Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nhu cầu đào tạo của cán bộ truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến huyện, xã của tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN PHÚ ĐIỀN

NHU CẦU ĐÀO TẠO
CÁN BỘ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
TUYẾN HUYỆN, XÃ CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 60.72.03.01

Hà Nội, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN PHÚ ĐIỀN

NHU CẦU ĐÀO TẠO
CÁN BỘ TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
TUYẾN HUYỆN, XÃ CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 60.72.03.01

PGS.TS.NGUYỄN THANH HƯƠNG

Hà Nội – 2016



i

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại
học và quý Giảng viên trường Đại học Y tế công cộng đã tận tình giảng dạy, cung
cấp kiến thức quý báu và hướng dẫn em trong suốt hai năm học vừa qua.
Với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
giảng viên hướng dẫn – PGS.TS.Nguyễn Thanh Hương, người giảng viên luôn tận
tâm hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm và tạo mọi điều kiện
giúp em hoàn thành tốt luận văn này.
Em cũng trân trọng cảm ơn đến quý Giảng viên các bộ môn, các anh/chị
đồng nghiệp và các bạn học viên lớp Cao học Y tế công cộng – khóa 18 – Đồng
Tháp niên khóa 2014 – 2016 đã có những đóng góp ý kiến quý báu giúp em hoàn
thành luận văn này.
Và cũng xin trân trọng cảm ơn đến Trường CĐYT Đồng Tháp, Trung tâm
TTGDSK tỉnh Đồng Tháp, các Trung tâm Y tế/Y tế - dân số trên địa bàn tỉnh đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thu thập số liệu qua đó có những thông tin
chính xác, trung thực để hoàn thành tốt luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Trần Phú Điền


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ................................................................. viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ....................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
1.1. Nhu cầu đào tạo ....................................................................................................4
1.2. Truyền thông giáo dục sức khỏe ..........................................................................8
1.2.1.

Khái niệm về truyền thông, giáo dục sức khỏe ..............................................8

1.2.2.

Truyền thông Giáo dục sức khỏe Việt Nam ..................................................8

1.2.3.

Tổ chức bộ máy Truyền thông Giáo dục sức khỏe tỉnh Đồng Tháp ............10

1.2.4.

Hệ thống truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến huyện, xã .........................10

1.2.6.

Nghiên cứu đánh giá nhu cầu đào tạo trong lĩnh vực truyền thông giáo dục

sức khỏe .....................................................................................................................14

1.2.7.

Những nhiệm vụ chính của cán bộ truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến

huyện, xã....................................................................................................................16
1.3. Khung lý thuyết ..................................................................................................18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................20
2.1.

Đối tượng nghiên cứu......................................................................................20

2.1.1. Nghiên cứu định lượng ....................................................................................20
2.1.2. Nghiên cứu định tính .......................................................................................20
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ..........................................................................................20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................20
2.3. Thiết kế nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu .......................................21


iii

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................21
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu định lượng.......................................................21
2.3.3. Thu thập thông tin định tính ............................................................................23
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu....................................................................23
2.4.1. Cỡ mẫu ............................................................................................................23
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu ..................................................................................24
2.5. Biến số nghiên cứu .............................................................................................24
2.6. Các khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá ...................................................................24
2.7. Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................................25
2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .........................................................................25

2.9. Hạn chế của vấn đề nghiên cứu và các biện pháp khắc phục ............................26
2.9.1. Hạn chế ...........................................................................................................26
2.9.2. Cách khắc phục ...............................................................................................26
Chương 3: KẾT QUẢ ...............................................................................................27
3.1. Thông tin chung đối tượng nghiên cứu ..............................................................27
3.2. Các kỹ năng phục vụ cho nhiệm vụ truyền thông giáo dục sức khỏe của CB
TTGDSK ...................................................................................................................28
3.2.1.

Kỹ năng làm việc độc lập CB TTGDSK ......................................................28

3.2.2.

Kỹ năng phối hợp của CB TTGDSK ............................................................33

3.3. Mức độ tự tin khi sử dụng các kỹ năng trong công việc của cán bộ truyền thông
giáo dục sức khỏe ......................................................................................................36
3.3.1.

Mức độ tự tin khi sử dụng các kỹ năng làm việc độc lập ............................36

3.3.2.

Mức độ tự tin khi sử dụng các kỹ năng phối hợp ........................................40

3.4.1.

Mức độ được đào tạo của cán bộ về nhóm kỹ năng làm việc độc lập.........42

3.4.2.


Mức độ được đào tạo của cán bộ về nhóm kỹ năng phối hợp .....................46

3.5. Nhu cầu đào tạo của các cán bộ TTGDSK ........................................................51
3.5.1.

Nhu cầu về số lượng lớp, khoảng thời gian, thời gian và địa điểm tổ chức

lớp đào tạo, tập huấn ................................................................................................51
3.5.2.

Nhu cầu đào tạo của CB TTGDSK ..............................................................52

Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................56


iv

4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu .......................................................56
4.2. Thực trạng thực hiện các kỹ năng của CB TTGDSK ........................................56
4.2.1.

Thực hiện các kỹ năng làm việc độc lập......................................................56

4.2.2.

Thực hiện các kỹ năng phối hợp ..................................................................59

4.3. Nhu cầu về đào tạo, tập huấn các kỹ năng TTGDSK cho CB TTGDSK ..........61
4.3.1.


Các lĩnh vực ưu tiên đào tạo, tập huấn .......................................................61

4.3.2.

Nhu cầu về tổ chức đào tạo, tập huấn .........................................................65

4.4. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu ................................................................66
Chương 5: KẾT LUẬN .............................................................................................69
Chương 6: KHUYẾN NGHỊ .....................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................73
Phụ lục .......................................................................................................................81
Phụ lục 1: Ma trận nhiệm vụ và các kỹ năng phục vụ cho công việc của CB
TTGDSK ...................................................................................................................81
Phụ lục 2: Các nhóm kỹ năng cần thiết của CB TTGDSK tuyến huyện, xã ............86
Phụ lục 3: Các biến số nghiên cứu .........................................................................88
Phụ lục 4: Phiếu điều tra nhu cầu đào tạo .................................................................99
Phụ lục 5: Hướng dẫn phỏng vấn sâu .....................................................................111
Phụ lục 6: Hướng dẫn phỏng vấn sâu .....................................................................112


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CB

Cán bộ

ĐTNC


Đối tượng nghiên cứu

NCĐT

Nhu cầu đào tạo

PVS

Phỏng vấn sâu

TTGDSK

Truyền thông Giáo dục sức khỏe

TTYT

Trung tâm Y tế

TYT

Trạm Y tế


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.5. Tổng hợp công tác đào tạo, tập huấn TTGDSK của tỉnh Đồng Tháp ......11
Bảng 3.1. Thông tin chung cán bộ truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến huyện, xã
của tỉnh Đồng Tháp ...................................................................................................27

Bảng 3.2. Mức độ thực hiện kỹ năng lập kế hoạch ...................................................28
Bảng 3.3. Mức độ thực hiện nhóm kỹ năng triển khai kế hoạch ..............................30
Bảng 3.4. Mức độ thực hiện nhóm kỹ năng báo chí trong lĩnh vực TTGDSK .........31
Bảng 3.5. Mức độ thực hiện nhóm kỹ năng nghiên cứu khoa học ...........................32
Bảng 3.6. Mức độ thực hiện nhóm kỹ năng huy động sự tham gia của các bên liên
quan vào chương trình TTGDSK ..............................................................................33
Bảng 3.7. Mức độ thực hiện nhóm kỹ năng tư vấn sức khỏe cho cộng đồng ...........35
Bảng 3.8. Mức độ tự tin khi sử dụng nhóm kỹ năng lập kế hoạch ...........................36
Bảng 3.9. Mức độ tự tin khi sử dụng kỹ năng triển khai kế hoạch ...........................37
Bảng 3.10. Mức độ tự tin khi sử dụng kỹ năng báo chí trong lĩnh vực TTGDSK ...38
Bảng 3.11. Mức độ tự tin khi sử dụng kỹ năng nghiên cứu khoa học ......................39
Bảng 3.12. Mức độ tự tin khi sử dụng kỹ năng huy động sự tham gia của các bên
liên quan vào chương trình TTGDSK .......................................................................40
Bảng 3.13. Mức độ tự tin khi sử dụng kỹ năng tư vấn sức khỏe cho cộng đồng......41
Bảng 3.14. Mức độ được đào tạo của ĐTNC về nhóm kỹ năng lập kế hoạch..........42
Bảng 3.15. Mức độ được đào tạo của ĐTNC về nhóm kỹ năng triển khai kế hoạch
...................................................................................................................................43
Bảng 3.16. Mức độ được đào tạo của ĐTNC về nhóm kỹ năng báo chí trong lĩnh
vực TTGDSK ............................................................................................................44
Bảng 3.17. Mức độ được đào tạo của ĐTNC về nhóm kỹ năng nghiên cứu khoa học
...................................................................................................................................45
Bảng 3.18. Mức độ được đào tạo của ĐTNC về nhóm kỹ năng huy động sự tham
gia của các bên liên quan vào chương trình TTGDSK .............................................46
Bảng 3.19. Mức độ được đào tạo của ĐTNC về nhóm tư vấn sức khỏe cho cộng
đồng ...........................................................................................................................47


vii

Bảng 3.20. Các nội dung ĐTNC đã tham gia đào tạo, tập huấn từ 2012 đến 2016 ..50

Bảng 3.21. Nhu cầu về số lượng lớp, khoảng thời gian, thời gian và địa điểm tổ
chức lớp tập huấn đào tạo .........................................................................................51
Bảng 3.22. Tổng hợp mức độ thực hiện và tỷ lệ tự tin tương ứng khi thực hiện các
kỹ năng TTGDSK .....................................................................................................53


viii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Chu trình đào tạo........................................................................................4
Sơ đồ 1.2: Lý thuyết khoảng cách ...............................................................................6
Sơ đồ 1.3: Hệ thống các cơ quan TTGDSK tại Việt Nam ..........................................9
Biểu đồ 3.1. Số lượng ĐTNC tham gia đào tạo, tập huấn từ năm 2012 đến 2016 ...48
Biểu đồ 3.2. Thời gian được đào tạo tập huấn của ĐTNC từ năm 2012 đến 2016 ...48
Biểu đồ 3.3. Khoảng thời gian ĐTNC được tham gia đào tạo, tập huấn từ năm 2012
đến 2016 ....................................................................................................................49
Biểu đồ 3.4. Địa điểm ĐTNC được đào tạo, tập huấn từ năm 2012 đến 2016 .........49


ix

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Chất lượng nguồn nhân lực y tế nói chung và nhân lực truyền thông giáo dục
sức khỏe (TTGDSK) nói riêng luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo hoàn
thành tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Để nâng cao chất lượng
đào tạo cho cán bộ (CB) TTGDSK thì việc xác định nhu cầu đào tạo (NCĐT) là
việc làm rất cần thiết. Nghiên cứu này được tiến hành tại các Trung tâm Y tế
(TTYT) huyện, Trạm Y tế (TYT) xã tỉnh Đồng Tháp từ tháng 1-7 năm 2016 nhằm
mô tả thực trạng các kỹ năng cần thiết khi thực hiện nhiệm vụ và xác định nhu cầu
đào tạo của CB TTGDSK. Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang, kết hợp

phương pháp định lượng và định tính. Số liệu định lượng được thu thập bằng phiếu
phát vấn tự điền với toàn bộ 157 CB TTGDSK tuyến huyện, xã. Số liệu định tính
được thu thập qua phỏng vấn sâu gồm 01 lãnh đạo Trung tâm TTGDSK tỉnh, 01
lãnh đạo TTYT tuyến huyện, 01 lãnh đạo phòng TTGDSK, và 02 CB TTGDSK
tuyến xã.
Kết quả cho thấy, 8/16 kỹ năng làm việc độc lập được CB TTGDSK tuyến
huyện, xã tự nhận định mức độ thực hiện công việc thường xuyên là trên 50% và có
mức tự tin dưới 50%, các kỹ năng đó là: Phân tích thông tin ảnh hưởng đến sức
khỏe; Thu hút sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan vào quá trình lập kế
hoạch; Lựa chọn được các chiến lược/giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng mục tiêu đề
ra; Xây dựng kế hoạch hành động phù hợp để triển khai các chiến lược/giải pháp đã
đề ra; Làm việc với truyền thông đại chúng để triển khai các hoạt động TT-GDSK;
Triển khai được các hoạt động TT-GDSK tại các cơ sở (trường học, nơi làm việc,
cơ sở y tế/bệnh viện) và cộng đồng; Thu thập thông tin về y tế, sức khỏe; và Viết
tin, bài gửi lên các tạp chí sức khỏe, đài phát thanh. 2/8 kỹ năng làm việc phối hợp
được đề nghị ưu tiên đào tạo là: Nâng cao năng lực của cộng đồng và các bên liên
quan; Tư vấn phù hợp với đặc điểm tâm lý, văn hóa cho đối tượng được tư vấn.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ rõ CB TTGDSK cho rằng nên tổ chức đào tạo,
tập huấn 02 lớp/năm, thời điểm tổ chức vào quí I hàng năm, thời gian tổ chức các
lớp này từ 01-05 ngày và tổ chức tại Trung tâm Y tế tuyến huyện.


x

Trung tâm TTGDSK làm tham mưu cho Sở Y tế tổ chức các lớp đào tạo, tập
huấn nên mời các giảng viên có kinh nghiệm, uy tín trong lĩnh vực TTGDSK tại các
cơ sở đào tạo uy tín và hàng đầu về lĩnh vực y tế công cộng. Các lớp tập huấn đào
tạo được tổ chức tại Trung tâm y tế tuyến huyện nên mỗi lớp có học viên dao động
từ 15-20 người/lớp.
Kết quả nghiên cứu còn là cơ sở để Trung tâm TTGDSK tham mưu Sở Y tế

Đồng Tháp lấy ý kiến chuyên gia về chuẩn kỹ năng cần thiết cho các CB TTGDSK
tuyến huyện, xã trên địa bàn tỉnh. Từ đó định hướng cho công tác đào tạo, tập huấn
và tuyển dụng sau này.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) trong những năm qua đã góp
phần quan trọng và tích cực vào kết quả đạt được của các chương trình, hoạt động y
tế nói riêng và vào thành công của chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân nói
chung [7].
Đảng, Nhà nước và ngành Y tế luôn coi trọng và khẳng định công tác
TTGDSK là một bộ phận không thể thiếu được trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe
nhân dân. Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 23/02/2005 đã đưa ra 7
nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân trong tình hình mới, trong đó chỉ rõ, phải nâng cao hiệu quả thông tin giáo dục - truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm
của toàn bộ hệ thống chính trị đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân; trang bị kiến thức và kỹ năng để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng
đồng có thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể,
hạn chế những lối sống và thói quen có hại đối với sức khỏe, tham gia tích cực các
hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng [7].
Luật Khám bệnh, chữa bệnh (2009) tại điều 33 và 37 qui định quyền và
nghĩa vụ nâng cao năng lực chuyên môn của người hành nghề khám bệnh, chữa
bệnh. Trong Luật này tại điều 29 qui định: đào tạo liên tục là một trong những điều
kiện để xác định việc có thu hồi chứng chỉ hành nghề hay không. Thông tư
22/2013/TT-BYT, tại điều 4 qui định tham gia các khóa đào tạo liên tục nhằm đáp
ứng nhu cầu chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhiệm là trách nhiệm của cán bộ
(CB) y tế làm việc trong các cơ sở y tế [8].
Để thực hiện tốt công tác đào tạo thì việc xác định và phân tích nhu cầu đào

tạo (NCĐT) là bước phải tiến hành trước tiên để có một chương trình đào tạo hiệu
quả. Xác định NCĐT nhằm phát hiện chính xác những vấn đề cần đào tạo, đối
tượng cần đào tạo và hình thức đào tạo [1].
Nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Khoa Các khoa học xã hội, hành vi và giáo
dục sức khỏe của Trường Đại học Y tế công cộng năm 2008 đề cập đến việc đánh


2

giá NCĐT Cử nhân Y tế công cộng chuyên ngành TTGDSK. Đối tượng nghiên cứu
là những CB hiện đang công tác tại các cơ quan y tế thực hiện các nhiệm vụ liên
quan đến TTGDSK của 13 tỉnh thành trong cả nước [12].
Trung tâm TTGDSK tỉnh Đồng Tháp được thành lập từ năm 1998 theo quyết
định số 1898/QĐ-UBND-TL của UBND tỉnh Đồng Tháp. Trong những năm qua,
Trung tâm luôn chú trọng đến công tác đào tạo, tập huấn các kỹ năng truyền thông
cơ bản cho hệ thống CB TTGDSK trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, công tác đào tạo,
tập huấn này vẫn còn một số tồn tại như: chưa đồng bộ từ mục tiêu, chương trình
đào tạo, phân định đối tượng CB TTGDSK ở những tuyến khác nhau cần những kỹ
năng khác nhau, chưa lấy ý kiến người học về hình thức tổ chức đào tạo, tập huấn.
Đặc biệt, đối với đối tượng là các CB TTGDSK tuyến huyện, xã vẫn chưa có
nghiên cứu đề cập về mức độ thực hiện các kỹ năng cần thiết khi thực hiện các
nhiệm vụ TTGDSK trong cộng đồng và khảo sát những nhu cầu thực sự của họ cần
đào tạo, tập huấn về những lĩnh vực gì và tổ chức đào tạo như thế nào trong thời
gian tới để có kế hoạch đào tạo, tập huấn phù hợp vì đây là các CB trực tiếp làm
công tác tuyên truyền vận động nâng cao sức khỏe trong cộng đồng.
Để có bằng chứng làm cơ sở để giải quyết vấn đề này, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Thực trạng nhu cầu đào tạo của cán bộ truyền thông giáo dục
sức khỏe tuyến huyện, xã của tỉnh Đồng Tháp năm 2016”. Kết quả của nghiên cứu
sẽ giúp cho lãnh đạo ngành Y tế Đồng Tháp nói chung và TTGDSK nói riêng có
bằng chứng khoa học để xây dựng nguồn nhân lực TTGDSK, sử dụng nhân lực hiệu

quả, xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể, thiết thực, đúng NCĐT để góp phần nâng
cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu này
có thể là tài liệu tham khảo giúp ích cho công tác chuẩn bị chương trình đào tạo
dành cho đối tượng là CB TTGDSK trong cả nước.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng các kỹ năng cần thiết của cán bộ truyền thông tuyến huyện,
xã của tỉnh Đồng Tháp năm 2016.
2. Xác định nhu cầu đào tạo của cán bộ truyền thông tuyến huyện, xã của tỉnh
Đồng Tháp năm 2016.


4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nhu cầu đào tạo
Nhu cầu đào tạo (NCĐT) nảy sinh khi có một “khoảng cách” giữa năng lực
đòi hỏi cần phải có của một người để thực hiện công việc của họ và năng lực thực tế
mà họ có [1].
Và để lấp đầy “khoảng cách” đó cần xác định NCĐT có tồn tại không, và
nếu có, xác định loại hình đào tạo.
Đào tạo có thể được xem như một chu trình liên tục. Chu trình này gồm 06
bước, các bước có mối tác động qua lại với nhau một cách logic, 06 bước bao gồm
[1]:
1. Phân tích nhu cầu đào tạo
2. Thiết kế và chuẩn bị đào tạo
3. Chuẩn bị tài liệu đào tạo

4. Tiến hành đào tạo
5. Đánh giá đào tạo
6. Hỗ trợ sau đào tạo
Chu trình này bắt đầu từ phân tích NCĐT. Có thể biểu diễn theo sơ đồ sau:
Xác định và phân
tích NCĐT

Thiết kế và chuẩn
bị đào tạo

Hỗ trợ sau đào
tạo

Chuẩn bị tài liệu
đào tạo

Đánh giá đào tạo

Tiến hành đào tạo

Sơ đồ 1.1. Chu trình đào tạo


5

Phân tích NCĐT là phương pháp xác định xem liệu NCĐT có tồn tại không,
và nếu có, loại hình đào tạo gì cần phải có để lấp đầy những thiếu hụt đó [13]. Kết
quả của việc phân tích NCĐT sẽ làm rõ những vấn đề cần phải bao trùm trong một
khoá đào tạo. Những kiến thức và kỹ năng mà học viên thu được trong khoá đào tạo
sẽ làm tăng khả năng của họ và cho phép họ thực hiện công việc ở mức độ có thể

chấp nhận được. Bằng việc phân tích NCĐT, kết quả thu được sẽ giúp chúng ta xác
định được những đối tượng cần phải đào tạo cũng như chú trọng chính xác vào việc
cần phải đào tạo gì. Xác định NCĐT được triển khai đúng phương pháp sẽ đảm bảo
rằng những giải pháp dựa trên những kết quả thu được sẽ giải quyết được những
vấn đề thực sự đang tồn tại một cách hiệu quả [14].
Xác định và phân tích NCĐT cần được coi là nhiệm vụ bắt buộc của công tác
đào tạo tăng cường năng lực của các nhà hoạch định chính sách. Xác định và phân
tích NCĐT để tránh đào tạo những kiến thức mà học viên đã biết, hoặc không cần
thiết sử dụng trong quá trình thực hiện công việc. Đây cũng là quan điểm “lấy học
viên làm trung tâm” cho quá trình đào tạo. Cũng là công việc cần tiến hành đầu tiên
trước khi thiết kế chương trình đào tạo.
Phân tích NCĐT giúp ta có cái nhìn một cách hệ thống giúp xác định cơ sở
xây dựng chương trình đào tạo.
Người ta thường tiến hành xác định NCĐT vì những lý do sau [1]:
-

Đào tạo thực sự có cần thiết?

-

Tại sao công việc của nhân viên thực hiện chưa tốt?

-

Xác định nội dung, phương pháp, cách thức và phạm vi đào tạo.

-

Xác định những kết quả đào tạo mong muốn của học viên


-

Xây dựng cơ sở đo lường

-

Khi có yêu cầu từ các nhà hoạch định chính sách
Để tiến hành xác định được NCĐT, cần tiến hành các bước:

-

Phân tích tình trạng mong muốn của cộng đồng, tổ chức/cơ quan đạt được trong
tương lai.

-

Phân tích mục tiêu phát triển, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức/cơ quan.

-

Phân tích thực trạng đào tạo của người thực thi công việc.


6

-

Phân tích thực trạng thực hiện công việc mà người thực thi đã đạt được.

-


Phân tích “khoảng cách” tồn tại giữa mong muốn của cộng đồng, tổ chức/cơ
quan và thực trạng thực hiện công việc của người thực thi công việc đã đạt được.

Bản chất của NCĐT chính là “khoảng cách” giữa “tình trạng mong muốn” cần đạt
được trong tương lai và “tình trạng hiện tại” đang có.

Khoảng cách

Hiện trạng

Tương lai

Sơ đồ 1.2: Lý thuyết khoảng cách
(Nguồn: Lý thuyết phương pháp phân tích khoảng cách của Beckhard và Harris,
1987)
Các tác giả khác nhau chia quá trình tiến hành NCĐT thành các bước khác
nhau: 4 bước, 5 bước, 6 bước [19, 22]
Tựu chung lại, sự phân chia này đều tương tự nhau, chẳng hạn như phân tích
thiếu hụt trong triển khai công việc, xác định ưu tiên và tầm quan trọng, xác định
nguyên nhân của các vấn đề khi thực thi công việc, xây dựng các giải pháp, v.v... .
Theo một số tác giả, có 6 bước trong quá trình xác định NCĐT như sau [14, 16]:
Bước 1: Xác định nhu cầu
-

Xác định phạm vi của một tổ chức cần xác định nhu cầu.

-

Phân tích những thiếu hụt trong việc thực hiện công việc của người thực hiện

thuộc tổ chức trên.

-

Xây dựng mục tiêu đánh giá nhu cầu.

Bước 2: Xây dựng thiết kế phân tích nhu cầu
-

Lựa chọn loại thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng
nghiên cứu, chọn mẫu,... tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và nguồn lực
của cá nhân/tổ chức tham gia nghiên cứu.


7

-

Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của từng loại thiết kế nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu.

Bước 3: Thu thập số liệu
-

Thu thập số liệu thứ cấp hoặc/và sơ cấp.

-

Quản lý số liệu đã được thu thập


Bước 4: Phân tích số liệu
-

Phân tích số liệu định tính và/hoặc định lượng

-

Phiên giải kết quả phân tích

Bước 5: Viết báo cáo và chia sẻ kết quả
-

Viết báo cáo và trình bày kết quả

-

Xác định bước tiếp theo – đào tạo theo nhu cầu?

Bước 6: Xây dựng kế hoạch hành động.
Khi quá trình xác định NCĐT như trên được tiến hành, các thông tin thu
được sẽ được sử dụng như là cơ sở để thiết kế chương trình đào tạo, xây dựng và
đánh giá chương trình đào tạo. Tuy nhiên, vẫn cần phải tiếp tục đánh giá thái độ,
kiến thức và kỹ năng của các đối tượng theo các từng nhu cầu “lý tưởng”. Những
đối tượng khác nhau sẽ có thể có những nhu cầu khác nhau [16, 20].
Các phương pháp phân tích NCĐT thường phụ thuộc vào phạm vi của cuộc
đánh giá và nguồn lực sẵn có. Tùy tình hình thực tế mà tất cả hoặc chỉ một vài
phương pháp trong những phương pháp sau được sử dụng [21].
-

Rà soát tài liệu: là phương pháp phân tích những văn bản đã được ban hành,

những quy định, chính sách và quy trình hoạt động của một số cơ quan, các
cấp để xác định những NCĐT của các văn bản này.

-

Phân tích đặc thù: loại phân tích này thường được áp dụng đối với những loại
hình đào tạo đặc thù, chẳng hạn như trong đào tạo về an toàn nghề nghiệp,
một số kết quả phân tích thống kê về tình hình tai nạn lao động, các báo cáo
điều tra về các vụ tai nạn, phân tích nguy cơ nghề nghiệp v.v... thường được
sử dụng để xác định NCĐT.

-

Phỏng vấn và quan sát: là phương pháp phỏng vấn mẫu đại diện của các nhà
quản lý, các CB trực tiếp làm công việc và một số đối tượng khác để đánh


8

giá thái độ, kiến thức, và thậm chí kỹ năng của các CB. Quan sát có thể được
tiến hành để xác định kỹ năng và việc thực thi nhiệm vụ của các CB.
-

Khảo sát: phương pháp này được áp dụng với những nhóm tượng đối lớn để
thu thập thông tin về kiến thức và kỹ năng của các CB và về NCĐT cũng
như các lĩnh vực mà họ chưa thực hiện hoặc chưa thành thạo.

1.2. Truyền thông giáo dục sức khỏe
1.2.1. Khái niệm về truyền thông, giáo dục sức khỏe
Truyền thông trong phạm vi nghiên cứu này là “một quá trình giao tiếp để

chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm, tình cảm”. Một quá trình truyền thông đầy đủ
gồm các yếu tố: người gởi, người nhận, thông điệp, kênh truyền thông và sự phản
hồi. Trong truyền thông có sự trao đổi thông tin hai chiều, có sự chuyển đổi vai trò:
người gởi đồng thời cũng là người nhận. Sự phản hồi trong truyền thông giúp thông
tin trao đổi được chính xác hơn [5].
Năm 1978, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên
hợp quốc (UNICEF) tổ chức hội nghị quốc tế về Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại
Alma – Ata (Kazactan), với sự tham dự của 134 quốc gia (trong đó có Việt Nam) và
67 tổ chức quốc tế. Hội nghị đã đề ra chiến lược “Sức khoẻ cho mọi người đến năm
2000” và nêu ra tám nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu để thực hiện chiến lược
đó. Giáo dục sức khỏe đã được đề cập đầu tiên trong các nội dung này.
Giáo dục sức khỏe (GDSK) là một hoạt động quan trọng, không thể thiếu
trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ. Đây là một quá trình hoạt động, giao tiếp có kế
hoạch nhằm nâng cao sự hiểu biết về sức khỏe, phát triển các kỹ năng chăm sóc sức
khỏe, phòng bệnh và kỹ năng sống cho cá nhân, nhóm và cả cộng đồng. GDSK
cũng chính là quá trình mà các cá nhân học cách ứng xử và hành động theo hướng
tích cực, thuận lợi cho sức khỏe, để nhằm tăng cường, duy trì cũng như hồi phục
tình trạng sức khỏe của chính họ.
1.2.2. Truyền thông Giáo dục sức khỏe Việt Nam
Truyền thông - Giáo dục sức khỏe (TTGDSK) là một cụm từ ghép được sử
dụng như tên gọi chính thức của hệ thống cơ quan TTGDSK của Việt Nam từ trung
ương đến cơ sở. Các cơ quan, trung tâm với tên gọi “Truyền thông Giáo dục sức


9

khỏe” này có chức năng và nhiệm vụ liên quan đến công tác TTGDSK, giáo dục
sức khỏe và các công tác khác tạo điều kiện thuận lợi và phục vụ cho hoạt động
TTGDSK [4].
Mạng lưới tổ chức hệ thống cơ quan TTGDSK tại Việt Nam có thể biểu diễn

bằng sơ đồ sau:
Tuyến Trung ương

Trung tâm TTGDSK
Trung ương

Bộ Y tế

Trung tâm TTGDSK
Tỉnh
Tuyến Tỉnh

Sở Y tế

Tuyến huyện

Trung tâm Y tế

Tuyến xã

Trạm Y tế

Phòng truyền thông

Tổ truyền thông

Quản lý hành chính
Nhân viên y tế thôn, bản
Chỉ đạo chuyên môn
Sơ đồ 1.3: Hệ thống các cơ quan TTGDSK tại Việt Nam

Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm TTGDSK Trung ương được qui định tại
quyết định số 2885/QĐ-BYT ngày 05/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban
hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm TTGDSK Trung ương. Trong đó
có các nhóm nhiệm vụ chính:
-

Tổ chức thực hiện TTGDSK.

-

Nghiên cứu khoa học.

-

Biên soạn, sản xuất và lưu trữ các loại tài liệu TTGDSK, nâng cao sức khỏe.

-

Chỉ đạo các tuyến cơ sở thuộc hệ thống TTGDSK.

-

Đào tạo cán bộ (CB) TTGDSK.


10

-

Hợp tác quốc tế thực hiện các chương trình TTGDSK.


-

Tư vấn và cung cấp các dịch vụ về TTGDSK giúp cho cộng đồng nâng cao
kiến thức để thay đổi các hành vi không có lợi cho sức khỏe thành các hành
vi có lợi cho sức khỏe

-

Tự quản lý đơn vị

-

Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Bộ Y tế giao

1.2.3. Tổ chức bộ máy Truyền thông Giáo dục sức khỏe tỉnh Đồng Tháp
Trung tâm TTGDSK Đồng Tháp là 01 trong 08 trung tâm chuyên khoa trực
thuộc Sở Y tế Đồng Tháp. Với chức năng nhiêm vụ được qui định tại quyết định số
911/1999/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 31 tháng 3 năm 1999. Trong đó có
qui định nhiệm vụ: “Tổ chức, phối hợp đào tạo và đào tạo lại về chuyên môn,
nghiệp vụ cho CB, công chức, cộng tác viên và các đối tượng làm công tác
TTGDSK” [4].
Trung tâm TTGDSK Đồng Tháp cơ quan quản lý về công tác TTGDSK khỏe
trên địa bàn tỉnh. Với mạng lưới truyền thông:
-

Tuyến huyện: 12 phòng truyền thông với 35 CB trực thuộc TTYT huyện .

-


Tuyến xã: 144 tổ truyền thông với 145 CB trực thuộc TYT xã.

1.2.4. Hệ thống truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến huyện, xã
Năm 2005, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quyết định số 26/2005/QĐ-BYT
ngày 09 tháng 9 năm 2005 “Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của TTYT dự phòng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”. Quyết định
này qui định một trong các phòng chuyên môn của TTYT dự phòng tuyến này là
phòng TTGDSK với các nhiệm vụ [6]:
1. Thực hiện việc tuyên truyền các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về
lĩnh vực y tế.
2. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn nghiệp vụ TTGDSK về y tế dự
phòng; phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn, tổ chức triển khai các hoạt
động phòng, chống dịch, bệnh.
3. Thực hiện tư vấn sức khỏe cho người dân và hướng dẫn nghiệp vụ tư vấn sức
khỏe đối với các cơ sở y tế trên địa bàn.


11

Đối với tuyến xã, căn cứ quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07 tháng 11 năm
2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định về việc ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia về y
tế xã giai đoạn đến 2020” trong đó có qui định tiêu chí thứ 10 về TTGDSK cụ thể
[2]:
1. TYT xã có đủ các phương tiện TTGDSK theo qui định
2. Triển khai tốt các hoạt động thông tin, TTGDSK trên địa bàn xã
a. Thực hiện thường xuyên TTGDSK thông qua truyền thông đại chúng,
truyền thông tại cộng đồng.
b. Phối hợp với các tổ chức xã hội thực hiện công tác TTGDSK tại cộng
đồng.
c. Cán bộ TYT xã và nhân viên y tế thôn bản thực hiện TTGDSK và tư

vấn các vấn đề về sức khỏe cho người dân trên địa bàn.
1.2.5. Công tác đào tạo, tập huấn Truyền thông giáo dục sức khỏe của tỉnh Đồng
Tháp:
Từ năm 2012 đến năm 2015, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe
Đồng Tháp đã tổ chức được các lớp tập huấn [9-11]:
Bảng 1.5. Tổng hợp công tác đào tạo, tập huấn TTGDSK của tỉnh Đồng Tháp
Số lượt CB
STT

Nội dung tập huấn

Đối tượng

được tập
huấn

Nguồn
kinh phí

Tập huấn, bồi dưỡng kiến
thức cơ bản về nghiệp vụ
quản lý và kỹ năng truyền
thông cho CB làm công
1

tác chuyên môn từ tỉnh CBYT huyện, xã
đến

huyện,




của

chương trình mục tiêu
quốc gia tại tỉnh Đồng
Tháp.

48

Dự án 5


12

Tập huấn về chương trình
giáo dục hành động cho
2

CB TTGDSK, của 12 xã
thuộc 12 huyện. Xây
dựng mô hình truyền

CB TTGDSK của
12 xã thuộc 12 48

Dự án 5

huyện


thông can thiệp
Nâng cao năng lực truyền
3

thông cho CB quản lý,
CB TTGDSK tuyến tỉnh,
huyện, xã

4

12 xã thuộc 12 144

Dự án 5

huyện

Tập huấn kỹ năng truyền CB TTGDSK của

Dự

thông về phòng chống tai 12 xã thuộc 12 156

Tỉnh

nạn thương tích trẻ em

hữu

huyện


Tập huấn kỹ năng truyền
5

CB TTGDSK của

thông

phòng

chống

dịch bệnh mới nổi

án
bạn

CB TTGDSK của
8 huyện điểm

Tập huấn về nâng cao
nhận
6

thức

cho

CB CB

TTGDSK,


TTGDSK và các Ban, cộng tác viên, Ban,
Ngành, Đoàn thể có liên ngành

đoàn

thể 577

quan về phòng, chống tuyến tỉnh

Dự

án

VAHIP

cúm gia cầm
Tập huấn về chương trình
7

giáo dục hành động cho CB

TTGDSK

12 xã thuộc 12 huyện tuyến huyện, xã
thuộc dự án VAHIP
Tổ chức tập huấn kỹ năng CB

8


truyền

thông

TTGDSK,

phòng cộng tác viên, Hội 576

chống dịch bệnh cho CB phụ

nữ

tuyến

Phòng,
chống dịch


13

TTGDSK, cộng tác viên, huyện, xã
Hội phụ nữ thuộc huyện ,

Lớp tập huấn nâng cao kỹ
năng phòng chống các
bệnh đường ruột và các
9

bệnh mới nổi cho CB
TTGDSK, cộng tác viên

trên địa bàn Tp Cao

CB

TTGDSK,

cộng

tác

viên

Thành

phố

Cao

120

Bệnh viện
Nhiệt đới

Lãnh

Lãnh.
Tập huấn kỹ năng truyền
thông cho CB TTGDSK
về chăm sóc sức khỏe
10


người cao tuổi với là CB
TTGDSK 12 huyện, thị,
thành,



144

xã,

Chương

CB TTGDSK 12
huyện, thị, thành,
và 144 xã, phường,

156

thị trấn

trình mục
tiêu Quốc
gia

phường, thị trấn
Tập huấn kỹ năng truyền
thông phòng, chống tác CB
11


Dự

TTGDSK,

hại thuốc lá cho CB cộng tác viên, Ban,
TTGDSK, cộng tác viên, Ngành tuyến tỉnh,
ban, ngành, đoàn thể huyện, xã.
tuyến tỉnh, huyện, xã

án

phòng
806

chống tác
hại

thuốc



Nhìn chung, trong thời gian qua, Trung tâm TTGDSK tỉnh Đồng Tháp phối
hợp cùng các đơn vị trong và ngoài ngành tổ chức được nhiều lớp tập huấn nhằm
nâng cao kỹ năng, kiến thức cho các đối tượng khác nhau, trong đó có cán bộ làm
công tác TTGDSK ở tuyến huyện và tuyến xã. Tuy nhiên nội dung tập huấn còn
trùng lặp và chưa có kế hoạch hoạch định tổng quát.


×