Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án xây dựng công trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.38 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHAN THANH BÌNH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH

HÀ NỘI - NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHAN THANH BÌNH
KHÓA: 2011 - 2013

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CHUYÊN NGÀNH :



QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH

MÃ SỐ

60.58.01.06

:

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS TRẦN CHỦNG

HÀ NỘI - NĂM 2013


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Các Thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã trực tiếp giảng
dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến PGS. TS Trần Chủng, người Thầy đã tận tình
trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầ y cô trong ti ểu ban luận văn đã cho t ôi những đóng
góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có
thể hoàn thành tốt mọi công việc trong quá trình thực hiện luận văn. Bên cạnh đó, tôi
cũng xin gửi lời cảm ơn của mình tới bạn bè và đồng nghiệp đã luôn quan tâm, chia sẻ,
động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng song Luận văn không tránh khỏi khiếm khuyết. Kính mong

nhận được sự góp ý của các Thầy giáo, cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp!
Hà Nội, tháng 10 năm 2013
Tác giả

Phan Thanh Bình


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ là công triǹ h nghiên cứu khoa ho ̣c đô ̣c lâ ̣p của
tôi. Các số liệu khoa học, kế t quả nghiên cứu của Luâ ̣n văn là trung thực và có nguồ n gố c
rõ ràng.
Tác giả luận văn

Phan Thanh Bình


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục từ viết tắt trong luận văn
Danh mục hình, biểu đồ, sơ đồ
Danh mục các bảng
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của luận văn .................................................................................................. 1
Mục đích của luận văn ......................................................................................................... 3
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 3
Kết cấu của luận văn ............................................................................................................ 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ TÌNH HÌNH CÔNG TÁC
QLDA ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

1.1. Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trên thế giới.................................................. 4
1.1.1. Sơ lược về lịch sử công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình .............. 4
1.1.2. Mô hình QLDA đầu tư xây dựng của Trung Quốc, một mô hình cần học hỏi ... 5
1.2. Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công ở Việt Nam ......................................... 7
1.2.1. Các mô hình quản lý dự án xây dựng ................................................................. 7
1.2.2. Thực trạng quản lý dự án xây dựng công nước ta .............................................. 9
1.2.3. Những nội dung cần quan tâm về quản lý dự án ở nước ta .............................. 11
1.3. Tình hình công tác QLDA đầu tư xây dựng công trên địa bàn Thừa Thiên Huế ....... 12
1.3.1. Tình hình công tác đầu tư xây dựng công tại Thừa Thiên Huế ........................ 12
1.3.2. Những thành công và tồn tại của công tác QLDA đầu tư xây dựng công ........ 15
1.4. Các nội dung cần nghiên cứu...................................................................................... 22
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Cơ sở pháp lý .............................................................................................................. 25
2.1.1. Luật Xây dựng 2003 và các văn bản hướng dẫn:.............................................. 25
2.1.2. Luật Xây dựng 2013 (Sửa đổi - Dự thảo) ......................................................... 28
2.1.3. Nghị định 15/2003/NĐ-CP về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và các
văn bản hướng dẫn ...................................................................................................... 29


2.1.4. Luật Quy hoạch đô thị 30/2009/QH12.............................................................. 32
2.1.5. Luật Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Di sản văn hoá ngày 18 tháng 6 năm 2009 ................................................................. 32
2.1.6. Quyết định phê duyệt quy hoạch thiết chế văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ..................................................................... 35
2.2. Cơ sở khoa học ........................................................................................................... 36
2.2.1. Tầm quan trọng của QLDA và giám sát xây dựng, vai trò của Nhà tư vấn ..... 36
2.2.2. Khái niệm về dự án và dự án đầu tư xây dựng ................................................. 38
2.2.3. Mô hình và kỹ năng quản lý dự án đầu tư xây dựng......................................... 47
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả Quản lý dự án đầu tư xây dựng................. 50

2.2.5. Những đặc điểm của Thừa Thiên Huế có ảnh hưởng tới hiệu quả QLDA ....... 53
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1. Phân loại các dạng dự án công trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ............................. 63
3.1.1. Các dự án hạ tầng kỹ thuật ................................................................................ 63
3.1.2. Các dự án hạ tầng xã hội ................................................................................... 65
3.2. Lựa chọn mô hình quản lý dự án ................................................................................ 66
3.2.1. Ban quản lý dự án chuyên ngành và Tư vấn giám sát ...................................... 66
3.2.2. Mô hình quá độ đối với các dự án xây dựng công có vốn nhỏ ......................... 71
3.3. Thiết lập các quy trình thực hiện nội dung quản lý dự án .......................................... 72
3.3.1. Quản lý tiến độ .................................................................................................. 72
3.3.2. Quản lý chi phí xây dựng .................................................................................. 78
3.3.3. Quản lý chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường ........................... 79
3.4. Tăng cường hiệu lực kiểm tra các Ban QLDA của các cấp ....................................... 84
3.4.1. Trách nhiệm giám sát của người quyết định đầu tư .......................................... 84
3.4.2. Trách nhiệm kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước ...................................... 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN.................................................................................................................... 96
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của luận văn
Theo khái niệm của Luật Đầu tư công đang được Chính phủ trình Quốc hội
trong kỳ họp cuối năm 2013 [9], Đầu tư công là việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư
công để đầu tư nhằm thực hiện các mục tiêu của các chương trình, các dự án phục

vụ phát triển kinh tế - xã hội. Vốn đầu tư công bao gồm: vốn đầu tư từ ngân sách
nhà nước (dưới đây gọi tắt là NSNN), công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ, trái
phiếu chính quyền địa phương, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và
vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và các
khoản vốn đầu tư khác có tính chất NSNN, các khoản vốn vay của ngân sách địa
phương để đầu tư. Xuất phát từ các khái niệm này, dự án xây dựng công của Chính
phủ và các chính quyền địa phương nước ta là dự án xây dựng sử dụng vốn nhà
nước, bao gồm vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà
nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của
Nhà nước [28] (như vốn vay ODA), được chia thành hai nhóm chính:
- Đầu tư từ Ngân sách nhà nước vào sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ
công ích;
- Đầu tư bằng vốn tín dụng đầu tư phát triển cho dự án có khả năng hoàn trả
vốn vay.
Nước ta có xuất phát điểm từ một nền kinh tế nông nghiệp mà hạ tầng cơ sở,
hạ tầng kinh tế và xã hội còn yếu kém nên các dự án đầu tư công vào lĩnh vực này
là rất lớn. Trong những năm qua, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng toàn xã hội chiếm
đến 42% GDP trong đó vốn đầu tư công chiếm 60%. Việc sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn đầu tư xây dựng này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển bền vững.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
kinh tế, xã hội như hệ thống công trình giao thông, công nghiệp, dịch vụ, đô thị và
các công trình phúc lợi xã hội… đã góp phần quan trọng thay đổi bộ mặt đất nước,
chuyển dich cơ cấu kinh tế phục vụ tăng trưởng kinh tế, cải thiện đáng kể cuộc sống
của nhân dân. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là hiệu quả đầu tư xây dựng thấp (hiệu


2

quả được đánh giá qua chỉ số ICOR rất cao), chất lượng công trình kém, thời gian
xây dựng kéo dài, lãng phí thất thoát còn rất lớn.

Nói chung, dự án xây dựng công nước ta phổ biến là chậm tiến độ (có khi đến
vài năm hay dài hơn), vượt tổng mức đầu tư khá lớn, lãng phí (quy mô quá mức cần
thiết, xây rồi không dùng hay dùng không hết), có nhiều biểu hiện tham nhũng, đút
lót.. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên, trong đó có nguyên nhân là
công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công thường thiếu tính chuyên nghiệp và sự
minh bạch trong quản lý.
Công tác quản lý đầu tư và xây dựng nói chung, trong đó đặc biệt là quản lý
các dự án xây dựng công còn nhiều yếu kém, thiếu sót như đã phân tích trên. Trong
tình trạng chung, công tác quản lý dự án xây dựng công trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế cũng không tránh khỏi những hạn chế đó. Với những đặc thù riêng về
điều kiện địa lý và kinh tế thì mỗi mặt chịu tác động lại mang những hình thái khác
nhau và đều gây những thiệt hại đáng kể từ chủ trương đầu tư, kế hoạch vốn, khảo
sát, thiết kế, thẩm định thiết kế, thẩm định dự án đầu tư, đấu thầu, giám sát thi công
và thanh quyết toán công trình.
Năm 1993, Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế
giới. Đặc điểm quan trọng của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Thừa
Thiên Huế là phải tuân thủ công ước quốc tế về di sản văn hóa. Theo đó,việc xác
định bảo tồn, tôn tạo và truyền lại cho thế hệ tương lai di sản văn hóa và các dự án
đầu tư xây dựng công làm tôn thêm các giá trị của Thành phố di sản là trách nhiệm
được đặt lên hàng đầu và ảnh hưởng đến các hoạch định chính sách phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh.
Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý các dự án xây dựng công trên địa bàn
Tỉnh Thừa Thiên Huế, học viên chọn đề tài "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý dự án xây dựng công trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế" làm luận văn tốt
nghiệp Thạc sỹ kỹ thuật.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện

– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Do thời gian và khả năng của tác giả còn hạn chế nhưng luâ ̣n văn đã giải quyế t
đươ ̣c đầ y đủ mu ̣c tiêu đă ̣t ra, và đã có những đóng góp mới sau đây:
1. Đã khái quát hóa các cơ sở lý luâ ̣n có liên quan đế n hoa ̣t

đô ̣ng đầ u tư xây

dựng, dự án đầ u tư xây dựng, và những đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng từ ngân
sách nhà nước . Luận văn cũng đã nêu được vai trò của Quản lý dự án, những kỹ
năng Quản lý dự án và khung pháp lý cho hoạt động Quản lý dự án để làm cơ sở đề
xuất mô hình Quản lý dự án.
2. Bằ ng những số liê ̣u thu thâ ̣p từ thực tế , luận văn đã phân tích, đánh giá mô ̣t
cách khách quan và chỉ rõ thực trạng công tác quản

lý đầu tư xây dựng công của

tỉnh Thừa Thiên Huế, những kế t quả đa ̣t đươ ̣c và những vấ n đề còn tồ n ta ̣i cầ n giải
quyế t để nâng cao hiê ̣u quả các dự án đầ u tư ở điạ phương ; Những đặc điểm riêng
của Thừa Thiên Huế về năng lực cán bộ và quy mô của các dự án đã đặt tiền đề cho

việc cần có mô hình Quản lý dự án khả thi.
3. Mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng công: Hình thành Ban Quản lý dự
án chuyên ngành có kết hợp với Tư vấn giám sát có năng lực chuyên môn là một
mô hình thích hợp và khả thi trong quản lý các dự án sử dụng nguồn vốn công ở
Thừa Thiên Huế. Luận văn cũng đề xuất cách phân định nhiêm vụ của từng bên và
sự phối kết hợp trong quá trình Quản lý dự án là hiệu quả, phát huy được các ưu
điểm và khắc phục được các tồn tại của các dự án sử dụng vốn công ở Thừa Thiên
Huế trong nhiều năm qua.
4. Luận văn cũng đã đề xuất một số cơ chế kiểm tra của chính quyền địa
phương đối với từng chủ đầu tư các dự án công trong suốt quá trình triển khai dự
án. Là các dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước mà Chủ tịch Tỉnh là người quyết
định đầu tư nên UBND cấp tỉnh phải thực thi trách nhiệm kiểm tra của mình theo
luật định. Với các quy trình kiểm tra của cơ quan chuyên môn của người quyết định
đầu tư là Sở xây dựng với sự tham gia của Trung tâm kiểm định với vai trò là công


97

cụ không chỉ tạo được hiệu quả kiểm tra mà còn thực thi chương trình cải cách hành
chính của Chính phủ, cắt giảm bộ máy.
Dựa trên những luâ ̣n cứ khoa ho ̣c và những đúc rút thực tiễn , những đề xuất
của luận văn sẽ góp phần nâng cao hiê ̣u quả công tác quản lý các dự án đầ u tư xây
dựng công trên điạ bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, thúc đẩy tiế n trình xây dựng nề n kinh
tế điạ phương phát triể n vững ma ̣nh toàn diê ̣n.
2. KIẾN NGHỊ
Quản lý dự án đầu tư là vấn đề hết sức phong phú và phức tạp, còn rất nhiều
khía cạnh cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của luận văn là những
đóng góp khiêm tố n so với kỳ vo ̣ng của tác giả

. Những giải pháp đươ ̣c đưa ra là


những gơ ̣i ý tham khảo. Vì vậy tác giả luận văn kiến nghị:
- Cho phép áp dụng mô hình kết hợp Ban Quản lý dự án chuyên ngành và Tư
vấn giám sát chuyên nghiệp. Đối với những dự án quy mô nhỏ, đơn giản có tổng
mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng, Chủ đầu tư thành lập Ban QLDA trên cơ sở sử dụng các
đơn vị chuyên môn của mình hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp
Quản lý dự án.
- Nghiên cứu áp dụng những nguyên tắc của mô hình Ban QLDA chuyên
ngành để hoàn thiện các Ban QLDA của các Dự án Bảo tồn di tích Cố đô Huế.


1

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất
lượng công trình xây dựng, 10/2013/TT-BXD, 25/7/2013, Hà Nội.
2. Bộ Xây dựng (2013), Thông tư quy định về thẩm tra thiết kế xây dựng công trình,
13/2013/TT-BXD, 15/8/2013, Hà Nội.
3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009), Nghị định về về đầu tư theo hình
thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển
giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao, 108/2009/NĐ-CP,
27/11/2009, Hà Nội.
4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định về quản lý chất lượng
công trình xây dựng, 15/2013/NĐ-CP, 06/02/2013, Hà Nội.
5. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật di sản văn hóa,
28/2001/QH10, 29/6/2001, Hà Nội.
6. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật xây dựng,
16/2003/QH11, 26/11/2003, Hà Nội.
7. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật quy hoạch đô

thị, 30/2009/QH12, 17/06/2009, Hà Nội.
8. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2001, 32/2009/QH12, 18/6/2009, Hà Nội.
9. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật đầu tư công
(Dự thảo), Dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 7 - khóa XIII, Hà Nội.
10. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật xây dựng (Sửa
đổi), Dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 7 - khóa XIII, Hà Nội.
11. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, 38/2009/QH12,
19/06/2009, Hà Nội.


2

12. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, 86/2009/QĐ-TTg,
17/06/2009, Hà Nội.
13. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), Báo cáotình hình kinh tế xã hội 7 tháng
đầu năm 2013 và một số nhiệm vụ trọng tâm các tháng tiếp theo, 85/BC-UBND,
01/08/2013, Thừa Thiên Huế.
14. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), Báo cáotình hình kinh tế xã hội Quý I năm
2013 và một số nhiệm vụ trọng tâm các tháng tiếp theo, 33/BC-UBND, 09/04/2013,
Thừa Thiên Huế.
15. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm
2013 và một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm, 64/BC-UBND, 28/06/2013,
Thừa Thiên Huế.
16. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), Ðịa chí Thừa Thiên - Huế (phần
tự nhiên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
17. Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2008), Số liệu kinh tế xã hội giai đoạn
2006 - 2010, <>

18. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), Quyết định phê duyệt quy hoạch
thiết chế văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,
20/2013/QĐ-UBND, 22/05/2013, Thừa Thiên Huế.
19. Bản dịch của Hiệp hội tư vấn xây dựng Việt Nam (tái bản 2012), Điều kiện Hợp
đồng FIDIC, NXB Xây dựng, Hà Nội.
20. Cục Thống kê Thừa Thiên Huế (2011), Niên giám thống kê năm 2011, Thừa
Thiên Huế
21. Đinh Tuấn Hải (2008), Quản lý dự án xây dựng, Nhà xuất bản xây dựng, Hà
Nội
22. Đỗ Năng Tuyến (2012), Những nhân tố ảnh hưởng sự thành công – thất bại
trong Quản lý dự án, Trường Đại học mở TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
23. Hà Vy (2013), Rào cản vì quá nhiều Ban quản lý dự án, Thời báo ngân hàng,
23/08/2013, <Thoibaonganhang.vn>.


3

24. Huỳnh Thị Anh Vân (2013), Giá trị nổi bật toàn cầu của Huế nhìn từ tính toàn
vẹn của yếu tố cảnh quan, <>
25. Lưu Trường Văn & KS. Nguyễn Chánh Tài (2012), “Các nhân tố thành công
của các dự án xây dựng vốn ngân sách”, Tạp chí Người Xây dựng, Số tháng
8&9/2012, Hà Nội.
26. Ngô Lâm (2013), Thông tư số 10/2013/TT-BXD: Phân định rõ trách nhiệm của
các chủ thể, Báo xây dựng điện tử, 13/08/2013, <>.
27. Nguyễn Đình Hựu (2004), Kiểm toán căn bản (Tái bản lần thứ hai), Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
28. Nguyễn Ngọc Long (2013), “Góp ý dự thảo Luật xây dựng 2013 (sửa đổi)”,
Tạp chí Giao thông vận tải, Hà Nội.
29. Phạm Sỹ Liêm (2013), “Áp dụng thể chế giám quản xây dựng dự án công”, Tạp
chí Người xây dựng, số 9&10/2013, Hà Nội.

30. Phạm Việt & Nguyễn Hà Giang (2002), Luật di sản văn hóa và Nghị định
hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Phương Duy Lượng chủ biên (2001), Kiến trúc pháp tân thích dữ lệ giải, Đồng
tâm xuất bản xã, Bắc Kinh.
32. Trần Chủng (2013), “Quản lý chất lượng công trình xây dựng trong Luật Xây
dựng (sửa đổi)”,Tạp chí Người xây dựng, số 9&10/2013, Hà Nội.
33. Trần Chủng (2013), “Quản lý chất lượng Dự án đầu tư xây dựng công trình”;
Chuyên đề 5, Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA, Viện KHCNXD, Hà Nội.
34. Trần Chủng (2013), “Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”,
Chuyên đề 1, Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án, Viện KHCNXD Hà Nội.
35. Trọng Hiền (2013), Thủ tục thẩm định & thẩm tra thiết kế theo Nghị định 15,
20/08/2013, <>.
36. Ủy ban văn hóa, giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng (2013), Hội nghị
tham vấn về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực di sản văn hóa,
Hà Nội.


4

Tiếng Anh
37. Alvin S. Goodman, Makarand Hastak. Infrastructure Planning Handbook.
Planning, Engineering, and Economics. ASCE Press. McGraw-Hill. 2006
38. Alvin S. Goodman, Makarand Hastak. Infrastructure Planning Handbook.
Planning, Engineering, and Economics. ASCE Press. McGraw-Hill. 2006
39. Mishan E.J.& Euston Quah. Cost-Benefit Analysis. 5th Edition. Routledge. 2007
40. Sidney M. Levy. Project Management in Construction. Fifth Edition. McGrawHill. 2006
41. W. Ronald Hudson, Ralph Haas, Waheed Uddin. Infrastructure Management.
Integrating Design, Construction, Maintenance, Rehabilitation and Renovation.
McGraw-Hill. 1997



5

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Danh mục các dự án trọng điểm đã và đang thực hiện tại Thừa Thiên Huế
STT

Tên dự án

1

Dự án hồ Tả Trạch; hồ Thủy Yên - Thủy Cam.
Các dự án thủy điện: Thủy điện Bình Điền, Thủy điện
Hương Điền, Thủy điện A Lưới.
Các dự án xi măng: Đồng Lâm, Nam Đông, Dây chuyền 5
XM Luks;
Dự án cầu qua Sông Hương, cầu Ca Cút; Đường La Sơn Nam Đông; đường 71.
Dự án Bệnh viện Đa khoa phía Bắc; các dự án xây dựng
bệnh viện tuyến huyện, liên huyện bằng nguồn vốn trái
phiếu Chính phủ.
Dự án Cảng xăng dầu của Tổng Công ty dầu khí Việt Nam
Dự án đầu tư mở rộng Sân bay Quốc tế Phú Bài
Các Dự án Thủy điện: Hương Điền, A Lưới
Các dự án xi măng: Đồng Lâm; Nam Đông, Dây chuyền 5
XM Luks;
Các dự án chỉnh trang đô thị Huế;
Dự án xây dựng, nâng cấp các trạm y tế xã;
Các dự án ký túc xá sinh viên tập trung, Khu nhà ở xã hội
Chỉnh trang đô thị Huế (xúc tiến dự án chỉnh trang sông
Ngự Hà, Như ý, Tái định cư Thượng Thành, Hộ Thành

hào); chỉnh trang đô thị Thuận An, Tứ Hạ, Hương Thủy;
chỉnh trang cửa ngõ phía Bắc (Phong Điền).
Trùng tu di tích khu vực Đại Nội; xúc tiến xây dựng Bảo
tàng lịch sử cách mạng; di dời nghĩa trang ngự Bình.
Hoàn thành đường Thủy Dương – Thuận An (Đoạn từ Thủy
Dương đến đường Tỉnh 10 A,C); hoàn thành giai đoạn I
đường La Sơn - Nam Đông; đẩy nhanh tiến độ dự án cầu
qua sông Hương, đường 74; xúc tiến chỉnh trang đường
Điện Biên Phủ; xúc tiến bến số 2 cảng Chân Mây, đê chắn
sóng cảng Chân Mây.
Nâng cấp Bệnh viện Trung ương Huế; đẩy nhanh tiến độ
bệnh viện đa khoa phía Bắc; Trường trung học cơ sở chất
lượng cao Nguyễn Tri Phương.

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14

15


16

(Nguồn: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, 2012)

Năm thực
Ghi chú
hiện
2009
2009
2009
2009
2009
2010
2010
2010
2010
2010
2010
2010
2011

2011

2011

2011


6


PHỤ LỤC 2: Các dự án công trọng điểm 2013 Thừa Thiên Huế
TT

1

2

3

4

5
6
7
8
9

CƠ QUAN
THEO DÕI

DỰ ÁN

Nâng cấp đường tránh phía Tây thành phố Huế; cầu
Đông Ba, Hữu Trạch; nâng cấp cảng hàng không
Sở Giao thông Vận tải
Phú Bài, khởi công hầm đèo Phú Gia – Phước
Tượng, đường La Sơn – Nam Đông
Tái định cư, chung cư thu nhập thấp, nhà ở xã hội,
Sở Xây dựng

dự án xi măng Đồng Lâm
Hỗ trợ kỹ thuật nâng cấp quy hoạch chung thành
phố Huế; dự án cải thiện môi trường nước thành
phố Huế; giải phóng mặt bằng cửa ngõ phía Bắc
UBND thành phố Huế thành phố Huế và chỉnh trang mở rộng cửa ngõ
phía Bắc, phía Nam; chỉnh trang đường Đống Đa,
Điện Biên Phủ Trần Phú, Chương Dương, Nguyễn
Sinh Cung…, bến xe Nguyễn Hoàng
Nâng cấp mở rộng một số tuyến giao thông nội thị,
lập quy hoạch phân khu khu trung tâm thị xã
UBND thị xã Hương
Hương Thủy; kêu gọi đầu tư một số khu đô thị mới,
Thủy
các dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, xử lý
nước thải khu vực nội thị
Nâng cấp mở rộng một số tuyến giao thông đối nội,
UBND thị xã Hương
đối ngoại; tập trung đầu tư các dự án chỉnh trang đô
Trà
thị, nâng cấp hoàn thiện hạ tầng đô thị Hương Trà
UBND huyện Phú
Giải phóng mặt bằng vỉa hè qua thị trấn Lăng Cô
Lộc
Nâng cấp thị trấn Thuận An theo tiêu chí đô thị loại
UBND huyện Phú
4; dự án nâng cấp đê Tây phá Đông đoạn Phú An
Vang
và Phú Mỹ
UBND huyện Phong
Chỉ đạo thực hiện các dự án chỉnh trang An Lỗ, cửa

Điền
ngõ phía Bắc (thị trấn Phong Điền)
Trung tâm Bảo tồn Di
Đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế
tích Cố đô Huế
(Nguồn: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, 2013)

GHI
CHÚ



×