Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đề xuất một số giải pháp về quản lý chất thải rắn tại thị xã sơn tây thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.55 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM KIỀU LY

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN TẠI THỊ XÃ SƠN TÂY – THÀNH PHỐ
HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

HÀ NỘI, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM KIỀU LY
KHÓA: 2012 - 2014

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI
THỊ XÃ SƠN TÂY – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HỒ NGỌC HÙNG

HÀ NỘI, NĂM 2014


Lời cảm ơn
Sau một thời gian nghiên cứu, với sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, sự
động viên của bạn bè, đồng nghiệp, sự sẻ chia, ủng hộ của gia đình, hôm nay
tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ.
Để đạt được kết quả này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo đã tham giảng dạy, truyền thụ những kiến thức quý báu cho tôi trong
suốt quá trình học tập. Đặc biệt, cảm ơn PGS.TS Hồ Ngọc Hùng, người đã
dành nhiều tâm huyết, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận
văn. Những nhận xét, đóng góp sâu sắc của thầy là những gợi ý quý báu để tôi
giải quyết các vấn đề tốt hơn cho đề tài của mình.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong công việc để có thời gian hoàn thành luận văn.
Và cuối cùng, cảm ơn gia đình và người thân đã luôn ủng hộ, chia sẻ
cùng tôi những khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Một lần nữa xin được cảm ơn tất cả !
Hà Nội,

tháng
Học viên

năm 2014



Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 2
Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 2
Các khái niệm (thuật ngữ) .............................................................................. 3
Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 8
NỘI DUNG .................................................................................................... 9
Chương 1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại thị xã Sơn Tây - Thành phố Hà
Nội ................................................................................................................. 9
1.1. Giới thiệu chung về thị xã Sơn Tây - Thành phố Hà Nội [7]............... 9



1.1.1. Vị trí địa lí ...................................................................................... 9
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 10
1.1.3. Điều kiện văn hóa, xã hội ............................................................. 10
1.2. Hiện trạng chất thải rắn tại thị xã Sơn Tây - Thành phố Hà Nội [7] .... 13
1.2.1. Hiện trạng chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hà Nội ................ 13
a. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt ....................................................... 13
b. Hiện trạng chất thải rắn Công nghiệp ................................................. 16
d. Hiện trạng chất thải rắn Y tế………………………………………….18
1.2.2. Hiện trạng chất thải rắn tại Thị xã Sơn Tây - Thành phố Hà Nội...22
a. Hiện trạng chất thải rắn Sinh hoạt…………………………………….22
b. Hiện trạng chất thải rắn Công nghiệp…………………………………25
c. Hiện trạng chất thải rắn Xây dựng…………………………………….25
d. Hiện trạng chất thải rắn Y tế …………………………………………29
1.3. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn tại Thị xã Sơn Tây - Thành
phố Hà Nội[7] ........................................................................................... 31
1.3.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Thị xã Sơn Tây - Thành phố Hà
Nội ......................................................................................................... 31
1.3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý chất thải rắn tại
Thị xã Sơn Tây - Thành phố Hà Nội ...................................................... 32
1.4. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Thị xã Sơn Tây - Thành
phố Hà Nội ................................................................................................ 32
1.4.1. Đánh giá chung……………………………………………………32
a. Ưu điểm……………………………………………………………….32


b. Vấn đề còn tồn tại……………………………………………………..33
1.4.2. Vấn đề cần nghiên cứu……………………………………………34
Chương 2. Cơ sở khoa học về quản lý chất thải rắn tại Thị xã Sơn Tây Thành phố Hà Nội ........................................................................................ 35
2.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu quản lý chất thải rắn tại Thị xã Sơn Tây Thành phố Hà Nội ..................................................................................... 35
2.1.1. Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn ................................ 35

2.1.2. Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của quản lý chất thải rắn ............. 37
2.1.3. Yếu tố quy hoạch tác động đến quản lý chất thải rắn .................... 39
2.1.4. Yếu tố con người tác động đến quản lý chất thải rắn .................... 40
2.1.5. Dự báo phát sinh chất thải rắn tại Thị xã Sơn Tây đến năm 2025
a. Chỉ tiêu phát sinh……………………………………………………...41
b. Chỉ tiêu thu gom………………………………………………………43
c. Kết quả dự báo……………………………………………………..….43
2.2.Cơ sở pháp lý quản lý chất thải rắn tại Thị xã Sơn Tây - thành phố Hà
Nội ............................................................................................................ 52
2.2.1. Các văn bản pháp luật do Quốc Hội và Chính phủ ban hành ........ 52
2.2.2. Các văn bản pháp lý do cấp Bộ ban hành...................................... 53
2.3.Cơ sở thực tiễn quản lý chất thải rắn.................................................... 54
2.3.1. Kinh nghiệm từ trong nước........................................................... 54
2.3.2. Kinh nghiệm từ nước ngoài .......................................................... 55
Chương 3. Đề xuất một số giải pháp về quản lý chất thải rắn tại Thị xã Sơn
Tây - Thành phố Hà Nội............................................................................... 59


3.1. Nguyên tắc chung quản lý chất thải rắn .............................................. 59
3.2. Đề xuất một số giải pháp về quản lý chất thải rắn tại Thị xã Sơn Tây Thành phố hà Nội .................................................................................... ..59
3.2.1. Giải pháp về quản lý CTR Sinh hoạt ............................................ 59
a. Công tác thu gom CTR Sinh hoạt……………………………………..59
b. Công tác vận chuyển CTR Sinh hoạt…………………………………63
c. Công tác xử lý CTR Sinh hoạt………………………………………..65
3.2.2. Giải pháp về quản lý CTR Xây dựng ............................................ 70
a. Công tác thu gom CTR Xây dựng……………………………………70
b. Công tác vận chuyển CTR Xây dựng…………………………………71
b. Công tác xử lý CTR Xây dựng

…………………………………….73


3.2.3. Giải pháp về quản lý CTR Công nghiệp ...................................... .74
a. Công tác thu gom, vận chuyển CTR Công nghiệp ……………….…74
c. Công tác xử lý CTR Công nghiệp…………………………………….84
3.2.4. Giải pháp về quản lý CTR Y tế..................................................... 86
a. Công tác thu gom, vận chuyển CTR Y tế............................................ 86
b. Công tác xử lý CTR Y tế .................................................................... 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 101
Kết luận................................................................................................... 101
Kiến nghị: ............................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
BCL: Bãi chôn lâp
BCLHVS: Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
BVMT: Bảo vệ môi trường
CCN: Cụm công nghiệp
CTR: Chất thải rắn
CTRCN: Chất thải rắn công nghiệp
CTRCNNH: Chất thải rắn công nghiệp nguy hại
CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt
CTRYT: Chất thải rắn y tế
DVMT: Dịch vụ môi trường
EfW: Công nghệ đốt chất thải thu năng lượng
HTX: Hợp tác xã
KCN: Khu công nghiệp
KXL: Khu xử lý
MTĐT: Môi trường đô thị
QLCTR: Quản lý chất thải rắn

Sở TNMT: Sở Tài nguyên Môi trường
VLXD: Vật liệu xây dựng
VSMT: Vệ sinh môi trường


Danh mục các bảng, biểu
Số hiệu
bảng, biểu
Bảng 1.1

Bảng 1.2

Bảng 1.3

Tên bảng, biểu
Thống kê diện tích, dân số và mật độ dân số TX. Sơn
Tây
Khối lượng CTR phát sinh tại các đô thị thuộc thị xã
Sơn Tây
Lượng CTR y tế phát sinh tại các cơ sở y tế trên địa
bàn thị xã Sơn Tây

Trang
15

17

25

Bảng 1.4


Thành phần trong chất thải rắn bệnh viện ở Việt Nam

26

Bảng 2.1

Tiêu chuẩn phát sinh chất thải rắn công nghiệp

33

Bảng 2.2

Tiêu chuẩn phát sinh CTR bệnh viện

34

Bảng 2.3

Mục tiêu thu gom chất thải rắn thị xã đến năm 2025

35

Bảng 2.4

Dự báo phát sinh và tỉ lệ thu gom CTR thị xã Sơn Tây

35

Bảng 2.5


Bảng 2.6

Dự báo lượng thu gom theo thành phần CTR thị xã
Sơn Tây
Dự báo khối lượng chất thải rắn xây dựng và bùn thải

36

37

phát sinh và thu gom được
Bảng 2.7

Dự báo chất thải rắn y tế phát sinh tại TX. Sơn Tây đến
năm 2025

40


Đề xuất thực hiện lộ trình phân loại CTR tại nguồn
Bảng 3.1

Bảng 3.2

Bảng 3.3

Bảng 3.4

cho thị xã Sơn Tây

Đề xuất trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác thu
gom, vận chuyển CTR tại thị xã Sơn Tây
Khả năng tái chế và sử dụng CTR xây dựng
Số lượng phương tiện vận chuyển CTR công nghiệp tại
thị xã Sơn Tây

49

51

60

66

Bảng 3.5

Thiết bị lưu chứa, thu gom, vận chuyển CTR y tế

77

Bảng 3.6

Các công nghệ xử lý CTR y tế

80

Bảng 3.7

Quy hoạch xử lý CTR y tế nguy hại của thị xã Sơn Tây
đến năm 2025


84


Danh mục các hình vẽ, đồ thị

Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Thành phần chất thải rắn tại Hà Nội

5

Hình 1.2

Hiện trạng các cơ sở sản xuất công nghiệp tại
TP.Hà Nội

8

Hình 1.3

Sơ đồ hiện trạng các khu xử lý CTR

11


Hình 1.4

Bản đồ quy hoạch CTR nắm 2020-2030 của
TP.Hà Nội

12

Hình 1.5

Bản đồ thị xã Sơn Tây

13

Hình 2.1

Dự báo lượng phát sinh CTR thị xã Sơn Tây

38

Hình 2.2

Tỉ lệ thành phần CTR công nghiệp năm 2025

39

Hình 2.3

Xe thu gom rác thải tại Singapore


42

Hình 2.4

Xe vệ sinh đường phố tại Singapore

43

Hình 3.1

Hình 3.1

Hình 3.2
Hình 3.3

Mô hình phân loại CTR sinh hoạt tai nguồn thị xã
Sơn Tây
Đề xuất thực hiện lộ trình phân loại CTR tại
nguồn cho thị xã Sơn Tây
Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý CTR bằng
phương pháp yếm khí tùy nghi A.B.T
Quy trình thu gom, vận chuyển

48

53

55
58



Hình 3.4

Xe tải vận chuyển, thu gom CTR xây dựng

59

Hình 3.5

Sơ đồ cấu trúc phân loại CTR công nghiệp tại
nguồn

62

Hình 3.6

Sơ đồ phương án thu gom vận chuyển tại các
KCN/CCN

67

Hình 3.7

Đinh hướng xử lý CTR công nghiệp tại thị xã Sơn
Tây

71

Hình 3.8


Quy trình phân loại CTR y tế

72

Hình 3.9

Quy trình thu gom vận chuyển CTR tập trung

75

Hình 3.10

Sơ đồ tái chế, tái sử dụng CTR y tế

79


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài :
Thị xã Sơn Tây là thị xã trực thuộc Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế,
văn hóa, chính trị, xã hội của khu vực phía Tây Băc thủ đô Hà Nội.
Trong những năm gần đây, đi đôi tốc độ đô thị hoá và mức độ phát triển
kinh tế nhanh là sự gia tăng về khôí lượng CTR, Tại Thị xã Sơn Tây, mỗi
ngày có khoảng 80 tấn chất thải rắn các loại thải ra môi trường, trong đó chất
thải rắn sinh hoạt chiếm 70%, số còn lại là chất thải rắn y tế, công nghiệp và
xây dựng. Mặc dù đã có những đơn vị tổ chức thu gom nhưng lại không đồng
bộ trong việc quản lý dẫn đến nhiều vấn đề bất cập làm giảm hiệu quả thu
gom và gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Mặt khác, với

một lượng chất thải rắn khá lớn như trên và có xu hướng ngày càng gia tăng
cùng với tốc độ phát triển, nếu không có một giải pháp phối hợp đồng bộ, thu
gom không hợp lý thì CTR sẽ có các tác động xấu như : gây cản trở giao
thông, mất mĩ quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường .
Thị xã Sơn Tây có mật độ dân số khá đông 1609 người/km2, khối lượng
CTR sinh hoạt lớn ( 2525 tấn/năm vào năm 2011), khối lượng CTR công
nghiệp (khoảng 600 tấn/năm) , y tế và xây dựng cũng ngày càng tăng lên do
quá trình đô thị hóa. Hệ thống thu gom chất thải rắn hiện nay được thực hiện
bởi lực lượng thu gom chất thải rắn dân lập và công lập, chính vì thế mà chất
thải rắn chưa được quản lý tốt. Hệ thống thu gom CTR của Thị xã còn gặp
một số bất cập như việc chưa phân loại được rác thải, bố trí các điểm hẹn, thời
gian thu gom, vận chuyển chưa hợp lý, phương tiện thu gom cũ kỹ, thô sơ,
không đảm bảo nhu câu thu gom CTR trên địa bàn Thị xã, chỉ có khoảng 80 –
85% tổng số lượng CTR được thu gom và số còn lại được thải xuống kênh,
rạch gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Công nghệ tái chế, tái sử dụng nhằm hạn chế chôn lấp, giảm thiều ô


2

nhiễm môi trường chưa được áp dụng rộng rãi, chỉ diễn ra tự phát. Chưa xây
dựng được quy hoạch quản lý CTR , cơ chế quản lý và các chính sách hộ trợ
công tác quản lý CTR.
Để giải quyết tình trạng ô nhiễm CTR cần phải có một chiến lược cụ thể
và có mô hình quản lý thu gom , xử lý CTR thích hợp và đồng bộ cho tất cả
các nguồn thải. Ở nước ta quản lý CTR theo hướng bền vững là một trong bảy
chương trình ưu tiên được xác định trong “Chiến lược Bảo vệ môi trường
Quốc gia đến năm 2020, và tầm nhìn đến năm 2030” được chính phủ ban
hành Quyết định số 1216/QĐTTg. Vì vậy đề tài : “Đề xuất một số giải pháp
về quản lý chất thải rắn tại Thị xã Sơn Tây – TP Hà Nội” là rất cần thiết .

Mục đích nghiên cứu :
Đề xuất một số giải pháp quản lý thu gom, phân loại, xử lý, tái chế, chôn
lấp CTR tại thị xã Sơn Tây – thành phố Hà Nội
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chất thải rắn.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: thị xã Sơn Tây – thành phố Hà Nội.
Về thời gian: Giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Phương pháp nghiên cứu :
- Điều tra khảo sát, thu thập số liệu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp tính toán đánh giá
- Phương pháp chuyên gia.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài :
- Ý nghĩa khoa học: xây dựng cơ sở khoa học để quản lý CTR của thị xã
Sơn Tây để phù hợp với chiến lược phát triển bền vững của quốc gia.
- Ý nghĩa thực tiễn: hoàn thiệng công tác quản lý CTR Thị xã Sơn Tây,
nhằm xây dựng một khu đô thị mới, phát triển hài hòa và bền vững.


3

Các khái niệm
Khái niệm chất thải rắn [2]
- Là toàn bộ các dạng vật chất (không ở dạng khí và không hòa tan được)
được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế-xã hội của mình (bao gồm
các hoạt động sản xuất,các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng
đồng) .Trong đó quan trọng nhất là các chất thải phát sinh ra từ các hoạt động
sản xuất và hoạt động sống.
- Thu gom CTR là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu trữ tạm

thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chấp thuận.
- Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian
nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển
đến cơ sở xử lý.
- Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi
phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng
hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.
- Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích
trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong
chất thải rắn.
Khái niệm quản lý chất thải rắn [2]
Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản
lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu
gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm


4

ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ
con người.
Nguồn gốc phát sinh CTR [2]
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độphát sinh của chất thải rắn là
cơsở quan trọng trong thiết kế, lựa chọn công nghệxửlý và đềxuất các chương
trình quản lý chất thải rắn thích hợp.
Có nhiều cách phân loại nguồn gốc phát sinh chất thải rắn khác nhau
nhưng phân loại theo cách thông thường nhất là:
+ Khu dân cư
+ Khu thương mại

+ Cơ quan, công sở
+ Khu xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng
+ Khu công cộng
+ Nhà máy xửlý chất thải
+ Công nghiệp
+ Bệnh viện.
Thành phần chất thải rắn [2]
Thành phần của chất thải rắn biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các
phần riêng biệt mà từ đó tạo nên dòng chất thải, thông thường được tính bằng
phần trăm khối lượng. Thông tin về thành phần chất thải rắn đóng vai trò rất
quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp để xử lý,


5

các quá trình xử lý cũng như việc hoạch định các hệ thống, chương trình và
kế hoạch quản lý chất thải rắn.
Thông thường trong rác thải đô thị, rác thải từcác khu dân cưvà thương
mại chiếm tỉ lệ cao nhất từ50-75%. Phần trăm đóng góp của mỗi thành phần
chất thải rắn Giá trị phân bố sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào sự mở rộng các hoạt
động xây dựng, sữa chữa, sự mở rộng của các dịch vụ đô thị cũng như công
nghệ sử dụng trong xử lý nước. Thành phần riêng biệt của chất thải rắn thay
đổi theo vị trí địa lý, thời gian, mùa trong năm, điều kiện kinh tếvà tùy thuộc
vào thu nhập của từng quốc gia…
Phân loại chất thải rắn [2]
Theo nguồn gốc phát sinh:
+Chất thải rắn sinh hoạt: là CTR được thải (sinh) ra từ sinh hoạt cá nhân,
các khu nhà ở (biệt thự, hộ gia đình riêng lẻ, chung cư, …), khu thương mại
và dịch vụ (cửa hàng, chợ, siêu thị, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ,
trạm dịch vụ, …), khu cơ quan (trường học, viện và trung tâm nghiên cứu, các

cơ quan hành chính nhà nước, văn phòng công ty, …), từ các hoạt động dịch
vụ công cộng (quét dọn và vệ sinh đường phố, công viên, khu giải trí, tỉa cây
xanh, …), từ hoạt động (ăn uống, vệ sinh, …) của các khoa, bệnh viện không
lây nhiễm, từ sinh hoạt của cán bộ, công nhân trong các cơ sở công nghiệp
(khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ).
+Chất thải rắn xây dựng: là các CTR được thải ra do các hoạt động xây
dựng như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ, vôi vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại, …
+Chất thải rắn công nghiệp:
CTR công nghiệp là các CTR được thải (sinh) ra trong quá trình sản xuất


6

của khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ.CTR
công nghiệp bao gồm cả chất thải rắn và bùn sinh ra từ hệ thống xử lý chất
thải lỏng và khí thải.
CTR công nghiệp cũng được chia ra làm hai loại:CTR không nguy hại và
CTR nguy hại;CTR có thể tái sử dụng,tái chế và CTR không thể tái sử
dụng,tái chế.
+Chất thải rắn y tế:
CTR y tế dược định nghĩa trong quyết định 43/2007/QĐ-BYT bao gồm
tất cả chất thải rắn được thải ra từ các cơ sở y tế.CTR y tế cũng được chia ra
làm hai loại:là CTR y tế nguy hại và CTR y tế không nguy hại
CTR y tế nguy hại: là CTR y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con
người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ
nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không
được tiêu hủy an toàn.
Lịch sử phát triển và quản lý CTR [5]
Chất thải rắn có từ khi con người có mặt trên trái đất. Con người và động
vật đã khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trên trái đất để phục vụ cho

đời sống của mình và thải ra các chất thải rắn.Khi ấy, sự thải bỏ các chất thải
từ hoạt động của con người không gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường trầm
trọng bởi vì mật độdân cư còn thấp. Bên cạnh đó diện tích đất còn rộng nên
khả năng đồng hoá các chất thải rắn rất lớn, do đó đã không làm tổn hại đến
môi trường.
Khi xã hội phát triển, con người sống tập hợp thành các nhóm, bộ lạc,
làng, cụm dân cư thì sự tích lũy các chất thải rắn trở thành một trong những
vấn đề nghiêm trọng đối với cuộc sống của nhân loại. Thực phẩm thừa và các


7

loại chất thải khác bị thải bỏ bừa bãi khắp nơi trong các thị trấn, trên các
đường phố, trục lộ giao thông, các khu đất trống đã tạo môi trường thuận lợi
cho sự sinh sản và phát triển của các loài gậm nhấm như chuột ... Các loài
gậm nhấm là điểm tựa cho các sinh vật ký sinh như là bọ chét sinh sống và
phát triển.Chúng là nguyên nhân gây nên bệnh dịch hạch.Do không có kế
hoạch quản lý chất thải rắn nên các mầm bệnh do nó gây ra đã lan truyền trầm
trọng ở Châu Âu vào giữa thế kỷ14. Mãi đến thế kỷ19, việc kiểm soát dịch
bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng mới được quan tâm.Người ta nhận
thấy rằng các chất thải rắn nhưthực phẩm dư thừa phải được thu gom và tiêu
huỷ hợp vệ sinh thì mới có thểkiểm soát các loài gặm nhấm, ruồi, muỗi cũng
như các vectơ truyền bệnh. Mối quan hệ giữa sức khoẻ cộng đồng với việc
lưu trữ, thu gom và vận chuyển các chất thải không hợp lý đã thể hiện rõ ràng.
Có nhiều bằng chứng cho thấy các bãi rác không hợp vệ sinh, các căn nhà ổ
chuột, các nơi chứa thực phẩm thừa… là môi trường thuận lợi cho chuột, ruồi,
muỗi và các vectors truyền bệnh sinh sản, phát triển. Việc quản lý chất thải
rắn không hợp lý là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi
trường (đất, nước, không khí).Ví dụcác bãi rác không hợp vệsinh đã làm
nhiễm bẩn các nguồn: nước mặt, nước ngầm bởi nước rỉrác, gây ô nhiễm

không khí bởi mùi hôi. Kết quả nghiên cứu khoa học đã cho thấy gần 22 căn
bệnh của con người liên quan đến việc quản lý chất thải rắn không hợp lý.
Các phương pháp phổbiến nhất được sửdụng đểxửlý chất thải rắn từ đầu
thếkỷ20 là:
− Thải bỏtrên các khu đất trống
− Thải bỏvào môi trường nước (sông, hồ, biển …)
− Chôn lấp
− Giảm thiểu và đốt


8

Hiện nay, hệthống quản lý chất thải rắn không ngừng phát triển, đặc biệt là
ở Mỹ và các nước công nghiệp tiên tiến.Nhiều hệ thống quản lý rác với hiệu
quả cao ra đời nhờ sựkết hợp đúng đắn giữa các thành phần sau đây:
− Luật pháp và quy định quản lý chất thải rắn
− Hệ thống tổ chức quản lý
− Quy hoạch quản lý
− Công nghệ xử lý
Sự hình thành và ra đời của các luật lệvà quy định vềquản lý chất thải rắn
ngày càng chặt chẽ đã góp phần nâng cao hiệu quảcủa hệ thống quản lý chất
thải rắn hiện nay.
Cấu trúc luận văn
Luận văn có cấu trúc như sau:
+ Phần mở đầu
+ Phần nội dung: gồm 3 chương:
- Chương 1: Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại thị xã Sơn Tây – Thành
phố Hà Nội
- Chương 2: Cơ sở khoa hoc về quản lý chất thải rắn tại thị xã Sơn Tây
– Thành phố Hà Nội

- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp về quản lý chất thải rắn tại thị xã
Sơn Tây – Thành phố Hà Nội
+ Phần Kết luận, kiến nghị
+ Phần tài liệu tham khảo


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


101

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Mục tiêu quản lý
+ Mục tiêu chung: Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn, xây dựng hệ
thống quản lý chất thải rắn hiện đại, trong đó chất thải rắn được phân loại tại
nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ
tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết
kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn nguy
hại được quản lý và xử lý triệt để theo các phương thức phù hợp. Đồng thời
nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất thải rắn, hình
thành lối sống thân thiện với môi trường, thiết lập các điều kiện cần thiết về

cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp chất thải rắn.
- Phương thức thu gom, vận chuyển CTR.
+ Vận chuyển trực tiếp: Áp dụng đối với khu vực đô thị. Sử dụng các xe
đẩy tay thu gom trong các ngõ, phố và chuyển đến điểm tập kết đưa ngay lên
xe rác chở thẳng đế khu xử lý.
+ Vận chuyển trung chuyển: Áp dụng đối với khu vực nông thôn và KCN,
CCN. Sử dụng xe đẩy tay thu gom chất thải tại các khu vực và vận chuyển
đến 4 trạm trung chuyển tại 4 xã Kim Sơn, Thanh Mỹ, Đường Lâm và Cổ
Đông. Sau đó xe thu gom sẽ định kỳ đến chuyển về khu xử lý.
- Lựa chọn công nghệ xử lý CTR phù hợp:Việc xử lý CTR sinh hoạt dự
kiến sẽ được thực hiện bằng cách phối hợp sử dụng các loại hình công nghệ
xử lý CTR như sau:


102
+ Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh: Công nghệ này sẽ xử lý các loại CTR
sinh hoạt, không nguy hại và các thành phần bị thải loại bỏ từ các công nghệ
xử lý khác (tái chế, ủ sinh học, đốt, đóng rắn..).
+ Công nghệ tái chế (bao gồm cả chế biến mùn hữu cơ): Công nghệ xanh
Seraphin. Dự kiến sử dụng công nghệ trong nước, hạn chế chôn lấp (công
nghệ MBT-CD.08).
+ Công nghệ đốt: Xử lý hầu hết các loại chất thải nguy hại (công nghiệp và
y tế).
+ Các công nghệ phụ trợ bao gồm: Phân loại và xử lý cơ học nhằm xử lý
sơ bộ và tái chế CTR. Xử lý hóa - lý giảm thiểu khả năng nguy hại của chất
thải đối với môi trường và thu hồi, tái chế một số loại CTR (áp dụng tại KXL
Xuân Sơn).
- Vị trí các khu xử lý: Áp dụng 2 cấp độ xử lý:
+ CTR đô thị và công nghiệp xử lý tại KXL Xuân Sơn: 86 ha, nhà máy xử
lý rác Seraphin là 200 tấn/ngày. Đến năm 2025 nâng công suất lên 300

tấn/ngày.
+ CTR y tế giai đoạn từ nay đến năm 2015 được đốt tại lò đốt của Bệnh
viện 105, giai đoạn sau năm 2015 xây dựng lò đốt tập trung tại KXL Xuân
Sơn.
- Nguồn lực thực hiện quy hoạch
+ Nhu cầu vốn đầu tư: Tổng nhu cầu vốn đầu tư là: 113,2 tỷ đồng;
+ Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách, vay ODA, vốn huy động và các nguồn
vốn hợp lệ khác.


103
2. Kiến nghị
Để quy hoạch quản lý chất thải rắn thị xã Sơn Tây đến năm 2025, tầm nhìn
tới năm 2050 được thực thi, đề nghị UBND thị xã chỉ đạo thực hiện các nhiệm
vụ chính sau đây:
- Đưa bãi chôn lấp giai đoạn 2 đi vào hoạt động, hoàn thiện nhà máy
Seraphin và khẩn trương hoàn thành dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải
MBT - CD.08.
- Đổi mới, tổ chức lại đơn vị quản lý chất thải rắn của thị xã (Phòng Môi
trường Đô thị) theo hướng xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn.
- Triển khai các mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn tại các xã ngoại thị
theo hướng xã hội hóa.
- Xây dựng các dự án nâng cao năng lực thu gom, xử lý chất thải rắn theo
lộ trình quy hoạch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động thu gom, vận chuyển, xử lý CTR; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh,
bình đẳng với các đơn vị khác theo cơ chế hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc
đấu thầu thực hiện sản phẩm dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật;
- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực thu gom, vận
chuyển, xử lý CTR, chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công

nhân kỹ thuật lành nghề bằng nhiều hình thức thích hợp.
- Đẩy mạnh việc huy động các nguồn vốn đầu tư, xây dựng chính sách
khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển lĩnh vực thu
gom, vận chuyển, xử lý CTR. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết
nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia góp vốn. Tăng cường thu hút vốn đầu
tư nước ngoài để đầu tư vào lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý CTR.


×