Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển nhà ở tại các khu đô thị mới trên địa bàn thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.13 KB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------

HOÀNG THU THỦY

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ

Hà Nội – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------

HOÀNG THU THỦY
KHÓA:CH08 LỚP: QL01

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TẠI CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
MÃ SỐ:………………………………

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.KTS ĐÀO NGỌC NGHIÊM

Hà Nội - 2011


Lời cảm ơn
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Cô người đã gieo cho tôi
những ước mơ trong sáng nhất suốt quãng đời sinh viên của Trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bậc tiền bối, người đi trước trong công
tác quản lý phát triển nhà và đô thị của Thủ đô Hà Nội đã dậy dỗ và hướng
dẫn tôi như những người thầy, người cha và những người bạn chân thành
nhất; đây cũng chính là những người đã tiếp tục nuôi dưỡng và duy trì can
đảm cho tôi thực hiện mong muốn quay trở lại Trường Đại học Kiến trúc để
thực hiện tiếp tục quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thày giáo hướng dẫn khoa học - Tiến sĩ
Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành tốt bản
luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Tiến Sĩ, các Thầy Cô giáo,
khoa Sau Đại học đã tận tình chỉ bảo và truyền đạt những kiến thức quý báu,
giúp tôi hoàn thành tốt khóa học Cao học quản lý đô thị 2008- 2010.
Và cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thiết những người
luôn động viên sát cánh bên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp!

Học viên : KTS. Hoàng Thu Thủy


Lời cam đoan
-Tôi xin cam đoan về tính trung thực và hợp pháp của các tài liệu được
tham khảo, trích dẫn trong bản luận văn này; Tôi xin cam đoan về tính
nghiêm túc của tất cả các nội dung của bản luận văn.
-Tôi xin cam đoan về việc thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành
của Bộ Đại học và Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội trong quá trình học tập
và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Người cam đoan: Học viên Hoàng Thu Thủy


Mục lục

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục

Trang

Danh mục các hình vẽ , bảng, sơ đồ
mở đầu
Sự cần thiết lý do lựa chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu

..
.

3


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu

1

.

3

.

4

Hướng kết quả nghiên cứu

.

5

ý nghĩa khoa học và thực tiễn

..

5

Nội dung
Chương 1. Tổng quan về phát triển nhà ở khu
Trang


đô thị mới trên địa bàn Thành phố hà Nội
1.1

Thực trạng về phát triển các khu đô thị mới trên địa bàn Thành
phố Hà Nội

8

1.1.1. Giai đoạn trước năm 1986

8

1.1.2. Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1994

11

1.1.3.Giai đoan từ năm 1994 đến nay

13

1.1.4. Danh mục các dự án phát triển khu đô thị mới đã và

20

đang được đầu tư xây dựng hoàn thiện
1.2

.

.


1.1.5. Nhận xét đánh giá

20

Thực trạng về phát triển nhà ở tại Hà Nội và trong các khu đô

23


thị mới

...

1.2.1. Nhà ở chia lô (nhà phố)

23

1.2.2.Nhà ở dạng Nhà vườn Biệt thự

..

24

1.2.3.Nhà ở căn hộ cho người thu nhập thấp, nhà xã
hội

..

1.2.4.Nhà ở căn hộ chung cư cao tầng do các doanh nghiệp

đầu tư theo hình thức xã hội hóa
1.3

25
25

...

Vấn đề bất cập trong quản lý nhà nước về phát triển nhà ở tại
các khu đô thị mới trên địa bàn Thủ đô Hà Nội

28

.

1.3.1. Bất cập trong việc định hướng phát triển.........................

28

1.3.2. Bt cp trong qun lý cht lng cụng trỡnh: .................

31

1.3.3. Vấn đề quản lý đâù tư xây dựng

32

..

1.3.4.Qun lý v s hu v s dng sau u t ........................


35

1.3.5.Qun lý v mụi trng v cht lng ............................

37

1.3.6.Mi liờn quan gia qun lý phỏt trin nh v phỏt trin

39

kinh t.........................................................................................
1.3.7.Quá trình hình thành nhà ở và sự tham gia của cộng
đồng.

41

.

1.4.Nhn xột ..............................................................................

41

Chương 2. Cơ sở khoa học và phương pháp luận
nghiên cứu về nội dung quản lý nhà nước về
phát triển nhà ở tại các khu đô thị mới
2.1

Cơ sở pháp lý- các quan điểm về nội dung quản lý nhà nước
về phát triển nói chung và quản lý nhà nước về phát triển nhà

ở tại các khu đô thị mới nói riêng

.

47


2.1.1. Quan điểm chung

47

2.1.2. Nội dung quản lý nhà nước về nhà ở

.

2.1.3. Đặc thù của Thủ đô Hà Nội trong quản lý nhà nước về
Nhà ở và phát triển Nhà ở

48
49

.

2.1.4.Xu hướng phát triển và vai trò quản lý nhà nước về nhà ở

51

tại các khu đô thị mới trong điều kiện xã hội hóa về phát triển
nhà ở


..

2.2. Quan điểm về nhà ở trong tổ chức khu đô thị mới
2.2.1.Quan điểm chung

.........
.

53

2.2.2.Phát triển nhà ở cùng với phát triển các khu đô thị mới
đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội

54

...

2.2.3. Phát triển nhà ở theo dự án khu đô thị và sự bình đẳng
xã hội trong các dịch vụ công

53

55

....

2.2.4.Tôn trọng cấu trúc đơn vị ở và cấu trúc tầng bậc trong đô

55


thị có tính đến yếu tố thị trường.
2.2.5.Nội dung nhiệm vụ quản lý nhà nước về phát triển nhà ở

55

tại các khu đô thị mới
2.3

Kinh nghiệm nước ngoài
2.3.1. Quan niệm về nhà ở
2.3.2.Quản lý các loại hình nhà ở

..

56

.

56
..

56

*Nhận xét chung
Chương 3. các giải pháp nâng cao hiệu quả

58

quản lý nhà nước về phát triển nhà ở tại
các khu đô thị mới trên địa bàn thành phố

Hà Nội
3.1.

Quản lý nhà nước về phát triển nhà ở tại các khu đô thị mới
cần được thực hiện xuyên suốt trong cả quá trình hình thành ý

60


tưởng, đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng. Các giải
pháp............................................................................................
3.1.1. Xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách, định hướng

60

phát triển ...................................................................................
3.1.2. Giải pháp về quy hoạch....................................................

61

3.1.3. Giải pháp về đất đai..........................................................

62

3.1.4.Giải pháp về tài chính........................................................

63

3.1.5.Tạo sự cạnh tranh và minh bạch thị trường bất động sản..


63

3.1.6. Giải pháp về công nghệ khoa học kỹ

64

thuật...................
3.2. Nội dung cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về phát

65

triển nhà ở tại các khu đô thị mới ..............................................
3.2.1.Môi trường công khai minh bạch- Yếu tố cạnh tranh ...

65

3.2.2.Vai trò định hướng và điều tiết - Đảm bảo phát triển bền

66

vững

...

3.2.3.Khắc phục tình trạng phân tán trong quản lý phát triển
nhà ở

67

..


3.3. Nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư ....................................

69

Nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư trong việc hình thành
các khu đô thị mới
Vai trò của người dân trong việc đầu tư xây dựng các khu nhà

Vai trò giám sát của cộng đồng trong việc quản lý vận hành
khai thác sử dụng các khu nhà ở, sử dụng hệ thống dịch vụ
công và các không gian công cộng.
3.4

..

Đổi mới trong quản lý khai thác sử dụng...................................

70

3.4.1. Xã hội hoá quản lý khai thác sử dụng là xu hướng tất

71


yếu

..

3.4.2. Vai trò quản lý nhà nước thông qua hệ thống các tiêu trí


71

3.4.3.Nhà nước đóng vai trò trung gian giữa người ở và doanh

72

nghiệp quản lý
3.5. Tập trung đầu mối quản lý nhà nước về nhà ở khu đô thị mới

72

và nâng cao năng lực trình đô cán bộ ........................................
3.6. Kt lun- xut cỏc quan im mang tớnh nguyờn tc trong

73

qun lý nh nc v phỏt trin nh ti cỏc khu ụ th mi
giai on 2020 v tm nhỡn 2050...............................................
*Kết luận và đề xuất những nội dung cấp thiết trước mắt.

Kết luận và kiến nghị

77

1.Kết luận
2.Kiến nghị

Phụ Lục
Phụ lục 1. Danh mục các khu chung cư do ngành nhà đất quản


80

lý trên địa bàn Thành phố Hà Nội ( trước khi mở rộng)Nguồn Sở Xây dựng Hà Nội
Phụ lục 2. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến

83

quản lý phát triển nhà ở, công sở và thị trường bất động sảnNguồn Cục quản lý nhà và Kinh doanh Bất động sản, Bộ XD
Phụ lục 3. Danh mục khảo sát kiểm định đánh giá chất lượng
các nhà chung cư nguy hiểm trên địa bàn Thành phố
Phụ lục 4. Danh mục các dự án đang được triển khai trên địa
bàn Thủ đô Hà Nội

93


Danh mục các hình vẽ, bảng, Sơ đồ
TT

Tên hình ảnh

*

ảnh Hình vẽ

Trang

Hình 1.1.


ảnh khu nhà gỗ ở phường Chương Dương

9

Hình 1.2.

ảnh khu nhà ở A-B.Ngọc Khánh .

13

Hình 1.3.

ảnh nhà ở chung cư tại khu Trung Hòa

15

Hình 1.4.

ảnh các Trường Mầm non tư thục tại khu đô thị mới

17

Định Công Làng Quốc tế Thăng Long
Hình 1.5.

ảnh khu đất quy hoạch xây dựng trường học tại Xuân La

18

Hình 1.6.


Hạ tầng chiếu sáng khu Vườn Đào, quận Tây Hồ

19

Hình 1.7.

Sơ đồ hiện trạng các dự án đồ án quy hoạch tại HN

22

Hình 1.8.

Hệ thống phòng hỏa tại nhà tái định cư Xuân la

26

Hình 1.9.

Vỉa hè tại khu đô thị mới Làng Quốc tế Thăng Long

27

Hình 1.10

Đất dự án khu đô thị mới đã giải phóng mặt bằng chưa

29

được đầu tư xây dựng, tại Từ Liêm chụp tháng

10/2010)
Hình 1.11

t trng v cụng trỡnh u t d dang ti mt khu ụ th

29

mi trung tõm qun Tõy H.
Hình 1.12.

Hình vẽ về sự thiếu khớp nối về hạ tầng kỹ thuật.

30

Hình 1.13.

Diện tích sinh hoạt chung tại khu tái định cư A- Đền Lừ

32

bị lấn chiếm bán hàng
Hình 1.14.

Khu nhà ở chung cư tái định cư CT1B Định Công

34

Hình 1.15.

Khu nhà ở chung cư kinh doanh tại Định Công


34


Hình 1.16.

Khu nhà ở đất 20% tại Định Công

35

Hình 1.17.

Các hố ga bị mất cắp tại khu Vườn Đào- Tây Hồ

36

Hình 1.18.

Nhà CT15 Khu đô thị mới Linh Đàm

37

Hình 1.19.

Vỉa hè khu đô thị mới Linh Đàm (2011)

38

Hình 1.20.


Thiếu diện tích đỗ xe tại khu Làng Quốc Tế Thăng Long

38

Hình 1.21.

Khu nhà ở chung cư tái định cư tại Xuân La- Xuân Đỉnh

40

Cơi nới chuồng cọp
Hình 1.22.

Biểu đồ sử dụng năng lượng tại Thủ đô Hà Nội

40

Hình 1.23.

Bản vẽ Sơ đồ định hướng phát triển Không gian Thủ Đô

46

Hà Nội
*

Sơ đồ

Sơ đồ 1.1.


Công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng nhà ở giai

10

đoạn trước 1986
Sơ đồ 1.2.

Công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng nhà ở giai

12

đoạn trước 1986 - 1994
Sơ đồ 1.3.

Công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng nhà ở giai

21

đoạn trước sau 1994
Sơ đồ 3.1.

Quá trình hình thành các dự án khu đô thị mới

59

Sơ đồ 3.2

Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc hình thành nhà ở

70


tại các khu đô thị mới.
Bảng 1.1

Kết quả phát triển nhà ở trên địa bàn Thành phố Hà
Nội từ năm 1998 -2010

44



1

mở đầu
*Sự cần thiết- Lý do lựa chọn đề tài:
Từ sau Pháp lệnh Nhà ở 1991 được thực hiện, chấm dứt tình trạng bao
cấp về nhà ở thì nhà ở vốn đã là vấn đề quốc sách, nay cùng với sự phát triển
của nền kinh tế thị trường có sự định hướng điều tiết của Nhà nước càng trở
thành vấn đề cốt lõi trong phát triển kinh tế xã hội của đô thị nói chung và
Thủ đô Hà Nội nói riêng.
Với Hà Nội từ những năm 1995 (sau Hội nghị Đô thị toàn quốc lần 2)
phát triển nhà ở đô thị chuyển theo hình thức phát triển theo các dự án đồng
bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, chủ yếu là các dự án khu đô thị mới, các
dự án này được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, không sử dụng vốn ngân
sách, huy động mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng. Ngày
15/4/1998 Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 414/CP-KTN cho phép thí
điểm một số cơ chế chính sách để phát triển nhà ở tại Thành phố Hà Nội;
Ngày 20/5/1998 Thành ủy Hà Nội ban hành chương trình số 12.Ctr/TU về
Phát triển nhà ở Hà Nội đến năm 2000 và 2010 . Mô hình phát triển mới phù
hợp xu thế, được sự chỉ đạo, đồng thuận từ Trung ương đến địa phương phát

triển nhà ở tăng mạnh, trung bình hàng năm có từ 1,5 -1,8 triệu m2 nhà ở được
đầu tư xây dựng. Khối lượng nhà ở được xây dựng nhiều đã đáp ứng được
phần nào nhu cầu ở trước mắt của người dân đô thị, nhưng từ đó cũng nổi rõ
các vấn đề như đầu tư xây dựng thiếu đồng bộ, các dự án phát triển nhà ở chủ
yếu đầu tư xây dựng nhà ở để bán và chỉ có một bộ phận nhỏ dân cư có khả
năng kinh tế cao tiếp cận được với quỹ nhà này; các khu nhà ở xây xong
không được đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ( Cấp, thoát nước,
dịch vụ, thu gom rác thải, cây xanh, vệ sinh môi trường...); nhiều dự án phát
triển nhà ở được duyệt không được đầu tư xây dựng (đất nông nghiêp để
hoang hóa chờ chuyển đổi), chất lượng các công trình xây dựng không được
kiểm soát; sau khi hoàn thiện đầu tư các tiện ích công, diện tích sinh hoạt


2

chung không có người quản lý duy tu... Thiết kế nhà ở mới phần nào chưa phù
hợp với phong tục tập quán và thói quen sinh hoạt cộng đồng của người Việt;
Có thể thấy cùng với việc xã hội hóa về phát triển nhà ở đô thị, vấn đề
Quản lý nhà nước về phát triển nhà ở tại các khu đô thị mới (trong đó quản lý
phát triển, quản lý chất lượng , quản lý khai thác sử dụng nhà ở khu đô thị
mới) đang là vấn đề tồn tại rất cần được xem xét.
Sau khi Hà Nội được mở rộng (29/5/2008) với quỹ đất hơn 3344km2
(tăng hơn 3,6 lần) với dân số gần 6,4 triệu người, số dự án đầu tư xây dựng
khu đô thị mới lên tới gần 800 dự án với quỹ đất gần 100 km2 đòi hỏi công
tác quản lý nhà nước về phát triển đô thị nói chung và phát triển nhà ở tại các
khu đô thị mới nói riêngcần có sự kiện toàn và đổi mới cần có sự kiện toàn và
đổi mới.
Trước tình hình thực tế: "Công tác quản lý nhà nước về phát triển nhà
ở nói chung và phát triển nhà ở tại các khu đô thị mới nói riêng còn rất
nhiều vấn đề bất cập" (nhất là các nội dung về quản lý phát triển, chất lượng

công trình và khai tác sử dụng ). Ngày 23/9/2008, UBND Thành phố Hà Nội
có Quyết định số 16/2008/QĐ - UBND về việc quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Sở Xây dựng Hà Nội. Chức năng quản lý nhà nước về nhà ở và
phát triển đô thị được trao cho Sở Xây dựng là đầu mối.
Xác định các nội dung chính của công tác quản lý nhà nước về phát
triển nhà ở, phát triển khu đô thị mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Phát
triển nhà ở trong các khu đô thị mới là một nội dung chính) giai đoạn 20102020 là rất cần thiết và quan trong, giúp cho việc công khai minh bạch các chủ
trương định hướng và khuyến khích các nhà đầu tư tham gia phát triển đô thị,
tạo thị trường cạnh tranh lành mạnh, nhưng không phân tán và dàn trải; giúp
cho cơ quan nhà nước xác định cụ thể nhiệm vụ quản lý tránh tình trạng cái
cần thì buông, chỉ quan tâm đến các nội dung đã quen thuộc và có tính chất
xin cho. Xây dựng các định hướng và từ đó hình thành hành lang pháp lý, kiện


3

toàn bộ máy quản lý nhà nước về phát triển nhà ở khu đô thị mới đang trở
thành vấn đề cấp thiết của Thủ đô Hà nội nói riêng và các đô thị phát triển nói
chung.
Từ những đòi hỏi cấp bách của vấn đề rất cần được nghiên cứu đề tài
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển nhà ở các khu đô thị
mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội
*Mục đích nghiên cứu
-Tìm hiểu các vấn đề bất cập trong quản lý nhà nước về phát triển
nhà ở nói chung và phát triển nhà ở tại các khu đô thị mới nói riêng
- Xác định những nội dung cơ bản của công tác quản lý nhà nước về
phát triển nhà ở hiện hành và giai đoạn trước mắt, từ đó đề xuất các nội dung
quản lý nhà nước về phát triển nhà ở tại các khu đô thị mới tại Hà Nội để đảm
bảo các mục tiêu phát triển trong giai đoạn trước mắt và lâu dài .
- xut cỏc gii phỏp nhm nõng cao nng lc qun lý nh nc v

phỏt trin nh ti cỏc khu ụ th mi, m bo mc tiờu phỏt trin bn vng
v nh trong iu kin chuyn i ca nn kinh t theo c ch th trng
*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Phạm vi nghiên cứu:
-Về thời gian nghiên cứu được đề xuất cho giai đoạn 2010 2020 .
- Phạm vi nghiên cứu : Công tác quản lý nhà nước về phát triển nhà ở
khu đô thị mới trên địa bàn Thành phố Hà nội (Nội dung quản lý đầu tư xây
dựng và khai thác sử dung)
Đối tượng nghiên cứu :
*Hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về phát triển nhà ở tại
các khu đô thị mới : Thể hiện thông qua hiện trạng việc đầu tư xây dựng
nhà ở tại các khu đô thị mới đã được đưa vào sử dụng và đang được hoàn
thiện đầu tư.


4

*Nội dung nghiên cứu:
- Hiện trạng công tác quản lý phát triển nhà ở khu đô thị mới tại Hà Nội
nói chung và khu vực Thành phố Trung Tâm ( Khu vực Hà Nội cũ)
- Nội dung quản lý nhà nước về phát triển nhà ở theo các văn bản quy
phạm pháp luật và thực trạng quản lý.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác quản
lý nhà nước về phát triển nhà ở đô thị giai đoạn 2020
* Phương pháp nghiên cứu :
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu thu thập thông tin : thuộc nhóm
phương pháp thu thập thông tin với mục đích nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu
lịch sử nghiên cứu, kế thừa thành tựu nghiên cứu trong và ngoài nước. Phương
pháp này giúp xác định tổng quan lịch sử, quá trình vai trò quản lý nhà nước
về phát triển nhà ở tại các khu đô thị mới (các tài liệu ghi chép, luận văn luận

án đã hoàn thành liên quan đến đề tài nghiên cứu) và các vấn đề liên quan, các
số liệu thống kê tổng hợp, chủ trương chính sách liên quan; xác lập cơ sở
nghiên cứu của đồng nghiệp liên quan đến vấn đề nghiên cứu .
-Phương pháp nội suy : Sử dụng phương pháp này để xem xét đánh giá
đối tượng là Nhà ở tại các khu đô thị mới qua đó đánh giá hiệu quả và các vấn
đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước về phát triển nhà ở tại các khu đô
thị mới .
-Phương pháp tiếp cận hệ thống : Tập hợp các nhân tố có quan hệ tương
tác để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, xác định cách nhìn và phân tích các sự
vật hiện tương bất cập trong quản lý nh

nước về phát triển nhà ở tại các khu

đô thị mới ; qua đó xác định các nhân tố cơ bản và đề xuất các giải pháp cụ
thể nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển nhà ở tại các khu đô thị
mới .
-Phương pháp quan sát khách quan hình thái

Công năng là quan sát

phương thức cơ bản để nhận thức sự việc, sử dụng để tổng quan phát hiện vấn


5

đề nghiên cứu và đặt giả thiết nghiên cứu . Quan sát khách quan hình thái
công năng trên cơ sở thực trạng kết quả phát triển nhà ở tại các khu đô thị mới
trên địa bàn thành phố Hà Nội , xác định các nội dung, vấn đề bất cập , năm
bắt bản chất của đối tượng sự việc quan sát . Kết hợp với quan sát theo mục
đích để xử lý thông tin , mô tả và phân tích.

* Hướng kết quả nghiên cứu :
-Phỏt hin cỏc vn bt cp trong qun lý nh nc v phỏt trin nh
ti cỏc khu ụ th mi ;
- xut mt s ni dung cn b sung trong qun lý nh nc v phỏt
trin nh
- xut mt s gii phỏp nõng cao hiu qu qun lý nh nc v phỏt
trin nh ti cỏc khu ụ th mi giai on 2010- 2020.
* ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
- ý nghĩa khoa học : Góp phần cụ thể hóa lý luận khoa học về quản lý
nhà nước về phát triển nhà ở trong nền kinh tế thị trường. Hoàn thiện quan
điểm tách vai trò quản lý nhà nước về sản xuất kinh doanh và vai trò quản lý
nhà nước về phát triển thông qua các chương trình định hướng ...
- ý nghĩa thực tiễn : Góp phần thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước
về phát triển nhà ở tại các khu đô thị mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội;
công khai tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các nhà đầu tư tham gia
đầu tư phát triển nhà ở tại khu đô thị mới. Xác định, định lượng và định tính
các nhiệm vụ cụ thể trong công tác quản lý phát triển đô thị, khắc phục tình
trạng vừa thiếu vừa yếu như hiện nay, đề xuất nguyên tắc khi xác định các
nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với công tác quản lý nhà nước về phát triển
nhà ở khu đô thị mới.
* Cấu trúc luận văn
Nội dung luận văn gồm 03 phần :


6

Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1. Tổng quan về phát triển nhà ở tại các khu đô thị mới trên địa
bàn Thành phố Hà Nội

Chương 2.Cơ sở khoa học và phương pháp luận nghiên cứu về nội dung
quản lý nhà nước về phát triển nhà ở tại các khu đô thị mới
Chương 3.Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát
triển nhà ở tại các khu đô thị mới trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Phần kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo


7

Sơ đồ cấu trúc của Luận văn

Phần mở đầu

Phần nội dung

Chương I.
Tổng quan về phát triển nhà
ở tại các khu đô thị mới trên
địa bàn Thành phố Hà Nội

Chương 2.Cơ sở khoa

Chương 3. Các giải

học và phương pháp luận

pháp nâng cao hiệu quả

nghiên cứu về nội dung


quản lý nhà nước về phát

quản lý nhà nước về

triển nhà ở tại các khu đô thị

phát triển nhà ở tại các

mới trên địa bàn Thành phố

khu đô thị mới

Hà Nội

Phần kết luận và
kiến nghị

Phụ lục tài liệu tham khảo


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN



77

Kết luận & kiến nghị
1. Kt lun
Trong khuôn khổ nghiên cứu của Luận văn tốt nghiệp cao học quản lý
đô thị, đã phác hoạ phần nào thực trạng phát triển nhà ở tại các khu đô thị
mới, qua đó có thể thấy công tác quản lý nhà nước về phát triển nhà ở tại các
khu đô thị mới nói riêng và phát triển nhà ở đô thị nói chung đang bị buông
lỏng và còn rất nhiều vấn đề bất cập; cần có sự đổi mới về quan điểm quản lý
cũng như xây dựng các công cụ quản lý phù hợp với sự chuyển đổi của nền
kinh tế và tốc độ phát triển của đô thị. Luận văn đã đề xuất được các quan
điểm nguyên tắc cần tuân thủ để hoàn thiện nâng cao hiệu quả lý nhà nước về
phát triển nhà ở tại các khu đô thị mới nói riêng và phát triển các khu đô thị
nói chung, đề xuất một số giải pháp cụ thể trước mắt Thủ đô Hà Nội cần triển
khai thực hiện.
Quản lý nhà nước về phát triển nhà ở tại các khu đô thị mới nói riêng và
quản lý nhà nước về phát triển các dự án khu đô thị mới nói chung là khoa học
quản lý tổng hợp và có thay đổi yêu cầu, nội dung theo từng giai đoạn phát
triển; tuy vậy các nội dung yêu cầu về môi trường, phát triển bền vững, tính
nhân văn và một số yêu cầu khác luôn cần được xem xét đề cập nhất là trong
điều kiện chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự định hướng của
Nhà nước.
Công tác quản lý nhà nước về phát triển nhà ở tại các khu đô thị mới
cần được thể chế hóa rõ ràng để đảm bảo định hướng phát triển cùng với tạo
điều kiện môi trường cho mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở.
Quản lý Nhà nước cần đảm bảo vai trò định hướng phát triển bền vững, tạo
môi trường cạnh trạnh lành mạnh, trực tiếp tham gia và điều tiết thị trường Bất
động sản nhà ở, kiểm soát và đảm bảo việc tạo lập, duy trì môi trường sống có

chất lượng.


78

2. Kiến nghị:
- Chính phủ sớm trình Quốc Hội thông qua Luật Thủ đô, trong đó quy
định các chính sách đặc thù tạo điều kiện cho Thủ đô Hà Nội phát triển hoàn
thiện các khu đô thị mới. Thực tế sau khi mở rộng Thủ đô nhiều chỉ tiêu về
phát triển đô thị của Thủ đô đã bị tụt hậu nên rất cần các quy định mang tính
đặc thù để khắc phục tình trạng này.
- UBND Thành phố Hà Nội cần sớm ban hành Quy định về quản lý đầu
tư xây dựng và khai thác sử dụng các dự án phát triển nhà ở khu đô thị mới
trên địa bàn Thành phố Hà Nội nhằm công khai quy trình thủ tục và định
hướng về phát triển đảm bảo việc phát triển bền vững và đồng bộ đối với phát
triển nhà ở khu đô thị mới nói riêng và phát triển các khu đô thị mới nói
chung.
- Do tính đa dạng về điều kiện địa hình và điều kiện xã hội, phong tục
tập quán của các khu vực thuộc Thủ đô Hà Nội; trên cơ sở Quy hoạch Tổng
thể được phê duyệt, Thành phố Hà Nội cần sớm nghiên cứu và tổ chức phân
vùng phát triển để có các chính sách khuyến khích phát triển và các mô hình
nhà ở phù hợp, tránh tình trạng thiếu bản sắc và duy ý trí hiện nay khi phát
triển các khu đô thị mới nói chung và nhà ở khu đô thị mới nói riêng.
- Xây dựng Chương trình phát triển nhà ở trung và dài hạn (2020-2030)
và cụ thể hoá chương trình thành các kế hoạch, quy định, các văn bản quy
phạm pháp luật là việc làm cấp thiết của Thành phố Hà Nội; đảm bảo tính khả
thi của Chương trình và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển nhà
ở đô thị .
- Đào tạo nâng cao năng lực của các kiến trúc sư làm công tác quản lý,
nhất là các khả năng xây dựng định hướng, chiến lược và chương trình dài hạn

là một giải pháp then chốt trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
phát triển nhà ở tại các khu đô thị mới.


79

- Xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về phát triển nhà ở từ
Trung ương đến Địa phương. Xác định rõ chức năng nhiệm vụ, con người và
hành lang pháp lý cụ thể cho Sở Xây dựng là đầu mối theo quy định của Luật,
đảm bảo tính khả thi của việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà
nước về phát triển nhà ở trên địa bàn.
3. An cư Lạc nghiệp - Phát triển Nhà ở đô thị theo hướng đồng bộ
và bền vững cần được coi là mục tiêu và nhiệm vụ không phải của chỉ riêng
ngành xây dựng, mà phải được coi là nhiệm vụ của tất cả các ngành các cấp và
cần được tuyên truyền phổ biến thành nếp sống và suy nghĩ của mỗi người dân
đô thị.
Từ những kết quả nghiên cứu của luận văn, sau một thời gian nghiên
cứu và học tập nghiêm túc; Tôi xin đề nghị Hội đồng xem xét và thông qua
Luận văn tốt nghiệp lớp cao học Quản lý đô thị 08-Ql1 với nội dung là Nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển nhà ở tại các khu đô thị mới trên
địa bàn Thành phố Hà Nội.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm người
đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt bản luận văn này; cảm ơn Thầy cô,
bạn bè và người thân đã luôn hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập tại Trường đại học Kiến Trúc Hà Nội


80

Phụ lục

Phụ lục 1.danh mục các khu chung cư do ngành
nhà đất quản lí

Trong tổng số quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do ngành Nhà đất quản lý
cho thuê khoảng 1.664.383 m2 với 54.866 hợp đồng thuê nhà, trong đó chia ra:
I. Nhà chung cư cao tầng ( 4 - 6 tầng ): 434 nhà - diện tích sàn xây

dựng: 920.195 m2 - 27.573 hợp đồng thuê nhà - 137.136 người;
A- Phân theo địa bàn: Tập trung tại 23 khu
1. Khu Thành Công: 62 nhà
Diện tích sàn: 187.021 m2 - 2.215 hộ - 10.459 người

2.Khu Giảng Võ: 28 nhà
Diện tích sàn: 75.808 m2 - 2.039 hộ - 10.195 người

3. Khu Dốc Ngọc Hà & Dốc Đội Cấn: 10 nhà
Diện tích sàn: 15.103 m2 - 371 hộ - 1.890 người

4. Khu Ngọc Khánh: 6 nhà
Diện tích sàn: 10.414 m2 - 300 hộ - 1500 người

5. Khu Kim Liên: 38 nhà
Diện tích sàn: 105.720 m2 - 2.639 hộ - 13.195 người

6. Khu Trung Tự: 26 nhà
Diện tích sàn: 79.560 m2 - 2.572 hộ - 39.790 người

7. Khu Khương Thượng: 11 nhà
Diện tích sàn: 33.200 m2 - 664 hộ - 3.320 người


8. Khu Vĩnh Hồ1: 16 nhà
Diện tích sàn: 45.300m2 - 906 hộ - 4.530 người

9. Khu Láng Hạ & Láng Trung: 9 nhà
Diện tích sàn: 34.300 m2 - 698 hộ - 3.490 người

10. Tập thể Hào Nam: 8 nhà
Diện tích sàn: 28.000 m2 - 560 hộ - 3000 người

11. Khu Vĩnh Hồ 2: 19 nhà


81

Diện tích sàn: 56.300m2 - 1.126 hộ - 5.630 người

12. Khu Phương Mai: 29 nhà
Diện tích sàn: 85.200 m2 - 1.672 hộ - 8.060 người

13. Phố Đại La: 11 nhà
Diện tích sàn: 13.193,7 m2 - 388 hộ - 1.522 người

14. Phố Quỳnh Mai: 17 nhà
Diện tích sàn: 32.890,6 m2 - 790 hộ - 2.965 người

15. Khu Bách Khoa: 27 nhà
Diện tích sàn: 32.752,8 m2 - 741 hộ - 2.911 người

16. Hồ Việt Xô: 3 nhà
Diện tích sàn: 8.652,3 m2 - 173 hộ - 589 người


17. Tập thể Thanh Nhàn: 5 nhà
Diện tích sàn: 4.172,3 m2 - 93 hộ - 334 người
18. Tập thể Nguyễn Công Trứ: 20 nhà - 57.589 m2 đất, mật độ xây dựng 66,16%, hệ

số sử dụng đất 1,27 lần.
Diện tích sàn: 20.640,7 m2 - 622 hộ - 2.246 người

19. Tập thể Thanh Xuân Bắc & Thanh Xuân Nam: 60 nhà ( 58 nhà ở + 2 nhà trẻ )
Diện tích sàn: 147.170 m2 - 3.475 hộ - 33.480 người

20. Tập thể Kim Giang: 5 nhà
Diện tích sàn: 5.280 m2 - 480 hộ - 2.400 người

21. Kính Nỗ, Xuân Nội, Nguyên Khê - Đông Anh: 8 nhà
Diện tích sàn: 7.435 m2 - 740 hộ - 3.700 người

22. Nghĩa Đô, Nghĩa Tân - Cầu Giấy: 29 nhà
Diện tích sàn: 17.198 m2 - 1.513 hộ - 7.565 người

23. Mai Dịch - Cầu Giấy: 11 nhà
Diện tích sàn: 3.603 m2 - 338 hộ - 1.690 người
B- Phân theo kết cấu:

1. Nhà lắp ghép tấm lớn: 206 nhà
434.332 m2 sàn xây dựng - 15.720 hộ - 76.412 người
2. Nhà khung bê tông tường xây: 215 nhà
451.543 m2 sàn xây dựng - 11.073 hộ - 57.049 người
3. Nhà bê tông xỉ: 13 nhà



×