụng.
Theo Ricard F. H. và Rouvier (1967) [70] ta thấy mối tương quan giữa khối
lượng sống và khối lượng thịt xẻ rất cao, thường là 0,9; còn giữa khối lượng sống
và khối lượng mỡ bụng thấp hơn thường từ 0,2 - 0,5.
Các giống, các dòng khác nhau thì năng suất thịt cũng khác nhau, Chambers
J. R. (1990) [58] cho biết giữa các dòng luôn có sự khác nhau di truyền về năng suất
thịt xẻ, hay năng suất thịt đùi, thịt ngực... (phần thịt ăn được không có xương).
Qua đó cho thấy: Năng suất thịt của gia cầm phụ thuộc vào dòng, giống, tính biệt
và chế độ dinh dưỡng.
1.3.3.2. Chất lượng thịt
Thịt gia cầm có tính ngon miệng và mùi vị hấp dẫn, điều này liên quan đến
đặc điểm sinh thái của tổ chức cơ và tính chất lý học của nó như độ mềm, độ
ướt... Những sợi cơ của thịt gà rất mỏng và các tổ chức liên kết giữa chúng nhỏ
hơn thịt một số loài gia súc khác.
Theo tài liệu của Chambers J. R. (1990) [58] thì tốc độ sinh trưởng có tương
quan âm với tỷ lệ mỡ (- 0,32) và khoáng tổng số (- 0,14). Ngoài ra nó còn phụ thuộc
vào thành phần hoá học của thịt và sự khác nhau giữa các dòng, giống.
Ngoài việc thông qua thành phần hoá học của thịt, việc đánh giá chất
lượng thịt còn dựa theo độ béo, tròn của thân hình... Các khuyết tật như lở loét
da, có chứa u và tổn thương, gãy lườn..., đều có ảnh hưởng tới chất lượng thịt.
1.3.4. Sức sống và khả năng kháng bệnh
Sức sống và khả năng kháng bệnh ở gia cầm là những tính trạng di truyền đặc
trưng cho từng loài, giống, dòng, cá thể và được xác định bởi khả năng chống chịu
những ảnh hưởng của dịch bệnh và ngoại cảnh môi trường, nó là yếu tố quan
trọng giúp chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong cùng một giống, sức sống
của mỗi



dòng khác nhau là khác nhau, các cá thể khác nhau thì khác nhau nhưng vẫn
nằm trong giới hạn của phẩm chất giống. Theo Lê Viết Ly (1994) [21] động vật
thích nghi tốt thể hiện ở sự giảm khối lượng cơ thể thấp nhất khi bị stress, có sức
sinh sản tốt, sức kháng bệnh cao, sống lâu và tỷ lệ chết thấp.
Theo Hoàng Toàn Thắng (1996) [32] cho biết, sức sống được thể hiện ở
thể chất và xác định trước hết bởi khả năng có tính di truyền ở động vật có
thể chống lại những ảnh hưởng không thuận lợi của môi trường cũng
như ảnh hưởng của dịch bệnh.
Theo Johanson (1972) [14]; Gavano J. S. (1990) [62] thì sức sống được thể
hiện ở thể chất và được xác định bởi tính di truyền, đó là khả năng chống lại
những ảnh hưởng bất lợi của môi trường cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh. Sức
sống hay tỷ lệ nuôi sống của gia cầm chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền và ngoại
cảnh được thể hiện như sau:
Yếu tố di truyền bao gồm kiểu di truyền và phương pháp nhân giống, Mỗi
giống, dòng hay cá thể đều được thừa hưởng các kiểu gen di truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác về sức sống và khả năng kháng bệnh. Do đó, khi nhân giống
không đúng phương pháp và để đồng huyết sẽ dẫn đến sức sống và khả năng
kháng bệnh giảm. Hill J. F. và cs (1954) [64] đã tính được hệ số di truyền của sức
sống là 0,66. Gavano J. S. (1990) [62] cho rằng, hệ số di truyền của sức kháng bệnh
là 0,25.
Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên (1998) [26] khả năng thích nghi, khi điều
kiện sống bị thay đổi, như thức ăn, thời tiết, khí hậu, quy trình chăn nuôi,
môi trường vi sinh vật xung quanh của gia súc, gia cầm nói chung, thì chúng có
khả năng thích ứng rộng rãi hơn đối với môi trường sống.
Theo tài liệu của Gavano J. S. (1990) [62] hệ số di truyền tỷ lệ chết là 0,07; hệ
số di truyền của sức kháng bệnh là 0,25, Robertson và Lerner (1949) [71] xác định
hệ số di truyền tỷ lệ nuôi sống và sức kháng bệnh thấp, phụ thuộc và dòng,
giống, giới tính và phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố nuôi dưỡng.

1.3.5. Khả năng đẻ trứng
Sức đẻ trứng là số trứng thu được của mỗi mái đẻ hoặc mỗi đàn trong
một khoảng thời gian nhất định, sức đẻ trứng là một đặc điểm phức tạp và biến
đổi, được xác định qua tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài. Sức đẻ trứng
chịu sự chi


phối của tập hợp các gen khác nhau, nó dao động khoảng từ một đơn vị tới
hàng trăm trong một năm đẻ (Trần Thanh Vân và cs, 2015 [53]).
Số lượng tế bào trứng của gia cầm là rất lớn, theo Hill J. F. and etal (1954)
[64] thì số lượng tế bào trứng của gà mái có thể lên tới hàng triệu. Tuy nhiên
mặc dù số lượng tế bào trứng lớn, nhưng trên thực tế, sức đẻ trứng thấp hơn
nhiều so với số lượng tế bào trứng trong buồng trứng.
Người ta thường xác định số lượng trứng sau một chu kỳ đẻ trứng sinh
học hoặc sau một năm đẻ trứng. Chu kỳ đẻ trứng sinh học được tính từ khi đẻ quả
trứng đầu tiên tới khi ngừng đẻ thay lông - đó là chu kỳ thứ nhất, chu kỳ thứ hai
tính từ khi gia cầm bắt đầu đẻ lại (sau khi thay lông) tới ngừng đẻ và thay lông lần
thứ hai. Qua nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian hình thành trứng
trong ống dẫn trứng trong ống dẫn trứng dao động trong khoảng từ 23,5 - 24 giờ
(Trần Thanh Vân và cs, 2015 [53]).
Theo Brandsch H. và Bilchel H. (1978) [3] thì sức đẻ trứng chịu ảnh hưởng
của 5 yếu tố chính.
1. Tuổi đẻ đầu hay tuổi thành thục.
2. Chu kỳ đẻ trứng hay cường độ đẻ trứng.
3. Tần số thể hiện bản năng đòi ấp.
4. Thời gian nghỉ đẻ, đặc biệt là nghỉ đẻ mùa đông.
5. Thời gian đẻ kéo dài hay chu kỳ đẻ (hay tính ổn định sức đẻ).
Các yếu tố trên có sự điều khiển bởi kiểu gen di truyền của từng giống gia
cầm. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào chăm sóc nuôi dưỡng, nhiệt độ môi
trường, ánh sáng và các yếu tố tiểu khí hậu khác.

Số lượng tế bào trứng của gia cầm là rất lớn, số lượng tế bào trứng của gà
mái có thể lên tới hàng triệu. Tuy nhiên mặc dù số lượng tế bào trứng lớn,
nhưng trên thực tế, sức đẻ trứng thấp hơn nhiều so với số lượng tế bào trứng
trong buồng trứng.
1.3.6. Tỷ lệ ấp nở
Chất lượng trứng ấp ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu tỷ lệ nở. Một đàn
giống gia cầm được nở ra từ những quả trứng có chất lượng không cao do các
yếu tố di truyền, ngoại cảnh không thuận lợi gây nên thì khó có thể là một đàn gia
cầm khỏe


mạnh. Vậy để nâng cao chất lượng trứng ấp và tỷ lệ ấp nở cần phải tác động đến
các yếu tố như:
1.3.6.1. Chọn giống nhằm nâng cao tỷ lệ ấp nở
Chọn giống là biện pháp có nhiều hy vọng để cải thiện chất lượng trứng ấp.
Mục đích của nó là nâng cao tỷ lệ nở của trứng gà tỷ lệ gà con loại I. Điều này có
thể đạt được bằng cách chọn lọc trực tiếp trên cơ sở tính đến sản lượng trứng
và năng suất thịt của đàn bố mẹ.
Một trong những chỉ tiêu chọn giống quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ nở là
khối lượng trứng. Đặc biệt chất lượng trứng nó ảnh hưởng đến các chỉ tiêu ấp
nở trứng như sau:
Khối
lượng
trứng (g)

Trứng loại (%)
Trứng
có phôi

Có vòng

máu

Tỷ lệ

Chết
phôi

Nở chậm

Gà loại II

nở/Σ

(%)

trứng ấp
(%)

muộn

50 - 55

7,25

2,22

4,58

4,83


8,69

72,43

56 - 61

5,00

1,75

4,50

4,50

5,51

78,74

62 - 67

6,25

2,00

4,75

5,00

7,00


75,00

Điều này chứng tỏ rằng những quả trứng quá to hoặc quá bé, có thành
phần không cân đối đều cho tỷ lệ ấp nở kém, hay nói cách khác chế độ ấp không
phù hợp với trứng có khối lượng nằm ngoài giới hạn (quá to hoặc quá bé).
Ngoài khối lượng, các chỉ tiêu hình thái của trứng, độ biến dạng của vỏ trứng
ở các mức độ khác nhau đều có ảnh hưởng tới tỷ lệ nở là chất lượng gà con
1.3.6.2. Chăm sóc tối ưu cho đàn gà bố mẹ
Chăm sóc nuôi dưỡng tối ưu cho đàn bố mẹ có ý nghĩa rất lớn trong việc cải
thiện chất lượng trứng và nâng cao tỷ lệ ấp nở của trứng ấp. Qua nhiều nghiên
cứu thực nghiệm người ta đã xác định được rằng việc giảm tỷ lệ nở trong khảng
25% trường hợp liên quan với sự khiếm khuyết trong chăm sóc nuôi dưỡng,
trên 25% phụ thuộc vào điều kiện bảo quản trứng, trên 7,5% do vi phạm chế độ ấp
và trên 5%


do yếu tố di truyền, còn lại 37,5% trường hợp liên quan tới sự tổng hợp của
nhiều yếu tố.
Bởi vậy trong quá trình nuôi dưỡng chăm sóc đàn bố mẹ cần định kỳ kiểm tra
chất lượng tinh dịch của gà trống để kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp.
Nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng đến chất lượng trứng ấp, ở nước ta
vào mùa hè nhiệt độ không khí cao không những làm giảm năng suất mà còn làm
giảm cả chất lượng ấp trứng. Để khắc phục ảnh hưởng bất lợi đó, cần áp dụng
nhiều biện pháp khác nhau. Trước tiên là điều chỉnh hàm lượng dinh dưỡng trong
khẩu phần.
Nhiều tác giả đã khuyến cáo rằng trong những ngày nhiệt độ thời tiết nóng
bức cần tăng tỷ lệ protein thô trong khẩu phần từ 2 - 3% so với những ngày
nhiệt độ bình thường. Vì trong những ngày nhiệt độ cao, lượng thức ăn tiêu thụ
của gia cầm bị giảm xuống, trong khi đó gia cầm lại tiêu tốn năng lượng đáng kể để
thải nhiệt do đó năng lượng cho nhu cầu duy trì và sản xuất càng thiếu.

1.3.6.3. Điều kiện thu nhặt và vận chuyển trứng
Chất lượng trứng ấp còn phụ thuộc vào sự thu nhặt và vận chuyển trứng
đến các cơ sở ấp. Thu nhặt và vận chuyển trứng sau khi đẻ ra là khâu cần được
luu ý vì trứng là một vật thể sống, tần xuất thu nhặt có ảnh hưởng lớn đến chất
lượng trứng ấp, nếu như trứng khi đẻ ra lưu lại trong ổ lâu thì sự nhiễm bẩn và
gây dập vỡ sẽ cao. Qua kết quả khảo sát cho thấy trên 1 cm2 vỏ trứng bẩn chứa tới
60 -100 ngàn vi khuẩn, trong đó trực khuẩn đường ruột chỉ biến động từ 0 - 15.
Cho nên chế độ thu nhặt trứng và khử trùng cần phải phù hợp với đặc điểm sinh
học của các loại gia cầm khác nhau.
1.3.6.4. Điều kiện bảo quản trứng
Ngoài đảm bảo sự tối ưu các thông số về nhiệt độ, ẩm độ, trao đổi chất khi
trong quá trình bảo quản trứng, người ta còn đưa ra nhiều biện pháp khác nhau tác
động đến trứng trước khi đưa trứng vào ấp nhằm nâng cao chất lượng ấp nở của
gia cầm.
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.4.1.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm trên thế giới


Trong những năm gần đây, theo kết quả các công trình của các nhà nghiên
cứu, thì chăn nuôi gia cầm thả vườn mang lại hiệu quả lớn về phát triển kinh
tế,


đặc biệt là kinh tế hộ gia đình từ đó làm giảm sự nghèo đói và phát triển
ngành chăn nuôi gia cầm có rất nhiều thuận lợi hơn các loại gia súc khác (Saleque
M. A, 1996 [74]). Theo Bessei (1987) [2] thì một con gà mái nặng 3 kg một năm
có thể sản xuất ra 300 kg thịt. Cùng với những tiến bộ về di truyền, ngành chăn
nuôi gia cầm đã có những bước tiến vượt bậc. Nhờ đó mà các kết quả nghiên
cứu về các biện pháp kỹ thuật đã được áp dụng vào sản xuất, nhờ đó mà năng

suất và chất lượng thịt ở các nước trên thế giới không ngừng tăng lên.
Để đảm bảo về mặt chất lượng thịt, hiện nay các nước trên thế giới đang chú
ý đến thịt gà sạch, chất lượng cao nuôi theo công thức bán công nghiệp và thả
vườn (Free - range Chicken hay còn gọi là Farmyard). Gà được sử dụng thức ăn
đặc biệt để sản phẩm thịt không còn tồn dư những chất bất lợi cho sức khỏe người
tiêu dùng. Nước ta thường hay gọi là gà nông trại hay gà thả vườn chất lượng cao,
nhiều nước gọi là gà Label Rouge.
Theo tiêu chuẩn châu Âu, có 3 điều kiện cơ bản mang tính chất bắt buộc
đối với gà “Label Rouge„ đó là:
- Sử dụng tổ hợp lai gà lông màu có tốc độ sinh trưởng chậm.
- Phải được nuôi thả tự do ngoài đồng ruộng.
- Chỉ được sử dụng thức ăn có nguồn gốc thực vật, không được bổ sung
mỡ hoặc sản phẩm có nguồn gốc động vật; không sử dụng chất kích thích tăng
trọng, kháng sinh và các nguyên liệu có tồn dư thuốc trừ sâu, hóa chất, kháng sinh
...
Ngoài ra, gà chất lượng cao có những đặc điểm nổi bật khác như:
- Khả năng thích nghi cao, kháng bệnh tốt, ít bị ảnh hưởng với các stress nên
tỷ lệ nuôi sống cao.
- Khả năng cho thịt tốt, do có tốc độ sinh trưởng chậm hơn so với loại gà công
nghiệp (broilers) nên thường nuôi kéo dài tới 180 - 200 ngày, do vậy khi giết mổ, gà
đã thành thục hơn lại được vận động nhiều nên thịt gà chắc, ít mỡ, hương vị
hấp dẫn, ngon hơn so với gà công nghiệp. Thịt gà Label Rouge thuộc loại thịt
sạch và chất lượng cao hơn so với các loại thịt gà khác.
Một đặc điểm rất quan trọng khác: Quan trọng là giá thịt gà “Label Rouge”
thường cao hơn so với thịt gà công nghiệp (broilers). Pháp là nuớc nuôi và tiêu
thụ sản phẩm gà “Label Rouge” nhiều nhất thế giới; năm 1996 là 90 triệu con, sản
xuất



×