Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghiên cứu quản lý khai thác hạ tầng kỹ thuật thuộc thành phố phủ lý tỉnh hà nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.22 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÙI HỒNG TIẾN

NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KHAI THÁC HẠ TẦNG
KỸ THUẬT THUỘC THÀNH PHỐ PHỦ LÝ - TỈNH
HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

HÀ NỘI, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÙI HỒNG TIẾN
KHÓA: 2012 - 2014

NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KHAI THÁC HẠ TẦNG KỸ THUẬT
THUỘC THÀNH PHỐ PHỦ LÝ - TỈNH HÀ NAM

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM TRỌNG MẠNH

HÀ NỘI, NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Hồng Tiến


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới PGS.TS.Phạm Trọng
Mạnh người thầy trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo đã chỉ bảo, dạy dỗ tác
giả trong suốt quá trình học tập.
Tác giả xin trân trọng cảm, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng,
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Hồng Tiến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài ....................................................................................... .....1
Mục đích nghiên cứu ................................................................................... ...5
Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 5
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. .5
Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. ..5
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... ..6
Cấu trúc luận văn ........................................................................................ ...6
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật của thành
phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam ..................................................................................... 8

1.1. Thực trạng hạ tầng kỹ thuật của thành phố Phủ Lý .................................. 8
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Phủ Lý..............................8
1.1.2. Hiện trạng hệ thống giao thông.............................................................13
1.1.3. Hiện trạng cấp nước..............................................................................19
1.1.4. Hiện trạng thoát nước............................................................................22
1.1.5. Hiện trạng hệ thống cấp điện và thông tin liên lạc................................25
1.1.6. Hiện trạng thoát nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang...........................28
1.1.7. Thực trạng công tác quản lý cây xanh đô thị.........................................29
1.2. Thực trạng lập kế hoạch quản lý khai thác hạ tầng kỹ thuật của thành phố
Phủ Lý – tỉnh Hà Na........................................................................................31
1.2.1. Kế hoạch duy tu, bảo dưỡng thường xuyên......................................... 31
1.2.2. Dự phòng sự cố .................................................................................. 31

1.2.3. Kế hoạch tài chính .............................................................................. 32
1.2.4. Kế hoạch nhân sự ............................................................................... 32


1.3. Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý khai thác hạ tầng ký thuật của thành
phố Phủ Lý – tỉnh Hà Nam ........................................................................... 33
1.3.1. Cơ cấu tổ chức UBND thành phố Phủ Lý ........................................... 33
1.3.2. Cơ cấu tổ chức phòng QLĐT thành phố ............................................. 34
1.3.3. Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Hà
Nam ............................................................................................................. 35
1.4. Thực trạng quản lý điều hành khai thác hạ tầng kỹ thuật thành phố Phủ
Lý – tỉnh Hà Nam......................................................................................... 36
1.4.1. Thực trạng tổ chức quản lý ................................................................. 36
1.4.2. Mô hình quản lý, điều hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm
hành chính hiện hữu thành phố Phủ Lý ........................................................ 37
1.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong khai thác hạ
tầng kỹ thuật thành phố Phủ Lý .................................................................... 38
1.6. Đánh giá thực trạng quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật thành phố Phủ Lý
..................................................................................................................... 39
1.6.1. Những ưu điểm chung ........................................................................ 39
1.6.2. Những tồn tại, bất cập......................................................................... 39

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị thành
phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam ................................................................................... 40

2. 1. Cơ sở lý luận quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Thành phố ........... 40
2.1.1. Khái niệm cơ bản quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị ................. 40
2.1.2. Vai trò của hệ thống hạ tầng kxy thuật đô thị ...................................... 40
2.1.3. Các yêu cầu cơ bản của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị .................... 42
2.1.4. Công cụ quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật ......................................... 54

2.1.5. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật ............................................................................................................. 57


2. 2. Cơ sở pháp lý quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị ........................ 59
2.2.1. Hệ thống các văn bản của Nhà nước về quản lý xây dựng hệ thống hạ
tầng kỹ thuật ................................................................................................. 59
2.2.2. Hệ thống các văn bản của tỉnh Hà Nam về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ
thuật ............................................................................................................. 61
2.3. Kinh nghiệm quản lý hạ tầng kỹ thuật tại một thành phố trên thế giới và
Việt Nam ...................................................................................................... 62
2.3.1. Kinh nghiệm trên Thế giới.................................................................. 62
2.3.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam.................................................................... 66
Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị thành phố Phủ
Lý, tỉnh Hà Nam .................................................................................................. 69

3.1 Định hướng phát triển của hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thành phố Phủ
Lý đến năm 2030.............................................................................................69
3.2 Đổi mới chính sách huy động vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật ......................85
3.2.1. Đối với ngân sách nhà nước…………………………..........................85
3.2.2. Huy động nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)……………………………........................85
3.2.3. Xúc tiến thành lập quỹ đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật Phủ
Lý……………………………………….…………………………................87
3.2.4. Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả chủ trương '' dành quỹ đất tạo vốn''
xây dựng hạ tầng kỹ thuật…….……………………………..........................87
3.2.5.Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư HTKT đô thị…............................88
3.3 Đổi mới trong công tác tổ chức để quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
của Thành phố.................................................................................................89
3.3.1. Đổi mới về tư duy..................................................................................89

3.3.2. Đổi mới về phương pháp.......................................................................89


3.4 Các giải pháp về quản lý vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Thành
phố...................................................................................................................92
3.4.1. Quản lý các công trình giao thông đô thị..............................................92
3.4.2. Quản lý các công trình cấp nước đô thị.................................................92
3.4.3. Quản lý thoát nước đô thị......................................................................93
3.4.4. Quản lý các công trình cấp điện............................................................94
3.4.5. Quản lý vệ sinh môi trường đô thị.........................................................94
3.5 Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kết cấu
hạ tầng kỹ thuật đô thị.....................................................................................95
3.5.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, cán bộ trong quản lý kết cấu hạ tầng kỹ
thuật đô thị.......................................................................................................95
3.5.2. Đẩy mạnh việc phân cấp trong quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ
thuật.................................................................................................................96
3.5.3. Cải cách một số thủ tục hành chính liên quan đến quản lý quy hoạch,
xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật...................................................................98
3.5.4. Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động gắn với tăng cường thanh tra,
kiểm tra trên lĩnh vực quản lý nhà nước về kết cấu HTKT đô thị...................99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 102

Kết luận…………………………………………………………………….102
Kiến nghị…………………………………………………………………...103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... .


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Tên đầy đủ

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

BTCT

Bê tông cốt thép

CTR

Chất thải rắn

UBND

Ủy ban nhân dân

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật


QHXD

Quy hoạch xây dựng

QHCXD

Quy hoạch chung xây dựng

GTVT

Giao thông vận tải

HĐND

Hội đồng nhân dân

KT - XH
TNMT
ODA
QL

Kinh tế - xã hội
Tài nguyên môi trường
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức
Quốc lộ


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu hình


Tên hình

Trang

Hình 1.1

Hiện trạng hệ thống giao thông TP. Phủ Lý

13

Hình 1.2

Tuyến đường sắt qua ga Phủ Lý

14

Hình 1.3

Ga Phủ Lý

15

Hình 1.4

Quốc lộ 1A đoạn qua trung tâm thành phố

16

Hình 1.5


Đường Võ Thị Sáu
Hiện trạng mạng lưới cấp nước thành phố
Phủ Lý
Ngập úng tuyến đường Biên Hòa trung tâm
thành phố
Ngập úng tuyến đường nội bộ khu đô thị
Minh Khôi
Tuyến đường dây thông tin liên lạc và
đường dây tải điện đi chung cột
Trạm biến áp trên vỉa hè đường Nguyễn
Viết Xuân
Cây xanh trồng trên vỉa hè
Hiện trạng mô hình quản lý hệ thống hạ
tầng kỹ thuật khu trung tâm hành chính hiện
hữu thành phố Phủ Lý

17

Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 1.9
Hình 1.10
Hình 1.11
Hình 1.12

Số hiệu bảng
Bảng 1.1


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

22
24
25
27
28
30
37

Trang
18

Bảng 2.1

Thống kê các cầu
Thốn kê hiện trạng đường ống cấp nước
thành phố Phủ Lý
Thống kê hiện trạng sử dụng nước của các
xã phường từ nhà máy nước Phủ Lý
Thống kê sử dụng nước từng loại hình
Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần môi trường
và đô thị Hà Nam
Quy định về các loại đường trong đô thị

Bảng 2.2

Khu vực bảo vệ nguồn nước đô thị


48

Bảng 1.2
Bảng1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5

20
21
22
35
44


Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.3

50

Bảng 2.6

Nhu cầu cấp nước sinh hoạt
Chiều rộng hành lang bảo vệ an toàn của
đường dây dẫn điện trên không
Chiều cao hành lang bảo vệ an toàn đường

dây dẫn điện trên không
Hành lang bảo vệ an toàn đường cáp ngầm

Bảng 2.7

Phạm vi bảo vệ trạm điện

53

Bảng 2.4
Bảng 2.5

51
52
52


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Thành phố Phủ Lý có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với lịch
sử hình thành và phát triển của tỉnh Hà Nam. Hiện nay thành phố Phủ Lý là
đô thị loại III, là trung tâm tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế, chính trị, hành chính,
văn hóa – xã hội của tỉnh. Đồng thời là đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội quan
trọng của vùng phía Nam đồng bằng sông Hồng. Nằm ở vị trí thuận lợi cách
trung tâm Hà Nội 60 km, cách thành phố Nam Định 30 km, thành phố Ninh
Bình 34 km, thành phố Hưng Yên 25 km; có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt
Bắc – Nam đi qua, nằm giữa 2 tuyến đường quốc lộ 1A và đường cao tốc
Pháp Vân – Ninh Bình; là nơi gặp gỡ giữa ba con sông: sông Đáy, sông Châu

và sông Nhuệ.
Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020, trong đó định hướng phát
triển không gian đô thị hệ thống đô thị; thành phố Phủ Lý mở rộng quy mô để
đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trở
thành đô thị loại II. Trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, tỉnh Hà Nam nằm
trong vùng đối trọng phía Đông và Đông Nam; thành phố Phủ Lý nằm trong
hệ thống các thành phố cấp vùng, phân vùng với chức năng là trung tâm hành
chính, chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Hà Nam,
trung tâm dịch vụ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao
của vùng phía Nam đồng bằng sông Hồng và vùng thủ đô Hà Nội.
Thành phố Phủ Lý được công nhận đô thị loại III vào tháng 7 năm
2007 và trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Hà Nam vào năm 2008, đến tháng
7 năm 2013 Chính phủ có Nghị quyết về việc mở rộng thành phố Phủ Lý trên
cơ sở điều chỉnh 9 xã của 4 huyện trong tỉnh về thành phố. Thành phố được
mở rộng, hiện nay Thành phố có 21 đơn vị hành chính (bao gồm 11 phường


2

và 10 xã) với tổng diện tích tự nhiên là 8.787,30 ha trong đó diện tích khu vực
nội thành là 697,6 ha; diện tích khu vực ngoại thành là 8.089,7 ha. Dân số
136.654 người, trong đó dân số nội thành là 42.455 người, dân số ngoại thành
là 92.199 người.
Về hạ tầng kỹ thuật đô thị của thành phố Phủ Lý trong những năm gần
đây cũng được quan tâm đầu tư xây dựng, bộ mặt đô thị của thành phố được
thay đổi tích cực qua các năm. Các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị của
thành phố đã và đang phát huy tốt hiệu quả góp phần làm cho đô thị thay đổi
theo hướng văn minh, hiện đại.
- Công trình dịch vụ công cộng:

Các công trình dịch vụ công cộng được quan tâm đầu tư xây dựng theo
hướng đồng bộ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân như: nhà văn
hóa, sân vận động, các khu công viên, cây xanh, trung tâm văn hóa thể thao,
bến xe...
- Giao thông:
Trong những năm qua thành phố đã đầu tư xây dựng hệ thống giao
thông đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hành hóa của nhân dân. Tại khu vực
trung tâm, hệ thống giao thông đã được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh. Các
khu dân cư, các công trình công cộng xây dựng tập trung dọc theo các tuyến
đường. Hệ thống đường được thiết kế theo mạng ô vuông, mật độ đường
trung bình đạt 6,5km/km2.
Đến nay ngoài tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 21, trên địa bàn còn có 73
tuyến đường do Thành phố quản lý với tổng chiều dài 52,5 km và 20 tuyến
đường liên xã, phường dài 35,6 km.
- Cấp nước:
Nguồn nước của Thành phố chủ yếu từ sông Đáy, có 02 nhà máy nước
cung cấp nước cho thành phố với tổng công suất 25.000m3/ngày đêm, đã cung


3

cấp nước sạch cho trên 15.000 hộ dân. Hệ thống cung cấp nước đáp ứng cho
toàn bộ khu vực nội thành và các xã ngoại thành. Tỷ lệ hộ gia đình được sử
dụng nước sạch trên 85% với tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt là 120
lít/người/ngày đêm.
- Thoát nước:
Hệ thống thoát nước hiện tại: Ở khu đô thị cũ là hệ thống thoát nước
chung gồm nước mưa, nước thải sinh hoạt. Ở các khu đô thị mới hệ thống
thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt riêng biệt. Sau khi được sử lý sơ bộ
bằng bể tự hoại trong khu dân cư, cơ quan và công trình công cộng, được gom

về các trạm xử lý nước thải theo hệ thống cống hộp, đường ống. Tổng chiều
dài đường thoát nước chính trong nội thành là 92,6 km với mật độ đường ống
thoát nước chính là 8,5km/km2
- Cấp điện và chiếu sáng đô thị
Hiện nay nguồn điện được sử dụng từ lưới điện quốc gia, hệ thống
đường dây cao thế 110 KV qua 02 trạm trung gian với các trạm biến áp đảm
bảo cho 100% hộ dân thành phố được sử dụng điện, với chỉ tiêu cấp điện sinh
hoạt là 600.KW/người/năm.
Hệ thống chiếu sáng các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ đi qua địa bàn
có tổng chiều dài là 6,43km; hệ thống chiếu sáng tại ngõ hẻm (tỷ lệ ngõ hẻm
được chiếu sáng đạt khoảng 65%); tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng là
100%.
- Thông tin liên lạc
Duy trì, thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ
chính trị ở địa phương, chất lượng phát thanh, truyền hình được nâng lên rõ
rệt với nội dung thiết thực, phản ánh kịp thời các hoạt động diễn ra trên địa
bàn và chương trình tiếp dân của đài Trung ương, góp phần quan trọng vào
việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước.


4

Hệ thống bưu chính viễn thông trên địa bàn được trang bị hiện đại,
công nghệ cao và chất lượng tương đối đồng bộ, nối mạng hoàn chỉnh đến tất
cả các đơn vị hành chính trong Tỉnh. Hiện tại 100% phường, xã được phủ
sóng phát thanh, truyền hình; 100% số hộ dân có phương tiện nghe nhìn.
- Công viên cây xanh
Hiện toàn thành phố có 02 công viên trung tâm và 02 sân vận động; hệ
thống công viên cây xanh trục đường giao thông đô thị đang được tập trung
đầu tư phát triển cùng với việc nâng cấp và chỉnh trang đô thị.

- Vệ sinh môi trường
Công tác vệ sinh môi trường đô thị trong những năm qua có nhiều tiến
bộ, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của đa số dân cư đã có nhiều chuyển
biến, đã tăng cường nạo vét cống rãnh, cắt tỉa cây xanh, bố trí các thùng rác
công cộng, duy trì vệ sinh ngõ xóm, đường phố; thu gom và xử lý rác thải làm
cho đường phố, ngõ xóm luôn sạch sẽ, hạn chế ô nhiễm môi trường. Thành
phố đã xây dựng và đưa vào sử dụng nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác
thải sinh hoạt bằng nguồn vốn ODA với quy mô 20ha.
Tuy nhiên, hạ tầng kỹ thuật của thành phố Phủ Lý chỉ mới được quan
tâm đầu tư sau khi tái lập tỉnh Hà Nam (năm 1997), việc đầu tư còn chưa thật
sự đồng bộ, có lĩnh vực được quan tâm đầu tư tốt, có lĩnh vực mới được quan
tâm, đầu tư bước đầu, công tác quản lý, khai thác sử dụng hạ tầng kỹ thuật
của Thành phố cũng mới được quan tâm trong những năm gần đây. Công tác
quản lý sử dụng hạ tầng kỹ thuật của Thành phố chủ yếu dựa trên các điều
kiện thực tế của địa phương cũng như năng lực của đội ngũ cán bộ hiện có, do
vậy trong quá trình quản lý khai thác hạ tầng kỹ thuật của Thành phố cũng
còn nhiều hạn chế. Do đó việc phát huy hiệu quả sử dụng các công trình hạ
tầng kỹ thuật của Thành phố cũng còn ở mức khiêm tốn.


5

Do đó việc “nghiên cứu đổi mới quản lý sử dụng hạ tầng kỹ thuật thành
phố Phủ Lý” nhằm giải quyết những mặt còn hạn chế trong quản lý sử dụng
hạ tầng kỹ thuật thành phố, đề xuất một số giải pháp làm cơ sở để đưa ra các
quy định nhằm giúp cho công tác quản lý sử dụng hạ tầng kỹ thuật của thành
phố Phủ Lý đảm bảo hiệu quả nhất trong thời gian tới, góp phần làm cho đô
thị Phủ Lý phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.
Mục tiêu nghiên cứu.
Nghiên cứu để đề xuất một số giải pháp mang tính đổi mới trong quản

lý sử dụng hạ tầng kỹ thuật cho đô thị thành phố Phủ Lý hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng hạ tầng kỹ thuật của đô
thị thành phố Phủ Lý – tỉnh Hà Nam.
- Đề xuất giải pháp mang tính đổi mới trong công tác quản lý, sử dụng
hạ tầng kỹ thuật của đô thị thành phố Phủ Lý – tỉnh Hà Nam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu :
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thành phố Phủ Lý và định hướng phát
triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Thành phố đến năm 2030. Trong đó tập
trung nghiên cứu về giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện, thông tin liên
lạc, thu gom rác thải và cây xanh đô thị
- Phạm vi nghiên cứu : Bao gồm toàn bộ khu vực trung tâm Thành phố
gồm 11 phường trên địa bàn thành phố.
Phương pháp nghiên cứu.
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu chủ yếu đó là : thu thập thông tin, phân tích tổng hợp, nghiên cứu
thực nghiệm, phương pháp cộng đồng và kế thừa.


6

- Phương pháp thu thập thông tin, khảo sát điều tra, tổng hợp, phân tích
đánh giá thực trạng.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: phân chia đối tượng nghiên cứu
thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để
nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó giúp
chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu những
cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy sau đó tổng hợp là quá trình
ngược với quá trình phân tích để tìm ra cái chung khái quát.

- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: tạo ra kiến thức mới và được
chứng minh bởi dữ liệu trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Phương pháp cộng đồng: Lấy ý kiến từ cộng đồng đảm bảo cho
những người chịu ảnh hưởng của đề án được tham gia quyết định đề án.
- Phương pháp kế thừa.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Đề tài mang ý nghĩa đóng góp tích cực cho sự phát triển của thành phố
Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, tạo diện mạo một đô thị khởi sắc, văn minh, hiện đại.
Về khoa học: hệ thống hóa và cụ thể các căn cứ khoa học trong cải tạo
và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để trên cơ sở đó hoàn thiện đồng bộ hạ
tầng kỹ thuật của đô thị Phủ Lý.
Thực tiễn: Đề xuất một số giải pháp mang tính ưu việt, đổi mới hơn
làm cơ sở cho việc quản lý, sử dụng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của đô thị
thành phố Phủ Lý nhằm phát huy hiệu quả tối đa hiệu quả sử dụng của hệ
thống hạ tầng kỹ thuật của Thành phố.
Cấu trúc của luận văn.
Phần mở đầu
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật của
thành phố Phủ Lý – tỉnh Hà Nam.


7

Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị
thành phố Phủ Lý – tỉnh Hà Nam.
Chương 3. Đề xuất giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị thành phố
Phủ Lý – tỉnh Hà Nam.


THÔNG BÁO

Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


102

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
- Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi sướng
và lãnh đạo đã giành được những thắng lợi hết sức to lớn, tạo tiền đề, điều
kiện thuận lợi cho đất nước ta bước vững chắc trong thời kì phát triển mới –
thời kì hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới trong xu thế toàn cầu hóa
đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và quyết liệt. Cùng với cả nước, các đô thị Việt
nam đã có sự phát triển vượt bậc. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được
cơ bản thì cùng quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh, cũng làm nảy
sinh nhiều vần đề hết sức phức tạp, đòi hỏi chính quyền các cấp phải không
ngừng đổi mới, nâng cao trình độ, năng lực quản lý đô thị mới có thể đáp ứng
được yêu cầu xây dựng đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa –
hiện đại hóa.
- Quản lý nhà nước về kết cấu HTKT là một phần, một bộ phận quan
trọng trong công tác quản lý đô thị. Do đó cần có quan điểm đổi mới và tăng
cường hơn nữa công tác lãnh đạo, quản lý, cũng như cần có những chính sách
quản lý, cơ chế tổ chức quản lý và phương thức quản lý phù hợp có hiệu quả
nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu HTKT đô thị. Đây là vấn đề rộng lớn và

phức tạp, đòi hỏi phải hoàn thiện từng bước một.
- Phân tích, đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nước về kết cấu
HTKT đô thị trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.làm rõ vai trò và
các nội dung chủ yếu trong quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuậy đô
thị, đồng thời chỉ ra tính tất yếu khách quan phải đổi mới quản lý nhà nước
trên lĩnh vực này. Nêu bật một số kinh nghiệm quản lý kết cấu HTKT ở một
số đô thị, làm cơ sở để vận dụng hợp lý trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh
Hà Nam.


103

Kiến nghị
Ủy ban nhân dân thành phố Phủ Lý cần chỉ đạo sự kết nối của các
phòng ban trong công tác quản lý. Huy động được sự tham gia của người dân
trong việc cải tạo và xây dựng.
Nghiên cứu ban hành và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý quy hoạch xây dựng và cải tạo đô thị cũng như quản lý quy hoạch xây
dựng và cải tạo mạng lưới đường đô thị.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Xây dựng (2008), Quyết định 04/2008/ QĐ- BXD, ngày
03/04/2008 về “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng”.

2. Bộ Xây dựng (2010), QCVN 07/2010/ BXD, ngày 05/02/2010 về
“Quy chuẩn Quốc gia các công trình Hạ tầng kỹ thuật Đô thị”.

3. Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng.


4. Chính Phủ (2005), Nghị định 106/2010/NĐ–CP, ngày 17/8/2005 về
“Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật điện lực về
bảo vệ án toàn công trình lưới điện cao áp”.

5. Chính Phủ (2010), Nghị định 11/2010/NĐ–CP, ngày 24/02/2010 về
“Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ”.

6. Chính Phủ (2010), Nghị định 39/2010/NĐ – CP, ngày 07/04/2010 về
“Quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị”.
7. Chính Phủ (2010), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về
lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
8. Công ty TNHH Cấp nước Hà Nam (2012), Báo cáo “ thực trạng sản
xuất và cấp nước của các Nhà máy nước trên địa bàn thành phố Phủ Lý”.
9. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2012), Bài giảng “quản lý hạ tầng kỹ thuật
đô thị”.
10. Trần Hùng (2011), Báo cáo ứng dụng GIS trong quản lý hạ tầng kỹ
thuật đô thị tại Việt Nam, Hội thảo Ứng dụng GIS toàn quốc 2011.

11. Nguyễn Khải (2004), “ Đường và giao thông đô thị ”, NXB Xây
dựng.

12. Nguyễn Tố Lăng “Một số bài học kinh nghiệm nước ngoài về
quản lý đô thị” (tài liệu tham khảo, giảng dạy).


13. Phạm Trọng Mạnh (2006), “ Quản lý hạ tầng kỹ thuật”, NXB Xây
dựng.

14. Phạm Trọng Mạnh (2005), “Quản lý đô thị”, tr15, NXB Xây
dựng.

15. Nguyễn Hồng Tiến (2011), “Quy hoạch xây dựng công trình ngầm
đô thị”, Nhà xuất bản Xây dựng.
16. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1226/2011/QĐ-TTg
ngày 22/07/2011 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh
Hà Nam đến năm 2020.
17. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày
07/4/2009 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống các đô thị Việt
Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
18. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 758/QĐ-TTg ngày
08/60/2009 phê duyệt chương trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn từ năm
2009 đến năm 2020.

19. Quốc hội khóa 11 (2003), “Luật Xây dựng”.
20. Quốc hội khóa 12 (2009), “Luật Quy hoạch Đô thị”.
21. UBND tỉnh Hà Nam (2003), Quyết định số 891/QĐ-UBND ngày
13/08/2003 của UBND tỉnh Hà Nam về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch
chung xây dưng thị xã Phủ Lý đến năm 2020.
22. UBND tỉnh Hà Nam (2012), Quyết định 927/QĐ-UBND ngày
11/07/2012 của UBND tỉnh Hà Nam về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch
chung xây dựng thành phố Phủ Lý đến năm 2030.
23. UBND tỉnh Hà Nam (2013), Quyết định số 80/2013/QĐ-UBND
ngày 09/12/2013 của UBND tỉnh Hà Nam về việc ban hành “Quy định phân
cấp quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kĩ thuật đô thị trên địa bàn
tỉnh Hà Nam”.


24. Vũ Thị Vinh (2005), “Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị”, Nhà
xuất bản Xây dựng.

25. Tham khảo thêm các luận văn thạc sỹ của các khóa trên.

26. Trang Web: www.moc.gov.vn, của Bộ Xây dựng.
27. Trang Web: www.google.com.
28. Trang Web: www.hanam.gov.vn, của UBND tỉnh Hà Nam.
29. Dữ liệu thống kê của công ty cổ phần môi trường và công trình
đô thị Hà Nam.



×