Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Thực trạng suy giảm tài nguyên rừng và tác động đến môi trường ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.01 KB, 19 trang )

Chủ đề: “ Thực trạng suy giảm tài nguyên rừng và
tác động đến môi trường ở Việt Nam”

I.

Đặt vấn đề
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

Rừng là tài nguyên quý giá và vô cùng quan trọng của nước ta. Rừng không những là
cơ sở để phát triển kinh tế xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kì quan trọng: rừng
tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxi, và các nguyên tố cơ
bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định màu mỡ của đất làm giảm nhẹ sức tàn phá
khốc liệt của các thiên tai bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí.
Tuy nhiên có một số nguyên nhân làm cho tài nguyên rừng ngày càng thu hẹp, đó là
áp lực về dân số của các vùng tăng nhanh, nghèo đói, người dân sinh kế chủ yếu dựa vào
khai thác tài nguyên rừng, trình độ dân trí vùng sâu vùng xa còn thấp kiến thức bản địa
chưa được phát huy hoạt động khuyến nông chưa đc phát triển, chính sách nhà nước về
quản lý rừng còn nhiều bất cập cơ cấu xã hội có nhiều thay đổi.
Hiện nay tình trạng khai thác rừng quá mức và tình trạng đốt rừng làm nương rẫy xảy
ra rất nghiêm trọng , tình trạng trên xảy ra một phần là do ý thức của người dân về bảo vệ
môi trường còn thấp ,đặc biệt là các vùng núi cao việc khai thác rừng đang có xu hướng
gia tăng .Vì vậy vấn đề bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.
Việc bảo vệ rừng hiện nay không chỉ giúp duy trì diện tích rừng, thành phần hợp
thành nên rừng mà thông qua đó còn cải thiện và khắc phục những tác động tiêu cực gây
ra cho môi trường khi tình trạng suy giảm rừng
Một trong những đòi hỏi để thực hiện thành công nhiệm vụ này là phải có những cơ
chế thích hợp thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư và công tác quản lý bảo
vệ phát triển. Trong những năm gần đây nước ta đã ban hành và áp dụng chính sách tác


động mạnh đến đời sống nhân dân như : Giao đất lâm nghiệp, khoán quản lý bảo vệ rừng,
quy chế về quản lý rừng phòng hộ quy chế hưởng lợi. Trong khi xây dựng các quy định,
đồng thời đảm bảo rừng không bị khai thác quá mức ảnh hưởng xấu đến chức năng của
rừng tự nhiên. Chuyên đề nghiên cứu về “ Thực trạng suy giảm tài nguyên rừng và ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường ở Việt Nam” nhằm đưa ra các biện pháp thích hợp để
nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng .


II.
2.1.

Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung

Tìm hiểu thực trạng suy giảm tài nguyên rừng và ảnh hưởng đến môi trường ở Việt
Nam”
2.2.
Mục tiêu cụ thể
- Nêu ra được thực trạng rừng ở Việt Nam
o Biến động của diện tích rừng ở Việt Nam
o Độ che phủ của rừng
o Biến động về thành phần cấu thành nên rừng
- Tìm ra được nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên rừng
- Nêu ra được ảnh hưởng của rừng đối với
o Môi trường nước
o Môi trường Không khí
o Môi trường đất
- Tìm hiểu được một số cách khắc phục làm giảm tình trạng suy giảm rừng ở một

số nước trên thế giới

Từ thực trạng suy giảm tài nguyên rừng, nguyên nhân và một số cách làm giảm
tình trạng suy giảm tài nguyên rừng ở các nước trên thế giới nhóm đưa ra cách
khắc phục thực trạng trên qua đó cải thiện ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng suy
giảm rừng đến môi trường
2.3.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Sử dụng phương pháp thứ cấp , thu thập tìm kiếm thông tin từ sách báo, mạng
internet qua đó tổng hợp và phân tích kết quả.
III.
Nội dung
3.1.
Cơ sở thực tiễn
-

Ngày nay rừng có vai trò ngày càng quan trọng . Rừng tác động trực tiếp đến môi
trường đất, nước, không khí. Con người cũng như mọi sinh vật sống không thể tách
khỏi môi trường. Cuộc sống của chúng ta có ngày càng tốt đẹp hay không một phần
cũng bởi chịu ảnh hưởng của môi trường. Tuy nhiên trong những năm gần đây, chất
lượng của môi trường ngày càng giảm, ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí ngày
càng tăng. Môi trường tác động trực tiếp tới sức khoẻ của con người. Không khí và
nguồn nước bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người. Nhiều bệnh
nan y phát sinh do ô nhiễm. Nhiều người chết vì bệnh tật do ô nhiễm môi trường gây
ra. Môi trường tác động đến điều kiện sống của con người. Khí hậu thay đổi, trái đất
ngày một nóng lên. Mấy năm gần đây, nạn lũ lụt xảy ra liên miên. Kéo theo nó là biết
bao tai hoạ. Người chết vì lũ lụt ngày một nhiều. Thiệt hại về vật chất do lũ lụt gây ra
không thể kể hết. Nạn đất lở, đất sụt chôn vùi biết bao nhà cửa, bao con người. Rừng
bị tàn phá dẫn đến đất bị xói mòn, bạc màu. Con người không thể trồng trọt được trên


những mảnh đất khô cằn, bạc màu ấy. Biết bao ruộng đất bị bỏ hoang vì không thể

gieo trồng được trong khi con người. Để khắc phục thực trạng trên cần phải đảm bảo
duy trì diện tích rừng đang có và tiếp tục mở rộng diện tích trồng rừng. Tuy nhiên
hiện nay diện tích rừng, độ che phủ và trữ lượng rừng hiện nay ngày càng giảm.
3.2.

Thực trạng suy giảm tài nguyên rừng ở Việt Nam
3.2.1. Diện tích tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên tái tạo
được. Nhưng nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên rừng có thể bị suy thoái không thể tái
tạo lại. Tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với khí quyển, đất đai, mùa màng,
cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng nhiều lợi ích khác. Rừng giúp điều
hòa nhiệt độ, nguồn nước và không khí. Con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên
này để khai thác, sử dụng hoặc chế biến ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời
sống. Ở những vùng khí hậu khác nhau thì tài nguyên rừng cũng khác nhau.
Việt Nam là nước có ¾ diện tích là đồi núi, vì vậy đa số diện tích trên lãnh thổ được
che phủ bởi rừng. Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển của con người, quá trình công nghiệp
hóa hiện đại hóa được đẩy nhanh làm nhu diện tích rừng bị thu hẹp
Bảng 1: Sự biến động diện tích rừng Việt nam giai đoạn 1945- 2014( triệu ha)

Năm

1945

1976

1985

1999


1995

2005

2010

2014

14.4

11.2

9.9

11

9.3

12.7

13.4

13.8

14.3

11.1

9.3


9.5

8.3

10.2

10.3

10.1

0

0.1

0.6

1.5

1

2.5

3.1

3.7

43

33.8


30

27.8

28.2

38

39.1

40.43

Loại rừng

Tổng diện tích
Rừng tự nhiện
Rừng trồng
Độ che phủ (%)

( gso.gov.vn)


Theo tài liệu và bản đồ của Maurand thì đến năm 1943, rừng Việt nam vẫn còn khoảng
14.352.000 ha, che phủ 43,7% diện tích lãnh thổ. Thời kỳ đó, độ che phủ rừng ở Bắc Bộ
vào khoảng 68%, ở Nam Trung Bộ vào khoảng 44%, ở Nam Bộ khoảng 13%.
Qua bảng số liệu 1 ta có thể thấy, từ năm 1945 đến năm 1995 tổng diện tích rừng của
nước ta liên tục giảm xuống ( giảm 4,5 triệu ha trong vòng 50 năm, trung bình mỗi năm
giảm 0.1 triệu ha), trong đó đặc biệt giảm nhanh ở giai đoạn 1976 – 1985, trung bình mỗi
năm mất khoảng 0.14 triệu ha. Nguyên nhân chính làm mất rừng trong giai đoạn này là
do dân số tăng nhanh, nạn đốt nương làm rẫy tràn lan, quá trình khai hoang lấy

đất trồng các cây công nghiệp như cà phê, chè, cao su…và khai thác gỗ xuất khẩu.
Từ những năm 1990 – 1995, do công tác trồng rừng được đẩy mạnh đã phần
nào làm cho diện tích rừng tăng lên, từ 9.3 triệu ha lên 13.2 triệu ha ( trung bình mỗi năm
tăng 0.21 triệu ha), nhìn chung diện tích rừng vẫn chưa thể phục hồi.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, diện tích rừng có xu hướng tăng lên rõ rệt. Đến
cuối năm 1999, tổng diện tích có rừng cả nước là 10, 9 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là
9,4 triệu ha và rừng trồng là 1,5 triệu ha. Hiện nay diện tích rừng ở Việt Nam được quy
hoạch là 13.8 triệu ha với độ che phủ là 40,43%.

Bảng 2: Diện tích rừng bị cháy và chặt phá từ năm 1995-2015 (ha)

1995
2000
2005
2010
2014 2015*
Cháy rừng 7457 1045.9 6829.3 4734.9 1775.6
1076
Chặt phá
18914 3542.6 3347.3
3942 716.5
813
(Gso.gov.vn)
3.2.2. Thành phần của rừng

Đối với rừng tự nhiên, diện tích rừng gỗ giàu và rừng gỗ trung bình hiện nay chỉ
còn khoảng 1, 4 triệu ha (chiếm 13% so với tổng diện tích có rừng) trong khi diện
tích rừng gỗ nghèo kiệt, rừng gỗ non có trữ lượng và không có trữ lượng khoảng 6
triệu ha (chiếm 55% so với tổng diện tích có rừng).
• Đối với rừng trồng, tỷ lệ thành rừng thấp (chỉ đạt 60 - 75%), năng suất không cao

(bình quân từ 8 - 10 m3/ha/năm) và chất lượng rừng cũng kém. Hiện tại, rừng
trồng mới chỉ cung cấp gỗ có kích thước nhỏ, còn gỗ có kích thước lớn vẫn rất hạn
chế.



Về cây trồng, những loài cây bản địa vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và chưa được
trồng thành rừng trên diện rộng mà chủ yếu vẫn là những loài cây nhập nội, mọc nhanh
như Bạch đàn, Keo và Thông các loại (chiếm 54% so với tổng diện tích rừng trồng).Diện
tích đất trống đồi núi trọc còn khá lớn, khoảng 8, 3 triệu ha (chiếm 25, 1% diện tích toàn
quốc), trong đó tập trung nhiều nhất ở các vùng núi phía Bắc (khoảng 4, 3 triệu ha, chiếm
41, 6% diện tích tự nhiên toàn vùng) kế đến là vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam
Trung bộ (khoảng 2, 8 triệu ha, chiếm 29, 4% diện tích tự nhiên 2 vùng này).
Ngoài tài nguyên gỗ, rừng Việt Nam cũng rất giàu có về các loài tre nứa ( khoảng 40
loài có ý nghĩa thương mại, và khoảng 4 tỷ cây tre nứa ); Song mây có khoảng 400 loài
được sử dụng làm bàn ghế, dụng cụ gia đình; hằng năm khai thác khoảng 50.000
tấn.Theo điều tra của cục Kiểm lâm, hệ thực vật Việt Nam rất phong phú với 12.000 loài
thực vật có mạch (đã định tên được khoảng 7.000 loài), 620 loài nấm, 820 loài rêu. Hơn
2.300 loài thực vật đã được sử dụng làm lương thực, thực phẩm, thuốc chưa bệnh, thức
ăn gia súc, lấy gỗ, tinh dầu, vật liệu xây dựng.
Hệ thực vật Việt Nam có mức độ đặc hữu cao, tập trung ở 4 vùng chính là Hoàng Liên
Sơn. Trong đó có một số loài quý hiếm như: gõ đỏ, gụ mật, hoàng liên chân gà, pơ mu…
Nhiều loài cây có chất thơm, tanin, tinh dầu và dầu béo. Ngoài ra rừng con cung cấp
nhiều laọi sản phẩm quý khác như cánh kiến, nấm, mật ong, hoa lan, thịt thú rừng...Nhiều
loài cây đặc hữu như lim, săng lẻ, tô hạp là những cây thường xanh. Dây leo và cây nửa
phụ sinh có khoảng 750 loài, thường trong họ Na, họ Gắm. Cây phụ sinh có hơn 600 loài
thuộc các họ phong lan, họ Mã tiền. Cây kí sinh có khoảng 50 loài thuộc họ tầm gửi, họ
đàn hương. Hiện nay, có rất nhiều loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cần
được bảo vệ như: cẩm lai, trầm hương ở Bạch Mã, sam bông, thông tre ở Tam Đảo...
Hiện nay, có rất nhiều loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo

vệ như: Cẩm Lai (Dalbergia Bariaensis), Trầm Hương (Aquilaria Crassna), Sam Bông
(Amentotaya Argotenia), Thông tre (Podocarpus Neriifolius), Gõ đỏ (Afzelia Xylocarpa),
Trắc (Dalbergia Cochinchinensis), Giao xẻ tua (Sterospermum F0erebriatum), Gạo bông
len (Bombax Insigne).
Hệ động vật cũng rất phong phú với khoảng 280 loài thú, 828 loài chim, 180 loài bò
sát, 80 loài lưỡng cư, 471 loài cá nước ngọt, khoảng 2.500 loài cá biển và 5.500 loài côn
trùng. mức độ đặc hữu rất cao: 78 loài và loài phụ thú, hơn 100 loài và loài phụ chim, 7
loài linh trưởng là những loài đặc hữu đẹp của Việt Nam. Trong thế kỷ XX, 10 loài thú
mới đã được phát hiện trên thế giới thì tại nước ta 4 loài: sao la, mang lớn, mang Trường
Sơn, mang Pù Hoạt. Các loài động vật quý hiếm như: báo gấm, voọc quần đùi trắng ở
Cúc Phương, gà lôi hồng tía, trĩ sao ở Bạch Mã.......
Các loài động vật quý hiếm gần như tuyệt chủng như: Báo gấm (Neophelis Nebulosa),
Voọc quần đùi trắng (Trachipythecus rancoisi delaconri), Gà lôi hồng tía (Lophura


diardi), Trĩ sao (Rheinartia ocellata), Chồn bạc má (Megogale personata geeoffrory), Cu
li lớn (Nycticebus coucang boddaert), Bò tót (Bos gaurus), Cà tong (Cervus eldi), Hổ
(Panthera tigris).
3.3.
Vai trò chung của tài nguyên rừng
Là một thể tổng hợp phức tạp có mối qua lại giữa các cá thể trong quần thể ,giữa các
quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong tổng hợp
đó ,rừng đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc duy trì cuộc sống của con người và
sinh vật khác .
Vai trò phòng hộ , bảo vệ môi trường sinh thái
 Rừng có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, giữ đất , giữ nước , điều hòa dòng chảy ,
chống xói mòn rửa trôi, thoái hóa đất , chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm
thiểu luc lụt, hạn chế hạn hán ,giữ gìn nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy điện.
 Vai trò phòng hộ ven biển , chắn sóng , chắn gió , chống cát bay , chống sự xâm
nhập của nước mặn, làm sạch không khí, tăng dưỡng khí , tăng dưỡng khí, giảm

thiểu tiếng ồn ,điểu hòa khí hậu.
 Vai trò phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị , bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư
ven biển ,bảo vệ khu di tích ,nâng cao giá trị cảnh quan , du lịch....
 Rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là nơi dự
trữ sinh quyền bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.
Vai trò xã hội
 Là nguồn thu nhập chính của đồng bào dân tộc miền núi , là cơ sở quan trọng để
phân bố dân cư , điều tiết lao động xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã
hội.
Vai trò của rừng trong cuộc sống
 Rừng là thảm thực vật của các cây thân gỗ trên bề mặt trái đất, giữ vai trò to lớn
đối với con người như : cung cấp lâm sản, nguyên liệu ,dược liệu,lương thực...
 Rừng tạo ra dưỡng khí để cung cấp dưỡng khí cho con người , động vật, sinh vật
trên trái đất , các cây rừng sẽ thải ra khoảng 52,2 tỷ tấn (44% ) dưỡng khí trong
khoảng hai năm ( S.V Belov 1976).
3.4.

Nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên rừng
Có thể nêu ra các nguyên nhân chính gây nên sự mất rừng và làm suy thoái rừng ở
nước ta là:

 Cháy rừng

Cháy rừng cũng là một nguyên nhân quan trọng làm suy thoái tài nguyên rừng
một cách rất nhanh gây ảnh hưởng tới các hoạt động sống của sinh vật trên một
diện tích rộng lớn và gây ra hậu quả xấu như xói mòn, lũ lụt, hạn hán đến cuộc


sống con người. Ngày nay cháy rừng cũng do nhiều nguyên nhân gây ra, chúng ta
có thể kể đến một số nguyên nhân như: hiện tượng elnino gây ra, do các hoạt động

khai thác của con người như đốt lửa tìm mật ong, tìm mật gấu hay đốt hương tìm
mộ liệt sĩ trong chiến tranh, do hoạt động đốt nưong làm rẫy của người dân tộc
miền núi… những nguyên nhân này đều có thể khiến rừng bị cháy. Với tổng diện
tích rừng bị cháy là 2.304,07 ha; diện tích rừng tự nhiên 962.79 ha; diện tích rừng
trồng là: 1.341,28 ha; số vụ được cứu là 440 vụ so với năm trước là 138 vụ cháy
với tổng diện tích là 551.40 ha. Kết quả này cho thấy số vụ cháy rừng năm nay cao
hơn và đang ở mức cảnh báo như: 6.000 ha rừng ở Đồng Tháp có nguy cơ cháy,
Rừng An Giang báo động nguy cơ cháy cấp độ 5, nhiều khu vực đang ở cấp cảnh
báo cháy rừng cực kỳ nguy hiểm như Nghệ An, Thừa Thiên Huế… Và hầu hết các
diện tích rừng bị cháy đều nằm trong những vùng nhạy cảm như rừng đầu nguồn,
đất dốc, vùng sinh thái đất ngập nước, rừng tràm, vùng rừng chống cát di động nên
dễ gây lũ quét, xói lở, đất dễ bị khô hạn và thoái hoá. Cháy rừng sẽ nhanh chóng
lan ra trên một diện tích rộng lớn và rất khó dập tắt cho nên thiệt hại cũng rất
nghiêm trọng. Sự phục hồi và tái tạo lại rừng trong điều kiện này là rất chậm vì thế
mà tài nguyên rừng đang cạn kiệt dần đi. Do vậy, đòi hỏi ý thức bảo vệ của người
dân và dân và cần có sự quản lý chặt chẽ, sự quan tâm nguồn tài nguyên rừng của
ngành kiểm lâm để hạn chế được sự suy giảm diện tích tài nguyên rừng.
 Sức ép dân số

Tăng dân số nhanh là một trong những nguyên nhân chính làm suy thoái đa dạng
sinh học, suy thoái môi trường. Sự gia tăng dân số đòi hỏi tăng nhu cầu trong sinh
hoạt và các nhu cầu thiết yếu khác, nhất là tài nguyên đất cho sản xuất nông
nghiệp. Sự gia tăng về mật độ dân đã dẫn đến nạn phá rừng và sự suy thoái
nghiêm trọng về các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay dân cư ngày
càng tập trung ở các đô thị để dễ dàng trao đổi buôn bán… thoã mãn nhu cầu của
họ, gây nên tình trạng mất cân đối giữa dân cư ở nông thôn và thành thị. Người
dân ồ ạt ra thành thị kiếm sống dẫn đến tình trạng đô thị hoá, đòi hỏi nền kinh tế ở
khu vực này phải phát triển tương đối để đáp ứng đầy đủ việc làm cho người dân.
Và khi nhu cầu con người trong tất cả các lĩnh vực tăng cao, nhu cầu việc làm
cũng tăng thì các nhà máy, xí nghiệp, các công ty, cơ sở chế biến… bắt đầu được

hình thành. Nhưng diện tích đất thành thị chỉ chiếm một phần rất nhỏ cho nên tất
cả các hoạt động tiêu dùng và sản xuất, khai thác chế biến không thể diễn ra ở đây,
buộc họ phải chuyển đến một nơi cách xa thành thị, cách xa nơi sinh sống, chuyển
đến một địa bàn nào đó để xây dựng cở sở sản xuất cho mình. Và dần họ lấn
chiếm vào rừng, nơi có diện tích khá rộng và tiến hành khai thác tàn phá rừng để


xây dựng các nhà máy xí nghiệp. Ở nông thôn thì dân số tăng thì buộc người dân
phải mở rộng diện tích đất canh tác để sản xuất đủ lương thực đảm bảo cho cuộc
sống, buộc họ phải tiến sâu vào rừng, bắt đầu chặt phá rừng để lấy đất tiến hành
sản xuất. Ban đầu chỉ khai thác một phần diện tích nhỏ và sau một thời gian dài,
ngoài nhu cầu mở rộng đất canh tác mà nhu cầu về nhà ở của con người cũng tăng
lên. Do nền kinh tế phát triển, giá cả đất tại các đô thị rất cao nhưng người dân họ
không đủ khả năng để mua nhà tại các vùng đồng bằng và đương nhiên họ sẽ
chuyển lên địa bàn mà nơi họ có khả năng mua nhà ở và rừng được xem là địa bàn
sinh sống tiềm năng. Tài nguyên rừng thì có hạn mà nhu cầu con người thì ngày
càng tăng và chỉ trong một thời gian ngắn các loài động vật, thực vật quý hiếm đã
bị khai thác cạn kiệt, thậm chí có nguy cở bị tiêu diệt làm cho số lượng và các
chủng loài sinh vật ngày càng giảm đi. Vì vậy, có thể nói sức ép dân số có tác
động rất lớn đối với suy thoái tài nguyên rừng. Con người cần có sự khai thác hợp
lý có kế hoạch để hạn chế khai thác rừng một cách bừa bãi làm giảm tài nguyen
rừng một cách đáng kể.
 Đói nghèo

Suy thoái môi trường có nhiều nguyên nhân trong đó một phần do sự đói nghèo
tác động nên. Đói nghèo luôn đi đôi với sự khan hiếm tài nguyên sản xuất dẫn đến
tình trạng khai thác tài nguyên quá mức làm tăng tình trạng khan hiếm và suy
thoái. Với khoảng 80% dân số sống ở nông thôn, Việt Nam là một nước phụ thuộc
vào tài nguyên thiên nhiên Đất nông nghiệp ở nhiều nơi thiếu nghiêm trọng và
nhiều người phải sống dựa vào rừng, đời sống rất thấp khoảng 50% gia đình thuộc

vào diện đói nghèo. Vì thiếu ruộng, thiếu vốn đầu tư những người nghèo đói
thường phải đến sinh sống tạo những nơi có điều kiện không thuận lợi mà cần ít
vốn đầu tư phải bóc lột đất và tài nguyên thiên nhiên để duy trì cuộc sống làm cho
các loại tài nguyên nay dần bị suy thoái nhanh chóng. Nhưng cũng phải chứng tỏ
một điều là: nghèo đói không đồng nghĩa với việc được tàn phá rừng như hoạt
động khai thác gỗ, củi, đặc sản rừng… để đem đi bán. Vì nghèo, không có đất sản
xuất, không có vốn đầu tư, buộc họ phải tàn phá để rừng nuôi sống bản thân và gia
đình. Tuy hoạt động ấy mang tính nhỏ lẻ, manh múm, không ồ ạt nhưng lại được
lặp đi lặp lại trong một thời gian khá dài nên rất khó quản lý và gây nên tình trạng
cạn kiệt dần của tài nguyên rừng. Khi rừng ngày càng giảm về số lượng cây trồng,
vật nuôi hay diện tích rừng bị thu hẹp đã dẫn đến hiện tượng hạn hán lũ lụt, khả
năng ngăn chặn xói mòn đất là rất kém. Cho nên mỗi lần thiên tai ập đến lại chính
những người nghèo tiếp tục gánh chịu tổn thất nặng nề hơn do phải sống gần rừng.
Vốn dĩ họ đã nghèo nay lại càng nghèo hơn, sự nghèo đói luôn xây quanh cuộc


sống của họ, dường như họ khó có thể thoát ra được cuộc sống tiếp tục phá rừng
lấy gỗ,củi, đặc sản rừng bán để có thu nhập. Vì mục đích là có thu nhập nuôi sống
gia đình mình mà các hộ dân nghèo đói đang dần dần làm suy giảm nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Vậy cần có các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho hộ
nghèo đói như các chương trình phát triển ngành nghệ phụ… để giảm bớt hiện
tượng khai thác rừng.
 Hậu quả của cuộc chiến tranh hoá học để lại.

Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ 2, quân đội mỹ đã tiến hành một
cuộc chiến tranh hoá học với quy mô lớn nhất trong mọi thời đại của lịch sử.
Trong cuộc chiến tranh này, quân đội Mỹ đã rải khoảng hơn 80 triệu lít chất diệt
cỏ và phát quang xuống một diện tích khoảng 24,67% tổng diện tích lãng thổ Việt
Nam. Trong đó, phần lớn là chất độc da cam, là chất có chứa tạp chất độc đioxin.
Nồng độ các chất được rải trong các phi vụ thường cao hơn gấp từ 20-40 lần nồng

độ dùng trong Nông nghiệp và các chất diệt cỏ và phát quang thông thường được
phân huỷ sau 1 tháng hoặc đến dưới 1 năm riêng hợp chất đioxin có trong chất da
cam rất bền vững, với thời gian bán phân huỷ được ước tính khoảng 15-20 năm
hoặc lâu hơn nữa. Với số lượng rất lớn chất độc hoá học đã rải lặp lại nhiều lần
trong một quãng thời gian dài với nồng độ cao, chúng ngấm và dần phân huỷ trong
đất, không những đã làm chết cây cối mà còn gây ô nhiễm môi trường trong một
thời gian dài và làm đảo lộn các hệ sinh thái tự nhiên. Những hậu quả tức thời và
lâu dài của chất độc hoá học đối với tài nguyên và môi trường rừng là rất rõ ràng.
Trong quá trình bị tác động, hàng trăm loài cây đã bị trút lá, đáng quan tâm nhất là
những cây gỗ lớn thuộc tầng nhô và tầng ưu thế sinh thái thuộc họ dầu, họ đậu.
Nhiều loài cây gỗ quý hiếm như giáng hương, gụ, sao đen… và một số cây họ dầu
thuộc tầng cao trong rừng đã bị chết dẫn đến khan hiếm nguồn hạt giống củamột
số loài cây quý. Tán rừng bị phá vỡ, môi trường rừng bị thay đổi nhanh chóng,
những loài cây của rừng thứ sinh như tre, nứa, các loài cây gỗ ưa ánh sáng mọc
nhanh, kém giá trị kinh tế thì chúng xuất hiện và lấn át cây gỗ bản địa. Nhiều khu
rừng đã bị phá huỷ nặng nề do quy mô phá hoại rộng lớn và lặp đi lặp lại nhiều
lần, kéo dài trong nhiều năm, kèm theo với các tác động khác của bom đạn… Hậu
quả là cây rừng bị chết đi, các loài cây cỏ dại như cỏ Mỹ, cỏ tranh, lau lách xâm
lấn và đến nay rừng vẫn chưa được phục hồi. Và theo tính toán sơ bộ, trên 3,3
triệu ha đất đai tự nhiên bị rải chất độc trong đó rừng nội địa bị tác động nặng nề
với nhiều mực độ khác nhau, làm tổng số gỗ bị thiệt hại là 119.536.000 m3, bao
gồm lượng gỗ bị mất tức thời 90.284.000m3 gỗ tăng trưởng lâu dài do rừng bị phá
huỷ. Ngoài ra, chất độc hoá học rải lên rừng còn gây thiệt hại nhiều cho các loại


tài nguyên khác ngoài gỗ chưa được tính đến như dầu nhựa, cây thuốc, song mây
và các loài động vật rừng. Và hậu quả của cuộc chiến tranh hoá học của Mỹ rải
xuống còn dẫn đến nhiều thiệt hại khác về môi trường và tính đa dạng sinh học
làm cho quá trình trút lá ồ ạt đã dẫn đến hiện tượng ứ đọng dinh dưỡng và có 1015 triệu hố bom chiếm khoảng 1% diện tích rừng Nam Việt Nam làm cho lớp đất
mặt bị đảo lộn và thúc đẩy quá trình rửa trôi đất. hậu quả trên cản trở trực tiếp đến

diễn thế phục hồi rừng và tác động xấu đến rừng phòng hộ đầu nguồn. Tuy những
năm gần đây, cây rừng cũng đã được chăm sóc, được đầu tư phát triển thêm nhưng
chất lượng và số lượng vẫn không được cao. Qua phân tích trên chúng ta thấy rằng
hậu quả mà cuộc chiến tranh hoá học để lại là giảm diện tích rừng, làm cho tài
nguyên rừng Việt Nam bị tổn thương rất nặng nề. Mặc dù, đã trải qua trên 30 năm
nhưng vết thương đó vẫn chưa lành, diện tích rừng thì có nhiều biến đổi theo xu
hướng suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chiến tranh hoá học của
Mỹ đã để lại một hậu quả tàn khốc lên tài nguyên rừng Việt Nam.
 Tập quán du canh du cư.

Du canh du cư là tập quán sản xuất nông nghiệp lâu đời của nhiều dân tộc ít người
ở Việt Nam mà thường xuất hiện tại các vùng đồi núi và cao nguyên. nơi nhằm ổn
định sản xuất và đời sống trong một phạm vi lãnh thổ cố định. Vào mùa khô và
thường là cuối mùa đông, người dân thường vào sâu trong rừng tìm một khoảnh
đất rừng phù hợp, đốt cháy mảnh diện tích đủ rộng theo ý muốn, thường là không
thể điều khiển theo mục đích người đốt vì lửa rừng bị tác động của gió và độ ẩm,
nhiệt độ tại khoảnh rừng. Và đến đầu mùa mưa, người ta đi tra hạt, hoặc ươm sắn,
lợi dụng lượng nước ẩm do mưa, hạt giống sẽ nảy mầm, cây sinh trưởng rất tốt do
đất dưới tán rừng có hàm lượng dinh dưỡng rất cao và cũng nhờ than tro của việc
đốt rừng tiến hành. Người dân canh tác ít tác động tới cây trồng mà chủ yếu là
thoái mặc chúng tự nhiên và tới mùa thì thu hoạch. Thông thường chỉ sau 3-4 mùa
rẫy, do nước mưa rửa trôi và xói mòn, lại không được bổ sung các chất dinh dưỡng
nên đất rẫy sẽ nghèo dinh dưỡng, cây trồng phát triển kém. Lúc này, người dân sẽ
bỏ rẫy cũ, tìm đến một khoảnh rừng mới và lại đốt rừng thành rẫy. Cuộc sống của
họ thường gắn bó với rẫy nên cả gia đình, bản làng cùng di cư theo rẫy. Và đây
chính là tập quán du canh du cư, là một tập tục cũ, lạc hậu, năng suất cây trồng
thấp, cuộc sống người dân bấp bênh gây thoái hoá đất, mất rừng. Vì tập tục này
thường xuất hiện ở các vùng miền núi nên cũng có thể hiểu rằng, họ không có đất
để sản xuất và trình độ hiểu biết của người dân miền núi vẫn đang còn hạn chế, chỉ
vì mưu sinh cuộc sống qua ngày nên họ chỉ tập trung sản xuất trong một thời gian

rất ngắn đáp ứng nhu cầu hiện tại của họ, chưa có hiểu biết kỹ thuật canh tác để có


năng suất cao hơn và chưa nắm rõ hậu quả của việc đốt nương làm rẫy của họ có
thể tàn phá cả một diện tích rừng rông lớn. Mặt khác, cùng với việc gia tăng dân
số mà tập quán du canh du cư trở thành một nguyên nhân quan trọng làm mất
rừng, thoái hoá đất và kết quả là đã tạo nên cả một vùng đất trống đồi núi trọc như
hiện nay. Tăng dân số đồng nghĩa với việc mở rộng sản xuất để sản xuất thêm
lương thực phẩm đáp ứng với cuộc sống của con người. Và những người dân sinh
sống ở miền núi họ không thể mở rông diện tích đất canh tác xuống vùng đồng
bằng được vì theo thói quen sinh sống của họ, thói quen trong sản xuất, hơn nữa
diện tích đồng bằng chỉ chiếm một phần rất nhỏ không đủ để họ tiến hành canh
tác. Cho nên người dân phải lấn sâu vào rừng để mở rộng đất sản xuất và họ tiếp
tục đốt nương rừng tạo rẫy canh tác. Diện tích rừng cứ thế được đốt cháy nhưng
lại không có sựđầu tư cũng không có sự tái tạo thì chắc chắn diện tích rừng sẽ dần
bị co hẹp lại theo thời gian. Ngày nay, thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành
Quyết Định về chính sách hỗ trợ định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số
giai đoạn 2007-2010 trên phạm vi cả nước để có thể dần khôi phục diện tích rừng
và với 70% số điểm định canh, định cư tập trung có đủ các công trình cơ sở hạn
tầng thiết yếu, phù hợp với quy hoạch chung, bao gồm: đường giao thông, điện
thuỷ lợi nhỏ, lớp học, nhà mẫu giáo, nhà sinh hoạt cộng đồng và một số công trình
thiết yếu khác; 100% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số du canh du cư được tổ chức
định canh định cư theo quy hoạch, có nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt…
để dần không còn hộ đói, mỗi năm giảm 2-3% số hộ nghèo. Tuy đã có chính sách
hỗ trợ nhưng theo thói quen trong sản xuất, trong sinh hoạt, bước đầu họ khó thích
nghi với cuộc sống mới nên tình trạng khai thác rừng vẫn diễn ra. Cùng với sự gia
tăng dân số, cùng với sự hiểu biết ít của mình thì tập quán du canh du cư của
những người dân sinh sống tại miền núi cũng đang là nguyên nhân trực tiếp gây
nên hiện tượng suy thoái rừng, làm giảm sự đa dạng của rừng
 Do khai thác không có kế hoạch, kỹ thuật khai thác lạc hậu làm lãng phí tài


nguyên rừng.
Con người đã không ngừng tiến hành khai thác các loài nhóm gỗ trên theo các
mục đích của mình. Họ khai phá để phục vụ cho các công trình xây dựng như làm
giàn giáo, cốppha. Đối với loài gỗ bền chắc thì họ khai thác để xây dựng nhà ở,
đối với loài gỗ quý hiếm thì họ khai thác nhằm để bán và xuất khẩu đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng xa xỉ của con người. Việc khai thác các loài gỗ quý hiếm để phục vụ
mục đích kinh doanh xuất khẩu hiện nay đang là một nguồn lợi tức đáng kể cho
quốc gia có trữ lượng lớn gỗ quý như Việt Nam. Với tốc độ đáng lo ngại, nạn khai


thác rừng diễn ra chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới đang dần đưa đến nguy cơ mất
rừng.
3.3.
Ảnh hưởng của suy giảm rừng đến môi trường ở Việt Nam
3.3.1. Ảnh hưởng của suy giảm rừng đến môi trường đất

Diện tích rừng giảm đồng nghĩa với việc diện tích đất rừng được bảo vệ , bồi đắp chất
hữu cơ bởi rừng cây sẽ giảm theo. Xuất hiện ngày càng nhiều lũ lụt rồi sạt lở đất, hiện
tượng rửa trôi đất.
Rừng có vai trò bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: Ở vùng có đủ
rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc
tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi
sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục
tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: Rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất
tốt nuôi lại rừng tốt.
3.3.2. Ảnh hưởng của suy giảm tài nguyên rừng đối với môi trường nước

Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, các nguồn nước ngầm không được giữ lại nhiều
sau mỗi trận mưa, hay các dòng nước ngầm không được điều hòa nhờ hệ thống rừng

cây mà cụ thể là hệ thống rễ của cây rừng.
Bản thân rừng cây cũng tạo thành mưa ngang, tức là những hạt nước do sương
mốc, sương mù hình thành đọng lại. Lượng mưa ngang này là nguồn bổ sung lượng
ẩm cho rừng và có tác dụng không kém phần quan trọng. Rừng có tác dụng làm giảm
dòng chảy từ nước mưa và làm tăng lượng nước chứa trong đất đồng thời bảo vệ đất,
chống sói mòn, sụt lở. Ở những vùng đất dốc, nếu canh tác các cây trồng nương dãy
thì lượng đất bị bào mòn có thể lên đến trên 300 tấn/ha/năm, nhưng nếu có cây rừng
che phủ tốt thì chỉ mất 5 tấn/ha/năm. Rừng cây với những hệ thống gốc rễ của chúng
là kho chứa nước, có tác dụng giữ nước, điều hòa và duy trì lưu lượng dòng chảy, làm
giảm bớt tốc độ dòng nước, hạn chế được tốc độ dồn nước tập trung gây lũ lụt nhanh.
Những khu rừng nhiệt đới với nhiều tầng, cành lá xum xuê, tán dầy có thể che cản
dưới 20% lượng nước mưa, chỉ có 35% lượng mưa rơi qua khe lá xuống mặt đất, 45%
chảy dọc theo thân cây trong đó 17% ngấm vào vỏ cây, 28% chảy xuống đất. Như vậy
chỉ có khoảng trên 60% lượng nước mưa rơi xuống đất. Đến đất, lượng nước này lại
dễ dàng ngấm qua lớp thảm mục hoặc theo rễ cây ngấm từ từ xuống đất tạo thành
nước ngầm, rồi tập trung vào các mạnh ngầm chảy từ từ ra các khe sâu, suối, chảy vào
sông. Do vậy tốc độ dòng chảy của nước trong rừng nhỏ đi, đồng thời tính chất giữ
nước và tính chất ngấm nước của đất dưới rừng sâu đều tăng lớn. Theo tính toán,


dòng nước chảy trên đất lộ thiên lớn gấp 2 lần trên đất có rừng. Ở các vùng núi, khi có
nước lũ chảy tràn, lưu lượng nước từ rừng cây bị chặt phá có thể lớn hơn khu vực có
rừng từ 10 đến 20 lần.
3.3.3. Ảnh hưởng của suy giảm tài nguyên rừng đối với môi trường không khí

Suy giảm tài nguyên rừng gây ảnh hưởng quan trọng nhất đến môi trường không khí.
Khi lượng co2 thải ra từ các khu công nghiệp, hoạt động sinh hoạt của con người,…
lượng khí co2 này, không được cây rừng hấp thụ thông qua quá trình quang hợp điều
này đẫn đến dư thừa lượng co2 trong không khí, làm tăng nguy cơ gây hiệu ứng nhà
kính

Rừng có vai trò điều hòa khí hậu thông qua việc giảm lượng chiếu từ ánh sáng mặt
trời chiếu xuống mặt đất, do rừng có tán rộng và dày, độ che phủ lớn, rừng có vai trò
quan trọng trong việc điều hòa và duy trì lượng cacsbon thông qua quá trình quang
hợp và hô hấp của cây.
Bài học ở một nước trên thế giới và Biải pháp
Bài học ở một số nước trên thế giới nhằm khắc phục tình trạng suy giảm
tài nguyên rừng
 Trung Quốc
IV.
4.1.

Chính phủ đã đặt trọng tâm lớn về phát triển lâm nghiệp và đầu tư một khoản tiền
đáng kể trong việc mở rộng nguồn tài nguyên rừng thông qua trồng rừng và tái sinh
rừng tự nhiên. Kết quả là, diện tích rừng của Trung Quốc và khối lượng đã dần mở
rộng theo thời gian
Hiện nay, Trung Quốc có diện tích trồng lớn nhất trên thế giới với 46,7 triệu ha, chiếm
30,4 phần trăm tổng diện tích đất có rừng (SFA 2000a). Về khối lượng, các đồn điền
chiếm một tỷ m 3 , hoặc chín phần trăm của tổng số cổ phiếu đứng. Hơn nữa, chính
phủ đang tìm cách để tăng độ che phủ rừng 19,4 phần trăm, 24,4 phần trăm và 26
phần trăm tổng diện tích đất đai năm 2010, 2030 và 2050, tương ứng (SEPA 1999).
Gần đây hơn, quyết định của chính phủ để thực hiện một lệnh cấm khai thác gỗ trong
khu vực rộng lớn của rừng tự nhiên đã nêu bật tính cấp bách để chuyển sang trồng
rừng. Để đạt được các mục tiêu phát âm, chính phủ đang ngày càng hướng tới các khu
vực ngoài nhà nước là một bên liên quan chính trong lâm nghiệp.
 Indonesia

Mục tiêu chính sách chính hiện tại và các vấn đề khai thác rừng tự nhiên Chính phủ
đã có năm chương trình ngay lập tức cho phát triển lâm nghiệp cụ thể là:



- Chống khai thác gỗ bất hợp pháp
- Kiểm soát cháy rừng
- Chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp
- Phát triển trồng rừng và tái trồng rừng rừng
- Và phân cấp của ngành lâm nghiệp.
4.2.
Các biện pháp khắc phục
4.2.1. Biện pháp về kinh tế

Tăng cường hợp tác quốc tế
Triển khai thực hiện tốt các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Thu hút các nguồn vốn ODA và các hỗ trợ kỹ thuật của cộng đồng quốc tế cho
công tác bảo vệ rừng.
Xây dựng và thực hiện các thỏa thuận song phương về hợp tác bảo vệ rừng liên
biên giới với các nước Lào và Campuchia.
o






Huy động và phát triển nguồn lực tài chính
Nghiên cứu và xây dựng quy chế tăng cường nguồn lực tài chính và thu hút các
nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ rừng
Ban hành cơ chế tài chính đầu tư cho các khu rừng đặc dụng, phòng hộ.
Đổi mới cơ chế cấp phát tài chính từ ngân sách nhà nước
Xây dựng định mức chi phí thường xuyên về quản lý bảo vệ rừng tính theo quy
mô diện tích và yêu cầu thực tế.
Xây dựng cơ chế về đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ rừng từ các tổ chức,

cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng.
Triển khai hiệu quả hoạt động của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ở các cấp.
Bảo đảm kinh phí cho việc bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt ưu tiên cho các xã
vùng biên giới, ven biển; tăng mức khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng;
tăng mức đầu tư cho trồng mới rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và hỗ trợ trồng
rừng sản xuất ở địa bàn khó khăn.
o










Hỗ trợ kinh tế cho những hộ nông dân ,các tổ chức trồng rừng
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng ở các xã đặc biệt khó khăn (theo
Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Danh sách xã đặc biệt khó khăn), trồng rừng trên đất trồng, đồi núi
trọc, quy hoạch là rừng sản xuất thì được hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước.
• Trồng các loài cây sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây bản địa, mức
hỗ trợ 3 triệu đồng/ha; trồng các loài cây sản xuất gỗ nhỏ (khai thác trước 10 năm
tuổi), mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha. Trồng rừng tại các xã biên giới được hỗ trợ thêm
1 triệu đồng/ha .Trồng rừng tại các xã có nhân dân tái định cư thuộc các dự án
thuỷ điện do Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư được hỗ trợ thêm 1 triệu
đồng/ha
o



Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng là đồng bào dân tộc thiểu số nhưng không
thuộc xã đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng
7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó
khăn) trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc, quy hoạch là rừng sản xuất thì được
hỗ trợ mức 2 triệu đồng/ha.
• Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng ( ngoài 2 đối tượng nêu
trên ) Sẽ được hỗ trợ cây giống, khuyến lâm, mức hỗ trợ tối đa 1,5 triệu đồng/ha;
nếu trồng cây phân tán, mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/1.500 cây phân tán (tương
đương một ha rừng trồng). Mức hỗ trợ cụ thể được căn cứ vào giá cây giống do
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hàng năm.
• Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng trồng rừng khảo nghiệm (giống mới,
trên vùng đất mới) theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được hỗ
trợ vốn bằng 60% giá thành trồng rừng được duyệt. Mỗi mô hình trồng rừng khảo
nghiệm được hỗ trợ không quá 2,0 ha.


Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm
• Hỗ trợ chi phí cho công tác khuyến lâm: hỗ trợ 200.000 đồng/ha trong 4 năm (1
năm trồng và 3 năm chăm sóc) nếu trồng rừng tại các xã đặc biệt khó khăn (theo
Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính
phủ); hỗ trợ mức 100.000 đồng/ha trong 4 năm nếu trồng rừng tại các xã còn lại.
• Hỗ trợ một lần 50.000 đồng/ha để chi phí khảo sát, thiết kế, ký kết hợp đồng trồng
rừng.
o

o

Phạt về kinh tế đối với những người có hành vi chặt phá rừng( Nghị định
số 139/2004/NĐ-CP về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản)

 Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo

-

-

-

vệ rừng:
 Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng nếu có một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
Các hoạt động làm ảnh hưởng đến đời sống tự nhiên của các loài thực vật, động
vật hoang dã (gây ô nhiễm môi trường tự nhiên, gây nổ, tiếng ồn...).
Xả rác, chất thải bừa bãi làm ảnh hưởng, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rừng;
 Phạt tiền 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
Mang vào rừng súc vật kéo, dụng cụ thủ công để săn bắt chim thú hoặc dụng cụ
thủ công để khai thác lâm sản mà không được phép của chủ rừng hoặc cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
Mang vào rừng chất dễ cháy, nổ; đốt lửa trong rừng đã có quy định cấm; hút
thuốc lá, ném, xả tàn lửa vào rừng.
Phá hoại cảnh quan tự nhiên của khu rừng đặc dụng.
Phá hoại các biển báo, bảng hướng dẫn, bảng tên cây của khu rừng đặc dụng.
 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi có một trong các hành vi
vi phạm sau đây:


Tổ chức đưa người vào nghiên cứu khoa học trái phép ở rừng đặc dụng.
Đưa trái phép vào rừng các phương tiện, dụng cụ cơ giới để khai thác, chế biến
lâm sản.

o Vi phạm quy định về phá rừng:
 Đối với rừng sản xuất:
- Phạt tiền từ 1.000 đồng/m2 đến 1.500 đồng/m2 khi gây thiệt hại đến 2.000m2
- Phạt tiền từ 1.500 đồng/m2 đến 2.000 đồng/m2 khi gây thiệt hại từ trên 2.000m2
đến 5.000m2
- Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 3.000 đồng/m2 khi gây thiệt hại từ trên 5.000m2
đến 10.000m2.
 Đối với rừng phòng hộ:
- Phạt tiền từ 1.500 đồng/m2 đến 2.500 đồng/m2 khi gây thiệt hại đến 1.500m2.
- Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 3.000 đồng/m2 khi gây thiệt hại từ trên 1.500m2
đến 4.000m2.
- Phạt tiền từ 3.000 đồng/m2 đến 4.000 đồng/m2 khi gây thiệt hại từ trên 4.000m2
đến 7.500m2.
 Đối với rừng đặc dụng:
- Phạt tiền từ 2.000 đồng/m2 đến 3.000 đồng/m2 khi gây thiệt hại đến 1.000m2.
Phạt tiền từ 3.000 đồng/m2 đến 4.000 đồng/m2 khi gây thiệt hại từ trên 1.000m2
đến 2.500m2.
Phạt tiền từ 4.000 đồng/m2 đến 6.000 đồng/m2 khi gây thiệt hại từ trên 2.500m2
đến 5.000m2.
o Vi phạm quy định về thiết kế và khai thác rừng:
 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người thiết kế khi
tổng khối lượng khai thác những cây bài chặt trong lô lớn hơn 15% so với
khối lượng thiết kế khai thác.
 Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người thiết kế khi có
hành vi vi phạm sau đây:
- Xác định không đúng diện tích khai thác theo lô.
- Tổng khối lượng khai thác những cây bài chặt lớn hơn từ trên 15% so với khối
lượng thiết kế khai thác theo lô.
Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị cấm đảm nhiệm công tác thiết kế
khai thác rừng trong thời hạn 02 năm.

-

4.2.2. Các biện pháp về chính sách
- Rà soát lại các cơ chế, chính sách liên quan, đề xuất xây dựng hoặc sửa đổi bổ
sung cơ chế chính sách để tăng cường sự tham gia chủ động của người dân.
- Đổi mới phương thức giao đất giao rừng để giải phóng sức sản xuất, giao theo
năng lực quản lý; Xây dựng chính sách đồng bộ sau giao đất, quan tâm tới chính sách
liên kết hợp tác để tích tụ đất, phát triển sản xuất hàng hóa.
- Sửa đổi chính sách tín dụng ưu đãi trung và dài hạn trong lâm nghiệp; Triển khai
mạnh Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
(PES); Đa dạng hóa nguồn lực cho lâm nghiệp, đặc biệt là các nguồn tài chính mới


như PES, REDD+; Tăng đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật lâm sinh và cơ sở vật chất
kỹ thuật chế biến, tiêu thụ; Tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng địa bàn lâm nghiệp.
- Xoá bỏ việc áp đặt chỉ tiêu khai thác không căn cứ vào lượng tăng trưởng hàng
năm của rừng; Thực hiện khai thác rừng theo Phương án quản lý rừng bền vững; Phân
cấp cho địa phương trong việc phê duyệt và giao chỉ tiêu khai thác, căn cứ vào
Phương án quản lý rừng bền vững, trong đó có lượng tăng trưởng hàng năm của rừng.
- Có cơ chế chính sách tăng cường vai trò giám sát, kiểm tra của cấp vĩ mô.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho vùng sâu vùng xa; Tiếp tục rà
soát để giảm thủ tục phiền hà.
- Có hướng dẫn cụ thể về cải tạo rừng tự nhiên nghèo.
- Xây dựng chính sách đồng bộ để hỗ trợ chuyển đổi phương thức canh tác, cơ cấu
cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất; Xây dựng chính sách khuyến khích
trồng cây gỗ lớn và giải quyết đầu ra cho dân để cải thiện đời sống, đảm bảo thu nhập
ổn định.
- Xây dựng hướng dẫn cụ thể để các doanh nghiệp lâm nghiệp có thể hoạt động
dưới dạng doanh nghiệp đặc thù, vừa cung cấp dịch vụ công ích, vừa sản xuất kinh
doanh rừng hiệu quả; Có giải pháp khuyến khích liên doanh liên kết giữa doanh

nghiệp và dân.
- Nghiên cứu về hợp tác xã lâm nghiệp kiểu mới để tập hợp dân làm nghề.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ
4.2.3. Giải pháp về kỹ thuật

Các giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực phát triển,Bảo vệ rừng như:
1. Trồng rừng
2. Khoanh nuôi tái sinh
3. Nông lâm kết hợp
4. Kĩ thuật sử dụng ảnh viễn thám
Cần nghiên cứu chọn loại cây trồng phù hợp với từng địa phương, đáp ứng được lợi ích
kinh tế cũng như môi trường. Nên chọn cách trồng rừng hỗn giao để phòng cháy, thử
nghiệm và ứng dụng kỹ thuật xây dựng băng xanh cản lửa và các kỹ thuật tiến bộ khác
trên nguyên tắc các vùng rừng tập trung được quy hoạch hợp lý và khoa học. Nghiên cứu
ứng dụng phương pháp dự báo cháy rừng theo độ ẩm của vật liệu cháy cho rừng thông.
Đối với các khu rừng cần phục hồi phải tiến hành chăm sóc, phát dây leo tạo điều kiện để
rừng sinh trưởng và phát triển nhanh, mặt khác làm giảm khối lượng vật liệu cháy trong
rừng. Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho công tác chữa cháy rừng
dần dần thay thế phương pháp thủ công hiện đang áp dụng. Nghiên cứu các vật liệu xây
dựng thay thế gỗ từ rừng tự nhiên. Khuyến khích việc sử dụng các loại sản phẩm đó để
từng bước thay đổi thói quen sử dụng gỗ và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ rừng tự
nhiên. Phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống của các cộng đồng dân tộc liên quan đến
hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.
V.

Kết luận


Rừng không phải là tài nguyên vĩnh cửu nhưng cũng không phải là tài nguyên không
tái tạo được. Ngoài vai trò lớn lao đối với môi trường tự nhiên thì rừng còn giữ một vai

trò quan trọng đôi với cuộc sống của mỗi chúng ta. Rừng không chỉ có chức năng trong
phát triển kinh tế- xã hội mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong bảo vệ môi trường.Như vậy
rừng là nguồn sống của mỗi người, là lá phổi xanh của toàn nhân loại. Hiện nay rừng ở
nước ta đang suy giảm về diện tích và chất lượng,chúng ta cần phải chung tay góp sức để
khắc phục tình trạng ấy.Một trong những nguyên nhân khiến diện tích và chất lượng rừng
bị suy giảm,đó là:khai thác rừng quá mức, nạn cháy rừng.Để bảo vệ nguồn tài nguyên vô
cùng quan trọng ấy,nhà nước cần phải tuyên truyền rộng rãi về vai trò của rừng cho người
dân đặc biệt là các dân tộc miền núi, thường xuyên cải tạo những vùng đất nhiễm phền
nhiễm mặn để đẩy mạnh việc trồng thêm rừng, tìm ra nhiều giống mới để trồng rừng ở
những vùng đất mới và phục hồi các rùng nguyên sinh trong thời gian sơm nhất,nhà nước
chủ trương quy hoạch, bảo vệ, phát triển rừng, có chiến lược cụ thể trong chiến lược phủ
xanh đồi trọc và triển khai luật bảo vệ rừng. Với những giải pháp trên,hy vọng rằng trong
tương lai Việt Nam sẽ tự hào khi được bạn bè thế giới biết đến với tên “ quốc gia xanh”.
VI.
Tài liệu tham khảo
1. Tổng cục thống kê
2. Thư viện pháp luật, Nội dung, Nghị định của chính phủ số 139/2004/NĐ-CP ngày

3.
4.
5.
6.

25 tháng 6 năm 2004 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản
/>%20Luan%20-%20Pham%20Minh%20Thoa-Vn.pdf
/> />%20trang%20va%20nhung%20giai%20phap.pdf
/>itemid=13410

7.

8. />9.
10. />
quoc-nam-2014.html
11. />
%20Viet%20Nam66858.pdf
12. />



×