Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Kiến thức, thực hành phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ kinh doanh du lịch quy mô nhỏ tại bãi biển thị trấn dương đông huyện phú quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHẠM HỒNG KHANH

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÂN LOẠI, THU GOM, XỬ LÝ
RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA CÁC HỘ KINH DOANH DU
LỊCH QUY MÔ NHỎ TẠI BÃI BIỂN THỊ TRẤN DƯƠNG
ĐÔNG HUYỆN PHÚ QUỐC NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

Hà Nội, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

PHẠM HỒNG KHANH

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÂN LOẠI, THU GOM, XỬ
LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA CÁC HỘ KINH DOANH
DU LỊCH QUY MÔ NHỎ TẠI BÃI BIỂN THỊ TRẤN DƯƠNG
ĐÔNG HUYỆN PHÚ QUỐC NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Phạm Ngọc Châu



Hà Nội, 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu kết
quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ một công
trình nào khác ./.
Hà Nội, tháng 11 năm 2017
Người làm luận văn

Phạm Hồng Khanh


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành toàn bộ chương trình khóa học thạc sỹ và luận văn tốt nghiệp,
với tất cả tấm lòng tôi xin trân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, các Phòng - Khoa, bộ
môn cùng sự nhiệt tình giảng dạy của quý Thầy (cô) Trường Đại Học Y Tế Công
Cộng Hà Nội, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu thực hiện đề tài.
Cảm ơn Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp như chiếc cầu nối giúp chúng tôi
đến với khóa học này một cách thuận tiện nhất. Xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà
trường, quí thầy cô trong Phòng điều phối bằng cách này, cách khác đã giúp đỡ
chúng tôi một cách thầm lặng nhưng rất đáng trân trọng.
Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS. Phạm Ngọc Châu và Thạc
Sỹ Phùng Quang Sơn là những Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp

những kiến thức khoa học, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các bạn đồng nghiệp Trung tâm Y tế
Phú Quốc, UBND thị trấn Dương Đông, Ban Quản Lý Công Trình Công Cộng và
các hộ kinh doanh du lịch quy mô nhỏ tại khu phố 2 và khu phố 7 thị trấn Dương
Đông đã hỗ trợ và chấp thuận tham gia vào nghiên cứu. Giúp tôi thực hiện luận văn
này.
Cuối cùng tôi xin ghi nhận sự quan tâm động viên, giúp đỡ với tấm lòng sâu
sắc của gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp luôn động viên, chia sẻ thời gian
và công sức để tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin ghi nhận tất cà những tình cảm và công lao ấy.
Mặc dù đã cố gắng song đề tài không tránh khỏi những mặt còn hạn chế rất
mong nhận được sự góp ý của quý Thầy (cô), đồng nghiệp và bạn đọc.
Hà Nội, tháng 11 năm 2017


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG .............................................................................v
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................4
1.1. Những khái niệm về rác .....................................................................................4
1.1.1.

Một số khái niệm chung ................................................................................4


1.1.2.

Phân loại rác thải. ..........................................................................................4

1.1.3.

Tác hại của rác thải. .......................................................................................5

1.1.4.

Các biện pháp xử lý rác sinh hoạt ...................................................................8

1.1.5.

Một số quy định về xử lý rác sinh hoạt .......................................................10

1.2. Thực trạng quản lý, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt .....................................10
1.2.1.Thực trạng quản lý, thu gom và xử lý rác thải trên Thế giới ...............................11
1.2.2.Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam ............................................13
1.2.3.Thực trạng quản lý, thu gom và xử lý rác sinh hoạt tại Kiên Giang ....................16
1.3. Các nghiên cứu về kiến thức, thực hành phân loại thu gom, xử lý rác ................18
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành của người thường xuyên thu
gom rác ......................................................................................................................21
1.5. Đặc điểmkinh tế xã hội, môi trường của huyện đảo Phú Quốc...........................21
1.6. Đặc điểm tình hình địa bàn nghiên cứu:...........................................................23
1.7. Khung lý thuyết: ...............................................................................................26
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................27
2.1. Đối tượng nghiên cứu. ......................................................................................27
2.3. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................28

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu. .................................................................28
2.4.1.

Để đánh giá trang thiết bị của các cơ sở kinh doanh mức độ nhỏ và Đội

VSMT thị trấn: ..........................................................................................................28


iii

2.5. Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................................29
2.5.1.

Công cụ thu thập số liệu ..............................................................................29

2.5.2.

Phương pháp thu thập thông tin...................................................................29

2.6. Biến số trong nghiên cứu..................................................................................30
2.6.1 Các biến số tương ứng với mục tiêu 1 - Mô tả kiến thức, thực hành trong phân
loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt .......................................................................30
2.6.2 Đánh giá thực hành về phân loại xử lý rác sinh hoạt của các chủ cơ sở kinh
doanh dịch vụ du lịch qui mô nhỏ: ............................................................................30
2.6.3 Chủ đề nghiên cứu định tính ............................................................................31
2.7 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và cách khống chế sai số. ...............................31
2.7.1 Hạn chế, sai số của nghiên cứu ........................................................................31
2.7.2 Cách khống chế sai số. .....................................................................................32
2.8 Phân tích và xử lý số liệu. ................................................................................33
2.9 Đạo đức trong nghiên cứu: ...............................................................................33

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................34
3.1. Kiến thức, thực hành của nhân viên, chủ cơ sở về phân loại, thu gom, xử lý rác
thải sinh hoạt. ............................................................................................................34
3.1.1.

Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu: ..................................34

3.1.2.

Đặc điểm cung cấp dịch vụ của đối tượng nghiên cứu ...............................34

3.1.3.

Kiến thức về phân loại, thu gom, xử lý rác thải của nhân viên. ..................35

3.1.4.

Thực hành của chủ cơ sở về thu gom, phân loại, xử lý rác sinh hoạt .........39

3.1.5.

Thực trạng truyền thông, kiểm tra, giám sát và chế tài ...............................42

3.1.6.

Thực trạng nguồn lực dịch vụ vệ sinh môi trường tại Dương Đông ...........44

3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phân loại, thu gom, xử lý rác thải .....................45
3.2.1.


Yếu tố ảnh hưởng thuộc về cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch quy mô nhỏ 45

3.2.2.

Yếu tố ảnh hưởng thuộc về Ban quản lý CTCC thị trấn Dương Đông .......47

3.2.3.

Yếu tố ảnh hưởng từ phía chính quyền .......................................................49

Chương 4 BÀN LUẬN ............................................................................................51
4.1. Kiến thức, thực hành phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của nhân
viên tại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch quy mô nhỏ. ............................................51


iii

4.1.1.

Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu...................................................51

4.1.2.

Kiến thức về phân loại, thu gom, xử lý rác sinh hoạt của nhân viên tại cơ sở

kinh doanh .................................................................................................................52
4.1.3.

Thực hành phân loại, thu gom xử lý rác của chủ cơ sở ...............................54


4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác phân loại, thu gom, xử lý rác .............57
4.2.1.

Yếu tố về cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch mức độ nhỏ ............................57

4.2.2.

Yếu tố thuộc về cung cấp dịch vụ VSMT thị trấn Dương Đông .................59

4.2.3.

Yếu tố chính quyền ......................................................................................59

KẾT LUẬN ..............................................................................................................61
5.1. Thực trạng kiến thức, thực hành trong phân loại, thu gom xử lý rác sinh hoạt
tại các cơ sở kinh doanh quy mô nhỏ tại thị trấn Dương Đông ...............................61
5.1.1.

Thực trạng kiến thức của người trực tiếp phân loại, thu gom, xử lý rác thải.
.....................................................................................................................61

5.1.2.

Thực hành của chủ cơ sở về trang thiết bị, phân loại, thu gom, xử lý rác

thải.

.....................................................................................................................61

5.2. Thực trạng nhân lực, trang thiết bị trong thu gom, xử lý rác thải của Ban quản

lý CTCC. ....................................................................................................................61
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................
Phụ lục 1 Phỏng vấn sâu Lãnh đạo Ban quản lý công trình công cộng ........................
Phụ lục 2 Phiếu phỏng vấn sâu chủ cơ sở kinh doanh nhỏ ...........................................
Phụ lục 3 Phiếu phỏng vấn sâu lãnh đạo UBND Thị trấn Dương Đông ......................
Phụ lục 4 Phiếu đồng ý tham gia phỏng vấn .................................................................
Phụ lục 5 Biến số trong nghiên cứu: .............................................................................
Phụ lục 6 Bảng kiểm phát thải rác sinh hoạt của các cơ sở kinh doanh mức độ nhỏ ...
Phụ lục 7 Cách chấm điểm kiến thức thu gom, phân loại, xử lý rác của người
thường xuyên quét dọn tại cơ sở ...................................................................................
Phụ lục 8 Cách chấm điểm thực hành thu gom, phân loại, xử lý rác của chủ cơ sở
kinh doanh du lịch mức độ nhỏ .....................................................................................


iv

DANH MỤC VIẾT TẮT
BCH

Bộ câu hỏi

BQLCTCC

Ban quản lý công trình công cộng

CTR

Chất thải rắn


CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

3R

Reduction-Reuse-Recycle (Giảm thiểu-tái sử dụng-tái chế)

UNEP

United Nations Environment programme
(Chương trình Môi trường Liên hợp quốc)

UBND

Ủy ban nhân dân

VHTT&DL

Văn hóa thể thao và du lịch

TP

Thành phố

VSMT


Vệ sinh môi trường

TTB

Trang thiết bị


v

DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG

Sơ đồ 1.1. Xử lý rác bằng phương pháp ép kiện............................................................8
Bảng 1.1.Lượng phát sinh rác thải trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. ............................17
Sơ đồ 1.2: Hệ thống thu gom vận chuyển rác thải Phú Quốc. ..................................23
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng được phỏng vấn:.......................................34
Bảng 3.2. Phân bố đôi tượng theo trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu:.......34
Bảng 3.4. Kiến thức của nhân viên các cơ sở biết đến tác hại của rác sinh hoạt. .....35
Bảng 3.5. Kiến thức của nhân viên biết về lợi ích của việc thu gom rác. .................36
Bảng 3.6. Kiến thức của nhân viên về sự cần thiết phải phân loại rác sinh hoạt. .....36
Bảng 3.7. Kiến thức của nhân viên về xử lý rác hợp vệ sinh. ...................................37
Bảng 3.8. Kiến thức của nhân viên biết về rác thải sinh hoạt ...................................37
Bảng 3.9. Kiến thức của nhân viên về thu gom bao nhiêu lần trong ngày thì hợp vệ
sinh ............................................................................................................................38
Biểu đồ 3.1. Tổng hợp kiến thức chung của nhân viên về thu gom rác ....................38
Bảng 3.10. Cơ sở dịch vụ có trang bị thùng rác ........................................................39
Bảng 3.11. Cơ sở có thực hiện phân loại rác ngay tại nguồn...................................40
Bảng 3.12. Hình thức xử lý rác tại cơ sở ..................................................................40
Bảng 3.13. Cơ sở tuyên truyền cho khách bỏ rác đúng nơi quy định .......................41
Bảng 3.14. Môi trường xung quanh cơ sở kinh doanh..............................................41

Biểu đồ 3.2. Thực hành chung về thu gom xử lý rác của chủ cơ sở .........................42
Bảng 3.15. Nguồn cung cấp thông tin vệ sinh môi trường .......................................42
Biểu đồ 3.3. Nguồn thông tin tuyên truyền vệ sinh môi trường ...............................43
Bảng 3.16. Thực trạng giám sát, chế tài, xử phạt về vệ sinh môi trường .................43
Bảng 3.17. Nguồn nhân lực, trang thiết bị của Đội VSMT ......................................44
Bảng 3.18. Sự bố trí vị trí thuận tiện của thùng chứa rác .........................................44
Bảng 3.19. Thực trạng bao phủ dịch vụ thu gom rác của Đội VSMT ......................45


v

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

KIẾN THỨC THỰC HÀNH PHÂN LOẠI, THU GOM, XỬ LÝ RÁC
THẢI SINH HOẠT CỦA CÁC HỘ KINH DOANH DU LỊCH QUY
MÔ NHỎ TẠI BÃI BIỂN THỊ TRẤN DƯƠNG ĐÔNG
HUYỆN PHÚ QUỐC NĂM 2017
Học viên:

Phạm Hồng Khanh

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Ngọc Châu

Nghiên cứu được thực hiện tại thị trấn Dương Đông huyện Phú Quốc, từ tháng
4 – 8 năm 2017, mục đíchmô tả thực trạng công tác phân loại, thu gom, xử lý rác
sinh hoạt (RSH) của các hộ kinh doanh du lịch quy mô nhỏ tại bãi biển thị trấn
Dương Đông huyện Phú Quốc năm 2017 và Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến
kiến thức quản lý RSH. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngangđịnh lượng và
định tính, đối tượng nghiên cứu là hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị để quản lý
RSH, người trực tiếp phân loại, thu gom, xử lý RSH tại các cơ sở kinh doanh du

lịch quy mô nhỏ, nhân viên viên thu gom rác và lãnh đạo Ban quản lý công trình
công cộng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động quản lý RSH cơ bản theo Nghị định số
38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ.
Kiến thức của nhân viên biết được tác hại của RSH, có 77,9% cho là có mùi
hôithối, 75,8% gây ô nhiễm môi trường, 30,3% là nguồn gây bệnh và 17,18% cho là
nơi côn trùng phát triển.Có 63,2% đối tượng cho là cần thiết phải phân loại RSH,
21,6% không cần thiết và 15,2% cho rằng không biết. Có 49,6% đối tượng phân
loại rác ngay tại nguồn phát thải, 31,2% tại nơi xử lý rác, 6,4% nơi tập kết rác và
12,8% cho là không biết. Nhân viên có kiến thức tốt về tác hại, phân loại, thu gom,
xử lý RSH là 36,8% và có 63,2% là kiến thức chưa tốt.
Cơ sở có trang bị thùng rác 84,8% khôngcó thùng rác 15,2%, trong đó thùng
rác hợp vệ sinh 40,6%, không hợp vệ sinh 59,4%. Có phân loại rác 17,6% không
phân loại rác 82,4%, không phân loại. Đội thu gom rác thực hiện xử lý 98,4%, chôn


v

lấp tại nhà 1,6%. Hình thức thu gom rác: Có 74,5% rác được thu gom hết vào
thùng, 25,5% thùng rác đầy không còn chỗ chứa.
Thực hành chung về thu gom RSH của chủ các cơ sở: thực hành đạt là 21,6%
chưa đạt là78,4%. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phân loại, thu gom xử lý
rác thải của các hộ kinh doanh du lịch quy mô nhỏ trên địa bàn thị trấn Dương Đông
như: thiếu kiến thức, thực hành về phân loại, thu gom, xử lý rác thải; các ban, ngành
liên quan chưa quan tâm đúng mức, chưa có sự phối hợp trong công tác tuyên
truyền, tập huấn cho các chủ cơ sở nhất là Ban quản lý công trình công cộng.Thiếu
nhân lực, trang thiết bị thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. Thiếu kiểm tra, giám sát
trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn.



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt nam là một trong số ít quốc gia có nhiều lợi thế về tài nguyên biển, với
trên 3.260 km bờ biển và gần 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ chạy dài từ Bắc đến Nam với
hệ thống du lịch biển phong phú. Nhằm để tạo cho du lịch biển, đảo phát triển Bộ
văn hóa, thể thao và du lịch đã xây dựng đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng
ven biển Việt Nam đến năm 2020” đưa du lịch biển sẽ trở thành động lực của kinh
tế biển, góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển và
giữ vững chủ quyền quốc gia.Trong đó sự phát triển của ngành du lịch các tỉnh ven
biển đã đóng góp khá quan trọng vào sự phát triển kinh tế, chiếm hơn 60% tổng thu
từ du lịch của cả nước. Tuy nhiên bên cạnh những đóng góp mà ngành du lịch biển
mang lại là sự gia tăng khối lượng lớn rác thải từ ngành du lịch thải ra ngoài môi
trường, nước thải, rác thải của khu dân cư gần các bãi tắm cũng như của nhà hàng,
khách sạn chưa được thu gom, xử lý triệt để làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi
trường tự nhiên và chất lượng nguồn nước tại các khu vực này.
Chất thải sinh hoạt tồn động không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu
quả xấu đối với con người, làm ô nhiễm môi trường sống thậm chí đã gây ra những
vụ dịch trên phạm vi quy mô lớn. Theo kết quả nghiên cứu từ Chương trình Môi
trường Liên hợp quốc cho thấy 50% trẻ em sống gần bãi rác có chì trong máu
vượt quá tiêu chuẩn cho phép (10mg/dl); 46,9% trẻ mắc bệnh hô hấp; 17,9% có
vấn đề về đường ruột; 14,5% mắc các bệnh về da[49].
Tại Việt Nam, tỷ lệ phát sinh chất thải sinh hoạt đang ngày một gia tăng. Hà
Nội là một trong những đô thị lớn hàng đầu của cả nước cũng có đến 47,5% loại
chất thải rắn không được thu gom và xử lý kịp thời[4].
Thực trạng hiện nay nhiều bãi biển du lịch trong nước không có ngưới quản lý
đang báo động về việc ô nhiễm rác do hoạt động con người gây ra làm mất mỹ quan
và gây phản cảm cho khách du lịch, nhưng có rất ít đề tài được nghiên cứu vế rác
thải bãi biển.
Phú Quốc là một huyện đảo có tiềm năng to lớn trong phát triển dịch vụ du

lịch của tỉnh Kiên Giang, với nhiều bãi biển đẹp tự nhiên hoang sơ, rừng nguyên
sinh và nhiều động, thực vật đa dạng, phong phú theo số liệu thống kê trong năm


2

2016 huyện đã tiếp đón 1,42 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan
nghỉ dưỡng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển đó là sự gia tăng lượng rác thải tại các
bãi biển, các khu du lịch … trên địa bàn ngày càng trầm trọng, vượt quá khả năng
thu gom của Ban quản lý CTCC rác ứ đọng nhiều tại các nơi tập kết rác, nhiều bãi
biển rác vứt bừa bãi không có người thu gom, nhiều bãi rác, thùng rác bốc mùi hôi
thối gây khó chịu cho cộng đồng xung quanh cũng như khách du lịch. Làm mất
cảnh quan trên địa bàn của huyện, cũng như gây ô nhiễm môi trường và khu dân cư,
ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trên địa bàn và khách du lịch. Vì vậy nhằm cung
cấp thông tin về việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải cũng như nâng cao kiến
thức, thực hành của người trực tiếp thu gom rác của các cơ sở kinh doanh du lịch
qui mô nhỏ tại bãi biển thị trấn Dương Đông huyện Phú Quốc, giúp cải thiện vệ
sinh môi trường bãi biển và khu du lịch cũng như góp phần bảo vệ sức khỏe cộng
đồng dân cư, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Kiến thức, thực hành phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ
kinh doanh du lịch quy mô nhỏ tại bãi biển thị trấn Dương Đông huyện Phú Quốc
năm 2017”


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.

Mô tả kiến thức, thực hành trong phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt


của các hộ kinh doanh quy mô nhỏ tại bãi biển Phú Quốc năm 2017.
2.

Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành trong phân loại,

thu gom xử lý rác thải sinh hoạt của các hộ kinh doanh quy mô nhỏ tại bãi biển Phú
Quốc năm 2017.


4

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những khái niệm về rác
1.1.1. Một số khái niệm chung
Rác thải sinh hoạt: là chất thải có liên quan đến các hoạt động sống của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các
trung tâm dịch vụ thương mại[25].
Thu gom chất thải rắn: Là những tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm
thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền chấp nhận.
Lưu giữ chất thải rắn: Là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian
nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến
cơ sở xử lý.
Quản lý chất thải rắn: Bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây
dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận
chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu
những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.
Vận chuyển chất thải rắn: Là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát
sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi

chôn lấp cuối cùng.
Xử lý chất thải rắn: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
làm giảm, loại bỏ tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích, thu hồi, tái chế,
tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn.
Hộ kinh doanh quy mô nhỏ (cá thể): Là hộ kinh doanh do một cá nhân là
công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được
đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có
con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh
doanh.
1.1.2. Phân loại rác thải.
Các loại chất thải rắn thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo
nhiều cách như vị trí hình thành (người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà,


5

ngoài nhà, trên đường phố, chợ..), theo thành phần hóa học và vật lý ( bao gồm các
thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da ,
giẻ vụn, cao su, chất dẻo…), hoặc theo tính chất rác thải… Hiện nay, phân loại chất
thải rắn thường dựa vào 2 tiêu chí sau[8], [2].
* Phân loại theo nguồn gốc phát sinh
Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH)
Chất thải rắn công nghiệp
Chất thải xây dựng
Chất thải nông nghiệp
* Phân loại theo mức độ nguy hại:
Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng , độc hại, chất
thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất
thải nhiễm khuẩn, lây lan.. có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe người , động vật và cây
cỏ. Nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công

nghiệp và nông nghiệp[5].
Chất thải không thông thường (non risk waste): là những loại chất thải không
chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc
tương tác thành phần.
1.1.3. Tác hại của rác thải.
1.1.3.1. Tác hại của rác thải đối với môi trường
Hiện nay do khối lượng rác thải phát sinh với một lượng quá lớn, ở các địa
phương công tác thu gom xử lý và tiêu hủy đã và đang vượt quá năng lực. Điều này
là nguyên nhân chủ yếu tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí và sức
khỏe cộng đồng[41].
Đối với môi trường đất: Rác thải sinh hoạt nằm rải rác khắp nơi không được
thu gom sẽ lưu giữ lại trong đất, một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon,
vỏ lon, hydrocacbon làm thay đổi cơ cấu và ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật đất. Nhiều
loại chất thải như xỉ than, vôi vữa… làm cho đất bị đóng cứng, khả năng thấm
nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa. Bên cạnh đó là chất thải nguy hại chứa nhiều
độc tố như hóa chất, kim loại nặng, chất phóng xạ… nếu không được xử lý đúng


6

cách mà chỉ được chôn lấp như rác thải thông thường thì nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường đất rất cao, [38], [26].
Theo kết quả nghiên cứu từ Chương trình Môi trường Liên hợp quốc khi xét
nghiệm mẫu đất tại bãi rác Dandora ở Nairobi, Kenya cho thấy nồng độ chì (Pb)
trong các mẫu đất dao động 50-590 ppm và có 42% mẫu là có nồng độ trên 400
ppm; chỉ có một mẫu có nồng độ Pb là 50 ppm (tiêu chuẩn tham chiếu ở Hà Lan và
Đài Loan)[49].
Đối với môi trường nước:
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên & Môi trường (2011) cho thấy Hà Nội tình
trạng ô nhiễm amonia ở nước ngầm do hậu quả của nước rỉ rác và việc xả rác bừa

bãi đang là vấn đề đáng báo động. Hầu hết các giếng khoan tại một số khu vực như
quận Hoàng Mai, Gia Lâm, Hai Bà Trưng đều có amoni vượt tiêu chuẩn cho phép.
Hàm lượng amoni trong nước của nhà máy nước Tương Mai là 7-10mg/l; nhà máy
nước Hạ Đình 10-15mg/l, có lúc lên đến 40mg/l; nhà máy nước Pháp Vân là 2530mg/l, có lúc lên đến 60mg/l [4].
Đối với môi trường không khí:
Đặc biệt tại các bãi chôn lấp chất thải rắn thì mùi hôi thối, mùi khí metan, các
khí độc hại từ các chất thải nguy hại gây ô nhiễm không khí. Bãi rác Đa Phước tại
TP Hồ Chí Minh được xác định là nguồn khí xú uế gây ảnh hưởng tới cộng đồng
liền kề và Phú Mỹ Hưng.
Theo kết quả nghiên cứu của Mohammad và nhóm cộng sự tại bãi chôn lấp rác
ở Jardan cho thấy trong quá trình chôn lấp rác đã thải ra 45%-60% khí metan, 40%60% carbon dioxide, 2%-9% các khí khác phát tán vào môi trường không khí và các
chất khí này gây mùi hôi thối bên trong và bên ngoài các bãi chôn lấp [41].
1.1.3.2. Tác hại của rác đối với sức khỏe con người
Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức khỏe con người thông qua
chuỗi thức ăn. Khi chôn lấp rác nếu không áp dụng theo đúng các quy định về kỹ
thuật chôn lấp và xử lý thì bãi rác trở thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống
lan truyền dịch bệnh. Trong thành phần rác thải có rất nhiều chất độc, khi không
được thu gom rác thải tồn đọng trong không khí lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức


7

khoẻ con người xung quanh. Những người thường xuyên tiếp xúc với rác thải,
những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ rác thải dễ mắc bệnh viêm phổi,
sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi, họng,...[39], [38].
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Mark BR và cộng sự cho thấy tỷ lệ người
mắc bệnh ung thư ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25 % dân số.
Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô
nhiễm chiếm tới 25 %[39].
Nghiên cứu của tác giả Salam Abul tại bãi rác Golf Course thuộc thành phố

Manzini cũng cho thấy 44% người dân ở gần khu vực bãi rác và 18% người dân cách
khu vực bãi rác không xa nhập viện vì sốt rét; 50% dân cư nhập viện vì đau ngực;
26% dân cư nhập viện vì tiêu chảy và 12% nhập viện vì phẩy khuẩn tả [46].
Theo kết quả nghiên cứu từ Chương trình Môi trường Liên hợp quốc
(UNEP) cũng cho thấy các chất ô nhiễm từ bãi rác có ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe của một số trẻ em và thanh thiếu niên của vùng dân cư sống gần khu vực
bãi rác. Trong đó 46,9% trẻ mắc bệnh hô hấp; 17,9% có vấn đề về đường ruột;
14,5% mắc các bệnh về da [49].
Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả George Rachiotis và cộng sự tại đô
thị ở miền trung Hy Lạp (2012) [32] cho thấy tỷ lệ nhiễm viêm gan A trong số
những người thu gom rác đô thị là 61% và 27% với những người làm vườn, sự
khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Nghiên cứu của tác giả
cũng cho thấy có sự liên quan giữa việc tiếp xúc chất thải với người nhiễm viêm
gan A với OR=2,87; CI95% = 1,24-6,62.
1.1.3.3. Tác hại của rác thải làm ảnh hưởng mỹ quan đô thị
Chất thải rắn, đặc biệt là rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận
chuyển đến nơi xử lý hoặc thu gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn
tại các bãi rác nhỏ lộ thiên… gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ
mỹ quan đường phố, thôn xóm.
Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dân
chưa cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh vẫn


8

còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu
gom vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ[4], [8].
1.1.4. Các biện pháp xử lý rác sinh hoạt
1.1.4.1. Xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ ép kiện
Phương pháp ép kiện được thực hiện dựa trên cơ sở rác được phân loại trên

băng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như: kim loại, nilon, giấy,
thủy tinh, plastic… được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải
chuyền qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích
khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nén rất cao.
Công nghệ xử lý rác thải bằng phương pháp ép kiện
Kim loại
Thủy tinh
Phể nạp
rác

Rác
thải

Các khối kiện
saukhi ép

Băng tải
rác

Băng tải thải
vật liệu

Phân
loại

Giấy
Nhựa

Máy
éprác


Sơ đồ 1.1. Xử lý rác bằng phương pháp ép kiện
1.1.4.2. Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp ủ sinh học
Ủ sinh học (compost) có thể được coi như là quá trình ổn định sinh hóa các
chất hữu cơ để thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách
khoa học, tạo môi trường tối ưu đối với quá trình.
Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống, được áp
dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển và ở Việt Nam. Phương pháp này
được áp dụng rất có hiệu quả. Những đống lá hoặc đống phân có thể để hàng năm
và thành chất thải hữu cơ rồi thành phân ủ ổn định, nhưng quá trình có thể tăng
nhanh trong vòng một tuần hoặc ít hơn. Quá trình ủ có thể coi như một quá trình xử
lý – tốt hơn được hiểu và so sánh với quá trình lên men yếm khí bùn hoặc quá trình
hoạt hóa bùn. Theo tính toán của nhiều tác giả, quá trình ủ có thể tạo ra thu nhập


9

cao gấp 5 lần khi bán khí mêtan của bể mêtan với cùng một loại bùn đó và thời gian
rút ngắn lại một nữa. Sản phẩm cuối cùng thu được không có mùi, không chứa vi
sinh vật gây bệnh và hạt cỏ.
1.1.4.3. Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt
Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng cho một số loại rác nhất định không thể
xử lý băng các phương pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy hóa nhiệt độ cao với sự
có mặt của oxy trong không khí, trong đó các rác độc hại được chuyển hóa thành
khí và các chất thải rắn khác không cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc không
được làm sạch thoát ra ngoài không khí. Chất thải rắn được chôn lấp.
Việc xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tới
mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ tiến tiến
còn có ý nghĩa cao bảo vệ môi trường. Đây là phương pháp xử lý rác tốn kém so với
phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh thì chi phí để đốt một tấn rác cao hơn khoảng 10

lần.
Công nghệ đốt rác thường áp dụng ở các quốc gia phát triển vì phải có một
nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác sinh hoạt như là một dịch vụ
phúc lợi xã hội của toàn dân. Tuy nhiên đốt rác sinh hoạt bao gồm nhiều chất khác
nhau sinh khói độc và dễ sinh đioxin nếu việc xử lý khói không tốt (phần xử lý khói
là phần đắt nhất trong công nghệ đốt rác).
1.1.4.4.

Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp

Trong các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn, chôn lấp là phương
pháp phổ biến và đơn giản nhất. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi ở hầu hết
các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam[19]. Đặc điểm của phương pháp này là
lưu giữ chất thải trong một bãi và có phủ đất lên trên. Chất thải rắn trong bãi chôn
lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối
cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một
số khí như CO2, CH4 .
Chất thải rắn sinh hoạt được chấp nhận chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là
tất cả các chất thải không nguy hại, có khả năng phân hủy tự nhiên theo thời gian,
bao gồm:


10

Rác thải từ hộ gia đình, rác thải từ hoạt động thương mại, du lịch như chợ,
khách sạn, nhà hàng ăn uống, rác thải đường phố, rác thải từ văn phòng, trường
học…
1.1.5. Một số quy định về xử lý rác sinh hoạt
Thực hiện quyết định số 178/QĐ-TTg ngày 05/10/ 2004 của Thủ tướng Chính
Phủ phê duyệt đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn

đến năm 2020 trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp
Quốc gia và quốc tế.
Thực hiện Quyết định số: 137/2008/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng
Chính phủ, phê duyệt “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường Phú Quốc đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020”;
Thực hiện Quyết định số 1570/ QĐ-TTg ngày 06/9/2013của Thủ tướng chính
phủ vềQuyết định phê duyện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và
bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030[21].
Thực hiện Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về
quản lý chất thải và phế liệu;
Đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất
thải, tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại khoản 1,2,3,7 điều 4; khoản 1,2,3,4 tại
điều 17[12].
Thực hiện Chỉ thị số: 04/2004/CT-UBND ngày 27/10/2004 của UBND huyện
về việc tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh môi trường và an ninh trật tự trên địa
bàn huyện Phú Quốc; Kế hoạch số: 133/KH-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2007 về
thực hiện cuộc vận động “Vì môi trường Phú Quốc: Xanh, Sạch, Đẹp và An Toàn”;
Công văn số: 33/CV-HU ngày 18/10/2010 của Huyện ủy Phú Quốc về việc tăng
cường lãnh đạo thực hiện Giờ môi trường và các hoạt động thu gom rác thải trên địa
bàn huyện.
Thực hiện Nghị định số 155/NĐ-CP ngày 12/ 12/ 2016 của Chính phủ về việc
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; căn cứ tại điểm c, d
khoản 1 điếu 20 của Nghị định này[13].
1.2.

Thực trạng quản lý, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt


11


1.2.1. Thực trạng quản lý, thu gom và xử lý rác thải trên Thế giới
Lượng rác thải phát sinh ở mỗi khu vực tùy thuộc vào mức tăng trưởng kinh tế
và quá trình đô thị hóa. Vấn đề chất thải rắn không chỉ là thách thức với môi trường
Việt Nam mà với cả nhiều nước trên thế giới cũng phải đối mặt. Các khu vực đô thị
của Châu Á mỗi ngày phát sinh khoảng 760.000 tấn chất thải rắn đô thị. Đến năm
2015 con số này sẽ tăng tới 1,8 triệu tấn/ ngày [33]. Tỷ lệ chất thải sinh hoạt trong
chất thải rắn đô thị rất khác nhau giữa các nước, theo ước tính tỷ lệ này chiếm tới
60-70% ở Trung Quốc, 78% ở Hồng Kông; 48% ở Philipine; 37% ở Nhật Bản và
80% ở Việt Nam[35].
Ở Malaysia, giống như các nước đang phát triển khác cũng đang phải đối mặt
với sự gia tăng của chất thải và các vấn đề về xử lý chất thải này. Tỷ lệ phát sinh
chất thải tại đây vào khoảng 16.000 tấn mỗi ngày và bình quân lượng rác thải phát
sinh là khoảng 1 kg/người/ngày [50].
Tại Jordan, lượng rác thải ước tính trung bình vào khoảng 1.960.000 tấn mỗi
năm tại vùng đô thị và 0,85 kg/ngày đối với vùng nông thôn và biện pháp xử lý chủ
yếu ở đây là chôn lấp tuy nhiên sự ô nhiễm khí và nước rò rỉ từ bãi rác vào môi
trường đang là mối quan tâm tại đây [41].
Thường thì các nước có thu nhập cao sẽ có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thi
cao. Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây ở các nước phát triển cho thấy, tỷ lệ phát
sinh chất thải tính theo các mức thu nhập khác nhau lại không theo nguyên tắc này.
Theo kết quả nghiên cứu tại một số nước Châu Á cho thấy tỷ lệ phát sinh chất thải
rắn đô thị ở Philipin theo các nhóm người có thu nhập khác nhau: thu nhập cao là
0,37-0,55 kg/người/ngày; thu nhập trung bình 0,37-0,6kg/người/ngày và thu nhập
thấp là 0,62-0,9 kg/người/ngày[40].
Nghiên cứu của tác giả Imad A.Khatib (2011) [33] cho thấy tổng lượng rác
thải phát sinh có mối tương quan với tổng số GDP, thu nhập bình quân đầu người
và dân số. Nước có thu nhập thấp với GDP bình quân đầu người khoảng 5000USD
có tốc độ phát sinh chất thải là 0,3-0,9 kg/người/ngày. Ở các quốc gia có thu nhập
cao khoảng 45000USD thì lượng chất thải phát sinh vào khoảng 1,4-2,0
kg/người/ngày.



12

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Jun Dong và cộng sự tại Hàng
Châu, Trung Quốc (2014)[35] cho thấy sự phát triển công nghiệp và đô thị hóa đã
tăng lượng rác thải vào môi trường, hàng năm có khoảng 158.050.000 tấn rác thải
đô thị đưa vào môi trường. Hình thức xử lý ở đây chủ yếu là chôn lấp rác chiếm
79,4%; tiếp theo là đốt chiếm 18,8% và ủ là 1,8%. Thành phần chất thải rắn chủ yếu
là rác thải từ nhà bếp chiếm 58,15%; tiếp theo là nhựa và cao su chiếm 18,81% và
giấy là 13,27%; các thành phần khác như thủy tinh, kim loại, vải vụn, gốm chiếm tỷ
lệ rất thấp.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Florin Constantln Mihal về các chất thải phát sinh
trong du lịch và chất thải phát sinh trong sinh hoạt của hộ gia đình ở khu vực Neamt
thuộc Romania cho thấy có sự khác nhau về lượng chất thải phát sinh ở những vùng có
lượng khách du lịch đến với những vùng chủ yếu là chất thải từ các hộ gia đình, mặc
dù lượng rác thải du lịch không nhiều, nhưng lượng rác thải ở một số vùng có lượng
khách du lịch đến như Alexandru cel Bun, Agapia, Ceahlau tăng so với vùng khác là
4,2%; Baltatesti là 5,1% [30].
Theo kết quả báo cáo của Bộ du lịch Công hòa Maldives cho thấy khoảng 860
tấn rác thải mỗi ngày tại Maldives, trong đó 21% chất thải rắn là từ du lịch. Ước
tính có khoảng 134 tấn chất thải rắn được thải ra từ 101 khu nghỉ dưỡng ở
Maldives, trong đó chất thải hữu cơ chiếm 89%; kim loại và nhựa chiếm 3%. Thành
phần chính của chất thải này là thực phẩm (chiếm 40%); cành cây từ khu nghỉ
dưỡng chiếm 38%. Bên cạnh chất thải từ các khu nghỉ dưỡng còn có lượng chất thải
hữu cơ từ các thuyền thám hiểm ước lượng khoảng 8 tấn rác thải[40].
Theo nghiên cứu của tác giả K.Mythili tại điểm du lịch ven biển Andhra
Pradesh Ấn Độ 2013 cho thấy lượng rác thải phát sinh hàng tuần tại khu du lịch là
9.800 kg trong đó 50% là chai nhựa; 40% là vỏ dừa, vỏ chuối và 10% là giấy [36].
Về việc thu gom và xử lý chất thải rắn, đối với các nước Châu Á, chôn lấp chất

thải vẫn là phương pháp phổ biến để tiêu hủy chất thải rắn vì chi phí rẻ. Trung Quốc và
Ấn Độ có tỷ lệ chôn lấp tới 90%. Vấn đề ủ rác thải tại Ấn Độ chỉ chiếm khoảng 1012%. Các bãi chôn lấp chất thải được chia làm 3 loại: bãi đỗ hở hay lộ thiên, bãi chôn
lấp bán vệ sinh và bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh thường thấy


13

ở các nước có thu nhập cao, trong khi đó bãi đổ hở phổ biến ở các nước đang phát
triển. Tuy nhiên với sự phát triển của xã hội hiện nay cùng với sự gia tăng dân số, quỹ
đất bị thu hẹp dần, cộng với bãi rác thải phải cách xa khu dân cư nên việc tìm được
những bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh là điều rất khó khăn cho nhiều nước trên thế
giới [37], [33], [44].
Tại Hàn Quốc, việc quản lý chất thải cũng giống như một số nước phát triển như
Trung Quốc, Nhật Bản, cũng đang tìm dần cách loại bỏ các bãi chôn lấp, đẩy nhanh
quá trình giảm phát sinh chất thải. Hiện nay, phương án Hàn Quốc đưa ra là xây dựng
lò đốt để giảm số lượng các bãi chôn lấp[37]. Bên cạnh đó rác hữu cơ nhà bếp một
phần được dùng làm giá thể trồng nấm thực phẩm, một phần được chôn lấp có kiểm
soát để thu hồi khí biogas từ hố chôn cung cấp cho phát điện. Sau khi rác tại hố chôn
phân hủy hết thì tiến hành khai thác mùn bãi chôn làm phân bón và tái chôn lấp cho
chu kỳ sau [45].
1.2.2. Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam
Ở Việt Nam đã có những bước phát triển với tốc độ nhanh chóng cả về công
nghiệp, nông nghiệp và thương mại dịch vụ, đời sống của nhân dân được cải thiện
rõ rệt. Cùng với sự phát triển đó, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng ngày càng trở
nên bức xúc, ô nhiễm trong sản xuất công nghiệp, nông nghiêp và đặc biệt là ô
nhiễm rác thải rắn sinh hoạt tại các địa phương. Tình trạng rác thải rắn sinh hoạt,
nước rỉ từ rác là một trong nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết ở các thành phố lớn
của nước ta hiện nay. Việc chất thải tồn đọng, không được xử lý kịp thời, đúng cách
sẽ dẫn đến những hậu quả xấu đối với con người, làm ô nhiễm môi trường sống,
thậm chí là gây ra những vụ dịch trên qui mô lớn, khó có thể dập tắt được gây tổn

hại nặng nề về sức khoẻ và kinh tế. Một nghiên cứu tại Thái Bình cho thấy 75,1%
hộ gia đình không bao giờ phân loại rác trước khi đổ ra môi trường[14].
Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011) cũng cho thấy trong mùa lễ
hội tại Chùa Hương, số lượng rác thải lên tới 5,4 tấn/ngày, còn các ngày khác trong
năm chủ yếu là số lượng rác xả từ hộ gia đình và các quán ăn uống dọc hai bên
đường vào bến Thiên Trù và trong 5,4 tấn rác được thải ra thì có 2,79 tấn rác được
địa phương thu gom còn lại 2,69 tấn rác chưa được thu gom [4].


14

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ái về thực trạng rác thải sinh
hoạt tại huyện Kim Bảng và huyện Lí Nhân của tỉnh Hà Nam cho thấy 86,1% lượng
rác thải sinh hoạt ở đây là túi nilon; 48,3% là rau, thực phẩm, chất hữu cơ dễ phân
hủy. Lượng rác thải sinh hoạt trung bình trên một ngày của các hộ gia đình dao
động từ 1-2kg/ngày và hình thức xử lý rác thải ở đây chủ yếu là đốt tại nhà chiếm
45,4%[1].
Theo kết quả nghiên cứu ở Hạ Long của Dự án thử nghiệm Hạ Long (thuộc
WASTE-ECON), cho thấy hiện nay lượng chất thải rắn sinh hoạt từ khách du
lịch bình quân khoảng 0,67-0,8kg/người/ngày; chất thải lỏng khoảng 100-150
lít/ngày/người. Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường quan trọng từ hoạt động du
lịch, đặc biệt là ở những nơi chưa đủ năng lực quản lý và xử lý chất thải [17].
Nghiên cứu của Phạm Ngọc Châu, David Sevesend (2005) dự án thí điểm
Thẻ báo cáo Việt Nam về dịch vụ thu gom rác sinh hoạt tại Hải Phòng cho thấy
dịch vụ thu gom rác sinh hoạt do URENCO Hải Phòng mới chỉ bao phủ được
70% và mức độ hài lòng của người dân với dịch vụ chưa cao.
Ở hầu hết các đô thị, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt chiếm 80% tổng lượng
chất thải rắn đô thị. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Phương tại
thành phố Đà Nẵng cho thấy tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong một
năm là 654.773 tấn, trong đó chất thải rắn sinh hoạt đô thị là 203.516 tấn; chất thải

rắn công nghiệp là 4.500 tấn; chất thải sinh hoạt phát sinh từ ngành y tế là 1.257 tấn
[14].
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tiến Hoàng và cộng sự tại khu vực
Nam sông Hương thành phố Huế (2010) [10] cho thấy thành phố Huế, thành phố
Festival nên lượng khách du lịch đến nơi này càng ngày càng tăng kèm theo là lượng
chất thải rắn phát sinh tại đây trung bình từ 8 đến 10% mỗi năm và tỷ lệ thu gom chất
thải rắn đạt 95% trên toàn địa bàn. Hình thức thu gom của thành phố chủ yếu là thu
gom thủ công và thủ công kết hợp cơ giới. Tại địa bàn nghiên cứu hiện có 239 thùng
rác trong đó 23% số thùng bố trí phù hợp với lượng rác thải phát sinh; 58% thùng rác
trong tình trạng quá tải; 17% thùng chứa ít rác và 2% thùng rác không sử dụng.


×