Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Phân tích hiệu quả tài chính tại công ty TNHH MTV bảo hiểm ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.04 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN LÊ ANH THƯƠNG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY TNHH MTV BẢO HIỂM
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


Đà Nẵng – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN LÊ ANH THƯƠNG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY TNHH MTV BẢO HIỂM
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN MẠNH TOÀN


Đà Nẵng – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Lê Anh Thương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................2
5. Kết cấu đề tài..........................................................................................3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP.............................................................................7
1.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM..................................7
1.1.1 Khái niệm và yêu cầu cần thiết của doanh nghiệp bảo hiểm.............7
1.1.2. Nội dung, nguyên tắc hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm. . .8
1.1.3 Đặc điểm hoạt động của Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ......10
1.2. KHÁI QUÁT VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DOANH

NGHIỆP..........................................................................................................11
1.2.1. Một số khái niệm............................................................................11
1.2.2. Ý nghĩa của phân tích hiệu quả tài chính doanh nghiệp.................13
1.3. NGUỒN THÔNG TIN PHỤC VỤ CHO TÍNH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH...14
1.3.1. Hệ thống báo cáo tài chính.............................................................14
1.3.2. Cơ sở dữ liệu khác..........................................................................14
1.4. TỔ CHỨC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TRONG DOANH
NGHIỆP BẢO HIỂM...............................................................................16
1.5. NỘI DUNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP BẢO HIỂM................................................................................18
1.5.1. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp..........18


1.5.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính...............................19
1.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP...............................................................30
1.6.1. Phương pháp so sánh......................................................................30
1.6.2. Phương pháp thay thế liên hoàn.....................................................31
1.6.3. Phương pháp loại trừ......................................................................32
1.6.4. Phương pháp phỏng vấn.................................................................32
1.6.5. Phương pháp phân tích Dupont......................................................32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV BẢO HIỂM NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM........................................................34
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MTV BẢO HIỂM NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.....................................................34
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển..................................................34
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và cơ cấu bộ máy quản lý công ty.........................36
2.1.3. Chức năng hoạt động......................................................................39

2.1.4. Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.......41
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TẠI
VBI............................................................................................................44
2.2.1. Thực trạng về công tác tổ chức phân tích hiệu quả tài chính tại VBI.....44
2.2.2. Thực trạng về nội dung và phương pháp phân tích tại VBI...........48
2.2.3. Đánh giá về công tác phân tích hiệu quả tài chính tại VBI............52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................55
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TẠI VBI.......................................57


3.1. YÊU CẦU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI
CHÍNH TẠI VBI.....................................................................................57
3.1.1. Về quản lý bộ phận phân tích.........................................................58
3.1.2. Về quy trình thực hiện....................................................................59
3.1.3. Về tổ chức việc sử dụng kết quả phân tích....................................61
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH
HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH TẠI VBI...........................................................62
3.2.1. Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả tài chính.....62
3.2.2. Kiện toàn công tác phân tích hiệu quả tài chính tại VBI................75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................78
KẾT LUẬN....................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................81
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐKT


: Bảng cân đối kế toán

BCKQHĐKD

: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BCLCTT

: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BCTC

: Báo cáo tài chính

BGĐ

: Ban giám đốc

ĐBTC

: Đòn bẩy tài chính

HTK

: Hàng tồn kho

KNTTLV

: Khả năng thanh toán lãi vay


LNST

: Lợi nhuận sau thuế

LNTT

: Lợi nhuận trước thuế

NPT

: Nợ phải trả

NVTX

: Nguồn vốn thường xuyên

RE

: Tỷ suất sinh lời kinh tế tài sản

ROA

: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

ROE

: Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu

SXKD


: Sản xuất kinh doanh

TMCP

: Thương mại Cổ phần

TMCP

: Thương mại cổ phần

TNHH MTV

: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TSCĐ

: Tài sản cố định

TSLĐ

: Tài sản lưu động

VBI

: Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam

VCSH

: Vốn chủ sở hữu


VLĐ

: Vốn lưu động


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
1.1
1.2
2.1
2.2
2.3
2.4
3.1
3.2
3.3
3.4

Tên bảng
Tổng hợp chỉ tiêu tỷ suất sinh lời chi phí
Bảng tổng hợp chỉ tiêu phân tích tài sản
Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty
Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản
Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của VBI
Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
Phân tích hiệu quả tài chính
Phân tích chỉ tiêu ROE và các nhân tố ảnh hưởng theo phương

trình Dupont
Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến ROA
Bảng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài
chính

Trang
25
27
41
49
50
51
64
68
71
74


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình
1.1
2.1
2.2
3.1
3.2

Tên hình

Trang


Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính
Cơ cấu tổ chức và cơ cấu bộ máy quản lý Công ty
Biểu đồ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế qua 4 năm
Biểu đồ biến động tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu qua 4 năm
Biểu đồ biến động tỷ suất sinh lời tài sản qua 4 năm

30
36
43
69
72


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh
tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây nên những khó
khăn và thách thức cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó để có thể khẳng định
được mình doanh nghiệp cần nắm vững được tình hình cũng như kết quả của
hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp cần
phải luôn quan tâm đến tình hình cũng như hiệu quả tài chính trong doanh
nghiệp, vì nó quan hệ trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc thường xuyên phân tích hiệu quả tài chính sẽ giúp cho doanh
nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ được thực trạng hoạt động tài
chính, kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác
định được một cách đầy đủ đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng các
các nhân tố thông tin để có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản xuất

kinh doanh cũng như những rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh
nghiệp để đưa ra nhưng giải pháp hữu hiệu những quyết định chính xác nhằm
nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính, nâng cao chất lượng hiệu quả
sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Thực tế Công ty TNHH Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam chưa thực sự chú trọng vào việc phân tích hiệu quả tài chính hoặc có
quan tâm nhưng còn lúng túng trong việc tổ chức. Do đó các thông tin cung
cấp từ việc phân tích chưa thực sự thuyết phục, hữu ích cho các nhà quản trị,
không có sức hút đối với các nhà đầu tư.
Xuất phát từ thực tiễn đó, bằng những kiến thức về phân tích tài chính
doanh nghiệp được tích lũy trong thời gian học tập, nghiên cứu tại thị trường,
cùng với thời gian làm việc tại VBI, tác giả chọn đề tài : “Phân tích hiệu quả


2

tài chính tại Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ
phần Công thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp
và với hy vọng có thể đưa ra những giải pháp hợp lý hơn cho doanh nghiệp
trong việc quản lý tài chính, để sử dụng tài sản và nguồn vốn một cách có
hiệu quả.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận cơ bản về phân tích hiệu quả tài chính doanh
nghiệp.
- Khảo sát và đánh giá công tác phân tích hiệu quả tài chính Công ty
TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
- Từ những vấn đề lý luận và thực trạng công tác phân tích hiệu quả tài
chính tại VBI, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn hiện về nội dung và
phương pháp phân tích hiệu quả tài chính phù hợp với đặc thù của Công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác phân tích hiệu quả tài
chính tại VBI.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: tại Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam (VBI).
+ Về thời gian: Luận văn xem xét công tác phân tích hiệu quả tài chính
của VBI trong 4 năm 2011, 2012, 2013, 2014. Ngoài ra, để đánh giá đúng xu
hướng vận động của đối tượng nghiên cứu, luận văn có thể kéo dài thêm thời
gian nghiên cứu một vài năm trước năm 2011 khi xem xét, đánh giá, một số
chỉ tiêu tài chính.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp như:
- Phương pháp Chi tiết
- Phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ


3

- Phương pháp Dupont
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp kế toán trưởng, ban giám đốc và các
bộ phận liên quan đối với các vấn đề về công tác phân tích hiệu quả tài chính
tại Công ty.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác phân tích hiệu quả tài chính tại Công ty
TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích hiệu
quả tài chính tại Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công

Thương Việt Nam
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Thực tế, trong những năm gần đây, có khá nhiều đề tài liên quan đến
phân tích hiệu quả tài chính nhưng chủ yếu là các đề tài nghiên cứu về phân
tích hiệu quả tài chính tại các doanh nghiệp còn đề tài nghiên cứu về phân tích
hiệu quả tài chính tại công ty bảo hiểm thì không có nhiều.
Do hoạt động bảo hiểm mang tính đặc thù nên công tác phân tích hiệu
quả tài chính đối với các công ty bảo hiểm ngoài những nét chung nhất của
phân tích tài chính doanh nghiệp thông thường, còn có những điểm riêng, rất
khác biệt cần được quan tâm nghiên cứu.
Xuất phát từ tầm quan trọng phải hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích
hiệu quả tài chính doanh nghiệp, từ đặc điểm của phân tích hiệu quả tài chính,
đặc điểm của BCTC, nội dung, phương pháp, đến việc vận dụng công tác tổ
chức phân tích và sử dụng kết quả phân tích vào từng doanh nghiệp sao cho


4

hoạt động quản trị của doanh nghiệp thật hiệu quả, thời gian qua đã có một số
tác giả quan tâm nghiên cứu đến vấn đề này như:
- Đề tài: “Phân tích hiệu quả tài chính tại các Doanh nghiệp dệt may
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, tác giả Phạm Thị Kim Liên, luận văn thạc
sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng năm 2010
Hệ thống hóa, đưa ra được các nhân tố tác động vào chỉ tiêu hiệu quả tài
chính (ROE) và phân tích mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu dựa vào các
phương pháp phân tích như so sánh, chi tiết, loại trừ, liên hệ và phương pháp
Dupont. Nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích
hiệu quả tài chính.
- Đề tài: “Phân tích hiệu quả tài chính và phương hướng nâng cao hiệu
quả tài chính tại Tổng công ty cổ phần Sách”, tác giả Lương Thúy Nga, luận

văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng năm 2006
Với phương pháp so sánh, phân tích nhân tố và cân đối tác giả phân tích
hiệu quả tài chính trong các doanh nghiệp phát hành Sách dựa trên hệ thống
chỉ tiêu phân tích hiệu quả hiệu quả tài chính. Đồng thời, dựa trên thực trạng
công tác phân tích hiệu quả tài chính tại Tổng Công ty Phát Hành Sách tác giả
đã đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả và phương hướng
nâng cao hiệu quả tài chính tại Tổng công ty Sách Việt Nam.
- Đề tài :“Hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty
cổ phần FOCOCEV Quảng Nam”, tác giả Lê Thị Mai Hồng, luận văn thạc sĩ
Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng năm 2013
Đề tài nêu ra được những lý luận chung và cá nhân tố cần trong công tác
phân tích hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, đưa ra những nhận xét về thực trạng
còn chưa đầy đủ công tác phân tích hiệu quả hoạt động trong chương 2, ở
chương 3 tác giả nêu ra một số nội dung và phương pháp phân tích như
phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp Dupont vào trong công tác


5

phân tích tại Công ty cổ phần FOCOCEV Quảng Nam.
- Đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của Ngân hàng thương
mại cổ phần ngoại thương Việt Nam”, tác giả Nguyễn Mạnh Cường, luận văn
thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng năm 2013
Luận văn đã đưa ra được một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện
công tác phân tích hiệu quả tài chính tại ngân hàng VCB mặc dù có mang tính
đặc thù đối với ngành ngân hàng nhưng qua đây học viên đã có những định
hướng để kiện toàn công tác phân tích hiệu quả tài chính tại Công ty TNHH
MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Đặc biệt trong
phần nội dung phân tích tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích thay thế
liên hoàn dạng tích số theo mô hình Dupont để xác định mức độ ảnh hưởng

của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu ROE.
- Đề tài: “Phân tích hiệu quả tài chính tại Công ty cổ phần nhựa Đà
Nẵng”, tác giả Nguyễn Thị Huyền, luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại
học Đà Nẵng năm 2011
Thông qua phân tích hiệu quả kinh doanh bằng các chỉ tiêu hiệu quả cá
biệt và tổng hợp; phân tích hiệu quả tài chính; phân tích chỉ tiêu chứng khoán
tác giả kết luận hiệu quả tài chính của công ty chưa cao do các yếu tố tài sản
cố định, vốn lưu động và cơ cấu vốn. Từ đó tác giả đề ra những biện pháp
nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, xây dựng cơ cấu vốn hợp lý và hoàn
thiện hệ thống thu thập, xử lý, trao đổi thông tin.
- Đề tài: “Phân tích hiệu quả tài chính của công ty cổ phần nông sản
thực phẩm Quảng Ngãi”, tác giả Phạm Hữu Thịnh, luận văn thạc sỹ Quản trị
kinh doanh, đại học Đà Nẵng năm 2012
Nội dung phân tích của tác giả tập trung vào phân tích hiệu quả tài
chính của CTCP dựa trên các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh cá biệt, hiệu quả
kinh doanh tổng hợp bằng các phương pháp so sánh, phương pháp chi tiết,


6

phương pháp số dư chênh lệnh, phương pháp thay thế liên hoàn dạng thương
số. Song, với nội dung phân tích dựa trên chỉ tiêu cá biệt và tổng hợp của
nghiên cứu đã không kết luận được hiệu quả thực sự do các chỉ số rời rạc.
Như vậy, qua các tài liệu tham khảo ở trên có thể nói, mặc dù vấn đề
phân tích hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ở trong nước đã được quan
tâm nghiên cứu nhưng các nghiên cứu này còn thiếu và chưa đầy đủ, cần phải
tiếp tục bổ sung và hoàn thiện thêm, đặc biệt là những nghiên cứu về hiệu quả
tài chính của các công ty bảo hiểm.
Xuất phát từ ý tưởng này, cùng với định hướng của giáo viên hướng dẫn
tôi đã thực hiện Luận văn thạc sỹ của mình với đề tài “Phân tích hiệu quả tài

chính tại Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam”.


7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
1.1.1 Khái niệm và yêu cầu cần thiết của doanh nghiệp bảo hiểm
a. Khái niệm
Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt
động theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm và các quy đinh khác của
pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.
b. Đặc trưng của doanh nghiệp bảo hiểm
Thứ nhất, Doanh nghiệp bảo hiểm có hoạt động kinh doanh tài chính,
chủ yếu thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là kinh doanh bảo hiểm.
Tính đặc thù của kinh doanh bảo hiểm được thể hiện:
- Đây là dịch vụ tài chính đặc biệt, là hoạt động kinh doanh trên những
rủi ro. Sản phẩm của bảo hiểm là sản phẩm vô hình, nó là sự đảm bảo về mặt
tài chính trước rủi ro cho người được bảo hiểm kèm theo là dịch vụ có liên
quan.
- Chu kỳ kinh doanh bảo hiểm là chu kỳ đảo ngược, tức là sản phẩm
được bán ra trước, doanh thu được thực hiện sau đó mới phát sinh chi phí.
Thứ hai, Doanh nghiệp bảo hiểm được tổ chức, thành lập và hoạt động
theo các quy định của luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của
pháp luật.
Thứ ba, Doanh nghiệp bảo hiểm chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài

Chính.
Để quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm hầu hết các quốc gia trên thế
giới đều giao cho một cơ quan quản lý nhà nước nhất định. Đây là đặc điểm


8

giúp phân biệt Doanh nghiệp bảo hiểm với doanh nghiệp khác trong nền kinh
tế.
c. Yêu cầu cần thiết
- Về mặt kỹ thuật Doanh nghiệp bảo hiểm phải tổ chức tốt việc thống kê,
lựa chọn rủi ro, tính phí bảo hiểm, giải quyết các khiếu nại khi có xảy ra sự
kiện bảo hiểm.
- Về mặt pháp lý Doanh nghiệp bảo hiểm phải được thành lập và vận
động đúng theo quy định của luật pháp địa phương hoặc quốc gia mà doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh.
- Về mặt kinh doanh Doanh nghiệp bảo hiểm phải được tổ chức thành
một bộ máy hoàn chỉnh để có thể vận hành, gồm các bộ phận chức năng như:
quản lý, nghiệp vụ, kinh doanh, tài chính, kế toán, hành chính nhân sự…
- Về mặt tài chính Doanh nghiệp bảo hiểm tập trung huy động vốn từ số
đông khách hàng nên phải có sự đảm bảo về mặt tài chính (ký quỹ, quỹ dự
phòng, vốn chủ sở hữu, hiệu quả đầu tư…) để hoạt động và tạo sự tin tưởng
đối với khách hàng. Những yêu cầu về tài chính phải được giám sát chặt chẽ
bởi các cơ quan quản lý nhà nước.
1.1.2. Nội dung, nguyên tắc hoạt động của các doanh nghiệp bảo
hiểm
a. Nội dung
Thứ nhất : kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm
+ Trong kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được quyền chủ
động bán bảo hiểm dưới các hình thức sau: trực tiếp; thông qua các đại lý bảo

hiểm, môi giới bảo hiểm; thông qua đấu thầu; các hình thức khác phù hợp với
quy định của pháp luật.
+ Trong kinh doanh tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền
nhượng chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hay nhiều


9

doanh nghiệp bảo hiểm khác nhưng không được nhượng toàn bộ trách nhiệm
bảo hiểm đã nhận trong một hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm
khác để hưởng hoa hồng tái bảo hiểm.
Thứ hai: quản lý quỹ và đầu tư vốn:
+ Quản lý quỹ: Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải
luôn duy trì mức vốn điều lệ đã đóng góp không thấp hơn mức vốn pháp định
đã quy định.
+ Trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ: là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo
hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm
đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.
+ Đầu tư vốn: Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm : vốn
diều lệ, quỹ dự trữ bắt buộc, quỹ dự trữ tự nguyện, các khoản lãi những năm
trước chưa sử dụng và các quỹ được sử dụng để đầu tư hình thành từ lợi tức để
lại của doanh nghiệp, nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
Thứ ba: Doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện các hoạt động khác như:
đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thât; giám định tổn thất; đại lý giám định tổn
thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn và các hoạt
động khác theo quy định của pháp luât.
b. Nguyên tắc hoạt động
- Nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn: chỉ
bảo hiểm một sự rủi ro xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên ngoài ý muốn con người
chứ không bảo hiểm một cái chắc chắn xảy ra.

- Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: Tất cả các giao dịch kinh doanh cần
được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối.
- Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: Quyền lợi có thể được
bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan, gắn liền hay phụ thuộc vào sự an
toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm.


10

- Nguyên tắc bồi thường: Theo nguyên tắc bồi thường, khi có tổn thất
xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người
được bảo hiểm có vi trí tài chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn
không kém.
- Nguyên tắc thế quyền: Theo nguyên tắc thế quyền, người bảo hiểm sau
khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo
hiểm để đòi người thứ 3 trách nhiệm bồi thường cho mình.
- Nguyên tắc lấy số đông bù số ít: Dựa trên cơ sở nghiên cứu về quy luật
số lớn, người ta có thể xác định được mức độ thiệt hại bình quân cho những
khoảng thời gian nhất định. Số người tham gia bảo hiểm càng đông thì khả
năng bù đắp rủi ro càng lớn, độ an toàn càng cao và ngược lại.
1.1.3. Đặc điểm hoạt động của Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
a. Đối tượng kinh doanh đa dạng
- Bảo hiểm tài sản: BH ô tô, xe máy, BH máy bay, BH tàu thủy, BH vận
chuyển hàng hóa nội địa và xuất nhập khẩu, BH đầu máy và toa xe, BH tài
sản cá nhân và doanh nghiệp, BH tín dụng.
- Bảo hiểm con người: BH nhân thọ, BH tai nạn lao động, BH tai nạn
hành khách, BH tai nạn học sinh, sinh viên…
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: BH trách nhiệm dân sự lái xe cơ giới,
BH trách nhiệm dân sự chủ tàu, BH trách nhiệm dân sự chủ hãng hàng
không…

b. Bảo hiểm là ngành kinh doanh có nguồn vốn lớn
Hiện các công ty bảo hiểm đang quản lý một lượng lớn nguồn vốn.
Nguồn vốn này các Công ty bảo hiểm có nhu cầu đầu tư dài hạn, đầu tư vào
các dự án có mức độ mạo hiểm nhằm thu lợi nhuận.


11

c. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn luôn phải có dự phòng bảo
hiểm
Doanh nghiệp phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt qua trình
hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Khi có nguy cơ mất khả năng thanh toán,
doanh nghiệp phải chủ động thực hiện ngay các biện pháp tự khôi phục khả
năng thanh toán, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính về thực trạng tài chính,
nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và phương án khôi
phục. Nếu không khôi phục được khả năng thanh toán, doanh nghiệp sẽ bị đặt
vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
d. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm vừa hợp tác vừa cạnh tranh
Doanh nghiệp bảo hiểm làm quen với hội nhập hợp tác quốc tế và tạo ra
sự cạnh tranh để doanh nghiệp bảo hiểm tự nâng cao năng lực cạnh tranh của
mình nhằm đem lại lợi ích tốt hơn cho người tham gia bảo hiểm.
Trong quá trình phát triển thì các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải hợp
tác để đưa đến thống nhất và đòi hỏi canh tranh lành mạnh.
e. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải tuân theo các quy định của
pháp luật và các điều ước quốc tế có liên quan
Để các Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động có hiệu quả trong nền kinh tế
thị trường cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật và các điều ước quốc tế có
liên quan đến hoạt động bảo hiểm.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP

1.2.1. Một số khái niệm
a. Khái quát về hiệu quả
Bản chất của hiệu quả chính là kết quả của lao động xã hội, được xác
định trong mối quan hệ so sánh lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được với
lượng hao phí lao động xã hội.


12

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế tổng hợp được tạo thành
bởi tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, nên cần phải xem xét
hiệu quả kinh doanh trên cả hai mặt là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Hiệu quả xã hội phản ánh những mặt lợi ích xã hội đạt được từ quá trình
hoạt động kinh doanh
Hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để
đạt được kết quả đó.
b. Khái niệm về hiệu quả tài chính doanh nghiệp
Bản chất tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ tiền tệ gắn trực
tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng, và quản lý vốn trong quá
trình kinh doanh.
Trên thực tế hiện nay, khi hiểu về hiệu quả tài chính doanh nghiệp có hai
quan điểm:
Quan điểm thứ nhất: hiệu quả tài chính là hiệu quả của việc huy động
vốn, quản lý và sử dụng vốn trong quá trình kinh doanh.
Quan điểm thứ hai: hiệu quả tài chính là hiệu quả của việc huy động vốn,
còn hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn là hiệu quả kinh doanh.
Luận văn đứng trên quan điểm thứ nhất.
c. Khái niệm về hiệu quả tài chính doanh nghiệp
Phân tích hiệu quả tài chính là quá trình sử dụng các kỹ thuật phân tích
thích hợp nhằm xử lý tài liệu từ báo cáo tài chính và các tài liệu khác, hình

thành các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính, khả năng tạo
ra lãi của doanh nghiệp và dự đoán tiềm lực tài chính trong tương lai. Như
vậy phân tích hiệu quả tài chính là việc chuyển các dữ liệu tài chính trên báo
cáo tài chính thành những thông tin hữu ích. Quá trình này có thể thực hiện
theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu của nhà phân tích


13

1.2.2. Ý nghĩa của phân tích hiệu quả tài chính doanh nghiệp
Phân tích hiệu quả tài chính giúp các nhà quản trị doanh nghiệp định
hướng đúng để đầu tư và điều chỉnh nguồn vốn của doanh nghiệp cho phù
hợp.
Phân tích hiệu quả tài chính cung cấp đầy đủ thông tin cho các nhà đầu
tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính
để giúp họ có những quyết định đúng đắn trong đầu tư , quyết định cho vay
Phân tích hiệu quả tài chính cung cấp cho các chủ công ty, các nhà đầu
tư, các nhà cho vay và người sử dụng thông tin khác trong việc đánh giá khả
năng quản lý tài sản, khả năng sinh lợi và tính chắc chắn của đồng tiền mặt
vào ra và tình hình sử dụng có hiệu quả nhất vốn kinh doanh.
Phân tích hiệu quả tài chính phải cung cấp các thông tin về nguồn vốn
chủ sỡ hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh, sự kiện và các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ
của công ty.
Các mục tiêu phân tích ở trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó góp
phần cung cấp những thông tin nền tảng quan trọng cho quản trị doanh nghiệp
của các công ty.
Tóm lại phân tích hiệu quả tài chính doanh nghiệp là công việc cực kỳ
quan trọng trọng công tác quản trị doanh nghiệp. Nó không chỉ có ý nghĩa đối
với bản thân công ty mà còn cần thiết cho các chủ thể quản lý khác có liên

quan đến doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả tài chính sẽ giúp cho quản trị công
ty khắc phục những thiếu sót, phát huy những mặt tích cực và dự đoán được
tình hình phát triển của công ty trong tương lai. Trên cơ sở đó, quản trị công
ty đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm lựa chọn quyết định, phương án tối
ưu cho hoạt động kinh doanh của công ty.


14

1.3. NGUỒN THÔNG TIN PHỤC VỤ CHO TÍNH TOÁN VÀ PHÂN
TÍCH
1.3.1. Hệ thống báo cáo tài chính
BCTC là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán
hiện phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính quan trọng của doanh nghiệp
BCTC chứa đựng những thông tin tổng hợp về tình hình tài sản, vốn chủ sở
hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình
lưu chuyển tiền tệ và khả năng sinh lời trong kỳ của doanh nghiệp. BCTC
cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho người sử dụng thông tin
kế toán trong việc đánh giá, phân tích và dự đoán tình hình tài chính, kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Căn cứ chế độ báo cáo tài chính hiện hành đối với các TCTD do Thống
đốc NHNN và Bộ tài chính quy định tại Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN
ngày 18/04/2007 thì hệ thống BCTC bao gồm:
-

Bảng cân đối kế toán.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Thuyết minh báo cáo tài chính.


BCTC được sử dụng như nguồn dữ liệu chính khi phân tích tài chính
doanh nghiệp.
1.3.2. Cơ sở dữ liệu khác
Sự tồn tại, phát triển cũng như quá trình suy thoái của doanh nghiệp phụ
thuộc vào nhiều yếu tố: có yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài; có yếu tố chủ
quan và yếu tố khách quan. Điều đó phụ thuộc vào tiêu thức phân loại các yếu
tố ảnh hưởng.
- Các yếu tố bên trong: là những yếu tố thuộc về tổ chức doanh nghiệp,
trình độ quản lý, ngành nghề sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp
kinh doanh, trình độ công nghệ, năng lực lao động…


×