Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Thực trạng kiến thức và thực hành về phòng chống bệnh cúm gia cầm của người chăn nuôi gia cầm tại xã mỹ hòa, huyện tháp mười, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN MINH TÍNH

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ
PHÒNG CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM CỦA
NGƯỜI CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI XÃ MỸ HÒA,
HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

Đồng Tháp, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN MINH TÍNH

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ
PHÒNG CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM CỦA
NGƯỜI CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI XÃ MỸ HÒA,
HUYỆN THÁP MƯỜI, TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM NGỌC CHÂU

Đồng Tháp, năm 2017




i

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................vii
DANH MỤCBIỂU ĐỒ,HÌNH ................................................................................ viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................ ix
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3
Chương 1 ..................................................................................................................... 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................................... 4
1.1. Bệnh cúm gia cầm: ................................................................................................ 4
1.1.1. Nguyên nhân .............................................................................................4
1.1.2. Triệu chứng của bệnh ...................................................................................4
1.1.3. Đường lây truyền .........................................................................................5
1.1.4. Phòng bệnh ..................................................................................................5
1.1.5. Phòng bệnh khi có dịch: ............................................................................7
1.1.6. Phòng bệnh khi trong vùng có dịch xảy ra................................................8
1.1.7.Phòng bệnh cúm từ gia cầm lây sang người ..............................................8
1.2.Tình hình bệnh cúm gia cầm týp A H5N1 trên thế giới ....................................... 9
1.3. Tình hình cúm gia cầm và dịch cúm A H5N1 trên người ở Việt Nam .............. 11
1.3.1. Tình hình dịch cúm H5N1 trên gia cầm ..................................................11
1.3.2. Tình hình dịch cúm H5N1 trên người .....................................................13
1.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về kiến thức, thái độ và thực hành về
phòng chống cúm gia cầm......................................................................................... 14
1.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài .....................................................................14
1.4.2. Các nghiên cứu trong nước .....................................................................15
1.5. Tình hình dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn nghiên cứu ............................... 20

1.5.1. Tình hình dịch bệnh cúm gia cầm tỉnh Đồng Tháp ................................20
1.5.2. Tình hình dịch bệnh cúm gia cầm huyện Tháp Mười .............................22
KHUNG LÝ THUYẾT ............................................................................................. 24


ii

Chương 2 ................................................................................................................... 25
ĐỐI TƯỢNG VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 25
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................ 25
2.4. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................................... 25
2.4.1. Cỡ mẫu nghiên cứu: ................................................................................25
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu: ..........................................................................26
2.5.Các biến số và định nghĩa ................................................................................... 26
2.6. Phương pháp thu thập số liệu: ............................................................................ 27
2.7.Vấn đề đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 27
Chương 3 ................................................................................................................... 29
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 29
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ......................................................... 29
3.2. Kiến thức về bệnh và phòng bệnh cúm gia cầm của người chăn nuôi gia cầm . 30
3.2.1. Kiến thức về các loài gia cầm có thể bị cúm gia cầm của người CNGC 30
3.2.2. Kiến thức về sự lây truyền bệnh cúm gia cầm của người chăn nuôi gia
cầm ....................................................................................................................31
3.2.3. Kiến thức về các biện pháp phòng bệnh và phòng chống bệnh cúm gia
cầm của người chăn nuôi gia cầm .....................................................................31
3.2.4. Kiến thức về cách xử trí khi có gia cầm bệnh, chết không rõ lý do của
người chăn nuôi gia cầm ...................................................................................32
3.2.5.Kiến thức tổng hợp về bệnh và phòng chống bệnh CGC của người chăn

nuôi gia cầm ......................................................................................................32
3.3. Thực hành phòng chống bệnh cúm gia cầm của người CNGC ......................... 33
3.3.1. Thực hành về hình thức chăn nuôi gia cầm của người CNGC ...............33
3.3.2. Thực hành về tiêm vắc xin về bệnh và phòng chống bệnh cúm gia cầm
của người CNGC ...............................................................................................33
3.3.3. Thực hành về vệ sinh chuồng trại của người CNGC ..............................34
3.3.4. Thực hành về xử lý phân gia cầm của người CNGC ..............................34


iii

3.3.5. Thực hành về xử lý gia cầm ốm, chết của người CNGC ........................34
3.3.6. Các biện pháp phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm cho bản thân và gia
đình của người chăn nuôi gia cầm ....................................................................35
3.3.7.Các biện pháp để phòng chống bệnh cúm gia cầm cho đàn gia cầm của
người CNGC .....................................................................................................35
3.3.8. Đánh giá tổng hợp về thực hành phòng chống CGC của người CNGC .36
3.4. Tiếp cận thông tin về bệnh và phòng chống bệnh cúm gia cầm của người
CNGC ........................................................................................................................ 37
3.4.1. Nguồn thông tin mà người dân được tiếp cận về bệnh và phòng chống
bệnh cúm gia cầm của người CNGC: ...............................................................37
3.4.2. Hình thức truyền thông được người dân ưa thích về bệnh và phòng
chống bệnh cúm gia cầm của người CNGC: ....................................................38
3.5. Một số yếu tố liên quan kiến thức phòng chống CGC và một số yếu tố khác về
bệnh và phòng chống bệnh cúm gia cầm của người CNGC ..................................... 39
3.5.1. Mối liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học với kiến thức về bệnh
và phòng chống bệnh cúm gia cầm của người CNGC ......................................39
3.5.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học và thực hành về bệnh,
phòng chống bệnh cúm gia cầm của người CNGC...........................................40
3.5.3. Liên quan giữa kiến thức và thực hành về bệnh, phòng chống bệnh cúm

gia cầm của người CNGC .................................................................................41
3.5.4. Liên quan giữa các hình thức truyền thông và kiến thức, thực hành
phòng chống bệnh cúm gia cầm của người CNGC...........................................42
3.5.5. Mối liên quan giữa các hình thức truyền thông và thực hành phòng
chống bệnh cúm gia cầm của người CNGC ......................................................42
Chương 4 ................................................................................................................... 43
BÀN LUẬN .............................................................................................................. 43
4.1. Đặc điểm chung của người chăn nuôi gia cầm trong mẫu nghiên cứu: ............. 43
4.2. Kiến thức về bệnh và phòng bệnh cúm gia cầm ................................................ 44
4.2.1. Kiến thức về những loài gia cầm có thể bị cúm......................................44
4.2.2. Kiến thức về sự lây truyền bệnh .............................................................45


iv

4.2.3. Kiến thức về các biện pháp phòng bệnh cúm gia cầm ............................46
4.2.4. Kiến thức về biện pháp xử trí khi có gia cầm ốm, chết không rõ lý do ..47
4.3. Thực hành phòng chống cúm gia cầm ............................................................... 48
4.3.1. Về hình thức chăn nuôi gia cầm..............................................................48
4.3.2. Về thực hành tiêm vắc xin phòng CGC ..................................................49
4.3.3. Về thực hành vệ sinh chuồng trại ............................................................49
4.3.4. Về thực hành xử lý phân .........................................................................49
4.3.5. Về thực hành xử lý gia cầm ốm, chết......................................................50
4.4. Tiếp cận thông tin............................................................................................... 50
4.5. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống cúm gia cầm của người
chăn nuôi gia cầm của đối tượng nghiên cứu............................................................ 52
4.5.1. Liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức về bệnh và phòng chống
bệnh cúm gia cầm của người CNGC ................................................................52
4.5.2. Mối liên quan giữa tuổi và kiến thức về bệnh và phòng chống bệnh cúm
gia cầm của người CNGC .................................................................................52

4.5.3. Mối liên quan giữa phái và kiến thức về bệnh và phòng chống bệnh cúm
gia cầm của người CNGC .................................................................................52
4.5.5. Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành phòng chống cúm gia cầm
của người chăn nuôi gia cầm: ...........................................................................53
4.6. Khó khăn, hạn chế và những đóng góp của nghiên cứu ................................... 53
4.6.1. Khó khăn .................................................................................................53
4.6.2. Hạn chế....................................................................................................53
4.6.3. Đóng góp của nghiên cứu .......................................................................54
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 55
5.1. Thực trạng kiến thức, thực hành phòng chống bệnh cúm A trên gia cầm của
người chăn nuôi gia cầmcầm .................................................................................... 55
5.2. Những yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng chống bệnh cúm A
trên gia cầm của người chăn nuôi gia cầm ................................................................ 55
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 57


v

PHỤ LỤC .................................................................................................................. 60
Phụ lục 1: Định nghĩa các biến ................................................................................. 60
Phụ lục 2: Đánh giá kiến thức phòng chống cúm gia cầm ........................................ 62
Phụ lục 3: Đánh giá thực hành phòng chống cúm cho gia cầm: ............................... 65
Phụ lục 4: Phiếu phỏng vấn ....................................................................................... 68
PHIẾU PHỎNG VẤN............................................................................................... 68
Phụ lục 5. Kế hoạch nghiên cứu................................................................................ 80
Phụ lục 6. Kinh phí dự trù cho nghiên cứu ............................................................... 82


vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCH:

Bộ câu hỏi

CĐ, ĐH:

Cao đẳng, đại học

CNGC:

Chăn nuôi gia cầm

ĐTNC:

Đối tượng nghiên cứu

ĐTV:

Điều tra viên

FAO:

Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội


KAP:

Kiến thức, thái độ, thực hành

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

OIE:

Tổ chức Thú y Thế giới

TT:

Truyền thông

UNDP:

Tổ chức Phát triển Liên hợp quốc

VSF-CICDA

Tổ chức Nông nghiệp và Thú y không biên giới

WHO:

Tổ chức Y tế Thế giới

YTDP:


Y tế Dự phòng


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu................................................29
Bảng 3.2. Kiến thức của người CNGC về loài có thể bị cúmgia cầm của người chăn
nuôi gia cầm ..............................................................................................................30
Bảng 3.3. Kiến thức về đường lây truyền CGCcủa người chăn nuôi gia cầm ..........31
Bảng 3.4. Kiến thức về các biện pháp phòng bệnh và phòng chống bệnh cúm gia
cầm của người chăn nuôi gia cầm .............................................................................31
Bảng 3.5. Kiến thức về cách xử trí khi có gia cầm bệnh, chết không rõ lý do của
người chăn nuôi gia cầm ...........................................................................................32
Bảng 3.6. Mức độ thường xuyên làm vệ sinh chuồng trại của người CNGC ...........34
Bảng 3.7.Thực hành xử lý phân gia cầm của người CNGC .....................................34
Bảng 3.8. Thực hành xử lý gia cầm ốm, chết của người CNGC ..............................34
Bảng 3.9.Các biện pháp phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm cho bản thân và gia
đình của người chăn nuôi gia cầm ............................................................................35
Bảng 3.10. Biện pháp để phòng chống bệnh cúm gia cầm cho đàn gia cầm của
người CNGC .............................................................................................................35
Bảng 3.11. Nguồn thông tin mà người dân được tiếp cận về bệnh và phòng chống
bệnh cúm gia cầm của người CNGC ........................................................................37
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học với kiến thức về bệnh
và phòng chống bệnh cúm gia cầm của người CNGC ..............................................39


viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ kiến thức tổng hợp hợp về bệnh và phòng chống bệnh CGC của
người .........................................................................................................................32
Biểu đồ 3.2.Tỷ lệ thực hành về hình thức chăn nuôi gia cầm của người CNGC......33
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ thực hành về tiêm vắc xin của người CNGC ..............................33
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tổng hợp về thực hành phòng chống CGC của người CNGC .....37
Biểu đồ 3.5.Tỷ lệ hình thức truyền thông được người dân ưa thích về bệnh và phòng
chống bệnh cúm gia cầm của người CNGC ..............................................................38


ix

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút cúm A/H5N1 gây
ra, có tính lây lan mạnh với tỷ lệ chết cao và đặc biệt nguy hiểm là có thể lây sang
người. Trong quá khứ bệnh đã xảy ra ở nhiều nước, từ châu Á, châu Âu đến vùng
cận Đông và châu Phi. Vào cuối năm 2003 đến nay, dịch cúm gia cầm đã bùng phát
ở nhiều nước trong đó có Campuchia và Việt Nam. Tại tỉnh Đồng Tháp vào ngày
29/01/2014 tại huyện Thanh Bình xảy ra trường hợp mắc cúm gia cầm. Trung tâm
Y tế huyện Tháp Mười đã tiến hành truyền thông về bệnh trong 2 tuần.Những thông
tin về bệnh cúm gia cầm được người dân tiếp cận như thế nào. Họ đã và đang có
những biện pháp gì để bảo vệ sức khỏe của nhân dân cũng như bảo vệ cho đàn gia
cầm của họ.Có những yếu tố nào liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống
cúm gia cầm của họ. Để trả lời cho những câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu: “Thực trạng kiến thức và thực hành phòng chống bệnh cúm gia cầm của
người chăn nuôi gia cầm xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, năm
2017”với mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành phòng chống cúm gia
cầm và xác định một số yếu tố liên quan của người chăn nuôi gia cầm tại xã Mỹ
Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp với phương pháp nghiên cứu là mô tả cắt
ngang có phân tích. Đối tượng nghiên cứu là 297 người chăn nuôi gia cầm có độ

tuổi từ 16-64 tuổi tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp được phỏng
vấn thông qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Thời gian nghiên cứu từ tháng 3 đến
tháng 9 năm 2017.
Kết quả nghiên cứu cho thấy người chăn nuôi gia cầm có kiến thức tốt về
phòng chống cúm gia cầm là khá tốt, tỷ lệ người chăn nuôi gia cầm có kiến thức tốt
là 89,2%. Người chăn nuôi gia cầm có thực hành tốt về phòng chống cúm gia cầm
thấp (47,8%). Nguồn thông tin mà người chăn nuôi gia cầm được tiếp cận nhiều nhất
là qua ti vi (98,3%). Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy cần có các khuyến
nghị:
Đối với người chăn nuôi gia cầm: cần quan tâm tìm hiểu kiến thức và thực
hành về phòng chống cúm A trên cầm và các biện pháp phòng chống để bảo đảm


x

lợi ích cho bản thân và cộng đồng. Cần hợp tác tích cực hơn nữa với các ngành
chức năng và chính quyền địa phương cùng các hộ chăn nuôi gia cầm thực hiện
nghiêm chỉnh các biện pháp phòng chống cúm gia cầm.
Đối với Trung tâm Y tế huyện Tháp Mười: đa dạng hóa các hoạt động truyền
thông, chú trọng vào truyền thông trực tiếp qua nhân viên y tế, nhân viên thú y tới
người dân chăn nuôi gia cầm.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh cúm gia cầm là một bệnh do vi rút cúm gây bệnh cho các loài gia cầm
và có thể lây lan sang người. Bệnh cúm gia cầm xuất hiện lần đầu tiên ở Hồng Kông
năm 1997 với 18 trường hợp mắc. Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm mới nổi

có nguồn gốc từ động vật và khả năng lây sang người có tỷ lệ tử vong cao[9]. Lần
đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam là ở tỉnh Hà Tây vào tháng 12 năm 2003 và nhanh
chóng lan rộng trong cả nước[22]. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), riêng trong 3
tuần đầu tháng 01 năm 2015 tại Trung Quốc đã ghi nhận 16 trường hợp mắc cúm
A(H7N9), trong đó có 3 trường hợp tử vong nâng tổng số mắc cúm A(H7N9) từ
năm 2013 đến ngày 24/01/2015 là 486 trường hợp.
Tại Việt Nam hiện chưa phát hiện trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) trên gia
cầm và trên người. Đối với Cúm A(H5N1), ngày 06/01/2015, WHO thông báo bổ
sung 16 trường hợp mắc mới cúm A(H5N1) tại Ai Cập, trong đó có 02 trường hợp
tử vong, số mắc mới tại quốc gia này trong tháng 1/2015 lớn hơn số tích lũy của cả
năm 2014 (14 trường hợp mắc). Tích lũy từ năm 2003, thế giới ghi nhận 694 trường
hợp mắc, 402 trường hợp tử vong, tỷ lệ chết/mắc là 58%. Các trường hợp mắc đều
có tiền sử tiếp xúc với gia cầm, có các ổ dịch cúm gia cầm khu vực có ca bệnh.
Tại Việt Nam, năm 2014 có 02 trường hợp nhiễm cúm A(H5N1) tại Bình Phước và
Đồng Tháp, cả hai trường hợp đều tử vong, cả hai trường hợp này đều có tiển sử
tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh. Tích lũy từ đầu năm 2003 đến nay, Việt Nam ghi
nhận 127 trường hợp mắc, 64 trường hợp tử vong. Số mắc cao trong giai đoạn
2003-2010, từ năm 2011 đến nay ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh tại các địa
phương.
Tại tỉnh Đồng Tháp, tính từ năm 2004 đến nay, đã có 5 ca mắc cúm gia cầm
ở người được xác nhận và tất cả đều đã tử vong. Ngoài ra còn có 39 ca nghi cúm A
H5N1trong đó 19 ca tử vong. Với số tỉnh, thành phố công bố dịch tăng lên từng
ngày. Số lượng bệnh nhân lây nhiễm cúm từ gia cầm tuy ít, nhưng tỷ lệ tử vong đặc
biệt cao khoảng 50%[5].


2

Muốn làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho con người thì điều đầu tiên và cũng
là điều quan trọng nhất là kiểm soát chặt chẽ dịch cúm trên gia cầm. Sự thiếu hiểu

biết về bệnh và các biện pháp phòng chống sẽ dẫn đến thái độ thờ ơ, coi thường
dịch bệnh có thể làm cho dịch bệnh bùng phát.
Xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp là một xã thuần nông, chăn
nuôi gia cầm đang phát triển. Trong thời gian gần đây một số tỉnh ở đồng bằng sông
Cửu Long đang xảy ra dịch cúm gia cầm tại một số địa phương như tỉnh Sóc Trăng
với số lượng hơn 300 con vịt, Kiên Giang số vịt bị nhiễm cúm là 250 con, riêng tỉnh
Đồng Tháp cũng xảy ra dịch cúm gia cầm trên đàn gà hơn 50 con của một hộ gia
đình.
Để trả lời cho câu hỏi trên tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng kiến thức và
thực hành phòng chống bệnh cúm gia cầm của người chăn nuôi gia cầm xã Mỹ Hòa,
huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, năm 2017”. Sau khi nghiên cứu được tiến hành sẽ
giúp các ban ngành địa phương có được những thông tin về kiến thức và thực hành
phòng chống cúm gia cầm của người chăn nuôi gia cầm tại địa phương. Từ đó có
những chiến lược truyền thông hợp lý để nâng cao công tác phòng chống cúm gia cầm
tại địa phương.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu cụ thể
1. Mô tả kiến thức và thực hành về phòng chống bệnh cúm gia cầm của người
chăn nuôi gia cầm tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, năm
2017.
2. Xác định một số yếu tố liên quan tới kiến thức và thực hành về phòng chống
bệnh cúm gia cầm của người chăn nuôi gia cầm tại xã Mỹ Hòa huyện Tháp
Mười, tỉnh Đồng Tháp, năm 2017


4


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Bệnh cúm gia cầm:
1.1.1. Nguyên nhân
- Bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm do vi rút cúm type A thuộc họ
Orthomyxoviridae gây ra. Vi rút cúm A gây bệnh cho gia cầm, một số loài động vật có vú
và người. Bệnh cúm gia cầm động lực cao (HPAI) được Tổ chức Thú y thế giới (OIE) xếp
vào danh mục bảng A. Biến chủng H5N1 của vi rút cúm gà bắt đầu hoành hành từ năm
1997. Trước đây, loại vi rút này chỉ gây bệnh cho gia cầm, song hiện nay lại gây bệnh cho
cả thủy cầm và động lực của nó rất mạnh. Type vi rút này có tính biến dị cao, có thể kết
hợp với các type khác sinh ra đại dịch. Vi rút lây lan mạnh trong điều kiện độ ẩm cao và
nhiệt độ lạnh. Vi rút cúm cư trú trên các loài thủy cầm di cư như: cò ngỗng trời, vịt trời...
nên khả năng lây lan bệnh rất rộng và khó kiểm soát. Hiện nay, không một quốc gia nào
khẳng định có đầy đủ phương tiện và kỹ thuật để ngăn ngừa, chống lại đại dịch cúm này
nếu điều đó xảy ra.
- Loài mắc bệnh: gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng, đà điểu, các loài chim...
1.1.2. Triệu chứng của bệnh
- Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 21 ngày, có trường hợp kéo dài đến 28 ngày.
- Gà bị bệnh cúm thường sốt cao, chảy nước mắt, đứng tụm một chỗ, lông xù, phù
đầu và mắt, da tím tái, chân xuất huyết, chảy nước dãi, mào và yếm tím tái.
- Tỷ lệ mắc bệnh cúm và chết tùy thuộc vào loài vật mắc bệnh, động lực của virus
gây bệnh cũng như tuổi mắc và điều kiện môi trường. Trường hợp vi rút gây bệnh có động
lực cao, gà có thể chết 100%.
- Ngoài ra, khi gà bị cúm còn có thêm biểu hiện ăn ít, giảm sản lượng trứng, một số
con còn có biểu hiện bị co giật.
Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 3 ngày. Gà bị sốt, bỏ ăn, thở khó, phải há
mỏ để thở, dịch trong mũi, miệng, nước mắt chảy liên tục. Gà tiêu chảy, phân có
màu xanh vàng, mùi tanh. Mào vá tích sưng, xung huyết đỏ sẫm. Dấu hiệu đặc
trưng của bệnh cúm gà là da chân có tụ huyết. Đôi khi có triệu chứng thần kinh, đi



5

xiêu vẹo, quay cuồng rồi lăn ra chết. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh cúm
gia cầm, vì vậy biện pháp phòng ngừa phải được đặt lên hàng đầu.
1.1.3. Đường lây truyền
- Trực tiếp: Bệnh chuyển từ con nhiễm bệnh cho con khỏe.
- Gián tiếp: Bệnh truyền thông qua không khí, dụng cụ chăn nuôi, xe cộ, phân rác,
thức ăn, nước uống có chứa mầm bệnh.
1.1.4. Phòng bệnh
- Các trại chăn nuôi gia cầm áp dụng các biện pháp an toàn sinh học để ngăn chặn
mầm bệnh lây lan vào trại.
- Đổi mới phương thức chăn nuôi: Chăn nuôi tập trung, cách xa khu dân cư theo
quy trình khép kín là điều kiện hàng đầu trong phòng bệnh. Cần tổ chức mạng lưới cung
ứng vắc-xin đầy đủ và kịp thời để người dân chủ động tiêm phòng cho đàn gia cầm với tỉ
lệ 100%.
- Với các dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, dụng cụ bảo hộ lao động và
người vào trại phải được tiêu độc, khử trùng. Thức ăn nước uống, chất độn chuồng phải
đảm bảo không chứa mầm bệnh. Ngoài ra, người chăn nuôi nên đăng ký với trạm thú y
trên địa bàn để thẩm tra điều kiện vệ sinh thú y và cấp chứng nhận cho phép chăn nuôi.
Đăng ký với trạm thú y để tiến hành lấy mẫu huyết thanh xét nghiệm vi rút cúm theo quy
định.
- Thường xuyên sát trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, vệ sinh thức ăn, nước
uống, dụng cụ chăn nuôi. Hạn chế tối đa người ra vào trại, phương tiện vận chuyển trước
khi vào trại phải qua hố sát trùng ở cổng, đồng thời thường xuyên thay thuốc sát trùng tại
các hố trước cổng để ngăn chặn vi rút từ bên ngoài xâm nhập vào qua các phương tiện vận
chuyển.
- Tiêm phòng vắc-xin H5N1 cho gà, vịt. Gà 2 - 5 tuần tuổi 0,3ml/con; trên 5 tuần
tiêm 0,5ml/con; sau đó 4 tháng tiêm nhắc lại 1 lần. Vịt 2 - 5 tuần tuổi tiêm 0,5ml/con; sau

28 ngày tiêm nhắc 1ml/con; sau đó 4 tháng tiêm nhắc 1 lần.


6

- Cho gia cầm ăn đầy đủ khẩu phần các loại cám có chất lượng tốt và ổn định, cho
uống thêm B.Complex giúp cho gia cầm khỏe mạnh tăng sức đề kháng với bệnh. Ngoài
vaccine cúm gia cầm tiêm theo sự hỗ trợ của Nhà nước cần tiêm phòng định kỳ, đầy đủ
các loại vacxin thông thường như: Marek gà; Gumboro gà; đậu gà; tả gia cầm; tụ huyết
trùng gia cầm theo lịch của cơ quan thú y địa phương, giúp cho gia cầm miễn dịch với các
bệnh này.
- Chỉ nên mua gia cầm khỏe mạnh được tiêm phòng đầy đủ và có nguồn gốc rõ
ràng để nuôi. Lưu ý khi mua gia cầm về nên nhốt riêng cách xa đàn gia cầm gia đình đang
nuôi, cho uống thuốc bổ trong vòng 10-15 ngày bằng cách dùng nước sạch hòa với
B.complex cho uống 2 lần/ngày vào sáng và tối, sau thời gian cách ly thấy gia cầm khỏe
mới thả vào nuôi chung với đàn gia cầm đang nuôi.
- Những ngày thời tiết lạnh, thả gia cầm muộn và nhốt sớm. Duy trì nhiệt độ
chuồng nuôi và nhốt gia cầm theo ngày tuổi, tháng tuổi. Giữ chuồng luôn khô sạch, vệ sinh
chuồng trại định kỳ bằng các loại thuốc sát trùng có hiệu quả dài ngày (loại thuốc có thành
phần Iot như Han Iodine 10%), khoảng 7-10 ngày phun/lần sau khi dọn chất độn chuồng.
- Có thể cho gia cầm ngửi khói quả bồ kết định kỳ 5-7 ngày/lần, làm mũi gà thông
thoáng, phòng hiệu quả các bệnh về đường hô hấp và tiêu diệt virus cúm, giúp gia cầm
khỏe mạnh chống lại bệnh.
- Khoảng 2-3 ngày cho gà uống nước tỏi pha loãng/lần. Đập dập 2-3 củ tỏi sống, để
trong không khí 15-20 phút sau đem hòa với 10-15 lít nước đem cho gà uống, bã tỏi rải
quanh chuồng cho gà ngửi mùi. Các chất kháng sinh thực vật có trong tỏi tiêu diệt mạnh
virus cúm gia cầm.
- Kiểm soát giết mổ: Xây dựng các lò giết mổ gia cầm tập trung để kiểm soát
nguồn gốc và tình hình dịch bệnh, áp dụng dây chuyền giết mổ tự động và đóng gói sản
phẩm khi đưa ra tiêu thụ.

- Không buôn bán gia cầm sống tại các chợ và khu vực đông dân cư.
- Tăng cường dinh dưỡng: Trong khẩu phần ăn hàng ngày của gia cầm đảm bảo
đầy đủ dưỡng chất để tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
- Tiêu độc khử trùng: Phun thuốc sát trùng 2 lần/tuần bằng các loại thuốc thông
dụng như aldehyde (formol, glutaraldehyd), phenol, các phức hợp chứa Iodine, các loại


7

hóa chất gây ôxy hóa (sodium dodecyl sulfate). Chúng đều có hiệu quả trong diệt trừ mầm
bệnh ở ngoài môi trường, áo quần, dụng cụ, phương tiện vận chuyển.
- Giám sát chặt sức khoẻ đàn gia cầm, phát hiện nhanh những biểu hiện bất thường
như giảm ăn, giảm đẻ, gia cầm chết đột ngột đều phải lấy mẫu đi xét nghiệm.
- Thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc của gia cầm nuôi, chim và
gia cầm hoang dã, ngăn ngừa lây truyền bệnh qua các nhân tố trung gian như thức ăn,
nguồn nước, phương tiện vận chuyển, khách tham quan...
- Khi có kết quả xác định bệnh cúm phải thực hiện tiêu huỷ toàn đàn và các biện
pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
1.1.5. Phòng bệnh khi có dịch:
Gia cầm phải được chủng ngừa đầy đủ các bệnh truyền nhiễm, kể cả vaccine
ngừa bệnh cúm A/H5N1. Trước khi chủng ngừa vài ngày nên cho gà uống
thuốc Bio-Vitamin c 10% và Bio-Electrolytesđể giảm stress, tăng sức đề kháng và
tạo miễn dịch tốt cho gà sau tiêm chủng.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vào mùa lạnh phải giữ ấm chuồng trại.
Gà, vịt cũng dễ bị nhiễm giun sán làm chậm lớn, suy giảm miễn dịch, vì vậy phải
dùng thuốc Bio-Levaxantel để tẩy giun sán cho gà, vịt với liều 1ml/5kg thể trọng.
Sau khi dùng thuốc xổ vài ngày phải pha thuốc Bio-Vitasol, Bio-Aminosol ®, BioVita Fort cho gà uống để tăng sức đề kháng.
Nên dọn vệ sinh sạch sẽ phân và các chất độn chuồng, máng ăn máng uống
rồi sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi thật kỹlưỡng sau mỗi đợt xuất bán
gà, sau đó để trống chuồng trại một thời gian mới nuôi tiếp đợt khác.

Những loài như vịt xiêm, vịt, chim trời cũng có thể mang mầm bệnh nhưng
không biểu hiện triệu chứng, virus có trong nước dãi, nước mũi, phân, chúng phát
tán mầm bệnh từ nơi này đến nơi khác khi đi kiếm ăn trên cánh đồng hoặc vào trại
chăn nuôi. Vì thế người chăn nuôi không nên thả vịt, ngan, ngỗng ở những nơi có
nhiều loài chim hoang đến ăn, không chăn thả thủy cầm tràn lan trên đồng để ngăn
ngừa sự nhiễm bệnh và phát tán mầm bệnh trong quá trình chăn thả. Không nuôi
chung gà, vịt, vịt xiêm để tránh lây bệnh từ vịt qua gà.


8

1.1.6. Phòng bệnh khi trong vùng có dịch xảy ra
Virus gây bệnh lây lan bằng hai con đường, đó là qua đường hô hấp và tiêu
hóa. Mầm bệnh có trong không khí sẽ đi vào theo đường thở, hoặc mầm bệnh có
trong thức ăn nước uống sẽ theo đường tiêu hóa để vào cơ thể. Virus gây bệnh cúm
gia cầm tồn tại trong môi trường tự nhiên khá lâu từ 2 tuần đến hơn một tháng,
nhưng may mắn là chúng dễ bị tiêu diệt với một số hóa chất trong các thuốc sát
trùng như Bio-Guard, Bioxide, Biodine ®, Biosept ®...
Trong thời gian có dịch bệnh đe dọa thì cứ cách 2 ngày phun xịt một trong
các thuốc sát trùng vừa nói trên một lần để ngăn ngừa sự xâm nhập và phát tán mầm
bệnh.
Tăng sức đề kháng cho gia cầm bằng cách pha Bio-Vitamin C 10% vào nước
cho gia cầm uống.
Hạn chế người lạ vào trại.
Ở những nơi tiếp giáp với các vùng biên giới, bà con tuyệt đối không nên
mua bán, vận chuyển lén lút gia cầm, trứng gia cầm, các giống gà đá vào nội địa khi
mà những gia cầm và trứng gia cầm này chưa có giấy kiểm dịch động vật của cơ
quan thú y có thẩm quyền.
Khi trong trại có gia cầm chết, tuyệt đối không được vận chuyển ra khỏi trại
dù chưa biết gia cầm chết là do bệnh gì và phải khai báo cho cơ quan thú y biết.

Không được giết mổ để ăn hoặc đem bán, không được vứt xác bừa bãi ra đồng hoặc
dưới sông suối, mà phải bỏ gia cầm chết vào trong túi nylon và buộc miệng túi thật
kỷ, bỏ xuống hố sâu và rắc vôi bột lên trên trước khi lấp đất và nện kỷ.
1.1.7.Phòng bệnh cúm từ gia cầm lây sang người
Khi tiếp xúc với gà bệnh phải mặc đồ bảo hộ, đi ủng, đeo khẩu trang, mang
găng tay khi bắt và giết gà, sau đó rửa tay bằng thuốc sát trùng.
Nên ăn chín, uống sôi, không ăn thịt tái, không ăn tiết canh.
Mặc dù nhà nước đã có quy hoạch các điểm giết mổ tập trung, nhưng thực tế
hiện nay tại các chợ, khu vực chung quanh chợ tình trạng giết mổ gia cầm, kinh
doanh gia cầm sống, thịt và trứng gia cầm chưa qua kiểm tra của cơ quan thú y vẫn


9

phổ biến, đây là một nguy cơ tiềm tàng của việc bùng phát dịch bệnh.
Người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm gia cầm cần phải được kiểm dịch góp phần
ngăn ngừa dịch cúm xảy ra.
Bệnh cúm trên gia cầm gây nên bởi các vi rút cúm týp A, căn bệnh này được
phát hiện lần đầu tiên ở Italia vào năm 1878 còn vi rút cúm gia cầm được xác định
vào năm 1955[3]. Hiện nay bệnh cúm gia cầm có mặt ở rất nhiều nơi trên thế giới.
Vi rút cúm H5N1 bắt đầu xuất hiện và gây bệnh cho gia cầm ở Hồng Kông
vào năm 1997 và được dập tắt ngay sau đó bởi chính sách tiêu huỷ toàn bộ đàn gia
cầm của Chính quyền Hồng Kông. Sau một thời gian lắng dịu, vào cuối năm 2003
dịch cúm gia cầm H5N1 xuất hiện trở lại ở một số nước Châu Á như Hồng Kông,
Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Campuchia, Lào, Inđonêxia, trung Quốc,
Malaysia và Việt Nam. Suốt từ đó cho đến nay dịch bệnh luôn luôn tồn tại và tính
ngày 19/11/2010 dịch bệnh đã có mặt tại 15 quốc gia thuộc Châu Á, Châu Phi,
Châu Âu và Trung Đông [25].
Dịch cúm gia cầm H5N1 đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho các nước có
dịch, riêng tại Việt Nam ngay trong đợt dịch đầu tiên vào cuối 2003-2004 đã phải

tiêu huỷ khoảng 44 triệu con gia cầm, thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 3000 tỷ
đồng, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 0,5% [2], [6].
1.2.Tình hình bệnh cúm gia cầm týp A H5N1 trên thế giới
Dịch cúm A (H5N1) bắt đầu từ năm 1997 ở gia cầm, sau đó gây nhiễm và tử
vong ở người tại nhiều nước châu Á. Hiện nay, dịch cúm ở gia cầm đã xảy ra và lưu
hành ở 17 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á, Châu Âu, Trung Đông
và Châu Phi [25].
Vi rút cúm A (H5N1) theo chim di trú đã lan sang lãnh thổ Mông cổ, Nga, từ
đó theo đường di cư của chim qua Azecbaizan, Iran, Iraq, Georgia, Ukraine, từ đây
là cửa ngõ để vi rút lan tới châu Âu. Những thông tin mới nhất cho thấy tình hình
dịch cúm ở gia cầm đang diễn biến rất phức tạp, có chiều hướng lan rộng trên toàn
thế giới. Đã phát hiện thêm các trường hợp gia cầm, chim hoang chết nghi nhiễm
cúm gia cầm hoặc khảng định nhiễm vi rút cúm A (H5N1) tại các nước châu Âu,
châu Á như: Đức, Anh, Thuỵ Điển, Croatia, Đài Loan và Trung Quốc [6].


10

Các quốc gia ghi nhận kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A (H5N1) tại
4 quốc gia của Đông Nam Á cụ thể: Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia với
tổng số 149 người (tử vong 83) [25].
Hiện nay, dịch cúm A(H7N9) tại Trung Quốc vẫn chưa được khống chế và
có nguy cơ bùng phát. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Trung Quốc đã ghi
nhận 16 trường hợp mắc cúm A(H7N9), trong đó có 3 trường hợp tử vong nâng
tổng số mắc cúm A(H7N9) từ năm 2013 đến ngày 24/01/2015 là 486 trường hợp
mắc (Trung Quốc 469: Đài Loan: 04, Hồng Kông: 12, Malaysia: 01, trong đó có
185 trường hợp tử vong. Số mắc có xu hướng lan rộng xuống các tỉnh phía Nam của
Trung Quốc, gần biên giới với Việt Nam. Tại Việt Nam hiện chưa phát hiện trường
hợp nhiễm cúm A(H7N9) trên gia cầm và trên người.
Hiện nay tình hình dịch cúm A (H7N9) ở Trung Quốc đang diễn biến rất

phức tạp, hiện tiến sát biên giới Việt Nam với tốc độ đột biến, gia tăng về cả khu
vực có người mắc và số ca mắc, số ca tử vong. Thống kê cho thấy, từ tháng 10-2016
đến nay, nước này đã ghi nhận 425 trường hợp mắc cúm A(H7N9), với tỷ lệ tử
vong cao (khoảng hơn 40%). Trong số 13 tỉnh, thành phố của Trung Quốc ghi nhận
ca mắc, Quảng Đông, Quảng Tây là nơi có giao lưu thương mại, du lịch nhiều với
nước ta. Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng, các trường hợp mắc hầu hết có tiền sử
phơi nhiễm với gia cầm sống tại các chợ buôn bán gia cầm, hoặc với môi trường bị
ô nhiễm do gia cầm nhiễm bệnh. Đến thời điểm này, nước ta chưa ghi nhận trường
hợp nào mắc bệnh cúm A(H7N9). Tuy nhiên, Bộ Y tế nhận định khả năng xâm
nhập của dịch bệnh này vào nước ta là hoàn toàn có thể, nhất là trong mùa đông xuân, là mùa của dịch cúm với các điều kiện thích hợp, như thời tiết, độ ẩm, nhiệt
độ... cùng với tình trạng phức tạp về nhập lậu, buôn bán gia cầm từ Trung Quốc vào
Việt Nam.
Đối với dịch cúm A (H5N1), tình hình cũng đang diễn biến phức tạp ở cả
trong nước và nước ngoài. Theo thông báo của Tổ chức Thú y quốc tế, trong tháng
1-2017 đã xảy ra một số ổ dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm tại tỉnh Xvây-riêng
(Cam-pu-chia), là tỉnh có chung đường biên giới với nước ta. Theo báo cáo của Cục
Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ đầu năm đến nay đã ghi nhận


11

ba ổ dịch cúm A (H5N1) tại: Xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long (Bạc Liêu); xã
Diễn Thắng, huyện Diễn Châu (Nghệ An); xã Trực Thuận, huyện Trực Ninh (Nam
Định). Bên cạnh đó, một ổ dịch cúm A (H5N6) cũng được ghi nhận tại xã Phổ
Cường, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi). Ở Việt Nam hiện lưu hành cúm mùa với ba
chủng là Cúm A (H3N2), cúm B, cúm A(H1N1).
Đối với Cúm A(H5N1), ngày 06/01/2015, WHO thông báo bổ sung 16
trường hợp mắc mới cúm A(H5N1) tại Ai Cập, trong đó có 02 trường hợp tử vong,
số mắc mới tại quốc gia này trong tháng 1/2015 lớn hơn số tích lũy của cả năm
2014 (14 trường hợp mắc). Tích lũy từ năm 2003, thế giới ghi nhận 694 trường hợp

mắc, 402 trường hợp tử vong, tỷ lệ chết/mắc là 58%. Các trường hợp mắc đều có
tiền sử tiếp xúc với gia cầm, có các ổ dịch cúm gia cầm khu vực có ca bệnh.
1.3. Tình hình cúm gia cầm và dịch cúm A H5N1 trên người ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình dịch cúm H5N1 trên gia cầm
Theo báo cáo của Cục Thú y, dịch cúm gia cầm xuất hiện lần đầu tiên ở Việt
Nam vào cuối tháng 12 năm 2003, và được dập tắt trong vòng 2 tháng, nhưng kể từ
đó cho đến nay năm nào dịch cũng tái diễn, tính đến nay đã có 4 đợt dịch cúm gia
cầm xảy ra ở Việt Nam [5].
Đợt 1: từ tháng 12 năm 2003 đến 30/3/2004: dịch cúm xuất hiện đầu tiên ở
Hà Tây, Long An và Tiền Giang và nhanh chóng lây lan khắp cả nước trong một
thời gian ngắn. Tính đến ngày 27/2/2004 đã có 2.574 xã, phường (24,6% tổng số xã,
phường ở Việt Nam) của 381 huyện, thị (60% tổng số huyện, thị) ở 57 tỉnh và thành
phố báo cáo có dịch cúm gia cầm. Tổng số gia cầm bị nhiễm bệnh, chết và tiêu huỷ
trong đợt dịch này là 43,9 triệu con (chiếm 16,79% tổng đàn gia cầm).
Đợt 2: từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2004, dịch xuất hiện lẻ tẻ và chủ yếu ở
các hộ chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ, lẻ trên 17 tỉnh. Trong đợt dịch này chỉ có
84.000 gia cầm bị tiêu huỷ.
Đợt 3: từ tháng 12/2004 đến tháng 4/2005: Dịch xảy ra ở 36 tỉnh thành phố
với số gia cầm bị tiêu huỷ là khoảng 1,85 triệu con.
Đợt 4: từ tháng 10/2005 đến cuối tháng 12/2005: Dịch xảy ra ở 23 tỉnh và
thành phố, tổng số gia cầm tiêu huỷ là khoảng 3,5 triệu con.


12

Tại Việt Nam, năm 2014 có 02 trường hợp nhiễm cúm A(H5N1) tại Bình
Phước và Đồng Tháp, cả hai trường hợp đều tử vong, cả hai trường hợp này đều có
tiển sử tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh. Tích lũy từ đầu năm 2003 đến nay, Việt
Nam ghi nhận 127 trường hợp mắc, 64 trường hợp tử vong. Số mắc cao trong giai
đoạn 2003-2010, từ năm 2011 đến nay ghi nhận rải rác một số trường hợp mắc bệnh

tại các địa phương. Năm 2015, chưa ghi nhận trường hợp mắc mới. Đối với cúm
A(H5N6), A(H5N8) và cúm A(H5N2), trên thế giới, trong khoảng thời gian cuối
năm 2014 đến đầu năm 2015, tại nhiều nước trên thế giới như Đức, Trung Quốc,
Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan tiếp tục ghi nhận các vụ
dịch do vi rút cúm A(H5N8) ở các trang trại gia cầm. Cuối năm 2014, Ủy ban Nông
nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) đã đưa ra thông báo công bố phát hiện nhiều trang
trại nuôi ngan/ngỗng có thủy cầm nuôi chứa vi rút cúm A(H5N2) là chủng vi rút
cúm mới xuất hiện lần đầu tiên. Hiện trên thế giới chưa ghi nhận trường hợp nào
nhiễm các vi rút cúm gia cầm nói trên ở người, tuy nhiên các chủng vi rút này có
thể lây truyền từ gia cầm sang người.
Tại Việt Nam, đến nay vẫn chưa ghi nhận trường hợp mắc cúm A(H5N8) và
cúm A(H5N2) trên cả gia cầm và người, tuy vậy trong năm 2014 đã ghi nhận các ổ
dịch cúm A(H5N6) trên gia cầm tại một số tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Tĩnh, Quảng
Trị, Quảng Ngãi. Phú Thọ, Bắc Giang, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam. Kết quả xét
nghiệm bằng giải trình tự gen của các mẫu vi rút cúm A(H5N6) phát hiện ở Việt
Nam thấy có sự tương đồng đến 99% với chủng vi rút cúm A(H5N6) gây bệnh trên
người tại Trung Quốc.
Để phát hiện sự lưu hành của các chủng vi rút cúm, đặc biệt là các chủng vi
rút gây bệnh nguy hiểm và sự biến đổi gen của vi rút cúm, từ năm 2006 hệ thống
giám sát trọng điểm cúm đã được thiết lập. Trong năm 2014 và 03 tuần đầu năm
2015 đã xét nghiệm 5.907 mẫu bệnh phẩm bệnh nhân có hội chứng cúm, viêm
đường hô hấp cấp tính và viêm phổi nặng, kết quả chung cho thấy trong số các
trường hợp viêm đường hô hấp cấp chủ yếu là chủng vi rút cúm B chiếm 58%, tiếp
đến là chủng vi rút cúm A(H3) chiếm tỷ lệ 29% và chủng vi rút cúm A(H1N1) đại
dịch chiếm 13%, không ghi nhận cúm A(H7N9) tại Việt Nam.


13

Nguy cơ xâm nhập các trường hợp nhiễm cúm gia cầm vào Việt Nam là rất

lớn, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Bộ Y tế đã ban hành và chỉ đạo các
tỉnh, thành phố triển khai quyết liệt thực hiện Kế hoạch hành động phòng, chống
bệnh cúm A(H7N9) theo 4 tình huống dịch bệnh, bảo đảm việc đáp ứng phòng
chống dịch một cách hiệu quả. Ngoài ra, đẩy mạnh phối hợp với các Bộ, ngành, Uỷ
ban nhân dân các tỉnh, thành phố kích hoạt khởi động toàn hệ thống vào cuộc để
triển khai công tác phòng chống dịch tới các địa phương.
Dịch cúm gia cầm H5N1 ở Việt Nam có những đặc điểm dịch tễ học như: tập
trung dọc 2 hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Mê Kông, nơi có mật độ chăn
nuôi vịt cao hơn các vùng khác. Đợt dịch thứ nhất chủ yếu xảy ra ở khu vực chăn
nuôi gia cầm công nghiệp, còn các đợt dịch sau thường xuất hiện lẻ tẻ ở các hộ gia
đình chăn nuôi quy mô nhỏ, thả rông [17].
1.3.2. Tình hình dịch cúm H5N1 trên người
Từ khi xuất hiện tháng 12/2003 đến đầu tháng 12/2015, tại Việt Nam đã có
127 trường hợp được xác định nhiễm cúm A/H5N1 trên 40 tỉnh, thành phố, trong đó
có 64 ca tử vong (tỷ lệ chết/mắc gần bằng 50%). Các giai đoạn có bệnh nhân cúm
gia cầm xuất hiện song song với các vụ dịch trên gia cầm và chia làm 4 giai đoạn :
Giai đoạn 1: từ 12/2003 đến 3/2004 có 23 trường hợp mắc, 16 tử vong (tỷ lệ
chết/mắc 69%); Giai đoạn 2: từ 19/7/2004 đến 28/8/2004 có 4 trường hợp mắc, tất
cả đều tử vong (tỷ lệ chết/mắc 100%); Giai đoạn 3: từ 16/12/2004 đến tháng11/2004
có 65 trường hợp nhiễm cúm A/H5N1 trong đó có 3 trường hợp nhiễm không triệu
chứng, 62 bệnh nhân, 22 ca tử vong mắc, (tỷ lệ chết/mắc 33,8 %); Giai đoạn 4:Từ
tháng 10/2005 đến tháng 12 năm 2015, có 38 trường hợp mắc và tử vong là 22, (tỷ
lệ chết/mắc 61,29 %).
Dịch cúm gia cầm trên người tại Việt Nam có những đặc điểm dịch tễ học
sau: Dịch xuất hiện chủ yếu tập chung vào các tháng mùa đông - xuân (khi thời tiết
lạnh ẩm) và đó là khoảng thời gian mà bệnh cúm và hội chứng viêm đường hô hấp
cấp nói chung có tỷ lệ mắc cao nhất. Tuy nhiên vẫn có các ca bệnh xảy ra vào các
thời gian khác trong năm (phụ thuộc vào tình hình dịch trên đàn gia cầm tại địa
phương) [10].



×