Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn, sức khỏe lao động trong các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.18 KB, 31 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................2
1.Cơ sở lý luận..............................................................................................2
1.1.Một số khái niệm.....................................................................................2
1.2.Nội dung của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề an toàn,
sức khỏe lao động..........................................................................................2
1.3.Mục đích và lợi ích của thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn, sức
khỏe lao động................................................................................................3
1.3.1.Mục đích...........................................................................................3
1.3.2.Lợi ích..............................................................................................3
2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn, sức khỏe lao động
trong các doanh nghiệp Việt Nam.................................................................4
2.1.Trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn lao động......19
2.2.Trách nhiệm doanh nghiệp đảm bảo sức khỏe người lao động.............19
2.3.Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động bị tai nạn, bệnh
nghề nghiệp.................................................................................................22
2.4.Việc thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn lao động giữa loại hình
doanh nghiệp khác nhau tại Việt Nam.........................................................23
3. Các biện pháp nâng cao thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn, sức
khỏe lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam.......................................23
3.1.Đối với nhà nước...................................................................................23
3.2. Đối với các doanh nghiệp.....................................................................26
KẾT LUẬN.....................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................29


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: So sánh tình hình TNLĐ năm 2016 và năm 2015 khu vực có quan hệ
lao động.............................................................................................................6
Bảng 2:10 địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất năm


2016...................................................................................................................7
Bảng 3: So sánh tình hình tai nạn lao động năm 2016 với năm 2015 của 10 địa
phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất trong khu vực có quan
hệ lao động........................................................................................................8


LỜI MỞ ĐẦU
Lao động là yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động sản xuất - kinh
doanh. Trong thời đại bùng nổ công nghệ hiện nay, các máy móc không
ngừng được sáng tạo và phát triển nhằm nâng cao năng xuất lao động. Tuy
nhiên, dù máy móc có hiện đại đến đâu thì cũng không thể thay thế được con
người trong mọi lĩnh vực sản xuất. Chính vì thế, việc bảo vệ người lao động
trước những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của họ
trong quá trình lao động là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Muốn làm được
điều đó thì trách nhiệm xã hội về an toàn, sức khỏe lao động trong các doanh
nghiệp phải được thực hiện một cách nghiêm túc và đồng bộ. Tuy nhiên thực
tế cho thấy, trách nhiệm xã hội về an toàn, sức khỏe lao động trong các doanh
nghiệp ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập cần phải giải quyết một
cách triệt để và có hiệu quả hơn.
Chính vì thế nên tôi đã chọn đề tài:’’ Thực trạng thực hiện trách
nhiệm xã hội về an toàn, sức khỏe lao động trong các doanh nghiệp Việt
Nam ‘’ làm đề tài tiểu luận của mình.

1


NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận
1.1.Một số khái niệm
Trách nhiệm xã hội của doang nghiệp:

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility
hay CSR), theo chuyên gia của Ngân hàng thế giới được hiểu là “Cam kết của
doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc
tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao
động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân
viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như
phát triển chung của xã hội”.
An toàn lao động:
An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình
lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động.
Sức khỏe lao động:
Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần
và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế.
1.2.Nội dung của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề an toàn,
sức khỏe lao động
Trách nhiệm xã hội của doang nghiệp về vấn đề an toàn, sức khỏe lao
động là trách nhiệm doanh nghiệp thực hiện đối với người lao động của mình,
bảo vệ lợi ích của người lao động, được thể hiện trên các nội dung:
- Trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao đông.
- Trách nhiệm của doanh nghiệp đảm bảo sức khỏe của người lao động.
- Trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn và bệnh nghề nghiệp.

2


1.3.Mục đích và lợi ích của thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn, sức
khỏe lao động
1.3.1.Mục đích
- Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất
hoặc không để xảy ra tai nạn trong lao động.

- Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề
nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên.
- Bồi dưỡng phục hồi và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người
lao động.
1.3.2.Lợi ích
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp về vấn đề an
toàn, sức khỏe lao động là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
- Nâng cao năng xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Vấn đề an toàn, sức khỏe lao động ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất
đến năng xuất, chất lượng, hiệu quả. Thực tế cho thấy, khi tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp xảy ra, người lao động và thân nhân của họ không những bị
mất mát về con người, suy giảm sức khỏe mà khả năng làm việc, thu nhập
cũng bị giảm sút, dẫn đến đói nghèo vả những đau đớn về thể xác, tinh thần.
Đối với người sử dụng lao động, khi tai nạn lao động sảy ra sẽ gây thiệt hại về
chi phí sữa chữa máy móc, thiết bị, nhà xưởng; chi phí về y tế, giám định
thương tật, bệnh nghề nghiệp và bồi thường và trợ cấp cho người bị tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp và thân nhân của họ. Uy tín của doanh nghiệp bị
ảnh hưởng. Hoạt động sản xuất bị gián đoạn do phải ngừng việc để khắc phục
hậu quả, điều tra gây tai nạn, gây tâm lý lo lắng. Việc thực hiện trách nhiệm
về an toàn, sức khỏe lao động, từng bước cải thiện môi trường làm việc, đảm
bảo an toàn vệ sinh lao động là nâng cao năng xuất lao động, khi vvấn đề an

3


toàn tại nơi làm việcđược cải thiện, sự thiệt hại về nguyên vật liệu và các sự
cố cũng như tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giảm xuống thì khối lượng
sản phẩm tăng lên và chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao.
- Khẳng định thương hiệu, vị thế của doanh nghiệp, tạo sự phát triển bền

vững.
Trong thời buổi mà thương hiệu mạnh được nhìn nhận như một công cụ
cạnh tranh đặc thù của doanh nghiệp, thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn,
sức khỏe lao động nhằm thu hút được lực lượng lao động có trình độ cao, chất
lượng tốt, tăng khả năng cạnh tranh xây dựng thương hiệu trên thị trường cho
doanh nghiệp, ngoài ra tạo ra lòng trung thành, cam kết của người lao động
đối với doanh nghiệp, góp phần phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn, sức khỏe lao động
trong các doanh nghiệp Việt Nam
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo đến các ngành, các địa
phương tình hình tai nạn lao động năm 2016 và một số giải pháp chủ yếu
nhằm chủ động ngăn ngừa sự cố và tai nạn lao động trong năm 2017.
Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016
trên toàn quốc đã xảy ra 7.981 vụ tai nạn lao động làm 8.251 người bị
nạn trong đó:
- Số vụ tai nạn lao động chết người: 799 vụ
- Số vụ tai nạn lao động có hai người bị nạn trở lên: 106 vụ
- Số người chết: 862 người
- Số người bị thương nặng: 1.952 người
- Nạn nhân là lao động nữ: 2.371 người
Trong đó các số liệu thống kê tai nạn lao động đối với người lao động
làm việc không theo hợp đồng lao động được thống kê từ ngày 01/7/2016.

4


Những địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất trong
năm 2016 bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao
động làm việc không theo hợp đồng lao động.


TT

Địa phương

Số

Số vụ

người

chết

chết

người

Số vụ

Số

Số người

người bị

bị thương

nạn

nặng


1

TP. Hồ Chí Minh

112

106

1.735

1.762

618

2

Hà Nội

78

76

236

262

11

3


Thanh Hóa

64

44

59

89

21

4

Bình Dương

62

61

534

539

50

5

Quảng Ninh


47

43

576

600

341

6

Hải Dương

35

35

154

154

56

7

Đồng Nai

33


33

1.286

1.290

155

8

Quảng Nam

30

29

298

299

57

9

Thái Bình

25

21


101

116

29

10

Quảng Trị
18
16
78
84
46
Các địa phương trên có số tổng số người chết vì tai nạn lao động là 504

người chiếm 59,2% tổng số người chết vì tai nạn lao động trên toàn quốc.
Tình hình tai nạn lao động trong khu vực có quan hệ lao động và người
lao động làm việc không theo hợp đồng lao động cụ thể như sau:


TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC CÓ

QUAN HỆ LAO ĐỘNG
*TÌNH HÌNH CHUNG
+ Số vụ tai nạn lao động
Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm
2016 trên toàn quốc đã xảy ra 7.588 vụ tai nạn lao động làm 7.806 người bị
nạn trong đó:


5


- Số vụ tai nạn lao động chết người: 655 vụ
- Số vụ tai nạn lao động có hai người bị nạn trở lên: 95 vụ
- Số người chết: 711 người
- Số người bị thương nặng: 1.855 người
- Nạn nhân là lao động nữ: 2.291 người
+ So sánh tình hình tai nạn lao động năm 2016 với năm 2015
Qua các số liệu thống kê về tình hình tai nạn lao động năm 2016 so với
năm 2015 cụ thể như sau:
Bảng 1: So sánh tình hình TNLĐ năm 2016 và năm 2015 khu vực có
quan hệ lao động.
T

Chỉ tiêu thống kê

T

Năm

Năm

2015

2016

Tăng/giảm

1


Số vụ

7.620

7.588

-32 (-0,42 %)

2

Số nạn nhân

7.785

7.806

+21 (0,27%)

3

Số vụ có người chết

629

655

+26 ( 4,13%)

4


Số người chết

666

711

+45 (6,75%)

5

Số người bị thương nặng

1.704

1.855

+151(8,86 %)

6

Số lao động nữ

2.432

2.291

-141 (-5,79%)

79


95

+16(20,25%)

7

Số vụ có 2 người bị nạn trở
lên

6


+ Tình hình TNLĐ ở các địa phương

 Những địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều
trong năm 2016
Bảng 2:10 địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất
năm 2016
Địa phương

Số
người
chết

Số vụ
chết
người

1


TP. Hồ Chí Minh

98

92

1.721

1.747

617

2

Hà Nội

75

74

225

251

7

3

Bình Dương


62

61

534

539

50

4

Thanh Hóa

47

29

44

65

18

5

Quảng Ninh

34


30

563

587

341

6

Đồng Nai

33

33

1.283

1.287

155

9

Thái Bình

18

14


70

85

19

7

Hải Dương

16

16

135

135

56

8

Bình Định

15

15

99


99

27

13

12

12

15

3

T
T

10 Phú Thọ

Số
Số người bị
Số vụ người bị
thương nặng
nạn

Các địa phương trên có tổng số người chết vì tai nạn lao động là 411
người chiếm 57,8% tổng số người chết vì tai nạn lao động trong khu vực có
quan hệ lao động trên toàn quốc.
 So sánh tai nạn lao động tại 10 địa phươngcó số người chết vì tai

nạn lao động nhiều nhất năm 2016
Theo số liệu báo cáo, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương thống kê
số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất; Hà Nội, Bình Dương, Thanh
Hóa có số người chết vì tai nạn lao động tăng cao so với năm 2015:

7


Bảng 3: So sánh tình hình tai nạn lao động năm 2016 với năm 2015 của
10 địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất trong khu
vực có quan hệ lao động
Số vụ

T
T

Địa
phươn
g

2015

1

TP. Hồ
Chí
Minh

2


Số vụ chết người

Số người chết

2016

Tăng
/
giảm

201
5

201
6

Tăng/
giảm

201
5

201
6

Tăng/
giảm

1.52
5


1.72
1

+196

105

92

-13

108

98

-10

Hà Nội

129

225

+96

29

74


+45

32

75

+43

3

Bình
Dương

474

534

+60

31

61

+30

32

62

+30


6

Thanh
Hóa

40

44

+4

16

29

+13

17

47

+30

4

Đồng
Nai

2.23

0

1.28
3

-947

29

33

+4

29

33

+4

5

Quảng
Ninh

441

563

+122


29

30

+1

33

34

+1

7

Hải
Dương

113

135

+22

27

16

+11

27


16

-11

8

Bình
Định

26

99

+73

12

15

+3

13

15

+2

9


Thái
Bình

107

70

-37

10

14

+4

10

18

+8

12

-23

12

+2

10


13

+3

10 Phú
Thọ

35

10

8


*Một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng trong năm 2016
1. Vụ tai nạn ngạt khí xảy ra vào 16g30 ngày 01/01/2016 tại lò vôi khu
vực núi đá Yên Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
làm 08 người chết và 01 người bị thương nặng.
2. Vụ tai nạn sạt lở vách đá xảy ra vào 10g30 ngày 22/01/2016 tại mỏ đá
của Doanh nghiệp TNHH Tuấn Hùng, xã Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh
Thanh Hóa làm 08 người chết.
3. Vụ tai nạn sập mái công trường xây dựng xảy ra vào 10g30 ngày
04/4/2016 tại Công trình thi công Nhà văn hóa xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh
Bảo, tp Hải Phòng làm 09 người bị thương.
4. Vụ tai nạn nổ đường ống dẫn dầu của máy ép thủy lực xảy ra vào
9g45 ngày 18/4/2016 tại khu vực ép ván thuộc Công ty cổ phần thế giới gỗ
Việt Nam, Khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghị Lộc, tỉnh Nghệ An làm
11 người bị thương.
5. Vụ nổ nồi hơi vào 10h ngày 30/10/2016 tại Cơ sở chế biến Don

Lan Anh thôn Quang Lang, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
làm 04 người chết và 11 người bị thương.
6. Vụ nổ lò hơi vào 14h chiều ngày 10/11/2016 tại khu vực xưởng sản
xuất
của Công ty cổ phần xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Thái
Nguyên làm 02 người chết và 06 người bị thương.
*PHÂN TÍCH CÁC VỤ TAI NẠN LAO ĐỘNG TỪ CÁC BIÊN
BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC CÓ QUAN
HỆ LAO ĐỘNG
Theo báo cáo chưa đầy đủ của 63 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

9


năm 2016 trong khu vực có quan hệ lao động trên toàn quốc đã xảy ra 655 vụ
tai nạn lao động chết người, nhưng đến ngày 10 tháng 02 năm 2017, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội mới nhận được 202 biên bản điều tra (216
người chết). Phân tích từ các biên bản điều tra tai nạn lao động chết người
nhận được, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có một số đánh giá như
sau:

 Tình hình tai nạn lao động chết người theo loại hình cơ sở sản xuất
(Phân tích từ 202 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người)
- Loại hình công ty cổ phần chiếm 34,2% số vụ tai nạn chết người và
34,3% số người chết;
- Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 37,1% số vụ tai nạn chết
người và 37% số người chết;
- Loại hình doanh nghiệp nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp chiếm
20,8% số vụ tai nạn chết người và 20,8% số người chết;
- Loại hình doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể chiếm 3,5% số

vụ tai nạn và 3,2% số người chết;



Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao

động chết người (Phân tích từ 202 biên bản điều tra tai nạn lao động chết
người)
- Lĩnh vực xây dựng chiếm 23,8% tổng số vụ tai nạn và 24,5% tổng số
người chết;
- Lĩnh vực khai thác khoảng sản chiếm 11,4% tổng số vụ và 12,9% tổng
số người chết;
- Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 7,4% tổng số vụ và 7,9%
tổng số người chết;
- Lĩnh vực cơ khí chế tạo chiếm 5,9 % tổng số vụ và 5,6% tổng số người
chết;

10


- Lĩnh vực dịch vụ chiếm 5% tổng số vụ và 4,6% tổng số người chết;
- Lĩnh vực nông, lâm nghiệp chiếm 4,5% tổng số vụ và 4,2% tổng số
người chết.



Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất

(Phân tích từ 202 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người)
- Ngã từ trên cao chiếm 22,8% tổng số vụ và 21,8% tổng số người chết;

- Điện giật chiếm 13,4% tổng số vụ và 12,5% tổng số người chết;
- Vật rơi, đổ sập chiếm 12,4% tổng số vụ và 15,3% tổng số người chết;
- Tai nạn giao thông chiếm 28,7% tổng số vụ và 27,8% tổng số người
chết;
- Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn chiếm 4,5% tổng số vụ và 4,2% tổng số
người chết;
- Vật văng bắn chiếm 3% tổng số vụ và 2,8% tổng số người chết;

 Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người
(Phân tích từ 202 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người)
 Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 42,1%, cụ thể:

- Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc
an toàn chiếm 17,8% tổng số vụ;
- Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 8,4% tổng số vụ;
- Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động hoặc huấn
luyện an toàn lao động chưa đầy đủ cho người lao động chiếm 11,4% tổng số
vụ;
- Do tổ chức lao động và điều kiện lao động chiếm 3% tổng số vụ;
- Do người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
trong lao động chiếm 1,5%.
 Nguyên nhân người lao động chiếm 17,3%, cụ thể:

- Người lao động bị nạn vi phạm quy trình quy chuẩn an toàn lao động

11


chiếm 15,3% tổng số vụ;
- Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 2%

tổng số vụ;
Còn lại 40,6% là những vụ tai nạn lao động xảy ra do các nguyên nhân
khác.
Xử lý trách nhiệm đối với vụ tai nạn lao động
Năm 2016, ngoài một số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm chết
nhiều người đang trong quá trình điều tra nên chưa có hình thức xử lý, có 05
vụ được Cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện Kiểm sát nhân dân đã xem xét
khởi tố, trong đó có 03 vụ đã khởi tố vụ án cụ thể như sau:
- Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định
khởi tố vụ án hình sự đối với vụ tai nạn sập giàn giáo xảy ra vào 18g30 ngày
09/01/2016 làm 04 người chết tại công trường thi công Suối Quanh, bản Tà
Pán, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa do “Vi phạm các quy
định về an toàn lao động gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 227, Bộ luật
Hình sự.
- Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án
hình sự đối với vụ tai nạn do sạt lở vách đá xảy ra vào 10g30 ngày
22/01/2016 làm 08 người chết tại mỏ đá của Doanh nghiệp TNHH Tuấn
Hùng, xã Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa theo quy định tại Điều
227 Bộ luật Hình sự.
- Đoàn điều tra tai nạn lao động tỉnh Quảng Ninh đã chuyển hồ sơ vụ tai
nạn lao động do sạt lở tầng xảy ra vào 11g00 ngày 8/5/2016 làm 02 người
chết tại công trường khai thác 2, công ty cổ phần than Cao Sơn, thành phố
Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đề nghị cơ quan cảnh sát điều tra thành phố Cẩm
Phả xem xét khởi tố vụ án hình do đã vi phạm quy định về an toàn lao động.
Cơ quan Cảnh sát điều tra đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ

12


tai nạn theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự.


*ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ
VIỆC ĐIỀU TRA, BÁO CÁO TNLĐ XẢY RA TRONG KHU VỰC CÓ
QUAN HỆ LAO ĐỘNG


Tình hình TNLĐ năm 2016 so với năm 2015

Năm 2016, trong khu vực có quan hệ lao động số nạn nhân là lao động
nữ giảm 5,79%, số vụ TNLĐ giảm 0,42%, tổng số nạn nhân tăng 0,27%, số
người chết tăng 6,75%, số vụ có người chết tăng 4,13%, số người bị thương
nặng tăng 8,86%. Số vụ có từ 02 nạn nhân tăng 20,25% (chi tiết tại Bảng 1
nêu trên). Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh có số vụ tai nạn lao động năm
2016 tăng cao so với năm 2015 là 12,86%.


Tình hình điều tra tai nạn lao động

Đa số các vụ tai nạn lao động có khai báo đã được điều tra đúng quy
định tại Thông tư số 08/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016 của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên nhiều địa phương còn chậm gửi
biên bản điều tra về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; số biên bản nhận
được chỉ chiếm 30,8% tổng số vụ tai nạn lao động chết người.
Trong năm 2016, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh
Hóa, Long An, Hà Tĩnh...là những địa phương tiến hành điều tra tai nạn lao
động và báo cáo về Bộ khẩn trương, kịp thời.
Chất lượng báo cáo tai nạn lao động năm 2016
Nhiều địa phương chưa thực hiện việc báo cáo tình hình tai nạn lao động
theo đúng mẫu và thời gian quy định tại Thông tư 08/2016/TT-BLĐTBXH
ngày 15/5/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Nhiều địa phương

không có báo cáo tai nạn lao động theo loại hình doanh nghiệp, nghề nghiệp

13


hoặc số liệu báo cáo không đầy đủ, không đúng biểu mẫu quy định. Tỷ lệ báo
cáo của các doanh nghiệp về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa
phương đã cải thiện so với những năm trước tuy nhiên vẫn còn thấp.
Một số địa phương thực hiện việc báo cáo tình hình tai nạn lao động
không đúng thời hạn như: Cà Mau, Sóc Trăng, Cần Thơ, Phú Thọ, Tiền
Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Tây Ninh.
Trong năm 2016 có 26.419/277.314 (ước tính 9,5%) doanh nghiệp báo
cáo về tình hình tai nạn lao động, (năm 2015 là 18.375/265.009 doanh
nghiệp). Số doanh nghiệp báo cáo tình hình tai nạn lao động vẫn chưa cao, do
vậy việc tổng hợp, đánh giá tình hình tai nạn lao động trên toàn quốc còn gặp
nhiều khó khăn.
Thiệt hại về vật chất
Theo số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương, thiệt hại về vật chất do
tai nạn lao động xảy ra năm 2016 như sau: chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền
bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương,... là 171,63 tỷ
đồng; thiệt hại về tài sản là 7,8 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao
động là 98.176 ngày.
 TÌNH HÌNH TNLĐ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC
KHÔNG THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
*TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG
Luật An toàn vệ sinh lao động và các Nghị định hướng dẫn có hiệu lực
kể từ ngày 01/7/2016, tính đến ngày 31/12/2016 thì việc thống kê báo cáo tai
nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động
là 6 tháng (năm đầu tiên) và theo báo cáo của 44/63 tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương trên toàn quốc đã xảy ra 393 vụ TNLĐ làm 445 người lao động

làm việc không theo hợp đồng lao động bị nạn trong đó:
- Số vụ TNLĐ chết người: 144 vụ

14


- Số vụ TNLĐ có 2 người bị nạn trở lên: 11 vụ
- Số người chết: 151 người
- Số người bị thương nặng: 97 người
- Nạn nhân là lao động nữ: 80 người
Các vụ TNLĐ xảy ra chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng
sản, khai thác thủy sản, hải sản. Các địa phương có số vụ tai nạn lao
động chết người nhiều nhất là Hải Dương (19 vụ làm 19 người chết), Quảng
Nam (18 vụ làm 18 người chết), Thanh Hóa (15 vụ làm 17 người chết), Thành
phố Hồ Chí Minh (14 vụ làm 14 người chết), Quảng Ninh (13 vụ làm 13
người chết). Một số địa phương tai nạn lao động xảy ra đối với người lao
động làm việc không theo hợp đồng lao động cao hơn so với khu vực có quan
hệ lao động như Hải Dương, Quảng Nam.
*TÌNH HÌNH ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ CHẤT
LƯỢNG BÁO CÁO NĂM 2016
Cho đến ngày 15/02/2017 Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chưa
nhận
được biên bản nào điều tra tai nạn lao động chết người hoặc bị thương
nặng từ 2 người đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao
động. Công tác điều tra tai nạn lao động đối với khu vực không có hợp đồng
lao động chưa được triển khai toàn diện theo quy định của pháp luật. Việc lập
biên bản ghi nhận tai nạn lao động đối với người làm việc không theo hợp
đồng lao động của UBND cấp xã được triển khai còn rất hạn chế.
Đã có 44/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thống kê
tai

nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao
động; trong đó 27 tỉnh báo cáo có tai nạn lao động, 17 tỉnh báo cáo không có
tai nạn lao động, một số báo cáo chưa phân loại theo mã nghề nghiệp như

15


mẫu quy định tại Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016.
Các địa phương chưa báo cáo tình hình tai nạn lao động của người lao
động làm việc không theo hợp đồng lao động là: Ninh Bình, Kon Tum, Tuyên
Quang, Bạc Liêu, Gia Lai, Quảng Bình, Bình Thuận, Đăk Lăk, Hòa Bình,
Lâm Đồng, Ninh Thuận, Tiền Giang, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, An Giang,
Nghệ An, Tây Ninh, Long An, Đăk Nông.
 BÁO CÁO CÁC TRƯỜNG HỢP NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO
ĐỘNG KHÁM, ĐIỀU TRỊ TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA
BỆNH TRÊN TOÀN QUỐC
*TỔNG QUAN VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP NGƯỜI BỊ TNLĐ
KHÁM, ĐIỀU TRỊ TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
TRÊN TOÀN QUỐC
(Số liệu báo cáo từ 14 tỉnh)
Stt
1
2
3

Chỉ tiêu
Số người được sơ cứu cấp cứu (không điều trị)
Số người được điều trị lần đầu trong năm đối với
một vụ tai nạn lao động
Tổng số người bị tai nạn lao động đến cơ sở khám

bệnh, chữa bệnh

Số lượng
85
1.212
5.118

16


*PHÂN LOẠI CÁC TRƯỜNG HỢP BỊ TNLĐ KHÁM, ĐIỀU TRỊ TẠI
CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TRÊN TOÀN QUỐC THEO
VIỆC SƠ CẤP CỨU, ĐIỀU TRỊ
Số trường hợp
T

Tỉnh/thành

T

phố

Số người LĐ khám và điều trị tại cơ sở

TNLĐ được sơ

KBCB do TNLĐ
Khỏi có để

cứu trước khi

chuyển đến cơ

Tổng số

Khỏi

lại di
chứng

sở KBCB
1 Hà Nội

Tử
vong

232

2 Hà Nam

121

3 Điện Biên

1838

4 Lai Châu

1721

5 Thanh Hóa

6 Bắc Giang

117

0

4
19

1667

46

8

555

37

22

492

9

7 Ninh Thuận

7

5


5

8 Đăk Nông

86

403

403

0

0

9 Lâm Đồng

17

10 Bình Dương

0

0

0

0

0


11 Đồng Nai

68

1618

44

44
326

3

1

4967

86

65

12

Bà Rịa-Vũng

Tàu
13 Đồng Tháp

258


14 Cần Thơ
Tổng số

330

2

208
480

5118

Từ ngày 01/7/2016 đã có 14/63 tỉnh báo cáo trong đó: 01 tỉnh báo cáo số

17


liệu đầy đủ, thống kê được số liệu nhiều nhất là Lai Châu, 13 tỉnh có báo cáo
nhưng số liệu chưa đầy đủ, 42 tỉnh báo cáo thiếu biểu mẫu tại Phụ lục 10
Thông tư 19/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016, 07 tỉnh không có báo cáo số
liệu tai nạn lao động được khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
 Về tình hình bệnh nghề nghiệp:
Báo cáo của Bộ Y tế về phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao
động cho thấy, hiện trung bình một năm có khoảng 2-3 triệu lượt người lao
động được khám sức khỏe định kỳ. Tuy tổng số người lao động được khám
sức khoẻ định kỳ hàng năm trong giai đoạn 2011-2017 đã tăng 1,6 lần so với
giai đoạn 2006-2010, nhưng con số này mới chiếm khoảng 20% người lao
động có hợp đồng lao động. Theo Bộ Y tế, bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam, đặc
biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp và tiêu hóa ngày càng gia tăng.

Trong tổng số 30 bệnh nghề nghiệp được đưa vào danh mục thanh toán bảo
hiểm y tế thì bệnh bụi phổi là bệnh phổ biến nhất, chiếm tới 74% số ca. Tiếp
theo là bệnh đường hô hấp chiếm 32%; sau đó là bệnh do tiếng ồn chiếm
17%.
Đặc biệt, việc khám sức khỏe định kỳ hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc
phân loại sức khỏe và phát hiện một số bệnh tật thông thường và cũng chỉ
được thực hiện ở một số ít doanh nghiệp; chứ chưa có cơ chế triển khai đối
với nhóm lao động làm việc không có hợp đồng lao động.
Trong khi đó, với hoạt động khám chuyên sâu phát hiện bệnh nghề
nghiệp, trung bình mỗi năm có 100.000 người lao động được khám, thì có
trên 5.000 người trong số đó được phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp.
Với yêu cầu về quan trắc môi trường lao động, hiện đã có hơn 6.000 cơ
sở được quan trắc hàng năm. Trong giai đoạn 2011-2017, số mẫu quan trắc
môi trường lao động được thực hiện là 2.452.919 mẫu. Tuy nhiên, có tới 8090% số cơ sở lao động chưa thực hiện quy định này hoặc thực hiện quan trắc

18


không đầy đủ đối với các yếu tố có hại, có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp…
2.1.Trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn lao động
Thực thiện trách nhiệm này các doanh nghiệp cần thực hiện các tiêu
chuẩn về pháp luật, khoa học, kĩ thuật kinh tế nhằm ngăn ngừa các nguy cơ
xảy ra sự có hại cho sức khỏe của người lao động trong quá trình lao động.
Cách thực hiện triệt để trách nhiệm này chính là doanh nghiệp thiết lập môi
trường lao động thuận lợi, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Trong những năm qua, việc chấp hành Pháp luật Lao động về an toàn lao
động, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh – dịch
vụ và người lao dộng có nhiều chuyển biến tích cực. Các đơn vị, doanh
nghiệp, cá nhân đã quan tâm đầu tư đáng kể về máy móc thiết bị và các điều
kiện an toàn vệ sinh cần thiết cho nghười lao động. Tuy nhiên các doanh

nghiệp Việt Nam, theo thống kê số doanh nghiệp thực hiện các chỉ tiêu cơ bản
về quy định đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cong thấp, tỷ lệ các doanh
nghiệp không đạt tiêu chuẩn còn qua cao.
Các doanh nghiệp đang còn chủ quan về vấn đề àn toàn lao động, vi
phạm chủ yếu về vấn đề làm thêm giờ quá quy định, không huấn luyện về an
toàn vệ sinh lao động, không kiểm tra tu sửa máy móc định kỳ, không kiểm
định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động trước khi
đưa vào sử dụng. Môi trường lao động trong doanh nghiệp vẫn còn bị ô
nhiễm, chưa đáp ứng các yêu cầu an toàn lao động nhất là các tỉnh có khu
công nghiệp lớn, việc đảm bảo các tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ
sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ,
nóng ẩm, ồn, dung, các yếu tố có hại.
2.2.Trách nhiệm doanh nghiệp đảm bảo sức khỏe người lao động.
Thực hiện trách nhiệm này, các doanh nghiệp cần tổ chức huấn luyện,
hướng dẫn thông báo cho người lao động quy định, biện pháp làm việc an

19


toàn; cung cấp đày đủ phương tiện bảo vệ cá nhân; chăm lo sức khỏe người
lao động, khám sức khỏe khi tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ, quan tâm
bố trí công việc phù hợp sức khỏe người lao động, nhất là lao đông nữ.
- Tại các doanh nghiệp hiện nay qua tìm qua tìm hiểu khi kiểm tra công
tác an toàn- vệ sinh lao động tại một số đơn vị của nhiều đoàn kiểm tra các
cấp, công tác huấn luyện an toàn cho người lao động còn làm hình thức, giao
cho các công trường, phân xưởng tự huấn luyện; câu hỏi, nội dung huấn luyện
hàng năm không thay đổi, người lao động chép lại bài kiểm tra có sẵn, thậm
chí có thể nhờ người khác chép hộ rồi ký tên. Công tác huấn luyện cấp chứng
chỉ về quản lý, vận hành thiết bị, huận luận thợ mìn, chỉ huy bắn mìn, huấn
luận phòng cháy chữa cháy chưa đảm bảo yêu cầu. Do liên quan đến chi phí,

thời gian huấn luyện sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nên có đơn vị không tổ chức
huấn luyện hoặc chỉ làm để đối phó. Có tình trạng như vậy là do những bất
cập trong qui định về huấn luyện như: doanh nghiệp tự tổ chức tự huấn luyện;
không quy định về thời lượng, nội dung chương trình huấn luyện, tiêu chuẩn
điều kiện được huấn luyện và cấp giấy chứng nhận; tài liệu huấn luyện do đơn
vị huấn luyện tự biên soạn…dẫn đến không có sự thống nhất, mỗi đơn vị làm
khác nhau, tổ chức huấn luyện không chặt chẽ…
- Doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí nên đã cắt giảm các khâu mua
sắm trang thiết bị bảo hộ cho người lao động. Hầu hết các doang nghiệp khi bị
thanh tra đều mắc phải các lỗi như: người lao động làm việc trong môi trường
ô ngiễm lại không được trang bị mặt nạ chống độc, không thắt dây an toàn,
không đội mũ bảo hộ, không khám sức khỏe định kỳ cho công nhân…Dặc
biệt trong việc sử dụng lao động thiếu chuyên môn trong lĩnh vực về điện,
hàn.
Ví dụ thực tiễn về quá trình điều tra vấn đề an toàn vệ sinh lao động tại
các doang nghiệp công trình xây dựng ở thành phố Hồ Chí Minh thì công tác

20


an toàn vệ sinh lao động tại các công trường xây dựng còn nhiều thiếu sót.
Các công trường được chọn kiểm tra là những công trình có quy mô lớn đang
trong quá trình thi công sử dụng nhiều lao động, môi trường lao động chịu rủi
ro như thi công tầng hầm, trên các tầng cao, sử dụng các thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn ( vận thăng, cầu trục..). Về tổ chức mặt bằng công
trường xây dựng, hầu hết công trình có thiết kế tổng mặt bằng công trường
xây dưng nhưng không niêm yết tại cổng chính của công trường theo quy
định, cá biệt có một số công trường không xuất trình được bản vẽ thiết kế
tổng mặt bằng công trình xây dựng (04/13 công trình). An toàn sử dụng điện
và chống ngã cao vẫn là các vấn đề thường trực ở các công trường xây dựng

khi 04/13 công trình đã kiểm tra có vi phạm như không nối đất vỏ các tủ điện,
dây dẫn điện không treo mà dải dưới đất( kể cả trên mặt sàn đọng nước),
không sử dụng ổ cắm chuyên dụng hoặc sử dụng thiết bị điện cầm tay nhưng
không thực hiện đo cách điện trước khi đưa vào sử dụng; 04/13 công tringf
không lắp đặt đủ bộ phận ngăn ngã cao tại các mép sàn, hố thang máy, lỗ
thông tầng, nhiều vị trí giăng dây cáp hoặc dây nhưa, thiếu bảng cảnh cáo khu
vực nguy hiểm. Về phòng chống cháy nổ, hầu hết các công trình đã kiểm tra
đều không có hoặc có nhưng không đầy đủ phương án phòng chống chấy nổ,
cứu nạn cho công trường. Việc bố trí thiết bị chữa cháy cục bộ tại các khu vực
đang thuwch hiện những công việc dễ xảy ra cháy( thi công hàn, cắt; lắp đặt
các hệ thống lạnh…) vẫn chưa đầy đủ, nhiều công trình bố trí thiếu số lượng
bình chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy tại những vị trí này. Các công trường
không trang bị đủ bảo hộ lao động cho công nhân, phổ biến là thiếu quần,
giày bảo hộ lao động( thường chỉ trang bị áo và nón). Một vài công trình có
tình trạng cấp phát đồ bảo hộ lao động cho các đội trưởng, không cấp trực tiếp
cho người lao động( 02/13 công trương)
-Vấn đề về khám sức khỏe định kỳ tại chỗ được xem như là sự xa xỉ đối

21


với người lao động thậm chí còn xa lạ đối với các chủ doanh nghiệp, thì nay
đã được quan tâm để ý chấp hành có tiến bộ hơn, tuy nhiên thực tế, các doanh
nghiệp không thực hiện thường xuyên hoạt động này. Doanh nghiệp muốn tiết
kiệm chi phí, thay vì phải mất hàng trăm triệu đồng cho một lần khám sức
khỏe cho người lao động thì nhiều doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt tối đa
20 triệu đồng, đó là chưa kể doanh nghiệp lựa chọn cơ sở y tế chưa đạt tiêu
chuẩn nhưng vì chi phí thấp nên sẵn sàng đăng ký khám chữa bệnh tại đó,
hoặc chỉ làm thủ tục hồ sơ và khám thể lực chung, các bệnh ngoài da, không
phát hiện các bênh nghề nghiệp…Là xem như hoàn thành nhiệm vụ.

2.3.Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động bị tai nạn,
bệnh nghề nghiệp
Thực hiện trách nhiệm này doanh nghiệp phải trả đủ lương, toàn bộ các
chi phí y tế, bố chí công việc phù hợp với mức suy giảm khả năng lao động
của người lao động; phải có bồi thường trợ cấp cho người lao động; đóng các
loại bảo hiểm bắt buộc cho người lao động; khi xaye ra tai nạn lao động
doanh nghiệp phải lập biên bản, điều tra có sự tham gia ban chấp hành công
đoàn cơ sở, định kỳ khai báo về tất cả các trường hợp bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp.
Các doanh nghiệp đã cà đang thực hiện đầy đủ các chính sách bảo hiểm
xã hội cho người lao động, bồi thường thiệt hại khi có tai nạn lao động bệnh
nghề nghiệp, tuy nhiên mức độ bồi thường nhiều khi chưa được thỏa đáng,
chưa bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Trách nhiệm lập biên bản giải quyết, báo cáo tình hình tai nạn lao đông,
bệnh nghề nghiệp lên các cơ quan chức năng chưa được thực hiện triệt để.
Nhiều địa phương báo cáo không đúng quy định, chưa thống kê đầy đủ các
ngành nghề, số lao động trên địa bàn, số doanh nghiệp, nên cơ quan quản lý
rất khó đánh giá tình hình tai nạn lao động trên toàn quốc. Đáng lo ngại, trong

22


năm 2016 có 26.419/277.314 (ước tính 9,5%) doanh nghiệp báo cáo về tình
hình tai nạn lao động, (năm 2015 là 18.375/265.009 doanh nghiệp). Số doanh
nghiệp báo cáo tình hình tai nạn lao động vẫn chưa cao, do vậy việc tổng hợp,
đánh giá tình hình tai nạn lao động trên toàn quốc còn gặp nhiều khó khăn,
các doanh nghiệp cố tình báo cáo không chính xác các vụ tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, chỉ đến tận khi các cơ quan chức năng phát hiện, kiểm tra,
xử lý.
2.4.Việc thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn lao động giữa loại hình

doanh nghiệp khác nhau tại Việt Nam
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn xã hội giữa các loại hình
doanh nghiệp vẫn có sự chênh lệch. Theo thống kê của bộ lao động thương
binh xã hội , trong số những vụ tai nạn chết người năm 2016, loại hình công
ty cổ phần chiếm 34,2% số vụ tai nạn chết người và 34,3% số người chết; loại
hình công ty TNHH chiếm 37,1% số vụ tai nạn chết người và 37% số người
chết; loại hình doanh nghiệp nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp chiếm
20,8% số vụ tai nạn chết người và 20,8% số người chết; loại hình doanh
nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể chiếm 3,5% số vụ tai nạn và 3,2% số
người chết. Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài có sự cam kết về an toàn lao động cao hơn so với các doanh nghiệp
khác, nhất là các doanh nghiệp tư nhân nhỏ, lẻ.
3. Các biện pháp nâng cao thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn, sức
khỏe lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam
3.1.Đối với nhà nước.
- Các Bộ, ngành chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc ngành và lĩnh vực quản
lý chủ động kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động
trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm

23


×