Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện tại bệnh viện đa khoa tâm trí đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN NGỌC LUÂN

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG QUẢN LÝ BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TÂM TRÍ ĐỒNG THÁP, NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH : 60.72.07.01

Hà Nội, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN NGỌC LUÂN

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG QUẢN LÝ BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA TÂM TRÍ ĐỒNG THÁP, NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH : 60.72.07.01

PGS. TS NGUYỄN VĂN QUI

THS. NGUYỄN TRUNG KIÊN


Hà Nội, 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập, giờ đây khi cuốn luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ quản lý
bệnh viện được hồn thành, tận đáy lịng mình, tơi xin trân trọng tri ân đến:
Các thầy cô giáo trường Đại Học y Tế Cơng Cộng đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành chương trình học tập và hỗ trợ tôi trong việc
thực hiện đề tài nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các quý thầy cô trường Cao
Đẳng Y Tế Đồng Tháp đã hỗ trợ cho tơi trong suốt q trình học tập.
PGS. TS Nguyễn Văn Qui và Ths Nguyễn Trung Kiên là người thầy đã hướng
dẫn cho tôi từ xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương và chia sẽ thông tin
giúp tơi hồn thành luận văn này.
Ban giám đốc và tồn thể đồng nghiệp Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng
Tháp nơi tôi đang công tác đã cung cấp thông tin và tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tôi hồn thành khóa học này
Các bậc sinh thành, vợ, con trai và những người thân trong gia đình tơi đã
chịu nhiều hy sinh, vất vả, luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập và phấn
đấu.
Các anh chị em trong lớp Cao học Quản lý bệnh viện khóa 6 Đồng Tháp trường Đại học Y tế Công cộng đã cùng chia sẻ những khó khăn, vui buồn và giúp
đỡ tôi trong suốt 2 năm học tập vừa qua.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả


ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
1.1 Quản lý bệnh viện .................................................................................................4
1.1.1 Khái niệm về bệnh viện......................................................................................4
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện ..............................................................4
1.2 Phân loại bệnh viện ...............................................................................................7
1.3 Nội dung về quản lý bệnh viện .............................................................................7
1.4 Khái niệm về công nghệ thông tin, công nghệ thông tin trong y tế ......................7
1.4.1 Khái niệm về công nghệ thông tin (CNTT) .......................................................7
1.4.2 Công nghệ thông tin trong y tế ...........................................................................8
1.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế ..........................................................11
1.5.1 Thực trạng ứng dụng CNTT trên thế giới: .......................................................12
1.5.2 Thực trạng ứng dụng CNTT tại Việt Nam: ......................................................16
1.6 Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và việt nam về ứng dụng CNTT trong
quản lý bệnh viện ......................................................................................................19
1.6.1. Các nghiên cứu trên thế giới ...........................................................................19
1.6.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................................20
1.7 Ứng dụng tin học tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp. ..........................21
1.7.1 Thơng tin chung về bệnh viện ..........................................................................21
1.7.2 Quá trình hình thành và phát triển của việc ứng dụng CNTT..........................21



iii

1.7.3 Ứng dụng công nghệ thông tin tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp ...22
1.7.4 Khung lý thuyết ................................................................................................25
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................26
2.1 Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................26
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................26
2.3 Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................26
2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu .........................................................................26
2.4.1 Cỡ mẫu: ............................................................................................................26
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu: ..................................................................................27
2.5 Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................27
2.5.1 Cơng cụ thu thập số liệu ...................................................................................27
2.5.2 Qui trình thu thập số liệu ..................................................................................27
2.6 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .............................................................29
2.7 Xác định chỉ số, biến số cần nghiên cứu: ............................................................29
2.8 Đạo đức nghiên cứu ............................................................................................30
2.9 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục ....................................30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................31
3.1 Thực trạng ứng dụng CNTT tại BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp .............................31
3.1.1 Nguồn nhân lực CNTT tại BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp ..................................31
3.1.2. Cơ sở hạ tầng trang thiết bị về CNTT tại bệnh viện. ......................................33
3.1.3. Ứng dụng CNTT trong quản lý tại BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp ....................35
3.1.4 Chính sách về hoạt động CNTT .......................................................................36
3.1.5 Quản lý điều hành hoạt động CNTT tại BV Tâm Trí Đồng Tháp ...................37
3.2. Lợi ích ứng dụng CNTT trong công tác quản lý bệnh viện tại BVĐK Tâm Trí
Đồng Tháp .................................................................................................................38
3.2.1 Lợi ích chung của việc ứng dụng CNTT tại BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp .......38
3.2.2 Lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong quản lý từng khoa phòng ..................43



iv

3.3. Những thuận lợi, khó khăn tới việc ứng dụng CNTT tại bệnh viện ..................50
3.3.1 Những yếu tố thuận lợi cho việc triển khai ứng dụng CNTT tại bệnh viện ....50
3.3.2. Những yếu tố khó khăn cho việc triển khai ứng dụng CNTT tại bệnh viện ...56
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................60
4.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp ......60
4.1.1. Cơ sở hạ tầng thiết bị ......................................................................................60
4.1.2. Nguồn nhân lực CNTT....................................................................................60
4.1.3. Ứng dụng phần mềm tại bệnh viện. ................................................................62
4.1.4. Kinh phí hoạt động cơng nghệ thơng tin. ........................................................62
4.1.5. Chính sách hoạt động cơng nghệ thơng tin .....................................................63
4.2. Lợi ích việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin tại BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp.....63
4.3. Những thuận lợi, khó khăn tới việc triển khai CNTT tại các khoa phòng. ........65
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................72
1. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện. ....................72
2. Lợi ích cho việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý bệnh viện. ...........72
3. Thuận lợi, khó khăn cho việc ứng dụng công nghệ thông tin tại bệnh viện. ........72
CHƯƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ ................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................74
PHỤ LỤC ..................................................................................................................78
PHỤ LỤC 1. BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU. ..................................................................78
PHỤ LỤC 2: KHUNG LÝ THUYẾT .......................................................................82
PHỤ LỤC 3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BVĐK TÂM TRÍ ĐỒNG THÁP ........................83
PHỤ LỤC 4. PHỎNG VẤN SÂU ............................................................................84
PHỤ LỤC 4.1. Thảo luận nhóm cán bộ nhân viên CNTT ........................................84
PHỤ LỤC 4.2. Phỏng vấn sâu Ban Giám đốc ..........................................................86
PHỤ LỤC 4.3. Phỏng vấn sâu nhân viên lưu trữ hồ sơ bệnh án – Phòng KHTH ....88
PHỤ LỤC 4.4. Phỏng vấn sâu Dược sĩ .....................................................................89

PHỤ LỤC 4.5. Phỏng vấn sâu Bác sĩ, điều dưỡng phòng khám ..............................90


v

PHỤ LỤC 4.6. Phỏng vấn sâu kế toán ......................................................................91
PHỤ LỤC 4.7. Phỏng vấn sâu cán bộ khoa Xét nghiệm ..........................................92
PHỤ LỤC 4.8. Phỏng vấn sâu cán bộ khoa CĐHA ..................................................93
PHỤ LỤC 5: PHIẾU PHÁT VẤN ............................................................................94


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BGĐ

Ban giám đốc

BHYT

Bảo hiểm y tế

BYT

Bộ Y Tế

BVĐK TTĐT

Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp


CĐHA

Chẩn đốn hình ảnh

CLS

Cận lâm sàng

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

DICOM

Digital Imaging and Communication in Medicine
Chuẩn trao đổi dữ liệu hình ảnh

GMHS

Gây mê hồi sức

HSBA

Hồ sơ bệnh án

KHTH

Kế hoạch tổng hợp

LAN


Local Area Network – Mạng nội bộ

MAN

Metro Area Network – Mạng đô thị

PACS

Picture Archiving and Communication Systems
- Hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh

TCHC

Tổ chức hành chính

TTBYT

Trang thiết bị y tế

VTTH

Vật tư tiêu hao

WAN

Wide Area Network – Mạng diện rộng

XQ


XQuang

WHO

World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Trình độ tin học của cán bộ, nhân viên BVĐK TTĐT .............................31
Bảng 3.2. Tình hình nhân lực sử dụng máy vi tính tại các khoa phịng....................32
Bảng 3.3. Bảng thống kê số lượng máy tính tại các khoa phịng. .............................33
Bảng 3.4. Tìh hình kết nối với internet, mạng lan, website bệnh viện .....................35
Bảng 3.5. Phân hệ quản lý phần mềm tại BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp ....................36
Bảng 3.6:Những thuận lợi trong hoạt động ứng dụng CNTT tại bệnh viện (n=75) .50
Bảng 3.7:Khó khăn trong hoạt động ứng dụng CNTT tại bệnh viện (n=75) ............56
DANH MỤC BIỂU ĐỒ HÌNH SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1: Lợi ích việc ứng dụng CNTT đối với bệnh nhân ....................................38
Biểu đồ 2: Lợi ích của ứng dụng CNTT đối với nhân viên bệnh viện .....................39
Biểu đồ 3: Các yếu tố thuận lợi trong việc triển khai ứng dụng CNTT ....................52
Biểu đồ 4: Các yếu tố thuận lợi trong việc triển khai ứng dụng CNTT (tt) ..............52
Biểu đồ 5:Những khó khăn trong hoạt động ứng dụng CNTT tại bệnh viện ...........57

Hình 1: Hình from đăng ký khám bệnh ....................................................................40
Hình 2: Hình đơn thuốc và phiếu tính tiền toa thuốc ................................................41
Hình 3: Hệ thống PACS tại BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp .........................................43
Hình 4: Hình ảnh ghép phim Xquang số hóa cho 4 bệnh nhân ................................46

Sơ đồ 1: Sơ đồ thu thập số liệu .................................................................................28

Sơ đồ 2: Sơ đồ Phịng cơng nghệ thơng tin BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp .................37
Sơ đồ 3: Sơ đồ quy trình mua sắm thiết bị CNTT ....................................................38


viii

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp được thành lập từ năm 2007 là bệnh
viện tư nhân đầu tiên trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trực thuộc tập đồn Y Khoa Tâm
Trí và dưới sự quản lý của Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp là một bệnh viện tư nhân chất
lượng cao phục vụ người dân trong và ngồi tỉnh Đồng Tháp. Với quy mơ như vậy
nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện là một vấn đề cần
thiết được Hội đồng quản trị và Ban giám đốc xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở hạ
tầng trang thiết bị hiện đại. Sau hơn 8 năm hình thành và phát triển cũng đạt được
khá nhiều thành tựu nổi bật đem lại nhiều lợi ích trong cơng tác quản lý tuy nhiên
cũng gặp khơng ích những khó khăn vướng mắc trong các hoạt động tại bệnh viện.
Nghiên cứu “ Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh
viện tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp năm 2015” được tiến hành với 3
mục tiêu nghiên cứu: (1) Mô tả thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý bệnh viện tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp, năm 2015. (2) Tìm hiểu
những lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện tại
Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp. (3) Mơ tả những thuận lợi, khó khăn của
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại bệnh viện tại Bệnh viện đa
khoa Tâm Trí Đồng Tháp, năm 2015.
Đây là nghiên cứu cắt ngang có phân tích, kết hợp phương pháp định tính với
định lượng được tiến hành tại Bện viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp. Có 75 cán bộ
nhân viên quản lý trực tiếp đủ tiêu chuẩn được chọn vào nghiên cứu bằng bộ câu
hỏi phát vấn và 16 cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tại bệnh viện. Số liệu
được xử lý bằng phần mềm Epi data 3.1 và SPSS 18.0. Thời gian tiến hành nghiên
cứu từ 02/2015 đến tháng 6/2015.

Kết quả nghiên cứu cho thấy Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp được
đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại đạt 83% phục vụ tốt các yêu cầu về
quản lý bệnh viện. Tồn bệnh viện có tổng số 05 server, 88 máy tính và 55 máy in
với số lượng tập trung nhiều ở các khoa phòng như Hành chính, kế tốn số cịn lại
được phân bổ điều các khoa phịng. Bệnh viện có 04 cán bộ chun trách về CNTT
và đội ngũ nhân viên có có bằng A tin học chiếm 65,7%, bằng B tin học chiếm


ix

19,3%, nguồn nhân lực chuyên trách về CNTT đáp ứng đủ so với quy định của Bộ
Y tế. Lợi ích mang lại trong công tác ứng dụng CNTT trong quản lý cho bệnh nhân
và nhân viên y tế là rất lớn như giúp kiểm sốt và quản lý thơng tin hành chính bệnh
nhân đạt tỷ lệ 98,7%, cơng tác thống kê báo cáo được nhanh chóng và chính xác đạt
84%, việc hội chẩn và phục vụ chẩn đoán tốt hơn trên hệ thống PACS đạt 65,4%,
cơng khai minh bạch hóa tài chính, thuốc rõ ràng đạt tỷ lệ trên 94%. Tuy nhiên cũng
gặp khơng ít khó khăn như: thiếu văn bản quy định về ứng dụng CNTT trong quản
lý bệnh viện, thiếu quy chế thưởng phạt và đặt biệt là tính kết nối hệ thống phần
mềm quản lý bệnh viện hiện nay rời rạc khơng đồng bộ gây khó khăn trong công tác
quản lý thống kê báo cáo tại tất cả các bệnh viện... Các phần mềm bệnh viện không
kết nối được với nhau khiến Bộ Y tế không thể quản lý tập trung về các thông tin
đầu ra phục vụ cho việc lập chính sách y tế.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị cho lãnh đạo bệnh
viện và cơ quan quản lý các cấp về kiện toàn hoạt động CNTT bệnh viện và có giải
pháp xây dựng một hệ thống phần mềm quản lý bệnh nhân tổng thể theo chuẩn
BYT nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng lớn của người dân.


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật công nghệ
thông tin đang dần chứng tỏ tầm ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã
hội. Đối với hoạt động của ngành y tế, có thể thấy rằng cơng nghệ thơng tin ngày
càng đóng vai trị quan trọng, khơng chỉ là mũi nhọn cho q trình cải cách hành
chính trong cơng tác quản lý, điều hành mà còn “đỡ đầu” cho việc triển khai và ứng
dụng thành công các kỹ thuật cao trong công tác khám chữa bệnh như chụp MRI,
MSCT, Siêu âm, XQ, mổ nội soi... thăm khám cho bệnh nhân qua hệ thống điện tử.
Các nghiên cứu trên thế giới cũng đã cho thấy vai trò quan trọng của CNTT
trong việc cải thiện chất lượng chăm sóc, mặc dù cịn có khó khăn về tài chính và
những thách thức trong việc triển khai CNTT tuy nhiên việc triển khai và tăng
cường áp dụng CNTT trong bệnh viện nói riêng và chăm sóc sức khỏe nói chung
ngày càng phát triển [27].
Ở Việt Nam, thực trạng phát triển của việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý bệnh viện hiện nay cịn nhỏ lẻ, mang tính tự phát và chưa có được các
hệ thống chuẩn hóa tồn quốc. Phần mềm ứng dụng tại các cơ sở y tế hầu hết đầu tư
theo các dự án riêng biệt gây lãng phí. Chính vì vậy việc quản lý dữ liệu khơng có
sự kết nối, liên thông được với nhau trong quản lý bệnh nhân cũng như quy trình
khám chữa bệnh [25]. Theo thông kê của Bộ Y tế trong năm 2014, tỷ lệ ứng dụng
phần mềm tin học bệnh viện ở trung ương chiếm 100%, tuy nhiên ở tuyến tỉnh và
huyện tỷ lệ lần lượt là 68%, 61%. Khả năng kết nối liên thông các hệ thống thông
tin bệnh viện giữa các bệnh viện chưa có [20]
Trong những năm qua ngành Y tế tỉnh Đồng Tháp đã và đang triển khai ứng
dụng CNTT tới các đơn vị bệnh viện trong tỉnh bước đầu đạt kết quả khả quan. Tuy
nhiên tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh việc ứng dụng CNTT chưa thật sự đáp ứng
yêu cầu của BYT. Hiện nay đa số các bệnh viện đã triển khai phần mềm ứng dụng
quản lý bệnh viện nhưng mỗi bệnh viện lại sử dụng phát triển những ứng dụng khác
nhau như: Medisoft, Ykhoa.net, Hospital. Nhìn chung các phần mềm trên được
đánh giá là đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về quản lý hồ sơ bệnh nhân (nội trú,
ngoại trú), quản lý dược, quản lý viện phí. Tuy nhiên, việc triển khai ứng dụng công



2

nghệ thơng tin cịn nhỏ lẻ, tự phát, chưa có tính hệ thống, hiệu quả quản lý chung
chưa được đáp ứng theo yêu cầu của Sở Y tế [21].
Thực hiện cơng tác xã hội hóa y tế bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp
được thành lập từ năm 2007 là bệnh viện tư nhân đầu tiên trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp trực thuộc tập đồn Y Khoa Tâm Trí và dưới sự quản lý của Sở Y tế tỉnh
Đồng Tháp là bệnh viện hạng II quy mô 100 giường bệnh với số lượng là 140 cán
bộ nhân viên đảm trách. Qua 08 năm hình thành và phát triển, hoạt động ứng dụng
công nghệ thông tin của bệnh viện cũng đã đạt được một số thành công nhất định
như cập nhật lưu trữ thơng tin hành chính, thống kê báo cáo, tài liệu y khoa rõ ràng,
công khai minh bạch tài chính [2]
Tuy nhiên, hiện nay vẫn cịn một số khó khăn như: khả năng tiếp cận cơng
nghệ thơng tin của cán bộ nhân viên y tế còn hạn chế, các quy trình làm việc chưa
thực sự rõ ràng, kết nối thông tin quản lý bệnh nhân giữa các bệnh viện trong cùng
hệ thống tập đoàn và các bệnh viện khác chưa được đáp ứng. Công tác thống kê báo
cáo theo yêu cầu Sở Y tế, BHYT, Bộ Y tế vẫn chưa được đáp ứng. Vậy câu hỏi đặt
ra là: Việc triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện hiện nay như thế
nào? Đáp ứng nhu cầu phục vụ khám chữa bệnh ra sao? Việc ứng dụng CNTT hiện
nay đem lại lợi ích gì đối với Ban Giám đốc, cán bộ y tế và bệnh nhân? Có những
khó khăn và thuận lợi nào khi triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện?
Với lý do đó, tơi tiến hành đề tài: “Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý bệnh viện tại bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp, năm 2015”.
Nghiên cứu này nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể về thực trạng công tác ứng
dụng CNTT trong quản lý bệnh viện ở các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng thiết bị, trình
độ, kinh phí, nhân lực, phần mềm quản lý. Từ đó nghiên cứu sẽ đánh giá lợi ích và
những thuận lợi khó khăn trong việc ứng dụng CNTT tại bệnh viện để tìm ra những
nguyên nhân tồn tại và đề xuất giải pháp khắc phục. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp

lãnh đạo bệnh viện xây dựng chiến lược phát triển tổng thể ứng dụng CNTT trong
quản lý bệnh viện.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện tại
Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp, năm 2015.
2. Tìm hiểu những lợi ích của việc ứng dụng cơng nghệ thông tin trong quản lý
bệnh viện tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp.
3. Mơ tả những thuận lợi, khó khăn của việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin
trong quản lý tại bệnh viện tại Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp.


4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Quản lý bệnh viện
1.1.1 Khái niệm về bệnh viện
Cùng với thời gian, khái niệm bệnh viện cũng có nhiều thay đổi. Trước đây,
bệnh viện được coi là “nhà tế bần” cứu giúp những người nghèo khổ. Chúng được
thành lập giống như những trung tâm từ thiện nuôi dưỡng người ốm yếu và người
nghèo. Ngày nay, bệnh viện được coi là nơi chẩn đoán và điều trị bệnh tật, nơi đào
tạo và tiến hành các nghiên cứu y học, nơi xúc tiến các hoạt động chăm sóc sức
khỏe, và ở một mức độ nào đó là nơi trợ giúp cho các nghiên cứu y sinh học [18]
Theo khái niệm WHO, bệnh viện là một phần không thể thiếu của một tổ
chức y tế xã hội, có chức năng cung cấp cho dân cư các dịch vụ chữa trị và phịng
bệnh tồn diện, cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại gia đình; bệnh viện
cũng là trung tâm đào tạo các nhân viên y tế và trung tâm nghiên cứu y học [18].

Bệnh viện là một cơ sở y tế trong khu vực dân cư bao gồm giường bệnh, đội
ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý, có trang thiết bị cơ sở hạ tầng
để phục vụ bệnh nhân. Theo quan điểm hiện đại, bệnh viện là một hệ thống, một
phức hợp và một tổ chức động:
 Một hệ thống lớn bao gồm: Ban Giám đốc, các phòng nghiệp vụ, các khoa
lâm sàng, cận lâm sàng.
 Một phức hợp bao gồm rất nhiều yếu tố có liên quan từ khám bệnh, người
bệnh vào viện, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc…
 Một tổ chức động bao gồm đầu vào là người bệnh, cán bộ y tế, thuốc men,
trang thiết bị cần có để chẩn đốn, điều trị. Đầu ra là người bệnh khỏi bệnh
ra viện hoặc phục hồi sức khỏe hoặc người bệnh tử vong [23]
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện
Bệnh viện có 07 chức năng và nhiệm vụ chính: Cấp cứu-khám bệnh-chữa
bệnh; Đào tạo cán bộ; Nghiên cứu khoa học; Chỉ đạo tuyến; Phòng bệnh; Hợp tác
quốc tế và Quản lý kinh tế trong bệnh viện[3].
Nhà nước khuyến khích các bệnh viện thực hiện cơng tác xã hội hóa y tế
theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung


5

cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển
các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách Nhà nước. Để
thực hiện những nhiệm vụ trên Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp tiên phong
đi đầu trong lĩnh vực y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh, bước đầu bệnh viện cũng đã áp
dụng thành cơng các chức năng chính của bệnh viện [23].
(1) Cấp cứu – khám bệnh – Chữa bệnh:
Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh,
chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách Nhà nước quy định. Tổ chức
khám sức khỏe, chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.

(2) Đào tạo cán bộ y tế:
Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trên đại học,
đại học và trung học. Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và
tuyến dưới để nâng cao trình độ chun mơn.
(3) Nghiên cứu khoa học về y học:
Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học và ứng dụng những tiến
bộ kỹ thuật y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học
cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng
thuốc. Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức
khỏe ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.
Kết hợp với bệnh viện bạn và các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ
thuật của bệnh viện.
(4) Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật:
Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (Bệnh viện hạng I, II, III) thực hiện
việc phát triển kỹ thuật chuyên môn. Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện
các chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu trong địa bàn các tỉnh, thành phố và
các ngành.
(5) Phòng bệnh:
Phối hợp với các Bệnh viện tuyến dưới thường xuyên thực hiện nhiệm vụ
phòng bệnh, phòng dịch.
(6) Hợp tác quốc tế:


6

Hợp tác với các Bệnh viện, các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo
quy định của Nhà nước.
(7) Quản lý kinh tế y tế:
Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao Ngân sách nhà nước cấp. Thực hiện
nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện

hạch tốn chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y
tế: viện phí, BHYT, đầu tư nước ngồi và của các tổ chức kinh tế khác[3].
Hiện nay việc ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện đã và đang thực hiện
áp dụng 07 chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện tại đơn vị. Nhờ vào việc ứng dụng
này đã đem lại nhiều thuận lợi trong công tác quản lý điều hành của BGĐ. Ưu điểm
nổi bật nhất là việc quản lý thơng tin hành chính bệnh nhân, tiền sử bệnh, tài chính
viện phí rất thuận tiện và truy xuất nhanh chóng. Nhờ vào viêc ứng dụng CNTT nên
việc lưu trữ dữ liệu được đảm bảo nhằm phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu
khoa học cho lực lượng y bác sĩ trẻ. Cơng tác phịng bệnh và hợp tác quốc tế cũng
được hưởng lợi rất nhiều từ cơng nghệ thơng tin trong y tế. Ngồi ra vấn đề tài
chính của bệnh viện tư nhân là yếu tố quan trọng của đơn vị nên khi áp dụng CNTT
vào quản lý giúp ích rất nhiều trong cơng tác thống kê, báo cáo nhằm giảm thời gian
và nguồn nhân lực đáng kể của đơn vị. Ngoài những ưu điểm thì việc ứng dụng
CNTT cũng bộc lộ những nhược điểm như nhân viên chưa quen các thao tác trên
phần mềm quản lý, tuổi tác nhân viên ảnh hưởng rất lớn cho việc triển khai. Thực tế
áp dụng tại đơn vị những nhân viên lớn tuổi rất khó khăn trong việc thực hiện các
thao tác trên hệ thống phần mềm. Hiện nay các phần mềm QLBV tự phát, không
được sự quản lý tập trung từ các cơ quan chức năng như BYT hay BHYT...
Trong phạm vi nghiên cứu này chỉ tập trung vào chức năng chính của việc
ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện là chức năng : Cấp cứu-khám chữa bệnh,
quản lý kinh tế trong bệnh viện. Việc tập trung vào 2 chức năng chính này là do đặc
thù là bệnh viện tư nhân nên việc quản lý khám chữa bệnh cần được kiểm sốt
thơng tin bệnh nhân chặt chẽ để phát triển thêm và tăng thêm chất lượng của bệnh
viện. Ngồi tra chức năng quản lý tài chính kinh tế bệnh viện là giá trị sống còn của
một doanh nghiệp nên việc quản lý cần được chú trọng và triển khai.


7

1.2 Phân loại bệnh viện

Theo Quy chế BV của Bộ Y tế, bệnh viện đa khoa được chia làm 4 hạng:
 Bệnh viện hạng đặc biệt là cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, với
các chuyên khoa đầu ngành được trang bị các thiết bị y tế và các máy móc hiện đại,
với đội ngũ cán bộ chun khoa có trình độ chun mơn sâu và có trang bị thích
hợp đủ khả năng hỗ trợ cho BV hạng I.
 Bệnh viện hạng I là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế hoặc
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các ngành, có đội ngũ cán bộ
chun khoa cơ bản, có trình độ chun mơn sâu và có trang bị thích hợp đủ khả
năng hỗ trợ cho BV hạng II
 Bệnh viện hạng II là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương hoặc khu vực các huyện trong tỉnh và các ngành, có đội ngũ cán
bộ chuyên khoa cơ bản có trình độ chun mơn sâu và có trang bị thích hợp đủ khả
năng hỗ trợ cho BV hạng III
 Bệnh viện hạng III là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của quận, huyện trực
thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương[23]
1.3 Nội dung về quản lý bệnh viện
Để đảm bảo chất lượng công tác khám chữa bệnh và thực hiện 7 nhiệm vụ
quy định – quản lý bệnh viện cần chú trọng các nội dung[23]: Cơng tác hành chính,
văn thư - lưu trữ hồ sơ tài liệu; Công tác kế hoạch; Công tác chun mơn (khám,
chẩn đốn và điều trị bệnh nhân); Cơng tác tổ chức cán bộ; Công tác đào tạo nghiên
cứu khoa học, hợp tác quốc tế; Cơng tác chăm sóc điều dưỡng; Cơng tác tài chính
kế tốn; Cơng tác vật tư trang thiết bị, cơng trình y tế; Cơng tác dược
1.4 Khái niệm về công nghệ thông tin, công nghệ thông tin trong y tế
1.4.1 Khái niệm về công nghệ thông tin (CNTT)
CNTT (Information Technology) là một ngành khoa học-khoa học máy tính,
cơng nghệ và truyền thơng trong quản lý và xử lý thông tin. Theo Hiệp hội CNTT
của Mỹ (ITAA), CNTT là việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển, triển khai thực hiện,
hỗ trợ hoặc quản lý các hệ thống thông tin điện tử, chủ yếu là các phần mềm máy
tính và phần cứng máy tính. CNTT bao hàm việc sử dụng các máy tính điện tử và



8

phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và nhận thơng tin
an tồn[32].
Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết
chính phủ 49/CP ký ngày 04/08/1993: Cơng nghệ thơng tin là tập hợp các phương
pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật
máy tính và viễn thơng – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả có nguồn
tài ngun thơng tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của
con người và xã hội [9]
Đây là một khái niệm khá rộng, nó bao hàm bên trong nhiều khái niệm khác
nhau. Ta có thể chia sự hình thành khái niệm CNTT thành 3 giai đoạn phát triển:
Giai đoạn 1 (1943-1980): Từ khi máy tính điện tử đầu tiên ra đời cho đến
trước khi máy tính cá nhân (Personal Computer - PC) xuất hiện. Giai đoạn này,
ngành Khoa học máy tính có đối tượng nghiên cứu là máy tính điện tử nhiệm vụ
hiện giờ chỉ giải quyết các vấn đề mang tính tốn học.
Giai đoạn 2 (1981-1989): Đây là giai đoạn máy tính cá nhân có giao diện đồ
họa xuất hiện và được phổ biến trong xã hội. Cùng với sự phát triển của các ngành
khoa học kỹ thuật khác, máy tính khả năng lưu trữ và xử lý. Nhiệm vụ của tin học
lúc này là nghiên cứu việc lưu trữ và xử lý thông tin một cách tự động.
Giai đoạn 3 (cuối năm 1989 đến nay): Sự phát triển của các công nghệ về
máy tính, mạng máy tính và các phần mềm ứng dụng đó đạt đến đỉnh cao. Cùng với
sự hình thành và phát triển của hệ thống mạng máy tính dùng chung cho toàn thế
giới (Internet), khả năng ứng dụng của máy tính và mạng máy tính đó gần như
khơng có giới hạn. Chúng đã trở thành phương tiện, công cụ không thể thiếu của
các hệ thống thông tin, hệ thống tổ chức. CNTT đó ra đời với tư cách là một ngành
khoa học ứng dụng hiện đại.
1.4.2 Công nghệ thông tin trong y tế
Khái niệm về công nghệ thông tin trong y tế:

Công nghệ thông tin trong y tế là sự kết hợp của khoa học thông tin, khoa
học máy tính và chăm sóc sức khỏe. Nó giải quyết các vấn đề về nguồn lực, thiết bị
và các biện pháp được yêu cầu để tối ưu hóa thu nhập, lưu trữ, khôi phục và sử


9

dụng các thông tin về sức khỏe và y sinh học. Việc ứng dụng CNTT trong y tế
không chỉ bao gồm máy tính mà cịn là các chỉ dẫn lâm sàng, các thông tin về y tế
và hệ thống trao đổi và tương tác thông tin. Công nghệ thông tin y tế áp dụng vào
tất cả các lĩnh vực bao gồm chăm sóc lâm sàng, điều dưỡng, nha khoa, dược, sức
khỏe cộng đồng và các nghiên cứu về y tế[32].
Công nghệ thông tin y tế bao gồm tập hợp các công nghệ về trao đổi và quản
lý các thông tin sức khỏe được sử dụng bởi các khách hàng, nhà cung cấp, người trả
chi phí, bảo hiểm y tế và tất cả những đối tượng quan tâm tới sức khỏe và các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe mà cụ thể là lưu trữ và xử lí số liệu của bệnh nhân. Cơng
nghệ này bao gồm sự sắp xếp có thứ tự khác nhau một cách có hệ thống, được liên
kết với nhau, làm cho các bác sỹ liên hệ với nhau dễ dàng ví dụ như lưu trữ số liệu
bằng máy vi tính, thơng báo kết quả ở các labo, cho phép các nhà lâm sàng chia sẻ
các thông tin về bệnh nhân không giới hạn về các bệnh viện về biên giới địa lý
(thường được gọi là kết nối và các hệ thống có thể trao đổi với nhau) [28].
CNTT y tế đã phát triển theo các chức năng: nâng cao kiến thức chuyên môn
như sử dụng thông tin từ các website y học, sách điện tử, video, bài giảng từ xa…
giúp cập nhật kiến thức và sang bằng khoảng cách kiến thức giữa các vùng địa lý.
Nhân viên y tế dù ở vùng sâu vùng xa cũng dễ dàng tiếp cận kiến thức, kỹ thuật mới
nhất thông qua hệ thống internet. Bác sĩ tại các nước đang phát triển cũng có thể dễ
dàng tiếp cận, cập nhật các kiến thức mới nhất của các nước tiên tiến; Tự động hóa
các phương tiện chẩn đốn và điều trị: Máy móc xét nghiệm ngày nay hồn tồn tự
động hóa, tiết giảm thao tác, nâng cao độ chính xác xét nghiệm. Các máy móc chẩn
đóan hình ảnh đã ứng dụng các kỹ thuật dựng hình để bộc lộ hình ảnh bệnh lý 3

chiều, phục vụ chẩn đoán và điều trị ngoại khoa. Kỹ thuật nội soi giúp can thiệp
điều trị một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí… Hỗ trợ đắc lực trong thực hành y
khoa: CNTT mang lại nhiều lợi ích trong thực hành y khoa, đã được chứng minh
trong thực tế như giảm thiểu tử vong do sai lầm y khoa, giúp bác sĩ quyết định lâm
sàng nhanh chóng và chính xác, hỗ trợ y tế từ xa (telemedicine), lưu trữ và phân tích
số liệu cho nghiên cứu khoa học… Tăng cường chức năng quản lý bệnh viện: Toàn


10

bộ thông tin bệnh viện được sắp xếp, tổ chức một cách khoa học, làm cơ sở cho
công tác quản lý bệnh viện một cách hiệu quả [29]
Một số thuật ngữ công nghệ thông tin y tế:
HIS - Hệ thống thông tin bệnh viện (Hospital information system) là hệ
thống thông tin quản lý, điều hành công việc tại bệnh viện với các chức năng chính:
quản lý bệnh nhân, bệnh án, dược, tài chính, trang thiết bị vật tư y tế, nhân sự. Ngày
nay, HIS là cơng cụ tối ưu hóa hệ thống trong quản lý điều hành; phục vụ nghiên
cứu – đào tạo; thống kê, dự báo, dự phòng,.. tại bệnh viện [8]
Đơn thuốc điện tử (E-presription): Đơn thuốc điện tử có chức năng kiểm tra
việc kê đơn thuốc dựa vào cơ sở dữ liệu có sẵn và các thuật tốn cảnh báo về tương
tác thuốc và lượng cịn trong kho.
Y tế từ xa (Telemedicine) cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa của
hệ thống y tế bằng cách sử dụng công nghệ thông tin và truyền thơng để trao đổi
thơng tin trong điều trị, chẩn đốn, phịng ngừa bệnh tật và thương tích, phục vụ cho
cơng tác nghiên cứu, đánh giá, và giáo dục thường xuyên của các nhà cung cấp dịch
vụ y tế. Trong những trường hợp khẩn cấp đối với các bệnh nhân có bệnh nguy
hiểm cần theo dõi như cao huyết áp, bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, tiểu
đường…cần có một sự giám sát và xử lý tức thời thì telemedicine có thể giúp ích.
Y tế điện tử (E-health): Là một khái niệm mới được hình thành gần đây và
nó đề cập đến tất cả các hoạt động chăm sóc sức khỏe được triển khai với sự hỗ trợ

của công nghệ thơng tin. Trong mơ hình này tất cả các vấn đề thuộc về y tế được
điện tử hóa bao gồm: quản lý bệnh viện, quản lý hồ sơ bệnh nhân, quản lý hình ảnh,
quản lý dịch bệnh, quản lý bệnh mạn tính. Một mơ hình triển khai áp dụng CNTT
mang tính tồn diện cho các quốc gia và hiện tại đang được tổ chức Y tế thế giới
khuyến cáo áp dụng trên toàn cầu.
PACS - Hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh (PACS - Picture Archiving and
Communication System) Hệ thống thơng tin lưu trữ và thu nhận hình ảnh có nhiệm
vụ quản lý cơng tác lưu trữ, truyền và nhận hình ảnh trên mạng thơng tin máy tính
của Khoa chẩn đốn hình ảnh hoặc của Bệnh viện, trong đó các hình ảnh được lấy
từ các thiết bị: siêu âm, X-quang, chụp cắt lớp, cộng hưởng từ hạt nhân... với định


11

dạng ảnh phổ biến hiện nay là DICOM được lưu trữ tại các Server và truyền đến các
máy tính tại Khoa CĐHA và các Khoa trong Bệnh viện phục vụ cơng tác khám,
chẩn đốn và điều trị. PACS khác RIS là chỉ quản lý, tổ chức lưu trữ, truyền và
nhận hình ảnh trên mạng mà khơng quan tâm đến các dữ liệu dạng Text như: thông
tin chi tiết của bệnh nhân, số lần chụp chiếu, bệnh án, liệu trình điều trị...[12]
Hồ sơ bệnh án điện tử (Electronic Medical Records - EMR) ghi dữ liệu y
khoa của bệnh nhân được lưu trữ dưới dạng kỹ thuật số cho phép giao thiếp cơ sở
dữ liệu của bệnh nhân giữa các thầy thuốc [12]
Chuẩn DICOM (Chuẩn về ảnh số và giao tiếp trong y tế DICOM-Digital
Imaging and Communication in Medicine). Tiêu chuẩn ảnh và truyền thông trong y
tế, được phát triển từ năm 1988 là qui chuẩn về định dạng và trao đổi ảnh y tế cùng
các thơng tin liên quan, từ đó tạo ra một phương thức chung nhằm đáp ứng nhu cầu
của các nhà sản xuất cũng như người sử dụng trong kết nối, lưu trữ, trao đổi, in ấn
ảnh y tế. Hiểu một cách đơn giản, tập tin ảnh DICOM ngồi dữ liệu hình ảnh giống
như các tiêu chuẩn JPG, BMP, GIF... cịn chứa thêm một số thơng tin dạng Text
như: tên bệnh nhân, loại thiết bị chụp chiếu tạo ra hình ảnh...[12]

1.5. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong y tế
Để định hướng và thúc đẩy các hoạt động ứng dụng CNTT trên các lĩnh vực
nói chung và ngành y tế nói riêng, Quốc hội, Chính phủ và đặc biệt là Bộ y tế đã
ban hành khá nhiều các văn bản quy định, hướng dẫn, trong đó có một số văn bản
quan trọng như:
- Quyết định 1605/QĐ-TTg ngày 27 tháng 08 năm 2010 về việc “ Phê duyệt
chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan nhà nước giai đoạn 2011-2015”.
- Quyết định 2035/QĐ-BYT ngày 12 tháng 06 năm 2013 về việc “Công bố
danh mục kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế”.
- Quyết định số 2824/2004/QĐ-BYT ngày 19/8/2004 của Bộ Y tế về “Ban
hành phần mềm ứng dụng tin học trong quản lý báo cáo thống kê bệnh viện và hồ
sơ bệnh án (Medisoft 2003)”.
- Quyết định số 5573/QĐ-BYT ngày 29/12/2006 của Bộ Y tế về “Ban


12

hành tiêu chí phần mềm và nội dung một số phân hệ phần mềm tin học quản lý
bệnh viện”.
- Quyết định số 5574/QĐ-BYT ngày 29/12/2006 của Bộ Y tế về “Hướng dẫn
xây dựng dự án ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện”.
Với phần mềm quản lý bệnh viện Bộ Y Tế đã ban hành quyết định số
5573/QĐ-BYT về “ Tiêu chí phần mềm và nội dung một số phân hệ phần mềm tin
học quản lý bệnh viện”. Quyêt định này quy định về các tiêu chí của phần mềm
quản lý bệnh viện với 8 phân hệ cơ bản: Phân hệ quản lý khoa khám bệnh, phân hệ
quản lý khoa lâm sàng/ người bệnh nội trú, phân hệ quản lý cận lâm sàng, phân hệ
quản lý dược bệnh viện, phân hệ quản lý viện phí và thanh tốn bảo hiểm y tế, phân
hệ nhân sự tiền lương, phân hệ chỉ đạo tuyến, phân hệ quản lý trang thiết bị [4].
Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong ngành y tế nói chung và trong quản lý

bệnh viện nói riêng đang là một nhu cầu cấp bách, địi hỏi có sự quan tâm của các
cấp lãnh đạo ban ngành nhằm với yêu cầu phát triển, để ngành y tế không bị tụt hậu,
phát triển ngang tầm với các ngành khoa học khác và cập nhật với các nước tiên
tiến trong khu vực. Ứng dụng CNTT trong quản lý bệnh viện là thiết thực nâng cao
năng lực quản lý và điều hành của các bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh, vì vậy các bệnh viện phải thực sự quan tâm đầu tư mọi nguồn lực
để ứng dụng và phát triển CNTT trong bệnh viện [14]
Bên cạnh đó, nhu cầu của người dân, các tổ chức xã hội đối với các dịch vụ
công của ngành y tế đang là một áp lực lớn buộc ngành y tế phải ứng dụng CNTT
mới có thể đảm bảo cung cấp thơng tin đến người dân trong việc khám chữa bệnh tại
các bệnh viện, khám chữa bệnh bằng BHYT, cung cấp các dịch vụ đăng ký hành
nghề và kinh doanh thuốc, trang thiết bị y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm…đây là
nhiệm vụ đặt ra khá cấp bách cho CNTT y tế và cũng là động lực giúp cho CNTT
trong y tế ngày một phát triển hơn [11]
1.5.1 Thực trạng ứng dụng CNTT trên thế giới:
Việc ứng dụng của công nghệ thông tin trong việc phục vụ chăm sóc sức
khỏe là khuynh hướng tồn cầu trong thế kỷ 21. Nhờ có sự phát triển nhanh chóng
của cơng nghệ thơng tin, tin học y tế đã đạt được nhiều thành quả như việc ứng


13

dụng các hệ thông tin bệnh viện, các hệ trợ giúp làm quyết định lâm sàng, y học từ
xa (telemedicine), thực tế ảo và xa lộ thông tin sức khỏe... do đó việc chăm sóc sức
khỏe cộng đồng ngày càng được tốt hơn. Ở nhiều nước trên thế giới, chính phủ đã
xây dựng chương trình quốc gia về cơng nghệ thơng tin y tế nhằm tin học hóa
ngành y tế. Nhiều chương trình nghiên cứu và ứng dụng được triển khai tại các bệnh
viện và các cơ sở y tế, như việc xây dựng các hệ thông tin bệnh viện bao gồm các
hệ truyền tin, mệnh lệnh, hệ thông tin chăm sóc cho y tá, bệnh án, dược khoa, tia X,
trợ giúp làm quyết định (giúp tạo đơn thuốc, lựa chọn thuốc kháng sinh, theo dõi

liều thuốc, cảnh báo lâm sàng, dị ứng, chế độ ăn uống...) phục vụ lâm sàng. Cịn
trong quản lý hành chính, đã triển khai hệ quản lý hành chính bệnh nhân, quản lý
nhân sự, tài sản, ngân sách bệnh viện, phân tích nguồn thu và chi của bệnh viện,
kiểm tra việc sử dụng thiết bị y tế, truy cập sách thư viện bệnh viện cũng như tạo
trang web bệnh viện trên mạng. Ngồi ra, cịn xây dựng các hệ truyền tin lưu trữ
ảnh PACS và y học từ xa giữa các bệnh viện, xây dựng các trạm chăm sóc dùng
truyền thơng khơng dây cho các bác sĩ và những người phục vụ y tế. Đối với nhiều
quốc gia, việc đào tạo là quốc sách, do đó việc nghiên cứu xây dựng các hệ dạy học
y học thông minh là cần thiết, giúp cho việc đào tạo và tự học từ xa nhằm nâng cao
trình độ cho các bác sĩ và những người làm công tác y tế ở khắp mọi miền đất nước.
Ở một số quốc gia phát triển, chính phủ chú trọng xây dựng mạng chăm sóc sức
khỏe ở nhà phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi [17]
Công nghệ thông tin là một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật to lớn của thế
giới, đã và đang giúp thay đổi toàn diện và hiệu quả tất cả mọi lĩnh vực khoa học,
kỹ thuật, chính trị, quân sự và đời sống… trong đó có lĩnh vực y tế. Bên cạnh đó
CNTT phát triển nhanh chóng đã giúp ngành y tế đạt được nhiều thành tựu lớn lao
trong công tác khám chữa bệnh và quản lý bệnh viện hiện đại. CNTT y tế đã phát
triển theo các chức năng:
- Nâng cao kiến thức chuyên môn: Sử dụng thông tin từ các website y học,
forum, sách điện tử, video, bài giảng từ xa… giúp cập nhật kiến thức và san bằng
khoảng cách kiến thức giữa các vùng địa lý. Nhân viên y tế dù ở vùng sâu vùng xa


14

cũng dễ dàng tiếp cận kiến thức, kỹ thuật y tế mới nhất thông qua hệ thống internet.
Bác sĩ tại các nước đang phát triển cũng có thể dễ dàng tiếp cận, cập nhật các kiến
thức mới nhất của các nước tiên tiến.
- Tự động hóa các phương tiện chẩn đốn và điều trị: Máy móc xét nghiệm

ngày nay hồn tồn tự động hóa, tiết giảm thao tác, nâng cao độ chính xác xét
nghiệm. Các máy móc chẩn đốn hình ảnh đã ứng dụng các kỹ thuật dựng hình để
bộc lộ hình ảnh bệnh lý 3 chiều, phục vụ chẩn đoán và điều trị ngoại khoa. Kỹ thuật
nội soi giúp can thiệp điều trị một cách hiệu quả và tiết giảm chi phí…
- Hỗ trợ đắc lực trong thực hành y khoa: CNTT mang lại nhiều lợi ích trong
thực hành y khoa, đã được chứng minh trong thực tế như giảm thiểu tử vong do sai
lầm y khoa, giúp bác sĩ quyết định lâm sàng nhanh chóng và chính xác, hỗ trợ y tế
từ xa (telemedicine), lưu trữ và phân tích số liệu cho nghiên cứu khoa học...
- Tăng cường chức năng quản lý bệnh viện: Tồn bộ thơng tin bệnh viện
được sắp xếp, tổ chức một cách khoa học, làm cơ sở cho công tác quản lý bệnh viện
một cách hiệu quả…
Tại Colombia, việc sử dụng các ứng dụng CNTT trong bệnh viện như: Kê
đơn thuốc điện tử (E-prescribing), Hệ thống ghi chú lâm sàng điện tử (Electronic
clinical notes systems), Chỉ định xét nghiệm điện tử (Electronic lab orders), Kết quả
xét nghiệm điện tử (Electronic lab results), Lưu trữ hình ảnh điện tử (Electronic
images available throughout a hospital) và Nhắc nhở những can thiệp cơ bản điện tử
(Electronic reminders for guideline-based interventions) đã đem đến những cải
thiện về chất lượng cho 80% các bệnh viện của nghiên cứu. Trong cải thiện chất
lượng bệnh viện, lợi ích lớn nhất được báo cáo là bệnh nhân được chẩn đoán, điều
trị và thông tin lâm sàng kịp thời (71%). Một số lợi ích khác như giảm lỗi y khoa,
cảnh báo kết quả xét nghiệm khơng bình thường, thơng tin bệnh nhân rõ ràng cũng
được đề cập đến [36].
Tại Nam Phi, đầu tư cho hệ thống thông tin bệnh viện thường rất lớn (ước
tính khoảng 50 triệu USD cho mỗi bệnh viện) nhưng lợi ích tổng thể và chi phí của
hệ thống hiếm khi được đánh giá. Dự án cài đặt một hệ thống máy tính tích hợp
thơng tin bệnh viện ở 42 bệnh viện của tỉnh Limpopo - Nam Phi được xem như dự


×