Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng thiết kế xây dựng tại công ty heerim (áp dụng cho công trình trụ sở bộ ngoại giao) (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.97 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------

NGUYỄN VĂN THẮNG
KHÓA 2012-2014

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THIẾT KẾ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY HEERIM (ÁP
DỤNG CHO CÔNG TRÌNH TRỤ SỞ BỘ NGOẠI GIAO)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN

Hà Nội – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------

NGUYỄN VĂN THẮNG

HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THIẾT KẾ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY HEERIM (ÁP


DỤNG CHO CÔNG TRÌNH TRỤ SỞ BỘ NGOẠI GIAO)
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD&CN
Mã số: 60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN ANH DŨNG
TS. NGUYỄN VĂN ĐỨC

Hà Nội – 2014


LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp được hoàn thành tại trường Đại học kiến trúc Hà
Nội. Có được bản luận văn tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc tới tất cả các Quý thầy cô đã giảng dạy trong chương trình
Cao học xây dựng dân dụng và công nghiệp khóa 2012-2014, những người
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích trong xây dựng làm cơ sở cho
tôi thực hiện tốt luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới Tiến sĩ Lê
Anh Dũng và Tiến sĩ Nguyễn Văn Đức đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho
tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã hợp tác
chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục
vụ cho đề tài nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và những người bạn đã động
viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên luận

văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của các Thầy cô.
Xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Thắng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Thắng


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu bảng, biểu
Bảng 1.1

Bảng 1.2

Tên bảng, biểu
Số lượng các công trình xây dựng và sự cố công trình theo
nhóm dự án.
Số lượng các công trình xây dựng theo cấp thẩm định thiết kế

và dự toán

Bảng 1.3

Số lượng các công trình xây dựng theo nguồn vốn

Bảng 1.4

Số lượng các sự cố công trình theo chuyên ngành

Bảng 1.5

Số lượng các sự cố công trình theo thời điểm xảy ra sự cố


DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ

Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1

Xử lý nền bằng đệm cát

Hình 1.2

Nền bị lún do tải trọng của lớp đất đắp, tôn nền

Hình 1.3


Xây dựng bên cạnh công trình cũ

Hình 1.4

Công trình trên sườn dốc

Hình 1.5

Đường ống dẫn nước thủy điện X

Hình 1.6

Công trình gạch đá cũ bị sập do chọn sai giải pháp cải tạo

Hình 1.7

Sạt taluy dương do bạt núi làm đường.

Hình 1.8

Các hạng mục hư hỏng, bong tróc

Hình 1.9
Hình 1.10

Trần nhà bị nứt, thấm dột
Nhà vệ sinh tại trường THCS Long Hiệp

Sơ đồ 3.1


Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thiết kế

Sơ đồ 3.2

Quy trình thiết kế

Sơ đồ 3.3

Mối quan hệ giữa các bên tham gia dự án

Sơ đồ 3.4

Quy trình thiết kế cơ sở

Sơ đồ 3.5

Quy trình thẩm tra thiết kế kỹ thuật

Sơ đồ 3.6

Quy trình kiểm tra thiết kế bản vẽ thi công


MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng biểu

Danh mục hình vẽ

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 3

CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 4
TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ VÀ CÔNG TÁC .................. 4
QUẢN LÝ THIẾT KẾ Ở VIỆT NAM............................................................ 4
1.1. Chất lượng thiết kế nhìn từ những sự cố công trình xây dựng ........................ 4
1.1.1 Bài học từ Bể bơi AquaPark, Ga Hàng không Sân bay Charles de Gaulle
ở Paris, Cầu Cần Thơ, Hồ chứa nước Cửa Đạt… ............................................. 4
1.1.2 . Tình hình sự cố công trình và chất lượng thiết kế ở Việt Nam ............... 6
1.2. Chất lượng thiết kế từ góc độ lãng phí ........................................................ 24
1.2.1. Sự lựa chọn đầu vào cho thiết kế .......................................................... 24
1.2.2. Sự lựa chọn giải pháp thiết kế .............................................................. 26
1.3. Tổ chức quản lý chất lượng thiết kế ở Việt Nam ......................................... 27
1.4 Nhận xét chung ........................................................................................... 29


CHƯƠNG 2: ................................................................................................ 30
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC CHO VIỆC XÂY DỰNG QUY TRÌNH
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ ....................................................... 30
2.1 Cơ sở pháp lý ............................................................................................... 30
2.1.1 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
và các Thông tư số 10/2013/TT-BXD và Thông tư số 13/2013/TT-BXD . ..... 30
2.1.2. Quy định của pháp luật về quản lý chất lượng thiết kế ......................... 42

2.2. Cơ sở Khoa học về thực hiện thiết kế và quản lý thiết kế ............................ 46
2.2.1. Khung quy chuẩn, tiêu chuẩn phục vụ thiết kế ..................................... 46
2.2.2. Điều kiện năng lực của chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế ...................... 46
2.2.3. Tổ chức, điều hành và quản lý chất lượng thiết kế ................................ 49
2.2.4. TCVN/ISO 9001:2008 và khả năng áp dụng ........................................ 52

CHƯƠNG 3 ................................................................................................. 55
XÂY DỰNG QUY TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THIẾT KẾ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 15/2013/NĐ-CP VÀ CÔNG TRÌNH BỘ
NGOAI GIAO .............................................................................................. 55
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thiết kế ............................... 55
3.2. Các nhóm giải pháp đối với tổ chức tư vấn thiết kế ..................................... 56
3.2.1. Xây dựng mô hình quản lý chất lượng theo TCVN/ISO-9001:2008 ..... 57
3.2.2. Tuân thủ phương pháp triển khai thiết kế theo quy định ....................... 61
3.2.3. Quy trình tự kiểm soát chất lượng thiết kế của tổ chức tư vấn .............. 62
3.2.4. Thiết lập sự phối hợp giữa các nhà thầu, chủ đầu tư và chính quyền .... 65
3.3. Quản lý chất lượng thiết kế của chủ đầu tư ................................................. 67
3.4. Nhóm giải pháp quản lý chất lượng thiết kế của chính quyền ...................... 69


3.4.1 Quy trình thẩm tra thiết kế kỹ thuật ....................................................... 69
3.4.2 Quy trình kiểm tra thiết kế bản vẽ thi công ................................. 74
3.5 Áp dụng mô hình và giải pháp quản lý chất lượng thiết kế cho công ty
Heerim (áp dụng cho công trình trụ sở Bộ Ngoại Giao) ..................................... 76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 79
Kết luận .................................................................................................. 79
Kiến nghị ................................................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO



1

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Một dự án đầu tư xây dựng công trình đều trải qua các khâu chuẩn bị
đầu tư và thực hiện đầu tư với rất nhiều công đoạn. Từ việc lựa chọn chủ
trương đầu tư đến khi hình thành một sản phẩm xây dựng, vấn đề hiệu quả
đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan của con người. Rõ ràng, hiệu
quả đầu tư phải được đo đếm bằng lợi ích của mỗi dự án thông qua chất lượng
của công trình, thời gian đưa công trình vào khai thác và chi phí hợp lý.
Những yếu tố này phụ thuộc vào các công đoạn từ khảo sát, thiết kế, thi công
xây dựng và việc khai thác sử dụng. Một công tác có vị trí quan trọng quyết
định mức độ an toàn của công trình hay dự án quá lãng phí chính là công tác
quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế. Trong thời gian qua có rất nhiều
công trình thiết kế hoặc là thiếu an toàn dẫn đến chất lượng công trình không
đảm bảo hay quá an toàn gây ra sự lãng phí rất lớn, đặc biệt là các công trình
vốn ngân sách Nhà nước. Kiểm soát được chất lượng chính là công tác “tiền
kiểm” cực kỳ cần thiết nhưng thời gian qua. Vì vậy việc quản lý chất lượng
như thế nào đang trở thành một vấn đề bức xúc. Ngày 06/02/2013, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản
lý chất lượng công trình xây dựng thay thế Nghị định số 209/2004/NĐ-CP
ban hành từ ngày 16/12/2004 hướng dẫn Luật Xây dựng. Kỳ vọng lớn nhất
của Nghị định mới là kiểm soát hiệu quả công tác thiết kế để đảm bảo công
trình an toàn nhưng cũng phải hợp lý, tiết kiệm.
Về pháp nhân thiết kế, hiện nay đã có đủ các văn bản quy định cụ thể
tư cách của các đơn vị thiết kế. Song, công tác thẩm tra thiết kế chưa đạt hiệu
quả nếu không nói chỉ là hình thức. Tất cả các sự cố công trình xảy ra, dù với



2

nguyên nhân đơn giản hay phức tạp đều có dấu ấn chất lượng của công tác
thẩm tra thiết kế. Đó là do chế tài công tác thẩm tra chưa hợp lý, chưa gắn đủ
trách nhiệm thẩm tra vào kết quả thẩm tra.
Những quy định mới của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày
06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng thay thế
Nghị định số 209/2004/NĐ-CP, công tác thẩm tra thiết kế đặc biệt thiết kế sau
bước thiết kế cơ sở cần làm rõ các nội dung sau:
- Coi trọng tư cách pháp nhân của người thiết kế.
- Coi trọng tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng.
- Coi trọng phương pháp tính toán, độ bền vững, khả năng chịu
lực.
- Đối với công trình vốn ngân sách Nhà nước cần xem xét sự
hợp lý của thiết kế thông qua kiểm tra dự toán.
Là một cán bộ đang công tác tại Công ty Heerim, một đơn vị tư vấn
thiết kế cho công trình Bộ Ngoại Giao, tôi chọn đề tài ‘hoàn thiện quy trình
quản lý chất lượng thiết kế xây dựng tại công ty Heerim (áp dụng cho công
trình trụ sở Bộ Ngoại Giao)’ làm nội dung của luận văn tốt nghiệp.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nắm vững quy định mới của Pháp luật, thiết lập hoàn thiện
quy trình quản lý chất lượng thiết kế xây dựng tại công ty Heerim (áp dụng
cho công trình trụ sở Bộ Ngoại Giao). Mối quan hệ nhà thầu thiết kế, tư vấn
với chủ đầu tư và các công đoạn thẩm tra chất lượng thiết kế theo qui định
quản lý Nhà nước về xây dựng.


3


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các chủ thể liên quan tới công tác
hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng thiết kế xây dựng tại công ty Heerim.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lý thuyết thông qua nghiên cứu các quy định của pháp luật
về xây dựng kết hợp với phương pháp thực tiễn thông qua việc thu thập các
tình huống thường gặp trong thực tiễn gây lãng phí hoặc không an toàn làm
đối tượng phòng ngừa trong dự án xây dựng trụ sở Bộ Ngoại Giao.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Góp phần hoàn thiện mô hình quản lý chất lượng phù hợp với quy định
của pháp luật việt nam.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp là hết sức quyết liệt, lĩnh vực tư vấn thiết kế xây dựng công trình cũng

không nằm ngoài quy luật khắc nghiệt đó. Việc xây dựng và đưa ra các giải
pháp quản lý chất lượng nhằm nâng cao chất lượng hồ sơ thiết kế một cách
phù hợp và bền vững với nội lực công ty và có tính ứng dụng cao đối với tác
động của ngoại lực bên ngoài là yêu cầu thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển
của công ty.
Nếu xây dựng và áp dụng được các phương thức kiểm soát chất lượng
phù hợp dựa trên các yếu tố trọng tâm bền vững thì công ty sẽ tận dụng được
cơ hội và hạn chế được những rủi ro, chi phí thiết kế sẽ ở mức thấp nhất tạo
được lợi thế cạnh tranh so với các đơn vị khác.
Kết quả thống kê sự cố và sự lãng phí trong các dự án đầu tư xây dựng
được đầu tư bằng mọi nguồn vốn đặc biệt các dự án thuộc nguồn vốn ngân
sách Nhà nước có thể thấy rằng nguyên nhân về thiết kế chiếm tỷ trọng khá
lớn và trở thành một thực trạng được quan tâm đặc biệt cần điều chỉnh bằng
pháp luật. Vì vậy, xây dựng giải pháp quản lý chất lượng thiết kế theo Nghị
định số15/2013/NĐ-CP nhằm bảo đảm an toàn cho cộng đồng đối với các
công trình được đầu tư bằng mọi nguồn vốn và phát hiện những sai sót, lãng
phí và thất thoát lớn đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước,
luận văn đạt được các kết quả sau:
- Thiết lập được các nhóm giải pháp quản lý chất lượng thiết kế
với trung tâm là quy trình quản lý chất lượng thiết kế của nhà thầu thiết kế,
mối quan hệ nhà thầu thiết kế với chủ đầu tư và các công đoạn thẩm tra thiết
kế của cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng.


80

- Thể hiện được nội dung mới trong công tác quản lý của chính
quyền đối với chất lượng thiết kế mà trọng tâm là thiết lập được quy trình
thẩm tra thiết kế sau thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý Nhà nước và quy trình
kiểm tra thiết kế bản vẽ thi công phục vụ việc kiểm tra của cơ quan quản lý

Nhà nước về xây dựng trước khi đưa công trình vào bàn giao, sử dụng đặc
biệt coi trọng các dự án thuộc nguồn vốn Nhà nước.
- Thiết lập quy trình quản lý chất lượng thiết kế của Công ty
Heerim nâng cao chất lượng thiết kế.
Kiến nghị
Đối với nhà nước:
- Nhà nước cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung và ban hành quy các quy
chuẩn, tiêu chuẩn cho phù hợp với tình hình xây dựng hiện nay. Các nghị
định thông tư về xây dựng cần rõ ràng và có chiều sâu.
- Đổi mới cách thực quản lý thông qua xây dựng đội ngũ cán bộ công
chức đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực hiệu quả lao động.
- Hoàn thiện quản lý chất lượng từ Cục giám định nhà nước về chất
lượng công trình xây dựng tới các tình thành, cơ quan, các tổng công ty lớn.
Thực hiện chế độ phân cấp nhằm quản lý cho công tác quản lý chất lương của
các công trình xây dựng trong phạm vi toàn quyền.
Kiến nghị đối với Công ty Heerim :
- Cần tiến hành các công tác quản lý chất lượng công trình ở tất cả các
khâu, các giai đoạn trong suốt quá trình thiết kế. Quá trình đó không chỉ dừng
lại ở việc quản lý cuối mỗi khâu mỗi giai đoạn mà còn phải được thực hiện
liên tục, thông suốt , quán triệt nguyên tắc làm đúng ngay từ đầu.


81

- Đẩy mạnh phát triển công nghệ mới, sử dụng linh hoạt các phần mềm
thiết kế nhằm đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chính xác ngày càng cao.
- Thực hiện các chính sách đãi ngộ nhân nhiên đặc biệt là các kiến trúc
sư, kỹ sư có trình độ cao. Tổ chức thực hiện các lớp bồi dưỡng chuyên môn
tại nước ngoài nhằm nâng cao trình độ nhân viên ngày càng cao trong bối
cảnh hội nhập.

Hướng nghiên cứu tiếp theo :
- Tác giả luận văn mong muốn được nghiên cứu sâu hơn nội dung thẩm
định thiết kế cơ sở. Vì từ thiết kế cơ sở không được kiểm soát tốt chính là
tiềm ẩn các rủi ro về an toàn công trình và đặc biệt là sự lãng phí từ các nội
dung về quy mô, giải pháp, phương án kỹ thuật,…


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ xây dựng (2009), Thông tư số 22/2009/TT-BXD quy định chi tiết về điều
kiện năng lực trong hoạt động xây dựng.
2. Bộ xây dựng (2008), Quyết định số 10/2008/QĐ-BXD về việc ban hành
Quy định điều kiện năng lực của nhà thầu khi thi công công việc, hạng mục
công trình hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt.
3. Bộ xây dựng (2013), Thông tư số 10/2013/TT-BXD quy định chi tiết một số
nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
4. Bộ xây dựng (2013), Thông tư số 13/2013/TT-BXD quy định thẩm tra,
thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.
5. Bộ xây dựng, Điều tra và tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước nhằm
giảm thiểu sự cố nền móng công trình.
6. Trung tâm tin học Bộ Xây dựng số 1-2005, Công nghệ mới xây dựng nhà
và công trình trên thế giới.
7. Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật
Xây dựng số 16/2003/QH11.
8. Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật
Đấu thầu số 61/2003/QH11.
9. Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật
Sửa đổi số 38/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan
đến đầu tư xây dựng cơ bản.
10. Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006),
Nghị quyết số 66/2006/QH11, về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình

quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.


1

11. Chính phủ (2004), Nghị định số 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng
công trình.
12. Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/ NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình.
13. Chính phủ (2009), Nghị định số 83/2009/ NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một
số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính
phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
14. Chính phủ (2009), Nghị định số 85/2009/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành
Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
15. Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/ NĐ-CP về quản lý chất lượng
công trình xây dựng.
16. Phú Đức (2013), “Nhà vệ sinh 600 triệu: Sở GD&DT Quảng Ngãi trần
tình”, Báo Tiền Phong ngày 14/6/2013.
17. Nguyễn Văn Hùng, Trần Chủng và CTV (2006): Phân tích, đánh giá sự
cố các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp Việt Nam. Đề tài cấp Bộ
mã số RD 65, Hà nội, 2006.
18. Trần Chủng (2008): Sự cố và bài học. Bài giảng tại các lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ Tư vấn giám sát thi công xây dựng.
19. Trần Chủng (2008): Bảo đảm xây dựng các công trình phải an toàn. Báo
cáo khoa học tại Hội nghị thường niên Mạng kiểm định chất lượng công trình
xây dựng Việt Nam lần thứ V, Đắk Lắk 02-2008.
20. Trần Chủng (2013), Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công
trình; Chuyên đề 5, Chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA ĐTXD theo
thông tư 25/2009/TT-BXD.




×