Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu vực hai bên đầu cầu bãi cháy thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------

ĐỖ XUÂN ĐIỆP

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
KHU VỰC HAY BÊN ĐẦU CẦU BÃI CHÁY THÀNH
PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH

Hà Nội – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------

ĐÔ XUÂN ĐIỆP
KHÓA 2012-2014

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
KHU VỰC HAY BÊN ĐẦU CẦU BÃI CHÁY THÀNH
PHỐ HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH



Chuyên ngành: Quản lý đô thị & công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ & CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.KTS CHẾ ĐÌNH HOÀNG

Hà Nội – 2014


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng,
Ban Giám hiệu Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học - Trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học
tập, thực hiện luận văn.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS.KTS Chế
Đình Hoàng đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền thụ những kinh nghiệm, những
phương pháp nghiên cứu quý báu trong suốt thời gian tôi nghiên cứu và thực
hiện luận văn này và xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô Trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình học tập tại Trường .
Cuối cùng tôi xin trân trọng cám ơn Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh - Cơ quan nơi tôi đang công tác, Sở Xây dựng Quảng Ninh, Ủy
ban nhân dân thành phố Hạ Long cùng các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã
giúp đỡ, tạo điều kiện và động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như
trong thời gian nghiên cứu luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!


Hà Nội, tháng 8/2014
Tác giả luận văn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đỗ Xuân Điệp


MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU:..........................................................................................................1
▪ Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
▪ Mục đích nghiên cứu.......................................................................................3
▪ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................4
▪ Phương pháp nghiên cứu.................................................................................4
▪ Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài........................................................4
▪ Các khái niệm (thuật ngữ)...............................................................................5

▪ Cấu trúc luận văn............................................................................................6
NỘI DUNG LUẬN VĂN:................................................................................7
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN KHU VỰC KHU VỰC HAI BÊN ĐẦU CẦU BÃI CHÁY
THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH...........................................7
1.1 Khái quát về tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long................................7
1.1.1 Vị trí địa kinh tế, chính trị........................................................................7
1.1.2 Quảng Ninh và thành phố Hạ Long trong mối liên hệ vùng....................8
1.1.3 Địa hình và cảnh quan thiên nhiên...........................................................8
1.1.4 Đặc điểm khí hậu......................................................................................9
1.1.5 Điều kiện thủy văn.................................................................................10
1.1.6 Quá trình hình thành và phát triển..........................................................11


1.1.7 Vị thế của thành phố Hạ Long trong chiến lược phát triển KTXH...................................................................................................................13
1.2 Phạm vi khu vực nghiên cứu.....................................................................14
1.2.1 Khu vực phía Đông cầu Bãi Cháy..........................................................15
1.2.2 Khu vực phía Tây cầu Bãi Cháy.............................................................18
1.3 Thực trạng Không gian kiến trúc cảnh quan khu vực hai bên đầu cầu Bãi
Cháy, thành phố Hạ Long................................................................................21
1.3.1 Cảnh quan thiên nhiên............................................................................21
1.3.2 Đất đai và dân cư....................................................................................23
1.3.3 Kiến trúc công trình................................................................................23
1.3.4 Hạ tầng kỹ thuật.....................................................................................25
1.3.5 Cây xanh, mặt nước................................................................................31
1.3.6 Trật tự xã hội và văn hóa........................................................................31
1.3.7 Đánh giá tổng hợp..................................................................................32
1.4 Thực trạng quản lý Không gian kiến trúc cảnh quan khu vực hai bên đầu
cầu Bãi Cháy, thành phố Hạ Long..................................................................33
1.4.1 Công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, thiết kế đô thị, quy chế

quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu vực hai bên đầu cầu Bãi
Cháy.................................................................................................................33
1.4.2 Công tác công bố công khai quy hoạch được duyệt...............................35
1.4.3 Công tác cắm mốc giới và quản lý mốc giới ngoài thực địa..................35
1.4.4 Công tác quản lý thực hiện quy hoạch khu vực hai bên đầu cầu Bãi
Cháy.................................................................................................................35
1.4.5 Công tác ban hành các quy định về quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan.................................................................................................................35
1.4.6 Tổ chức bộ máy quản lý.........................................................................36


1.4.7 Sự tham gia của công đồng trong việc quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan.................................................................................................................40
1.4.8 Công tác quản lý đất đai, trật tự đô thị...................................................40
1.4.9 Đánh giá tổng hợp..................................................................................41
1.5 Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý Không gian kiến trúc cảnh
quan khu vực hai bên đầu cầu Bãi Cháy, thành phố Hạ Long........................42
1.5.1 Về quy hoạch, kiến trúc cảnh quan........................................................42
1.5.2 Công tác quản lý thực hiện quy hoạch...................................................42
1.5.3 Sự tham gia của công đồng....................................................................44
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ
KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU VỰC HAI BÊN ĐẦU
CẦU BÃI CHÁY, THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH..........45
2.1 Cơ sở lý luận để quản lý Không gian kiến trúc cảnh quan Khu vực hai bên
đầu cầu Bãi Cháy, thành phố Hạ Long............................................................45
2.1.1 Về hình ảnh, điểm nhấn đô thị...............................................................45
2.1.2 Về đặc trưng không gian kiến trúc cảnh quan........................................47
2.2 Cơ sở pháp lý.............................................................................................48
2.2.1 Hệ thống các văn bản quy định của pháp luật; các quy chuẩn, tiêu chuẩn
có liên quan.....................................................................................................48

2.2.2 Quan điểm và mục tiêu phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm
2020.................................................................................................................50
2.2.3 Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020.....................51
2.2.4 Các chính sách và biện pháp thực hiện định hướng phát triển kiến trúc
Việt Nam.........................................................................................................53
2.2.5 Các Quy định quản lý kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch được
duyệt................................................................................................................54


2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc trưng Không gian kiến trúc cảnh quan của
khu vực............................................................................................................55
2.3.1 Yếu tố vị trí, địa hình và cảnh quan thiên nhiên....................................55
2.3.2 Yếu tố về Kinh tế - xã hội......................................................................55
2.3.3 Yếu tố về Khoa học và Công nghệ.........................................................55
2.3.4 Yếu tố về kiến trúc công trình................................................................56
2.3.5 Yếu tố cây xanh, mặt nước.....................................................................57
2.3.6 Yếu tố khí hậu, thủy văn........................................................................57
2.3.7 Yếu tố HTKT.........................................................................................57
2.3.8 Yếu tố con người....................................................................................58
2.3.9 Các dự án ảnh hưởng đến Không gian kiến trúc cảnh quan khu vực hai
bên đầu cầu Bãi Cháy, thành phố Hạ Long.....................................................58
2.4 Bài học kinh nghiệm về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan trên thế
giới và trong nước...........................................................................................59
2.4.1 Trên thế giới...........................................................................................59
2.4.2 Ở trong nước..........................................................................................64
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN KHU VỰC HAI BÊN ĐẦU CẦU BÃY CHÁY, THÀNH PHỐ HẠ
LONG, TỈNH QUẢNG NINH........................................................................67
3.1 Quan điểm về kiến trúc cảnh quan............................................................67
3.1.1 Phát triển kiến trúc bền vững.................................................................67

3.1.2 Phát triển công trình kiến trúc xanh.......................................................67
3.2 Đề xuất các vùng không gian kiến trúc cảnh quan trong khu vực hai bên
đầu cầu Bãy Cháy............................................................................................68
3.2.1 Cơ sở để đề xuất nghiên cứu..................................................................68
3.2.2 Đề xuất phương án quản lý kiến trúc cảnh quan theo các vùng trọng
điểm để quản lý...............................................................................................69


3.2.3 Đề xuất lập thiết kế đô thị, quy chế quản lý và mô hình........................71
3.3 Đề xuất một số vị trí trọng điểm để lựa chọn các dự án thích hợp nhằm
phát triển không gian kiến trúc cảnh quan của khu vực hai bên đầu cầu Bãi
Cháy.................................................................................................................74
3.3.1 Xác định vị trí đặc trưng phát triển không gian......................................74
3.3.2 Điểm nhấn đô thị....................................................................................75
3.3.3 Vấn đề kết nối với các khu vực kế cận...................................................77
3.4 Các giải pháp về cơ chế chính sách...........................................................88
3.4.1 Ban hành đồng bộ các quy chế, quyết định quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan.........................................................................................................88
3.4.2 Các chính sách thu hút đầu tư (dự án) và phương thức quản lý.............89
3.5 Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý.............................................................92
3.5.1 Đề xuất mô hình tổ chức bộ máy ...........................................................92
3.5.2 Các biện pháp nâng cao năng lực quản lý bộ máy quản lý....................93
3.6 Giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan có sự tham gia quản lý
của cộng đồng..................................................................................................93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:........................................................................97
3.7 Kết luận.....................................................................................................97
3.8 Kiến nghị...................................................................................................98


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ Viết tắt

Tên đầy đủ

BĐS

Bất động sản

BQLDA

Ban Quản lý dự án

CĐT

Chủ đầu tư

CTCC

Công trình công cộng

ĐTM

Đô thị mới

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GPXD


Giấy phép xây dựng

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

HTXH

Hạ tầng xã hội

KCN

Khu công nghiệp

HĐND

Hội đồng Nhân dân

TU

Tỉnh ủy

UBND

Ủy ban Nhân dân

QLĐT

Quản lý đô thị


QLĐĐ

Quản lý đất đai

QLNN

Quản lý nhà nước

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

QHCTXD

Quy hoạch chi tiết xây dựng

QHCXD

Quy hoạch chung xây dựng

KGKTCQ

Không gian kiến trúc cảnh quan

KT-XH

Kinh tế - xã hội



DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Số hiệu hình

Tên hình

Hình1.1

Cầu Bãi Cháy hướng nhìn từ Khu du lịch Bãi Cháy

Hình 1.2
Hình 1.3

Vị trí thành phố Hạ Long trong mối liên hệ vùng tỉnh
Quảng Ninh
Sơ đồ đánh giá địa hình, địa mạo thành phố Hạ Long

Hình 1.4

Hình ảnh về địa hình và cảnh quan thành phố Hạ Long

Hình 1.5

Sơ đồ đánh giá khí hậu thủy văn thành phố Hạ Long

Hình 1.6

Thành phố Hạ Long trong chiến lược phát triển KT-XH

Hình 1.7


Vị trí nghiên cứu trong Quy hoạch chung xây dựng

Hình 1.8

Hình ảnh cầu Bãi Cháy và hai bên đầu cầu

Hình 1.9

Phạm vi nghiên cứu đoạn số 1 phía Đông cầu Bãi Cháy

Hình 1.10

Phạm vi nghiên cứu đoạn số 2 phía Đông cầu Bãi Cháy

Hình 1.11

Quy hoạch sử dụng đất khu vực phía Đông cầu Bãi Cháy

Hình 1.12

Cảnh quan theo quy hoạch phía Đông cầu Bãi Cháy

Hình 1.13

Cảnh quan trục đường Bát Hát theo quy hoạch

Hình 1.14

Phạm vi nghiên cứu đoạn số 1 phía Tây cầu Bãi Cháy


Hình 1.15

Phạm vi nghiên cứu đoạn số 2 phía Tây cầu Bãi Cháy

Hình 1.16

Quy hoạch sử dụng đất khu vực phía Tây cầu Bãi Cháy

Hình 1.17

Cảnh quan theo quy hoạch phía Tây cầu Bãi Cháy

Hình 1.18

Hiện trạng địa hình khu vực phía Đông cầu Bãi Cháy

Hình 1.19

Hiện trạng địa hình khu vực phía Tây cầu Bãi Cháy

Hình 1.20

Cảnh quan cây xanh của khu vực cầu Bãi Cháy

Hình1.21

Cảnh quan mặt nước của khu vực cầu Bãi Cháy

Hình 1.22


Kiến trúc công trình khu vực phía Đông cầu Bãi Cháy

Hình 1.23

Kiến trúc công trình khu vực phía Tây cầu Bãi Cháy


Hình 1.24

Giao thông khu vực phía Đông cầu Bãi Cháy

Hình 1.25

Thóat nước khu vực phía Đông cầu Bãi Cháy

Hình 1.26

Cấp điện khu vực phía Đông cầu Bãi Cháy

Hình 1.27

Giao thông khu vực phía Tây cầu Bãi Cháy

Hình 1.28

Thoát nước khu vực phía Tây cầu Bãi Cháy

Hình 1.29


Cấp điện khu vực phía Tây cầu Bãi Cháy

Hình 1.30

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Hình 2.1

Hình ảnh điểm nhấn kiến trúc công trình cầu Bãi Cháy

Hình 2.2

Các dự án liên kề khu vực phía Đông cầu Bãi Cháy

Hình 2.3

Các dự án liên kề khu vực phía Tây cầu Bãi Cháy

Hình 2.4

Đường ống xăng dầu

Hình 2.5

Hình ảnh cảnh quan đường phố của đất nước Singapore

Hình 2.6

Không gian kiến trúc cảnh quan ở thành phố Đà Nẵng


Hình 3.1

Sơ đồ phân vùng không gian thành phố Hạ Long

Hình 3.2

Sơ đồ định hướng phát triển không gian thành phố Hạ Long

Hình 3.3

Vùng cảnh quan đồi núi và mặt nước

Hình 3.4

Hình 3.6

Các hướng nhìn từ các tuyến đường ra vinh Cửa Lục và
vịnh Hạ Long và từ các vịnh nhìn vào
Các hướng nhìn từ các tuyến đường ra vinh Cửa Lục và
vịnh Hạ Long và từ các vịnh nhìn vào
Điểm nhấn cửa ngõ lên đầu cầu Bãi Cháy

Hình 3.7

Các tuyến cảnh quan đầu cửa ngõ

Hình 3.8

Các tuyến cảnh quan trong khu vực hai bên đầu cầu


Hình 3.9

Hình ảnh các mặt cắt thiết kế các tuyến kè trục chính

Hình 3.10

Hình ảnh mặt cắt thiết kế tuyến kè đường nhánh

Hình 3.11

Hình ảnh trồng cây xanh trên vỉa hè và kè

Hình 3.12

Hình ảnh trồng cây xanh trên kè và taluy

Hình 3.13

Hình ảnh trồng cây xanh hai bên tuyến đường

Hình 3.5


Hình 3.14

Hình ảnh trồng cây xanh tạo các điểm nhấn, vườn hoa

Hình 3.14

Hình ảnh trồng cây xanh trên đỉnh đồi và kè


Hình 3.15

Hình ảnh hệ thống NeowebTM

Hình 2.16

Hình ảnh lưới sắt hình mắt cáo rỗng

Hình 3.17

Hình ảnh minh họa các loại cây xanh

Hình 3.18

Sơ đồ lập QHCT và quản lý có tham vấn của cộng đồng

Hình 3.19

Sơ đồ Ban cộng đồng dân cư làm việc với Thành phố và
Nhà đầu tư Đơn vị tư vấn

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Số hiệu bảng,
biểu
Bảng 1.1
Bảng 2.1

Tên bảng, biểu

Quy hoạch sử dụng đất Khu vực phía Đông cầu Bãi Cháy
Quy hoạch sử dụng đất Khu vực phía Tây cầu Bãi Cháy


1

MỞ ĐẦU:
▪ Lý do chọn đề tài
Trong suốt 50 năm kể từ ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh đến nay có
rất nhiều công trình đã được xây dựng, làm thay đổi diện mạo của tỉnh Quảng
Ninh nói chung, thành phố Hạ Long nói riêng. Nhưng có lẽ công trình ghi dấu
ấn đậm nét nhất, sâu sắc nhất trong lòng người dân tỉnh Quảng Ninh hẳn là
cầu Bãi Cháy. Đây là công trình mà ngay từ lúc thi công cho đến khi hoàn
thành, đưa vào sử dụng, luôn thu hút sự quan tâm của không chỉ đông đảo
người dân tỉnh Quảng Ninh mà là của chung cả nước… Đây là cây cầu dây
văng bê tông cốt thép dự ứng lực một mặt phẳng dây với độ dài nhịp chính
lên tới 435m, đạt kỷ lục thế giới với loại cầu theo kết cấu này. Với công trình
cầu Bãi Cháy, nhiều công nghệ, kỹ thuật thi công tiên tiến lần đầu tiên được
áp dụng tại Việt Nam. Sau hơn 40 tháng thi công, ngày 2/12/2006, cầu Bãi
Cháy đã được khánh thành và đưa vào sử dụng. Có thể nói, ngày khánh thành
cầu Bãi Cháy thực sự là ngày hội của đông đảo người dân Quảng Ninh. Nó là
“cây cầu trong mơ”, không chỉ bởi giá trị về mặt giao thông vận tải (nối liền
hai bờ Cửa Lục, tạo điều kiện để kích thích sự phát triển kinh tế cho tỉnh
Quảng Ninh nói riêng, các tỉnh khu vực phía Bắc nói chung...), mà còn bởi
đây là cây cầu vừa hiện đại, vừa đẹp, như một “điểm nhấn” cho bức tranh
Vịnh Hạ Long càng thơ mộng hơn! Chính vì thế, không phải ngẫu nhiên, cầu
Bãi Cháy ra đời, bên cạnh sự thuận lợi về giao thông, đi lại, người ta còn nói
nhiều về nó như một điểm đến hấp dẫn cho du lịch Vịnh Hạ Long, trở thành
đề tài sáng tác nghệ thuật cho các nhà nhiếp ảnh, hội hoạ, thi ca… Với tất cả
những giá trị về nhiều mặt như vậy, cũng có thể nói, cầu Bãi Cháy ra đời đã

tạo niềm hứng khởi, là động lực mới cho Quảng Ninh phát triển, đi lên. Nó là
dấu ấn đáng nhớ của tỉnh trong những năm đầu thế kỷ XXI! Tuy nhiên sau
khi cầu Bãi Cháy được đưa vào sử dụng đã nảy sinh một số vấn đề bất cập


2

trong quản lý đất đai và quản lý không gian kiến trúc cảnh quan môi trường
như: (1) Hệ thống đường nhánh dẫn lên cầu Bãi Cháy hiệu quả sử dụng chưa
cao, gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và luôn tiềm ẩn nguy cơ mất
an toàn giao thông, tình trạng lấn chiếm xây dựng trái phép diễn ra phức tạp;
(2) Khu vực có địa hình phức tạp, do chưa có quy hoạch được duyệt nên việc
quản lý, cấp phép xây dựng không đủ cơ sở, tình trạng xây dựng trái phép của
một số hộ dân hai bên đường dẫn đang có nguy cơ pháp hủy và làm giảm giá
trị vẻ đẹp hoành tráng của cây cầu.

Hình 1.1 Cầu Bãi Cháy hướng nhìn từ Khu du lịch Bãi Cháy [35]
Với mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố Hạ Long trở thành
thành phố trung tâm du lịch Quốc gia - Quốc tế, ngang tầm với các nước
trong khu vực châu Á, lấy trung tâm dịch vụ thương mại làm động lực phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; phát triển
kinh tế xanh (sinh thái ven biển) gắn với việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá
trị Di sản - Kỳ quan thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long và là thành phố
Trung tâm vùng Đông Bắc Việt Nam. Tỉnh Quảng Ninh hiện nay đã và đang
rà soát tổng thể lại toàn bộ các quy hoạch và thực hiện việc lập mới, điều


3

chỉnh các quy hoạch, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ không gian

kiến trúc cảnh quan khu vực ven biển, tao dựng cảnh quan đô thị đặc trưng,
hài hòa với cảnh quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
Khu vực hai bên đầu cầu Bãi Cháy, thành phố Hạ Long là một trong
các khu vực được Tỉnh Quảng Ninh lựa chọn lập quy hoạch với mục tiêu: (1)
để quản lý xây dựng và phát triển đô thị theo quy hoạch, tạo dựng không gian
kiến trúc cảnh quan tương xứng với vị thế là trục giao thông xương sống và là
cầu nối các tỉnh phía Bắc và với nước bạn Trung Quốc; (2) tạo hình ảnh đặc
trưng của khu vực bằng việc cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan trong khu
vực đường dẫn nhằm gắn kết hình ảnh thành phố với cầu Bãi Cháy thành một
thể thống nhất, bảo vệ và tôn thêm vẻ đẹp hoành tráng và hiện đại của cầu Bãi
Cháy; (3) đảm bảo các điều kiện an toàn, tiện nghi, vệ sinh, thẩm mỹ cho mọi
hoạt động (giao thông và thưởng ngoạn cảnh quan…) của người dân; (4) bảo
vệ lợi ích chung của toàn xã hội (bảo vệ môi trường cảnh quan các di tích lịch
sử, văn hóa…); (5) sử dụng hợp lý vốn đầu tư, đất đai và các tài nguyên khác.
Để phục vụ công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu vực
hai bên đầu cầu Bãi Cháy, thành phố Hạ Long theo quy hoạch được duyệt
mang tính thực tiễn, đề xuất giải pháp hợp lý nhất để quản lý khu vực đẹp về
không gian kiến trúc cảnh quan, xứng đáng với vị trí, điểm nhấn kiến trúc bên
bờ vịnh cho thành phố Hạ Long thì việc nghiên cứu đề tài quản lý không gian
kiến trúc cảnh quan khu vực hai bên đầu cầu Bãi Cháy, thành phố Hạ Long là
rất cần thiết và cấp bách.
▪ Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu, đánh giá thực trạng
công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan của thành phố Hạ Long;
nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan các khu đô thị ở Việt Nam và thành phố Hạ Long và đề xuất các giải


4


pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu vực hai bên đầu cầu Bãi
Cháy, thành phố Hạ Long.
▪ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các giải pháp quản lý không gian
kiến trúc cảnh quan khu vực hai bên đầu cầu Bãi Cháy, thành phố Hạ Long.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực hai bên đầu cầu Bãi Cháy, thành phố Hạ
Long, tỉnh Quảng Ninh với diện tích khoảng 70,57ha [20].
▪ Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập tài liệu, số liệu và thực hiện nghiên cứu, khảo sát thực tế về
các Khu vực hai bên đầu cầu và Khu vực hai bên đầu cầu Bãi Cháy, thành
phố Hạ Long.
- Tổng hợp, phân tích các tài liệu tham khảo và nghiên cứu các quy
định, chính sách có liên quan về công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan ở Việt Nam; nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, kinh nghiệm trong
công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch của các khu
đô thị ở một số tỉnh, thành phố để đề xuất các giải pháp quản lý không gian
kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch Khu vực hai bên đầu cầu Bãi Cháy, thành
phố Hạ Long.
▪ Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Xây dựng cơ sở khoa học, làm rõ một số vấn đề
tồn tại, bất cập cần giải quyết và nêu những quy định mới nhất của nhà nước
trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tại các đô thị địa bàn
tỉnh Quảng Ninh.
- Ý nghĩa thực tiễn: Giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc, đề
xuất các giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu vực hai bên
đầu cầu Bãi Cháy, thành phố Hạ Long.


5


▪ Các khái niệm (thuật ngữ)
- Khái niệm về cảnh quan: Tùy theo mỗi ngành có một cách quan niệm
khác nhau về cảnh quan. Theo các nhà TKCQ:
+ Phong cảnh là một không gian hạn chế, mở ra những điểm nhất định.
Đó là những thành phần thiên nhiên và nhân tạo mang đến cho con người
những cảm xúc và tâm trạng khác nhau như: Sông, núi, làng mạc, phố xá…
+ Cảnh quan theo các nhà địa lý cảnh quan là bộ phận của bề mặt trái
đất, có những đặc điểm riêng về địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai…nó phân
biệt hẳn với những khu vực xung quanh.
Con người chịu tác động của môi trường cảnh quan thông qua tất cả các
giác quan (chủ yếu là thị giác). Môi trường này được hình thành do hệ quả tác
động tương hỗ của các thành phần cảnh quan. Hệ thống mối quan hệ này đã
tạo nên nét đặc trưng cho mỗi vùng với kiểu cảnh quan khác nhau. Tùy theo
cách phân loại mà ta có các loại cảnh quan như: cảnh quan đô thị, cảnh quan
nông thôn, cảnh quan biển, cảnh quan núi, đồng bằng…[30].
- Kiến trúc cảnh quan: là hoạt động định hướng của con người tác động
vào môi trường nhân tạo để làm cân bằng mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố
thiên nhiên và nhân tạo, tạo nên sự tổng hòa giữa chúng. Kiến trúc cảnh quan
là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên ngành
khác nhau (Quy hoạch không gian, quy hoạch HTKT, Kiến trúc công trình,
điêu khắc, hội họa…) nhằm đáp ứng các yêu cầu về công năng, thẩm mỹ, môi
trường sống, làm việc nghỉ ngơi của con người [30].
- Phân loại kiến trúc cảnh quan: cảnh quan các khu đô thị trong không
gian tổng thể của các khu vực với góc nhìn từ các hướng tiếp cận bên ngoài.
+ Nhịp điệu trong khu đô thị
+ Quy hoạch chiều cao
+ Phối kết màu sắc


6


+ Sử lý hiệu quả ánh sáng
+ Vật liệu trang trí
- Cảnh quan các khu đô thị với các góc nhìn cận cảnh bên trong.
+ Về cây xanh
+ Về mặt nước, tiểu cảnh
+ Về không gian công cộng
+ Điểm nhấn trong đô thị
+ Không gian đóng - mở
+ Phong cảnh kiến trúc trong khu đô thị [30].
- Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô
thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan
đô thị [22].
- Kiến trúc đô thị: là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công
trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng
của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị [22].
- Cảnh quan đô thị: là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở
trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố,
hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò
đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông,
kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị [22].
▪ Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Kiến nghị, phần Phụ lục; luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1. Thực trạng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu vực hai
bên đầu cầu Bãi Cháy tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Chương 2. Cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan khu vực hai bên đầu cầu Bãi Cháy tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh.
Chương 3. Giải pháp trong quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu

vực hai bên đầu cầu Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


97

Hình ảnh 3.18 Sơ đồ Ban cộng đồng dân cư làm việc với Thành phố và Nhà
đầu tư Đơn vị tư vấn
UBND TP HẠ LONG

CUỘC HỌP CỦA ĐẠI DIỆN

TƯ VẤN

CHỦ ĐẦU TƯ

BAN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ CÁC PHƯỜNG

P. BÃI CHÁY


P. YẾT KIÊU

P. BẠCH ĐẰNG

CÁC TỔ DÂN CƯ THUỘC PHƯỜNG

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.7 Kết luận
- Những thành tựu đô thị hóa ở Việt Nam trong hơn 25 năm qua là rất
to lớn. Ở thế kỷ XXI, để tiếp tục phát triển nhanh, bền vững hơn chung ta cần
đối mặt với những tồn tại yếu kém hiện nay và những thách thức, nguy cơ
phát triển không bền vững của những thập kỷ tới đó là: Nguy cơ tụt hậu, sự
biến đổi khí hậu toàn cầu, sự phát triển chệnh hướng, năng lực quy hoạch và
quản lý đô thị.
Trước thực tế đó chúng ta cần chỉ đạo áp dụng cương quyết các đối
sách và phát triển xây dựng đô thị gồm:
+ Thành lập các tổ chức - Ủy ban quốc gia về phát triển quản lý đô thị
và kiến trúc cảnh quan môi trường.
+ Xây dựng chiến lược phát triển đô thị với việc đổi mới các thể chế
cũng như các quy chế về quản lý đô thị.


98

+ Nghiên cứu đưa vào áp dụng các nguyên tắc quy hoạch, xây dựng và
phát triển các khu dân cư theo mô hình đô thị sinh thái phát triển bền vững.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Hạ Long và khu vực hai bên
đầu cầu Bãi Cháy, đánh giá điều kiện hiện trạng, tồn tại, nguyên nhân và
nghiên cứu trên các cơ sở khoa học, học tập và rút kinh nghiệm thực tiễn về

công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tại thành phố Đà Nẵng, Nha
Trang, Vũng Tàu và trên thế giới, trong đó lấy Singapore để học tập. Luận
văn đã được nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan khu vực hai bên đầu cầu Bãi Cháy phù hợp các định hướng phát
triển của tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long, đảm bảo quy định của pháp
luật hiện hành, đảm bảo tính thực tiễn.
3.8 Kiến nghị
Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu vực hai bên đầu cầu Bãi
Cháy là việc làm hết sức cần thiết, không chỉ quản lý riêng khu vực theo quy
hoạch được duyệt mà cần có sự quản lý thống nhất các vùng cảnh quan lân
cận như cùng cảnh quan vinh Hạ Long, vùng cảnh quan đô thị hiện hữu, vùng
cảnh quan đồi núi phía Bắc vịnh Cửa Lục…Vì vậy để đảm bảo thống nhất
tổng thể, thực hiện mục tiêu phát triển đô thị sinh thái, bền vững kiến nghị
UBND tỉnh Quảng Ninh và UBND thành phố Hạ Long:
- UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo UBND thành phố Hạ Long và các
Sở, Ngành liên quan tổ chức nghiên cứu lập Quy chế quản lý Hạ Long
(nghiên cứu học tập kinh nghiệm quy chế SaPa, Đà Lạt).
- Chỉ đạo ban hành đồng bộ các Quy đinh quản lý theo quy hoạch được
duyệt, lập mô hình và tổ chức công bố rộng rãi để nhân dân của tỉnh và toàn
quốc biết, theo dõi, thu hút đầu tư (trưng bày các sản phẩm của quy hoạch
trong cung triển lãm của tỉnh).


99

- Trên cơ sở định hướng của Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hạ
Long và Quy hoạch phân khu khu vực hai bên đầu cầu Bãi Cháy đã được
UBND tỉnh phê duyệt, UBND thành phố Hạ Long cầm tích cực và khẩn
trương triển khai lập QHCTXD tỷ lệ 1/500 khu vực hai bên đầu cầu Bãi Cháy,
thực hiện trình tự các bước lập Quy hoạch lấy ý kiến tham vấn của các tổ

chức, cộng đồng nhân dân đảm bảo quy định của pháp luật làm cơ sở triển
khai các dự án đầu tư xây dựng.
- Điều chỉnh lại Quy hoạch hệ thống biển quảng cáo trên địa bàn tỉnh,
trong đó không bố trí xây dựng biển quảng cáo tại khu vực hai bên đầu cầu
bãi cháy; khuyến khích hình thức quảng cáo bằng hệ thống các thảm cây xanh
trên các sườn đồi về hình ảnh của vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long.
- Hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất để các cộ dân trong diện đền bù
GPMB về các khu tái định cư của thành phố để chuẩn bị triển khai xây dựng
các dự án của khu vực quy hoạch.
- UBND thành phố Hạ Long cần tăng cường công tác kiểm tra, thành
tra, tuyên truyền giáo dục nâng cao trình độ dân trí, tổ chức cộng đồng tham
gia vào xây dựng và quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị; đồng thời thường
niên tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn cho
đội ngũ cán bộ quản lý xây dựng đô thị tại địa phương và ứng dụng khoa học
công nghệ trong công tác quản lý.


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tiếng Việt
1. Nguyễn Đình Bồng & Đỗ Hậu (2005), “Quản lý đất đai và bất động
sản đô thị”, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
2. Nguyễn Thế Bá (2004), “Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị”,
NXB Xây dựng.
3. Phạm Văn Bộ (2013), “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” (Bài
giảng cho học viên cao học).
4. Nguyễn Hữu Dũng (2013), “Quản lý môi trường đô thị” (Bài giảng
cho học viên cao học).
5. Chính phủ (2010), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về
lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
6. Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về

quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
7. Chính phủ (2010), Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về
quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị.
8. Chính phủ (2010), Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 Về
quản lý cây xanh đô thị.
9. Chính phủ (2009), Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 về
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động
sản, khai thác, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình
HTKT, quản lý phát triển nhà và công sở.
10. Chính phủ (2009), Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28/9/2009 về
quản lý chiếu sáng đô thị.
11. Đề án Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh nhanh, bền vững,
đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh (2013), Tỉnh ủy Quảng Ninh.


12. Trần Trọng Hanh (2007), “Công tác thực hiện quy hoạch xây dựng
đô thị”, NXB Xây dựng.
13. Phạm Trọng Mạnh (2010), “Quản lý đô thị”, Nxb Xây dựng.
14. Nguyễn Tố Lăng (2006), “Quản lý đô thị ở các nước đang phát
triển”, Bộ Xây dựng – Trường đại học kiến trúc Hà Nội.
15. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2013.
16. Nguyễn Đăng Sơn (2013), “Quản lý thực hiện quy hoạch đô thị
trong cơ chế thị trường”, Tạp chí Sài Gòn Đầu tư & Xây dựng.
17. Nguyễn Đăng Sơn (2013), “Quy hoạch phân khu và đổi mới
phương pháp quy hoạch”, Tổng Hội Xây dựng Việt Nam.
18. Thuyết minh đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành
phố Hạ Long đến năm 2030, tầm nhìn ngoài năm 2050.
19. Thuyết minh đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực hai bên
đầu cầu Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
20. UBND tỉnh Quảng Ninh (2013), Quyết định số 2132/QĐ-UBND

ngày 20/8/2013.
21. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 112/2002/QĐ-TTg phê
duyệt định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020.
22. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12.
23. Quốc hội (2005), Luật Nhà ở số 56/2005/QH11.
24. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư số 59/2005/QH11.
25. Quốc hội (2003), Luật Xây dựng số 16/2003/QH11.
26. Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 và ngoài năm 2050.
27. Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
28. Đỗ Hậu, “Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng
đồng”.


×