Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và cho ví dụ minh họa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.8 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định ra đời từ rất sớm trong
lịch sử pháp luật thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng. Cùng với sự
ra đời của BLDS 1995 và đến nay là BLDS 2015, các quy định về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp hợp đồng đã được ghi nhận một cách tương đối đầy đủ,
cùng với đó là những văn bản hướng dẫn tạo cơ sở pháp lý cho các Tòa án trong
công tác xét xử những tranh chấp liên quan tới trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng vẫn còn nhiều vướng mắc. Chúng ta
biết rằng sự nhầm lẫn trong áp dụng pháp luật có hiệu quả rất khó lường bởi nó ảnh
hưởng tới danh dự, nhân phẩm, uy tín, thậm chí là tính mạng con người, chưa kể
đến những thiệt hại về tài sản. Trong đó, Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và các điều kiện phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng là những trường
hợp rất dễ nhầm lẫn trong quá trình áp dụng luật, điều này không chỉ xảy ra với
sinh viên luật, các chủ thể quan hệ bồi thường mà còn đối với những nhà nghiên
cứu, những người áp dụng pháp luật. Đặc biệt là sự nhầm lẫn về các điều kiện phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Xuất phát từ tình hình trên, việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích làm rõ cơ sở
lý luận về các điều kiện phát sinh trách nhiệm bối thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra và thực tiễn áp dụng các điều kiện đó một cách có hệ thống là
điều hết sức cần thiết. Do vậy em xin chọn đề tài số 14: “Phân tích các điều kiện
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
và cho ví dụ minh họa” để làm bài tập học kỳ.
NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA.
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
1.1.

Khái niệm


*Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ
Trên cơ sở xem xét về các loại tài sản được coi là nguồn nguy hiểm cao độ
trong các văn bản hướng dẫn liên quan chúng ta có thể đưa ra khái niệm về nguồn
nguy hiểm cao độ như sau: Nguồn nguy hiểm cao độ là những vật, thú dữ,… đó có
thể hiểu là những vật trong thế giới tự nhiên hay hoạt động của máy móc, phương
1


tiện khoa học, kỹ thuật mà khi trông giữ, bảo quản, vận chuyển chúng hoặc cho
chúng hoạt động thì luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây ra thiệt hại bất ngờ cho con
người hoặc gây ra thiệt hại về tài sản mà không phải bao giờ con người cũng có
thể kiểm soát, lường trước được và có thể ngăn chặn được.
*Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra.
Bản thân nguồn nguy hiểm cao độ luôn tiềm ẩn trong đó nó “nguy cơ” gây ra
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho những người xung quanh. Tuy nhiên,
thiệt hại liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ rất đa dạng và do nhiều nguyên
nhân khác nhau. Chúng ta đưa ra khái niệm như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, theo đó chủ sở hữu hoặc người được giao quản lý, sử dụng hợp
pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài
sản cũng như bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người bị thiệt hại do tự thân
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, ngay cả khi không có lỗi.
1.2.

Đặc điểm

*Đặc điểm chung: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một
loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Do vậy, nó mang đầy đủ
những đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

Về cơ sở phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra phát sinh giữa các chủ thể không có quan hệ hợp đồng
hoặc có quan hệ hợp đồng nhưng việc gây ra thiệt hại không thuộc nghĩa vụ hợp
đồng.
Về điều kiện phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phát sinh trên cơ sở những điều kiện do pháp luật
quy định. Sự “tự thân” gây ra thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ là điều kiện
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại không phải hành vi vi phạm nghĩa vụ mà
các bên đã cam kết thực hiện.
Về chủ thể chịu trách nhiệm: Về nguyên tắc, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra do chủ sở hữu hoặc người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ phải bồi thường.
Về mức bồi thường: Theo quy định cuả pháp luật phải bồi thường toàn bộ, tuy
nhiên có những trường hợp mức bồi thường theo quy định của pháp luật thấp hơn
2


thiệt hại thực tế và việc bồi thường thiệt hại sẽ chấm dứt nghĩa vụ của chủ thể gây
ra thiệt hại.
*Đặc điểm riêng:
Thứ nhất, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
phát sinh có thể không cần yếu tố lỗi. Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, thiệt hại xảy ra là do tự thân nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra, những sự vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ khi gây ra phải đang
trong trạng thái vận hành, hoạt động.
Thứ hai, Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ là những thiệt hại về
tài sản, tính mạng, sức khỏe mà không bao gồm thiệt hại về danh dự, nhân phẩm,
uy tín, bí mật đời tư. Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra thì thiệt hại là do tài sản mà cụ thể “phương tiện giao thông vận tải cơ
giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất độc, chất

cháy, thú dữ” gây ra. Chính vì vậy, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
không có thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư mà chỉ có thiệt hại
về tài sản, tính mạng, sức khỏe
1.3. Ý nghĩa
Là loại trách nhiệm pháp lý, có ý nghĩa pháp lý quan trọng và ý nghĩa xã hội
sâu sắc, điều đó được thể hiện trên một số phương diện sau đây:
Thứ nhất, Các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các chủ thể trong các quan hệ xã hội khác nhau.
Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
là chế định góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Khi hoạt động của nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra những thiệt hại trái pháp luật về quyền và lợi ích chính đáng
của các chủ thể khác trong xã hội thì có nghĩa là đã xâm phạm vào các trật tự xã hội
được nhà nước bảo vệ. Và khi đó trách nhiệm bồi thường sẽ đặt ra đối với chủ sở
hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ.
Thứ ba, Là chế định góp phần răn đe, giáo dục, phòng ngừa các hành vi vi
phạm pháp luật nói chung và gây thiệt hại trái pháp luật nói riêng. Thông qua
những biện pháp chế tài nghiêm khắc, từ đó, chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ sẽ có ý thức hơn, cũng nhằm giáo dục mọi người về ý
3


thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác.
2. Việc xác định điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra.
Thực tế cho thấy, một chủ thể tham gia các quan hệ xã hội khác nhau nhằm
mục đích đạt được những lợi ích nhất định (có thể là lợi ích vật chất hoặc tinh
thần). Nhưng nhiều tường hợp, vì lợi ích của mình mà chủ thể này có thể gây ra
thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe,…cho chủ thể khác. Khi một chủ thể có

hành vi trái pháp luật gây thiệt hại tới các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể
đươc pháp luật bảo vệ thì chủ thể gây thiệt hại phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất
lợi do hành vi của mình gây ra. Dưới góc độ luật dân sự, hậu quả pháp lý đó là
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra cho người bị thiệt hại.
Tuy nhiên, không phải mọi trường thì thiệt hại xảy ra đều do con người mà còn là
do tài sản gây ra. Thực tế cho thấy mặc dù với sự thông minh và nhờ vào thành tựu
khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhưng bản thân con người rất khó kiểm soát
các nguy cơ mang lại rủi ro từ tài sản. Xuất phát từ lý do này, dưới góc độ khoa học
pháp lý, nguồn nguy hiểm cao độ đã được biết đến với nhận định là sự tiềm ẩn
nguy cơ gây ra thiệt hại. Trên cơ sở đánh giá sự tiềm ẩn nguy cơ này với sự nhận
định mối quan hệ giữa hành vi của con người với thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra, pháp luật dân sự đã đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Trong rất nhiều trách nhiệm thì đâu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và khi nào áp dụng loại trách nhiệm này? Để trả lời
câu hỏi này pháp luật đã đặt ra điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
II. CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA.
Tại Điều 584 BLDS 2015 đã quy định về Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt
hại. Như vậy, về nguyên tắc chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng chỉ phát sinh khi có đủ 4 yếu tố sau: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp
luật, mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật, có lỗi của
người gây thiệt hại.
Là một trường hợp đặc biệt của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có những
4


điểm cần lưu ý. Đó là quy định mang tính nguyên tắc về vấn đề lỗi. Theo đó, trách

nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phát sinh ngay cả khi
chỉ có 3 điều kiện là: Có thiệt hại xảy ra do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cho
người xung quanh; có hoạt động gây thiệt hạ trái pháp luật của nguồn nguy hiểm
cao độ; có mối quan hệ nhân quả giữa sự hoạt động gây thiệt trái pháp luật của
nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra mà không cần yếu tố “lỗi”.
1, Có thiệt hại xảy ra do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Thiệt hại được hiểu là sự giảm sút những lợi ích về vật chất, danh dự, uy tín
của tổ chức; vật chất, danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe,…của cá nhân,
những thiệt hại này được xác định bằng một giá trị vật chất nhất định, cụ thể là
bằng một khoản tiền.
Bởi vì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì
thiệt hại là do tài sản là “phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện,
nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất độc, chất cháy, thú dữ”, khách
thể mà nó xâm phạm là sức khỏe, tính mạng, tài sản của cá nhân, tài sản của tổ
chức. Chính vì vậy, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không có thiệt hại
do danh dự, nhân phẩm, uy tín, bị xâm phạm mà chỉ là những thiệt hại do tài sản,
tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm. Và theo tinh thần của Điều 589, 590, 591, 592
BLDS 2015 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng
Thẩm phán TANDTC thì thiệt hại gồm: Thiệt hại về vật chất và tinh thần.
*Thiệt hại về vật chất
Thiệt hại về vật chất được hiểu là “những tổn thất vật chất thực tế, tính được thành
tiền”.
Thứ nhất, Thiệt hại do tài sản bị xâm phậm. Theo Điều 589 BLDS 2015 thì
thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được bồi thường gồm: Tài sản bị mất, bị hủy hoại
hoặc bị hư hỏng; Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm
sút; Chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại; Thiệt hại khác do
luật quy định.
Thứ hai, Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Sức khỏe con người không phải
là hang hóa nên không thể được tính bằng tiền, vì vậy một người bị thiệt hại về sức
khỏe trong trường hợp này bản chất là xác định những thiệt hại vật chất để phục hồi

tình trạng sức khỏe của người đó.

5


Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm (Khoản 1 Điều 590) bao gồm: Chi phí hợp
lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm
sút của người bị thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị
thiệt hại. Sau khi xác định được thu nhập thực tế, người bị thiệt hại sẽ được bồi
thường thiệt hại này, nếu họ thuộc trường hợp bị mất thu nhập hoặc được hưởng
phần chênh lệch thu nhập từ việc thu nhập được sau khi bị thiệt hại về sức khỏe
thấp hơn thu nhập trước đó. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của
người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất
khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả
chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; Thiệt hại khác do luật quy định.
Thứ ba, Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. Cũng giống như sức khỏe, tính
mạng con người là vô giá không thể tính thành tiền.
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (Khoản 1 Điều 591) bao gồm: Thiệt hại do
sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 BLDS 2015; Chi phí hợp lý cho
việc mai táng; Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ
cấp dưỡng; tùy vào từng trường hợp mà Tòa án quyết định người gây thiệt hại do
xâm phạm tính mạng phải bồi thường một khoản tiền bù đắp về tinh thần cho
những người thân thích thuộc hang thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu
không có những người này thì người mà bị người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi
dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại.
*Thiệt hại về tinh thần
Thiệt hại về tinh thần là sự thiệt hại các giá trị tinh thần, tình cảm hoặc sự suy
sụp về tâm lý, tình cảm của cá nhân (sự suy sụp về tâm lý của nạn nhân sau khi bị
tổn thất về sức khỏe, tàn tật hoặc lo lắng, lòng đau thương của thân nhân đối với
nạn nhân). Thiệt hại về tinh thần do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ gồm thiệt

hại về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm và thiệt hại về tinh thần do tính mạng bị
xâm phạm.
Thứ nhất, Thiệt hại về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm. Theo Điểm b Tiểu
mục 1.5 Mục 2 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP quy định: “trong mọi trường hợp
khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị hiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp về
tinh thần”. Như vậy, khi sức khỏe bị xâm phạm, ngoài thiệt hại về vật chất, người
gây thiệt hại còn phải bồi thường một số tiền bù đắp về tinh thần cho người bị thiệt
hại. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không
6


thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá
50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.
Thứ hai, Thiệt hại về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm. Theo Điểm c Tiểu
mục 2.4 Mục 2 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP quy định: “trong mọi trường hợp
khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất
hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp
nuôi dưỡng người bị thiệt hại của người thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù
đắp về tổn thất tinh thần”. Chủ sở hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ còn phải
bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người
thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những
người này thì người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi
dưỡng người bị thiệt hại được hưởng tiền này. Mức bồi thường không quá 100 lần
mức lương cơ sở do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường, nếu
không thỏa thuận được.
2, Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ.
Trong xã hội hiện nay, nhà nước sử dụng công cụ pháp luật để bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của mọi cá nhân và tổ chức.
Những thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thường đa dạng và do nhiều
nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp nguồn nguy

hiểm cao độ gây ra thiệt hại cho thế giới vật chất xung quanh, chúng ta đều áp dụng
trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, mà trách nhiệm BTTH do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ được áp dụng khi đáp ứng đầy đủ 2 tiêu chí sau
đây:
Một là, Những vật, con vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ phải trong
tình trạng vận hành, hoạt động như phương tiện giao thông vận tải đang lưu thông
trên đường, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, thú dữ cắn người,…Nếu có thiệt
hại xảy ra mà nguồn nguy hiểm cao độ ở trong tình trạng không hoạt động, vận
hành thì thiệt hại này không thể coi là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Ví dụ như ô tô đỗ trên dốc nhưng do quán tính trượt xuống chân dốc gây ra thiệt
hại hoặc thú dữ chết thối gây ra dịch bệnh,…
Hai là, Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải là do “tự thân”
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, mà không phải do bất cứ một sự tác động nào từ
phía bên ngoài tác động vào nguồn nguy hiểm cao độ để nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra thiệt hại cho người khác.
7


Ví dụ: T lái xe làm hợp đồng với công ty vận tải X. Một lần khi đang lái xe chở
hàng xuống cầu, xe của T đột ngột hỏng phanh. T đã cố gắng để kìm tốc độ của xe
nhưng kết quả xe của T đâm liên tiếp theo phản ứng dây chuyền 4 chiếc xe liên tiếp
theo phản ứng dây chuyền 4 chiếc xe đi trước, khiến các xe này bi hư hỏng nặng.
Trong ví dụ này, ta thấy chiếc xe do T điều khiển bị hỏng phanh gây ra thiệt hại cho
các xe khác khi đang chở hàng xuống cầu, T không có lỗi trong việc điều khiển vì
tình huống bất ngờ xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát của T. Như vậy việc gây ra thiệt
hại trong trường hợp này là do nội tại của chiếc xe, không có sự tác động nào của
người lái xe đẫn đến chiếc xe bị hỏng phanh gây thiệt hại cho các xe khác.
3, Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm
cao độ và thiệt hại xảy ra.
Để xác định đúng trách nhiệm bồi thường thiệt hại, điều quan trọng là phải xác

định mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn
nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, mối quan hệ nhân quả mối liên hệ khách quan, tồn tại ngoài ý thức của con
người, không phụ thuộc việc chúng ta có nhận thức được nó hay không. Trong mối
liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả, nguyên nhân bao giờ cũng là cái có trước, sản
sinh ra kết quả; kết quả là cái có sau, là hậu quả của nguyên nhân. Do vậy xét về
mặt thời gian, sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là cái xảy ra trước còn
thiệt hại là cái xảy ra sau khi có sự tác động của nguồn nguy hiểm cao độ.
Hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra có mối quan hệ
biện chứng, hoạt động của tự thân nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân gây ra
thiệt hại. Thực thế xảy ra tình trạng một chiếc xe đang hoạt động thì bị nổ lốp, hỏng
phanh gây ra thiệt hại cho người khác, nguyên nhân trực tiếp của việc gây ra thiệt
hại cho người khác là do chiếc xe bị hỏng phanh, nổ lốp mà không phải do hành vi
có lỗi của con người, có chủ ý tác động của người vào chiếc xe để gây ra thiệt hại
cho những người xung quanh. Như vậy, chính hoạt động của nguồn nguy hiểm cao
độ là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
Trong xã hội có nhiều vụ việc mặc dù việc gây ra thiệt hại có sự tham gia của
nguồn nguy hiểm cao độ nhưng không phải tất cả các vụ việc đó đều áp dụng trách
nhiệm BTTH Do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Ví dụ: Nhà ông A có trồng một
ruộng dưa hấu, gần đến ngày thu hoạch do sợ mất trộm, ông A đã mắc dây điện
xung quanh ruộng, anh B có ruộng ở cạnh nhà ông A, một lần đi thăm ruộng ruộng
anh B đã dẫm vào dây điện cảu nhà ông A và bị điện giật chết ngay tại chỗ.
8


Trong ví dụ này, ta thấy nguyên nhân gây ra cái chết của B là do dẫm phải dây
tải điện, một loại nguồn nguy hiểm cao độ, tuy nhiên, dây điện mà anh B dẫn phải
là do ông A mắc để chống trộm, mà theo như quy định của pháp luạt hình sự, thì
hành vi của A là hành vi trái pháp luật, được thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp1.
Như vậy trách nhiệm dân sự phát sinh trong ví dụ này là trách nhiệm bồi thường

thiệt hại do hành vi trái pháp luật của ông A gây ra, không phải là trách nhiệm
BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Nguồn nguy hiểm cao độ là dây điện
mặc dù trực tiếp gây thiệt hại, nhưng được ông A sử dụng như là công cụ, phương
tiện phạm tội và không phải tự nội tại dây điện gây ra cái chết của anh B. Ngoài
trách nhiệm dân sự do hành vi trái pháp luật của mình gây ra cho anh B, ông A còn
phải chịu trách nhiệm hình sự.
Qua đây, ta thấy, mặc dù sự thiệt hại là do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra,
nhưng không phải tự thân hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại
mà đầu tiên do hành vi có lỗi của con người, nguồn nguy hiểm cao độ được sử
dụng như là công cụ, phương tiện phạm tội, như vậy, nguyên nhân gây ra thiệt hại
không phải do hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Để xác định được trách nhiệm BTTH thuộc loại trách nhiệm nào, là trách
nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay không, chúng ta phải xem xét
đến nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại và thiệt hại có phải do nguyên nhân đó
gây ra hay không.
4, Bàn về điều kiện lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra.
Như đã nói ở trên một trong bốn điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài
hợp đồng là điều kiện về lỗi nhưng BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là
trách nhiệm đặc biệt liên quan đến tài sản thì có phải lỗi là một yếu tố cần thiết khi
xem xét loại trách nhiệm này hay không? Có thể nói đây là một vấn đề mà hiện nay
đang nhận được rất nhiều tranh cãi, quan điểm khác nhau nhưng chủ yếu chia thành
3 quan điểm sau:
Quan điểm thứ nhất: Trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ
phát sinh khi tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại cho thế giới vật chất
xung quanh, việc gây ra thiệt hại là hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm cao độ
và hoàn toàn không có lỗi của con người. Việc xác định trách nhiệm theo quan
1 Tại Khoản 2 Điều 10 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định: “Người phạm tội nhận thức
rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn
nhưng vẫn có ý thức để mạc cho hậu quả xảy ra”.


9


điểm này có ưu điểm bảo vệ được quyền lợi cho nạn nhân nhưng lại có khuynh
hướng đè nặng trách nhiệm cho chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ. Bởi lẽ có nhiều trường hợp thiệt hại xảy ra là do hành vi trái pháp
luật, do lỗi của con người. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
đã được quy định tại Điều 601 BLDS 2015 (Điều 623 BLDS 2005).
Quan điểm thứ hai: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra là loại trách nhiệm hoàn toàn loại trừ yếu tố lỗi của chủ sở hữu, người chiế
hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Nếu thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra nhưng có một phần lỗi của người đang trông giữ, vận hành, quản lý nguồn
nguy hiểm cao độ thì áp dụng trách nhiệm BTTH nói chung. Nếu thiệt hại xảy ra
hoàn toàn không có lỗi của con người thì mới áp dụng trách nhiệm BTTH do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra.
Quan điểm thứ ba: Theo hướng dung hòa hai quan điểm trên. Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra dựa trên sự suy đoán trách
nhiệm đối với người có nghĩa vụ quản lý nguồn nguy hiểm cao độ. Nếu thiệt hại
xảy ra hoàn toàn do lỗi của con người thì không áp dụng trách nhiệm này mà sẽ áp
dụng trách nhiệm BTTH nói chung. Trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra chỉ được áp dụng khi hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao
độ nằm ngoài khả năng kiểm soát, điều khiển của người chiếm hữu, vận hành và là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại. Trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra không loại trừ khả năng hiệt hại cũng có thể có một phần lỗi của
người quản lý, vận hành, trông giữ nguồn nguy hiểm cao độ nhưng hành vi của
người trông giữ, vận hành nguồn nguy hiểm cao độ không phải là nguyên nhân có
tính quyết định đến thiệt hại. Chủ sở hữu, người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ không được miễn trừ trách nhiệm BTTH kể cả trong trường hợp
họ chứng minh được mình không có lỗi trong việc trông giữ, bảo quản, vận hành

nguồn nguy hiểm cao độ.
Theo em, em đồng ý với quan điểm thứ ba, bởi vì yếu tố “lỗi” không phải là
một điều kiện tiên quyết làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra.
III. THỰC TIỄN VẬN DỤNG CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH TRÁCH
NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ
GÂY RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ.
1, Thực tiễn vận dụng
10


1.1. Những vướng mắc còn tồn tại
Thứ nhất, Xác định lỗi nhằm giảm mức bồi thường trong trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ.
Trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trong những trường
hợp cụ thể của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, về nguyên tắc thì quy định tại
Khoản 2 Điều 585 BLDS 2015 sẽ hoàn toàn được áp dụng trong trường hợp thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Có nghĩa là trong trường hợp thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình thì có
thể được giảm mức bồi thường. Nhưng trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra là trách nhiệm BTTH do tài sản chứ không phải là do hành vi. Do
vậy, mặc dù được quy định là một trong những trường hợp cụ thể của trách nhiệm
BTTH nói chung nhưng trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ sẽ không
áp dụng quy định chung này được.
Mặc khác, Trường hợp thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra mà chủ sở hữu,
người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ mà có lỗi vô ý thì được giảm
mức bồi thường. Vậy liệu trường hợp một người phải bồi thường thiệt hại nhưng họ
không có lỗi thì có được giảm mức bồi thường không lại không được đề cập đến.
Thứ hai, Xác định chủ thể phải bồi thường thiệt hại không đúng.

Việc xác định chủ thể bồi thường thiệt hại trong các vụ án là rất quan trọng, nếu
thiếu xót, nhầm lẫn sẽ không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,
tổ chức khi họ là chủ thể được hưởng bồi thường thiệt hại.
Tại Khoản 2 Điều 601 BLDS 2015 đã quy định: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao
độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã
giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường thiệt
hại, trừ những trường hợp có thỏa thuận khác”. Như vậy, Chủ thể phải bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là: Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử
dụng hợp pháp.
Nhưng thực tế áp dụng lại có những sai sót khi xác định chủ thể phải bồi
thường khi có thiệt hại xảy ra như việc không đưa người có trách nhiệm bồi thường
vào tham gia tố tụng, xác định chủ thể bồi thường không phải là chủ sở hữu nguồn
nguy hiểm cao độ.

11


Ví dụ như vụ án: Phạm Quang Tường hợp đồng lái xe thuê cho anh Nguyễn Trung
Đông ở xã Trung Kiên, Yên Lạc từ ngày 01/07/2003 đến ngày 01/10/2005. Khoảng
09h ngày 19/12/2003 Tường điều khiển xe ô tô BKS 29S-6993 (là tài sản của công
ty cho thuê tài chính I cho Bà Nguyễn Thị Đức thuê). Khi ô tô đến gần cầu Khả Do
– xã Nam Viêm – TX Phúc Yên có xe máy BKS 88F2 – 1851 do anh Nguyễn Văn
Vinh điều khiển, đèo cháu Hạnh (con gái anh). Anh Vinh thấy ô tô của Tường, anh
đã điều khiển xe máy của mình đi sát lan can cầu dành cho người đi bộ ở bên phải
theo chiều anh đi. Do đi quá sát lan can cầu xe máy của anh Vinh đổ nghiêng vào
lan can cầu. Trông thấy bố con anh Vinh bị ngã. Tường đạp phanh nhưng xe bị mất
phanh, chiếc xe ô tô bánh trước bên trái chèo lên lan can cầu, chèn qua xe máy và
chèn tiếp qua người anh Vinh và cháu Hạnh rồi đâm vào thành bảo vệ cầu thì xe
mới dừng lại được.
Trong vụ án này, Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định sai chủ thể có trách nhiệm

bồi thường vì đã xác định sai chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ. Phạm Quang
Tường là người làm công ăn lương, anh Đông là người được chủ sở hữu giao chiếm
hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ nhưng không hợp pháp. Bà Đức mới là chủ
sở hữu của chiếc xe ô tô. Vậy bà Đức và anh Đông có trách nhiệm BTTH cho chị
Phan Thị Hoan (vợ của anh Vinh) chứ không phải là Tường và Đông liên đới bồi
thường.
Thứ ba, Trách nhiệm của người quản lý sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ.
Thực tế cho thấy ở Việt Nam những vụ việc nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại
cho người xung quanh xảy ra không phải là ít. Ví dụ như: Đêm 16/9/2014, khi
đường dây tải điện hạ thế bị đứt và và văng vào sân của xưởng sản xuất lưới do anh
Nguyễn Khắc Hiền (42 tuổi) và chị Vũ Thị Nhung (33 tuổi), trú thôn Văn Lãng, Xã
Quang Trung làm chủ. Hậu quả làm vợ chồng anh Hiền và chị Nhung bị điện giật
chết tại chỗ trong tình trạng chân tay co quắp. Hay vụ việc ngày 27/9/2014, bà
Đinh Thị Tựu sinh năm 1963, ngụ thôn Phú Trung, xã Khánh An, huyện Yên
Khánh, tỉnh Ninh Bình; người bị đường điện 220 KV sà xuống ruộng lúa giật chết
khi đi thăm đồng là những ví dụ điển hình. Tuy nhiên, trên thực tế giải quyết các vụ
việc liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra đa phần bên thiệt hại trong thực tiễn xét xử rất ít các vụ yêu cầu BTTH do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra vì thiếu hiểu biết pháp luật không ý thức được nên người
bị thiệt hại thường chấp nhận yêu cầu hỗ trợ một phần nào đó của bên gây thiệt hại
đối với mình trên tâm lý “có còn hơn không”.
12


1.2. Nguyên nhân
*Điều kiện kinh tế xã hội
Thực tiễn có thể thấy cùng với sự phát triển của điều kiện kinh tế xã hội thì
kéo theo đó những tranh chấp về BTTH nói chung và trách nhiệm BTTH do nguồn
nguy hiểm cao độ nói riêng đang ngày càng có chiều hướng gia tăng cả về số lượng
cũng như tính chất vụ việc. Lý giải cho vấn đề này: Ta thấy trong những năm trở lại

đây, trước bối cảnh mở nền kinh tế, hội nhập thị trường quốc tế nước ta đã có
những bước phát triển về kinh tế xã hội đặc biệt là đời sống người dân được nâng
cao. Việc cá nhân sở hữu ô tô, xe máy không còn là tình trạng hiếm gặp như trước.
Bên cạnh đó, trình độ phát triển về khoa học kỹ thuật cũng không ngừng gia tăng.
Vì thế, bên cạnh mặt tích cực là sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng về
điều kiện kinh tế, xã hội và khoa học kỹ thuật cũng như đời sống người dân ngày
càng được cải thiện thì kéo theo đó là sự gia tăng các vụ tai nạn do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra. Đây có thể được coi là nguyên nhân tuy nhiên cũng tạo điều
kiện để cho các nhà làm luật thấy được những hạn chế còn tồn tại trong các quy
định của pháp luật.
*Quy định của pháp luật còn bất cập, thiếu sót. Có thể thấy tập trung ở những nội
dung sau:
Thứ nhất, Chưa đưa ra được tiêu chí cụ thể để xác định đâu là nguồn nguy
hiểm cao độ.
Thứ hai, Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các cơ quan quản lí tài
sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Trong thời gian gần đây rất nhiều vụ việc
nguồn nguy hiểm cao độ thuộc quyền sở hữu của nhà nước gây thiệt hại về tài sản,
tính mạng, sức khỏe của người dân như tình trạng hệ thống tải điện dò điện dẫn tới
điện giật gây ra chết người hay thú dữ trong tự nhiên tàn phá hoa màu tài sản của
nhân dân, tấn công người dân,…Tuy nhiên, pháp luật hiện hành vẫn chưa dự liệu
được trách nhiệm BTTH trong các trường hợp này.
Thứ ba, Mâu thuẫn giữa quy định chung của trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng với một số quy định của trách triệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ nói
riêng.
Thứ tư, Ý thức pháp luật của công dân. Bên cạnh những thiếu xót cũng như
những bất cập của hệ thống các văn bản pháp quy về trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng nói chung và trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ nói riêng đó là
13



sự thiếu hiểu biết cũng như ý thức pháp luật của công dân cũng là một trong những
nguyên nhân không nhỏ làm gia tăng các vụ việc tranh chấp về bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trên thực tế.
Thứ năm, Trình độ chuyên môn của đội ngũ thẩm phán, kiểm sát viên. Một
trong những nguyên nhân phải kể đến đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một
số thẩm phán, kiểm sát viên còn yếu kém trong công tác xét xử dân sự nói chung và
trong trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ nói riêng.
2, Một số giải pháp và kiến nghị.
2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan tới các điều kiện phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Thứ nhất, cần đưa ra khái niệm cụ thể để xác định nguồn nguy hiểm cao độ là
gì. Cần xác định tiêu chí chung như thế nào được coi là nguồn nguy hiểm cao độ
bởi trên thực tế có những sự vật chưa được pháp luật quy định là nguồn nguy hiểm
cao độ nhưng lại mang đầy đủ tính chất giống với đối tượng được coi là nguồn
nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật hiện hành như: ong độc, rắn độc,…
`
Thứ hai, Cần quy định cụ thể các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Theo quy định của pháp luật dân sự
hiện hành thì mới chỉ quy định 4 điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài
hợp đồng mà không có sự phân định cụ thể khi nào áp dụng trách nhiệm BTTH do
hành vi của con người gây ra, khi nào áp dụng trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra
nói chung và do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng. Để xác định áp dụng
trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cần thỏa mãn 2 yếu tố: thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ phải do chính tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra và những sự vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ khi gây ra phải đang trong
trạng thái vận hành, hoạt động.
Thứ ba, Cần quy định cụ thể nội dung về trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra
nói chung và trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ nói riêng.
Thứ tư, Bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với
những thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ trong tự nhiên gây ra. Quy định cụ thể

về quyền hạn nhiệm vụ trong công tác quản lý, sử dụng tài sản cũng như trách
nhiệm BTTH của các cơ quan, tổ chức mà nhà nước đã được giao quyền quản lý,
khai thác, sử dụng tài sản như cơ quan, chi cục kiểm lâm,…qua đó nhằm nâng cao
ý thức trong việc quản lý, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trong tự nhiên.
14


Thứ năm, Quy định tại Điều 601 BLDS 2015 thì chỉ đề cập đến trách nhiệm
BTTH của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ; mà
chưa dự liệu tới việc người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ lại giao
lại nguồn nguy hiểm cao độ cho một chủ thể thứ ba khác.
2.2. Một số kiến nghị khác
Thứ nhất, Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số thẩm phán,
kiểm sát viên. Ngành Tòa án cũng như ngành kiểm sát cần có những chính sách cụ
thể nhằm tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho đội ngũ thẩm phán, kiểm sát viên. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh và
làm tốt công tác tổ chức cán bộ, đảm bảo chất lượng đầu vào, xây dựng các tiêu
chí, cơ chế tuyển chọn cán bộ nói chung và đội ngũ thẩm phán, viện kiểm sát nói
riêng. Mặt khác cần chú trọng tới công tác đào tạo sinh viên luật, đặc biệt là các cơ
sở đào tạo luật lớn trong nước như: Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật
trường Đại Học Quốc Gia,…
Thứ hai, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật. Cần đẩy mạnh hơn nữa
công tác tuyên truyền pháp luật nói chung và các điều kiện phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng. Bên cạnh đó, một
bộ phận không nhỏ sinh viên các trường đại học chuyên ngành luật cần tích cực tổ
chức hơn nữa các hoạt động tình nguyện để thông qua đó tuyên truyền pháp luật tới
người dân.
KẾT LUẬN
Qua đó, mặc dù chỉ là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng nhưng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm

cao độ gây ra là một chế định phức tạp của pháp luật dân sự. Tính phức tạp không
chỉ trong những quy định của pháp luật hiện hành mà ở trong nhận thức, quan niệm
của mỗi người về bản chất, điều kiện phát sinh trách nhiệm này. Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cần phải được nhìn nhận và
thực hiện một cách nghiêm túc, thấu đáo. Trong điều kiện hiện nay, khi mà nền
kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt, khái niệm nguồn nguy
hiểm cần được mở rộng để tránh sự lúng túng của các nhà áp dụng pháp luật khi
gặp những trường hợp cụ thể, để quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
được bảo vệ tuyệt đối. Có như vậy, pháp luật mới thực sự là công cụ bảo vệ mình
của mỗi công dân trong nhà nước pháp quyền.
15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (Tập II), Trường Đại học Luật Hà Nội,
PGS.TS. Đinh Văn Thanh TS. Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên), Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội – 2015.
2.

Bộ luật dân sự 2015

3.

Bộ luật dân sự 2005

4. Khóa luận Tốt nghiệp năm 2011 của sinh viên Nguyễn Thị Trang về đề tài:
“Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”, Trường Đại học Luật Hà
Nội.
5. Luận văn Thạc sĩ Luật học của Trần Trà Giang về đề tài: “Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ

gây ra”, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2011
6. Khóa luận Tốt nghiệp năm 2012 của sinh viên Dương Thị Thanh Huyền về đề
tài: “Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra”, Trường Đại học Luật Hà Nội.
7. Luận văn Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Tuấn An về đề tài: “Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”,
Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2015.
8. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 – Hướng dẫn áp
dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
9. />
MỤC LỤC
BẢNG TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
16


NỘI DUNG...............................................................................................................1
I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA.......1
1.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra...1

2. Việc xác định điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.......................................................................4
II. CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA.......................................4
1, Có thiệt hại xảy ra do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra...............................5
2, Có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ....7
3, Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động gây thiệt hại của nguồn nguy

hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra.........................................................................8
4, Bàn về điều kiện lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra...................................................................................9
III. THỰC TIỄN VẬN DỤNG CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH TRÁCH
NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ
GÂY RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ..........................................10
1, Thực tiễn vận dụng.....................................................................................10
2, Một số giải pháp và kiến nghị.....................................................................14
KẾT LUẬN.............................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................16

17



×