Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Thực trạng tuân thủ điều trị và yếu tố liên quan của bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại trạm y tế an bình, huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐẶNG VĂN BÌNH

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ YẾU TỐ
LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
TẠI TRẠM Y TẾ AN BÌNH, HUYỆN CAO LÃNH
TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

ĐẶNG VĂN BÌNH

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ YẾU TỐ
LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
TẠI TRẠM Y TẾ AN BÌNH, HUYỆN CAO LÃNH
TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH : 60.72.03.01

PGS.TS. Hà Văn Như


HÀ NỘI, 2016


LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ của các đơn vị, các thầy cô giáo, các anh chị đồng nghiệp, bạn bè và người
thân trong gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hà Văn Như,
người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo truyền đạt cho tôi những kiến thức kinh
nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, quí thầy cô Trường Đại Học Y tế
Công Cộng đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập tại
trường.
Tôi xin cám ơn Ban giám đốc Trung tâm y tế dân số huyện Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp và nhân viên TYT xã An Bình nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi cả về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình học tập. Tôi xin chân thành
cám ơn các anh, chị em cộng tác viên đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu
thực địa. Xin cám ơn các quí bệnh nhân ĐTĐ type 2 đang quản lý điều trị tại TYT đã
dành thời gian để trả lời những câu hỏi trong nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cám ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã luôn quan tâm
chia sẽ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Hà Nội, tháng 9 năm 2016


i
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... III
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... IV
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................................V
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................ VI

ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..........................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1.ĐỊNH NGHĨA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2............................................................4
1.2. THỰC TRẠNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ..................................4
1.3. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ........................................5
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 .................13
1.5. KHUNG LÝ THUYẾT ...............................................................................................16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................17
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................................................................17
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU....................................................................17
2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .........................................................................................17
2.4. CỠ MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU ..................................................................17
2.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ........................................................................18
2.6. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU (PHỤ LỤC 5) ................................................................19
2.7. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU...............................................................................................22
2.8. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU .................................................................23
2.9. HẠN CHẾ, SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC ..........................................................23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................25
3.1. THÔNG TIN CHUNG VÀ THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA ĐTNC ....................25
3.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ĐTĐ TYPE 2 .........................38
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...........................................................................................44
4.1. THÔNG TIN CHUNG VÀ THỰC TRẠNG TTĐT CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............44


ii
4.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN GIỮA CHẾ ĐỘ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ĐTĐ TYPE 2 CỦA ĐTNC
VỚI CÁC YẾU TỐ NHÂN KHẨU HỌC VÀ HỖ TRỢ GIA ĐÌNH- XÃ HỘI ...................................51

KẾT LUẬN ..................................................................................................................54

KHUYẾN NGHỊ ..........................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................56
PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA
ĐTNC ............................................................................................................................60
PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI BỆNH ĐTĐ TYPE 2 ĐANG QUẢN
LÝ ..................................................................................................................................61
PHỤ LỤC 3: PHIẾU HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU CÁN BỘ TYT .............67
PHỤ LỤC 4: PHIẾU HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM NGƯỜI BỆNH .......68
PHỤ LỤC 5: CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ...........................................................70


iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADA

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ
(American Diabetes Association)

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

CBYT

Cán bộ y tế

CTV

Cộng tác viên


ĐTĐ

Đái tháo đường

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

Điều tra viên

GDSK

Giáo dục sức khỏe

HCL

Huyện Cao Lãnh

KCB

Khám chữa bệnh

NCKH

Nghiên cứu khoa học

THPT


Trung học phổ thông

Trường ĐHYTCC

Trường Đại học Y tế Công cộng

TTĐT

Tuân thủ điều trị

TYT

Trạm y tế

TTYTDS

Trung tâm y tế dân số

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

BẢNG 3.1.ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC ..............................................................25
BẢNG 3.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CỦA ĐTNC

.......................................................................................................................................25
BẢNG 3.3. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ ĂN ..............................................27
BẢNG 3.4.THỰC TRẠNG TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ TẬP LUYỆN ..............................28
BẢNG 3.5.THỰC TRẠNG TUÂN THỦ DÙNG THUỐC ..........................................29
BẢNG 3.6.THỰC TRẠNG TUÂN THỦ HẠN CHẾ RƯỢU,BIA - THUỐC LÁ.......31
BẢNG 3.7.THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THEO DÕI GLUCOZE MÁU ...................32
BẢNG 3.8. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ TÁI KHÁM ĐÚNG LỊCH HẸN ..............33
BẢNG 3.9.THÔNG TIN ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI TRẠM Y TẾ...........35
BẢNG 3.10.THÔNG TIN VỀ SỰ HỖ TRỢ CỦA GIA ĐÌNH - XÃ HỘI ..................37
BẢNG 3.11.MỐI LIÊN QUAN GIỮA TUÂN THỦ VỀ CHẾ ĐỘ ĂN VỚI CÁC YẾU
TỐ NHÂN CHỦNG HỌC VÀ HỖ TRỢ GIA ĐÌNH - XÃ HỘI ................................39
BẢNG 3.12. MỐI LIÊN QUAN TUÂN THỦ RÈN LUYỆN THỂ LỰC VÀ CÁC
YẾU TỐ NHÂN CHỦNG HỌC, HỖ TRỢ GIA ĐÌNH - XÃ HỘI .............................39
BẢNG 3.13. MỐI LIÊN QUAN TUÂN THỦ DÙNG THUỐC VÀ CÁC YẾU TỐ
NHÂN CHỦNG HỌC, HỔ TRỢ GIA ĐÌNH - XÃ HỘI.............................................40
BẢNG 3.14. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TUÂN THỦ HẠN CHẾ RƯỢU BIA,
THUỐC LÁ VỚI CÁC YẾU TỐ NHÂN CHỦNG HỌC, HỖ TRỢ GIA ĐÌNH - XÃ
HỘI. ...............................................................................................................................41
BẢNG 3.15.MỐI LIÊN QUAN GIỮA TUÂN THỦ KIỂM SOÁT GLUCOSE VỚI
CÁC YẾU TỐ NHÂN CHỦNG HỌC, HỖ TRỢ GIA ĐÌNH - XÃ HỘI ....................42
BẢNG 3.16.MỐI LIÊN QUAN GIỮA TUÂN THỦ TÁI KHÁM VỚI CÁC YẾU TỐ
NHÂN CHỦNG HỌC, HỖ TRỢ GIA ĐÌNH - XÃ HỘI.............................................42


v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

BIỂU ĐỒ 3.1.TỶ LỆ BỆNH NHÂN NHẬN BIẾT CÁC BIẾN CHỨNG CỦA
BỆNH26BIỂU ĐỒ 3.2.TỶ LỆ CÁC CHẾ ĐỘ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ ĐTĐ

TYPE 2 (N=177) ...........................................................................................................34
BIỂU ĐỒ 3.3. PHÂN BỔ TỶ LỆ TUÂN THỦ CHUNG CỦA ĐTNC ...................35
BIỂU ĐỒ 3.4.TỶ LỆ BỆNH NHÂN ĐƯỢC CBYT HƯỚNG DẪN CÁC CHẾ ĐỘ
ĐIỀU TRỊ .....................................................................................................................36


vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Bệnh ĐTĐ type 2 là một bệnh mãn tính cần điều trị lâu dài và đúng theo chỉ
dẫn của cán bộ y tế. Ngoài việc dùng thuốc cần kết hợp các chế độ điều trị khác như
chế độ ăn, rèn luyện thể lực, hạn chế rượu,bia, thuốc lá...thì mới kiểm soát được
glucose máu.Vì vậy, tuân thủ điều trị ĐTĐ type 2 của người bệnh là rất quan trọng nó
quyết định đến kết quả điều trị. Nghiên cứu“Thực trạng tuân thủ điều trị và yếu tố liên
quan của bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại trạm y tế xã An Bình, huyện Cao Lãnh,
tỉnh Đồng Tháp năm 2016” nhằm mô tả thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố
liên quan tới tuân thủ điều trị ĐTĐ type 2 trên những bệnh nhân này.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng kết hợp phương pháp định lượng và định
tính trên 177 bệnh nhân ĐTĐ type 2 đang quản lý điều trị tại TYT xã An Bình. Số liệu
định lượng thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân. Số liệu định tính thu thập sau
khi có kết quả số liệu định lượng bằng thảo luận 2 nhóm bệnh nhân (nhóm tuân thủ tốt
và nhóm tuân thủ chưa tốt) và phỏng vấn sâu 2 cán bộ y tế: 01 cán bộ quản lý chương
trình ĐTĐ và y sỹ trực tiếp điều trị tại TYT. Thời gian thu thập số liệu từ 3/2016 9/2016.
Kết quả tỷ lệ tuân thủ điều trị chung ĐTĐ type 2 của ĐTNC là 61,1% trong đó
tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn 54,8%; rèn luyện thể lực 20,9%; thuốc 28,2%; hạn chế rượu
bia, thuốc lá 8,5%; theo dõi glucose máu 39%; tái khám đúng lịch hẹn 31,1%. Một số
yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị bao gồm: yếu tố giới tính liên quan có ý nghĩa
thống kê với chế độ tuân thủ rèn luyện thể lực; yếu tố giới tính, nhóm tuổi, trình độ
học vấn, nghề nghiệp liên quan có ý nghĩa thống kê với chế độ tuân thủ hạn chế rượu
bia, thuốc lá; yếu tố học vấn liên quan có ý nghĩa thống kê với chế độ tuân thủ tái

khám theo lịch hẹn.
Dựa vào kết quả nghiên cứu đưa ra khuyến nghị: Cán bộ TYT chú trọng đến
công tác tư vấn và hướng dẫn cho bệnh nhân về TTĐT bệnh, nội dung tập trung các chế
độ: dùng thuốc; hạn chế rượu bia, thuốc lá; kiểm soát glucose máu và tái khám theo
lịch hẹn. Đối tượng tập trung người cao tuổi, trình độ học vấn thấp, nhóm nghề khác,


vii
người sống một mình.Tăng cường sự hổ trợ từ gia đình, các tổ chức xã hội: câu lạc bộ
ĐTĐ, dự án phòng chống ĐTĐ… để tăng tỷ lệ tuân thủ điều trị của bênh nhân.


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những căn bệnh mãn tính mang tính
chất toàn cầu. Theo thống kê của Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế năm 2012 thế giới
có hơn 371 triệu người/toàn cầu mắc bệnh và ước tính đến năm 2030 sẽ có khoảng 552
triệu người mắc bệnh mắc bệnh trong đó ĐTĐ type 2 chiếm trên 90%. Tuy nhiên có
tới một nửa số người bị ĐTĐ type 2 chưa được chẩn đoán, 80% người mắc bệnh ĐTĐ
type 2 sống ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình.
Việt Nam nằm trong khu vực các quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh ĐTĐ type 2
nhanh nhất thế giới (8 - 20%/năm).Theo kết quả điều tra tại Việt Nam năm 2008, tỷ lệ
mắc bệnh ĐTĐ type 2 trong cả nước là 5,7%, riêng tại các thành phố lớn và khu công
nghiệp có tỷ lệ từ 7,0% đến 10%. Tỷ lệ mắc ĐTĐ type 2 chưa được chẩn đoán trên
64,5% và có tới 70%-80% số người tham gia phỏng vấn không hiểu biết về bệnh và
cách phòng bệnh [17].
Đái tháo đường type 2 là bệnh cần theo dõi điều trị đúng và đủ, điều trị lâu dài
đến hết cuộc đời. Mục tiêu điều trị là kiểm soát chỉ số glucoze máu ở mức độ cho phép
để giảm tối đa các nguy cơ biến chứng [6]. Dùng thuốc đúng, đủ liều, đều đặn, tích
cực thay đổi lối sống như thực hiện chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng.

Giảm cân nặng nếu quá cân, thay đổi thói quen như hút thuốc lá, hạn chế bia rượu,
tăng cường hoạt động thể lực ở mức độ phù hợp, định kỳ kiểm tra chỉ số glucoze máu
[32] là có thể kiểm soát được glucoze máu. Nếu kiểm soát tốt glucoze máu có thể
phòng được các biến chứng bệnh giúp bệnh nhân vẫn làm việc bình thường, kéo dài
tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nhẹ gánh nặng bệnh tật với bản thân,
gia đình và xã hội .Tuy nhiên trên thực tế việc tuân thủ chế độ điều trị của bệnh nhân
đang là một vấn đề mà cả bệnh nhân và những nhà quản lý y tế cần phải quan tâm điều
chỉnh. Nếu ĐTĐ không kiểm soát được glucoze máu tốt trong giới hạn cho phép [4],
sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề như : ở mắt, ở thận, ở tim, tổn thương mạch máu,
bệnh lý bàn chân... Ảnh hưởng sức khỏe kèm theo gia tăng chi phí y tế, stress về tài
chính, giảm chất lượng cuộc sống, tàn tật và dẫn tới tử vong [3].
An Bình là một xã vùng ven của Huyện Cao lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Theo thống
kê hàng năm của trạm y tế về tình hình bệnh tật của nhóm các bệnh không lây nhiễm
như: ung thư, hen phế quản, tăng huyết áp, đái tháo đường, thoái hóa khớp ngày một


2
gia tăng. Năm 2015 bệnh nhân ĐTĐ type 2 trạm y tế quản lý là 177 bệnh nhưng tỷ lệ
tuân thủ điều trị là bao nhiêu, những yếu tố nào liên quan đến tuân thủ đó, hiện vẫn chưa
có câu trả lời [5].
Qua trao đổi với y, bác sỹ tại TYT và bệnh nhân đến khám điều trị ĐTĐ type 2
cho thấy hầu hết đều nói rằng thay đổi chế độ ăn và rèn luyện thể lực, dùng thuốc liên
tục là không thường xuyên.Với kết quả đánh giá nhanh sơ bộ bệnh nhân ĐTĐ type 2
tại TYT bằng câu hỏi có/không dựa trên nguyên tắc điều trị ĐTĐ type 2 là kết hợp
thuốc với chế độ ăn hợp lý; giảm bia rượu-thuốc lá; tập thể dục hàng ngày; đo đường
huyết thường xuyên và tái khám theo lịch hẹn thì đa phần trong số đó không thực hiện
được đầy đủ theo khuyến cáo của người thầy thuốc. Điều này chứng tỏ rằng những
bệnh nhân đang điều trị ĐTĐ type 2 tại TYT được khảo sát tuân thủ là chưa đạt,
những bệnh nhân này nguy cơ mắc các biến chứng bệnh có thể xảy ra và cách họ tự
kiểm soát chiến lược điều trị lâu dài cho bản thân là chưa cao. Cho đến nay tại Huyện

Cao Lãnh nói chung và xã An Bình nói riêng chưa có một nghiên cứu nào nêu ra các
số liệu cụ thể, chính xác để đánh giá tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ type 2. Từ
những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Thực trạng tuân thủ điều
trị và yếu tố liên quan của bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại trạm y tế An
Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2016".


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định thực trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường type 2
đang được quản lý tại trạm y tế An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2016.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan tới sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo
đường type 2 đang được quản lý tại trạm y tế An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp năm 2016.


4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Định nghĩa bệnh đái tháo đường type 2
Đái tháo đường type 2 là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng
glucose máu do khiếm khuyết tiết insulin; khiếm khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai.
Tăng đường máu mạn tính trong ĐTĐ type 2 sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng
hay suy nhiều cơ quan nhất là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu [15].
1.2. Thực trạng đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), năm 1985 trên thế giới có 30
triệu người bị đái tháo đường type 2. Đến năm 1994 số bênh nhân đã là 98,9 triệu
người [37]. Theo ước tính của Hiệp hội ĐTĐ quốc tế năm 2012 số người mắc ĐTĐ
type 2 tăng từ 157,3 triệu người lên 371 triệu người và ước tính đến năm 2030 sẽ có
khoảng 552 triệu người mắc bệnh. Ở các nước có nền công nghiệp phát triển thì bệnh

đái tháo đường type 2 chiếm trên 90% tổng số người mắc bệnh đái tháo đường, nhưng
tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ type 2 thì có sự khác nhau giữa các vùng lãnh thổ.
Theo thống kê về người mắc bệnh ĐTĐ type 2 ở Trung Quốc cho thấy tỷ lệ
tăng nhanh rõ rệt: năm 1986 có trên 1%; năm 1994 có 2,5%. Như vậy bệnh ĐTĐ type
2 ở Trung Quốc tính từ năm 1986 đến 1994 đã tăng 300%, số người mắc ĐTĐ type 2
bùng nổ trong năm 2012 với 92,3 triệu người tăng gấp đôi so với năm 2009 (43,2
triệu) vượt lên đứng đầu. Ấn Độ với 63 triệu người mắc ĐTĐ type 2, Indonesia đứng
thứ 7 với 7,6 triệu người mắc ĐTĐ type 2 năm 2012 dự kiến sẽ tăng tới 11,8 triệu
người năm 2030. Ai Cập là quốc gia đứng thứ 8 về tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ type 2,
năm 2012 có tới 7,3 triệu người mắc bệnh và con số này dự báo lên 12,4 triệu người
vào năm 2030.
1.2.2. Tình hình mắc đái tháo đường type 2 ở Việt Nam
Theo thống kê của Hiệp hội ĐTĐ quốc tế năm 2012 Việt Nam có 3,2 triệu
người mắc bệnh ĐTĐ type 2 chiếm (5,4%) dân số trưởng thành, trong đó có đến 65%
bệnh nhân không biết mình mắc bệnh [11]. Với tỉ lệ bệnh nhân tăng từ 8-10 % năm
Việt Nam trở thành nước có tỉ lệ gia tăng bệnh ĐTĐ type 2 nhanh nhất thế giới.Theo
tổng kết các nghiên cứu năm 1990 bệnh ĐTĐ type 2 ở các khu vực Hà Nội (1,2%),
Huế (0,95%), Thành phố Hồ Chí Minh (2,52 %). Năm 2002 báo cáo kết quả của một


5
đề tài nghiên cứu tại Hà Nội tỷ lệ người bệnh ĐTĐ type 2 tăng gấp đôi (2,16%) so với
10 năm trước [3] [3]. Năm 2004 nghiên cứu Tạ Văn Thành tiến hảnh nghiên cứu đối
tượng từ 30-64 tuổi đang sinh sống tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng
và Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ type 2 là 4,6% [2]. Năm
2009, Tạ Thị Tuyết Mai tiến hành nghiên cứu trên 2.331 đối tượng từ 40 - 60 tuổi tại
nội thành Thành phố Hồ Chí minh với kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh đái tháo đường type
2 là 11,2% [14].
Năm 2007 Đồng Tháp mở cuộc tổng điều tra trên phạm vi toàn tỉnh cho thấy tỷ
lệ mắc ĐTĐ type 2 là 5,8% khá cao so với báo cáo của toàn quốc. Người bị mắc ĐTD

type 2 chưa được phát hiện chiếm 76,8%; tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ type 2 chiếm 20,3%. Dự
án phòng chống đái tháo đường tại Đồng Tháp triển khai và thực hiện với nhiều hoạt
động khám sàng lọc, điều tra từ cuối năm 2009. Theo kết quả sàng lọc 03 năm từ 2009
đến 2011: tỷ lệ người bị ĐTĐ type 2 chiếm tới 9,12% [18].
An Bình là một xã diện tích 820 ha, có 03 ấp (An Định, An Nghiệp, An Lạc)
với tổng số hộ: 2.334 hộ; số dân: 9.669 người. Theo thống kê của trạm y tế số liệu
khám chữa bệnh BHYT, dịch vụ, khám sức khỏe người cao tuổi hàng năm ghi nhận tỷ
lệ mắc bệnh ĐTĐ type 2 đang quản lý điều trị theo các năm như: năm 2012 có
236/6.022 tỷ lệ 3,92%, năm 2013 có 251/6.285 tỷ lệ 3,9%, năm 2014 có 231/5.523 tỷ
lệ 4,2 %, năm 2015 có 177/4.469 tỷ lệ 3,97% [5], bệnh thường tập trung chủ yếu ở lứa
tuổi trung niên và người già. Họ thường khám bệnh tại Trạm y tế xã, BVĐK Huyện và
các bệnh viện tuyến tỉnh. Ngoài số liệu trạm y tế xã cập nhật được thì bên cạnh đó còn
không ít bệnh nhân không thuộc là dân sinh sống trên địa bàn xã, họ đăng ký tạm trú
tạm vắng ở địa phương nên tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2 tại xã có thể cao hơn
số liệu đã ghi nhận.
1.3. Chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường type 2
1.3.1.Chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2015 [32], hội nghiên cứu
ĐTĐ Châu Âu, quyết định của Bộ y tế năm 2011 về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
ĐTĐ type 2 dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
(1) Glycated hemoglobin (HbA1C), test xét nghiệm máu nếu HbA1C > 6.5%
trên 2 mẫu xét nghiệm riêng biệt chứng tỏ bệnh nhân bị ĐTĐ. Xét nghiệm này chỉ ra
được glucoze máu trung bình của bệnh nhân trong 2 - 3 tháng trước, bằng cách đo


6
phần trăm glucose gắn vào hemoglobin (một protein mang oxy trong hồng cầu). Khi
glucoze tăng cao trong máu nhiều hemoglobin sẽ gắn với đường hơn.
(2) Xét nghiệm glucoze máu 2 giờ > 200mg/dl (11.1mmol/l) khi làm test dung
nạp glucose (dung dịch 75gram glucose).

(3) Xét nghiệm glucoze máu đói > 126 mg/dl (mẫu máu được lấy sau khi nhịn
ăn ít nhất là 8giờ) được chẩn đoán là ĐTĐ.
(4) Xét nghiệm glucose máu ngẫu nhiên > 200mg/dl (11.1mmo1/1) kèm theo
bệnh nhân có triệu chứng cổ điển của glucose máu hay tăng glucose máu trầm trọng
[31] như : ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều...
1.3.2.Điều trị bệnh đái tháo đường type 2
Nguyên tắc điều trị
Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ type 2 của BYT [6] gồm:
Duy trì được lượng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn, HbA1C gần như
đạt được mức lý tưởng nhằm giảm các biến chứng có liên quan và giảm tỷ lệ tử vong
do bệnh đái tháo đường.
Giảm cân nặng (với người thừa cân, béo phì) hoặc duy trì cân nặng hợp lý.
Dùng thuốc điều trị hạ glucose máu phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập.
Phối hợp điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì số đo huyết áp hợp lý, phòng chống các
rối loạn đông máu. Khi cần phải dùng kết hợp với thuốc tiêm insulin (đợt cấp của bệnh
mạn tính, bệnh nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, ung thư, phẫu thuật…)[6].
Mục tiêu điều trị bệnh ĐTĐ type 2
Bệnh nhân cần kiểm soát tối thiểu các chỉ số (xem bảng 1.1) [13].
Bảng 1.1. Các chỉ số cần kiểm soát trong điều trị ĐTĐ type 2 (theo quyết định
của Bộ y tế năm 2011 về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ type 2).
Chỉ số

Đơn vị

Tốt

Chấp nhận

Kém


Glucose máu
Lúc đói
Sau ăn

mmol/l

4,6 – 6,1
4,4 - 7,8

6,2 - 7,0
7,8 < 10,0

> 7,0
> 10,0

HbA1c

%

< 6,5

> 6,5 đến < 7,5

> 7,5

Huyết áp

mmHg

< 130/80*


130/80
140/90

> 140/90

BMI

Kg/(m)2

18,5 – 23

18,5 - 23

-

≥ 23


7
Cholesterol TP

mmol/l

< 4,5

4,5 - < 5,2

≥ 5,3


HDL-C

mmol/l

> 1,1

≥ 0,9

< 0,9

Triglycerid

mmol/l

1,5

1,5 - ≤ 2,2

> 2,2

LDL-C

mmol/l

< 2,5**

2,5 - 3,4

≥ 3,4


Non-HDL

mmol/l

3,4

3,4 - 4,1

> 4,1

Ghi chú:
* Người có biến chứng thận – từ mức có microalbumin niệu HA ≤ 125/75 mmHg.
** Người có tổn thương tim mạch LDL - C niệu dưới 1,7 mmol/l (< 70mg/dl).
Các chế độ điều trị đái tháo đường type 2
Chế độ ăn
Mục đích của chế độ ăn nói riêng và điều trị nói chung người bệnh ĐTĐ type 2
phải giảm được cân nặng đối với người thừa cân béo phì. Chế độ ăn uống cần nghiêm
túc thực hiện hợp lý vì đây là chìa khóa cho việc sống khỏe mạnh ở nhóm bệnh nhân
này. Theo khoa Nội tiết - Đái tháo đường bệnh viện Bạch Mai khuyến nghị về chế độ
dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐ type 2 bao gồm [12] [30]:
Năng lượng cung cấp cho người bệnh ĐTĐ type 2 khoảng từ 1600 - 2800
calorie/ngày phụ thuộc vào tuổi, giới, mức độ hoạt động, cân nặng và phong cách
sống. Thông thường lượng carbohydrates cần khoảng 40 - 60% năng lượng/ngày, chất
xơ cần 20-35g/ngày, chất béo ít hơn khoảng 30% chủ yếu là dầu thực vật. Một số
nghiên cứu đã chỉ rõ lượng chất béo nên < 300mg/ngày, lượng protein khoảng 10 20% tổng lượng calories /ngày, protein thực vật như: đậu, đỗ,.. được khuyến nghị sử
dụng [12].
Bên cạnh đó, khoa Nội tiết - Bệnh viện Bạch Mai đưa ra một tháp thức ăn theo
khuyến nghị của ADA để hướng dẫn cho người bệnh ĐTĐ sử dụng [12]. Tháp thức ăn
chia làm 6 nhóm thức ăn và số lượng của khẩu phần cho mỗi nhóm. Khẩu phần nhỏ
nhất trong mỗi nhóm đạt được 1600 calorie/ngày và khẩu phần lớn nhất trong mỗi

nhóm 2800 calorie /ngày. Số lượng khẩu phần cho mỗi nhóm thức ăn phụ thuộc vào
mục tiêu kiểm soát glucose máu, cung cấp năng lượng và dinh dưỡng. Một số gợi ý về
khẩu phần ăn trong mỗi nhóm (theo khuyến cáo ADA) người bệnh cần đảm bảo [32]:
Ăn 6 -11 khẩu phần chất bột/ngày: (1 khẩu phần = 1lát bánh mỳ = 1 bát phở đã
nấu = 1/2 bát ngũ cốc như đậu, khoai môn đã nấu = 3/4 bát ngũ cốc khô như bắp nổ
= 1/2 bát cơm = 1 củ khoai tây nhỏ).


8
Ăn 2 - 4 khẩu phần hoa quả/ngày: (1 khẩu phần = 4 -5 quả chôm chôm = 1 quả
lê nhỏ = 1 quả quýt = 1/2 nước cam = 1/2 cốc nước nho = 1 quả chuối nhỏ).
Ăn 3 - 5 khẩu phần rau/ngày: (1 khẩu phần = 1/2 bát đậu đũa luộc = 1 bát rau
ăn sống như sà lách, cà rốt, hành, ớt ngọt = 1/2 bát nước cà chua hoặc cà rốt ép).
Ăn 2 - 3 khẩu phần sữa hoặc sữa chua/ngày: (1 khẩu phần = 1 cốc sữa chua
không béo = 1 cốc váng sữa hoặc sữa không béo).
Ăn 2 -3 khẩu phần chất đạm/ngày: (1 khẩu phần = 60 - 90 gram cá, thịt gà, thịt
vịt = 90 - 120 gram đậu phụ = 1 quả trứng gà hoặc trứng vịt).
Hạn chế sử dụng đường và thực phẩm có chứa nhiều đường: bánh kẹo ngọt,
nước uống có gas [4]... Chọn loại thức ăn có ít béo, có hàm lượng chất béo bão hoà và
cholesterol thấp, đảm bảo các bữa ăn cách nhau từ 4h - 5 h [13].
Người bệnh ĐTĐ nên ăn đúng giờ mỗi ngày không bỏ bữa, có thể chia nhiều
bữa nhỏ nhưng không ăn vặt. Ăn cùng một lượng mỗi ngày, ăn cùng một lượng chất
bột đường mỗi bữa, ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm mỗi ngày [13].
Chế độ luyện tâp
Mục đích luyện tập ở người bệnh ĐTĐ type 2 [21] tác dụng điều chỉnh glucose
máu thông qua việc làm giảm tình trạng kháng insulin nhờ giảm cân nặng. Nhất là
những đối tượng thừa cân béo phì và giảm đề kháng insulin.
Luyện tập thể lực là một trong những biện pháp bắt buộc trong chế độ điều trị
bệnh đái tháo đường. Tập luyện ở mức độ trung bình như đi bộ, đạp xe đạp … trong
thời gian từ 30-60 phút/ ngày, 3-5 lần/ tuần đã được khuyến nghị (tối thiểu 150 phút/1

tuần). Nhóm hoạt động này sẽ đốt khoảng 3,5 -7 kilocalories /phút. Hoạt động thể dục
thể thao nên bắt đầu với làm ấm cơ thể trong 5-10 phút và không nên dừng lại đột ngột
mà chậm dần lại [13]. Người bệnh ĐTĐ type 2 đang sử dụng insulin hay thuốc hạ
glucose máu cần phải biết về chế độ luyện tập, hạ glucose máu có thể xảy ra trong khi
hoạt động thể lực. Do đó, thời gian hoạt động thể lực sẽ phụ thuộc vào chế độ điều trị
của mỗi bệnh nhân và phong cách sống của người đó. Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ
khuyến nghị người bệnh trước khi tập thể thao nên ăn một bữa nhỏ trước 30 - 60 phút
hoặc có kẹo, đồ uống ngọt ngay cạnh khi tập luyện thể thao đề phòng trường hợp hạ
glucose máu xảy ra [10]. Vì vậy, để đạt được mục đích này hàng ngày phải luyện tập
khoảng 30- 45 phút và mỗi tuần tập ít nhất là từ 3 đến 5 ngày/tuần (150 phút/tuần).
Theo dõi glucose máu


9
Thử glucose máu bằng máy đo đường huyết cá nhân hoặc tại cơ sở y tế và ghi
vào sổ theo dõi được tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo là phương pháp tin cậy
phù hợp cho mọi người bệnh ĐTĐ [28]. Khi mới được chẩn đoán hoặc khi thay đổi
chế độ điều trị, bệnh nhân nên kiểm tra glucoze máu từ 2 lần/ ngày vào trước bữa ăn
chính và trước khi đi ngủ. Khi glucoze máu tương đối ổn định có thể kiểm tra glucoze
máu sau ăn 2 giờ hoặc có biểu hiện hạ glucose máu và tốt nhất kiểm tra glucoze máu
lúc đói 01 lần/03 ttháng [13].
Chế độ dùng thuốc điều trị
Mục đích: Giảm cân nặng (với người béo) hoặc không tăng cân (với người
không béo). Duy trì được lượng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn gần như ở
mức độ sinh lý và đạt mức HbA1C lý tưởng sẽ giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong do
đái tháo đường.
Nguyên tắc: Dùng thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và tập luyện, phải phối hợp
điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì số đo huyết áp hợp lý,
chống các rối loạn đông máu.
Thông thường bệnh nhân mới được chẩn đoán là bệnh ĐTĐ type 2 sẽ được chỉ

định dùng metformin (Glucophage) hây một số thuốc kích thích tuyến tụy tăng sản
xuất và phóng thích insulin (nhóm thuốc sulfonyureas) hoặc nhóm acarbose sẽ ức chế
men phân giải carbohydrates và làm giảm glucoze máu sau ăn. Nếu đường máu tăng
cao phải kết hợp thuốc uống và tiêm thuốc insulin hạ đường huyết [31].
1.3.2. Phân tuyến điều trị đái tháo đường type 2
Theo quyết định số 3280/QĐ-BYT ngày 9/9/2011 về việc ban hành tài liệu chuyên
môn“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường type 2”. Nguyên tắc
chung, hướng dẫn phân tuyến điều trị được áp dụng chung trong toàn quốc. Tùy điều
kiện của cơ sở điều trị (về nhân lực và phương tiện) người đứng đầu cơ sở y tế có thể
quyết định mức độ can thiệp và chuyển tuyến.
a/ Tuyến xã - phường
Nếu có bác sỹ nội khoa có thể điều trị cho người bệnh ĐTĐ type 2 nhất là các
thể nhẹ và trung bình. Cụ thể mức glucose huyết tương máu lúc đói dưới 10,0 mmol/l
và/hoặc HbA1 C dưới 8,0%. Khi mức glucose huyết tương máu lúc đói trên 10,0
mmol/l phải chuyển ngay lên tuyến huyện và không có bác sỹ phải chuyển ngay lên
tuyến trên.


10
b/ Tại tuyến huyện:
Nếu mức glucose huyết tương máu lúc đói từ 10,0 mmol/l trở lên đến dưới
13,0 mmol/l; HbA1c dưới 9,0% mà người bệnh không có biến chứng gì nặng (ví dụ
biến chứng bàn chân, tim mạch) có thể điều trị cho bệnh nhân tại tuyến huyện.
Chuyển tuyến trên nếu có một trong các tình trạng sau:
- Glucose huyết tương máu lúc đói trên 13,0 mmol/l và/hoặc HbA1C trên 9,0%.
- Người bệnh kèm theo các biến chứng nặng về tim mạch (thiếu máu cục bộ cơ
tim, nhồi máu cơ tim), bàn chân đái tháo đường, biến chứng thận.
- Có những dấu hiệu của biến chứng cấp tính, phải tiến hành sơ cứu và chuyển
lên tuyến trên nhanh nhất.
- Đã điều trị tích cực nhưng sau 3 tháng vẫn không đạt được những chỉ tiêu về

quản lý glucose máu.
c/ Tuyến tỉnh:
Là tuyến cuối của các địa phương nên phải phấn đấu điều trị bệnh một cách
toàn diện, chuyển tuyến trên khi có một trong các tình trạng sau:
- Bệnh có những biến chứng nặng vượt quá khả năng can thiệp.
- Sau 6 tháng điều trị vẫn không đạt được các mục tiêu điều trị.
1.3.3. Tuân thủ điều trị của bệnh nhân ĐTĐ và sự liên quan đến kết quả điều trị
Khái niệm tuân thủ điều trị
Theo khuyến nghị Bộ Y tế “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ type 2 năm
2011” và hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ năm 2015 về tuân thủ điều trị ĐTĐ type 2 gồm:
(1) Tuân thủ chế độ ăn đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng theo khuyến cáo.
(2) Tuân thủ chế độ luyện tập thể dục.
(3) Tuân thủ dùng thuốc điều trị là dùng thường xuyên các loại thuốc được kê
đơn theo đúng sự chỉ dẫn của cán bộ y tế (CBYT).
(4) Tuân thủ về hạn chế rượu bia, thuốc lá.
(5) Tuân thủ về theo dõi và ghi lại chỉ số glucoze máu.
(6) Tuân thủ tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn.
Cách đo lường tuân thủ điều trị
Định nghĩa: Theo ADA năm 2015 [32] và theo khuyến nghị của Bộ Y tế năm
2011 “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ type 2”, tuân thủ điều trị là trong hành vi
của một người bệnh như dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn, thay đổi lối sống, tăng cường


11
chế độ luyện tập, theo dõi kiểm tra glucose máu định kỳ … đúng với những hướng dẫn
theo khuyến cáo phù hợp của CBYT.
Cách đo lường: Đo lường hành vi tuân thủ điều trị, cho đến nay chưa có
“chuẩn vàng” phương pháp lí tưởng để đo lường TTĐT đáp ứng được các tiêu chuẩn
như: đảm bảo chi phí thấp, có giá trị đáng tin cậy, khách quan và dễ sử dụng. Tuân thủ
điều trị có thể được đánh giá bằng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp [32]. Nhằm

làm giảm các biến chứng của bệnh và tăng hiệu quả trong quá trình điều trị. Việc đánh
giá chính xác hành vi TTĐT là vô cùng quan trọng, giúp thầy thuốc theo dõi bệnh
nhân, đưa ra những phương pháp, phác đồ điều trị phù hợp.
Các yếu tố tác động đến TTĐT của bệnh nhân: Đái tháo đường type 2 là một
bệnh mạn tính mang gánh nặng tâm lý cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Đặc biệt là
những bệnh nhân không tuân thủ điều trị dẫn đến thất bại trong điều trị, một trong
những lý do bệnh nhân không tuân thủ điều trị đó là:
- Do thuốc điều trị: uống quá nhiều thuốc trong một ngày, điều trị bằng thuốc
uống kết hợp với thuốc tiêm phải dùng ít nhất 2 loại thuốc trở lên. Số lượng thuốc và
thời gian dùng thuốc kéo dài suốt đời, kèm theo với tâm lý sợ đau khi tiêm là những
rào cản lớn tác động đến sự tuân thủ. Một nguyên nhân khác do tác dụng phụ của
thuốc quá nặng nề ví dụ như gây hạ đường huyết khi dùng insullin không đúng cách...
- Những hạn chế về chế độ ăn liên quan đến sử dụng thuốc: Do mỗi thuốc có
cách sử dụng khác nhau liên quan đến chế độ ăn như có thuốc phải uống sau bữa ăn,
có thuốc phải uống xa bữa ăn, có thuốc phải kiêng rượu bia, có thuốc tiêm phải tiêm
vào đúng giờ qui định … Điều này cũng sẽ gây ra những khó khăn nhất định làm bệnh
nhân nhiều khi sử dụng thuốc không đúng chỉ dẫn, do bệnh nhân không nhớ hoặc phải
có thói quen sử dụng bia rượu (ở bệnh nhân nam thường nghiện những đồ uống này).
- Do thiếu hỗ trợ (gia đình, bạn bè): Ngoài sự hỗ trợ của cán bộ y tế thì người
thân trong gia đình, bạn bè, các câu lạc bộ đái tháo đường,… của người bệnh là những
yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo việc TTĐT.
- Do gánh nặng về tài chính: Quá trình mắc bệnh kéo dài phải chi phí cho cuộc
sống, chi phí điều trị. Bệnh nhân không có khả năng tạo ra thu nhập (bệnh nhân lớn
tuổi) sẽ là gánh nặng tài chính cho bệnh nhân và cả những người trong gia đình [24].
- Do mối quan hệ giữa bác sỹ và bệnh nhân: Bác sĩ giao tiếp tốt với bệnh
nhân, chỉ rõ ích lợi của các biện pháp điều trị. Nhắc lại nhiều lần thật rõ ràng cho bệnh


12
nhân, báo trước các tác dụng phụ có thể có hoặc khích lệ bệnh nhân thì việc tuân thủ

điều trị của bệnh nhân tốt hơn nhiều.
- Do hệ thống chăm sóc y tế: Hệ thống chăm sóc y tế có thuận tiện cho bệnh
nhân không ? Thái độ phục vụ, trình độ chuyên môn và các dịch vụ y tế khác có thuận
tiện cho bệnh nhân không ? Hây bệnh nhân cứ tin tưởng vào hệ thống chăm sóc y tế là
đủ. Tất cả các lý do trên đều ảnh hưởng tới sự tuân thủ của bệnh nhân [25].
- Do các yếu tố khác như: Sự lan tràn thuốc bắc, thuốc nam điều trị ĐTĐ
không rõ nguồn gốc cũng góp phần làm cản trở đến vấn đề TTĐT của bệnh nhân.
Hậu quả của việc không tuân thủ điều trị [19]
Không kiểm soát được đường huyết
Không ngăn ngừa được các biến chứng cấp tính:
Hạ glucose máu.
Hôn mê tăng glucose máu (hôn mê tăng áp lực thẩm thấu).
Hôn mê do nhiễm toan lactic.
Các bệnh nhiễm trùng cấp tính [27].
Không ngăn ngừa được các biến chứng mạn tính:
Biến chứng tim mạch: bệnh mạch máu, bệnh tim, đột quỵ…
Biến chứng tại mắt: xuất huyết - xuất tiết võng mạc, giảm thị lực …
Biến chứng tại thận: tổn thương thận, suy thận…
Biến chứng bàn chân: loét bàn chân, cắt cụt chi dưới, hoại thư…
Biến chứng thần kinh.
Suy giảm chức năng sinh dục ở nam,nữ [22].
Các biện pháp giúp tăng tuân thủ điều trị
Để giúp cho bệnh nhân kiểm soát tốt được đường huyết và hạn chế các biến
chứng có thể diễn ra cho bệnh nhân. Công việc chúng ta nên làm là giúp họ xác định
được những yếu tố ngăn cản để họ tuân thủ triệt chế độ điều trị. Những biện pháp đó
bao gồm:
Thông tin chuẩn cho bệnh nhân các biện pháp tuân thủ điều trị như chế độ dinh
dưỡng, tập thể dục, dùng thuốc đều độ, theo dõi glucose máu, tái khám đúng hẹn,…
Để bệnh nhân nắm được tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị, giúp họ chủ động
đưa ra kế hoạch đảm bảo sự tuân thủ điều trị [17]. Luôn khích lệ, động viên tạo mọi

điều kiện để bệnhh nhân đi khám bệnh và theo dõi sức khỏe đều đặn tại cơ sở y tế.


13
Đồng thời nói với bệnh nhân về các rào cản sự tuân thủ của họ, giúp họ tìm được cách
khắc phục các rào cản này [16].
Tăng cường sự hỗ trợ gia đình, bạn bè, CBYT, các tổ chức xã hội… hỗ trợ cả
về tinh thần lẫn vật chất, tạo niềm tin và lạc quan giúp người bệnh. Vận dụng các
nguồn lực để đảm bảo thuốc được cung cấp miễn phí giúp bệnh nhân giảm được gánh
nặng về tài chính, đồng thời đề xuất lãnh đạo phát triển hệ thống y tế hiệu quả [25].
1.4. Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị đái tháo đường type 2
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Sự thành công tuân thủ điều trị cho bất cứ một bệnh nhân nào thường phụ thuộc
một phần lớn vào ba yếu tố: thứ nhất là thái độ bệnh nhân đối với bệnh tật bao gồm cả
sự hợp tác của bệnh nhân đối với bác sỹ để kiểm soát tốt các biến chứng; thứ hai là sự
tự tin của bệnh nhân góp phần vào khả năng tự quản lý bệnh của mình; thứ 3 là bệnh
nhân phải có kiến thức tốt để giúp cho họ đưa ra những quyết định phù hợp trong việc
kiểm soát các triệu chứng bệnh của mình [26]. Trên thế giới một số nghiên cứu cho
thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị khá cao và cũng đã tìm ra một số yếu tố liên quan như :
Nghiên cứu tại Ba Lan với 200 người bệnh ĐTĐ type 2 cho thấy tuân thủ không đạt
với yêu cầu điều trị bằng thuốc và tự kiểm soát glucose máu như: chỉ có 50% dùng
thuốc liên tục và đầy đủ; 52,5% tự kiểm soát glucose máu.
Nghiên cứu Joan N kalyago và cộng sự (2008) về tuân thủ điều trị của bệnh
nhân đái tháo đường tại bệnh viện Uganda tiến hành trên 402 bệnh nhân trên 18 tuổi
chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 1 và 2 đang điều trị ngoại trú tại phòng khám ít
nhất là 1 tháng. Kết quả tuân thủ điều trị về thuốc chiếm tỷ lệ cao 71,1%. Tuy nhiên
nghiên cứu chỉ đề cập đến tuân thủ điều trị thuốc và chưa tìm hiểu lý do tại sao lại tuân
thủ điều trị, chưa có kết quả của các chế độ tuân thủ khác.
Nghiên cứu Senay Uzun và cộng sự (2009) tại trường Đại học điều dưỡng Thổ
Nhỹ Kỳ “nghiên cứu tuân thủ điều trị đái tháo đường và những khuyến cáo thay đổi lối

sống” tiến hành trên 150 bệnh nhân ĐTĐ đang điều trị ngoại trú ít nhất 1 năm; kết quả
sự tuân thủ điều trị về thuốc, chế độ ăn, chế độ luyện tập, theo dõi đường huyết & khám
định kỳ lần lượt: 72%; 65%; 31%, 63%. Nghiên cứu này cũng đưa ra kết quả có 11%
bệnh nhân tuân thủ 1 khuyến cáo, 23% bệnh nhân tuân thủ 2 khuyến cáo, 29% bệnh
nhân tuân thủ 3 khuyến cáo, 24% bệnh nhân tuân thủ 4 khuyến cáo, 13% bệnh nhân thủ
5 khuyến cáo.


14
Nghiên cứu Alan M và cộng sự (2006) tiến hành trên 83 bệnh nhân cho thấy kết
quả tỷ lệ tuân thủ về thuốc tốt hơn tuân thủ về thay đổi lối sống. Nghiên cứu này cũng
đưa ra tỷ lệ tuân thủ điều trị theo khuyến cáo là: bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn chiếm
65%, 19% bệnh nhân tuân thủ chế độ luyện tập, 53% người bệnh tuân thủ về thuốc và
67% bệnh nhân thường xuyên đo đường huyết.
Nghiên cứu Chua SS và cộng sự (2011) tại phòng khám bệnh viện trường đại
học Y tại Malaysia. Nghiên cứu mô tả cắt ngang phỏng vấn trực tiếp dựa trên bộ câu
hỏi và hồ sơ bệnh án trên 405 bệnh nhân. Kết quả với tỷ lệ 41,7% không tuân thủ điều
trị thuốc và lý do không tuân thủ dùng thuốc là quên và bận chiếm (30,2%) [36].
Nghiên cứu Juma Al-Kaabi và cộng sự (2009) “Hoạt động thể lực và những yếu
tố rào cản đến hoạt động thể lực của bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Ả Rập” [29],
trên 390 bệnh nhân điều trị ngoại trú tại phòng khám huyện Al-Ain tại Ả rập. Kết quả
28% bệnh nhân hoạt động thể lực (trong đó: 25% tham gia hoạt động thể lực, 3% thực
hiện theo khuyến cáo); 72% không tuân thủ hoạt động thể lực.
Với kết quả các nghiên cứu đánh giá TTĐT của người bệnh ĐTĐ type 2 nhận
thấy tuân thủ thuốc chiếm tỷ cao nhất kế đến là các chế độ tuân thủ theo thứ tự: chế độ
tập luyện; chế độ dinh dưỡng; kiểm soát glucose máu; tái khám theo lịch hẹn. Các
nghiên cứu cũng chưa đề cập đến các yếu tố liên quan của người bệnh ĐTĐ type 2
trong tuân thủ điều trị.
1.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Năm 2003 nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện Nguyễn Trãi với 138 người bệnh

ĐTĐ type 2, kết quả kiểm soát glucose máu lúc đói tốt là 11,1%, kiểm soát glucose
máu kém 50%. Nguyên nhân kiểm soát glucose máu kém do bệnh nhân tuân thủ điều
trị không giữ đúng chế độ dinh dưỡng, không rèn luyện thể lực, không dùng thuốc
theo đúng y lệnh.
Theo Nguyễn Vinh Quang và cộng sự (2006) việc quản lý và điều trị bệnh ĐTĐ
type 2 ở Nam Định và Thái Bình trong năm 2003 cho thấy kiểm soát glucoze máu còn
rất kém 65,06%; 54,22% bệnh nhân đang điều trị ĐTĐ type 2 vẫn có THA [20].
Nghiên cứu Nguyễn Minh Sang và cộng sự (2007) trên 104 người bệnh ĐTĐ
type 2 cho thấy: 64,4% theo dõi glucose máu tại cơ sở y tế; 29,8% tự theo dõi glucose
máu tại nhà và 5,8% không theo dõi glucose máu. Nghiên cứu nêu thêm 80,8% kiểm
soát glucose máu kém, 12,5% kiểm soát glucose máu tốt (HbA1C < 6,5%) [17].


15
Tạ Văn Bình theo dõi HbAlC người bệnh ĐTĐ type 2 tại Việt Nam có 51%
quản lý bệnh tốt, 20% đạt yêu cầu, 70-75% không đạt yêu cầu [2]. Một nghiên cứu
trên 225 người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị nội trú bệnh viện 30-4 từ 5/2006 – 5/2007
cho thấy nhóm điều trị liên tục 25,3% TTĐT kém; 46,7% trung bình và 28% là tốt [9].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 110 người bệnh ĐTĐ type 2 tại Thành phố Hồ
Chí Minh cho thấy 91% không xác định được các dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân
và biến chứng của bệnh và chỉ có 21% theo dõi glucose máu tại nhà [3].
Nghiên cứu Đỗ Quang Tuyển (2012) tại bệnh viện Lão khoa Trung ương “Mô
tả kiến thức thực hành và các yếu tố liên quan về TTĐT bệnh ĐTĐ type 2” trên 330
người bệnh cho thấy: tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn 78,8%; chế độ tập luyện 62,1%; tuân thủ
dùng thuốc 71,2%; theo dõi đường huyết tại nhà và tái khám định kỳ là 26,4%. Nghiên
cứu cũng chưa đề cập đến mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với chế độ kiểm soát
glucose máu [28].
Dựa vào kết quả các nghiên cứu trên nhận thấy hầu hết các nghiên cứu đều
đánh giá về tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ type 2, đưa ra tỷ lệ tuân thủ điều trị
theo khuyến cáo như tuân thủ chế độ ăn cao nhất kế đến tuân thủ về thuốc, tập luyện

thể dục, tái khám định kỳ, kiểm soát đường huyết, thói quen sử dụng rượu bia, thuốc
lá. Nhận thấy các nghiên cứu chỉ tập trung vào tìm nguyên nhân kiểm soát glucose
máu dựa vào tuân thủ thuốc, chế độ ăn, chế độ luyện tập và cũng có nghiên cứu đề cập
đến chế độ tự theo dõi glucose máu tại nhà. Tuy nhiên các nghiên cứu nêu chưa đầy đủ
về tuân thủ các chế độ điều trị và chưa đưa ra các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị
theo khuyến cáo ADA năm 2015 [32] và hướng dẫn Bộ Y tế năm 2011 [6].


×