Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Thực trạng tồn dư kháng sinh và kiến thức, thái độ, thực hành của chủ gia trại trong sử dụng kháng sinh trên gà tại huyện châu thành, tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.19 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ HƢƠNG ANH

THỰC TRẠNG TỒN DƢ KHÁNG SINH
VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
CỦA CHỦ GIA TRẠI
TRONG SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN GÀ
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TÂY NINH
NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ HƢƠNG ANH

THỰC TRẠNG TỒN DƢ KHÁNG SINH
VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH
CỦA NGƢỜI CHỦ GIA TRẠI
TRONG SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN GÀ
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TÂY NINH
NĂM 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG


MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐẶNG VĂN CHÍNH
TS.TRẦN THỊ TUYẾT HẠNH

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, em xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy
chƣơng trình Cao học Y tế Công cộng khóa 19 – Trƣờng Đại học Y tế Công cộng,
những ngƣời truyền đạt cho em các kiến thức hữu ích làm cơ sở cho em thực hiện
tốt luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS. Đặng Văn Chính và cô TS. Trần
Thị Tuyết Hạnh đã tận tình hƣớng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho em
trong việc xây dựng đề tài, luôn theo sát, hỗ trợ em về chuyên môn và tinh thần
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị Chi cục thú y tỉnh Tây Ninh,
Trạm thú y huyện Châu Thành và ban thú y 15 xã, thị trấn cùng các điều tra viên
tạo điều kiện, nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu tại địa
phƣơng.
Sau cùng tôi gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp, đơn vị công
tác, bạn bè nhất là các học viên Cao học Y tế Công Cộng khóa 19 đã luôn tạo điều
kiện tốt, giúp đỡ hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ hoàn thành công
việc nghiên cứu khoa học của mình.


i

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................iv
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................vii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................... 1
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................. 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 6
1.1

Một số khái niệm ................................................................................................ 6

1.2

Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và một số nghiên cứu về

kiến thức, thái độ, thực hành về sử dụng kháng sinh của ngƣời chăn nuôi .................. 6
1.2.1 Thực trạng trên thế giới ...................................................................................... 6
1.2.2 Thực trạng tại Việt Nam ..................................................................................... 8
1.2.3 Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về sử dụng kháng sinh
của ngƣời chăn nuôi .................................................................................................... 10
1.3

Những tác hại của tồn dƣ kháng sinh ............................................................... 12

1.4

Một số phƣơng pháp định lƣợng tồn dƣ kháng sinh trong thịt gà: ................... 13

1.5

Những nghiên cứu về tồn dƣ kháng sinh trên thế giới và Việt Nam ................ 17


1.5.1 Một số nghiên cứu trên thế giới ........................................................................ 17
1.5.2 Một số nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................ 18
1.6

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 23

1.7

Khung lý thuyết ................................................................................................ 24

Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 27
2.1

Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................... 27

2.1.1 Các mẫu thịt gà ................................................................................................. 27
2.1.2 Ngƣời chăn nuôi gà .......................................................................................... 27
2.2

Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 28

2.3

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 28

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 28
2.3.2 Phƣơng pháp chọn mẫu .................................................................................... 28



ii

2.3.2.1

Phƣơng pháp chọn mẫu cho nghiên cứu phân tích tồn dƣ kháng sinh

trong thịt gà ................................................................................................................. 28
2.3.2.2

Phƣơng pháp xét nghiệm: .......................................................................... 29

2.3.2.3

Phƣơng pháp chọn mẫu đánh giá KAP ...................................................... 32

2.4

Kiểm tra sai lệch thông tin ................................................................................ 33

2.4.1 Điều tra thử ....................................................................................................... 33
2.4.2 Tập huấn điều tra viên ...................................................................................... 33
2.5

Phân tích số liệu ................................................................................................ 34

2.6

Các biến số trong nghiên cứu ........................................................................... 34

2.7


Tiêu chuẩn đánh giá .......................................................................................... 36

2.7.1 Tiêu chuẩn đánh giá KAP ................................................................................. 36
2.7.2 Tiêu chuẩn đánh giá tồn dƣ kháng sinh: ........................................................... 37
2.8

Sai số và biện pháp khắc phục sai số ................................................................ 39

2.9

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 39

Chƣơng 3: KẾT QUẢ .................................................................................................. 40
3.1

Kết quả phân tích tồn dƣ kháng sinh trong thịt gà. .......................................... 40

3.2

Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của ngƣời chăn nuôi trong sử dụng

kháng sinh ................................................................................................................... 44
3.2.1 Một số thông tin chung về chủ gia trại ............................................................. 44
3.2.2 Kiến thức .......................................................................................................... 45
3.2.3 Thái độ .............................................................................................................. 50
3.2.4 Thực hành ......................................................................................................... 52
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ............................................................................................... 60
4.1


Thực trạng tồn dƣ kháng sinh trong thịt gà ...................................................... 60

4.2

Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của ngƣời chăn nuôi trong sử dụng

kháng sinh ................................................................................................................... 63
4.2.1 Kiến thức .......................................................................................................... 63
4.2.2 Thái độ .............................................................................................................. 64
4.2.3 Thực hành ......................................................................................................... 66
4.2.4 Hạn chế của nghiên cứu.................................................................................... 68


iii

Chƣơng 5: KẾT LUẬN................................................................................................ 70
Chƣơng 6: KHUYẾN NGHỊ........................................................................................ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 73
PHỤ LỤC 1: CÁC BIẾN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU ....................................80
PHỤ LỤC 2: BỘ CÔNG CỤ .............................................................................88
PHỤ LỤC 3: CÁCH TÍNH ĐIỂM KIẾN THỨC ............................................101
PHỤ LỤC 4: CÁCH TÍNH ĐIỂM THÁI ĐỘ..................................................104
PHỤ LỤC 5: CÁCH TÍNH ĐIỂM THỰC HÀNH ..........................................105
PHỤ LỤC 6: BẢNG KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM TỒN DƢ KHÁNG SINH
TRONG THỊT GÀ ...........................................................................................108
PHỤ LỤC 7: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THEO THỜI GIAN .....................122
PHỤ LỤC 8: DỰ TRÙ KINH PHÍ ..................................................................125


iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATTP

An toàn thực phẩm

BNNPTNT

Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

ĐTNC

Đối tƣợng nghiên cứu

ESBL

Men beta – lactamease phổ rộng

FDA

Cục quản lý thực phẩm và dƣợc phẩm Hoa Kỳ

GSO

Tổng cục thống kê

JICA

Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản


KAP

Kiến thức, thái độ, thực hành

KPH

Không phát hiện

LC-MS/MS

Sắc ký lỏng ghép khối phổ

MDR – TB

Bệnh lao kháng nhiều loại thuốc

MLOD

Giới hạn phát hiện của phƣơng pháp

MLOQ

Giới hạn định lƣợng của phƣơng pháp

MRL

Giới hạn dƣ lƣợng tối đa

PTNT


Phát triển nông thôn

SATREPS

Chƣơng trình hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ phát triển bền vững

TTKNATTP
KVPN

Trung tâm kiểm nghiệm an toàn thực phẩm khu vực phía Nam

VRE

Khuẩn kháng Vancomycin

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

XDR – TB

Bệnh lao kháng trị


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1-1: Các kháng sinh sử dụng phổ biến năm 2009..............................................9
Bảng 1-2: Tổng hợp một số kỹ thuật định lƣợng tồn dƣ kháng sinh trong thịt ........14
Bảng 1-3: Bảng tổng hợp các kháng sinh sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gà năm

2014 tại Bắc Giang . ..................................................................................................19
Bảng 1-4: Bảng tổng hợp các kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi gà từ các nghiên
cứu .............................................................................................................................20
Bảng 1-5: Tổng hợp kết quả tổng quan tồn dƣ kháng sinh trong thịt gà ..................21
Bảng 2-1: Những kháng sinh xét nghiệm trong nghiên cứu .....................................38
Bảng 3-1: Đặc tính các gia trại gà huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh ....................40
Bảng 3-2: Số lƣợng gia trại tồn dƣ kháng sinh .........................................................41
Bảng 3-3: Tỷ lệ mẫu thịt gà dƣơng tính với một hay nhiều loại kháng sinh khác
nhau ..........................................................................................................................41
Bảng 3-4: Tỷ lệ kháng sinh và nhóm kháng sinh dƣơng tính trong mẫu thịt gà ......42
Bảng 3-5: Nồng độ kháng sinh đƣợc phát hiện trong mẫu thịt gà ...........................43
Bảng 3-6: Đặc tính chủ gia trại chăn nuôi gà huyện Châu Thành, Tây Ninh ..........44
Bảng 3-7: Một số nguồn thông tin về kháng sinh của các chủ gia trại ....................45
Bảng 3-8: Kiến thức của chủ gia trại về những khái niệm cơ bản kháng sinh .........46
Bảng 3-9: Kiến thức chủ gia trại về cách sử dụng kháng sinh .................................47
Bảng 3-10: Kiến thức chủ gia trại về hậu quả của việc lạm dụng kháng sinh ..........48
Bảng 3-11: Cách xử lý của chủ gia trại khi gà có dấu hiệu bất thƣờng ....................52
Bảng 3-12: Lý do sử dụng kháng sinh của chủ gia trại ............................................53
Bảng 3-13: Thực hành theo các nguyên tắc sử dụng kháng sinh của các chủ gia trại
...................................................................................................................................54
Bảng 3-14: Thực hành về vấn đề mua kháng sinh của chủ gia trại .........................55
Bảng 3-15: Thực hành về vấn đề mua kháng sinh của chủ gia trại .........................56
Bảng 3-16: Lý do không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi .................................57
Bảng 3-17: Các phƣơng pháp của chủ gia trại thay thế khi không sử dụng kháng
sinh ............................................................................................................................57


vi

Bảng 3-18: Sử dụng kháng sinh của ngƣời chăn nuôi .............................................57

Bảng 3-19: Một số đặc tính gia trại có tồn dƣ kháng sinh ........................................58


vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1-1: Tình hình tiêu thụ kháng sinh năm 2010 và dự kiến năm 2030 ...................... 7
Hình 1-2: Tiêu thụ kháng sinh trên gà (A) và lợn (B) trong năm 2010 và khu vực
mới, nơi tiêu thụ kháng sinh sẽ vƣợt quá 30kg/10km2 vào năm 2030 [47]. .................... 8
Hình 1-3: Huyện Châu Thành ........................................................................................ 24
Hình 1-4: Khung lý thuyết ............................................................................................. 26
Hình 2-1: Quy trình xử lý và xét nghiệm mẫu thịt gà .................................................... 32


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3-1: Tỷ lệ tồn dƣ kháng sinh trong thịt gà ........................................................ 41
Biểu đồ 3-2: Kiến thức chung của chủ gia trại về sử dụng kháng sinh ......................... 49
Biểu đồ 3-3: Thái độ của chủ gia trại về mua bán kháng sinh trong chăn nuôi ............. 50
Biểu đồ 3-4: Thái độ của chủ gia trại về nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong chăn
nuôi ................................................................................................................................. 51
Biểu đồ 3-5: Thái độ chủ gia trại về sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi .................... 52
Biểu đồ 3-6: Thực hành chung của chủ gia trại khi sử dụng kháng sinh trong chăn
nuôi gà ............................................................................................................................ 58


1


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Lạm dụng kháng sinh tại các trang trại, gia trại trong chăn nuôi dẫn đến tồn
dƣ kháng sinh trong thực phẩm. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang
với hai mục tiêu: Xác định tỷ lệ tồn dƣ kháng sinh trong thịt gà và mô tả kiến thức,
thái độ, thực hành của chủ gia trại trong sử dụng kháng sinh trên gà tại huyện Châu
Thành, tỉnh Tây Ninh năm 2017. Đối tƣợng nghiên cứu gồm hai nhóm: nhóm mẫu
thịt gà (mẫu đơn) đƣợc lấy theo tiêu chuẩn xuất chuồng của mỗi gia trại và sau đó
đƣợc tiến hành xét nghiệm bằng phƣơng pháp sắc ký lỏng hai lần khối phổ (LCMS/MS) nhằm xác định tỷ lệ tồn dƣ kháng sinh; nhóm chủ gia trại đƣợc khảo sát
bằng bộ câu hỏi soạn sẵn.
Xét nghiệm 106 mẫu thịt gà từ tất cả các gia trại với 29 loại kháng sinh khác
nhau, trong đó có 27,4% mẫu tồn dƣ kháng sinh bao gồm 11 loại thuộc nhóm
Fluoroquinolones, Sulfonamides, Tetracycline và Macrolides. Bên cạnh đó nghiên
cứu còn phát hiện 10,3% mẫu có dƣ lƣợng Ciprofloxacin dao động trong khoảng
32,7 -125,5 µg/kg (là kháng sinh không cho phép sử dụng trong chăn nuôi thú y) và
10,3% mẫu có dƣ lƣợng kháng sinh vƣợt giới hạn cho phép của Việt Nam.
Số lƣợng chủ gia trại thuộc nhóm cần đƣợc nâng cao kiến thức chiếm tỷ lệ
khá cao với 51,0%. Mặc dù 54,7% chủ gia trại có thái độ tích cực nhƣng chỉ có 17%
thực hành tốt, số còn lại thuộc nhóm thực hành trung bình và cần đƣợc nâng cao
thực hành. Trong 106 chủ gia trại đƣợc khảo sát chỉ có 8 đối tƣợng không sử dụng
kháng sinh chiếm tỷ lệ 7,5%.
Gia trại xuất hiện mẫu tồn dƣ kháng sinh có một số đặc điểm: không có bác
sỹ thú y hay kỹ sƣ chăn nuôi, thời gian chăn nuôi ngắn, chƣa đƣợc tham gia tập
huấn và kinh nghiệm chăn nuôi ít.
Khuyến nghị cơ bản là phổ biến các tỷ lệ trong nghiên cứu cũng nhƣ những
vấn đề chi phí y tế, xã hội phát sinh do vi khuẩn kháng thuốc thông qua chuỗi thức
ăn đến ngƣời dân và các chủ gia trại. Tăng cƣờng tập huấn, hƣớng dẫn với những
chuyên đề cụ thể phù hợp từng nhóm đối tƣợng khác nhau nhằm bổ sung và nâng
cao kiến thức, thực hành đúng cho ngƣời chăn nuôi. Đề xuất những cơ quan ban
ngành có liên quan tăng cƣờng kiểm soát đối với mua bán kháng sinh trong chăn



2

nuôi và có những chế tài nghiêm khắc đối với ngƣời bán cũng nhƣ ngƣời sử dụng
kháng sinh.


3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vấn đề kháng kháng sinh đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe
cộng đồng thế giới. Trung bình mỗi năm ƣớc tính có khoảng 700.000 ngƣời trên thế
giới tử vong liên quan đến kháng kháng sinh. Nếu không có biện pháp nào xử lý thì
với tốc độ này đến năm 2050 tình trạng kháng thuốc kháng sinh có thể là nguyên
nhân gây tử vong cho 10 triệu ngƣời trên toàn cầu mỗi năm. Bên cạnh đó gánh nặng
về chi phí cho kháng thuốc cũng lên đến hàng trăm tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Điều này
đã đƣa ra nhiều thách thức cho tất cả các quốc gia trên thế giới mà đặc biệt là các
nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam [37].
Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh trực tiếp trong y tế, kháng sinh còn đƣợc
đƣa vào cơ thể ngƣời qua thức ăn mà cụ thể là thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân hình thành và lan truyền vi khuẩn kháng
kháng sinh. Những thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm xuất hiện tồn dƣ
kháng sinh là hệ quả của việc lạm dụng kháng sinh trong cộng đồng và chăn nuôi.
Những vấn đề đặt ra đòi hỏi cần có cách tiếp cận toàn diện, phối hợp đa ngành, đa
quốc gia để tăng cƣờng hiệu quả công tác quản lý kháng sinh.
Kháng sinh đƣợc sử dụng một cách phổ biến trong chăn nuôi với mục đích
chữa bệnh, phòng bệnh, nhƣng phần lớn đƣợc sử dụng nhƣ những chất kích thích
tăng trƣởng [33]. Điều này có thể thấy rõ ràng hơn trong chăn nuôi gà thịt công
nghiệp, muốn năng suất cao ngƣời ta thƣờng cho gà dùng nhiều loại kháng sinh có

thể làm tăng trọng cũng nhƣ đảm bảo gà khỏe mạnh khi xuất chuồng. Trƣớc tình
hình lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, các nƣớc phát triển đã đƣa ra những qui
định và giám sát chặt chẽ đối với sản xuất kinh doanh và sử dụng thuốc thú y nói
chung và kháng sinh nói riêng trong khi đó ở các nƣớc đang phát triển, các hoạt
động này kiểm soát khá lỏng lẻo. Ở Việt Nam, thuốc thú y có thể mua dễ dàng
không cần kê đơn của bác sĩ và thuốc nhập khẩu đôi khi còn thiếu hƣớng dẫn bằng
tiếng Việt. Hiện nay kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi ngoài những họ quen
thuộc nhƣ Sulfonamides, Quinolones,  - lactams, Macrodies cũng đã xuất hiện một
số kháng sinh khác, thậm chí là những kháng sinh dùng cho ngƣời. Một số nghiên
cứu và khảo sát tuy còn tƣơng đối ít nhƣng cũng phản ánh đƣợc phần nào thực tế sử


4

dụng kháng sinh trong chăn nuôi nhƣ khảo sát năm 2013 ở Thành phố Hồ Chí
Minh, Bình Dƣơng năm 2002 trên nền mẫu thịt gà với tỷ lệ tồn dƣ kháng sinh lần
lƣợt là 17,3%, 47% [22], [49].
Với nhu cầu thực phẩm tăng, sản lƣợng chăn nuôi cũng gia tăng trong khi
diện tích chăn nuôi thu hẹp khiến cho việc kiểm soát dịch bệnh trở nên phức tạp.
Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, Tây Ninh có giá trị ngành chăn nuôi chiếm
12,7%, quy mô chăn nuôi tại các trang trại càng mở rộng và phát triển, cung cấp
phần lớn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật cho ngƣời dân [10]. Năm 2016 tổng
số lƣợng và sản lƣợng gia cầm của Tây Ninh là 6,4 triệu con, tăng 17,28% so với
cùng kỳ năm 2015 [9], trong đó sự đóng góp phần lớn vào sản lƣợng này từ huyện
Châu Thành. Nơi đây tập trung các trang trại cũng nhƣ gia trại chăn nuôi gà (40%),
là nguồn cung cấp chủ yếu gà thịt cho toàn tỉnh và vùng lân cận. Với đặc điểm là
một vùng giáp ranh biên giới cùng quy mô lớn về chăn nuôi gia cầm khiến cho hoạt
động kiểm soát về chăn nuôi nói chung, sử dụng kháng sinh nói riêng gặp nhiều khó
khăn hơn.
Trƣớc tình hình đó, việc tiến hành khảo sát thực trạng tồn dƣ kháng sinh và

đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của ngƣời chăn nuôi trong sử dụng kháng
sinh tại các gia trại chăn nuôi gà thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh là cần
thiết.


5

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ tồn dƣ kháng sinh trong thịt gà tại các gia trại chăn nuôi gà thuộc
huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh năm 2017.
2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của chủ gia trại trong sử dụng kháng sinh
trên gà tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh năm 2017.


6

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số khái niệm
Kháng sinh (Antibiotics) là những chất kháng khuẩn (Antibacterial
substances) đƣợc tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes),
có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác [14].
Tồn dƣ kháng sinh: tồn dƣ là hiện tƣợng các chất hóa học, sinh học do con
ngƣời sử dụng vì những mục đích khác nhau trong chăn nuôi động vật, đã đƣợc
chuyển hóa trong cơ thể của con vật nhƣng chƣa đào thải hết gây tích lũy tại các
mô, các phủ tạng. Hàm lƣợng này đƣợc phân tích xuất hiện dƣới dạng vết cho đến
các giá trị vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép [1].
Kháng kháng sinh: là khả năng của vi sinh vật (nhƣ vi khuẩn, virus, ký sinh
trùng) chặn một số kháng sinh từ hoạt động chống lại nó. Kết quả là phƣơng pháp
điều trị trở nên không hiệu quả [48].
Gia trại chăn nuôi gia cầm: chăn nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng có thƣờng xuyên

dƣới 3.000 con (không tính số đầu con dƣới 7 ngày tuổi) [17].
Theo từ điển tiếng Việt (1998) kiến thức: là sự hiểu biết do học tập, tìm hiểu
mà có. Thái độ: là tổng thể nói chung những biểu hiện của ý nghĩ, tình cảm đƣợc
thể hiện ra bên ngoài qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động trƣớc một đối tƣợng,
một sự việc nào đó. Cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hƣớng nào
đó trƣớc một vấn đề hay một tình hình cụ thể. Thực hành: “cách ứng xử trong một
hoàn cảnh, sự việc nhất định qua hành động” [11]. Trong nghiên cứu này kiến
thức, thái độ, thực hành xoay quanh những vấn đề hiểu biết, cách thức sử dụng
kháng sinh trong chăn nuôi gà của các kỹ sƣ hay chủ gia trại chăn nuôi gà.
1.2 Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và một số nghiên cứu về
kiến thức, thái độ, thực hành về sử dụng kháng sinh của ngƣời chăn nuôi
1.2.1 Thực trạng trên thế giới
Kháng sinh đƣợc sử dụng trong chăn nuôi với nhiều mục đích khác nhau
nhƣng chủ yếu là duy trì sức khỏe và năng suất vật nuôi. Nhìn chung xu hƣớng tiêu
thụ kháng sinh trong chăn nuôi trên toàn cầu khoảng 63.151 tấn vào năm 2010 và


7

dự kiến con số này sẽ tăng 67%, lên 105.596 tấn vào năm 2030. Riêng Châu Á đến
năm 2030 lƣợng tiêu thụ kháng sinh đƣợc dự báo là 51.851 tấn [47].
Trong năm 2010, năm quốc gia có thị phần lớn nhất của tiêu thụ kháng sinh
toàn cầu trong sản xuất thực phẩm có nguồn gốc động vật là Trung Quốc (23%),
Mỹ (13%), Brazil (9%), Ấn Độ (3%) và Đức (3% ). Đến năm 2030, bảng xếp hạng
này đƣợc dự báo là Trung Quốc (30%), Mỹ (10%), Brazil (8%), Ấn Độ (4%), và
Mexico (2%). Trong số 50 quốc gia có số lƣợng lớn nhất của kháng sinh đƣợc sử
dụng trong chăn nuôi trong năm 2010, năm quốc gia với mức tiêu thụ lớn nhất dự
kiến tăng tỷ lệ tiêu thụ kháng sinh vào năm 2030 có thể sẽ là Myanmar (205%),
Indonesia (202%), Nigeria (163% ), Peru (160%), và Việt Nam (157%) [47].


Hình 1-1: Tình hình tiêu thụ kháng sinh năm 2010 và dự kiến năm 2030
Ghi chú: (A) Năm quốc gia tiêu thụ thuốc kháng sinh cao nhất năm 2010. (B) Năm quốc gia (dự
kiến) tiêu thụ thuốc kháng sinh cao nhất năm 2030. (C) Quốc gia có mức tăng tiêu thụ kháng sinh
lớn nhất từ năm 2010 đến năm 2030. (D) Quốc gia có mức tăng tiêu thụ kháng sinh tương đối lớn
nhất từ 2010 đến 2030.
CHN – Trung Quốc, USA – Mỹ, BRA – Brazil, DEU – Đức, IND - Ấn Độ, IDN – Indonesia, MMR –
Myanmar, NGA – Nigeria, PER – Peru, MEX – Mexico, PHL - Philippines

Ở Châu Á, so với năm 2010, mức tiêu thụ kháng sinh trong gà và lợn dự kiến
sẽ tăng 129% và 124% vào năm 2030. Tuy nhiên, tổng diện tích của khu vực tiêu
thụ kháng sinh với mức độ hơn 30kg/10km2 sẽ tăng 4% đối với lợn và đến 143%
đối với gà [47].


8

Hình 1-2: Tiêu thụ kháng sinh trên gà (A) và lợn (B) trong năm 2010 và khu vực
mới, nơi tiêu thụ kháng sinh sẽ vƣợt quá 30kg/10km2 vào năm 2030 [47].
1.2.2 Thực trạng tại Việt Nam
Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn (BNNPTNT) giám sát cả hai lĩnh vực
chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cho thấy hầu nhƣ các trang trại chăn nuôi đều sử
dụng kháng sinh. Các kháng sinh đƣợc sử dụng phổ biến tính đến thời điểm 2009
đƣợc thể hiện trong Bảng 1-1.


9

Bảng 1-1: Các kháng sinh sử dụng phổ biến năm 2009 [30].
Kháng sinh
Tylosin


Phần trăm sử
dụng (%)
16

Amoxicillin

12

Gentamicin

9

Enrofloxacin

7

Penicillin

6

Lincomycin

6

Tiamulin

6

Colistin


5

Streptomycin

5

Norfloxacin

5

Tetracylin

4

Ampicillin

4

Florphenicol

3

Theo báo cáo của BNNPTNT, tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
hiện nay chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của chủ hộ (44%), 33% theo hƣớng dẫn của
bác sỹ thú y, 17% theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất. Việc tuân thủ đúng nguyên tắc
ngừng sử dụng kháng sinh trƣớc khi thu hoạch sản phẩm còn hạn chế [30].
Năm 2016 lĩnh vực chăn nuôi có những bƣớc chuyển tích cực, từ chăn nuôi
nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, ứng dụng
công nghệ khoa học kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh tế. Giá trị sản xuất ngành chăn

nuôi tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó sự gia tăng của đàn lợn là 4,8%,
đàn gà là 6,9% [18] Cùng với sự gia tăng về sản lƣợng chăn nuôi thì nhu cầu sử
dụng kháng sinh cũng nhƣ thuốc thú y càng trở nên rộng rãi và phổ biến trong
phòng bệnh gia súc, gia cầm. Trong năm 2016 BNNPTNT tiếp tục giải quyết việc
sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, lạm dụng chất cấm, kháng sinh trong thủy sản
nuôi. Chỉ tính đến tháng 2/2016 qua những đợt giám sát an toàn thực phẩm (ATTP)
phát hiện 106/5433 mẫu thịt và sản phẩm thịt chế biến vi phạm chỉ tiêu hóa chất,
kháng sinh cấm và vƣợt giới hạn cho phép (chiếm 2% so với 9 tháng đầu năm 2015
là 7,6%), 834/5433 mẫu thịt vi phạm chỉ tiêu vi sinh vật (chiếm 15,4% so với 9


10

tháng đầu năm 2015 là 16%) [19]. Bộ Y tế cũng tiến hành giám sát thƣờng xuyên
và định kỳ hàng năm về những vấn đề ATTP. Trƣớc tình hình diễn biến phức tạp
của thị trƣờng thực phẩm, sự phối hợp toàn diện, đa ngành giữa Bộ Y tế và Bộ
NNPTNT cùng các Bộ, ngành liên quan nhằm giảm thiểu các tác động đến sức
khoẻ con ngƣời và tác động khác gây ra bởi bệnh truyền lây giữa động vật và
ngƣời là điều quan trọng và cấp thiết. Một trong bảy lĩnh vực ƣu tiên của kế hoạch
quốc gia phòng chống bệnh truyền lây giữa động vật và ngƣời giai đoạn 20162020 là áp dụng Một sức khoẻ trong kiểm soát kháng kháng sinh [20].
Thực tế, kháng sinh là thuốc đăng ký thƣờng gặp nhất (70% của tất cả các
loại thuốc thú y) đƣợc sử dụng trên động vật tại Việt Nam [25]. Tuy nhiên kiến
thức của ngƣời nông dân vẫn còn hạn chế trong khi công tác kiểm tra và quản lý
của các cơ quan có thẩm quyền chƣa chặt chẽ, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế.
Trong khi các nƣớc phát triển đã tiến hành kiểm soát gắt gao việc mua bán kháng
sinh thì ở Việt Nam vấn đề này còn khá thoải mái. Kháng sinh có thể mua không
thông qua kê đơn của bác sỹ thú y, thậm chí một số chủ gia trại, trang trại hay các
cá nhân chăn nuôi nhỏ lẻ mua kháng sinh tại các cửa hàng thuốc tây (dành cho
ngƣời) để sử dụng cho vật nuôi. Điều đó thể hiện rõ kiến thức, thái độ, thực hành
của ngƣời chăn nuôi còn khá thấp tuy nhiên hầu nhƣ chƣa có nghiên cứu nào về

vấn đề này. Một trong những khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn
nuôi và dƣ lƣợng kháng sinh tại các quầy thịt lợn, gà thƣơng phẩm trên địa bàn
tỉnh Bình Dƣơng cho thấy đa số các cơ sở chăn nuôi không quan tâm đến xét
nghiệm kháng sinh đồ (99,68%), lựa chọn kháng sinh còn dựa vào kinh nghiệm và
triệu chứng bệnh (35,03%) [2].
1.2.3 Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về sử dụng
kháng sinh của ngƣời chăn nuôi
Mặc dù nhiều nƣớc trên thế giới đã tiến hành kiểm soát, thậm chí tiến tới
ngƣng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi nhƣng lƣợng tiêu thụ kháng sinh vẫn
đang tăng ở các nƣớc. Kháng sinh trong chăn nuôi đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ
biến tuy nhiên hiện nay chỉ có một số ít nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm đánh giá
kiến thức, thái độ, thực hành của ngƣời chăn nuôi trong sử dụng kháng sinh. Phần


11

lớn các nghiên cứu đƣợc thực hiện tại các nƣớc đang phát triển – nơi mà nguồn
kháng sinh còn trong tình trạng kiểm soát chƣa chặt chẽ.
Đối với các nông dân ở Khartoum – Sudan thì kháng sinh chủ yếu đƣợc sử
dụng trong điều trị và phòng ngừa trên cả động vật bệnh và khỏe mạnh, chỉ có 5%
sử dụng thúc đẩy quá trình tăng trƣởng vật nuôi. Hơn một nửa số nông dân này
(52%) chƣa tốt nghiệp phổ thông (trình độ học vấn sơ cấp tại Sudan), các thông tin
và kiến thức về chăn nuôi cũng nhƣ sử dụng kháng sinh mà họ có đƣợc chủ yếu
thông qua kinh nghiệm bản thân hoặc trao đổi thông tin với những ngƣời trong
nghề. Bên cạnh đó sử dụng kháng sinh có thể tiết kiệm đƣợc tiền vì rút ngắn thời
gian trị bệnh cho vật nuôi, nâng cao năng suất trong chăn nuôi, hạn chế nhiều dịch
bệnh khiến cho việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tại đây phổ biến nhƣng
thiếu kiểm soát và không tuân thủ theo đúng hƣớng dẫn của thuốc và bác sỹ thú y
[41].
Một khảo sát nhanh về KAP ở South Carolina thuộc Brasil thu đƣợc kết quả

là 100% nông dân các trang trại chăn nuôi đều có nhu cầu sử dụng kháng sinh trong
điều trị vật nuôi tuy nhiên hầu hết nông dân (86%) không quan tâm rằng việc lạm
dụng kháng sinh ở động vật có thể dẫn đến kháng thuốc kháng sinh ở ngƣời tiêu
dùng. Chỉ có 32% nông dân có kiến thức từ tƣ liệu về kháng sinh. Hầu nhƣ các
nguồn thông tin này đều lấy từ bác sỹ thú y (100%) và truyền đạt kinh nghiệm từ
ngƣời trong nghề (50%) [31]. Một khảo sát khác tại một nƣớc Nam Á - khu vực
nông thôn của Bangladesh, có 57,7% hộ gia đình có chăn nuôi đã sử dụng phƣơng
pháp trị bệnh cho động vật 630 lần trƣớc thời điểm nghiên cứu. Trong đó 57,6% các
loại thuốc thu đƣợc (gồm thuốc kháng sinh) đƣợc cung cấp, đề nghị từ ngƣời bán
thuốc [39]. Thực hiện nghiên cứu về vấn đề KAP ở Châu Âu nhƣ tại Anh và xứ
Wales cho thấy thái độ khá tích cực: hơn 70% ngƣời nông dân chăn nuôi cho rằng
việc giảm sử dụng kháng sinh là điều nên làm, và 97% cho rằng việc lƣu giữ hồ sơ
điều trị cho vật nuôi là quan trọng. Tuy nhiên khoảng 50% nông dân không hề biết
đến những hƣớng dẫn về sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi [34].


12

1.3 Những tác hại của tồn dƣ kháng sinh
Do việc sử dụng kháng sinh tràn lan trên vật nuôi (điều trị và phòng ngừa),
dùng liều thấp trong thức ăn để kích thích tăng trƣởng đã tạo ra một môi trƣờng lý
tƣởng cho sự lan truyền của các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. Mặt khác do
toàn cầu hóa về cung cấp thực phẩm đã làm lan truyền các vi sinh vật kháng kháng
sinh và chúng đƣợc lây truyền vào ngƣời thông qua chuỗi thực phẩm [5].
Việc sử dụng kháng sinh tùy tiện trong chăn nuôi của ngƣời nông dân, không
có toa bác sỹ và không có sự giám sát của thú y có thể dẫn đến tồn dƣ kháng sinh và
kháng kháng sinh. Những dƣ lƣợng gây nguy hiểm sức khỏe cộng đồng, ảnh hƣởng
xấu đến môi trƣờng và ảnh hƣởng đến điều trị, chữa bệnh cho vật nuôi [46]. Đồng
thời, phân bón hoặc phân động vật có chứa nƣớc có thể phát tán vi khuẩn kháng
kháng sinh sang các loại cây lƣơng thực.

Những ảnh hƣởng của tồn dƣ kháng sinh trong thực phẩm có thể thấy qua
một số nghiên cứu của thế giới và Việt Nam: Nghiên cứu của Stuart Levy và cộng
sự về các vi khuẩn kháng kháng sinh trong đƣờng ruột gà khi sử dụng thức ăn mà
trong đó có kháng sinh oxytetracycline. Trong vòng sáu tháng, những ngƣời nông
dân sống tại trang trại cũng mang trong ngƣời vi khuẩn coliform có khả năng kháng
tetracycline. Các nhà nghiên cứu tiếp tục quan sát và thấy rằng sau sáu tháng khi sử
dụng thức ăn không có kháng sinh cho gà thì hầu hết các nông dân đều không còn
mang trên ngƣời vi khuẩn có khả năng kháng lại tetracycline [36]. Một khảo sát
khác tại Hà Lan khi so sánh giữa hai nhóm ngƣời ăn chay và ăn thịt cho thấy không
ai trong số những ngƣời ăn chay mang theo khuẩn VRE (khuẩn kháng vancomycin)
trong khi VRE tồn tại trên 20% lƣợng có ăn thịt. Ảnh hƣởng của VRE có thể thấy
qua thống kê của Mỹ cứ trung bình 20.000 bệnh nhân mỗi năm nhiễm trùng khuẩn
VRE thì có 1.300 ca tử vong [35].
Tại Việt Nam, E.coli là vi sinh vật chỉ thị bắt buộc phải kiểm tra trong thực
phẩm. Kết quả khảo sát tỷ lệ nhiễm khuẩn, tỷ lệ kháng kháng sinh trên 270 mẫu
thực phẩm và 1716 mẫu nƣớc uống tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh năm
2014: Tỷ lệ nhiễm khuẩn E.coli trong thực phẩm là 14,1%, tỷ lệ kháng với ít nhất 1
kháng sinh là 76,7%, tỷ lệ kháng từ 2 kháng sinh trở lên là 65% [21]. Dự án của


13

chƣơng trình hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ phát triển bền vững
(SATREPS) với sự tham gia của 6 đơn vị nghiên cứu trong nƣớc và hỗ trợ của Nhật
Bản tiến hành nghiên cứu cơ chế lan truyền và xây dựng mô hình giám sát vi khuẩn
đa thuốc, kháng thuốc trong chuỗi thực phẩm tại Việt Nam. Các chuyên gia cho biết
ngoài 276 chủng phân lập (80%) kháng với ít nhất 6 loại kháng sinh. Hầu hết các
chủng E.coli sinh ESBL phân lập từ gà đã kháng với Ciprofloxaxin (80,5%), và
Fosfomycin (50,8%). Trong 409 mẫu thịt và hải sản chƣa qua chế biến tại các nơi
giết mổ, chợ đầu mối và các siêu thị Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ nhiễm

Samonella rất cao. Cụ thể là: thịt lợn (69,7%), thịt gia cầm (65,3%) và tôm (49%)
[7]. Một nghiên cứu khác thuộc dự án đƣợc thực hiện với sự phối hợp giữa nghiên
cứu viên từ Nhật Bản và viện Y tế Công cộng Thành phố Hồ Chí Minh khảo sát
mức độ lan truyền vi khuẩn E.coli sinh ESBL/pAmpC (plasmid AmpC) trong hệ
thống phân phối thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh. Với kết quả 150/330 mẫu
phát hiện có nhiễm E.coli sinh ESBL/pAmpC thì thịt gà nhiễm cao nhất chiếm tỷ lệ
là 92,7% [8]. Nghiên cứu tƣơng tự tại Ba Vì cũng cho kết quả nhiễm E.coli
ESBL/pAmpC ở thịt gà là cao nhất với tỷ lệ 56% [4]. Từ những nghiên cứu này dễ
dàng nhận thấy tỷ lệ nhiễm E.coli trong thịt gà cao hơn thịt lợn.
1.4 Một số phƣơng pháp định lƣợng tồn dƣ kháng sinh trong thịt gà:
Hiện nay các kỹ thuật phổ biến nhất đƣợc sử dụng để phát hiện kháng sinh
trong thực phẩm nói chung và thịt gà nói riêng là cảm biến sinh học, ELISA và sắc
ký lỏng ghép khối phổ. Mỗi kỹ thuật có ƣu và nhƣợc điểm khác nhau. Vì vậy đối
với những trung tâm phân tích hay cơ quan ban ngành chuyên về thanh kiểm tra an
toàn thực phẩm tuỳ vào điều kiện và trang thiết bị hiện có để sử dụng tốt nhất các
kỹ thuật này. Sau đây là bảng giới thiệu tóm tắt về nguyên tắc, ƣu và nhƣợc điểm
của những kỹ thuật trên.


14
Bảng 1-2: Tổng hợp một số kỹ thuật định lƣợng tồn dƣ kháng sinh trong thịt
STT

Phƣơng pháp
-

Hầu hết các loài vi khuẩn có tối

thiểu một kháng nguyên đặc trƣng, có thể
đƣợc sử dụng cho việc tạo ra các kháng thể


ELISA

-

Độ nhạy và độ

đặc hiệu cao [50].
-

Phát hiện

Nhƣợc điểm
-

Mất nhiều thời

gian do xử lý mẫu và
làm sạch [52].

đơn dòng. Các kháng thể này có tính chất

nhiều mẫu cùng một

chuyên biệt và có hiệu quả cao để chẩn

lúc trong thời gian

thực cho phân tích


đoán.

ngắn thuận lợi cho

nhanh [52].

1

Ƣu điểm

Nguyên tắc

ELISA là một kỹ thuật huyết thanh

học phổ biến để phát hiện kháng nguyên và
kháng thể. ELISA đƣợc chia thành hai

việc kiểm tra quy mô

-

Không thiết

-

Đắt tiền [52]

-

Không thể


lớn [51].
-

Sàng lọc một

dạng xét nghiệm: ELISA trực tiếp và

số lƣợng lớn các mẫu

ELISA gián tiếp. ELISA trực tiếp cho phép

với thể tích nhỏ [51].

việc sử dụng kháng thể đơn dòng phát hiện
kháng nguyên đặc trƣng. ELISA gián tiếp
liên quan đến phát hiện một kháng thể cụ
thể trong một mẫu, ví dụ nhƣ huyết thanh
[50].
2

Cảm biến sinh

-

Một dụng cụ bao gồm hai yếu tố

-

Đo các phân tử



×