Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã chí viễn, huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.67 KB, 68 trang )


Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Uỷ ban Nobel Hoà Bình của Na uy (Ông Ole Danbolt Mjoes
năm 2006) đã từng nói rằng: “ Không thể hoà bình vĩnh cửu nếu các nhóm
dân chúng không tìm được cách thoát khỏi cảnh nghèo khó”[14]. Và phát
triện kinh tế hộ gia đình là một điều tất yếu phải thực hiện.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loại người, gia đình có một vai trò
rất quan trọng, vì nó không chỉ là “tế bào”mà nó còn là đơn vị sản xuất, hay
một chủ thể tiêu dùng cơ bản với nhưng nhu cầu phong phú để đảm bảo cuộc
sống cho các thành viên trong gia đình. Lực lượng này là nền tảng của nền kinh tế,
góp phần đảm bảo an ninh lương thực, giữ vững an ninh chính trị - xã hội.
Kinh tế hộ gia đình có đóng góp lớn cho kinh tế nông nghiệp, sản xuất
lúa gạo đạt tỷ suất hàng hoá khoảng trên 50%, cà phê 4,5%, cao su 85% , chè
trên 60%, điều trên 90% (bản tin khoa học & công nghệ phục vụ lãnh đạo, tạp
chí hoạt động khoa học ngày 01 tháng 7 năm 2009)[6]. Tuy nhiên, một thực tế
đáng lo ngại đó là vẫn còn một số bộ phận không nhỏ hộ gia đình đang loay
hoay trong cảnh sản xuất tự cấp, tự túc thẩm chí còn nhiều hộ sản xuất tự
nhiên, nhất là ở vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nền kinh tế hàng
hoá phát triển thấp, đồng thời dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo. Tỷ lệ hộ
nghèo cả nước là 28,9%, trong đó nông thôn là 35,7% (thấp nhất là vùng
Đông Nam Bộ 22%, cao nhất là vùng Tây Bắc 68,7%)[6]. Theo điều tra của
các cơ quan chuyên môn thì chênh lệch về thu nhập giữa nông dân với các
thành phần dân cư khác, hiện cách nhau từ 5- 7 lần, cá biệt có nơi tới hàng
1
chục lần. Sự chênh lệch quá xa về kinh tế, đời sống sẽ dẫn đến bất ổn về xã
hội, chính trị.
Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay kéo theo một thưc
trạng đáng lo ngại là việc di dân của người dân từ nông thôn lên thành thị để
tìm kiếm việc làm nhằm tăng thu nhập cho đời sống do cuộc sống của họ ở


nông thôn rất vất vả và nghèo khổ. Tuy nhiên, điều này đã vô tình gián tiếp
đến nông thôn đứng trước sự mất cân bằng sinh thái và dẫn đến sự lão hoá ở
nông thôn. Nó có thể mang đến những hậu quả không lường trước được cho
đất nước. Giải quyết các vẫn đề phát triển kinh tế hộ gia đình của các địa
phương chậm phát triển tại Việt Nam là một vô cùng cấp bách cho sự phát
triển nền kinh tế chung của đất nước. Làm thế nào để người dân nông thôn
tìm được con đường phát triển và mở mang kiến thức ngay tại chính địa
phương của họ là một bài toán khó mà những người làm khoa hoc, Đảng và
Nhà Nước ta cần tìm lời giải đáp?.
Nằm trong dòng chảy của sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất
nước, kinh hộ gia đình của người dân xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh, tỉnh
Cao Bằng cũng có những điều kiện và cơ sở chung. Là một xã miền núi vùng
cao, xã Chí viễn có tổng diện tích đất tự nhiên là 4.395,43 ha được chia thành
23 xóm hành chính, có 03 dân tộc Tày, Nùng, Kinh cùng chung sống, trong
đó tày là đông nhất 783/ 906 hộ chiếm 86,42 %, (theo số liệu tổng điều tra
nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản xã Chí Viễn năm 2011)[8]. Xã có địa
hình phức tạp chủ yếu là đồi, núi cao, dân cư sống không tập trung chủ yếu
nằm rải rác theo trục đường tỉnh lộ 206 và các khe núi, trình độ dân trí không
đồng đều, kinh tế toàn xã chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các ngành
nghề khác chưa phát triển, do đó người dân chỉ có thu nhập mùa vụ thu hoạch
nông sản như tháng 6- 7 thu hoạch ngô, tháng 9- 10 thu hoạch lúa. Thời gian
còn lại là thời gian nông nhàn nên hầu như không có thu nhập. Hơn nữa một
2
thực trạng đáng lo ngại là những tháng đầu năm 2010 thời tiết diễn biến phức
tạp rét đậm rét hại kéo dài làm chết 286 con Trâu, Bò và 12,6 ha ngô không
mọc được, đến tháng 5 – 6 lại bị chuột phá hoại ngô, tháng 7 – 8 bị sâu cuốn
lá, sâu năn phá hoại lúa mùa đã làm sản lượng lương thực cây có hạt giảm
đáng kể. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2010 là 2.624 tấn thấp
hơn so với năm 2009 là 40 tấn. Xuất phát từ thực trạng trên và nhằm hạn chế
những khó khăn của người dân nông thôn xã Chí Viễn, phát huy được thế

mạnh sẵn có của địa phương trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“ Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế
hộ gia đình tại xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”.
1.2. Mục đích của nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế hộ gia đình, từ đó đề xuất một
số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình góp phần đẩy mạnh kinh tế
nông nghiệp và nâng cao đời sống cho người dân xã Chí Viễn.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.
- Đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã giai
đoạn 2009 – 2011.
- Nghiên cứu tác động của các chính sách có tác động tới phát triển
kinh tế hộ gia đình tại xã.
- Phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá
trình phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn xã.
- Đề xuất được một số giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm
nâng cao đời sống cho người dân xã Chí viễn.
1.4. Ý nghĩa của đề tài.
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và trong khoa học.
3
- Đề tài giúp cho bạn thân vận dụng được những kiến thức đã học vào
trong thực tế.
- Tạo cho sinh viên một tác phong làm việc tự lập trước khi ra trường.
- Nâng cao năng lực chuyên môn, tích luỹ được kinh nghiệm cho bản
thân sau khi tốt nghiệp ra trường.
- Đề tài cũng được coi là tài liệu tham khảo cho trường, khoa, lớp
trong cùng ngành và các sinh viên của các khoá học sau.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp cho các nhà quản lý, các
ban ngành lãnh đạo nhận thấy rõ thế mạnh, cơ hôị của địa phương từ đó khắc
phục những khó khăn, thách thức nhằm phát triển kinh tế hộ.

4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế hộ gia đình
Kinh tế gia đình là loại hình kinh tế tương đối phổ biến và được phát
triển ở nhiều nước trên thế giới. Sự trường tồn của hình thức sản xuất này
đang tự chuyển mình để trở thành một thành phần kinh tế của xã hội phát
triển, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Ở
Việt Nam, kinh tế hộ gia đình cũng có vai trò và ý nghĩa to lớn, bởi vì nước ta
bước vào nền kinh tế thị trường với hơn 70% dân số đang sinh sống ở vùng
nông thôn với xuất phát điểm thấp, kinh tế hộ gia đình đang là một đơn vị sản
xuất phổ biến. Đây là mô hình kinh tế có vị trí quan trọng trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế vĩ mô, nhằm huy động mọi nguồn lực tiến
hành sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước.
Việc nghiên cứu về phát triển kinh tế hộ gia đình là rất quan trọng bởi
các lý do sau:
+ Nông dân là tầng lớp xã hội đông nhất, luôn đi đầu trong các cuộc
cách mạng, hy sinh nhiều cho đất nước, cho chế độ cũng là thực hiện công
bằng xã hội. Phải làm thế nào để khu vực nông thôn tăng trưởng nhanh hơn,
thu nhập của người nông dân tăng cao hơn và đời sống của người dân ấm no
hơn?. Đó là những câu hỏi không dễ gì có thể tìm được lời giải đáp.
+ Kinh tế hộ gia đình là thành phần cơ bản thúc đẩy cho sự phát triển:
Kinh tế hộ gia đình không chỉ hiện sự bền vững trong cộng đồng kinh
tế xã hội, mà nó còn là thành phần chủ yếu cung cấp nông sản cho xã hội. khi
nhắc tới những thành tựu chung của kinh tế đất nước như giữ được vị trí thứ
hai thế giới về xuất khẩu cà phê, gạo; Đứng đầu về xuất khẩu điều và hạt tiêu,
5
một trong 10 nước hàng đầu về thuỷ sản (tác giả Phương Thảo, ngày31 tháng
3 năm 2011, Báo thương mại) ,thì phải nói, kinh tế hộ nông nghiệp trong
nông thôn đã đóng vai trò chính trong việc tạo ra lượng hàng hoá lớn để phục

vụ xuất khẩu. Trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, đã có 6 mặt hàng đạt kim
ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Cụ thể là: Thuỷ sản 5 tỷ USD, Lâm sản và gỗ
3,6 tỷ USD, cà phê trên 1 tỷ USD, điều hơn 1tỷ USD, gạo trên 3 tỷ USD, cao
su 2 tỷ USD (tác giả Xuân Thanh, cập nhật ngày 30 tháng 12 năm 2010) [7].
Do đó thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển là thúc đẩy kinh tế chung của xã
hội phát triển.
+ Kinh tế hộ gia đình là nền tảng kinh tế góp phần đảm bảo an ninh lương thực
An ninh lương thực luôn là mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam và
nhiều nước trên thế giới. Với Viêt Nam, từ một nước phải triền miên nhập
khẩu lương thực, chúng ta đã vươn lên vị trí “ cường quốc” xuất khẩu gạo,
Năm 2010 đạt sản lượng gần 7 triệu tấn xuất ra thị trường thế giới (Nguyễn
Trần Minh – Báo công an nhân dân ngày 07 tháng 3 năm 2011). Để có được
những kết quả là nhờ sự đóng góp đáng kể của kinh tế hộ gia đình. Thành tựu
này có vai trò rất quan trọng với sự ổn định chính trị, xã hội; Góp phần thúc
đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. để đạt được những
thành tựu này phải kể đến vai trò không nhỏ của các hộ gia đình, hộ nông dân
trong việc sản xuất nông nghiệp.
+ Kinh tế hộ gia đình có vai trò quan trọng trong việc trực tiếp sử dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) và góp phần đổi mới công nghệ sản
xuất. Ví dụ như áp dụng các mô hình trang trại: Mô hình sản xuất chuyên
canh trong nông nghiệp (chuyên chăn nuôi: Bò sữa; cá; tôm; cua , chuyên
trồng trọt: Chè; cà phê; cao su ); Mô hình nông lâm kết hợp (mô hình này
6
được phát triển rộng rãi tại các vùng trung du và miền núi, cây trồng gồm:
Cây rừng, đậu đỗ, cây ăn quả ).
2.1.1. Khái quát chung về kinh tế hộ gia đình.
- Khái niệm về hộ gia đình
Chỉ là một hình thức tồn tại của một kiểu nhóm xã hội lấy gia đình làm
nền tảng. Hộ gia đình trước hết là một tổ chức kinh tế có chất hành chính và
địa lý. Ở nông thôn có nhiều kiểu tổ chức hộ gia đình, như hộ gia đình nông

nghiệp (thuần nông), hộ gia đình nông – phi nông (hỗn hợp), hộ gia đình phi
nông nghiệp (hộ phi nông) [2].
Ngoài ra hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ sở, tức là vừa là đơn vị sản
xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng, vừa là chủ thể kinh doanh, vừa là đơn vị xã hội.
Là một nền kinh tế nhỏ nằm trong nền kinh tế của đất nước. trong thời kỳ đổi
mới, kinh tế đất nước có sự phát triển đáng kể, đời sống của đại bộ phận
người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên ở các vùng nông thôn, vùng sâu,
vùng xa, vùng dân tộc ít người vẫn còn một bộ phận dân cư phải sống trong
hoàn cảnh khó khăn, nghèo đói, vì vậy phải phát triển kinh tế hộ gia đình là
một biện pháp tốt có tác động trực tiếp tới đời sống của người dân.
- Khái niệm về kinh tế hộ gia đình
Kinh tế hộ gia đình là loại hình kinh tế, trong đó các hoạt động sản xuất
chủ yếu dựa vào lao động gia đình (là tất cả những người trong gia đình có
khả năng lao động và sẵn sàng tham gia lao động, để sản xuất hàng hoá và
dịch vụ đáp ứng nhu cầu của gia đình hay xã hội) và mục đích của loại hình
kinh tế này trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình (không phải mục
đích chính là sản xuất hàng hoá để bán). Tuy nhiên các hộ gia đình cũng có
thể sản xuất để trao đổi nhưng ở múc độ hạn chế.
7
- Khái niệm về phát triển và phát triển kinh tế hộ gia đình
Phát triển được coi như là một tiến trình biến chuyển của xã hội, là
chuỗi những biến chuyển có mối quan hệ qua lại với nhau. Sự tồn tại và phát
triển xã hội hôm nay là sự kế thừa những di sản đã diễn ra trong quá khứ [4].
Phát triển theo khái niệm chung nhất là việc nâng cao hạnh phúc của
người dân bao hàm nâng các chuẩn mực sống, cải thiện các điều kiện giáo
dục, sức khoẻ, sự bình đẳng về các cơ hội ngoài ra việc đảm bảo về các
quyền chình trị và công dân là những mục tiêu rộng hơn của phát triển. Có thể
hiểu phát triển là việc tạo điều kiện cho con người sinh sống ở bất cứ nơi nào
đều được thoả mãn các nhu cầu sống của mình, có mức tiêu thụ hàng hoá và
dịch vụ tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có trình độ học vẫn cao, được

hưởng những thành tựu về văn hoá và tinh thần có đủ điều kiện cho một môi
trường sống lành mạnh, được hưởng các quyền cơ bản của con người và được
đảm bảo an ninh, an toàn, không có bạo lực [4].
Qua những khái niệm trên ta có thể nói một cách khái quát khái niệm
về phát triển kinh tế hộ gia đình như sau: Phát triển kinh tế hộ gia đình là việc
áp dụng các kỹ thuật tiến bộ và mô hình canh tác thích hợp với khả năng lao
động của gia đình và điều kiện đất đai, tự nhiên để sản xuất kinh doanh, tăng
thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần xây
dựng đất nước.
2.1.2. Vai trò của kinh tế hộ gia đình trong nông nghiệp nông thôn
- Khái niện về nông nghiệp
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia
súc, tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng
chính và chăn nuôi đàn gia súc. Công việc nông nghiệp cũng được biết đến
bởi những người nông dân, trong khi đó các nhà khoa học, những nhà phát
8
minh thì tìm cách cải tiến phương pháp công nghệ và kỹ thuật để đạt tăng
năng suất cây trồng và vật nuôi (bách khoa toàn thư mở Wikipedia)[5].
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi
nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển
và nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế.
Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế
biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch.
- Khái niệm về nông thôn.
V Stroverov – Nhà xã hội học người Nga đã đưa ra một định nghĩa khá
bao quát, khi ông cho rằng: “ Nông thôn với tư cách là khách thể nghiên cứu
xã hội học về một phân hệ xã hội có lãnh thổ xác định đã định hình từ lâu
trong lịch sử. Đặc trưng của phân hệ xã hội này là sự thống nhất đặc biệt của
môi trường nhân tạo với các điều kiện địa lý - tự nhiên ưa trội với kiểu loại tổ
chức xã hội phân tán về mặt không gian”. Tuy nhiên nông thôn cũng có nét

đặc trưng riêng của nó. Cung theo nhà xã hội học này, “ nông thôn phân biệt
với đô thị bởi trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp kém hơn, bởi thua kém
hơn về mức phúc lợi xã hội, sinh hoạt”.
Trong thời kỳ đổi mới, một số người nông dân đang chịu tác động của
quy luật phân hoá, chuyển đổi thành những người.
- Vai trò của kinh tế hộ gia đình trong nông nghiệp và nông thôn với sự
phát triển nền kinh tế của đất nước khi gia nhập WTO
Khu vực kinh tế nông nghiệp – nông thôn đóng vai trò hết sức quan
trọng đối với các quốc gia đang phát triển. Phần lớn dân số và lao động đều
sống ở khu vực nông thôn ( hơn 70%), họ sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, và
kinh tế nông thôn tạo điều kiện cung cấp hàng hoá để trợ giúp khu vực đô thị
9
phát triển. Trong khủng hoảng vừa qua, nông nghiệp, nông thôn đá góp phần
chặn đà suy thoái của các ngành, các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Khủng
hoảng kinh tế khiến tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp sụt giảm
nhưng mức tăng trưởng bình quân trong 5 năm 2006 - 2010 vẫn đạt trên
3,4% vượt chỉ tiêu chính phủ đề ra cho ngành là 3- 3,2%. Tại Việt Nam, điều
này được khảng định thông qua hàng loạt chính sách và định hướng của Đảng
và chính phủ đối với kinh tế khu vực nông nghiệp – nông thôn, trong đó Nghị
Quyết 26 – NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của bộ chính trị về phát triển
tam nông đã nêu rõ “nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ tổ quốc,
là cơ sở và lực lượng quan trọng đẻ phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ
vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh – quốc phòng; Giải quyết vẫn đề
nông nghiệp, nông thôn và nông dân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và
toàn xã hội”[15]
Trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm do khủng hoảng toàn cầu thì nông
nghiệp đã đứng vững và chứng tỏ được vai trò trụ đỡ. Nó được thể hiện sau
khi Việt Nam gia nhập WTO( tổ chức thương mại tế giới), nông nghiệp đã đạt
được những kết quả rõ rệt. Giá trị xuất khẩu tiếp tục duy trì đà tăng. Nếu như

năm 2007, giá trị xuất khẩu đạt xấp xỉ 12,5 tỷ USD thì năm 2008 , con số này
là 16 tỷ USD và năm 2009 xuất khẩu đạt 15,6 tỷ USD. Cán cân thương mại
nông lâm thuỷ sản năm 2007 xuất siêu 5,450 tỷ USD, năem 2008 tiếp tục tăng
xuất siêu với mức 5,874 tỷ USD và năm 2009 là 7,3 tỷ USD[16].
Như vậy, khi hội nhập WTO với 3 cú sốc về giá lương thực, giá xăng
dầu, và khủng hoảng kinh tế toàn cầu phủ “óng đen” lên Việt Nam, nông
nghiệp đã thể hiện được vai trò “ trụ đỡ” trong việc chống chọi với những
tác động của khủng hoảng kinh tế.
10
2.1.3. Các yêu cầu để phát triển kinh tế hộ gia đình.
Để phát triển kinh tế hộ gia đình cần những yêu cầu sau [9]
Thứ nhất: căn cứ vào điều kiện, khả năng của từng hộ gia đình mà
chọn từng cách phát triển kinh tế hộ gia đình. Có các cách phát triển kinh tế
hộ gia đình như
+ Sản xuất nông nghiệp theo hướng chỉ sản xuất một loại sản phẩm
nông nghiệp (lương thực, nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản, cây lâm nghiệp, cây
công nghiệp ); hoặc có thể nhiều loại kết hợp (VAC, VACR ).
+ Kết hợp vừa làm nông nghiệp vừa làm ngành nghề: Ví dụ; Làm rừng
- nghề mộc; nuôi tằm - dệt lụa
+ Chuyên làm nghề thụ công nghiệp, nghề truyền thống: Ví du: Làm
mỹ nghệ; Mộc; Chế biến nông sản; Làm thổ cẩm; Mây tre đan;
+ Buôn bán: Những hộ gia đình có điều kiện thuận lợi ở những nơi dân
cư tập trung đông hơn thì có thể mở quán bán những mặt hàng phục vụ cho
cuộc sống hàng ngày của người dân. Còn nếu những người dân không có
những điều kiện thuận lợi như vậy có thể trung chuyển sản phẩm theo hình
thức bán lẻ, bán buôn, kinh doanh thu gom phân phối
Thứ hai: Để một hộ gia đình ở nông thôn phát triển được kinh tế thì cần
phải có những điều kiện sau: Điều kiện cần: Đất sản xuất (ruộng, đất lâm
nghiệp, đất trồng cây hoa màu, đất để chăn nuôi gia cầm, gia súc ),sức lao
động, vốn và tài sản của hộ gia đình; điều kiện đủ: Kiến thức sản xuất, thị

trường tiêu thụ
Thứ ba: Gia đình được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, Nhà
nước, xã hội và các tổ chức kinh tế, xã hội khác cùng tham gia giải quyết các
vấn đề trên cơ sở các hoạt động can thiệp, hỗ trợ các tác động, chính sách
11
như: Được hướng dẫn, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi
sao cho phù hợp trình độ, kinh tế của từng hộ gia đình và phù hợp với từng
điều kiện của địa phương. Phát huy vai trò của các tổ chức kinh tế trong và
ngoài nước, các tổ chức của chính phủ, phi chính phủ trong việc đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như: Điện, Đường, Trường, Trạm; các công
trình thuỷ lợi, các dự án tạo điều kiện cho người dân và nông thôn phát triển.
Thứ tư: Người dân nông thôn cần phải thực hiện tốt những biện pháp
sau để phát triển kinh tế hộ gia đình
1. Phát huy tốt các mặt tích cực của sản xuất truyền thống, các phong
tục tập quán như: Kinh nghiêm sản xuất, cách khắc phục tác động khắc nghiệt
của thiên nhiên, biết chọn lọc những giống cây trồng bàn địa đã được chọn
lọc có tính thích nghi cao
2. Tham gia các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,
tham gia các buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về sản xuất, giá cả, thị
trường tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất trong và ngoài địa phương,
tham gia vào các chương trình xây dựng mô hình trình diễn.
3. Học tập và làm theo các mô hình sản xuất thích hợp: Mô hình
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt
mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn (VAC, VAR,
SALT ), mô hình nông lâm kết hợp
4. Tích cực chủ động tìm các nguồn vốn (vốn vay ưu đãi, hay các
nguồn vốn vay tín dụng ), vật tư sản xuất (giống cây trồng, con nuôi phù hợp
cho năng xuất, chất lượng phù hợp với điều kiện của địa phương, ít rủ ro hơn).
5. Mạnh dạn mua sắm các trang thiết bị máy móc phục vụ cho việc sản
xuất( máy bừa, máy cày ), chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch

12
Thứ năm: Sản xuất phải gắn liền với thị trường và khả năng tiêu thụ sản
phẩn, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất sao cho phù hợp với điều kiện sản
xuất và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng.
2.1.4. Một số mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình.
Tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng mà có
thể vận dụng các mô hình kinh tế hộ gia đình sản xuất hàng hoá nhằm nâng
cao năng lực sản xuất và đời sống của các hộ gia đình [6].
Mô hình sản xuất chuyên canh trong nông nghiệp
Chuyên chăn nuôi: Bò sữa, cá, tôm, cua, hươu, rắn mô hình này đang
phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Đồng bằng Sông
Hồng (ĐBSH), ven biển miền Trung.
Chuyên ngành trồng trọt: Chè, cà phê, cao su mô hình này chủ yếu ở
trung du, miền núi phía bắc, tây nguyên nam trung bộ. Đây là mô hình các hộ
kinh tế mà sản phẩm của họ làm ra là nguyên liệu dành cho doanh nghiệp
(DN) chế biến.
Mô hình hộ gia đình chuyên canh nông nghiệp phù hợp và phổ biến ở
gần các đô thị, DN (cao su, chè, cà phê, bông, mía đường hoặc xí nghiệp chế
biến giấy). Mô hình này thường có quy mô lớn, khối lượng hàng hoá nhiều,
cho thu nhập ổn định, đời sống người dân được cải thiên. Tuy nhiên, dễ gặp rủi ro
do giá cả biến động theo thị trường, ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, khí hậu.
Mô hình sản xuất lúa nước – nuôi cá nước ngọt – nuôi gia cầm.
Phát triển chủ yếu ở vùng ĐBSH và ĐBSCL, các tỉnh vùng trũng. Mô
hình này thực sự có hiệu quả. Doanh thu nhiều hộ hàng năm đạt hàng trăm
triệu đồng, thu nhập đạt hàng chục triệu đồng. Đây là những nông hộ cung
13
cấp lượng nông sản hàng hoá lớn cho xuất khẩu. Tuy nhiên, những vấn đề
như dịch bệnh, giá cả bấp bênh và thiếu thông tin về thị trường có ảnh hưởng
lớn đến sự bền vững của mô hình.
Mô hình hộ liên kết chăn nuôi lợn theo phương thức bán công nghiệp

thâm canh lúa, màu
Mô hình này đã và đang phát triển có hiệu quả ở ĐBSH loại mô hình
này cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các hộ , giữa hộ với các chủ thể thu gom,
chế biến, xuất khẩu. Đẻ mô hình phát triển cần đảm bảo quy trình kỹ thuật
chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh, chuồng trại hiện đại; có giống lợn và giống
lúa tốt. Bên cạnh đó, các chủ hộ cũng cần xác định quy mô hợp lý, chủ động
nguồn thức ăn và nắm chắc thông tin thị trường tiêu thụ.
Mô hình sản xuất cây giống - vật nuôi
Đây là mô hình phát triển sản xuất giống cây trồng ở trung du, miền núi
(giống, cà phê, cao su, chè, cây ăn quả các loại); Giống vật nuuôi ở ĐBSCL,
ĐBSH, ven biển (giống tôm, cua, cá ,ba ba). Mô hình này rất hấp dẫn về các
loại giống mới, đặc sản, giống sạch, có chất lượng và sản lượng cao, có giá trị
trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Mô hình này có lãi cao nhưng chủ hộ
phải có vốn lớn, nắm vững khoa học kỹ thuật, việc nhân rộng không dễ.
Mô hình nuôi bò sữa- chế biến- tiêu thụ tại chỗ .
Mô hình này được phát triển ở ngoại thành Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh
hoặc các vùng có khí hậu thuận lợi như Mộc Châu (Sơn La), Vĩnh Phúc, Lâm
Đồng.Nếu chế biến và marketing tốt, có trang thiết hiện đại, tổ chức quản ký
tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thì mô hình này sẽ đạt hiệu quả và phát triển bền
vững. Tuy nhiên hiện nay mô hình này đang gặp khó khăn do giá cả biến
động theo chiều không có lợi cho nông dân.
14
Mô hình chuyên canh rau, hoa, quả xuất khẩu dịch vụ thương mại tại nhà
Mô hình này đang phát triển mạnh tại vùng ven Đà Lạt (Lâm đồng),
vùng có khí hậu á nhiệt đới: Sa Pa (Lào Cai), Lạng Sơn, Cao Bằng, Tam Đảo
(Vĩnh Phúc), Lục Ngạn (Bắc Giang). để mô hình này phát triển, các hộ cần
nâng cao chất lượng, hình thức, khả năng bảo quản và uy tín trên thị trường.
Mô hình nông – lâm kết hợp.
Loại mô hình này được phát triển rộng rãi ở vùng trung du và miền núi.
Cây trồng gồm: Cây rừng, cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp, cây

đặc sản. Vật nuôi gồm: Trâu, bò, lơn, dê, gia cầm, chim Hoạt động lâm
nghiệp như bảo vệ, khai thác, trồng, sơ chế, chăm sóc, cải tạo rừng Phương
thức canh tác đặc trưng là canh tác trên đất dốc.
Hiện nay, một số nơi đã xuất hiện các nghề như dịch vụ du lịch sinh
thái, sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu. Mô hình này còn khó khăn về vốn,
khả năng ứng dụng TBKH, hạ tầng cơ sở
Mô hình sản xuất nông nghiệp kiêm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
Mô hình này thường hoạt động thành làng, gần đây có nơi đã phát triển
thành quy mô nhiều làng, xã. Dù hoạt động tiểu thủ công nghiệp có phát triển,
nhưng đa phần các hộ gia đình đều không quên giữ đất để sản xuất và chăn
nuôi nhằm tự túc lương thực, thực phẩm. Mô hình này đang có những tồn tại
về mặt bằng sản xuất, gây ô nhiễm môi trường, rất cần có quy hoạch lại.
Mô hình sản xuất – kinh doanh tổng hợp
Mô hình này hình thành ở các Thị Trấn, Thị Xã hoặc các trung tâm
cụm xã theo đầu mối giao thông. Sản xuất nông lâm nghiệp – kinh doanh tổng
hợp là mô hình kinh tế hộ ngày càng có hiệu quả ở nhiều địa phương, nhất là
ở các Tỉnh Trung du, miền núi.
15
Xu hướng phát triển các hộ gia đình này sẽ thành các trang trại gia đình
hoặc DN tư nhân. Đồng thời có quy mô và vốn lớn, các hộ này có kinh doanh
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng hoặc thu gom, chế biến sản
phẩm.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế hộ gia đình tại một số nước trên thế giới
2.2.1.1. Tín dụng vi mô để giúp người nghèo tự tổ chức sản xuất, kinh doanh
ở quy mô kinh tế hộ gia đình tại Bangladesh
Bangladesh là một quốc gia ở vùng Nam Á, ba phía tây, bắc và đông
giáp với Ấn độ, cực đông nam giáp với Myanmar và phía nam là vịnh bengal.
Với dân số xềp thứ bảy trên thế giới 147 triệu người, Bangladesh là một trong
những nước nghèo có mật độ dân số cao nhất thế giới và thu nhập quốc dân

bình quân đầu người một năm còn rất thấp, theo giá hiện hành năm 2010 là
641 USD [14]. Theo mô hình của Yunus (Muhammad Yunus, người đã đạt
giải NoBel hoà bình năm 2006 với thành tích giảm đói nghèo ở quốc gia này
thông qua các khoản tín dụng vi mô để giúp người nghèo tự tổ chức sản xuất,
kinh doanh ở quy mô kinh tế hộ gia đình), các “Doanh nghiệp” gia đình siêu
nhỏ được vay các khoản tín dụng nhỏ theo nhóm, tự giác kiểm soát lẫn nhau
về việc trả lãi vay và nợ gốc, làm sao không để các cá nhân trong nhóm lâm
vào tình trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả. Một trong những
hành động đầu tiên của ông là nhằm vào phụ nữ để cho vay vì theo ông đây là
các đối tượng nghĩ đến gia đình và tương lai nhiều hơn nam giới, vốn chỉ
muốn giải quyết những nhu cầu của cá nhân. Kết quả đạt được của mô hình
này là tới năm 2008, ngân hàng này đã có hơn 2100 chi nhánh và 7,6 tỷ USD
Mỹ được cho hàng triệu hộ vay. Đã có hơn một nửa những người vay tiền của
16
Yunus, khoảng 50 triệu người thoát nghèo. Có tới 97% người nghèo vay tiền
Yunus và tỷ lệ trả nợ là 98% phải nói đây là một con số rất cao[14].
Đây chính là hoạt động tài chính vi mô, cung cấp các khoản vay rất
nhỏ, gọi là tín dụng vi mô cho các hộ nghèo để giúp họ tự khởi tạo các hoạt
động sản xuất, kinh doanh nhỏ. Tài chính vi mô cũng thường kéo theo nhiều
dịch vụ tài chính khác như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm vì những người
nghèo vẫn có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm tài chính, nhưng lại không dễ tiếp
cận được các tổ chức tài chính, chính thức vì có quá nhiều thủ tục ràng buộc.
Tín dụng vi mô có thể được coi là một trong những phát minh về kinh
tế nội bật. thông qua hình thức cho vay vốn nhỏ, một lượng lớn hộ gia đình ở
nông thôn và những khu vực có thu nhập thấp có khả năng tiếp cận với những
nguồn vốn vay một trong những hình thức tín dụng vi mô có khả năng triển
khai tại Việt Nam là ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông vào việc
triển khai dịch vụ. Nước ta còn nghèo và với khoảng hơn 70% dân số sống ở
vùng nông thôn, vì vậy nếu mô hình tín dụng vi mô được triển khai thì hộ gia
đình sẽ có thêm cơ hội phát triển kinh tế gia đình, bớt phụ thuộc vào các

nguồn vay không chính thống khác.
2.2.1.2. Phát triển kinh tế hộ bằng cách phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà lan
Hà lan là một nước nghèo tài nguyên, diện tích nhỏ song đã xây dựng
được một nền nông nghiệp có tính cạnh tranh cao phát triển bền vững và có
hiệu quả cao nhất thế giới.
Đất đai Hà Lan hiến hoi, diển tích đất canh tác 910.000 ha, đất trồng cỏ
1.020.000 ha, diện tích đất canh tác khoảng 0,058 ha/người, là mức thấp nhất
của thế giới. Trên đất lục địa, đất nông nghiệp và phi nông nghiệp có tỷ lệ
30/70. Trong đất nông nghiệp tỷ lệ sử dụng để trồng cỏ 51,4%, cây nông
nghiệp là 41,3 %, cây hoa – rau – cây cảnh 5,7%. Trong đất phi nông nghiệp,
17
rừng chiếm 9,5 %, đất ở là 6,6 %, đất bảo hộ tự nhiên 4,1 %, đất nghỉ 2,4 %,
đất đường xá 4,0%, đất công nghiệp và xây dựng 3,8 %. Hà Lan đã đạt được
những thành tựu vượt trội về phát triển nông nghiệp [13].
Hiệu suất xuất khẩu nông sản đứng đầu thế giới
Có 9 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu thế giới, có 3 mặt
hàng đứng thứ hai thế giới.
+ Mức xuất khẩu về nông sản cũng vượt nhiều cường quốc nông
nghiệp thế giới.
+ Theo cách tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ dựa vào “ đồng USD quốc
tế” của tổ chức FAO, thì hiệu suất sản xuất của đất ở Hà Lan năm 1991 Đạt
2.468 USD/ ha, hiệu suất lao động đạt 44.339 USD/ người. Hiệu suất lao
động tuy thấp hơn Mỹ một chút, hiệu suất đất thì cao hơn hẳn mọi nước trên
thế giới[13].
Trên thị trường thế giời, các mặt hàng nông sản của Hà Lan có sức
cạnh tranh cao dựa vào những giải pháp chủ yếu sau đây:
- Dựa vào vốn và kỹ thuật cao, trong đó nổi bật nhất là hoa và cây cảnh
là những ngành sản xuất đòi hỏi nhiều vốn và kỹ thuật, đồng thời phải có một
hệ thống dịch vụ cao cấp mới có thể vận chuyển những mặt hàng này ra nước
ngoài. Khoai tây, vốn là một loại “ thực phẩm bình dân” của thế giới, giá cả

bình thường, nhưng do Hà Lan tạo được giống khoai tây có kích cỡ đều đặn,
vỏ nhẵn bóng được coi là “ lương thực thứ hai” được thế giới ưa chuộng, từ
đó có thị trường xuất khẩu ổn định, nhất là cung cấp cho nhu cầu chế biến
thức ăn nhanh.
- Đổi mới phương thức sản xuất, để tăng sức cạnh tranh: Hà Lan dùng
vốn và công nghệ cao để thay thế có hiệu quả nguồn qũy đất hiếm hoi, sử
18
dụng nhà kính để sản xuất cà chua, dưa, ớt quanh năm tiết kiệm đất, tăng hiệu
suất đất. Phương thức sản xuất gà đẻ trứng, lợn thị cũng được cải tiến để bảo
vệ môi trường, đảm bảo yêu cầu sức khoẻ động vật và chất lượng quốc tế, có
hiệu quả cao.
- Tăng giá trị gia tăng nhờ vào chế biến sâu:
Trải qua mấy trăm năm cải tiến các công nghệ truyền thống về chế biến
pho mát, bơ, sữa tạo được uy tín quốc tế. Công nghệ chế biến ca cao, cà phê
từ thời kỳ thực dân vẫn còn phát huy tác dụng trong công nghiệp chế biến
hiện nay. Nhiều loại nguyên liệu không sản xuất được hoặc thiếu thì dựa vào
nhập khẩu, thông qua chế biến sâu, đã vươn ra chiếm lĩnh thị trường thế giới
với giá trị gia tăng rất lớn.
Kinh nghiệm cho Việt Nam
Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ gia đình bằng
cách phát triển nông nghiệp bền vững của các quốc gia trên thế giới, sẽ giúp
ích cho việt nam rất nhiều bài học trong chiến lược phát triển nền nông nghiệp
của mình. Có thể tổng kết và đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam trong tiến trình phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững:
1. Xác định đúng mỗi quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong
quá trình công nghiệp hoá đất nước. Nông nghiệp và công nghiệp là ngành có mỗi
quan hệ mật thiết với nhau, tạo điều kiện và thúc đẩy nhau cùng phát triển.
2. Cần đầu tư thích đáng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông
dân. Cần phải có những cơ chế chính sách đầu tư một cách hợp lí, hiệu quả,
nhất là đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

3. Phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tài nguyên môi trường.
19
4. Phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn liền với vẫn đề xoá đói giảm
nghèo, nâng cao mức sống của cư dân nông thôn.
5. Phát triển nền nông nghiệp phải phù hợp với quy luật của thị trường .
2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế hộ gia đình tại Việt Nam.
Việc phát triển kinh tế hộ có nhiều thay đổi cả về phương thức quản lý
lẫn lao động sản xuất, nhất là từ khi phong trào hợp tác xã mất dần động lực
phát triển. Mốc quan trọng của sự thay đổi đó là sự ra đời của chỉ thị 100,
ngày 13/ 01 / 1981 của ban bí thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán
sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã. tiếp theo đó, nghị
quyết 10, ngày 5/ 4/1988 của Bộ chính trị về đổi mới quản lý nông nghiệp đã
tạo cơ sở quan trọng để kinh tế hộ trở thành đơn vị kinh tế tự chủ trong nông
nghiệp [17]
Hiện nay nhờ tiến bộ của KTKT, các hộ gia đình làm kinh tế hiệu quả
thường áp dụng các mô hình sản xuất áp dụng kết hợp nhiều loại sản phẩm
nông nghiệp vừa tận dụng được thế mạnh và kinh nghiệm của địa phương, gia
đình vừa nhằm hạn chế được rủi ro, thất thu và tăng thu nhập, tận dụng được
lực lượng lao động nhàn rỗi do thời vụ .
Một số mô hình kinh tế hộ gia đình sản xuất điển hình sử dụng kỹ thuật
canh tác tiến bộ phổ biến theo trình độ phát triển, thích hợp với vùng sinh thái
tự nhiên và khu vực địa lý mà các hộ gia đình áp dụng làm ăn có hiệu quả là:
Một số mô hình kinh tế làm ăn hiệu quả của một số gia đình trong việc
phát triển mô hình
1. Làm giàu từ mô hình vườn rừng của gia đình Bà Chu thuý Sung ở
thôn Quảng trung 2, xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn, 60 tuổi và là công
nhân đã nghỉ hưu:
20
+ Học hỏi những khoa học kỹ thuật và cách chăm sóc trong trồng trọt
và chăn nuôi.

+ Vay vốn đầu tư 80 triệu đồng mua cây con giống và thuê nhân công
lao động cải tạo vườn đất bỏ hoang trở thành một khu vườn rừng trồng cây ăn
quả tổng hợp, đem lại nguồn lợi kinh tế cao.
+ Lựa chọn những cây trồng phù hợp với vùng đất và năng xuất cao:
Cây ăn quả: Vải thiều, Hồng bảo Lâm, trám tráng, Cam , quýt , cây bầu
gió( cây trầm hương), Hạt dẻ Trùng Khánh.
+ Kết hợp chăn nuôi gia cầm, ong lấy mật.
Kết quả thu được:
Hiện nay gia đình bà có 11,3 ha vườn rừng, trong đó 4,5 ha trồng cây
thông đang cho khai thác lấy nhựa, 6,8 ha diện tích đất còn lại bà trồng 4.900
cây ăn quả các loại: Vải thiều, hồng Bảo Lâm, trám trắng, cam, quýt và 1000 cây
bầu gió (cây trầm hương). Trong đó cây dẻ Trùng Khánh và cây vải thiều muộn
không hạt chiếm số lượng lớn đã cho thu hoạch; Tổng thu nhập từ chăn nuôi
và trồng trọt trên dưới 150 triệu đồng / năm.
Kinh nghiệm
Cần cù chịu khó, dám nghĩ, dám làm
Tham khảo một số mô hình kinh tế hộ gia đình làm trang trại cho thu
nhập cao và rút ra kinh nghiệm, và những người có chuyên môn: Cán bộ xã,
cán bộ khuyến nông
Không chỉ biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc là đủ, mà
còn đòi hỏi phải phù hợp với đất đai thổ nhưỡng mới đem lại hiệu quả kinh tế
Lấy ngắn nuôi dài, tức là chăn nuôi gia súc và ong bước đầu tạo thu
nhập cho gia đình và lấy vốn để chăm sóc cây trồng.
21
Làm kinh tế vườn rừng không được nóng vội, phải kiên trì, chịu khó
quan sát sự phát triển của các loại cây.
2. Mô hình vườn rừng của Ông Nguyễn Thanh Sơn thôn Đầm Hồng 1,
xã Ngọc Hội, Chiêm Hoá Tuyên Quang
+ Ông làm trang trại bắt đầu từ năm 1999, Ông đấu thầu với Lâm
Trường Chiêm hoá (nay là công ty Lâm trường Chiêm Hoá), 1 ha ao để nuôi cá.

+ Ông quy hoạch ao, một phần diện tích ao rào lại để nuôi 500 con vịt
siêu trứng, diện tích ao còn lại ông nuôi cá thịt.
+ Ông xây lò ấp trứng với số trứng ông thu được mỗi ngày, một phần
trứng ông bán, phần còn lại mang ấp để bán trứng vịt lộn.
+ Đến năm 2003 ông xây hệ thống chuồng trại nuôi lợn cạnh ao cá thịt,
vừa thuận tiện vệ sinh chuồng trại, vừa tận dụng chất thải làm thức ăn cho cá.
Phương pháp nuôi kết hợp cho ăn thức ăn công nghiệp và ngô, sắn của gia
đình sản xuất ra, cộng thêm bỗng rượu, mỗi năm gia đình ông nuôi 2 lứa lợn,
mỗi lứa từ 50 đến 55 con lợn.
+ Cùng với với chăn nuôi, ông Sơn nhận 2 ha đất đồi để trồng keo, mỡ (cây
keo to hiện có đường kính trên 40 cm). trên vườn rừng ông kết hợp nuôi gà thả.
Kết hợp thu được:
Với cách làm này, từ năm 2005 đến nay mỗi năm ông bán được trên 5
tấn thịt thu trên 180 triệu đồng.
Năm 2008, tổng thu nhập của gia đình ông từ nuôi vịt, cá, gà, lợn, vườn
rừng, cây ăn quả đạt 844,4 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 190 triệu đồng. Với
mô hình kinh tế trang trại, gia đình ông Sơn còn tạo được việc làm cho hai lao
động tại địa phương, với mức thu nhập 1,5 triệu đồng/người/tháng.
22
Kinh nghiệm của gia đình
+ Năng động, nhạy bén, dám nghĩ dám làm
+ Nghiên cứu khả năng của bản thân, gia đình học tập kinh nghiệm các
mô hình sản xuất giỏi, tranh thủ sự giúp đỡ từ nhiều phía: Gia đình, anh em,
người thân trong thôn.
+ Tham khảo ý kiến với cán bộ xã, với những người có chuyên môn,
cán bộ khuyến nông.
+ Sắp xếp lao động hợp lý, đổi công cho anh em trong gia đình, họ
hàng; Sử dụng lao động dư thừa của bà con dân tộc vào lúc nông nhàn như:
Thuê, vay công
+ Tranh thủ sự giúp đỡ, trợ giúp của lâm trường, tập thể và Nhà nước.

+ Bản thân là người quyết định các hoạt động kinh tế trong gia đình,
phải học và hiểu được các kiến thức cơ bản để áp dụng trong công việc, biết
cách ghi chép, lập kế hoạch và hạch toán sản xuất, biết cách chi tiêu hợp lý
trong gia đình và phân bổ đầu tư cho sản xuất.
Phát triển kinh tế hộ gia đình bằng cách phát triển rừng tại xã Bình trung,
huyện Chợ đồn, tỉnh Bắc Kạn [18]
+ Đặc điểm của xã Bình Trung:
Xã Bình Trung có diện tích tự nhiên hơn 6.500 ha nhưng chỉ có gần
300 ha đất nông nghiệp, còn lại là rừng và đất lâm nghiệp. Trên địa bàn xã, có
Nhà máy sản xuất giấy để Bình trung thường xuyên tiêu thụ lâm sản cho nhân
dân và tỉnh lộ 254 chạy xuống tỉnh Thái nguyên. Dân sinh sống tại xã người
dân tộc H Mông.
+ Chiến lược của xã:
23
Xác định phát triển lâm nghiệp là lĩnh vực sản xuất chính ở địa phương,
đến nay Bình trung đã cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho nhân
dân quản lý, sử dụng. Rừng có chủ nên được khoanh nuôi, bảo vệ tốt, không
còn tình trạng cháy rừng, phát, phá rừng làm nương, làm rẫy như những năm
trước.
Việc khoanh nuôi, tỉa thưa rừng vầu, tre bán cho nhà máy sản xuất giấy
để Bình trung mang lại nguồn thu nhập chính cho bà con.
+ Kết quả
Tại xã có rất nhiều hộ gia đình giàu lên từ kinh tế rừng. Chỉ tính riêng
năm 2010 nhân dân trong xã Bình Trung đã bán 1.226 tấn nguyên liệu giấy và
hàng nghìn khối gỗ rừng trồng với số tiền thu được gần một tỷ đồng . Giải
quyết việc làm và thu nhập ổn định từ rừng là động lực để nhân dân tích cực
trồng rừng sản xuất. Từ 2005 đến năm 2010, nhân dân xã Bình trung đã trồng
được 542 ha rừng, chủ yếu là keo và mỡ. Trong đó Nhà Nước đầu tư vốn hơn
134 ha, diện tích còn lại là do nhân dân tự đầu tư. Do đó tỷ lệ che phủ rừng đã
nâng lên 50% năm 2005, lên hơn 60% diện tích tự nhiên như hiện nay. Diện

tích rừng trồng, chỉ vài năm nữa sẽ cho thu hoạch, mang lại nguồn thu lớn cho
nhân dân trong xã. Từ kinh tế rừng mang lại, đời sống nhân dân Bình Trung
được cải thiện rõ rệt mỗi năm giảm bình quân 5% số hộ nghèo, đến nay 80%
số hộ trong xã có điện lưới quốc gia, có ti vi và cơ bản không còn nhà tạm.
+ Tồn tại
Tuy nhiên trong khi nghề rừng đang trở thành nghề sản xuất chính của
vùng, thì những lớp tập huấn về lĩnh vực này lại chưa được mở nhiều, do cấp
xã không có kinh phí để tổ chức lớp học, mời giáo viên. Những năm gần đây,
nhân dân trong xã tự bỏ vốn trồng hàng trăm ha rừng sản xuất, nhưng lại chưa
có kỹ thuật, chủ yếu làm theo kinh nghiệm. Vốn để thâm canh rừng cũng rất
24
thiếu nên mới chỉ trồng rừng ở mức độ quảng canh, chất lượng trồng rừng
chưa đạt yêu cầu, năng suất rừng trồng thấp. Điều này gây láng phí tài nguyên
đất lâm nghiệp. Hơn nữa vì chu kỳ trồng rừng phải sau bảy đến tám năm mới
cho khai thác mà thời gian vay vốn chỉ có hạn. Nếu giải quyết được hai vẫn
đề này thì kinh tế lâm nghiệp ở huyện Chợ Đồn sẽ phát triển hơn.
Xã Chí viễn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng có diện tích đất tự
nhiên là 4.395,43 ha trong đó
Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 3.177,31 ha, đất sản xuất nông nghiệp
là 921,34 ha và có những điều kiện tự nhiên - xã hội tương tự như xã Bình
Trung,huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, vì vậy có thể học hỏi thông qua những
kinh nghiệm trồng rừng và sử dụng rừng một cách kinh tế và bền vững của
người dân xã Bình Trung nhằm tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống
cho người dân trong xã.
Vấn đề phát triển kinh tế hộ gia đình đã được nhiều nhà khoa học nghiên
cứu và đưa ra những giải pháp
Phát triển kinh tế hộ gia đình luôn là đối tượng được mọi người quan
tâm và nghiên cứu, nếu kinh tế gia đình phát triển, đời sống con người được
nâng cao thì nền kinh tế của đất nước đó mới có thể một cách bền vững được.
Vì vậy, nghiên cứu vẫn đề này sẽ không bao giờ là cũ cả, do nếu đặt kinh tế

hộ gia đình trong bối cảnh đất nước như lúc các nhà khoa học đang nghiên
cứu và đưa ra giải pháp thì nó chỉ hợp lý lúc đó, còn khi kinh tế của thế giới
cũng như kinh tế nước biến động thì liệu có còn hợp lý nữa hay không?. Hơn
nữa gia đình ở nông thôn là những người chủ yếu lao động trong lĩnh vực
nông nghiệp, vậy để đảm bảo ổn định lương thực cho gần 90 triệu dân trong
một vài năm nữa như ở nước ta thì chính phủ cũng là các nhà khoa học phải
nghiên cứu bản chất của vẫn đề đó là kinh tế hộ gia đình. Theo ông Donald
25

×