Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Thực trạng uống rượu của nam giới từ 15 60 tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã an ninh, huyện châu thành, tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 95 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRỊNH VŨ

THỰC TRẠNG UỐNG RƢỢU CỦA NAM GIỚI 15-60 TUỔI VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI XÃ AN NINH, HUYỆN CHÂU THÀNH, SÓC TRĂNG NĂM
2016

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

Hà Nội, 2016


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRỊNH VŨ

THỰC TRẠNG UỐNG RƢỢU CỦA NAM GIỚI 15-60 TUỔI VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI XÃ AN NINH, HUYỆN CHÂU THÀNH, SÓC TRĂNG
NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG


MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

Phạm Việt Cƣờng

Hà Nội, 2016


i

MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 4
1.1. Một số khái niệm chung ......................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm rượu và phân loại ...................................................................... 4
1.1.2. Những định nghĩa chung về rượu ................................................................. 4
1.1.3. Một số quy định sản xuất rượu thủ công (rượu tự nấu) và .......................... 5
1.1.4. Đơn vị rượu .................................................................................................. 7
1.2. Tình hình sử dụng rƣợu, bia Thế giới và Việt Nam ............................................... 8
1.3. Tác hại của sử dụng rƣợu, bia không hợp lý (lạm dụng) ..................................... 14
1.3.1. Khái niệm lạm dụng rượu........................................................................... 14
1.3.2. Khái niệm nghiện rượu ............................................................................... 14
1.4. Tác hại của rƣợu, bia và một số nghiên cứu về sử dụng rƣợu bia trên Thế giới
và Việt Nam ................................................................................................................ 14
1.4.1. Tác hại của rượu, bia ................................................................................. 14
1.4.2. Một số nghiên cứu về sử dụng rượu bia trên Thế giới và Việt Nam .......... 17
1.5. Thông tin khái quát chung về xã An Ninh ........................................................... 21
1.6. Khung lý thuyết ................................................................................................... 22
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 23

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.......................................................................................... 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 23
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 23
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 23
2.2. Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................. 23
2.3. Mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu ........................................................................... 23
2.4. Điều tra viên, giám sát viên.................................................................................. 25
2.5. Qui trình thu thập số liệu ...................................................................................... 25
2.5.1. Kỹ thuật thu thập thông tin ......................................................................... 25
2.5.2. Công cụ thu thập thông tin ......................................................................... 25
2.5.3. Tổ chức thực hiện thu thập số liệu ............................................................. 26


ii

2.6. Một số qui ƣớc, thƣớc đo dùng trong nghiên cứu ................................................ 27
2.7. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................... 28
2.8. Vấn đề đạo đức nghiên cứu .................................................................................. 28
2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số ........................... 29
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 30
3.1. Thông tin chung ................................................................................................... 30
3.2. Thực trạng sử dụng rƣợu của đối tƣợng nghiên cứu ............................................ 32
3.3. Thông tin về một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng rƣợu ............................. 39
3.4. Thông tin về thái độ của ĐTNC về việc sử dụng rƣợu ........................................ 43
3.5. Thông tin về cá nhân, gia đình, bạn bè, xã hội và hoạt động truyền thông ......... 43
3.6. Mối liên quan đến việc sử dụng rƣợu trong tuần qua .......................................... 46
3.7. Mối liên quan đến việc say do uống rƣợu trong tháng qua .................................. 49
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ............................................................................................. 54
4.1. Các đặc trƣng cơ bản của ĐTNC ......................................................................... 54
4.2. Thực trạng sử dụng rƣợu của ĐTNC ................................................................... 54

4.3. Một số yếu tố liên quan: ....................................................................................... 57
Chƣơng 5: KẾT LUẬN ............................................................................................. 62
5.1. Tình hình sử dụng rƣợu của nam giới từ 15-60 tuổi tại xã An Ninh, huyện
Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng năm 2016: ..................................................................... 62
5.2. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng rƣợu ................................................... 62
KHUYẾN NGHỊ........................................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 64
Phụ lục 1: Các biến số thông tin đối tƣợng nghiên cứu: ............................................ 66
Phụ lục 2: Bộ câu hỏi phỏng vấn ............................................................................... 73
Phụ lục 3: Hình ảnh minh họa các loại ly thƣờng dùng để sử dụng rƣợu ................. 82
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. “Đơn vị rƣợu” của một số quốc gia .............................................................. 7
Bảng 1.2. Tỷ lệ sử dụng rƣợu theo thế giới của các khu vực........................................ 8
Bảng 1.3. Các loại rƣợu bia đƣợc sử dụng theo khu vực ............................................ 10
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu .................................................. 30


iii

Bảng 3.2. Tình hình kinh tế gia đình và số ngƣời trong gia đình của đối tƣợng
nghiên cứu ................................................................................................................... 31
Bảng 3.3. Tình trạng say rƣợu của đối tƣợng nghiên cứu trong 1 tháng qua .............. 32
Bảng 3.4. Mức độ sử dụng rƣợu của đối tƣợng nghiên cứu trong tuần qua ............... 33
Bảng 3.5. Việc uống rƣợu nhiều vào cuối tuần........................................................... 35
Bảng 3.6. Yếu tố gia đình, bạn bè của ĐTNC. ........................................................... 38
Bảng 3.7 Loại rƣợu nào đƣợc cho là an toàn nhất và có nghe vụ ngộ độc do uống
rƣợu nào không. .......................................................................................................... 40
Bảng 3.8. Việc sử dụng thuốc lá, thuốc kích thích khi uống rƣợu.............................. 41
Bảng 3.9. Thái độ của đối tƣợng nghiên cứu về việc sử dụng rƣợu ........................... 43
Bảng 3.10. Vấn đề rắc rối với bạn bè/ ngƣời thân hay trong công việc/học tập của

ĐTNC trong tuần qua. ................................................................................................. 43
Bảng 3.11. Nguồn thông tin tuyên truyền yêu thích của ĐTNC. ................................ 45
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu học, thực trạng sử dụng rƣợu,
bạn bè với việc sử dụng rƣợu trong tuần qua. ............................................................ 46
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thái độ với việc sử dụng rƣợu trong tuần qua. .......... 48
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học, thực trạng sử dụng rƣợu
với việc say do uống rƣợu trong tháng qua. ................................................................ 50
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa một số yếu tố bạn bè, gia đình tới việc say do
uống rƣợu trong tháng qua.. ........................................................................................ 52
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thái độ với việc say do uống rƣợu trong tháng
qua.. ............................................................................................................................. 53
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Lƣợng bia tiêu thụ trong năm 2011 ......................................................... 10
Biểu đồ 1.2 Tần suất uống bia theo độ tuổi ............................................................... 12
Biểu đồ 1.3 Tần suất uống bia theo địa phƣơng ......................................................... 12
Biểu đồ 3.1. Thực trạng sử dụng rƣợu của ĐTNC ...................................................... 32
Biểu đồ 3.2. Lƣợng rƣợu trong ngày của ĐTNC ........................................................ 34
Bảng 3.3. Lƣợng rƣợu trong 1 buổi tiệc của ĐTNC. .................................................. 34
Biểu đồ 3.4. Thời điểm uống rƣợu. ............................................................................. 35
Biểu đồ 3.5. Ngƣời uống rƣợu cùng ĐTNC................................................................ 36


iv

Biểu đồ 3.6. Giá của các loại rƣợu hiện nay. .............................................................. 36
Biểu đồ 3.7. Địa điểm uống rƣợu của ĐTNC. ............................................................ 37
Biểu đồ 3.8. Cảm giác sau mỗi lần uống rƣợu của ĐTNC. ........................................ 37
Biểu đồ 3.9. Công việc làm sao khi uống rƣợu. .......................................................... 38
Biểu đồ 3.10. Lợi ích của rƣợu bia.............................................................................. 39
Biểu đồ 3.11. Tác hại của rƣợu bia. ............................................................................ 39

Biểu đồ 3.12. Các bệnh do lạm dụng rƣợu bia đem lại. .............................................. 40
Biểu đồ 3.13. Lƣợng rƣợu uống có hại trong 1 ngày. ................................................. 41
Biểu đồ 3.14. Uống rƣợu ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới việc điều khiển phƣơng tiện
giao thông/máy móc. ................................................................................................... 42
Biểu đồ 3.15. Thông tin về gia đình của ĐTNC. ........................................................ 44
Biểu đồ 3.16. Thông tin về bạn bè của ĐTNC. ........................................................... 44
Biểu đồ 3.17. Thông tin truyền thông. ........................................................................ 45


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN:

Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á

ATGT:

An toàn giao thông

AUDIT:

Bộ câu hỏi đánh giá mức độ sử dụng rƣợu.

CI:

Khoảng tin cậy

DSM-IV:


Hƣớng dẫn thống kê và chẩn đoán về rối loạn tâm thần

ĐTNC:

Đối tƣợng nghiên cứu

ĐTV:

Điều tra viên

PVĐT:

Phỏng vấn điều tra

PVS:

Phỏng vấn sâu

SDRB:

Sử dụng rƣợu bia

SDRTC:

Sử dụng rƣợu thủ công

SXTC

Sản xuất thủ công


TNGT:

Tai nạn giao thông

TNTT

Tai nạn thƣơng tích

WHO:

Tổ chức Y tế Thế giới (World the Health Orgenization)


vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Sử dụng rƣợu sản xuất thủ công là một nét văn hóa truyền thống lâu đời của
ngƣời Việt Nam. Tuy nhiên rƣợu lại là chất kích thích nên có thể gây nghiện và đem
lại những tác hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe con ngƣời, cũng nhƣ những hậu quả
tiêu cực về mặt xã hội.
Nghiên cứu này đƣợc tiến hành từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2016 tại xã An
Ninh, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng với mục tiêu mô tả thực trạng sử dụng
rƣợu SXTC và xác định một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng rƣợu SXTC của
nam giới 15-60. Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, với cỡ
mẫu 279 ngƣời là nam giới trong độ tuổi 15-60, đƣợc lựa chọn theo phƣơng pháp
ngẫu nhiên hệ thống. Số liệu đƣợc thu thập theo bộ câu hỏi đƣợc thiết kế từ trƣớc.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đã từng sử dụng rƣợu SXTC trong nhóm
nam giới 15-60 trên địa bàn xã là 91,8%. Tỷ lệ sử dụng rƣợu SXTC trong tuần qua
là 60,2% và say rƣợu SXTC trong tháng là 46,6%. Loại rƣợu đƣợc cho an toàn nhất:

rƣợu SXTC/tự nấu (41,2%). Phần lớn những ngƣời sử dụng rƣợu SXTC thƣờng
uống ngay tại nhà 51,3%. Và thƣờng uống với bạn bè/đồng nghiệp là 55,2%. Cảm
giác sau mỗi lần uống rƣợu SXTC: Nhức đầu, mệt mỏi là 49,8%; Ngủ hay nghỉ
ngơi sau khi uống rƣợu SXTC là 71,3%.
Nghiên cứu chỉ ra rằng có mối liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học
(dân tộc, tình hình kinh tế), thực trạng sử dụng (lợi ích của việc uống rƣợu, bia, thời
điểm uống, giá cả, ý định về giảm bớt/ từ bỏ rƣợu SXTC) với thái độ (đồng ý với
quan điểm của cộng đồng, áp lực nhóm, ảnh hƣởng của bạn thân), yếu tố xã hội
(ngƣời thân/bạn bè). Nghiên cứu chƣa tìm thấy mối liên quan giữa: một số yếu tố cá
nhân (gặp rắc rối với ngƣời thân/bạn bè/công việc/học tập, có ngƣời thân/ bạn bè bị
mất/ốm/TNTT nặng), một số yếu tố nhân khẩu học (tuổi, trình độ học vấn, tình
trạng hôn nhân) với một số yếu tố quan điểm về chính sách kiểm soát rƣợu bia.
Nghiên cứu đƣa ra các khuyến nghị: Cần tăng cƣờng tuyên truyền, hƣớng dẫn
nhằm góp phần thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện các chƣơng trình truyền thông
về sử dụng rƣợu SXTC an toàn, hợp lý, phòng chống tác hại của rƣợu SXTC trong
nhóm nam giới ở độ tuổi lao động ở địa bàn xã An Ninh và ở các địa phƣơng khác.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rƣợu đƣợc con ngƣời sản xuất và từ lâu đã trở thành đồ uống đƣợc sử
dụng phổ biến ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Các nghiên cứu khoa
học đã cho thấy rƣợu giúp kích thích tiêu hóa, ăn uống ngon miệng, bồi bổ cơ
thể, tạo cảm xúc hƣng phấn, không khí vui vẻ cho ngƣời sử dụng. Tuy nhiên
rƣợu cũng mang lại những tác hại nghiêm trọng nếu ngƣời sử dụng rƣợu quá
mức (lạm dụng) hay dẫn đến tình trạng nghiện rƣợu. Nhiều nghiên cứu đã kết
luận có mối liên quan giữa sử dụng rƣợu quá mức với hơn 60 bệnh khác
nhau[23, 28].
Theo WHO thì tử vong và bệnh tật liên quan đến sử dụng rƣợu, bia chiếm

4% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu. Rƣợu không những tàn phá cơ thể mà còn
có cả tinh thần. Say rƣợu dẫn đến những biến đổi về cảm xúc rối loạn về tƣ duy,
rối loạn về hành vi. Rất nhiều căn bệnh liên quan đến tim mạch, gan, đều xuất
phát từ thói quen sử dụng rƣợu. Tại Việt Nam có tới 6,7% vụ TTGT đƣờng bộ
liên quan đến rƣợu và trong tổng số TNTT liên quan đến rƣợu bia, 28% ngƣời
điều khiển phƣơng tiện giao thông bị thƣơng tích có sử dụng rƣợu; 33,8% nạn
nhân tử vong do TTGT đƣợc xét nghiệm có nồng độ cồn trong máu, trong đó
71% nạn nhân lái môtô, xe máy[11].
Năm 2012, Việt Nam đã tiêu thụ 3 tỉ lít bia, lƣợng bia sử dụng trung
bình/ngƣời/năm là hơn 30 lít đứng số 1 trong khu vực ASEAN và đứng thứ 3
Châu Á (sau Trung Quốc, Nhật Bản), trong khi thu nhập bình quân của ngƣời
Việt Nam chỉ đứng thứ 8 trong số 11 nƣớc trong khu vực ASEAN. Nhƣ vậy so
với thế giới, xu hƣớng sử dụng rƣợu của ngƣời Việt Nam đang ngày càng cao
hơn với tình hình chung của thế giới. Thói quen sử dụng rƣợu của ngƣời Việt
Nam đang trên đà tiến lên theo mặt tiêu cực[11]. Năm 2014, theo báo cáo của
Bộ Công Thƣơng thì Việt Nam tiêu thụ khoảng 3,14 tỷ lít bia, 67 triệu lít rƣợu
sản xuất tại nhà máy và một lƣợng rất lớn rƣợu sản xuất thủ công. Con số này
có thể lên tới 200 triệu lít tuy nhiên không có một thống kê chính thức nào xác
nhận đƣợc điều này.


2

Rƣợu sản xuất thủ công trong các hộ gia đình ở Việt Nam tƣơng đối phổ
biến đặc biệt là ở vùng nông thôn. Rƣợu SXTC đƣợc sản xuất và tiêu thụ
thƣờng không đƣợc kiểm soát chặt chẽ. Có rất nhiều hệ lụy đến sức khoẻ của
ngƣời sử dụng nhƣ ngộ độc, tử vong,... do sử dụng rƣợu SXTC. Sóc Trăng cũng
nhƣ nhiều địa phƣơng khác trên cả nƣớc, sử dụng rƣợu SXTC là một thói quen
của nam giới trong độ tuổi lao động. Rƣợu SXTC có độ mạnh ƣa thích, giá
thành rẻ và đôi khi còn đƣợc “cho” là có chất lƣợng tốt. Nhằm tìm hiểu tình

hình sử dụng rƣợu SXTC của nam giới cũng nhƣ các vấn đề liên quan và để có
thể giúp ngành Y tế địa phƣơng có kế hoạch bảo vệ sức khỏe ngƣời dân, nhằm
giúp ngƣời dân (nhất là nam giới) có đƣợc một sức khỏe tốt và có lối sống lành
mạnh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thực trạng uống rƣợu
của nam giới 15-60 tuổi và một số yếu tố liên quan tại địa bàn xã An Ninh,
huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng năm 2016”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng sử dụng rƣợu của nam giới 15-60 tuổi tại địa bàn xã An
Ninh, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, năm 2016.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng rƣợu của nam giới 15 60 tuổi tại địa bàn xã An Ninh, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, năm
2016.


4

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm rượu và phân loại
Từ “rƣợu” có nguồn gốc từ tiếng Á Rập “al-kuhul” và đƣợc dùng gọi
chung cho nhiều loại rƣợu khác nhau. Một trong những chất tìm thấy trong
rƣợu, bia đƣợc gọi là ethanol hoặc rƣợu ethyl. Hình thức đơn giản nhất của rƣợu
là methanol (methy alcohol), đôi khi còn đƣợc gọi là “rƣợu gỗ” bởi vì nó có thể
đƣợc sản xuất bởi quá trình lên men của gỗ. Các chất khác thuộc nhóm rƣợu
bao gồm glycol, propanol hoặc propyl acohol (cồn) và cholesterol -một phần tử
phức tạp quan trọng đối với nhiều chức năng cơ thể[18].
Rƣợu mà con ngƣời hay sử dụng để uống là một hợp chất đặc biệt có tên

gọi hóa học là ethylic alcohol (ethanol) đƣợc tạo ra chủ yếu nhờ quá trình lên
men tinh bột và đƣờng có trong nhiều loại hoa quả và ngũ cốc.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, các loại đồ uống có chứa cồn đƣợc chế biến
qua quá trình lên men và chƣng cất đƣợc chia làm 3 loại:
 Bia: thƣờng có độ cồn 5%
 Rƣợu nhẹ: thƣờng có độ cồn từ 12-15%
 Rƣợu mạnh: thƣờng có độ cồn khoảng 30-40%.
1.1.2. Những khái niệm chung về rượu
Rƣợu: là đồ uống chứa cồn, đƣợc sản xuất từ quá trình lên men, có hoặc
không chƣng cất từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đƣờng của các loại cây
và hoa quả.
Rƣợu sản xuất thủ công: còn gọi là rƣợu tự nấu, là sản xuất rƣợu bằng
thiết bị đơn giản, dụng cụ truyền thống nhƣ nồi (kháp) đồng, ống dẫn hơi rƣợu,
bồn lạnh… quy mô nhỏ và do hộ kinh doanh, hộ gia đình hoặc cá nhân thực
hiện. Sản xuất rƣợu thủ công bao gồm: Sản xuất rƣợu thủ công vì mục đích kinh
doanh và sản xuất rƣợu thủ công vì mục đích tự tiêu dùng.
Rƣợu vang: đƣợc sản xuất bằng phƣơng pháp lên men không chƣng cất
với nguyên liệu chính là hoa quả.


5

Rƣợu đƣợc chế biến từ ngũ cốc: là các loại rƣợu đƣợc sản xuất bằng
quá trình đƣờng hóa, lên men, có hoặc không chƣng cất với nguyên liệu chính
là ngũ cốc.
Rƣợu đƣợc chế biến không có nguồn gốc từ ngũ cốc: là các loại rƣợu
khác với rƣợu đƣợc chế biến từ ngũ cốc.
Rƣợu chƣng cất: là rƣợu đƣợc sản xuất bằng quá trình đƣờng hoá hoặc
không đƣờng hoá, lên men, chƣng cất với nguyên liệu là hoa quả, tinh bột, ngũ
cốc hay cây có đƣờng.

Cồn rƣợu: là cồn để sản xuất, pha chế rƣợu, có tên khoa học là Etanol,
công thức hoá học là C2H5OH. Rƣợu và cồn rƣợu theo Nghị định số 94/2012/
NĐ-CP của Chính phủ đƣợc gọi chung là rƣợu.
Ngộ độc rƣợu: là tình trạng bệnh lý xảy ra do uống rƣợu quá liều hoặc
uống rƣợu có chứa độc tố [8].
1.1.3. Quy định sản xuất rượu SXTC (rượu tự nấu) và một số điều kiện cấp
giấy phép sản xuất rượu thủ công mục đích kinh doanh tại Việt Nam
Gạo  Cơm  Làm nguội cơm  Trộn men rƣợu  Lên men rƣợu 
 Chƣng cất  Thành phẩm.
Quy trình sản xuất rượu thủ công [13]:
Nấu chín:
Mục đích của việc làm chín hạt gạo nhằm hồ hóa tinh bột gạo giúp cho vi
sinh vật dễ sử dụng tinh bột này để lên men rƣợu.
Làm nguội:
Cơm sau khi nấu chín đƣợc trải đều trên một bề mặt phẳng để làm nguội
xuống nhiệt độ thích hợp cho việc trộn bánh men rƣợu. Nhiệt độ cơm cao sẽ
làm bánh men rất khó hoạt động. Bánh men rƣợu đƣợc trộn vào bằng cách bóp
nhỏ, rắc đều lên bề mặt lớp cơm với tỷ lệ thích hợp tùy theo hƣớng dẫn trên
từng loại men. Sau đó cho tất cả vào khạp lớn, đậy nắp kín để bắt đầu quá trình
lên men rƣợu.
Lên men:
Lên men rƣợu là một quá trình lên men yếm khí (không có mặt của oxy)
diễn ra rất phức tạp, bao gồm các quá trình sinh hóa và các quá trình vi sinh vật.
Chưng cất:


6

Khi quá trình lên men kết thúc, tiến hành chƣng cất để thu đƣợc rƣợu
thành phẩm. Quá trình chƣng cất rƣợu nhằm tách hỗn hợp rƣợu và nƣớc có

nhiệt độ sôi khác nhau. Ở áp suất thƣờng, rƣợu sôi và bốc hơi ở 780C, còn nƣớc
sôi ở 1000C[13]. Khi chƣng cất, rƣợu đƣợc tách ra khỏi nƣớc do nhiệt độ bay
hơi của rƣợu thấp hơn của nƣớc. Quá trình chƣng cất đƣợc tiến hành bằng cách
đun sôi hỗn hợp lên men, hơi bay lên đƣợc dẫn qua ống dẫn và đƣợc làm lạnh
bằng cách cho qua bồn nƣớc để ngƣng tụ rƣợu. Dung dịch rƣợu thu đƣợc trong
suốt có mùi thơm đặc trƣng và nồng độ rƣợu sẽ giảm dần theo thời gian chƣng
cất. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà họ có thể tiến hành pha trộn các loại
rƣợu thu đƣợc ở các khoảng thời gian chƣng cất khác nhau hoặc pha trộn với
nƣớc để tạo ra rƣợu có nồng độ cao/ thấp khác nhau.
Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất rƣợu thủ công nhằm mục đích kinh
doanh:
 Có đăng ký kinh doanh ngành, nghề sản xuất rƣợu thủ công;
 Đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trƣờng, chất lƣợng, an toàn thực
phẩm, nhãn hàng hoá sản phẩm rƣợu theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thẩm quyền cấp Giấy phép: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Công Thƣơng
(sau đây gọi chung là Phòng Công Thƣơng) thuộc Ủy ban nhân dân Quận/
Huyện, nơi có tổ chức/cá nhân đặt cơ sở sản xuất rƣợu thủ công nhằm mục đích
kinh doanh, là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rƣợu thủ công nhằm mục đích
kinh doanh.
Giấy phép sản xuất rƣợu thủ công nhằm mục đích kinh doanh có thời hạn
05 năm. Trƣớc thời điểm hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày, tổ chức/cá nhân
sản xuất rƣợu thủ công nhằm mục đích kinh doanh phải có văn bản đề nghị cấp
lại giấy phép gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy để xem xét cấp lại Giấy phép.
Bộ Công Thƣơng hƣớng dẫn cụ thể hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất
rƣợu thủ công nhằm mục đích kinh doanh; trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp lại, cấp
sửa đổi bổ sung Giấy phép sản xuất rƣợu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất rƣợu thủ công nhằm mục
đích kinh doanh. Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, tổ
chức/cá nhân sản xuất rƣợu thủ công có các quyền và nghĩa vụ sau:



7

 Đƣợc tham gia Hiệp hội, Làng nghề sản xuất rƣợu nếu thuộc địa phận có
Làng nghề.
 Đƣợc tổ chức phân phối, bán buôn rƣợu do tổ chức, cá nhân sản xuất,
chỉ đƣợc phép bán lẻ sản phẩm rƣợu trực tiếp tại hệ thống cửa hàng trực thuộc
của tổ chức, cá nhân theo đúng quy định mà không phải đề nghị cấp giấy phép
kinh doanh phân phối, bán buôn, bán lẻ sản phẩm rƣợu.
 Đƣợc phân phối rƣợu do tổ chức, cá nhân sản xuất ra để bán cho các
doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rƣợu.
 Tổ chức, cá nhân sản xuất rƣợu thủ công không đƣợc nhập khẩu sản
phẩm rƣợu, rƣợu bán thành phẩm, cồn thực phẩm và phụ liệu rƣợu để pha chế
thành rƣợu thành phẩm.
 Nộp phí và lệ phí cấp Giấp phép sản xuất rƣợu thủ công nhằm mục đích
kinh doanh theo quy định của Bộ Tài chính[8].
1.1.4. Đơn vị rượu:
“Đơn vị rƣợu” là một đơn vị đo lƣờng dùng để quy đổi các loại rƣợu với
nhiều nồng độ khác nhau. Hiện chƣa có một quy ƣớc hay thỏa thuận nào về việc
xác định một “đơn vị rƣợu chuẩn” chung cho mọi quốc gia, tuy nhiên gần đây
trên thế giới đã áp dụng tiêu chuẩn: “đơn vị rƣợu” thƣờng có từ 8-14 gram rƣợu
nguyên chất (Pure Ethanol) chứa trong dung dịch đó[22].
Bảng 1.1. Qui chuẩn “Đơn vị rượu” của một số quốc gia:
Quốc gia
Bồ Đào Nha, Mỹ
Canada

Đơn vị rƣợu chuẩn
(gram cồn nguyên chất)
14

13.6

Pháp, Ý, Nam Phi, Đan Mạch

12

Phần Lan

11

Áo, New Zealand, Ba Lan, Öc, Tây Ban Nha

10

Hà Lan

9.9

Vƣơng quốc Liên hiệp Anh

8


8

Đơn vị rƣợu theo tiêu chuẩn của WHO quy định và hay đƣợc áp dụng nhất
là: một đơn vị rƣợu tƣơng đƣơng với 10gam rƣợu nguyên chất chứa trong dung
dịch uống. Việt Nam cũng sử dụng đơn vị này.
Một đơn vị rƣợu tƣơng đƣơng: 330ml bia 4%, 125ml vang nồng độ 11%
(rƣợu nhẹ), 75ml vang mạnh nồng độ 20%, 40ml rƣợu mạnh nồng độ 40%[20].

1.2. Tình hình sử dụng rƣợu, bia Thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình tiêu thụ rượu bia trên Thế giới
Tiêu thụ trên toàn thế giới trong năm 2005 là tƣơng đƣơng với 6,13 lít cồn
nguyên chất/ngƣời/năm. Trong đó có tới 28,6% là sử dụng rƣợu/bia tự sản xuất,
không có đăng ký, nói cách khác là không ghi nhận. Việc sử dụng rƣợu tự sản
xuất, không có đăng ký có thể dẫn đến tăng nguy cơ bị tổn hại vì có khả năng
chứa các tạp chất nguy hiểm hoặc các chất ô nhiễm trong các đồ uống[29].
Bảng 1.2. Tỷ lệ sử dụng rượu theo thế giới của các khu vực [29]:
Khu vực của WHO
Châu Phi

Châu Mỹ

Đông Địa Trung Hải

Châu Âu

Đông Nam Á

Giới

Tỷ lệ sử dụng rƣợu, bia (%)

Nữ

34,8

Nam

50,9


Tổng trung bình

42,7

Nữ

72,6

Nam

84,8

Tổng trung bình

78,7

Nữ

6,6

Nam

17,6

Tổng trung bình

12,2

Nữ


75,4

Nam

87,4

Tổng trung bình

81,1

Nữ

7,2

Nam

31,6

Tổng trung bình

19,6


9

Tây Thái Bình Dƣơng

Thế giới


Nữ

55,5

Nam

85,7

Tổng trung bình

70,8

Nữ

45,0

Nam

65,1

Tổng trung bình

55,0

Dựa trên các cuộc điều tra đƣợc tiến hành trong khoảng thời gian từ năm
1993 đến năm 2009 cho thấy: Ở khu vực châu Âu thì có 87,4% nam giới và
75,4% nữ giới từ 15 tuổi trở lên sử dụng rƣợu bia, đây là khu vực có tỷ lệ sử
dụng rƣợu bia cao nhất Thế giới. Khu vực châu Mỹ: tỷ lệ này là 84,8% và
72,6%. Ở khu vực Đông Địa Trung Hải và Đông Nam Á: tỷ lệ nữ giới sử dụng
rƣợu bia rất thấp (6,6% và 7,2%) [29].

1.2.2. Các loại rượu bia thường được sử dụng trên Thế giới
Sự khác biệt về địa lý dẫn đến sự khác nhau về sử dụng các loại rƣợu bia.
Rƣợu nặng đƣợc tiêu thụ nhiều nhất ở các nƣớc châu Á và Đông Âu. Rƣợu nhẹ
đƣợc tiêu thụ nhiều ở một số nƣớc châu Âu và một số nƣớc ở Nam Mỹ nhƣ:
Argentina và Chile. Sự khác biệt trong truyền thống của ngƣời châu Âu, ở phía
Bắc châu Âu ngƣời ta thích uống bia trong khi ngƣời ở phía Nam châu Âu lại
thích uống rƣợu nhiều hơn. Ở Tây Ban Nha đồ uống có cồn phần lớn mọi ngƣời
thƣờng sử dụng là bia, trong khi ở Thụy Điển lại là rƣợu nhẹ. Các nƣớc ở Tây
Bán Cầu, Bắc Âu, nhiều nƣớc châu Phi và Australia đồ uống có cồn đƣợc tiêu
thụ nhiều nhất là bia[23], [29].
Trên toàn cầu hơn 45% tổng số rƣợu bia sử dụng đƣợc ghi nhận là ở dạng
rƣợu mạnh, chủ yếu là ở Đông Nam Á (ASEAN) và Tây Thái Bình Dƣơng
(WPR). Khoảng 36% tổng số rƣợu bia sử dụng đƣợc ghi nhận là bia, tiêu thụ
cao nhất ở khu vực châu Mỹ (AMR). Khoảng 8,6% là rƣợu nhẹ, chủ yếu ở khu
vực châu Âu và khu vực Nam Mỹ. Các loại rƣợu bia khác (nhƣ rƣợu gạo, đồ
uống lên men khác làm từ lúa mỳ, kê, ngô) đƣợc ghi nhận nhiều nhất ở khu vực
châu Phi (AFR) và Đông Địa Trung Hải (EMR) [29].


10

Bảng 1.3. Các loại rượu bia được sử dụng theo khu vực [29].
Khu vực của WHO

Rƣợu
nặng (%)

Bia (%) Rƣợu nhẹ (%) Khác (%)

Châu Phi (AFR)


12,0

34,2

5,6

48,2

Châu Mỹ (AMR)

32,7

54,7

12,0

0,6

Đông Địa Trung Hải (EMR)

25,2

37,8

5,7

31,3

Châu Âu (EUR)


34,0

37,1

26,4

2,5

Đông Nam Á (SEAR)

71,0

25,5

2,5

1,0

Tây Thái Bình Dƣơng (WPR)

54,0

35,5

3,6

6,9

Thế giới


45,7

36,3

7,5

10,5

1.2.3. Tình hình tiêu thụ rƣợu bia tại Việt Nam
1.2.3.1 Lượng tiêu thụ
Ở Việt Nam, trong dòng thức uống có cồn thì bia đƣợc tiêu thụ nhiều nhất,
chiếm khoảng 89% tổng doanh thu và 97% về khối lƣợng. So với các nƣớc
trong khu vực (nhƣ Thái Lan, Singapore...) thì Việt Nam có GDP bình quân đầu
ngƣời thấp hơn nhiều nhƣng mức tiêu thụ bia lại cao hơn. Năm 2011, Việt Nam
tiêu thụ: 2,6 tỷ lít, Thái Lan: 1,8 tỷ lít, Singapore: 108 triệu lít [16].

Biểu đồ 1.1: Lượng bia tiêu thụ trong năm 2011 [16].


11

Tỷ lệ sử dụng rƣợu bia ở Việt Nam ngày càng gia tăng nhanh và đang ở
mức báo động. Tổng kết năm 2015, ngành rƣợu bia đạt sản lƣợng 3,17 tỷ lít bia
và khoảng 360 triệu lít rƣợu. Trong 10 năm qua, tốc độ tiêu thụ bia của ngƣời
Việt Nam đã tăng hơn 200%, có đến 90% nam giới của Việt Nam uống rƣợu,
bia; trong đó, 1/4 trong số này sử dụng rƣợu bia ở mức độ có hại. Theo thông kê
tại Việt Nam, các rối loạn do lạm dụng rƣợu (14%) là nguyên nhân hàng đầu
của gánh nặng bệnh tật ở nam giới, tiếp đến là trầm cảm (11%) và TNGT (8%).
Khoảng 60% các vụ bạo lực gia đình, gần 30% số vụ gây rối trật tự xã hội và

gần 70% vụ TNGT là do sử dụng rƣợu, bia; 15% số giƣờng ở bệnh viện tâm
thần là dành cho ngƣời nghiện rƣợu, đây là những con số đáng báo động. Năm
2014, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Chính sách Quốc gia phòng, chống tác
hại của lạm dụng rƣợu, bia. Trong đó, có các biện pháp hiệu quả nhƣ tăng thuế,
hạn chế tính sẵn có của rƣợu, bia (cấm bán tại một số địa điểm và thời gian nhất
định, đăng ký, cấp phép…), cấm và hạn chế quảng cáo, khuyến mãi, tài trợ, cấm
sử dụng rƣợu, bia trong thời gian làm việc, cấm lái xe có sử dụng rƣợu, bia[4].
Những năm gần đây, rƣợu SXTC không bảo đảm chất lƣợng hoặc các loại
rƣợu đƣợc sản xuất/chế biến không hợp pháp đang là vấn đề rất đáng lo ngại ở
Việt Nam. Theo thông lệ phân loại quốc tế, những đồ uống có cồn không chính
thống này chiếm tỷ trọng rất cao, ƣớc tính có thể chiếm tới khoảng 70% mức
tiêu thụ bình quân/ngƣời/năm ở Việt Nam (WHO, 2012). Tình trạng gian dối
trong kinh doanh rƣợu hoặc rƣợu tự pha chế, chủ yếu là pha Methanol gây hậu
quả chết ngƣời vẫn còn ghi nhận tại một số địa phƣơng.
Việt Nam còn đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng nhanh tỷ lệ vị
thành niên và thanh niên sử dụng rƣợu bia. Tỷ lệ sử dụng rƣợu bia trong vị
thành niên và thanh niên đã tăng gần 10% sau 5 năm (từ 51% năm 2003 lên
60% năm 2008). Năm 2008, tỷ lệ có sử dụng rƣợu bia là 79,9% đối với nam
giới và 36,5% với nữ giới, trong đó có 60,5% nam giới và 22% nữ giới cho biết
đã từng say rƣợu bia. Tỷ lệ có sử dụng rƣợu bia trong nhóm tuổi không đƣợc
pháp luật cho phép (14-17 tuổi) đã tăng từ 34,9% lên 47,5% và trong độ tuổi
18-21 cũng đã tăng từ 55,9 lên 67%[6].


12

1.2.3.2 Tuổi bắt đầu sử dụng rượu
Độ tuổi từ 25-34 có tỷ lệ uống nhiều nhất (48,6%), kế đến là tuổi từ 20-24
(34,9%), từ 35 tuổi trở lên (11,6%), uống ít bia là độ tuổi 18-19 (4,8%). Ngƣời
Hà Nội thƣờng xuyên uống bia nhất, với hơn 50% ngƣời tham gia khảo sát

uống bia 2-3 lần/tuần và tỷ lệ uống bia cũng cao hơn các tỉnh thành khác. Tại
thành phố Hồ Chí Minh, tần suất uống bia thấp hơn nhƣng có hơn 50% trả lời
thƣờng xuyên uống 3-4 lần/tháng. Tuy vậy, không có sự khác biệt rõ về mức độ
thƣờng xuyên uống bia ở các địa phƣơng khác nhau. Tần suất uống bia phân
theo nhóm tuổi và khu vực đƣợc thể hiện trong bảng sau [16]:

Biểu đồ 1.2: Tần suất uống bia
theo độ tuổi [16].

Biểu đồ 1.3: Tần suất uống bia
theo địa phương [16].


13

Ngoài ra cùng với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi khu vực;
lƣợng rƣợu bia tiêu thụ cũng gia tăng do sự gia tăng về mức sống. Có sự tƣơng
quan chặt chẽ giữa mức độ sử dụng rƣợu bia với điều kiện kinh tế của mỗi cá
nhân, mỗi gia đình và từng cộng đồng, đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển.
Quá trình toàn cầu hoá và tự do hoá thƣơng mại đang diễn ra nhanh chóng
cùng với quy luật thị trƣờng; các công ty sản xuất và kinh doanh rƣợu bia lớn
trên thế giới đang hƣớng tới thị trƣờng giàu tiềm năng tiêu thụ đó là các quốc
gia đang phát triển, nhất là các nƣớc ở châu Á. Vì vậy, đây cũng là một nhân tố
làm gia tăng tình trạng sử dụng rƣợu bia tại nhiều nƣớc đang phát triển [28].
Không chỉ thế, truyền thống văn hoá, phong tục tập quán và chuẩn mực
hành vi cũng là những nhân tố quan trọng chi phối trực tiếp tới mức độ sử dụng
rƣợu bia của mỗi cá nhân cũng nhƣ từng khu vực. Định kiến, quan niệm của
cộng đồng về hành vi sử dụng rƣợu bia có sự khác biệt rất rõ theo mỗi quốc gia,
mỗi dân tộc, mỗi tôn giáo… Tuy nhiên, nhìn chung uống rƣợu bia là một hành
động đƣợc nhiều xã hội chấp nhận và đƣợc coi là một nét văn hoá truyền thống

của nhiều quốc gia. Rƣợu bia thƣờng hay đƣợc sử dụng trong các dịp lễ, hội,
các cuộc vui chơi giải trí, các sự kiện văn hoá, thể thao lớn...[21], [28]. Những
cá nhân sinh ra trong gia đình có truyền thống sử dụng rƣợu bia và nghiện rƣợu
cũng rất dễ trở thành ngƣời nghiện rƣợu. Áp lực nhóm cũng là nguyên nhân làm
gia tăng việc sử dụng rƣợu, đặc biệt là đối với nhóm ngƣời trẻ tuổi. Không chỉ
thế, tại các điểm bán rƣợu nhƣ quán bar, quán rƣợu… ngƣời uống rƣợu nhiều
khi bị bắt buộc phải sử dụng không chỉ vì áp lực trong nhóm mà còn vì những
quy định mang tính ép buộc của chủ quán….[28].
Tại Việt Nam, điều tra Y tế Quốc gia 2001-2002 cho thấy: 45,7% nam
giới và 1,9% nữ giới từ 15 tuổi trở lên có uống rƣợu bia từ 1 lần trở lên trong
một tuần và mỗi lần uống từ 100ml rƣợu hoặc 1 lon/chai bia trở lên [2]. Điều tra
SAVY 1- năm 2005 cho thấy: tỷ lệ thanh thiếu niên nam (14-25 tuổi) sử dụng
bia là 69% và ở nữ thanh niên là 28,1% [7].
Về sự khác biệt trong sử dụng rƣợu bia giữa các nhóm tuổi, các nghiên
cứu cho thấy: tỷ lệ nam giới uống rƣợu bia tăng mạnh trong nhóm tuổi dƣới 25
và đạt đỉnh cao ở nhóm tuổi 35-45 [2], [3].


14

1.3. Tác hại của sử dụng rƣợu, bia không hợp lý (lạm dụng)
1.3.1. Khái niệm lạm dụng rượu
Một ngƣời uống rƣợu tuy chƣa nghiện, nhƣng vẫn có thể làm hại cho sức
khỏe. Do vậy dù vô tình hay chỉ là để tuân thủ những tập tục mà sử dụng rƣợu
với mức độ không thích hợp dẫn đến sự biến đổi về chức năng hoặc xuất hiện
một số dấu hiệu về lâm sàng thì đƣợc coi là lạm dụng [14].
1.3.2. Khái niệm nghiện rượu
Nghiện rƣợu theo ý niệm xã hội là sự thèm muốn mãnh liệt dẫn đến đòi
hỏi thƣờng xuyên phải uống rƣợu gây lên rối loạn tƣ cách, thói quen, khả năng
lao động và giao tiếp xã hội, ảnh hƣởng đến sức khỏe và hao tổn về kinh tế.

Còn theo Y học thì nghiện rƣợu là một loại bệnh nằm trong nhóm bệnh lý
nghiện chất Toxicomanie đƣợc mã hóa F10-F19. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán
ICD 10 thì một ngƣời đƣợc coi là nghiện rƣợu khi có 3 trong 6 triệu trứng sau:
- Thèm muốn lãm liệt hoặc cảm thấy bắt buộc phải sử dụng rƣợu.
- Khó khăn trong việc kiểm tra tập tính sử dụng: thời gian, mức độ uống
hàng ngày.
- Xuất hiện hội chứng cai khi ngừng sử dụng rƣợu, bia hoặc giảm liều, cụ
thể là: lo âu, vã mồ hôi, nôn múa, co rút, trầm cảm, đau mỏi, rối loạn nhịp tim,
thô bạo…, và có ý định uống rƣợu lại để né tránh hoặc giảm nhẹ hội trứng cai.
- Tăng mức độ dung nạp.
- Dần dần sao nhãn những thú vui hoặc sở thích trƣớc đây.
- Vẫn tiêp tục uống mặc dù đã hiểu rõ tác hại của rƣợu đối với cơ thể và
tâm thần.
Chẩn đoán hội chứng nghiện rƣợu bia khi có từ 3 biểu hiện trên trong
vòng 1 năm sẽ đƣợc chẩn đoán là nghiện rƣợu [14].
1.4. Tác hại của rƣợu, bia và một số nghiên cứu về sử dụng rƣợu bia trên
Thế giới và Việt Nam
1.4.1. Tác hại của rượu, bia
1.4.1.1. Hậu quả đối với sức khỏe
Việc sử dụng có hại của rƣợu là một trong những nguy cơ sức khỏe hàng
đầu thế giới. Nó là một yếu tố nguyên nhân trong hơn 60 loại chính của bệnh tật


15

và thƣơng tích và kết quả trong khoảng 2,5 triệu ca tử vong mỗi năm. Tác hại
này cho nhiều ngƣời chết hơn gây ra bởi HIV/AIDS hoặc bệnh lao. Nhƣ vậy,
4% của tất cả các trƣờng hợp tử vong trên toàn thế giới là do rƣợu. Có hại sử
dụng rƣợu là đặc biệt nghiêm trọng đối với nhóm tuổi trẻ và rƣợu là hàng đầu
thế giới yếu tố nguy cơ tử vong ở nam giới tuổi từ 15-59. Khoảng 4,5% gánh

nặng bệnh tật toàn cầu và chấn thƣơng là do rƣợu. Sử dụng rƣợu đƣợc ƣớc tính
gây ra từ 20% đến 50% bệnh xơ gan, động kinh, ngộ độc, tai nạn giao thông
đƣờng bộ, bạo lực và một số dạng ung thƣ[29].
Rối loạn tâm thần cấp (say rƣợu): là hậu quả của nhiễm độc rƣợu nhất
thời, thƣờng xảy ra ở những ngƣời uống quá ngƣỡng dung nạp. Nghiện rƣợu: có
khoảng 10% ngƣời nghiện rƣợu sẽ rối loạn tâm thần ở một thời điểm nào đó
trong cuộc đời. Ngƣời bệnh trở nên thô bạo, bê tha, giảm sút tình cảm đạo đức,
khả năng phê phán giảm rõ rệt, phẩm chất xã hội thoái hóa dần, khả năng làm
việc giảm sút… Trí tuệ, trí nhớ, khả năng sáng tạo đều giảm, tƣ duy trở nên thủ
cựu, ngƣời bệnh đi vào trạng thái sa sút tâm thần. Từ từ sẽ dẫn đến loạn thần do
rƣợu: là nhóm các biểu hiện rối loạn tâm thần, phát sinh và phát triển liên quan
trực tiếp đến nghiện rƣợu. Loạn thần do rƣợu biểu hiện bằng các rối loạn cảm
xúc, hành vi, hoang tƣởng, ảo giác…
Ảo giác do rƣợu: Thƣờng gặp ở ngƣời nghiện rƣợu lâu ngày, nổi bật là các
loại ảo giác, thƣờng là những ảo giác thật. Ảo giác do rƣợu có thể khởi phát cấp
tính hay từ từ và thƣờng nặng lên về chiều tối.
Hoang tƣởng do rƣợu: Là một dạng loạn thần do rƣợu. Hoang tƣởng do
rƣợu là một hội chứng hay là một thể bệnh của loạn thần do rƣợu. Hoang tƣởng
ghen tuông và hoang tƣởng bị hại là những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của
hoang tƣởng do rƣợu.
Bệnh loạn thần Korsakov: Đây là một trong các thể bệnh não thực tổn mạn
tính do rƣợu. Hội chứng mất trí nhớ và viêm đa dây thần kinh là dấu hiệu chủ
yếu của bệnh[9].
Xét trên phƣơng diện các tác động trực tiếp và gián tiếp của đồ uống có
cồn đến hàng loạt các cơ quan trong cơ thể thì rƣợu bia là chất độc. Mức độ tác
hại đối với sức khỏe do sử dụng rƣợu bia với từng cá nhân là khác nhau, tùy


16


thuộc vào các yếu tố nhƣ: tuổi; giới tính; đặc điểm sinh học; mức dung nạp bình
quân; địa điểm, bối cảnh và cách thức uống của ngƣời sử dụng,...
1.4.1.2. Gánh nặng về kinh tế
Chi phí để khắc phục các hậu quả của chứng nghiện rƣợu là rất lớn, vì bên
cạnh gánh nặng của hệ thống y tế là các phí tổn gián tiếp nhƣ mất năng suất
kinh tế quốc dân vì mất khả năng lao động và về hƣu non; các phí tổn do tai nạn
giao thông có nguyên nhân là rƣợu; tội phạm và tỷ lệ ly dị cao của những ngƣời
nghiện rƣợu; chi phí y tế mà xã hội phải trợ cấp để chữa những bệnh có nguyên
nhân bởi bia rƣợu; hay đó là những tổn thất tinh thần mà vợ con ngƣời nghiện
phải chịu đựng… Những chi phí này khó đƣợc tính đến trong đo lƣờng thiệt hại
về mặt kinh tế của vấn đề sử dụng rƣợu bia [25]. Ƣớc tính các quốc gia chi tiêu
khoảng 2-5% GDP cho rƣợu bia. Một số quốc gia đã phải chi tiêu xã hội cho
rƣợu bia tới 6 tỷ USD (Nhật Bản), hoặc lên tới 190 tỷ USD (Mỹ), trong đó 20%
cho các chi phí trực tiếp nhƣ chi cho các dịch vụ y tế, xã hội và pháp luật; 10%
chi phí cho thiệt hại về vật chất, 70% chi phí cho thiệt hại do chết sớm, mất việc
làm và giảm năng suất lao động [27].
1.4.1.3. Ảnh hưởng của rượu bia tại Việt Nam
Việc sử dụng rƣợu bia khi tham gia giao thông cũng là một trong những
nguyên nhân gây nên các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Nghiên cứu rƣợu
bia với TNGT ở Việt Nam do Hoàng Thị Phƣơng, Vũ Thị Minh Hạnh, Đàm
Viết Cƣơng thuộc Viên Chiến lƣợc và Chính sách Y tế cho biết 6,7% TNGT
liên quan đến rƣợu bia và trong tổng số tai nạn thƣơng tích liên quan đến rƣợu
bia thì 28% ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông bị thƣơng tích có sử dụng
rƣợu bia, 33,8% nạn nhân tử vong do TNGT đƣợc xét nghiệm có nồng độ cồn
trong máu, trong đó 71% nạn nhân lái mô tô, xe máy[11].
Rƣợu cũng là một nguyên nhân gây mất an toàn giao thông. Theo một
thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia: có đến 40% các vụ TNGT
có liên quan đến rƣợu bia và kết quả một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy:
trong số nạn nhân tử vong do TNGT thì có tới 34% trƣờng hợp có nồng độ cồn
trong máu cao hơn mức cho phép[9].

1.4.1.4. Tác hại của rượu bia đến gia đình và xã hội


17

Bản thân việc uống rƣợu không phải hoàn toàn là xấu, nhƣng trong một số
hoàn cảnh nhất định rƣợu có thể gây hại đối với một số vấn đề của gia đình và
xã hội. Rƣợu đóng một vai trò khá lớn đối với vấn đề xung đột, bạo lực gia đình
dẫn đến tình trạng li hôn. Theo kết quả một nghiên cứu tại Việt Nam: 60% bạo
lực gia đình xuất phát từ việc say rƣợu. Một nghiên cứu khác về vấn đề bạo lực
gia đình cho thấy rằng những tình huống dẫn tới bạo lực theo nhận thức của phụ
nữ từng bị bạo lực thể xác do chồng gây ra khi say rƣợu chiếm tỷ lệ 33.7%[9].
1.4.1.5. Hậu quả khác
Sử dụng rƣợu bia có liên quan đến vấn đề phạm tội nhƣ cƣớp giật, hành
hung, cãi vã, gây rối trật tự công cộng… Tại Bỉ có 20% tội phạm hình sự, 40%
các trƣờng hợp bạo lực có liên quan đến sử dụng rƣợu bia[24].
Rƣợu làm gia tăng tỉ lệ phạm tội nhƣ: gây rối trật tự công cộng, gây ra rất
nhiều các vụ án hiếp dâm, cƣớp của, giết ngƣời thƣơng tâm…
Rƣợu cũng làm gia tăng tỉ lệ tự sát, kết quả một điều tra cho thấy: có tới
67% các vụ tự sát có liên quan đến sau khi dùng rƣợu[9].
1.4.2. Một số nghiên cứu về sử dụng rƣợu bia trên Thế giới và Việt Nam
1.4.2.1. Trên Thế giới
Một số nghiên cứu về dịch tễ học và lạm dụng rƣợu đã đƣợc tiến hành tại
nhiều quốc gia trên thế giới và theo khu vực.
Điều tra quốc gia về Sức khỏe tâm thần tại Ukraina năm 2002 với đối
tƣợng trên 18 tuổi cho thấy: tỷ lệ lạm dụng rƣợu bia trong nhóm nam giới là
38,7% và nữ giới là 8,5% (OR=6,8; 95%CI=5,7-8,2; p<0,001), cao nhất ở nam
giới 26-34 tuổi là 49,7% và 35-54 tuổi là 45,5%. Có 92% số nam giới lạm dụng
rƣợu uống  80g ethanol/ngày ít nhất 1 lần trong 1 tháng. Phần lớn những ngƣời
lạm dung rƣợu có trình độ học vấn ở bậc trung học phổ thông, có nghề hoặc thất

nghiệp, sống ở những tỉnh phía Nam[19]. Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ lạm
dụng rƣợu bia ở độ tuổi 26-34 là cao nhất khác với một nghiên cứu tại Việt
Nam độ tuổi lạm dung rƣợu bia cao nhất là 45-54 tuổi (42,4%)[1].
Điều tra Y tế quốc gia Scotland năm 2009 cho thấy: lƣợng rƣợu nguyên
chất bán ở Scotland tƣơng đƣơng với 1190 đơn vị/ngƣời/năm (16 tuổi trở lên),


×