Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Kiến thức phòng chống bệnh lao và một số yếu tố liên quan của người dân xã phong mỹ, huyện cao lãnh, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN THANH TUẤN

KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƢỜI DÂN XÃ PHONG MỸ,
HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGHÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 60.72.03.01

Đồng Tháp - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN THANH TUẤN

KIẾN THỨC PHÕNG CHỐNG BỆNH LAO VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƢỜI DÂN XÃ PHONG MỸ,
HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 60.72.03.01

TS.NGUYỄN THỊ MINH ĐỨC

Đồng Tháp - 2016



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hỗ trợ của Ts. Nguyễn Thị Minh
Đức và Ts. Hoàng Khánh Chi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Trung tâm y tế huyện Cao Lãnh đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài trên địa bàn quản lý.
Chân thành cảm ơn cán bộ viên chức Trạm Chống Lao tỉnh Đồng Tháp, Tổ
Lao Trung tâm y tế huyện Cao Lãnh đã tạo điều kiện thuận lợi cung cấp thông tin
cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn cán bộ viên chức Trạm y tế xã Phong Mỹ đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi thu thập số liệu trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên
cứu.


i

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................................. III
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................................................. IV
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................................................................... V
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU.............................................................................................................................. VI
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: ................................................................................................................................................ 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................................................. 4
1. ĐỊNH NGHĨA.................................................................................................................................................. 4
2. TÌNH HÌNH BỆNH LAO TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC .......................................................................................... 4
3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM....................................................... 6
4. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO CỦA NGƯỜI DÂN ......................................... 10
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................................................16

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................................16
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (ĐTNC): ................................................................................................................. 16
2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU:.............................................................................................................. 16
3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:.................................................................................................................................. 16
4. CỠ MẪU, PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU: .............................................................................................................. 17
5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU: ................................................................................................................... 18
6. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ....................................................................................................................................... 19
7. CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................................................................................... 19
8. KHÁI NIỆM, THƯỚC ĐO, TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ.................................................................................................. 24
9. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU............................................................................................................. 24
10. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU, SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC SAI SỐ.................................................................... 25
CHƯƠNG 3 ................................................................................................................................................27
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................................................................................27
3.1. THÔNG TIN CHUNG:................................................................................................................................... 27
3.2 CÁC NGUỒN THÔNG TIN ĐTNC TIẾP CẬN VỀ BỆNH LAO: .................................................................................... 28
3.3 KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................... 29


ii

3.4. KIẾN THỨC ĐÚNG VỀ THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO: ............................................................................ 32
CHƯƠNG 4: ...............................................................................................................................................40
BÀN LUẬN .................................................................................................................................................40
4.1. VỀ KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO CỦA NGƯỜI DÂN. ............................................................................... 40
4.2. KIẾN THỨC VỀ THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO CỦA NGƯỜI DÂN. .............................................................. 45
4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO CỦA NGƯỜI DÂN ......................................... 47
KẾT LUẬN ..................................................................................................................................................52
5.1 VỀ KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO CỦA NGƯỜI DÂN ................................................................................. 52
5.2 CÁC MỐI LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO CỦA NGƯỜI DÂN:............................. 52
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................................................................54

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................................55
TIẾNG VIỆT: ...............................................................................................................................................55
TIẾNG ANH: ...............................................................................................................................................58
PHỤ LỤC ....................................................................................................................................................59
PHỤ LỤC 1: .................................................................................................................................................... 59
PHỤ LỤC 2: .................................................................................................................................................... 67
PHỤ LỤC 3: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU ........................................................................................................... 68
PHỤ LỤC 4: BẢNG KRISCH ................................................................................................................................. 70
PHỤ LỤC 5: THANG ĐIỂM KIẾN THỨC ............................................................................................................ 71
PHỤ LỤC 6: THANG ĐIỂM KIẾN THỨC THỰC HÀNH ....................................................................................... 73


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFB

:

Trực khuẩn Lao kháng cồn kháng a xít

BK

:

Bacillies de Koch (vi khuẩn Lao)

BN

:


Bệnh nhân

CBYT

:

Cán bộ y tế

NVYT

:

Nhân viên y tế

CTCL

:

Chương trình chống Lao

CTCLQG

:

Chương trình chống Lao Quốc gia

TCYTTG

:


Tổ chức Y tế thế giới

DOTS

:

Chiến lược điều trị hóa trị ngắn ngày có kiểm soát

ĐTNC

:

Đối tượng nghiên cứu

MDR-TB

:

Bệnh Lao siêu kháng thuốc

NTĐT

:

Nguyên tắc điều trị

TCYTTG

:


Tổ chức y tế thế giới

TTYT

:

Trung tâm y tế

TYT

:

Trạm y tế

XDR-TB

:

Bệnh Lao siêu kháng thuốc



:

Phác đồ

KAP

:


Kiến thức, thái độ, thực hành


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu học ..........................................................................27
Bảng 3.2: Mối liên quan giữa kiến thức về bệnh lao với các đặc điểm chung của đối
tượng nghiên cứu.......................................................................................................35
Bảng 3.3: Yếu tố tiếp nhận thông tin ........................................................................36
Bảng 3.4: Mối liên quan giữa kiến thức về thực hành phòng ngừa lây nhiễm bệnh
lao với các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. ............................................36
Bảng 3.5: Yếu tố tiếp nhận thông tin từ cbyt liên quan đến kiến thức thực hành ....38
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành phòng ngừa lao ..................38


v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Thông tin đến với ĐTNC về bệnh lao..................................................28
Biểu đồ 3.2: Kiến thức về truyền thông trong phòng chống bệnh lao ......................29
Biểu đồ 3.3: Kiến thức đúng về hiệu quả của công tác truyền thông trong phòng
chống bệnh lao. .........................................................................................................30
Biểu đồ 3.4: Kiến thức về bệnh lao của ĐTNC ........................................................30
Biểu đồ 3.5: Trách nhiệm phòng chống bệnh lao .....................................................31
Biểu đồ 3.6: Tổng hợp kiến thức chung về phòng chống bệnh lao ..........................31
Biểu đồ 3.7: Kiến thức đúng về thực hành điều trị bệnh lao: ...................................32
Biểu đồ 3.8: Kiến thức thực hành đúng phòng bệnh lao: .........................................32
Biểu đồ 3.9: Kiến thức đúng truyền thông trong thực hành phòng chống bệnh lao:33

Biểu đồ 3.10: Kiến thức thực hành chung phòng chống bệnh lao: .........................34


vi

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Lao là một bệnh phổ biến ở Việt Nam. Trong công tác phòng chống Lao,
ngoài hoạt động của y tế và Chương trình chống Lao, kiến thức cộng đồng vẫn là
một vấn đề quyết định. Cộng đồng có ý thức có thể có những đóng góp quan trọng
trong phòng bệnh. Đề tài nghiên cứu “Kiến thức phòng chống bệnh Lao và một số
yếu tố liên quan của người dân tại xã Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
năm 2016” nhằm góp phần cung cấp thông tin trong công tác phòng chống bệnh
Lao tại địa phương, với mục tiêu là: Mô tả kiến thức và xác định một số yếu tố liên
quan đến kiến thức phòng chống bệnh Lao. Nghiên cứu được thực hiện với thiết kế
mô tả cắt ngang, kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính theo mô
hình: nghiên cứu định lượng thực hiện trước và nghiên cứu định tính thực hiện sau;
các kết quả nghiên cứu định tính sẽ được sử dụng để phiên giải một số kết quả của
nghiên cứu định lượng. Với bộ câu hỏi đã được soạn sẵn, điều tra viên trực tiếp đến
từng hộ gia đình phỏng vấn. Sử dụng phần mềm Epidata 3.1 để nhập liệu và phần
mềm SPSS 20.0 để phân tích số liệu. Nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu từ 284
người dân trong độ tuổi 18 đến 60, hiện sinh sống tại xã Phong Mỹ, huyện Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 96,8% đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) đã từng
nghe nói đến bệnh Lao, có 94,4% biết bệnh Lao có thể lây truyền sang người khác,
87,3% ĐTNC biết muốn khỏi bệnh Lao cần phải dùng thuốc điều trị Lao theo đúng
chỉ dẫn của cán bộ y tế và sẽ không mất tiền, 89,1% cho rằng bệnh Lao có thể
phòng được, có đến 73,9% cho biết trách nhiệm phòng chống bệnh Lao là của tất cả
mọi người, nhưng vẫn còn 20,1% cho biết là của cán bộ y tế, tuy nhiên chỉ có
38,7% ĐTNC biết được biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh Lao là tiêm phòng
BCG cho trẻ.

Người dân có điều kiện tiếp thu thông tin từ nhiều phương tiện hiện đại như,
ti vi, đài phát thanh, hệ thống loa của địa phương, kể cả internet. Trong đó thông tin
đến với đối tượng nghiên cứu hàng đầu là từ cán bộ y tế 80,3%, kế đến là ti vi, đài
truyền thanh 76,8%, còn lại là các nguồn khác. Theo chúng tôi nghĩ, có thể là do
cán bộ y tế cơ sở hoạt động thường xuyên nên có điều kiện tiếp xúc, tuyên truyền


vii

rộng nhưng chưa sâu, ngoài ra còn ti vi, đài truyền thanh đó là những phương tiện
có thể nâng cao hiểu biết chung của người dân về bệnh Lao nhưng không thể đi sâu
vào những nội dung chuyên biệt, đặc thù của bệnh, của nghành chuyên môn.
Những đối tượng nghiên cứu có tuổi trên 45 tuổi, nên chưa có kiến thức tốt
về bệnh Lao, bên cạnh đó nguồn thu nhập của gia đình thấp cũng ảnh hưởng chi
phối đến kiến thức phòng chống bệnh Lao, sự quan tâm của gia đình, người thân
cũng là một động lực cho người bệnh tuân thủ điều trị tốt, ngoài ra nguồn thông tin
về bệnh Lao mà người bệnh nhận được sẽ góp phần làm tăng thêm kiến thức của
người dân trong cộng đồng.
Kết quả cho ta thấy có 79,4% ĐTNC có kiến thức đạt và thực hành đạt, và có
31,3% ĐTNC có kiến thức không đạt, thực hành không đạt. Mối liên quan giữa kiến
thức với thực hành về phòng bệnh Lao không có ý nghĩa thống kê p > 0,05, tuổi của
ĐTNC nhỏ hơn 30 tuổi, có sự hiểu biết tốt hơn về bệnh Lao so với các nhóm tuổi
khác và có ý nghĩa thống kê P < 0,05, trình độ học vấn từ cấp 2 trở lên và dưới cấp
2 có mối liên quan, những đối tượng có học vấn từ cấp 2 trở xuống có nguy cơ
không đạt kiến thức về phòng bệnh Lao cao hơn gấp 1,53 lần P < 0,05, kinh tế hộ
nghèo có nguy cơ kiến thức về phòng bệnh Lao không đạt gấp 1,73 lần so với hộ
không nghèo điều này cho thấy kiến thức tiếp cận được cũng khác nhau và có ý
nghĩa thống kê P < 0,05.
Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò của Ban chỉ đạo chăm sóc sức
khỏe nhân dân xã là rất quan trọn cần phải đưa chỉ tiêu Lao vào nghị quyết của địa

phương, phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm Ban chỉ đạo trong viêc chăm sóc sức
khỏe nhân dân, trong việc phòng chống bệnh Lao, thông qua hình thức hỗ trợ vốn
để phát triển kinh tế, thoát nghèo, lồng ghép vào các buổi hội hộp thường kỳ của
các Ban nghành đoàn thể tại xã. Cần phải nâng cao hơn nữa vai trò của cán bộ y tế
đặc biệt là nhân viên y tế ấp trong việc giám sát, truyền thông giáo dục về bệnh Lao
trong cộng đồng. Nâng cao chất lượng truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh Lao
bằng nhiều hình thức, tăng cường tổ chức các buổi tuyên truyền phòng chống bệnh
Lao ngoài cộng đồng, nhằm nâng cao kiến thức phòng chống bệnh Lao của người
dân.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lao là vấn đề sức khỏe mang tính chất toàn cầu, năm 2009 đã được Tổ chức
Y tế thế giới (TCYTTG) thông báo tình trạng khẩn cấp về tình trạng bệnh Lao có xu
hướng quay trở lại và trầm trọng lên [2], [42].
Theo Tổ chức Y tế thế giới, ước tính hàng năm có khoảng 1,7 triệu người
trên thế giới tử vong do Lao, tức là khoảng 4.700 người tử vong mỗi ngày vì Lao,
về số người mới mắc hàng năm ước tính khoảng 9,4 triệu người. Điều tra lớn nhất
của Tổ chức Y tế thế giới năm 2010 cho thấy tỷ lệ Lao đa kháng thuốc cao nhất ở
một số quốc gia thuộc khu vực Liên Xô cũ, thêm vào đó tới 28% số bệnh nhân Lao
mới và nguy hiểm hơn là bệnh Lao siêu kháng đã xuất hiện trên 58 Quốc gia, trong
đó có Việt Nam [2], [3], [6].
Tại Việt Nam, bệnh Lao còn phổ biến và ở mức độ trung bình cao, xếp thứ
12 trong tổng số 22 quốc gia có số lượng bệnh nhân Lao cao nhất thế giới và thứ 14
trong tổng số 27 quốc gia có tình hình Lao đa kháng và siêu kháng cao ở khu vực
Tây - Thái Bình Dương, đồng thời đứng thứ ba sau Trung Quốc và Philipinnes về
số lượng bệnh nhân Lao lưu hành cũng như bệnh nhân Lao mới xuất hiện hàng năm
[3], [6], [33].

Do tính chất nguy hiểm về khả năng lây lan trong cộng đồng và hậu quả tổn
thất nghiêm trọng về kinh tế xã hội cho người bệnh, từ năm 1984 vắc-xin phòng
chống Lao (BCG) đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam
[4]. Từ tháng 11 năm 1994, bệnh Lao đã được đưa vào chương trình mục tiêu quốc
gia (CTMTQG) [5] [12], và đến nay chương trình chống Lao (CTCL) đã được triển
khai đến tận tuyến xã, qua đó đảm bảo phát hiện và tổ chức quản lý theo chiến lược
điều trị ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp (DOTS) [6].
Năm 2015, tình hình bệnh Lao tại Đồng Tháp còn diễn biến phức tạp, tỉ lệ
mắc Lao mới các thể trong cộng đồng tại một số huyện rất cao như huyện Lấp Vò,
Lai Vung, Cao Lãnh so với toàn tỉnh, tỉ lệ mắc Lao mới các thể trong tỉnh là
109/100.000 dân, trong khi đó tỷ lệ toàn quốc và tỉnh lần lượt là 187/100.000 dân và
158/100.000 dân [33].
Mỗi năm huyện Cao Lãnh thu nhận khoảng 280 bệnh nhân Lao. Tỷ lệ tái
phát và bỏ trị khá cao so với tỷ lệ chung của tỉnh và toàn tỉnh, chiếm 6,78%. Riêng


2
xã Phong Mỹ tỷ lệ bệnh Lao mới trong năm 2013 là: 19 ca, 2014: 25 ca, 2015: 27 ca
[16], [17], [18].
Việc điều trị tại nhà theo (DOTS) đã chứng minh có hiệu quả cao và đem lại
nhiều lợi ích: giảm chi phí điều trị, giảm sự quá tải của bệnh viện, bệnh nhân không
bị tách khỏi môi trường gia đình và xã hội mà họ đang sống, nhanh chóng đưa bệnh
nhân tái hòa nhập với cộng đồng [22], [6].
Trong chế độ điều trị như vậy kiến thức phòng chống bệnh Lao của cộng
đồng có vai trò hết sức sức quan trọng, Nếu họ có kiến thức tốt họ sẽ hỗ trợ bệnh
nhân tuân thủ điều trị và khuyến khích người có triệu chứng nghi Lao đi khám để
phát hiện bệnh kịp thời, từ đó làm giảm sự lây truyền của bệnh Lao trong cộng đồng
và ngược lại [27], [39], [31].
Việc tìm hiểu kiến thức phòng chống bệnh Lao của người dân và các yếu tố
ảnh hưởng đến bệnh Lao là cần thiết đặc biệt là tại xã Phong Mỹ, là xã có số ca mắc

hàng năm cao nhất trong huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp [18]. Nghiên cứu này
nhằm trả lời hai câu hỏi:
 Kiến thức phòng chống bệnh Lao của người dân xã Phong Mỹ, huyện
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp ra sao?
 Các yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác phòng chống bệnh Lao tại địa
phương?
Để có cơ sở khoa học và trả lời cho các câu hỏi trên tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Kiến thức phòng chống bệnh Lao và một số yếu tố liên quan của ngƣời
dân tại xã Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2016” từ đó đề
xuất các giải pháp hữu hiệu với các bên liên quan, các nhà quản lý, nhằm nâng cao
kiến thức phòng chống bệnh Lao của người dân trong cộng đồng, hiệu quả công tác
quản lý và kết quả điều trị cho bệnh nhân Lao tại xã Phong Mỹ, huyện Cao LãnhĐồng Tháp.


3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kiến thức phòng chống bệnh Lao của người dân xã Phong Mỹ, huyện Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2016.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống bệnh Lao của người
dân xã Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2016.


4

Chƣơng 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Định nghĩa
Lao là bệnh nhiễm khuần do vi khuẩn Lao (Mycobacterium tuberculosis) gây
nên. Bệnh Lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó Lao phổi là thể
Lao phổ biến nhất (chiếm 80-85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh

(theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, dự phòng bệnh Lao ngày 13 tháng 10 năm
2015). Bệnh Lao trở thành vấn đề y tế rất cần quan tâm đối với nhân dân các nước
nghèo và đang phát triển [4], [42].
Bệnh gây tử vong tới 80 % ở lứa tuổi lao động (15-60 tuổi) [7]. Trung bình
mỗi bệnh nhân Lao mất khoảng 3 - 4 tháng lao động làm giảm 20-30% thu nhập
bình quân của gia đình. Vì vậy bệnh Lao là nguyên nhân của sự nghèo đói và trở
ngại đối với sự phát triển kinh tế của xã hội. Ngoài ra, sự kì thị của xã hội làm họ
mặc cảm không tự giác đi khám bệnh, trở thành nguồn lây lan trong cộng đồng [8].
2. Tình hình bệnh Lao trên thế giới và trong nƣớc
2.1. Tình hình bệnh Lao trên thế giới
Theo Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) tình hình dịch tễ bệnh Lao trên toàn
cầu đã có dấu hiệu suy giảm, tuy nhiên bệnh Lao vẫn là vấn đề y tế cộng đồng của
toàn cầu [42].
Năm 2009 trên thế giới hiện có khoảng 1/3 dân số toàn cầu nhiễm Lao. Hàng
năm trên thế giới có 1,8 triệu người chết do Lao, chiếm 25% trong tổng số tử vong
do mọi nguyên nhân [41].
Trong năm 2012, ước tính có khoảng 8,6 triệu ca nhiễm Lao mới và 1,3 triệu
người chết vì bệnh Lao; hơn 95% tử vong do lao xảy ra ở các nước có mức thu nhập
thấp và trung bình [30].
Theo báo cáo TCYTTG năm 2014 ước tính toàn cầu có khoảng 9,6 triệu
người mắc Lao, 13% trong số mắc Lao có đồng nhiễm HIV. Bệnh Lao là nguyên
nhân gây tử vong thứ 2 sau HIV với khoảng 1,3 triệu người tử vong do Lao [32].


5
2.2. Tình hình bệnh Lao tại Việt Nam
Theo báo cáo TCYTTG năm 2008, Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 quốc gia
có tỷ lệ Lao cao trên thế giới [10], [41].
Năm 2013, Việt Nam có khoảng 130.000 người mắc Lao mới, 170.000 người
mắc Lao lưu hành, khoảng 3.500 người mắc Lao đa kháng thuốc, có 18.000 người

tử vong do bệnh Lao [24].
Năm 2014, Việt Nam phát hiện được 102.070 bệnh nhân Lao các thể, tỷ lệ
phát hiện là 111,35/100.000 dân; trong đó có 49.934 bệnh nhân lao phổi AFB (+)
[32].
Chương trình chống Lao Quốc gia cùng phối hợp với TCYTTG phân tích và
ước tính nguy cơ nhiễm Lao hàng năm trên toàn quốc là 1,7%, khu vực phía Nam là
2,2 %, và phía Bắc là 1,2% [10].
Hiện nay, bệnh Lao đang có chiều hướng trẻ hóa khi số người mắc Lao ở độ
tuổi thanh thiếu niên chiếm gần 2% trong tổng số người mắc Lao [10], [3]. Đồng
nhiễm HIV và Lao làm tăng số bệnh nhân Lao, làm giảm hiệu quả điều trị và làm
tăng tỷ lệ tử vong do Lao [5].
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 130.000 bệnh nhân mắc Lao mới, tuy nhiên
mới chỉ phát hiện được khoảng 70%, còn 30% bệnh nhân Lao trong cộng đồng chưa
được phát hiện. Đây là điều đáng lo ngại, bởi những người mắc Lao chưa được phát
hiện sẽ nguồn lây lan bệnh ra cộng đồng [10].
Trong năm 2015, tổng số bệnh nhân Lao các thể được phát hiện là hơn
100.000 người, trong đó có hơn 50.000 bệnh nhân Lao phổi. Khu vực miền Nam có
tỷ lệ người mắc Lao phổi cao nhất cả nước. So với năm 2014, số bệnh nhân Lao
phổi dương tính mới tăng 155 người. Đặc biệt, mỗi năm Việt Nam có hơn 5.000
bệnh nhân Lao kháng thuốc, trong đó gần 6% là Lao siêu kháng thuốc [23].
Chương trình chống Lao quốc gia đã đề ra mục tiêu là đến năm 2020, cố
gắng giảm tỷ lệ mắc Lao trong cộng đồng xuống còn 131/100.000 người dân; giảm
số người chết do Lao xuống dưới 10/100.000 người dân; 100% bệnh nhân Lao được
điều trị với công thức điều trị chuẩn của Chương trình và được cung cấp các loại
thuốc chống Lao đầy đủ, bảo đảm chất lượng [7].
2.2.1. Tình hình bệnh Lao tại Đồng Tháp
Tỉnh Đồng Tháp đã triển khai công tác chống Lao theo hướng mới của dự án
phòng chống Lao quốc gia như: Ưu tiên phát hiện và điều trị BN Lao phổi ho khạc



6
ra vi trùng là nguồn lây Lao chính cho cộng đồng. Theo thống kê của Trạm chống
Lao tỉnh Đồng Tháp thì mỗi năm có khoảng 1.600-1.700 người mắc bệnh Lao và
khoảng 50-70 người chết do Lao [32].
Năm 2015, bệnh Lao của Đồng Tháp có chiều hướng gia tăng hơn các năm
trước đây (3.024 - 2.800). Tỉ lệ BN tái phát, thất bại, điều trị lại cũng có chiều
hướng gia tăng so với các năm trước (9,09% - 9%) [33], [34]. Hiện nay trung bình
mỗi năm trên địa bàn tỉnh phát hiện BN Lao phổi AFB (+) khoảng 105/100.000
dân. Tỉ lệ điều trị khỏi khá cao, trung bình 94% số BN phát hiện [34].
2.2.2 Tình hình bệnh Lao tại huyện Cao Lãnh
Theo thống kê từ năm 2009-2013, số BN Lao đến khám phát hiện tại huyện
khá cao, trung bình khoảng 130-140 bệnh nhân Lao phổi AFB (+) trên 100.000 dân,
có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới công tác khám phát hiện BN, đặc biệt là trình độ
nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế, địa bàn rộng, khả năng tiếp cận của
người dân với các kênh truyền thanh, truyền hình không đồng đều nên ảnh hưởng
không nhỏ đối với công tác khám và phát hiện bệnh [15], [16], [17].
Công tác khám phát hiện bệnh Lao mới chủ yếu là thụ động, dựa vào người
dân đến khám tại: Bệnh viện phổi, Bệnh viện tỉnh, tổ Lao của TTYT, TYT xã, thị
trấn [17], [33].
2.2.3 Tình hình bệnh Lao tại xã Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh
Mặc dù huyện, xã cùng phối hợp với các ban ngành đoàn thể đã chủ động tổ
chức triển khai nhiều biện pháp nhưng số BN mắc mới trên địa bàn xã Phong Mỹ
vẫn còn ở mức cao cụ thể là 31 ca (năm 2012), 19 ca (năm 2013), 25 ca (năm
2014) và 27 ca (năm 2015) [15], [18].
3. Một số nghiên cứu về phòng chống bệnh Lao trên thế giới và Việt Nam
3.1. Một số nghiên cứu về phòng chống bệnh Lao trên thế giới
Hiểu biết về bệnh Lao trong cộng đồng là một trong những yếu tố quan trọng
để thực hiện thành công chương trình chống Lao [22].
Nghiên cứu của tác giả Koay về kiến thức và thái độ đối với phòng chống
Lao tại cộng đồng, kết quả nghiên cứu tại thị trấn Kudat, tỉnh Sabah của Malaysia

cho thấy chỉ có 51% đối tượng cho rằng bệnh Lao gây ra bởi vi khuẩn và có thể lan
truyền trong không khí [37].


7
Tác giả Singh khi nghiên cứu 1.430 học sinh nam và nữ từ các trường học ở
thành thị và nông thôn bang Punjab, Ấn Độ nhận thấy gần 70% học sinh biết bệnh
Lao là do vi khuẩn, nhưng đặc biệt có 15% học sinh cho rằng có các thế lực độc ác
có thể gây bệnh [40].
Tác giả Mangesho nhận thấy bệnh Lao vẫn là vấn đề sức khỏe y tế công
cộng quan trọng, có 77% người kiến thức đúng về bệnh Lao [39].
Sanz Barbero nghiên cứu về những người gốc Mỹ La tinh trên 15 tuổi đã
được chẩn đoán bệnh Lao trong năm 2003 tại Madrid, Tây Ban Nha, kết quả cho
thấy 94% người mắc bệnh có kiến thức chính xác về đường lây truyền, tuy nhiên
vẫn còn một tỷ lệ khá cao người lựa chọn câu trả lời sai về nguồn gốc lây truyền của
bệnh: 42,3% cho rằng bệnh lây truyền qua đường máu, 55% qua đường tình dục và
81,3% cho rằng qua ăn uống [36].
Jianming Wang và cộng sự nghiên cứu tại thị trấn Yangzhong, tỉnh Jiangsu
của Trung Quốc và kết quả cho thấy hầu như không ai hiểu gì về bệnh Lao và
chương trình DOTS, phụ nữ ít biết hơn nam giới về việc điều trị là miễn phí, tuy
nhiên sau khi có các biểu hiện bệnh, 79,2% phụ nữ đã tìm đến các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe so với 58,6% nam giới, mặc dù đa số họ lựa chọn các dịch vụ mức độ thấp
[35].
Năm 2008, Long thực hiện nghiên cứu đối với 1.005 người nghi ngờ bệnh
Lao, trong đó gồm 776 dân bản địa và 229 di dân, bị ho mạn tính ở Trùng Khánh,
Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy người di dân chậm đi khám bệnh hơn so
với người dân bản địa từ 68% đến 54% (P<0,01). Khi sử dụng dịch vụ chăm sóc sức
khỏe, di dân chọn các dịch vụ ít tốn kém và các dịch vụ công cộng hơn 1,5 lần so
với cư dân, chỉ có 5% di dân được giới thiệu tới phòng khám và nhận thuốc Lao,
47% cư dân và 62% di dân không biết bệnh Lao AFB (+) được điều trị miễn phí

[35].
3.2. Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh Lao
ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, nhờ việc chương trình chống Lao đã được triển khai gần nửa
thế kỷ, cũng như việc phát triển rộng rãi của mạng lưới y tế đối với nhiều người
dân, bệnh Lao đã được hiểu rõ là một bệnh do vi khuẩn gây nên, lây nhiễm qua
đường hô hấp và hoàn toàn có thể phòng và chữa khỏi được [34].


8
Năm 2006 báo cáo kết quả điều tra KAP về bệnh Lao của Dự án phòng
chống Lao tại 6 vùng: Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Bắc Trung Bộ,
Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy
chỉ có 61,8% biết bệnh Lao là do vi khuẩn gây ra, nhưng có tới 32% người dân cho
rằng bệnh Lao là do di truyền, có 73,9% đối tượng nghiên cứu biết đường lây chính
của bệnh là đường hô hấp, 94,8% số người biết bệnh Lao có thể chữa khỏi, 89,5%
biết biết bệnh Lao có thể phòng được, 84,7% biết thuốc Lao được cấp miễn phí,
19,3% biết phát hiện và điều trị sớm cho bệnh nhân là cách phòng bệnh tốt nhất,
41% biết tiêm BCG phòng Lao cho trẻ sơ sinh [19].
Năm 2008, báo cáo điều tra KAP trên toàn quốc của Dự án phòng chống Lao
điều tra 2.400 người trên toàn quốc kết quả cho thấy 53% biết bệnh Lao là do vi
khuẩn gây ra, nhưng có 35,8% người dân cho rằng bệnh Lao là do di truyền, 86% số
người biết bệnh Lao do lây truyền, 82% biết bệnh lây theo đường hô hấp, 64,4%
biết có HIV rất dễ mắc Lao, 88,6% biết bệnh Lao có thể chữa khỏi, 81% biết điều
trị Lao tại trạm y tế nhà nước sẽ không mất tiền, 87% biết bệnh Lao có thể phòng
được, 46,4% chọn BCG là cách phòng Lao hiệu quả cho trẻ [20].
Nghiên cứu của Lưu Thị Liên và cộng sự, năm 2005, ở 840 người dân xã
Tân Hưng, huyện Sóc Sơn, Hà Nội cho thấy số người biết bệnh Lao là do vi khuẩn
61,3%, 24,9% cho rằng Lao là do “lao lực”, 13,1% cho rằng là do di truyền, 95% số
người biết bệnh Lao là bệnh lây, 87,6% biết nguy cơ mắc bệnh khi tiếp xúc với

người bệnh ho khạc ra vi khuẩn, 85,5% biết bệnh lây qua đường hô hấp, 11% cho
rằng lây qua đường tiêu hóa, 54,3% biết ho kéo dài là triệu chứng chính của bệnh,
98,1% biết bệnh Lao có thể chữa khỏi được, 67,75 biết thời gian điều trị khỏi bệnh
là 8 tháng, 67,26% nguồn thông tin tiếp cận được từ truyền hình, 41,2 từ đài phát
thanh, 16,5% từ cán bộ y tế, tỷ lệ hiểu biết về bệnh Lao; khá và giỏi chiếm 12,25%,
tỷ lệ yếu chiếm tới 78% [21].
Nghiên cứu của Đào Văn Quang thực hiện năm 2008 trên 422 nam giới trong
lứa từ 18 đến 60 tại Bắc Giang cho thấy 50,5% số người được hỏi cho rằng Lao do
vi khuẩn. Có một tỷ lệ lớn người được hỏi đã hiểu chưa đúng về nguyên nhân gây
bệnh Lao: 49,5% cho rằng bệnh Lao là do di truyền, lao lực, hoặc không biết lý do
lây bệnh, 30% cho rằng bệnh Lao lây qua nguồn nước ô nhiễm, 90% số người biết
bệnh có thể chữa khỏi [27].


9
Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống Lao của người dân trên
40 tuổi thị Trấn Thới Bình và xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình năm 2009 của Lâm
Thuận Hiệp trong đó thành phần nông dân chiếm đa số 77,9%, học vấn từ không
biết chữ đến tiểu học chiếm 48,76% cho nên mức độ hiểu biết phòng chống bệnh
Lao còn thấp, 77,5% chưa biết nguyên nhân gây ra bệnh Lao là do vi trùng [11].
Năm 2008, Nguyễn Phương Hoa khi nghiên cứu 12.143 người dân ở một
huyện vùng nông thôn ở Việt Nam, cho thấy nguồn thông tin đến với người dân từ
truyền hình là 64,6% và từ bạn bè, là người thân là 42,7%, cách truyền thông tốt
nhất là truyền hình 70,4%, loa truyền thanh 55,1%, cho thấy nam giới có điểm số
trung bình kiến thức cao hơn đáng kể so với phụ nữ (4,8/8 và 4,0/8) [38].
Năm 2009, Nguyễn Ý Như Nghiên cứu kiến thức, thái độ về phòng và điều
trị bệnh Lao của người dân thị trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội kết quả cho thấy
thấy tỷ lệ hiểu biết của người dân về nguyên nhân lây bệnh Lao 27,6% cho là do vi
trùng, 14,2% cho là do lao lực quá sức, có 14,2% là do di truyền và 19,6% là do ô
nhiễm môi trường, 41,9% biết được nguồn lây chính của bệnh, 41,9% cho rằng ô

nhiễm môi trường là nguồn lây, 90%, lây bệnh qua đường hô hấp, chữa khỏi bệnh
Lao là 85%, bệnh có thể phòng được bệnh là 90%, 70% điều trị tại cơ sở nhà nước
không mất tiền, tỷ lệ tiêm phòng cho trẻ 5,5%, cách phòng bằng phát hiện sớm bệnh
tỷ lệ 14,5%, điều trị theo phác đồ 24,4%, tỷ lệ thực hành đạt 65,9% và tỷ lệ thực
hành không đạt 34,1% [25].
Năm 2012, Nguyễn Văn Lấn nghiên cứu kiến thức, thực hành và các yếu tố
liên quan đến phòng chống bệnh Lao của người dân xã Mỹ Xương, huyện Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2012 cho thấy tỷ lệ hiểu biết của người dân về nguyên
nhân lây bệnh Lao phổi, có 62,1% cho là do vi trùng, 25,6% cho là do lao lực, có
11,8% là do di truyền và khác là 0,5%, lây bệnh qua đường hô hấp là 41,5%, qua
đường ăn uống là 35,3%, lây qua đường khi truyền máu là 22,7% và khác là 0,5%,
chữa khỏi bệnh lao là 89,1%, không chữa khỏi bệnh là 1,4%. Tỷ lệ không biết có
chữa khỏi bệnh hay không là 9,5%, bệnh có thể phòng được bệnh là 81,5%, không
thể phòng được bệnh là 4,5% và không biết là 14%, tỷ lệ tiêm phòng cho trẻ 31,0%,
cách phòng bằng phát hiện sớm bệnh tỷ lệ 25,6%, điều trị theo phác đồ 23,2%,
không khạc nhổ bừa bãi 19,0% và khác 1,2%, thời gian điều trị trong 8 tháng là
32,7%, trong 5 tháng 15,2%, trong 1 năm 4,5% và trong 3 tháng 2,4%. không biết
45,2%, tỷ lệ thực hành đạt 63,6% và tỷ lệ thực hành không đạt 36,4% [14].


10
Năm 2012, Điều tra mức độ hiểu biết về bệnh Lao của người dân 2 xã Nam
Ka và Ear Bin huyện Lăk, tỉnh Đắc Lắc của Trần Minh Hùng cho thấy. Tỷ lệ mà
người dân cho rằng bệnh Lao là bệnh lây qua đường hô hấp là chính chiếm 87%,
bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm phòng Lao cho trẻ sơ sinh 34%, che
miệng khi ho 79%, Ho, khạc đàm vào lon, cốc, lọ đem chôn hoặc đốt 24%, hạn chế
tiếp xúc với người mắc Lao 35%…chiếm khá cao, Về thực hành, một số thực hành
sai như tự ý mua thuốc điều trị Lao chiếm tỉ lệ 24,4% [13].
Năm 2013, nghiên cứu của Nguyễn Trọng Bài và cộng sự về kiến thức, thái
độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về phòng chống lao của người dân thành

phố Cà Mau, trên 607 đối tương nghiên cứu cho thấy 90% có kiến thức tốt bề bệnh
Lao, 87,35% thực hành tốt về phòng bệnh Lao [1].
4. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến kiến thức phòng chống bệnh Lao của ngƣời
dân
Các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế đã chỉ ra một số yếu tố ảnh
hưởng đến phòng bệnh Lao của người dân, bao gồm các yếu tố cá nhân của đối
tượng nghiên cứu, gồm trình độ học vấn thấp, nghề nghiệp (làm nông), và giới tính;
các yếu tố môi trƣờng, xã hội như sự quan tâm giúp đỡ, động viên của gia đình,
người thân, chính quyền địa phương; và yếu tố cung cấp và sử dụng dịch vụ như
truyền thông, cung cấp, tư vấn về chuyên môn của nghành y tế địa phương. Bên
cạnh đó không thể không đề cập tới ảnh hưởng của các chính sách quốc gia đến
phòng chống Lao như là một tiền đề mang tính quyết định cho sự hình thành, phát
triển và thực hiện hiệu quả của chương trình Lao trong suốt những năm qua tại Việt
Nam nói chung và các tỉnh/thành trong cả nước nói riêng.
4.1 Nhóm yếu tố cá nhân
Trình độ học vấn thấp, nghề nghiệp làm nông, và giới tính nữ của đối tượng
nghiên cứu là các yếu tố mang tính cá nhân có ảnh hưởng đến việc phòng bệnh Lao
tại cộng đồng đã được các y văn đề cập đến.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Lấn năm 2012 đánh giá về KAP của người dân
tại xã Mỹ Xương huyện Cao Lãnh cho biết các yếu tố liên quan đến tuổi (p = 0,02),
giới tính (p = 0,3), nghề nghiệp (p = 0,001), trình độ học vấn có ảnh hưởng đến
phòng bệnh Lao tại cộng đồng (p = 0,001) [14].


11
Trong nghiên cứu của tác giả Lâm Thuận Hiệp năm 2009 về Khảo sát kiến
thức, thái độ thực hành phòng chống Lao của người dân trên 40 tuổi tại thị trấn Thới
Bình xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình đã ghi nhận nam giới hiểu biết về bệnh nhiều
hơn nữ giới (22,62%-13,53%), (p = 0,021), trình độ học vấn thấp (không biết chữ
và tiểu học) chiếm 48,76% mức độ hiểu biết phòng chống bệnh Lao thấp [11].

Khoảng 2/3 nhóm đối tượng nghiên cứu là nông dân đã có những hiểu biết không
đúng về bệnh Lao. Với nhóm đối tượng có trình độ học vấn cao như nhóm cán bộ
công chức, mức độ hiểu biết tốt chiếm tỉ lệ cao hơn so với nghề khác 60.1% 39,57% [11].
Nghiên cứu của Trần Minh Hùng năm 2012 Điều tra mức độ hiểu biết về
bệnh Lao của người dân 2 xã Nam Ka và Ear Bin huyện Lăk, tỉnh Đắc Lắc, kết quả
cho biết trong số đối tượng tham gia nghiên cứu có tới 67,7% nam giới trả lời đúng
các câu hỏi về kiến thức phòng bệnh Lao so với chỉ có 33,3% nữ giới trả lời đúng.
Mức độ chính xác của các câu trả lời ở nhóm đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi
18-40 là 50%, cao hơn các độ tuổi khác như: 41- 60 là 33%, trên 60 tuổi là 21%.
Các yếu tố nghề nghiệp như cán bộ công chức có mức độ hiểu biết về bệnh Lao tốt
hơn nhóm buôn bán, làm nông 77,7% - 22%, và trình độ học vấn thấp từ cấp 2 trở
xuống là 73% được ghi nhận là có ảnh hưởng đến phòng bệnh Lao tại cộng đồng
[13].
Theo báo cáo điều tra KAP trên toàn quốc của Dự án phòng chống Lao năm
2008, kết quả cho thấy kiến thức về bệnh Lao giữa nam và nữ là 13,61% – 12,63%,
(p < 0,001), người dân tộc có sự hiểu biết về bệnh thấp hơn người Kinh 11,16% 13,9%, (p < 0,001), có sự khác biệt về kiến thức, dân tộc [10].
Nghiên cứu của Nguyễn Phương Hoa: kiến thức phòng bệnh tại cộng đồng
nam giới có kiến thức về bệnh cao hơn nữ giới 3,04% - 2,55, (p < 0,005) [38].
Theo Nguyễn Trọng Bài nhóm nghề nghiệp làm nông chiếm đa số so với các
nghề khác 84,2%, (p < 0,05), hộ nghèo, cận nghèo chiếm 63,4%, (p < 0,001) có ảnh
hưởng đến phòng bệnh Lao tại cộng đồng [1].
Theo Lưu Thị Liên nữ giới có nguy cơ nhận thức dưới trung bình về Lao cao
hơn nam giới tới 1,83 lần p = 0,86, nông dân có nguy cơ nhận thức về bệnh dưới
trung bình gấp 23,33 lần so với công chức, viên chức, công nhân, thợ thủ công (p =
0,012) [21].


12
4.2 Nhóm yếu tố môi trƣờng chính sách, xã hội
Sự động viên, giúp đỡ của người thân trong gia đình, các ban ngành, đoàn

thể góp phần rất lớn trong việc phát hiện sớm và làm giảm sự lây lan bệnh Lao
trong cộng đồng.
Theo Nguyễn Văn Lấn các đối tượng đã thực hiện nhắc nhở người bệnh đi
khám khi có triệu chứng nghi ngờ và đi khám đúng chuyên khoa có tỷ lệ 80,8%, tỷ
lệ động viên thông cảm với người bệnh là 60,6%, tỷ lệ nhắc nhở không khạc nhổ
bừa bãi 52,7% và tỷ lệ xa lánh, ăn ở riêng là 15,3% [14].
Theo Nguyễn Ý Như tỷ lệ động viên thông cảm với người bệnh là 70,6%, tỷ
lệ nhắc nhở không khạc nhổ bừa bãi 54,7% và tỷ lệ xa lánh, ăn ở riêng là 13,3%
[25].
Theo báo cáo điều tra KAP trên toàn quốc của Dự án phòng chống Lao năm
2008, có 65,8% số người được hỏi cho rằng bệnh nhân Lao có thể sinh hoạt bình
thường trong cộng đồng, 83,7% sẽ không dấu mọi người khi gia đình có người mắc
bệnh, 68,2% sẽ giao tiếp bình thường với hàng xóm khi họ mắc bệnh [20].
Năm 2005 báo cáo kết quả điều tra KAP 6 vùng cho thấy 82,5% ĐTNC cho
rằng sẽ không dấu mọi người xung quanh khi họ mắc bệnh, 76,5% nghĩ ngơi người
bệnh có thể sống bình thường trong cộng đồng, 17,7% cho rằng cần phải cách ly
người bệnh, 29% sẽ tránh tiếp xúc với bệnh nhân Lao và gia đình họ [19].
4.3 Nhóm yếu tố cung cấp và sử dụng dịch vụ
Sự tư vấn từ giới chuyên môn tại địa phương, các cơ sở y tế, truyền thông
còn thấp, ảnh hưởng đến sự hiểu biết của người dân về bệnh Lao, nên việc thực
hành khám bệnh khi có các dấu hiệu nghi ngờ Lao Như: khi ho kéo dài trên 3 tuần
chiếm tỷ lệ thấp. Điều này dẫn đến chương trình phòng chống Lao luôn gặp nhiều
trường hợp phát hiện muộn. Nghiên cứu của Bác sỹ Nguyễn Việt Cồ-Trần Hà Như
cho thấy tỷ lệ bệnh nhân lao phát hiện muộn chiếm đến 80,5% [8].
Theo Nguyễn Văn Lấn tỷ lệ có được cung cấp các thông tin tuyên truyền về
bệnh Lao 74,4%, tỷ lệ không nhớ là 14,5% và tỷ lệ không được cung cấp thông tin
về bệnh Lao 11,1%. nguồn thông tin có từ ti vi, radio là 76,6%, tỷ lệ nguồn thông
tin từ đài phát thanh xã, phường 78,8 %, tỷ lệ nguồn thông tin từ CBYT 45,4%, tỷ lệ
nguồn thông tin từ tờ rơi, áp phích, tranh là 46,5% và tỷ lệ nguồn thông tin từ các
cuộc họp dân là 38,4% [14].



13
Theo Nguyễn Ý Như nguồn thông tin có từ ti vi, radio là 86,0%, tỷ lệ nguồn
thông tin từ đài phát thanh xã, phường 80,6%, tỷ lệ nguồn thông tin từ CBYT
47,6%, tỷ lệ nguồn thông tin từ tờ rơi, áp phích, tranh là 43,1% và tỷ lệ nguồn thông
tin từ các cuộc họp dân là 37,0% [25].
Theo Lưu Thị Liên nguồn thông tin tiếp cận được từ truyền hình 67,26%,
41,2 từ đài phát thanh, 16,5% từ cán bộ y tế [21].
Theo Nguyễn Phương Hoa nguồn thông tin tiếp cận được từ truyền hình
64,6%, từ bạn bè và người thân 42,7%, cách truyền thông tốt nhất là truyền hình
chiếm 70,4% [38].
4.4 Chính sách Lao quốc gia
Bệnh Lao có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Vì vậy, công tác phòng bệnh
Lao là một nhiệm vụ quan trọng lâu dài của cả hệ thống chính trị trong đó ngành Y
tế là nòng cốt.
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo bảo đảm các nguồn lực cho công tác phòng,
chống bệnh lao, đồng thời cần huy động mọi nguồn lực xã hội, dựa vào cộng đồng
và được mạng lưới phòng chống Lao từ trung ương đến địa phương thực hiện, có sự
phối hợp giữa các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập, để mọi tầng lớp nhân dân
hiểu và chủ động phòng, chống bệnh Lao.
Chương trình chống Lao Việt Nam phấn đấu đạt mục tiêu toàn cầu do
TCYTTG đề ra. Để đạt được mục tiêu này cần áp dụng chiến lược DOTS một cách
có hiệu quả có thể phòng ngừa sự lây nhiễm lao mới và phòng ngừa sự xuất hiện
của tình trạng đa kháng thuốc. Đồng thời, tăng cường công tác giáo dục kiến thức
bệnh Lao trong toàn dân, từng bước xã hội hoá công tác chống Lao.
Năm 1994 CTCLQG được nhà nước thông qua quyết định thành lập và trở
thành chương trình mục tiêu Y tế. Hiện nay ở Hà Nội có Viện Lao và bệnh Phổi
Trung ương, ở các tỉnh, thành phố có Trung tâm Lao và bệnh Phổi hoặc bệnh viện
chuyên khoa Lao, cơ quan cấp tỉnh này ngoài việc quản lý CTCLQG còn là nơi tập

trung các BN Lao nặng và các thể Lao khó, để điều trị nội trú tích cực và là nơi đào
tạo, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến huyện [7].
Ngoài ra, thực hiện phương pháp DOTS có thể phòng ngừa sự lây nhiễm lao
mới và phòng ngừa sự xuất hiện của tình trạng đa kháng thuốc; có thể làm tăng
thêm tuổi thọ ở những người bị nhiễm HIV.


14
Tuyến huyện, chương trình chống Lao lồng ghép trong chương trình y tế
chung. Tuyến huyện chịu trách nhiệm khám phát hiện, quyết định điều trị, cấp thuốc
cho tuyến dưới, thực hiện giám sát, giúp đỡ tuyến xã hoàn thành công việc thực
hiện DOTS [7].
Tuyến xã, nơi trực tiếp điều trị thuốc có giám sát cho BN, công tác chống
Lao được lồng ghép chung vào với chương trình Y tế quốc gia khác [7].
4.5 Khung lý thuyết:
Khung lý thuyết dưới đây được xây dựng dựa trên tổng quan tài liệu về mô tả
kiến thức và các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức phòng chống bệnh Lao. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát một số nội dung chủ yếu sau:
1. Mô tả kiến thức của người dân tại cộng đồng trong phòng chống bệnh Lao: chủ
yếu là: Nguyên nhân, nguồn lây, đường lây bệnh Lao, triệu chứng của bệnh, cách
phát hiện bệnh, nơi chẩn đoán, cách điều trị, cách loại bỏ nguồn lây, phòng bệnh
cho người khác và biện pháp phòng chống.
2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức phòng chống bệnh Lao trong số
các yếu tố được nêu trong khung lý thuyết, bao gồm:
Các yếu tố từ cơ sở y tế: bao gồm các hoạt động y tế được triển khai trong
chương trình Lao quốc gia tại địa phương, sự phối hợp các chương trình y tế, việc
vãng gia tại nhà bệnh nhân Lao.
Các yếu tố thuộc về cá nhân: Trình độ học vấn, nghề nghiệp, và giới tính,
người thường xuyên tiếp xúc, quan hệ gần gũi, làm việc chung với người Lao phổi,
điều kiện sống, lao động, tiền sử tiêm phòng Lao.

Khung lý thuyết được mô hình hóa trong hình dưới đây


15

Đặc điểm nhân khẩu học ngƣời dân
(Tuổi. Giới tính. Nghề nghiệp. Trình độ học vấn. Thu
nhập cá nhân)

Kiến thức phòng chống bệnh Lao của ngƣời dân

Kiến thức và Yếu tố liên quan đến phòng chống
bệnh Lao
- Nguồn thông tin về bệnh mà ĐTNC tiếp cận được.
- Thông tin ĐTNC yêu thích nhất.
- Cách phòng ngừa bệnh Lao hiệu quả nhất hiện nay.
- Các hoạt động đã triển khai hướng dẫn phòng bệnh
Lao của y tế địa phương.
- Các phương pháp truyền thông tại địa phương hiện
nay.
- Sự hiểu biết về bệnh Lao của người dân.
- Hoạt động của các cấp chính quyền, sự hỗ trợ trong
công tác phòng bệnh Lao.


×