Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Quản lý vệ sinh môi trường các chợ quận cầu giấy thành phố hà nội (lấy chợ nghĩa tân làm địa bàn nghiên cứu) (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.34 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

QUẢN LÝ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CÁC CHỢ
QUẬN CẦU GIẤY – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(LẤY CHỢ NGHĨA TÂN LÀM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU)

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH


Hà Nội, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG
KHÓA: 2012-2014

QUẢN LÝ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CÁC CHỢ
QUẬN CẦU GIẤY – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(LẤY CHỢ NGHĨA TÂN LÀM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU)

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. TRẦN THỊ HƯỜNG


Hà Nội, 2014


LỜI CẢM ƠN
Trước hết,tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệutrường Đại học
Kiến trúc Hà Nội, KhoaSau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tiếp đó, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo của
khoa Sau đại học đã truyền đạt, chia sẻ cho tôi những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập. Xin chân thành cảm ơn các
thầycô giáo trong hội đồng khoa học đã cung cấp những lời khuyên quý giá
và những tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu luận văn của tôi.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáoPGS.TS.Trần Thị
Hường, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi bằng tất cả tâm huyết. Cảm ơn cô đã
dành thời gian tận tình chỉ bảo, động viên khích lệ tôi trong suốt quátrình thực
hiện luận văn.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đìnhvà những người bạn đã tạo
điều kiện, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học vàthực hiện luận văn, đây là
nguồn động lực to lớn để tôi có thể hoàn thành khóa học như hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Thùy Dương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc

lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Thùy Dương


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
DANH MỤC SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Lý do chọn đề tài: ........................................................................................................1
Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3
Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................................3
Một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn..................................................3
Cấu trúc luận văn ........................................................................................................6
NỘI DUNG .................................................................................................................7
Chương 1. Thực trạng công tác quản lý vệ sinh môi trường các chợ trên địa
bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội ...................................................................7
1.1. Khái quát chung về mạng lưới chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội.....................7
1.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển chợ của thành phố Hà Nội .............7
1.1.2. Hiện trạng số lượng chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội ..................................8
1.2. Thực trạng công tác quản lý vệ sinh môi trường chợ trên địa bàn quận Cầu

Giấy, thành phố Hà Nội ............................................................................................12
1.2.1. Giới thiệu chung về quận Cầu Giấy ................................................................12
1.2.2. Hiện trạng các chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy..............................................15
1.2.3. Thực trạng về công tác quản lý vệ sinh môi trườngchợ trên địa bàn quận
Cầu Giấy, thành phố Hà Nội .....................................................................................21


1.3. Thực trạng quản lý vệ sinh môi trường chợ Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy,
thành phố Hà Nội ......................................................................................................28
1.3.1. Giới thiệu chung về chợ Nghĩa Tân ................................................................28
1.3.2. Thực trạng về vệ sinh môi trường tại chợ Nghĩa Tân .....................................31
1.3.3. Thực trạng về công tác quản lý vệ sinh môi trường tại chợ Nghĩa Tân..........35
1.4. Đánh giá công tác quản lý vệ sinh môi trường tại chợ Nghĩa Tân và các chợ
trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội ........................................................39
1.4.1. Đánh giá chung công tác quản lý vệ sinh môi trường các chợ trên địa bàn
quận Cầu Giấy ...........................................................................................................39
1.4.2. Đánh giá công tác quản lý vệ sinh môi trường chợ Nghĩa Tân ......................40
Chương 2. Cơ sở khoa học trong công tác quản lý vệ sinh môi trường các
chợ của quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội ..........................................................41
2.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................41
2.1.1. Phân loại chợ và yêu cầu về quy hoạch, vị trí khu đất xây dựng chợ, thiết
kế mặt bằng chợ ........................................................................................................41
2.1.2. Ảnh hưởng của vệ sinh môi trường chợ tới sức khỏe cộng đồng và cảnh
quan khu vực xung quanh. ........................................................................................44
2.1.3. Các yêu cầu trong quản lý vệ sinh môi trường của chợ ..................................47
2.1.4. Vai trò, trách nhiệm của nhà nước và cộng đồng trong công tác quản lý
môi trường .................................................................................................................50
2.2. Cơ sở pháp lý .....................................................................................................53
2.2.1. Các văn bản pháp luật có liên quan tới quản lý chợ .......................................53
2.2.2. Các văn bản pháp luật có liên quan tới công tác quản lý vệ sinh môi trường .....54

2.2.3. Một số quy định của pháp luật về công tác quản lý môi trường .....................57
2.2.4. Định hướng về quy hoạch hệ thống chợ TP Hà Nội đến năm 2030 ...............60
2.3. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................63
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý vệ sinh môi trường tại chợ của một số đô thị trên thế giới ..63
2.3.2. Kinh nghiệm tổ chức quản lý vệ sinh môi trường tại các chợ của một số đô
thị trong nước ............................................................................................................64


Chương 3. Đề xuất giải pháp quản lý vệ sinh môi trường các chợ trên địa
bàn quận cầu giấy, áp dụng đề xuất giải pháp quản lý vệ sinh môi trường
chợ tại chợ Nghĩa Tân. ............................................................................................70
3.1. Đề xuất giải pháp quản lý vệ sinh môi trường cho các chợ trên địa bàn quận
Cầu Giấy, thành phố Hà Nội .....................................................................................70
3.1.1. Giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách, nâng cao vai trò quản lý của Nhà
nước trong công tác quản lý vệ sinh môi trường chợ ...............................................70
3.1.2. Giải pháp thành lập tổ chuyên trách về vệ sinh môi trường trong cơ cấu
mô hình quản lý tại các chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy .........................................73
3.1.3. Giải pháp kỹ thuật trong công tác quản lý vệ sinh môi trường các chợ trên
địa bàn quận Cầu Giấy ..............................................................................................75
3.1.4. Giải pháp xã hội hóa và phát huy vai trò tham gia của cộng đồng trong
công tác quản lý vệ sinh môi trường các chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy ...............84
3.2. Áp dụng đề xuất giải pháp quản lý vệ sinh môi trường chợ tại chợ Nghĩa Tân .......86
3.2.1. Thành lập tổ chuyên trách về vệ sinh môi trường trong cơ cấu Ban quản lý
chợ Nghĩa Tân ...........................................................................................................86
3.2.2. Giải pháp kỹ thuật trong quản lý vệ sinh môi trường chợ Nghĩa Tân ............87
3.2.3. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý vệ sinh môi
trường chợ Nghĩa Tân ...............................................................................................93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................96
Kết luận .....................................................................................................................96
Kiến nghị ...................................................................................................................98

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BQL

Ban quản lý

BVMT

Bảo vệ môi trường

BCT

Bộ Công thương

BKHĐT

Bộ Kế hoạch đầu tư

BTC

Bộ Tài chính

BTM


Bộ Thương mại

BKHVN

Bộ Khoa học Việt Nam

CTR

Chất thải rắn

ĐTXDTM

Đầu tư xây dựng thương mại

HTX

Hợp tác xã

KDTH

Kinh doanh tổng hợp

NN-KDTH

Nông nghiệp và Kinh doanh tổng hợp

NSDV

Nông sản Dịch Vọng


NSTP DVH

Nông sản thực phẩm Dịch Vọng Hậu

QLVSMT

Quản lý vệ sinh môi trường

QLMT

Quản lý môi trường

QLĐT

Quản lý đô thị

TNMT

Tài nguyên môi trường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT


Vệ sinh môi trường


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số bảng
Bảng 1.1.

Tên bảng
Biến động GDP của quận Cầu Giấy (giai đoạn 2005-2010)

Trang
14

Bảng 1.2. Thực trạng hoạt động của các chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy

15

Bảng 1.3. Các tụ điểm chợ tự phát trên địa bàn quận Cầu Giấy

16

Bảng 1.4.

Phân bổ ngành hàng tại các chợ quận Cầu Giấy

17

Bảng1.5.

Bảng tổng hợp cơ cấu các ngành hàng chợ Nghĩa Tân


30

Bảng 2.1. Tỉ lệ diện tích đất xây dựng các hạng mục trong chợ

44

Bảng 3.1. Chiều rộng lối đi giữa các dãy quầy hàng trong chợ

83


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu hình Tên hình

Trang

Hình 1.1

Mạng lưới phân bố chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội

9

Hình 1.2

Hiện trạng VSMT một số chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội

11

Hình 1.3


Vị trí địa lý quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

13

Hình 1.4

Tình trạng VSMT chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy

20

Hình 1.5

Vị trí chợ Nghĩa Tân - Quận Cầu Giấy- Thành phố Hà Nội

28

Hình 1.6

Chợ Nghĩa Tân - Quận Cầu Giấy- Thành phố Hà Nội

29

Hình 1.7

Hiện trạng vị trí các không gian chức năng trong chợ Nghĩa Tân

31

Hình 1.8


Hình ảnh nơi tập kết rác trong chợ Nghĩa Tân

32

Hình 1.9

Hình ảnh hiện trạng thoát nước tại chợ Nghĩa Tân

34

Hình 1.10

Hiện trạng trật tự vệ sinh các gian hàng tại chợ Nghĩa Tân

35

Hình 1.11

Hiện trạng nhà vệ sinh công cộng tại chợ Nghĩa Tân

35

Hình 2.1

Bán kính phục vụ theo hạng chợ

42

Hình 3.1


Đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn để phục vụ xử lý

76

Hình 3.2

Đề xuất các loại thùng chứa dùng để lưu trữ và thu gom

78

CTR trong các chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy
Hình 3.3

Mặt bằng bố trí giao thông trong chợ

82

Hình 3.4

Chiều rộng các tuyến giao thông trong chợ

82

Hình 3.5

Vị trí điểm tập kết, trung chuyển rác của chợ Nghĩa Tân

88


Hình 3.6

Đề xuất cải tạo khu vực tập kết rác trong chợ Nghĩa Tân

89

Hình 3.7

Nắp đan cho ga thu nước chợ Nghĩa Tân

91


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ BQL chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy

21

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ cơ cấu ban quản lý (điển hình) tại các chợ

22

Sơ đồ 1.3 Cơ cấu tổ chức của HTX khai thác và quản lý chợ (điển hình)


25

trên địa bàn quận Cầu Giấy
Sơ đồ 1.4 Cơ cấu BQL chợ Nghĩa Tân

37

Sơ đồ 3.1 Đề xuất cơ cấu ban quản lý tại chợ Nghĩa Tân

87

Sơ đồ 3.2 Đề xuất mô hình QLVSMT có sự tham gia của cộng đồng ở

94

chợ Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy


1

MỞ ĐẦU
 Lý do chọn đề tài:
Ồn ã, náo nhiệt với tiếng người mua kẻ bán trong không gian của nhiều
mặt hàng quen thuộc… Đó là chợ. Với lịch sử hình thành và văn hóa đặc sắc
vốn có của nó, Hà Nội xưa còn có tên là Kẻ Chợ. Chợ tồn tại, phát triển và
biến đổi cùng với nhịp sống thành phố. Nhiều chợ ở Hà Nội đến nay chỉ còn
nằm trong kí ức vì đã biến đổi thành các trung tâm thương mại hoặc biến mất
nhưng chợ vẫn hiển hiện như một phần của lịch sử, văn hóa và là nhu cầu
thiết yếu của mỗi gia đình.Chợ không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa
cần thiết cho đời sống vật chất mà nó còn là nơi giao lưu, sinh hoạt cộng đồng

không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần.
Hà Nội hiện có khoảng 414 chợ trong đó có 12 chợ hạng 1; 67 chợ
hạng 2; 304 chợ hạng 3 và 31 chợ chưa phân hạng. Tuy nhiên, việc quy
hoạch, quản lý hệ thống chợ tại Hà Nội còn bộc lộ nhiều bất hợp lý.Hệ thống
giao thông, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường chưa đáp ứng được yêu
cầu, cần được nâng cấp, cải tạo. Chợ không hoạt động đúng theo với dự kiến
ban đầu, quy mô hoạt động thường được mở rộng hơn so với thiết kế, các tiêu
chuẩn thiết kế không được tuân thủ chặt chẽ, hình thức kiến trúc theo đó cũng
không phù hợp dẫn đến làm mất mỹ quan đô thị, gây ách tắc giao thông, làm
ô nhiễm môi trường.
Theo định hướng phát triển của Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà
Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 nhằm phát triển Thủ đô Hà Nội
thành một đô thị hiện đại trong khu vực Đông Nam Á và châu Á. Vùng Thủ
đô phát triển theo hướng vùng đô thị đa cực tập trung, lấy Thủ đô Hà Nội làm
đô thị hạt nhân. Vùng phụ cận trong phạm vi 25 - 30 km có chức năng hỗ trợ
phát triển và mở rộng đô thị trung tâm, lan tỏa sự phát triển giữa Thủ đô Hà
Nội và các tỉnh lân cận. Chức năng của các khu vực này là tạo các vành đai


2

xanh cung cấp sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm cho Thủ đô, đồng thời phát
triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống và dịch vụ du
lịch văn hóa, sinh thái,… Do vậy, vai trò của chợ cung cấp và tiêu thụ sản
phẩm cho khu vực tiêu dùng và sản xuất đối với thủ đô Hà Nội là đặc biệt
quan trọng.
Quận Cầu Giấy được thành lập năm 1996, là một quận mới của thành
phố Hà Nội, có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và
thương mại dịch vụ nói riêng. Từ ngày thành lập quận đến nay, công tác phát
triển mạng lưới chợ trên địa bàn cũng được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của

các cấp các ngành. Tính đến hết năm 2013, trên địa bàn quận có 12 chợ đang
hoạt động, trong đó có chợ Nghĩa Tân.Song, với sự phát triển của chợ, công
tác quản lý vệ sinh môi trường của các chợ vẫn là vấn đề bất cập hiện nay.
Chất thải rắn phát sinh ở các chợ ngày càng gia tăng kể cả về khối lượng lẫn
thành phần các chất độc hại và khó phân hủy. Công tác quản lý vệ sinh môi
trường: chất thải rắn, nước thải, trật tự vệ sinh chưa được quan tâm đúng mức
cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không
khí của khu vực chợ nói riêng và các khu vực lân cận trong thành phố nói
chung. Đặc biệt vấn đề vệ sinh môi trường trong các chợ liên quan rất lớn đến
việc vệ sinh an toàn thực phầm, lan truyền các dịch bệnh nguy hiểm gây ảnh
hưởng không nhỏ tới đời sống người dân.
Vì vậy, luận văn với đề tài: “Quản lý vệ sinh môi trường cácchợ
quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội - Lấy chợ Nghĩa Tân làm địa bàn
nghiên cứu" là thực sự cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn trong việc giải quyết
các vấn đề bức xúc hiện nay tại các chợ của quận Cầu Giấy nói riêng và các
chợ của thủ đô Hà Nội nói chung.
 Mục đích nghiên cứu
 Đánh giá thực trạng quản lý vệ sinh môi trường tại các chợ trên địa
bàn quận Cầu Giấy nói chung và chợ Nghĩa Tân nói riêng.


3

 Đề xuất giải pháp quản lý vệ sinh môi trường chợ Nghĩa Tân, từ đó
nghiên cứu nhân rộng mô hình quản lý cho các chợ khác trên địa bàn quận
Cầu Giấy cũng như thành phố Hà Nội có điều kiện tương đồng.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý vệ sinh môi trường chợ. Trong đó tập
trung nghiên cứu quản lý chất thải rắn, cấp thoát nước và trật tự vệ sinh chợ.
 Phạm vi nghiên cứu: Các chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy, TPHà

Nội, trong đó tập trung nghiên cứu sâu và đề xuất cho chợ Nghĩa Tân.
 Phương pháp nghiên cứu
 Điều tra, khảo sát hiện trạng (chụp ảnh, phỏng vấn...)
 Thu thập số liệu, tổng hợp, phân tích, đánh giá.
 Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, dự án và các công trình nghiên cứu
có liên quan.
 So sánh, đối chiếu (với các tiêu chuẩn, quy định hiện hành)
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
 Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện phương pháp luận trong
công tác nghiên cứu quản lý vệ sinh môi trường trong các chợ ở đô thị.
 Ý nghĩa thực tiễn: Căn cứ vào cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp
quản lý vệ sinh môi trường cho cácchợ trên địa bàn quận Cầu Giấy,áp dụng
đề xuất giải pháp QLVSMT chợ tại chợ Nghĩa Tân.
 Một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn
 Khái niệm về môi trường [18]
Tại khoản 1, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm
2005 quy định: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo
bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và sinh vật”.


4

 Một số thuật ngữ vềchất thải rắn[7,18]
- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao
gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
- Chất thải rắn thông thường là chất thải phát thải trong sinh hoạt cá
nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt.
Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh

doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn
công nghiệp.
- Chất thải rắn nguy hại:là chất-thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có
một trong những đặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm,
gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác.
- Hoạt động quản lý chất thải rắn: bao gồm các hoạt động quy hoạch
quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại,
thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm
ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ
con người.
 Một số khái niệm về cấp thoát nước [8]
- Hệ thống thoát nước (HTTN)bao gồm mạng lưới cống, kênh mương
thu gom và chuyển tải, hồ điều hoà, các công trình đầu mối (trạm bơm, nhà
máy xử lý, cửa xả) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, vận chuyển, tiêu
thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải.
- Nước thải:là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng
hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra
môi trường.
 Nước thải sinh hoạt:là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của
con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân.


5

 Nước thải sản xuất: là nước thải ra từ quy trình công nghệ sản xuất,
có thành phần và tính chất rất khác nhau tùy thuộc vào loại hình công nghiệp,
nguyên liệu sử dụng, công nghệ áp dụng cũng như quy trình vận hành.
 Nước mưa sau khi rơi xuống chảy trên bề mặt đường phố, quảng
trường, khu dân cư và xí nghiệp công nghiệp bị nhiễm bẩn, nhất là lượng mưa
ban đầu cũng được xem là nước thải.

 Khái niệm về chợ [5]
“Chợ vừa là nơi trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ vừa là nơi giao lưu
văn hóa thỏa mãn nhu cầu sản xuất vật chất, tinh thần của người dân. Chợ là
một loại hình thương mại truyền thống được duy trì và phát triển ở nhiều nơi
từ thành thị tới nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, với nhiều
quy mô và đặc điểm riêng của địa phương…”
Chức năng chợ: chức năng chính của chợ là nơi diễn ra hoạt động mua
bán hay trao đổi các sản phẩm, hàng hóa khác nhau. Hàng hóa trong chợ rất
đa dạng dùng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người đến các chủng loại
sản phẩm khác.
 Khái niệm về sự tham gia của cộng đồng [11]
- Cộng đồng: là một nhóm người đặc trưng, sống ở một khu vực địa lý
được chỉ rõ, có văn hoá và lối sống chung, có sự thống nhất hành động chung
để cùng theo đuổi một mục đích.
- Tổ chức cộng đồng: là một khối liên kết của các thành viên trong
cộng đồng, vì cùng một mối quan tâm chung và hướng tới một quyền lợi
chung, cùng nhau hợp sức để tận dụng tiềm năng, trí tuệ cùng tham gia vào
các hoạt động ở địa phương.
- Sự tham gia của cộng đồng: là một quá trình mà cả Chính phủ và
cộng đồng cùng có trách nhiệm cụ thể và thực hiện các hoạt động để tạo ra
dịch vụ đô thị cho tất cả mọi người.


6

 Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, kết luận – kiến nghị, nội dung chính của luận văn gồm
có 3 chương:
- Chương 1. Thực trạng công tác quản lý vệ sinh môi trường các chợ
trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

- Chương 2. Cơ sở khoa học trong công tác quản lý vệ sinh môi trường
các chợ của quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
- Chương 3. Đề xuất giải pháp quản lý vệ sinh môi trường các chợ trên
địa bàn quận Cầu Giấy, áp dụng đề xuất giải pháp quản lý vệ sinh môi trường
chợ tại chợ Nghĩa Tân.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 Kết luận
1. Đô thị càng lớn, sự tập trung dân số càng đông thì cấu trúc của chợ
cũng biến đổi theo cả về số lượng lẫn quy mô. Sự phát triển của chợ đã đáp
ứng các nhu cầu thiết yếu của người dân, nhưng đồng thời cũng phát sinh
nhiều yếu tố bất cập, gây bức xúc trong đô thị. Đặc biệt là vấn đề vệ sinh môi
trường chợ có tác động tới nhiều yếu tố môi trường, tự nhiên và con người.
Trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay hàng hóa đến với người tiêu dùng
thông qua hệ thống chợ vẫn chiếm tới 50%. Tuy vậy, các chợ của quận Cầu
Giấy chưa có sự đầu tư đúng mức về cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Công tác

QLVSMT chợ trên địa bàn quận chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của
BQL chợ, chính quyền và cộng đồng dân cư, còn tồn tại những vấn đề:
- Về cơ chế chính sách: thiếu các quy định cụ thể về vấn đề QLVSMT
tại các chợ, quy định về phí trong hoạt động QLVSMT chợ chưa đảm bảo.
- Về cơ cấu tổ chức QLVSMT tại các chợ: Trong cơ cấu các đơn vị
tham gia khai thác- quản lý chợ (BQL hay HTX) chưa có tổ chuyên trách về
QLVSMT chợ, chưa làm rõ trách nhiệm của từng tổ trong vấn đề QLVSMT.
- Về kỹ thuật trong công tác QLVSMT: Chưa có các biện pháp giảm
thiểu CTR, phân loại tại nguồn CTR trong các chợ, chưa đầu tư đúng mức
cho cở sở hạ tầng kỹ thuật cấp- thoát nước và các khu vực phụ trợ trong chợ.
- Vai trò tham gia và ý thức của cộng đồng dân cư chưa cao trong
công tác QLVSMT chợ.
Vì vậy đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, dưới nhiều góc độ
khác nhau để kiểm soát ô nhiễmvệ sinh môi trường chợ, giảm thiểu các tác
động tiêu cực tới môi trường khu vực xung quanh.
2. Cơ sở khoa học để nghiên cứu công tác QLVSMT chợ là các tiêu
chuẩn, quy chuẩn, các yêu cầu trong QLVSMT chợ, là hệ thống văn bản pháp


97

lý của Nhà nước, thành phố, quận. Ngoài ra phải căn cứ vào quy hoạch mạng
lưới chợ, vai trò, trách nhiệm của nhà nước và cộng đồng trong công tác
QLVSMT cũng như học tập kinh nghiệm QLVSMT chợ ở một số đô thị trên
thế giới và trong nước, để đảm bảo các giải pháp đề xuất trong luận văn có
tính khoa học và thực tiễn.
3. Luận văn đề xuất một sốgiải pháp nhằm QLVSMT các chợtrên địa
bàn quận Cầu Giấy (ứng dụng đề xuất cụ thể cho chợ Nghĩa Tân) với mục
tiêu phát huy tối đa vai trò của Nhà nước – Đơn vị quản lý chợ –Người dân.
- Giải pháp hoàn thiện cơ chế - chính sách, nâng cao vai trò quản lý

của Nhà nước trong công tác QLVSMT chợ: Bổ sung một số quy định theo
hướng tăng cường các chế tài xử phạt, hạn chế vi phạm. Quy định mức phí
chợ, phí vệ sinh hợp lý để đảm bảo công tác QLVSMT chợ trên địa bàn quận.
Tăng cường vai trò của Sở Tài nguyên- môi trường, Sở Công thương, phòng
Quản lý đô thị, phòng Kinh tế và Tài nguyên môi trường quận Cầu Giấy, các
BQL (HTX) tham gia quản lý và khai thác chợ- là cơ quan quản lý nhà nước
đối với công tác QLVSMT chợ.
- Giải pháp về cơ cấu tổ chức QLVSMT chợ: Trên địa bàn quận có 2
mô hình quản lý chợ là BQL và HTX quản lý chợ. Đề xuất thành lập tổ
chuyên trách QLVSMT chợ trong bộ máy quản lý chợ, làm rõ trách nhiệm
của tổ VSMT, bố trí cán bộ có đủ năng lực. Xây dựng bản nội quy về VSMT
trong chợ, yêu cầu các tiểu thương cam kết thực hiện công tác VSMT chợ.
- Giải pháp kỹ thuật trong công tác QLVSMT chợ: Thực hiện các biện
pháp giảm thiểu, phân loại tại nguồn CTR trong chợ, bố trí hợp lý điểm tập
kết, trung chuyển rác thải. Thực hiện các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường nước. Bố trí hợp lý các không gian chức năng, giao thong
trong chợ nhằm quản lý trật tự vệ sinh tại chợ.
- Giải pháp xã hội hóa và phát huy vai trò tham gia của cộng đồng
trong công tác QLVSMT chợ: xã hội hóa công tác QLVSMT chợ nhằm thu


98

hút vốn đầu tư, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Tuyên truyền,
nâng cao nhận thức cho người dân để thấy được ý nghĩa và tính cấp thiết đối
với các vấn đề vệ sinh môi trường chợ.
 Kiến nghị
Để công tác QLVSMT chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy thực sự có hiệu
quả luận văn kiến nghị các giải pháp đề xuất sẽ được nghiên cứu áp dụng
trong thực tế. Ngoài ra, luận văn có một số kiến nghị sau đây:

- UBND thành phố Hà Nội cùng với Sở Công thương: cần ban hành
các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân đầu
tư vào việc xử lý CTR, đầu tư hệ thống cấp thoát nước, xây dựng cơ sở hạ
tầng các chợ.
- Đối với UBND quận Cầu Giấy: ban hành các văn bản về chế tài xử
phạt các vi phạm về VSMT trong các chợ trên địa bàn quận, văn bản hướng
dẫn thành lập tổ tự quản VSMT trong các chợ. Thành lập các tổ thanh tra về
vấn đề VSMT trong các chợ, kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm về vệ sinh
môi trường trong các chợ trên địa bàn quận. Kiên quyết dẹp bỏ tình trạng chợ
cóc, chợ tạm gây mất vệ sinh môi trường.
- Đối với BQL của chợ Nghĩa Tân:Cần có kế hoạch từng bước đưa
việc QLVSMT chợ đi vào ổn định từthu gom, vận chuyển và xử lý CTR, quản
lý nước thải và đảm bảo trật tự vệ sinh các ngành hàng trong chợ, giám sát
việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường đối với các hộ kinh doanh trong chợ
cũng như khách hàng đến giao dịch mua bán trong chợ Nghĩa Tân.
- Tăng cường tuyên truyền giáo dục người dân nâng cao ý thức bảo vệ
môi trường nói chung và môi trường chợ nói riêng
Trong công tác QLVSMT chợ cần tiếp tục nghiên cứu mô hình quản lý
hoạt động chợ, quy định mức phí chợ, phí vệ sinh phù hợp với yêu cầu thực tế.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Thương mại (1996), Thông tư số 15/TM- CSTTTN ngày 16/10/1996
hướng dẫn về tổ chức và quản lý chợ
2. Bộ

Khoa

học




công

nghệ

môi

trường

(2000),

TCVN

6696:2000/BKHCNMT - Tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam - Chất thải rắn Bãi chôn lấp hợp vệ sinh - Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường, NXB Xây
dựng
3. Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên- môi trường (2007), Thông tư liên tịch số
106/2007/ TTLT- BTC-BTNMT ngày 6/9/2007 sửa đổi bổ sung thông tư
liên tịch số 125/ 2003/ TTLT- BTC- BTNMT ngày 18/12/ 2003 hướng dẫn
thực hiện nghị định số 67/ 2003/ NĐ-CP ngày 13/06/ 2003 của Chính phủ
về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
4. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 39/ 2008/ TT-BTC ngày 19/5/2008 của
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/ NĐ-CP ngày
29/11/2007 về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
5. Chính phủ (2003), Nghị định 02/2003/NĐ-CP của chính phủ về phát triển
và quản lý chợ
6. Chính phủ (2003), Nghị định số 67/2003/NĐ-CP về Phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải; nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của
Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 67/2003/NĐ-CP

ngày 13/6/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
7. Chính phủ (2007), Nghị định 59/2007/NĐ-CP của chính phủ về quản lý
chất thải rắn
8. Chính phủ (2007), Nghị định 88/2007/NĐ-CP của chính phủ về thoát nước
đô thị và khu công nghiệp


9. Chính phủ (2007), Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về phí
bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
10.Chính phủ (2009), Nghị định số 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường,
11.Nguyễn Ngọc Dung (2008), Bài giảng môn quản lý HTKT đô thị
12.Nguyễn Thu Hà (2009), Quản lý chất thải rắn chợ đầu mối thành phố Hà
Nội, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý đô thị, trường đại học Kiến
trúc Hà Nội
13.Trần Thị Hường- Cù Huy Đấu (2009), Quản lý chất thải rắn đô thị Nxb
Xây Dựng – Hà Nội
14.Vũ Hương Linh (2008), Báo cáo phát triển con người, nguồn: tạp chí
Nghiên cứu con người
15.Phùng Chí Tâm (2013), Quản lý chất thải rắn các chợ của quận Hà Đông,
thành phố Hà Nội (lấy chợ Hà Đông làm địa bàn nghiên cứu), Luận văn
thạc sĩ chuyên ngành quản lý đô thị, trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội.
16.Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định 1259/QĐ-TTg về việc phê duyệt
quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2050
17.Thủ tướng chính phủ (2009), Quyết định số 2149/QĐ-TTg phê duyệt chiến
lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2050
18.Quốc hội (2005), Luật bảo vệ môi trường của nước CHXHCNVN số
52/2005/QH11.

19.TCVN 9211 (2012), Chợ- tiêu chuẩn thiết kế
20.TCVN 5576 (1991), Hệ thống cấp thoát nước-Quy phạm quản lý kỹ thuật
21.Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2001), Pháp lệnh số 38/2001/ PLUBTVQH10 về Phí và lệ phí


22.UBND thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 5058/QĐ-UBND về việc
phê duyệt quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố
Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
23.UBND thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 5573/QĐ-UBND về việc
phê duyệt chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng ngành thương mại giai
đoạn 2012-2015, có tính đến năm 2020.
24.UBND quận Cầu Giấy- Phòng Kinh tế (2014), Báo cáo tình hình hoạt
động của các chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy
25.UBND quận Cầu Giấy- BQL chợ Nghĩa Tân, Kế hoạch số 02/KH-BQL
ngày 20/5/2014 về việc kí hợp đồng cho thuê địa điểm kinh doanh
26.Webside (2014), dữ liệu được tải
xuống lúc 8h30’ ngày 5/7/2014, Hà Nội
27.Webside Thư viện học liệu mở Việt Nam (2014), ữ liệu
được tải xuống lúc 8h30’ ngày 5/7/2014, Hà Nội
28.Webside Báo Nam Định (2014) ữ liệu được tải
xuống lúc 8h30’ ngày 5/7/2014, Hà Nội


×