Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc khu lăng tẩm ở tây nam thành phố huế (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 33 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN SINH VŨ
KHÓA CH - 2009

QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI SẢN KIẾN TRÚC KHU LĂNG TẨM
Ở TÂY NAM THÀNH PHỐ HUẾ

Ngành: QUY HOẠCH
Mã số: 60.58.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VŨ PHƯƠNG

Hà Nội, năm 2011


1

MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài
Huế là một cố đô lịch sử, có một quá trình phát triển lâu dài và đầy biến
cố, sự kiện. Tuy nhiên vẫn gìn giữ được gần như nguyên vẹn hệ thống di tích
lịch sử văn hoá, hệ thống cung điện, lăng tẩm, đền chùa, miếu mạo, dinh


thự… của triều đại các đời vua nhà Nguyễn.
Năm 1993, cộng đồng quốc tế và Trung tâm Di sản của UNESCO đã
công nhận hệ thống di sản tại Huế là một trong những khu di sản văn hoá của
thế giới. Quần thể di tích Cố đô Huế tiêu biểu cho những thành tựu về kiến
trúc, điêu khắc, thẩm mỹ và sức lao động sáng tạo của con người Việt Nam
trong suốt một thời gian dài, đặc biệt là trong nghệ thuật và kiến trúc, quy
hoạch thành phố và bài trí cảnh quan, được đánh giá như một “kiệt tác đô
thị”. UNESCO đã công nhận Quần thể Di tích Cố đô Huế là Di sản Văn hóa
Thế giới với đánh giá “Huế biểu trưng cho sự thể hiện nổi bật về uy quyền
của một chế độ phong kiến đã mất của Việt Nam vào thời kỳ hưng thịnh của
nó đầu thể kỷ XIX; Quần thể Di tích Cố đô Huế là một điển hình nổi bật của
một Kinh đô phong kiến Phương Đông”. Từ những nét nổi trội về Văn hoá,
cảnh quan tự nhiên mà Huế đựợc xác định là một trong những trung tâm văn
hoá và du lịch lớn nhất của cả nước [14].
Trong đó quần thể di tích Cố đô Huế bao gồm Kinh thành Huế và hệ
thống các Lăng Tẩm của các vua triều Nguyễn ở Tây Nam thành phố.
Kể từ sau khi đất nước mở cửa và đổi mới, hoà nhập với cộng đồng
quốc tế, đô thị Huế đã có những thay đổi rất nhanh. Những thành tựu của sự
phát triển đó tạo ra những điều kiện thuận lợi để bảo tồn và phát huy giá trị
các di sản. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, chính sự phát triển này
đã làm ảnh hưởng rất lớn đến các di sản văn hóa. Nhìn một cách tổng thể có
thể thấy, thực trạng phát triển đô thị Huế hiện nay là rất đáng lo ngại: Đó là


2

việc chậm triển khai quy hoạch chi tiết tổng thể Thành phố và các khu vực
liên quan (quy hoạch du lịch TP Huế mới đang thực hiện); Sự phát triển
nhanh và tập trung đông dân cư trong khu vực đô thị khá nhỏ hẹp, sự yếu kém
trong quản lý đô thị cũng thể hiện cụ thể qua sự tập trung quá lớn các công

trình cao tầng (chủ yếu phục vụ du lịch, dịch vụ) vào vùng lõi đô thị Huế và
sự phát triển cơ sở hạ tầng ồ ạt trong các khu vực cận kề các khu di sản...
Điều đó khiến không gian bảo vệ của các di sản bị thu hẹp, bị ô nhiễm về
nhiều mặt; các yếu tố thiên nhiên vốn là điều kiện cần làm nên vẻ đẹp của
kiến trúc Huế đã bị mai một rất nhiều… (Khuyến nghị của UNESCO). Chính
vì vậy, việc bảo tồn di sản văn hóa Huế trong bối cảnh phát triển đô thị hiện
đại đã và đang đứng trước những thử thách to lớn.
Hiện nay, đứng trước nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, việc thực hiện
chủ trương đô thị hóa mở ra những đô thị vệ tinh xung quanh địa bàn thành
phố Huế rất mạnh mẽ đã tác động lớn đến không gian khu vực phía Tây Nam
thành phố Huế- một khu vực chiếm vị trí quan trọng trong hình thái đô thị
Huế, chứa đựng với số lượng nhiều công trình kiến trúc Lăng Tẩm các vua
triều Nguyễn và nhiều công trình tôn giáo tín ngưỡng, đã và đang bị xâm hại
với tốc độ chóng mặt (xem phụ lục 2). Vì vậy việc bảo vệ, duy trì, tôn tạo các
di tích văn hoá, các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, các vùng cảnh quan
thiên nhiên trong khu vực phía Tây Nam thành phố Huế đang cần một sự
điều tiết một cách khoa học để phát triển, khai thác một cách đồng bộ, thống
nhất, với một định hướng đúng đắn nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu
cực của quá trình đô thị hoá, một bài học mà nhiều quốc gia trên thế giới đã
phải trả với những cái giá rất đắt trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước.


3

 Mục đích nghiên cứu
+ Khai thác hợp lý những giá trị làm cơ sở định hướng quy hoạch bảo
tồn và phát huy giá trị của các di tích.
+ Đề xuất các giải pháp quy hoạch phân vùng chức năng và tổ chức tuyến
du lịch nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong quần thể Lăng Tẩm.

+ Đề xuất giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích
lăng Vua Khải Định.
 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Không gian kiến trúc, cảnh quan của quẩn thể Lăng Tẩm các vua triều
Nguyễn ở Tây Nam thành phố bao gồm tổng thể các công trình sau:
+ Quần thể Lăng vua Gia Long.
+ Quần thể Lăng vua Minh Mạng.
+ Quần thể Lăng vua Thiệu Trị.
+ Quần thể Lăng vua Tự Đức.
+ Quần thể Lăng vua Đồng Khánh.
+ Quần thể Lăng vua Khải Định.
Phạm vi nghiên cứu
Quần thể Lăng Tẩm ở Tây Nam thành phố thuộc các phường Thủy Xuân
(Tp Huế), Xã Thủy Bằng (Tx Hương Thủy), xã Hương Thọ (huyện Hương
Trà) có tổng diện tích khoảng 2400 ha, cách trung tâm thành phố Huế 7 km có
cảnh quan thiên nhiên đẹp, là vùng đất giàu truyền thống văn hoá, gắn bó với
quá trình hình thành và phát triển của cố đô Huế.
+ Bắc giáp đường Ngự bình và sông Hương;
+ Nam giáp xã Hương Thọ;
+ Tây giáp đường tránh Huế, thuộc xã Hương Hồ;
+ Đông giáp phường Thủy Dương thuộc thị xã Hương Thủy.


4

 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Điều tra, khảo sát thực địa, thu thập dữ liệu, các thông tin trong các tài
liệu sách vở, thông tin qua mạng, internet.

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia.
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Giúp mọi người hiểu rõ giá trị về kiến trúc Lăng Tẩm các vua triều Nguyễn.
- Góp thêm những lý luận khoa học cho công tác bảo tồn và phát huy các
giá trị của khu Lăng Tẩm ở Tây Nam thành phố Huế.
- Làm cơ sở khoa học và ứng dụng cho công tác tổ chức quản lý không
gian kiến trúc cảnh quan, bảo tồn và phát huy giá trị các công trình di sản
trong khu vực nghiên cứu và trên địa bàn thành phố di sản - Huế.
 Cấu trúc luận văn
Cấu trúc của luận văn được chia làm 3 chương, ngoài phần mở đầu và
kết luận :
Chương 1: Đánh giá thực trạng và nhận xét đầy đủ những vấn đề liên
quan đến quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc ở trong khu
vực nghiên cứu.
Chương 2 : Cơ sở khoa học của việc phân tích, đánh giá các di sản kiến trúc.
Chương 3: Đề xuất giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị các
di sản kiến trúc khu Lăng Tẩm ở Tây Nam thành phố Huế, trong đó lấy quần
thể lăng Khải Định làm ví dụ điển hình.


5

Sơ đồ cấu trúc luận văn


6

 Một số thuật ngữ chuyên môn dùng trong luận văn
- Di sản (Heritage): là tài sản giá trị của người đã mất hay tài sản giá trị

của thế hệ trước để lại cho các thế hệ sau. Tài sản này có thể là tài sản về vật
chất hoặc tinh thần.
- Di sản vật thể (Tangible Heritage): là những tài sản vật chất có giá trị
được để lại từ lịch sử bao gồm các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng
cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- Di sản phi vật thể (Intangible Heritage): bao gồm tiếng nói, chữ viết,
tác phẩm văn học nghệ thuật, âm nhạc, khoa học, ngữ văn truyền miệng, lối
sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang
phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
- Di sản văn hóa (Culture Heritage): là những sản phẩm vật chất và phi
vật chất do cộng đồng xã hội con người tạo nên trong quá trình phát triển văn
hóa của mình, có giá trị lớn về nhiều mặt trong cuộc sống đương đại và mai
sau. [13]
- Di sản đô thị (Urban Heritage): là hình thái cấu trúc cư trú của một đô
thị đã hình thành ở một giai đoạn hoặc trong tòan bộ lịch sử phát triển của
thành phố. Có giá trị về nghệ thuật bố cục, về không gian kiến trúc đô thị và
văn hóa cư trú truyền thống.
- Di sản kiến trúc (Architectural Heritage): là những công trình kiến trúc
có giá trị lớn về lịch sử xây dựng và nghệ thuật kiến tạo tiêu biểu trong lịch sử
của một dân tộc hoặc của quốc gia.
- Di tích (Vestige): Các công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc và
hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở
trong hang đá và các công trình có sự liên kết giữa nhiều đặc điểm, còn tồn tại
đến hôm nay có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật
và khoa học.


7

- Di tích lịch sử - văn hóa (Historical and Culture Vestige): là công trình

xây dựng, địa điểm và các di vật cổ vật bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa
điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
- Di chỉ (Archedogical site): Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các
tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo, các khu vực trong đó có
các di chỉ khảo cổ có các hiện vật hay bằng chứng khảo cổ có giá trị nổi bật tòan
cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẫm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học.
- Bảo tồn (Preservation Conservation): Là bảo quản, gìn giữ một khu vực
đô thị, cụm công trình hay công trình có giá trị tiêu biểu trong hiện trạng và
giảm thiểu tối đa sự xuông cấp của nó.
- Tái tạo (Re-creation): Xây dựng lại một lần nữa.
- Tu tạo (Repair, rework): là sửa sang và xây dựng.
- Tôn tạo (Embellishment): Là những nội dung công việc nhằm khôi
phục và nâng cấp môi trường tồn cảnh quan của di tích, tạo những điều kiện
thuận lợi hơn cho sự tồn tại của nó và cho tham quan du lịch.
- Tu bổ (Meditation, repair) : Là hoạt động nằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Trùng tu (Retrofitting, to restore) : Là việc tu sửa theo cơ sở khoa học
nhằm duy trì lâu dài các đặc điểm hiện hữu của di tích, có sự kết hợp khôi
phục những thành phần đã bị mai một dựa trên cơ sở chứng cứ có sức thuyết
phục, không dẫn tới sự biến đổi di tích.
- Cải tạo ( Rehabilitation, to improve) : Là việc nâng cấp nhằm cải thiện
chất lượng công trình, sắp xếp lại không gian cho phù hợp với các nhu cầu sử
dụng mới, hiện đại hóa các tiện nghi bên trong nhà.
- Bảo vệ di tích: Là tổ hợp các hoạt động và xử lý để bảo vệ di tích mà
hoàn toàn không can thiệp đến di tích kể cả hình thức bên ngoài lẫn nội dung
bên trong, khác biệt với bảo tồn và trùng tu di tích công tác này bao gồm các


8


hoạt động từ cấp nhà nước đến các cấp cơ sở và cá nhân bao gồm các qui
định, qui tắc, tiêu chuẩn hướng dẫn các biện pháp tổ chức hành chính, các
biện pháp kinh tế,các luật pháp, sắc lệnh, các qui định thưởng phạt, các biện
pháp tuyên truyền, giáo dục, các giải pháp kỹ thuật, các tổ chức nhà nước, các
tổ chức quần chúng và cá nhân. Tất cả nhằm ngăn chặn sự phá hoại nhanh
chóng hoặc dần dần của thiên nhiên và con người, vô tình hay cố ý, ngăn chặn
sự sửa chữa và can thiệp không có chuyên môn, sự sử dụng sai trái (Đưa cổ
vật hoặc thành phần cấu trúc di tích ra nước ngoài trái phép). Quan điểm bảo
vệ di tích cần phải được thực hiện từ công tác qui hoạch đất đai, công trình và
việc đưa di tích vào đời sống xã hội, thoả mãn nhu cầu văn hoá cũng như nhu
cầu kinh tế của xã hội [14].


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


118

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử, Huế là nơi hội tụ của trí tuệ - tài
năng - vật lực của miền Trung và của cả nước, là trung tâm văn hóa, chính trị

của một giai đoạn phát triển của dân tộc.
Ngày nay Huế là một trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước. Du
khách đến Huế không chỉ chiêm ngưỡng lăng tẩm, đền chùa... mà còn được
thấy một không gian sống thanh bình với cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu
tình. Huế là một thành phố vườn: vườn - lăng, vườn - chùa, vườn - nhà, là một
thành phố giữ trong mình những kho tàng vô giá của nền văn hóa vật chất và
tinh thần Việt Nam. Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị các công trình di
sản kiến trúc khu Lăng Tẩm ở Tây Nam góp phần trong sự nghiệp bảo tồn di
sản văn hóa Huế, kế tục và phát huy truyền thống văn hóa của cha ông,
Từ những đề xuất của luận văn đưa ra các định hướng và giải pháp quy
hoạch du lịch có tính hệ thống. Đảm bảo sự phát triển mang tính ổn định, bền
vững giúp cho công tác khai thác và phát triển du lịch mang lại hiệu quả và
phát huy được hết các giá trị của di sản khu Lăng Tẩm trong khu vực phát
triển phía Tây Nam thành phố Huế.
2. Kiến nghị
Khu vực phía Tây Nam thành phố Huế bao gồm quần thể khu Lăng Tẩm
và nhiều công trình di sản văn hóa có giá trị là vùng di sản văn hóa của cả
nước và thế giới, trên cơ sở các nội dung nghiên cứu trên, đề tài kiến nghị các
cấp có thẩm quyền như sau:
- Khảo sát tổng thể các loại hình kiến trúc trong khu vực, đánh giá đặc
điểm giá trị của từng loại hình không gian để có cơ sở đề xuất việc tạo lập sự
kết nối hoàn thiện hơn cho các điểm di tích, văn hóa, lịch sử.


119

- Khảo sát sự đa dạng về thảm thực vật, cây xanh và địa hình để lựa chọn
phương hướng phát triển.
- Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá, sàng lọc và quyết định chọn lọc các
điểm có khả năng phục vụ du lịch ở quy mô trên toàn tuyến và cả khu vực để

đầu tư nhằm khai thác các giá trị của các công trình di tích lịch sử, văn hóa.
- Trong giới hạn của đề tài, chỉ nghiên cứu đề xuất giải pháp khai thác
các yếu tố di sản kiến trúc khu Lăng Tẩm để phát triển du lịch, do vậy cần
tiếp tục nghiên cứu và kết hợp các yếu tố di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
của các di tích lịch sử, văn hóa khác nhằm tận dụng và khai thác hết các giá
trị tài nguyên khu vực phía Tây Nam thành phố Huế.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phan Thuận An (1999), Kinh thành Huế, NXB Thuận Hoá, Huế, 107, 108,
109, 119, 120.
2. Phan Thuận An (2002), Lăng tẩm Huế một kỳ quan, NXB Thuận Hoá,
Huế, 5,6,7,8,10,11,12,13,14,15,16,17,115,118,119,120,122,123.
3. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB Xây Dựng.
4. Phan Tiến Dũng (2010),“Di sản văn hóa Huế - Động lực của sự phát triển
kinh tế xã hội Thừa Thiên Huế”, báo Thừa Thiên Huế.
5. Trần Thanh Hoàng (2010), “Di sản văn hóa Phật giáo và vấn đề khai thác
du lịch ở Huế”,Hội thảo khoa học, phân viện nghiên cứu văn hóa tại Huế,
Huế, tr 15,16,17.
6. Hoàng Đạo Kính (1991), Di tích kiến trúc Huế qua các bản vẽ ghi 19811987, trung tâm thiết kế và tu bổ công trình văn hoá công ty quản lý di tích
lịch sử và văn hoá Huế, 4,5,6.
7. Hàn Tất Ngạn (1996), Kiến trúc cảnh quan đô thị, NXB Xây Dựng, Hà Nội.
8. Phùng Phu (2009), Bảo tồn bền vững, phát triển vững chắc cho di sản văn
hóa thế giới Huế, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế.
9. Lương Đình Phương (2001), Công tác quản lý, quy hoạch bảo tồn di tích
kiến trúc văn hóa, lịch sử khu vực phía Tây thành phố Hà Nội, Luận văn thạc
sĩ, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, ……
10. Nguyễn Vũ Phương (2006), Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc
Trung tâm lịch sử đô thị Hà Nội theo hướng du lịch văn hóa, Luận án tiến sĩ,

Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, tr. 7-9, 11, 29, 61-65, 72-78, 86-87.
11. Lê Đức Thắng (1996), Quy hoạch các điểm du lịch với việc khai thác di
sản kiến trúc, văn hóa, lịch sử khu vực Hà Nội, Luận án phó tiến sĩ khoa học
kĩ thuật, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, …


12. Luật Di sản văn hóa (2002).
13. Nguyễn Trí Thành, Nguyễn Vũ Phương, Bảo tồn di sản kiến trúc và đô
thị, Bài giảng môn học, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội,tr 1-18
14. Tô Thị Minh Thông (1993), Đánh giá định hướng quy hoạch phát triển
các khu du lịch nghỉ mát trong quan hệ với qui hoạch xây dựng đô thị ở Việt
Nam, Bộ xây dựng- Viện qui hoạch đô thị nông thôn.
15. Chu Quang Trứ (1998), Văn hóa mỹ thuật Huế, nhà xuất bản Thuận Hóa,
xí nghiệp in Gia Định, 41,81,86,87.
16. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (1999), “ Quyết định phê duyệt
quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo các di sản căn hóa và môi trường cảnh
quan ở Tây Nam thành phố Huế ”.
17. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2009), “Quyết định phê duyệt Qui
hoạch chung khu vực cảnh quan hai bờ sông Hương”.
18. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2009), “Quyết định phê duyệt Qui
hoạch chung thành phố Huế đến 2020 ”.
19. Hồ Viết Vinh (2001), Quản lý sự đa dạng hình thái học không gian đô thị
và chức nâng cao giá trị di sản lịch sử đô thị Huế, Luận văn thạc sĩ, Trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Tiếng Anh
20. Arthur Pedersen (2002), “Quản lý du lịch tại các khu di sản thế giới”, Tài
liệu hướng dẫn thực tiễn cho các nhà quản lý khu Di sản thế giới, Tản trung
tâm Di sản thế giới của Unesco, Paris.
21. G.J. Ashworth (1990), Heritage Planning, Goe Pers, The Netherlands, pp
15-34, 47-50.



PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Giới thiệu 7 Lăng chính
1. Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng): xây 1814-1820 hoàn tất.
Toàn bộ Lăng là quần sơn với 42 đồi núi lớn nhỏ. Trong đó:
- Phía trước có ngọn núi Đại Thiên Thọ làm tiền án
- Phía sau có 7 ngọn núi làm Hậu Chẩm
- Bên trái có 14 ngọn núi làm “Tả Thanh Long”
- Bên phải có 14 ngon núi làm “Hữu Bạch Hổ”
Lăng Gia Long là một quần thể gồm lăng mộ vua Gia Long, Hoàng hậu
và hoàng tộc.
Lăng Gia Long là một bức tranh tuyệt vời về sự phối trí giữa thiên nhiên
và kiến trúc, hoành tráng và hùng vĩ.

Một số hình ảnh lăng Gia Long (Nguồn: Sở VH, TT & DL TT Huế).

2. Lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng): xây năm 1840 – 1843 hoàn tất.
Thuộc địa phận núi Cẩm Khê gần ngã ba Bằng Lẵng, cách trung tâm
thành phố 12km. Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc quy mô gồm
khoảng 40 công trình lớn nhỏ: Cung điện, lâu đài, đình tạ… bố trí cân đối tên
trục Thần đạo dài 700m. Hình thể của Lăng tựa dáng người đang nằm nghỉ,
đầu gối lên núi Kim Phụng chân duỗi ra ngả 3 sông.


Từ ngoài vào trong, các công trình được phân bố trên ba trục lớn vuông
góc với trục Thần đạo, và đối xứng nhau từng cặp. Ba cây cầu: Trung đạo, Tả
Phù, Hữu Bật bắc qua hồ Trừng Minh, ngoài tính đăng đối, uy nghiêm, Lăng
Minh Mạng còn những nét quyến rũ của thiên nhiên đã được cải tạo làm bối
cảnh cho các công trình kiến trúc.


Một số hình ảnh lăng Minh Mạng (Nguồn: Sở VH, TT & DL TT Huế).

3. Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng): xây dựng đầu năm 1847 - kết thúc cuối
năm 1848.
Lăng Thiệu Trị thuộc lang Cư Chánh, xã Thủy Bằng, thị xã Hương
Thủy, cách TT thành phố Huế 8km. Lăng dựa vào chân núi Thuận Đạo.
Trước mặt Lăng là vùng đất bằng phẳng với cây cối xanh tươi và ruộng đồng
mơn mởn trải dài từ bờ sông Hương đến tận cầu Lim.
Vua Thiệu Trị nằm đó yên giấc ngàn thu trong cảnh thanh bình của đồng
quê và quây quần của gia tộc. Tổng thể kiến trúc Lăng là sự kết hợp chọn lọc
từ mô thức kiến trúc của Lăng Gia Long và Minh Mạng.


Một số hình ảnh lăng Thiệu Trị (Nguồn: Sở VH, TT & DL TT Huế).

4. Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng): xây dựng từ tháng 12 năm 1864 đến
1867 hoàn thành.
Lăng Tự Đức được xây dựng trong một thung lũng hẹp thuộc làng
Dương Xuân Thượng, thôn Thượng 3, phường Thủy Xuân, tp Huế. Đây là
một công trình đẹp và quyến rũ nhất của kiến trúc cung đình thời Nguyễn.
Lăng nằm giữa một rừng thông bát ngát cách TT Huế 8km. Trong vòng La
thành của Lăng rộng khoảng 12ha bao gồm 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ.
Bố cục khu Lăng gồm 2 phần chính trên 2 trục song song với nhau, lấy núi
Giáng Khiêm làm Tiền án, núi Dương Xuân làm Hậu chẩm, Hồ Lưu Khiêm
làm yếu tố Minh đường. Toàn cảnh Lăng tự Đức như một công viên rộng lớn.
Lăng là một bài thơ tuyệt tác, một bức tranh sơn thủy hữu tình.

Một số hình ảnh lăng Tự Đức (Nguồn: Sở VH, TT & DL TT Huế).



5. Lăng Đồng Khánh (Tư Lăng): quá trình xây dựng Lăng Đồng Khánh
diễn ra lâu dài qua 4 đời vua 1888 - 1923.
Đây là thời kỳ đất nước ta mất hết chủ quyền vào tay thực dân Pháp, nền
văn hóa nghệ thuật không còn giữ nguyên tính thuần túy như trước. Lăng
Đồng Khánh mang dấu ấn 2 trường phái kiến trúc của 2 thời điểm lịch sử
khác nhau thể hiện qua hai khu Lăng và Tẩm. Ở khu Tẩm điện, nhìn tổng thể
các công trình vẫn mang dáng xưa, lối kiến trúc “Trùng thềm điệp ốc”, chính
điện và các nhà cửa vẫn những hành cột sơn son thếp vàng, nghệ thuật sơn
mài nổi tiếng của Việt Nam. Nhìn chung Lăng Đồng Khánh mở đầu cho thời
kì kiến trúc pha trộn Âu- Á.

Một số hình ảnh lăng Đồng Khánh (Nguồn: Sở VH, TT & DL TT Huế).

6. Lăng Dục Đức (An Lăng): Là khu mộ chung của ba thế hệ vua Dục
Đức, Thành Thái và Duy Tân.
So với các Lăng Tẩm khác của các vị vua triều Nguyễn, lăng Dục Đức
có kiến trúc đơn giản và khiêm tốn. Lăng gồm hai khu vực: điện Long Ân và
lăng mộ vua cùng hoàng hậu đều lấy cồn Phước Quả ở phía trước làm Tiền
Án, khe mụ Niêm làm yếu tố Minh đường và ngọn núi Tam Thai phía sau làm
Hậu chẩm. Toàn bộ Lăng hình chữ nhật có diện tích 3445 m2, điện Long Ân
ở trung tâm khu vực tẩm, bên trong có án thờ bài vị ba vị vua.


Một số hình ảnh lăng Dục Đức ( Nguồn: Sở VH, TT & DL TT Huế).

7. Lăng Khải Định (Ưng Lăng): Vua Khải Định lên ngôi năm 1916, là vị
vua thứ 12 của triều Nguyễn và là người cuối cùng xây dựng Lăng tẩm chuẩn
bị chổ nghỉ ngàn thu của mình. Núi đồi khe suối của mộ vùng rộng lớn quanh
Lăng được dùng làm yếu tố phong thủy, tiền án, hậu chẩm, tả thanh long, hữu

bạch hổ, minh đường, thủy tụ tạo cho Lăng Khải Định một ngoại cảnh thiên
nhiên hùng vĩ.
Tổng thể Lăng là một khối hình chữ nhật vươn cao tới 127 bậc, lăng có
diện tích 117x48,5m bằng vật liệu xi măng cốt thép, ốp sành sứ của Trung
Quốc, Nhật Bản. Lăng vừa là kết quả của sự giao thoa văn hóa Đông Tây, vừa
là biểu hiện cá tính con người Khải Định.

Một số hình ảnh lăng Khải Định ( Nguồn: Sở VH, TT & DL TT Huế).


Phụ lục 2: Bản đồ quy hoạch vùng Tỉnh Thừa Thiên Huế
(nguồn: Sở XD tỉnh TT Huế)


Phụ lục 3: Bản đồ quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2020
(nguồn: UBND thành phố Huế)


Phụ lục 4: Bản đồ quy hoạch chung khu vực cảnh quan hai bờ sông
Hương từ biển Thuận An đến Lăng Gia Long (nguồn: Sỏ XD TT Huế)


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự hướng dẫn và chỉ bảo
tận tình của TS. Nguyễn Vũ Phương trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội, Khoa Sau đại học đã hỗ trợ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Hội đồng khoa học đã đóng
góp những lời khuyên quý giá định hướng cho luận văn của tôi được hoàn

thành tốt đẹp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các chuyên gia Nguyễn Minh Dũng, Huỳnh
Quang, Phan Thuận An đã chia sẻ những ý tưởng và động viên tôi trong quá
trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã khuyến khích, giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành luận văn
này.
Hà Nội, tháng 11 năm 2011.
Tác giả luận văn

Nguyễn Sinh Vũ


LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình nghiên cứu khoa học do chính bản
thân tôi thực hiện. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính xác
thực của các nội dung và kết quả trong luận văn này.

Hà Nội, tháng 11 năm 2011.
Tác giả luận văn

Nguyễn Sinh Vũ


MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt

Danh mục hình minh họa
Danh mục bảng, biểu
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
NỘI DUNG .................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG VỀ QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT
HUY GIÁ TRỊ DI SẢN KIẾN TRÚC KHU LĂNG TẨM Ở TÂY NAM
THÀNH PHỐ HUẾ........................................................................................ 9
1.1. Sự hình thành và phát triển khu vực Tây Nam thành phố Huế ...... 9
1.1.1. Thành phố Huế và đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội............... 9
1.1.2. Sự hình thành và đặc điểm khu Lăng Tẩm ở Tây Nam thành phố
Huế ........................................................................................ 11
1.2. Giá trị di sản kiến trúc khu Lăng Tẩm ở Tây Nam thành phố Huế 17
1.2.1. Giá trị về văn hóa, lịch sử ..................................................... 17
1.2.2. Giá trị về quy hoạch, kiến trúc. ............................................. 20
1.2.3. Giá trị về kinh tế phát triển du lịch ........................................ 26
1.3. Thực trạng công tác bảo tồn di sản kiến trúc khu Lăng Tẩm ở
Tây Nam thành phố Huế ............................................................. 26
1.3.1. Hiện trạng quy hoạch ............................................................ 26
1.3.2. Hiện trạng các công trình di sản ............................................ 29
1.3.3. Hiện trạng cảnh quan ............................................................ 32
1.3.4. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ................................................... 33


×