Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

TRÁCH NHIỆM xã hội về AN TOÀN sức KHỎE LAO ĐỘNG TRONG các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.92 KB, 26 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang trở
thành một nội dung được quan tâm, nó sẽ đem lại cho các doanh
nghiệp những lợi ích và cơ hội như: khả năng tăng hợp đồng gia hạn
từ các công ty đặt hàng nước ngoài, năng suất lao động của các
công ty tăng lên do công nhân có sức khỏe tốt hơn và hài lòng với
công việc hơn. Khi lợi thế về giá nhân công rẻ hay nguồn tài nguyên
phong phú không còn là của riêng Việt Nam, thì việc thực thi trách
nhiệm xã hội đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp này vì nó
chính là một công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp nội địa chiếm
được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng đặt ra ở đây là cần phải hiểu
đúng và thống nhất thế nào là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Trên thực tế rất dễ hiểu lầm khái niệm trách nhiệm xã hội theo nghĩa
truyền thống, tức là doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội
mang tính nhân đạo, từ thiện. Khái niệm trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp ở Việt Nam còn khá mới mẻ, vì vậy việc thực hiện cho
đến nay vẫn còn hạn chế. Do chưa thấy được vai trò quan trọng
cũng như lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội đem lại, nên
nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không làm tròn trách nhiệm của
mình với xã hội, như xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người
lao động, người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường...
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về an toàn
sức khỏe lao động là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển bền
vững của doanh nghiệp. Trong thời buổi mà thương hiệu mạnh được
nhìn nhận như một công cụ cạnh tranh đặc thù của doanh nghiệp,
thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn vệ sinh lao động nhằm thu
hút được lực lượng lao động có trình độ cao/ chất lượng tốt, tăng khả
năng cạnh tranh xây dựng thương hiệu trên thị trường cho doanh
nghiệp, ngoài ra tạo ra lòng trung thành, cam kết của người lao
động đối với doanh nghiệp, góp phần phát triển bền vững cho doanh


nghiệp.


CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ AN
TOÀN SỨC KHỎE LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự tự cam kết của
doanh nghiệp thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống các
quy định về quản lý, bằng các phương pháp quản lý thích hợp, công
khai, minh bạch trên cơ sở tuân thuur pháp luật hiện hành; thực hiện
các ứng xử trong quan hệ lao động nhằm kết hợp hài hòa lợi ích của
doanh nghiệp, người lao động, khách hàng, cộng động, xã hội, người
tiêu dùng và đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
- Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiễm xã hội của mình
bằng các đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc
ứng xử ( Code of Conduct – CoC). Trách nhiệm với xã hội là tăng đến
mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả
tiêu cực đối với xã hội.
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có liên quan đến các cam kết
của doanh nghiệp về:



Quyền con người;
Đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên (doanh nghiệp, người lao

động, khách hàng, người tiêu dùng, cộng đồng, xã hội);

• Đảm bảo các tiêu chuẩn về lao động và môi trường ( thông
thường phải tốt hơn luật);
• Tuân thủ pháp luật của nước sở tại;
• Thực hiện, kiểm tra, giám sát và công khai thông tin;
Các bộ quy tắc ứng xử (CoC) chỉ là một công cụ để thực hiệm
trách nhiệm xã hội trong phạm vi doanh nghiệp
1.1.2

Bản chất của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về
vấn đề an toàn vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động là tổng hợp các quy định của nhà
nước về các biện pháp bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động nhằm
ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện
lao động cho người lao động.


Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề an toàn vệ
sinh lao động là trách nhiệm doanh nghiệp thực hiện đối với người
lao động của mình, bảo vệ lợi ích của người lao động được thể hiện
trên các nội dung:
-Trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao
động.
-Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo đảm sức khỏe của người
lao động.
-Trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn nghề nghiệp.
1.2 Vai trò, lợi ích của thực hiện trách nhiệm xã hội
1.2.1 Vai trò của trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp về
vấn đề an toàn vệ sinh lao động là yếu tố quyết định cho sự tồn tại

và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
-Nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.
Vấn đề an toàn vệ sinh lao động ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất, chất lượng, hiệu quả. Thực tế cho thấy, khi tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp xảy ra, người lao động và nhân thân của họ không
những bị mất mát về con người, suy giảm sức khỏe và khả năng làm
việc, thu nhập cũng bị giảm sút, dẫn đến đói nghèo và những đau
đớn về thể xác, tinh thần. Đối với người sử dụng lao động, khi tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thân nhân của họ. Uy tín của
doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Hoạt động sản xuất bị gián đoạn do
phải ngừng việc để khắc phục hậu quả, điều tra nguyên nhân gây tai
nạn, gây tâm lí lo lắng. Việc thực hiện trách nhiệm về an toàn vệ
sinh lao động là nâng cao năng suất lao động, khi vấn đề an toàn tại
nơi làm việc được cải thiện, sự thiệt hại về nguyên vật liệu và các sự
cố cũng như tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giảm xuống thì khối
lượng sản phẩm tăng lên và chất lượng sản phẩm cũng được nâng
cao.
-Khẳng định thương hiệu, vị thế của doanh nghiệp, tạo sự phát
triển bền vững.
Trong thời buổi mà thương hiệu mạnh được nhìn nhận như một
công cụ cạnh tranh đặc thù của doanh nghiệp, thực hiện trách
nhiệm xã hội về an toàn vệ sinh lao động nhằm thu hút được lực
lượng lao động có trình độ cao/ chất lượng tốt, tăng khả năng cạnh
tranh xây dựng thương hiệu trên thị trường cho doanh nghiệp, ngoài


ra tạo ra lòng trung thành, cam kết của người lao động đối với doanh
nghiệp, góp phần phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
1.2.2 Vai trò của trách nhiệm xã hội đối với người lao động
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp sẽ tạo điều

kiện cho người lao động phát triển toàn diện trên nhiều phương diện
khác nhau:
- Pháp luật lao động được tuân thủ, những quy định của pháp luật
của nước sở tại đối với quyền và lợi ích của người lao động sẽ được
thực thi nghiêm túc, qua đó, tại ra được động cơ làm việc tốt cho
người lao động;
- Các vấn đề như lao động cưỡng bức, sử dụng lao động trẻ em,
quấy nhiễu và lạm dụng lao động, phân biệt đối xử sẽ bị hạn chế và
loại bỏ;
- Vấn đề thù lao lao động sẽ được thực hiện tốt, đảm bảo tái sản
xuất sức lao động cho người lao động;
- Vấn đề an toàn sức khỏe của người lao động sẽ được doanh nghiệp
chú trọng đầu tư, chế độ làm việc – nghỉ ngơi khoa học sẽ được thực
hiện, qua đó tạo ra môi trường làm việc an toàn, chế độ làm việc
hợp lý cho người lao động,…
1.2.3 Vai trò của trách nhiệm xã hội đối với khách hàng
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp cho khách hàng:
- Thỏa mãn những yêu cầu cơ bản mà họ đặt ra với doanh nghiệp.
- Được mua các sản phảm có độ an toàn cao.
- Được sống trong môi trường sống an toàn.
- Được sống trong xã hội có tính nhân văn cao hơn.
1.2.4 Vai trò của trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng xã hội


Với cộng đồng và xã hội, việc thực hiện trách nhiệm xã hội giúp
cho:
- Cộng đồng và xã hội được sống trong một môi trường không ô
nhiễm, hạn chế được tối đa các bệnh tật do sự ô nhiễm môi trường
gây ra.
- Cộng đồng và xã hội cũng sẽ được sống trong một môi trường sống

mà trong đó, không tồn tại các tệ nạn xã hội, không có sjw kỳ thị,
đảm bảo công bằng và dân chủ, đảm bảo cho sự phát triển bền
vững.
- Cộng đồng và xã hội cũng sẽ được hưởng lợi từ các hoạt động nhân
đạo, từ thiện của doanh nghiệp, ví dụ ủng hộ quỹ cứu trợ người tàn
tật, quỹ nạn nhân chất độc màu da cam,… giúp cho những đối tượng
yếu thế trong xã hội hòa nhập tốt với cộng đồng.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới Trách nhiệm xã hội doanh

nghiệp
1.3.1 Quy định của pháp luật.
Quy định của pháp luật là cơ sở, là nền tảng của trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp. Đây là tiêu chí ràng buộc cho các doanh
nghiệp phải hướng tới và phải thực hiện để đạt được hiệu quả kinh tế
cao. Các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp khi đã tuân thủ theo các
quy định của pháp luật thì sẽ tạo được một môi trường pháp lý,
trong đó các doanh nghiệp hoạt động theo một mục tiêu đúng đắn,
tạo nên môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng, thông thoáng
và tạo sự gần gũi giữa các doanh nghiệp với nhau. Tuy nhiên, pháp
luật không thể là căn cứ phán xét một hành động là có đạo đức hay
vô đạo đức trong những trường hợp cụ thể mà nó chỉ thiết lập những
quy tắc cơ bản cho những hành động được coi là có trách nhiệm
trong kinh doanh.


1.3.2 Nhận thức của Xã hội.
Khi xã hội phát triển cao đồng nghĩa với mức sống của cộng đồng
được nâng cao, do đó nhu cầu của con người cũng phát triển theo.
Theo Abraham Maslow thì con người càng cố gắng thỏa mãn những

nhu cầu và khi nhu cầu nào đó được thỏa mãn lại xuất hiện những
nhu cầu tiếp theo, ban đầu là nhu cầu sinh lý (ăn, mặc, ở,…); sau đó
đến nhu cầu an toàn, được bảo vệ; nhu cầu xã hội (các vấn đề về
tình cảm); nhu cầu được tôn trọng, được công nhận, có địa vị; cuối
cùng là nhu cầu tự khẳng định, tự phát triển và tự thể hiện mình.
1.3.3 Quá trình toàn cầu hóa và sức mạnh của thị trường.
Sức mạnh của thị trường mà điển hình là thị hiếu người tiêu dùng lại
đã và đang đặt ra cho các nhà kinh doanh sự cạnh tranh khốc liệt về
trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh dựa trên nền tảng sự tác
động tổng hợp hành vi ứng xử, tới quyết định lựa chọn của người
tiêu dùng. Lúc đó, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và đạo đức
kinh doanh là nguồn lực, nguồn vốn mới cho doanh nghiệp trong
cạnh tranh quốc tế. Chính hai nguồn lực này sẽ tác động và thúc đẩy
người tiêu dùng thay đổi quan niệm tiêu dùng của họ.
1.4 Hệ thống quản lí trách nhiệm xã hội-tiêu chuẩn SA8000

- SA 8000 là tiêu chuẩn đưa các yêu về quản trị trách nhiệm xã
hội do Hội đồng công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế được ban hành
năm 1997. Đây là một tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng nhằm cải
thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu, tiêu chuẩn này được xây
dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế, Công ước
của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em và Tuyên bố Toàn cầu về Nhân
quyền. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các nước công nghiệp và
các nước đang phát triển, có thể áp dụng cho các Công ty lớn và các
Công ty có quy mô nhỏ.
Nội dung chính về yêu cầu sức khỏe và an toàn là:
+Công ty phải phổ biến kiến thức về nhàng công nghiệp và các
mối nguy đặc thù và phải đảm bảo có một môi trường làm việc an
toàn và lành mạnh, phải có các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa



tai nạn và tổn hại đến sức khỏe liên quan trong quá trình làm việc,
bằng cách hạn chế đến mức có thể, các nguyên nhân của mối nguy
có trong môi trường làm việc.
+Công ty phải chỉ định một thành viên trong ban lãnh đạo có
trách nhiệm đảm bảo an toàn và sức khỏe của mọi thành viên, và
chịu trách nhiệm thực hiện các yêu cầu về sức khỏe và an toàn của
tiêu chuẩn này.
+Công ty phải cung cấp phòng tắm sạch sẽ, nước sạch cho
việc sử dụng của mọi thành viên, và nếu có thể, các thiết bị vệ sinh
cho việc lưu trữ thực phẩm.+Công ty phải đảm bảo rằng nếu cung
cấp chỗ ở cho nhân viên thì Công ty phải đảm bảo nơi đó sạch sẽ, an
toàn và đảm bảo các yêu cầu cơ bản của họ.
Nội dung của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về
vấn đề an toàn lao động.
-Doanh nghiệp phải đảm bảo cho một môi trường làm việc an
toàn và lành mạnh để phòng ngừa những tai nạn và thương tích có
hại đến sức khỏe của người lao động.
-Doanh nghiệp phải đào tạo cán bộ công nhân viên về an toàn lao
động trong sản xuất, có những biện pháp và hệ thống quản lý thích
hợp đảm bảo an toàn cho cán bộ công nhân viên.
-Doanh nghiệp phải phổ biến kiến thức về ngành công nghiệp và
bất kỳ các mối nguy hiểm nào, phải cung cấp môi trường làm việc
an toàn và vệ sinh, phải có các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa tai
nạn và làm tổn hại đến sức khỏe mà xuất hiện trong lúc có liên
quanđến hoặc xảy ra trong khi làm việc bằng cách giảm tốn đa, đến
khả năng có thể được, nguyên nhân gây ra các mối nguy hiểm vốn
có trong môi trường làm việc.
-Doanh nghiệp phải chỉ định đại dienj lãnh đạo chịu trách nhiệm
về sức khỏe và an toàn cho toàn bộ nhân viên và chịu trách nhiệm

thực hiện các yếu tố về sức khỏe và an toàn trong tiêu chuẩn này.
-Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều được
huấn luyện về an toàn và sức khỏe thường kỳ, hồ sơ huấn luyện này
phải được thiết lập và các huấn luyện đó được lập lại đối với nhân
viên mới vào hoặc chuyển công tác. Chú ý: Thường kỳ tức là ít nhất
1 lần/năm
-Doanh nghiệp phải thiết lập hệ thống theo dõi, tránh hoặc xử lý
các nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức và an toàn của nhân viên.


-Doanh nghiệp phải cung cấp cho nhân viên phòng tắm sạch sẽ,
đồ nấu nước và nếu có thể là các trang thiết bị hợp vệ sinh để lưu
trữ thức ăn.
Nếu có cung cấp chỗ ở cho nhân viên thì doanh nghiệp phải đảm
bảo nơi đó sạch sẽ, an toàn và đảm bảo các yêu cầu cơ bản của họ.
Trường hợp nơi ở quá chật chội
-Lương của người công nhân thấp cùng đồng nghĩa với điều
kiện sống của họ rất khó khăn
- Một số nhà máy cung cấp nhà ở ký túc xá cho các công nhân,
thường đó là những tòa nhà xây bằng gạch lớn và rất đông đúc.
-Tại một khu nhà, mỗi phòng có 12 phụ nữ, tại mỗi phòng có 6
giường tầng và hầu như không có lối đi trong phòng.
-Thường tại các khu ở cứ 50 đến 100 công nhân thì có 1 toilet.
-Tại các khu ký túc cho nhân viên thì thường xuyên thiếu nước,
và họ thường xuyên phải mua nước đóng chai với giá cao.


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ
AN TOÀN, SỨC KHỎE LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM

2.1 Khái quát chung về Trách nhiện xã hội trong lĩnh vực An
toàn, bảo vệ sức khỏe lao động trong các doanh nghiệp
Vấn đề an toàn sức khỏe lao động luôn là vấn đề nhận được sự
quan tâm lớn của Nhà nước và đã được đề cập khá chi tiết và rõ
ràng trong Bộ Luật lao động, Pháp lệnh bảo hộ lao động. Có thể
khẳng định rằng, các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề an
toàn, sức khỏe lao động là khá chặt chẽ, phần lớn phù hợp với quy
định quốc tế.
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu với khu vực
và thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải có quan hệ với các
đối tác nước ngoài. Để có mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác này,
các doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện một số quy định về trách
nhiệm trong lĩnh vực an toàn, sức khỏe lao động do các đối tác nước
ngoài dựng lên. Một số bộ quy tắc ứng xử (CoC) quốc tế được áp
dụng khá phổ biến ở Việt Nam đã đề cập khá rõ về vấn đề an toàn
sức khỏe lao động như Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 và
WRAP; Hệ thống quản trị môi trường ISO 14000; Hệ thống quản lý an
toàn và sức khoẻ OHSAS 18001 v.v…
Khái niệm “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” đã được
truyền bá vào nước ta thông qua hoạt động của các công ty đa quốc
gia đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Các công ty này thường đưa ra
các chương trình khuyến cáo ứng xử về văn hoá kinh doanh đem áp
dụng vào các địa bàn đầu tư. Ví dụ như “Chương trình tôi yêu Việt
Nam” của công ty Honđa - Vietnam; “Chương trình giáo dục vệ sinh
cá nhân” cho các trẻ em của công ty Unilever; “Chương trình đào tạo
tin học Topic 64” của Microsoft, Qualcomm và HP; “Chương trình hỗ
trợ dị tật tim bẩm sinh” và “Chương trình ủng hộ nạn nhân vụ sập
cầu Cần Thơ” của Vinacapitat, Samsung; “Chương trình khôi phục thị
lực cho trẻ em nghèo” của Western Union;…
Những năm gần đây, ở nước ta đã có một số doanh nghiệp chủ

động thực hiện trách nhiệm và nhờ đó, thương hiệu của họ càng
được xã hội biết đến, như các tập đoàn Mai Linh, Tân Tạo, Duy Lợi,
ACB, Sacombank, Kinh Đô,… Từ năm 2005, nước ta đã có giải
thưởng "Trách nhiệm xã hội hướng tới sự phát triển bền vững" được
tổ chức bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương cùng các hiệp hội
Da giày, Dệt may tổ chức nhằm tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện
tốt công tác trách nhiệm xã hội trong bối cảnh hội nhập. Cho đến
năm 2006, đã có 50 doanh nghiệp ngành dệt may và da giày tham


dự hoạt động này vì đã nhận thấy tính thiết thực của nó. Khảo sát do
Viện Khoa học Lao động và Xã hội tiến hành gần đây trên 24 doanh
nghiệp thuộc hai ngành dệt may và da giầy đã chỉ ra rằng, nhờ thực
hiện các chương trình trách nhiệm xã hội, doanh thu của các doanh
nghiệp này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 lên
35,8 triệu đồng/lao động/năm, tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên
97%. Ngoài hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp còn có lợi từ việc tạo
dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của người lao
động, thu hút lao động có chuyên môn cao,…
Gần đây, Hội nghị Doanh nhân tiêu biểu toàn quốc năm 2008
diễn ra trong hai ngày 11 và 12/10/2008 đã có 100 doanh nhân Việt
Nam tiêu biểu được trao tặng Cúp Thánh Gióng - biểu tượng cho
tinh thần, sức mạnh của doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập. Đồng thời, tại Lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam
(13/10/2008) cũng đã có 100 doanh nhân được trao tặng danh hiệu
Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2008. Các doanh nhân này
cùng với các doanh nghiệp của họ, bên cạnh các thành tích xuất sắc
trong sản xuất - kinh doanh, họ cũng đồng thời là các điển hình thực
hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng xã hội. Trước các doanh

nhân đại diện cho gần 300.000 doanh nghiệp cả nước tham dự Hội
nghị Doanh nhân tiêu biểu toàn quốc 2008, Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng đã lưu ý các doanh nhân, doanh nghiệp phải nâng
cao hơn nữa trách nhiệm xã hội, coi đó là một mục tiêu phấn đấu
văn hóa kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh, từ đó đóng góp
nhiều hơn nữa cho đất nước. Theo Thủ tướng, các doanh nghiệp hãy
thể hiện trách nhiệm xã hội, thể hiện văn hóa kinh doanh, đạo đức
kinh doanh bằng việc tuân thủ đúng quy định pháp luật. “Văn hóa
kinh doanh không chấp nhận sự gian lận, không chấp nhận việc gây
ô nhiễm môi trường…”. Như vậy, có thể thấy, trách nhiệm xã hội có
sự gắn kết chặt chẽ với văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp
và nó cũng chính là văn hoá doanh nhân của tất cả các doanh nhân
khi tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thương
trường.
2.2 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn sức
khỏe lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam
Thực tiễn cho thấy, thực hiện trách nhiệm xã hội của các
doanh nhân Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay và
nhiều năm tới ngày càng được các doanh nhân nước ta nhận thức
sâu sắc và đó cũng chính là những đóng góp của các doanh nghiệp,
doanh nhân vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những
hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động
và gia đình họ, có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển
chung của cộng đồng xã hội.


Thực tiễn cũng đã cho thấy, trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn
cầu, Trách nhiệm xã hội đã trở thành một trong những yêu cầu đối
với các doanh nghiệp Việt Nam, nếu doanh nghiệp nào đó không
tuân thủ trách nhiệm xã hôi sẽ không thể tiếp cận được với thị

trường thế giới…
Như đã nêu trên, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ giúp nâng
cao uy tín của doanh nghiệp, doanh nhân, từ đó sẽ mang lại nhiều
lợi nhuận kinh tế và lợi ích chính trị - xã hội cho họ. Tuy nhiên, cũng
không nên đồng nhất việc cứ làm từ thiện giỏi đã là thực hiện tốt
trách nhiệm xã hội, cho dù làm từ thiện là một hoạt động thể hiện
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thực tế là đã có doanh nghiệp
tích cực làm từ thiện, nhưng vẫn vì chạy theo lợi nhuận mà vi phạm
pháp luật, vi phạm sự phát triển bền vững của cộng đồng xã hội. “Sự
kiện Vê Đan” cùng một số doanh nghiệp khác ở Đồng Nai đã “đầu
độc” sông Thị Vải làm huỷ hoại môi trường mới đây là một minh
chứng điển hình cho trường hợp này.
Đó là chưa thể kể hết còn biết bao trường hợp khác nữa “đã bị lộ”
thì sự đã rồi, và chắc rằng còn nhiều trường hợp “chưa bị lộ” đã và
đang vẫn xảy ra trên đất nước này… Người dân TP. Hồ Chí Minh đến
nay vẫn đang bức xúc, lo ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường ở
các khu công nghiệp của thành phố, như các khu công nghiệp Lê
Minh Xuân, Tân Tạo… và còn nhiều địa phương khác nữa trong cả
nước cũng đang lâm vào tình trạng như vậy. Đến nay, chưa có cơ
quan chức năng nào có thể thống kê đầy đủ con số các doanh
nghiệp thiếu trách nhiệm xã hội, thiếu văn hoá kinh doanh, đạo đức
kinh doanh như vậy. Từ đó, càng cho thấy tính cấp thiết của việc cần
tăng cường đề cao hơn nữa tính tự giác, thậm chí đã đến lúc không
chỉ dừng lại ở ý thức tự giác trong nhận thức và hoạt động của mỗi
doanh nghiệp, mà cần luật pháp hoá vấn đề trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp theo đúng các yêu cầu đã phản ánh trong nội hàm của
nó như đã nêu ở phần thứ nhất bài viết này.
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, khái niệm trách nhiệm xã hội còn
tương đối mới ở Việt Nam, vì vậy, cho đến nay, việc thực hiện nó vẫn
còn hạn chế. Theo nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới tại

Việt Nam, rào cản và thách thức cho việc thực hiện trách nhiệm xã
hội bao gồm: 1) Nhận thức về khái niệm trách nhiệm còn hạn chế; 2)
Năng suất bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng thời nhiều bộ quy
tắc ứng xử COC (Code of Conduct); 3) Thiếu nguồn tài chính và kỹ
thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR (đặc biệt là đối với các doanh
nghiệp nhỏ và vừa); 4) Sự nhầm lẫn do khác biệt giữa qui định của
trách nhiệm và Bộ luật Lao động; 5) Những quy định trong nước ảnh
hưởng tới việc thực hiện các COC. Diễn giải cụ thể hơn về một số rào
cản, thách thức đó như sau:


- Trước hết, đó là sự hiểu biết của doanh nghiệp về trách nhiệm
xã hội chưa đầy đủ. Nhiều doanh nghiệp chỉ hiểu đơn thuần là làm từ
thiện, mà chưa hiểu rằng việc thực hiện CSR là phải thể hiện trực
tiếp trong toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các
doanh nghiệp. Vì thế, trên thực tế đã có không ít doanh nghiệp, một
mặt, vẫn tham gia tích cực các hoạt động nhân đạo, từ thiện, nhưng
mặt khác, vẫn lao vào vòng quay lợi nhuận kinh doanh không lành
mạnh theo kiểu buôn bán lòng vòng, chụp giật, tranh thủ các khe hở
của cơ chế, chính sách thị trường do Nhà nước ban hành để kiếm lời.
Tình trạng lợi dụng thương hiệu của nhau để làm hàng giả, hàng
nhái, hàng kém chất lượng vẫn phổ biến ở nước ta. Đó là chưa kể
đến tình trạng đã có nhiều doanh nghiệp lớn, kể cả một số tập đoàn
nhà nước đã không chỉ lợi dụng thương hiệu nhà nước, mà còn lợi
dụng ngân sách nhà nước (thực chất là chiếm dụng vốn nhà nước)
để kinh doanh, buôn bán lòng vòng cả những mặt hàng không đúng
chức năng được giao, để khi thu lời lớn thì đem chia chác nội bộ, còn
khi bị lỗ thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu…
- Thứ hai, một rào cản tác động bất lợi đến việc thực hiện trách
nhiệm là do nhiều doanh nghiệp hiện nay bị thiếu hụt nguồn tài

chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm, đặc biệt
là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà phần lớn doanh nghiệp Việt
Nam hiện đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Thứ ba, tính pháp lý của việc đánh giá thực hiện trách nhiệm ở
nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập. Trên thực tế, mặc dù
đã được quy định theo các quy tắc của các bộ quy tắc ứng xử COC
và các tiêu chuẩn chế định khác, như SA8000, WRAP, ISO 14000,
GRI..., song các tiêu chuẩn này lại không phải là thoả thuận giữa các
chính phủ hay quy định của các công ước quốc tế, mà thường vẫn
chỉ là ràng buộc giữa các nhà xuất nhập khẩu hoặc do chính các
doanh nghiệp tự đặt ra, vì thế còn thiếu tính pháp định quốc gia và
càng thiếu tính pháp định thông lệ quốc tế. Từ đó, nếu xảy ra các vi
phạm, dù sơ ý hay chủ ý đáng tiếc nào đó, dẫn đến khiếu kiện nhau
thì rất khó phân xử.
Cho đến nay, chúng ta đã có các doanh nghiệp sản xuất sạch:
sản xuất rau sạch, nuôi trồng thủy sản sạch, sản xuất than sạch...
Nhưng những việc làm này hầu như còn mang nhiều tính bắt buộc
hoặc là tự phát hơn là một việc làm tự nguyện, gắn liền với hoạt
động kinh doanh và hình ảnh của doanh nghiệp. Điều lưu ý nữa, do
thói quen tiêu dùng và nhất là do “túi tiền” còn hạn hẹp của đa số
nguời tiêu dùng Việt Nam, nên thường sản phẩm sạch của các doanh
nghiệp này chủ yếu chỉ phục vụ cho các đối tượng khách hàng từ
tầng lớp trung lưu, khá giả trở lên, nên lợi nhuận và vòng quay lợi
nhuận thu được cho các doanh nghiệp này cũng chưa phải là hấp


dẫn khiến cho không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể
chuyên tâm vào sản xuất, kinh doanh các sản phẩm này. Đó là còn
chưa kể cá biệt đã có doanh nghiệp sản xuất hoặc siêu thị kinh
doanh đã lợi dụng uy tín thương hiệu để đưa cả hàng “bẩn”, hàng

nhái, hàng giả vào để bán lẫn cùng hàng sạch cho người tiêu dùng.
Biểu hiện rõ nhất gần đây ở nước ta về tình trạng thiếu trách
nhiệm xã hội, thiếu đạo đức, văn hoá trong sản xuất - kinh doanh
của không ít các doanh nghiệp là đã để xảy ra hàng loạt các sự kiện
liên quan đến các mặt hàng nông sản, thực phẩm không bảo đảm vệ
sinh an toàn thực phẩm, như nước tương đen chứa 3-MCPD (một
chất có thể gây ung thư), thực phẩm bảo quản bằng foocmon, hàn
the, rau được tưới các chất kích thích tăng trưởng, cá nuôi trong môi
trường bị ô nhiễm, nông sản, thực phẩm chế biến sử dụng các chất
bảo quản độc hại, dư lượng kháng sinh hay thuốc bảo vệ thực vật
vượt quá tiêu chuẩn cho phép và gần đây nhất là việc hàng loạt các
sản phẩm sữa nhiễm melamine - một chất độc hại gây ra sạn thận ở
trẻ em, có thể dẫn tới tử vong. Theo kết quả kiểm tra của Vụ Khoa
học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: năm
2007, tỷ lệ dư lượng thuốc trừ sâu trong các sản phẩm rau muống,
cải, đậu... tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng mức thấp nhất là 15%, cao
nhất 30%; đặc biệt, đối với sản phẩm nho, có nơi phun tới 30 lần và
tỷ lệ thuốc trừ sâu vượt ngưỡng cho phép lên tới trên 60%; có tới
khoảng 32,54% tổng số mẫu nông sản phân tích phát hiện thấy dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó gần 70% đã vượt quá ngưỡng
giới hạn tối đa cho phép trong thực phẩm (tiêu chuẩn của Tổ chức Y
tế thế giới - WHO). Đó là những con số đáng báo động và cũng chính
là nguyên nhân gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, thậm chí là
tính mạng của người tiêu dùng.
Theo Bộ lao động, Thương binh và Xã hội năm 2013 cả nước
xảy ra 6695 vụ tai nạn lao động làm 627 người chết, hơn 6000 người
bị thương gây thieejy hại vật chất lên tới hơn 70 tỷ đồng. 10 địa
phương để xảy ra nhiều vụ tại nạn lao động chết người nhiều nhất là
TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Thanh
Hóa, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Nghệ An. Trong các lĩnh vực sản

xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động thì lĩnh vực xây dựng
đứng đầu, tiếp đó là lĩnh vực khai thác khoáng sản; sản xuất kinh
doanh điện, cơ khí chế tạo.
Tại buổi họp báo, Cục trưởng Cục An toàn lao động Hà Tất
Thắng đã có báo cáo về tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) trong năm
2016. Theo số liệu tổng hợp báo cáo cho thấy, năm 2016 trên toàn
quốc đã xảy ra 7.981 vụ TNLĐ làm 8.251 người bị nạn. Trong đó số
vụ TNLĐ chết người là 799 vụ, số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên


là 106 vụ, số người chết là 862 người, số người bị thương nặng là
1.952 người, nạn nhân là lao động nữ là 2.371 người.
Những địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều
nhất trong năm 2016 bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và
khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động là
TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Bình Dương, Quảng Ninh, Hải
Dương, Đồng Nai, Quảng Nam, Thái Bình và Quảng Trị. Các địa
phương trên có tống số người chết vì tai nạn lao động là 504 người,
chiếm 59,2% tổng số người chết vì TNLĐ trên toàn quốc.
Xét theo loại hình doanh nghiệp, công ty TNHH có tỷ lệ xảy ra
tai nạn lao động cao nhất, chiếm 37,1% số vụ tai nạn chết người và
37% số người chết. Kế tiếp là loại hình công ty cổ phần, chiếm
34,2% số vụ tai nạn chết người và 34,3% số người chết. Doanh
nghiệp nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp chiếm 20,8% số vụ tai
nạn chết và doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thế chiếm
3,5% số vụ tai nạn. Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều
tai nạn lao động chết người là xây dựng, khai thác khoảng sản, sản
xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, dịch vụ…Các yếu tố chấn
thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất là ngã từ trên cao, điện
giật, vật rơi, đổ sập, máy thiết bị cán, kẹp…

Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết
người gồm: người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện
pháp làm việc an toàn; thiết bị không đảm bảo an toàn lao động
người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động hoặc
huấn luyện an toàn lao động chưa đầy đủ cho người lao động; người
sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong
lao động.
So với năm 2015, năm 2016 trong khu vực có quan hệ lao động số
vụ TNLĐ giảm 0,42% nhưng tổng số nạn nhân tăng 0,27%, số người
chết tăng 6,75%, số người bị thương nặng tăng 8,86%.
Bên cạnh số liệu về tai nạn lao động, báo cáo cũng đưa ra những
thông tin về tình hình sức khoẻ lao động, bệnh nghề nghiệp. Theo
báo cáo của 43 tỉnh, thành phố, hiện nay mới quản lý được 49.592
cơ sở lao động, trong đó số cơ sở lao động có yếu tố nguy hiểm, yếu
tố có hại là hơng 20.000 cơ sở (chiếm 46,1%). Tuy nhiên, mới chỉ có
hơn 8.000 cơ sở đã thực hiện lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động
(chiếm 17,3%), trong đó có hơn 4.000 cơ sở lao động có yếu tố nguy
hiểm, yếu tố có hại (chiếm 55,2%).
Liên quan đến tính xác thực của số liệu các vụ tai nạn lao
động, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt


Nam cho rằng hiện còn có độ vênh so với thực tế bởi có nhiều trường
hợp, người chủ sử dụng lao động thoả thuận bồi thường với phía gia
đình người bị nạn để không khiếu kiện hoặc thông báo với cơ quan
chức năng.
Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xuất
phát từ thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn sức khỏe
lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam còn nhiều yếu kém.
2.2.1 Về công tác đo đạc các yếu tố có hại trong doanh

nghiệp
Nhà nước đòi hỏi người sử dụng lao động phải đảm bảo nơi làm
việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu
chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ
trường, nóng ẩm, nhiệt độ, rung, ồn và các yếu tố có hại khác. Các
yếu tố đó phải được định kì kiểm tra đo lường.
Một số doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất mà hoạt động
kinh doanh, tiếp thị, bán sản phẩm nên cho rằng công việc của
người lao động cũng như hoạt động của doanh nghiệp không liên
quan nhiều đến an toàn vệ sinh lao động, do vậy không cần phải
tuyên truyền và đo đạc. Việc doanh nghiệp không thực hiện đo đạc
môi trường lao động sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động,
từ đó làm giảm năng suất lao động của doanh nghiệp. Đây là một
điều mà doanh nghiệp chưa tính đến. Bản thân người lao động sẽ
không được hưởng kịp thời chế độ bồi dưỡng sau khi làm công việc
độc hại, nặng nhọc.
2.2.2 Về điều kiện làm việc của người lao động và việc trang
cấp các thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động.
Theo quy định của Bộ luật lao động, đối với doanh nghiệp có
lao động hiện làm việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, người sử dụng
lao động phải có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện kỹ thuật, y
tế và trang bị bảo hộ thích hợp, phải cung cấp đầy đủ và đảm bảo
chất lượng các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động, phải
thức hiện các quy định về bồi dưỡng hiện vật, rút ngắn thời gian làm
việc... cho người lao động làm việc trong điều kiện này theo quy định
của pháp luật. Trong thực tế hầu hết doanh nghiệp có lao động làm
việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đều đã trang bị các phương tiện
kỹ thuật vệ sinh cho người lao động. Đây là một yếu tố tích cực hạn
chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp xảy ra cho người lao
động.



Nhìn chung các doanh nghiệp có quy mô lớn thực hiện các quy
định về an toàn, vệ sinh lao động tốt hơn. Các doanh nghiệp nhỏ do
người sử dụng lao động khổng đủ nguồn lực tài chính để chi phí cho
việc đầu tư cải tạo trang bị máy móc, thiết bị, một số doanh nghiệp
còn chưa quan tâm đến máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, nhà xưởng
chật hẹp, thiếu ánh sáng dẫn đến điều kiện làm việc của người lao
động không được đảm bảo.
2.2.3 Về hướng dẫn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
cho người lao động
Theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động chịu
trách nhiệm tổ chức huấn luyện cho người lao động, đảm bảo cho
mọi người lao động đều được huấn luyện đầy đủ những nội dung về
an toàn, vệ sinh, lao động cần thiết và phud hợp với công việc đảm
nhiệm. Trên thực tế, chỉ có 40% doanh nghiêp đã có tổ chức huấn
luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, số còn lại không
thực hiện. Trong đó, đa số doanh nghiệp huấn luyện một lần/năm, có
doanh nghiệp huấn luyện 2 lần/năm và điển hình là công ty dệt kim
Đông Xuân huấn luyện bốn lần/năm vào đầu các quý của năm.
Như vậy còn nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đúng đắn về
tầm quan trọng của công tác an toàn, vệ sinh lao động. Qua đó cho
thấy các cơ quan quản lý nhà nước về lao động cần tăng cường quản
lý hơn nữa đối với các doanh nghiệp.
2.2.4 Về phân công người phụ trách theo dõi việc chấp hành
quy định an toàn vệ sinh lao động
Chỉ có ít doanh nghiệp có phân công người phụ trách theo dõi
việc chấp hành quy định an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp.
Người phụ trách đó là người ở các bộ phận khác nhau, giữ các chức
vụ khác nhau như giám đốc, công đoàn cơ sở, cán bộ chủ chốt, quản

đốc, chủ tịch công đoàn.
Như vậy, đây là vấn đề còn tồn tại lớn ở các doanh nghiệp. Số
liệu điều tra cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp chưa thực sự quan
tâm đến việc theo dèo chấp hành quy định về an toàn vệ sinh lao
động. Biểu hiện là việc phân công cán bộ làm công tác này còn được
ít doanh nghiệp thực hiện. Từ đó dẫn đến hệ quả là người lao động
dù được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân nhưng không sử dụng
trong khi đang làm việc do: Thứ nhất, họ không nhận thức được tầm
quan trọng của các phương tiện bảo vệ cá nhân nên cho rằng sử
dụng hay không cũng thế; Thứ hai, khi sử dụng có thể gây khó khăn


cho một số thao tác khiến tiến độ thực hiện công việc bị chậm và
năng suất lao động không cao.
2.2.5 Trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn vệ
sinh lao động
Thực hiện trách nhiệm này các doanh nghiệp cần thực hiện các
tiêu chuẩn về pháp luật khoa học, kỹ thuật kinh tế nhằm ngăn ngừa
các nguy cơ xảy ra sự cố làm chấn thương và đe dọa tính mạng con
người, hạn chế các yếu tố có hại cho sức khỏe của người lao động
trong quá trình lao động. Thực hiện triệt để trách nhiệm này chính là
doanh nghiệp thiết lập môi trường lao động thuận lợi, ngăn ngừa tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Trong những năm qua, việc chấp hành Pháp luật lao động về
an toàn lao động về an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và người lao động có nhiều
chuyển biến tích cực. Các doanh nghiệp cá nhân đã quan tâm đầu tư
đáng kể đến các máy móc thiết bị và điều kiện an toàn vệ sinh cần
thiết trong người lao động. Tuy nhiên tại các doanh nghiệp Việt Nam,
theo thống kê, chỉ 37% doanh nghiệp thực hiện các chỉ tiêu cơ bản

về quy định đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, tỷ lệ các doanh
nghiệp không đạt tiêu chuẩn còn quá cao.
2.2.6 Trách nhiệm của doanh nghiệp đảm bảo sức khỏe người
lao động.
Thực hiện trách nhiệm này các doanh nghiệp cần tổ chức huấn
luyện, hướng dẫn thông báo cho người lao động quy định, biện pháp
làm việc an toàn, cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân,
chăm lo sức khỏe người lao động, khám sức khỏe tuyển dụng, khám
sức khỏe định kì, quan tâm bố trí công việc phù hợp sức khỏe người
loa động, nhất là đối với lao động nữ.
Tại các doanh nghiệp hiện nay qua tìm hiểu kiểm tra công tác
an toàn vệ sinh lao động tại một số dơn vị của nhiều đoàn kiểm tra
cao cấp, công tác huấn luyện an toàn cho người lao độngcòn làm
hình thức giao cho các công trường, phân xưởng tự huấn luyện, câu
hỏi, nội dung huấn luyện hàng năm không thay đổi, người lao động
chép lại bài kiểm tra có sẵn, thâm chí có thể nhờ người khác chép hộ
rồi ký tên. Công tác huấn luyện cấp chứng chỉ về quản lý, vận hành
thiết bị, huấn luyện thợ mìn, chỉ huy bắn mìn, huấn luyện phòng
cháy chữa cháy chưa đảm bảo yêu cầu. Do liên quan đến chi phí,
thời gian gian huấn luyện sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nên có đơn vị k
tổ chức huấn luyện, không quy định về thời lượng, nội dung chương
trình huấn luyện, không quy định về thời lượng, nội dung chương


trình huấn luyện, tiêu chuẩn điều kiện được huấn luyện và cả cấp
giấy chứng nhận, tài liệu huấn luyện do đơn vị sử dụng lao động tự
biên soạn... dẫn đến không có sự thống nhất, mỗi đơn vị làm khác
nhau, tổ chức huấn luyện không chặt chẽ.
2.2.7 Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động
bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp

Thực hiên trách nhiệm doanh nghiệp phải trả đủ lương, toàn bộ
các chi phí y tế, bố trí công việc phù hợp với mức suy giảm khả năng
lao động của ngươi lao động. Phải có bồi thường trợ cấp cho người
lao động, đóng các loại bảo hiểm bắt buộc cho người lao động, khi
xảy ra tai nạn lao động doanh nghiệp phải lập biên bản, điều tra có
sự tham gia ban chấp hành công đoàn cơ sở, định kì khai báo về tất
cả các trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Các doanh nghiệp đã và đang thực hiện đầy đủ các chính sách
bảo hiểm xã hội cho người lao động, bồi thường thiệt hại khi có tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tuy nhiên mức độ bồi thường nhiều
khi chưa được thỏa đáng, chưa bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Trách nhiệm lập biên bản giải quyết báo cáo tình hình tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp lên các cơ quan chức năng chưa được
thực hiện triệt để. Nhiều địa phương báo cáo không đúng quy định,
chưa thống kê đầy đủ các ngành nghề, số lao động trên địa bàn, số
doanh nghiệp, nên cơ quan quản lí rất khó khăn đánh giá tình
hìnhtai nạn lao động trên toàn quốc. Đáng lo ngại, năm 2012 chỉ có
19311 doanh nghiệp tham gia báo cáo, con số này chiếm 5,1% tổng
số doanh nghiệp trong cả nước, các doanh nghiệp cố tình không báo
cáo chính xác các vụ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, chỉ
ddwwns tận khi các cơ quan chức năng phát hiện kiểm tra xử lí.
2.2.8 Việc thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn lao động
giữa loại hình doanh nghiệp khác nhau tại Việt Nam.
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn lao động giữa loại
hình doanh nghiệp khác nhau tại Việt Nam vẫn có sự chênh
lệch.Theo thống kê của bộ lao động thương binh xã hội, trong số
những vụ tai nạn lao động chết người năm 2013, số vụ bắt nguồn từ
các công ty cổ phần lại chiếm tỷ lệ cao nhất với 34,3% số vụ và
31,7% số người chết, đứng tiếp theo là các loại hình như: Công ty
TNHH(26% số người chết) doanh nghiệp nhà nước, đơn vị hành chính

sự nghiệp (16,9% số người chết). Các doanh nghiệp nhà nước, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sự cam kết về an toàn lao động
cao hơn so với các doanh nghiệp khác.


2.3 Đánh giá về việc thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn
sức khỏe lao động trong các doanh nghiệp hiện nay
Cần thấy rằng, trong thời gian qua, mặc dù công luận và
các phương tiện thông tin đại chúng đã thường xuyên đưa tin về
những vi phạm gây ô nhiễm môi trường của nhiều doanh nghiệp,
nhưng dường như là đa số các cơ quan chức năng của các địa
phương đều chưa có những biện pháp đủ mạnh để xử lý các trường
hợp đó, trong khi phần lớn các doanh nghiệp thì tìm mọi biện pháp
để né tránh trách nhiệm. Nhiều người cho rằng, nói về ý thức tự giác
của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường trong thời điểm hiện
nay dường như là một câu chuyện xa vời và không thực tế! Nhưng rõ
ràng, ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất, chế biến các sản
phẩm của các doanh nghiệp hiện nay đã lên tới mức báo động, thể
hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói chung, các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng nông sản, thực phẩm nói riêng đối
với việc bảo vệ môi trường còn rất hạn chế.
Công tác an toàn vệ sinh lao động trong thời gian qua đã được
tổ chức thực hiện tương đối tốt, đã tạo được sự nhận thức và ý thức
chấp hành pháp luật về an toàn vệ sinh lao động của người sử dụng
lao động và người lao động của các doanh nghiệp; thúc đẩy các hoạt
động bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động,
phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Ngoài những văn bản quy định hiện hành của Trung ương về
công tác an toàn vệ sinh lao động đối với máy móc, thiết bị có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, thành phố đã ban hành các

Quy định về quản lý và sử dụng các máy móc, thiết bị như: cần trục
tháp, máy vận thăng, thang máy điện, thang cuốn, băng tải chở
người tại các công trình xây dựng trên địa bàn. Qua đó, tăng cường
việc giám sát, kiểm tra các hồ sơ liên quan của thiết bị và nhắc nhở
các đơn vị thực hiện đầy đủ các quy trình lắp đặt, vận hành và tháo
dỡ nhằm đảm bảo an toàn trong thi công các công trình.
Các ngành, các địa phương, doanh nghiệp đã chủ động xây
dựng kế hoạch, tìm các biện pháp, giải pháp để tổ chức thực hiện tốt
công tác an toàn vệ sinh lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên, công tác an toàn vệ
sinh lao động vẫn còn một số khó khăn, tồn tại và những nguyên
nhân tồn tại đó có thể xem xét trên nhiều khía cạnh cả về sự khiếm
khuyết trong công tác quản lý nhà nước lẫn việc thực hiện không
nghiêm túc quy định về an toàn vệ sinh lao động của các doanh
nghiệp và của người lao động.


Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, có thể nói hệ thống các
quy định về an toàn vệ sinh lao động được quy định trong các văn
bản pháp luật của Nhà nước hiện nay là khá đầy đủ, nhưng việc thi
hành vẫn còn nhiều vấn đề cần phải xem xét, đó là sự nhận thức
tầm quan trọng của vấn đề an toàn vệ sinh lao động chưa được các
cấp chính quyền địa phương quan tâm đúng mức, còn buông lỏng
quản lý những quy định này ở các địa phương cũng là nguyên nhân;
việc tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của
các cơ quan chức năng từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở
Xây dựng, Sở Công Thương, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động… chưa
thường xuyên; số lượng cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao
động, Thanh tra lao động còn quá ít, nên chưa đáp ứng với sự gia
tăng số lượng doanh nghiệp và lao động trên địa bàn dẫn đến tần

suất thanh tra, kiểm tra tại các đơn vị, doanh nghiệp còn rất thấp
nên không chấn chỉnh kịp thời đối với tất cả các đơn vị, doanh
nghiệp đang hoạt động; công tác chỉ đạo, hướng dẫn thông tin,
tuyên truyền, huấn luyện về pháp luật an toàn vệ sinh lao động còn
nhiều hạn chế; việc xử lý các vi phạm chưa được thực hiện nghiêm
và kịp thời, do vậy làm giảm hiệu lực thực thi pháp luật.
Về phía các doanh nghiệp điều kiện sản xuất kinh doanh còn
gặp nhiều khó khăn, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp cho nên
kinh phí triển khai thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động quá ít
dẫn đến chất lượng hiệu quả chưa cao... Ở nhiều cơ sở, doanh
nghiệp, nhà xưởng máy móc thiết bị xuống cấp, lạc hậu, điều kiện
lao động không đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh lao động, trong
khi đó sức ép về vốn đầu tư, thay thế thiết bị, công nghệ, giá thành
sản phẩm... đã tạo ra nhiều khó khăn trong việc thực hiện các quy
định của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động.
Bên cạnh đó, nhiều cơ sở, doanh nghiệp, người sử dụng lao
động chưa hiểu được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc
đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, chủ yếu là do vi phạm các quy
định pháp luật, các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn vệ sinh lao
động như: không đảm bảo điều kiện làm việc, không trang bị phương
tiện bảo vệ cá nhân, chưa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động hoặc
có huấn luyện nhưng không đầy đủ, không thực hiện các giải pháp
về an toàn vệ sinh lao động đối với những công việc có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động, công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm... Do chạy theo lợi nhuận, một phần do khả năng kinh tế
còn hạn chế nên ở một số doanh nghiệp vẫn còn tồn tại những thiết
bị quá cũ, mặt bằng sản xuất hẹp… mang nhiều yếu tố nguy hiểm,
ảnh hưởng đến sức khoẻ và gây bệnh nghề nghiệp cho người lao
động mà chủ sử dụng lao động ít quan tâm đúng mức.
Về phía người lao động, do những khó khăn về kinh tế nên họ

sẵn sàng làm việc trong bất cứ điều kiện, môi trường làm việc nào


miễn là có thu nhập, họ sẵn sàng chấp nhận trả giá; nhận thức của
người lao động về sự nguy hiểm và những ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe của môi trường làm việc còn nhiều hạn chế, mặt khác sự thiếu
thông tin cũng là một nguyên nhân, mà việc thiếu thông tin này có
thể do các doanh nghiệp không thông báo chính xác về điều kiện,
yêu cầu làm việc cũng như các cơ quan chức năng không thông báo
kịp thời; do chủ quan, do chạy theo năng suất và do nhận thức, ý
thức kém về an toàn vệ sinh lao động nên đã vi phạm các tiêu
chuẩn, quy chuẩn, quy phạm về an toàn vệ sinh lao động, không sử
dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích các phương tiện bảo vệ cá
nhân trong những điều kiện làm việc cần phải bảo hộ.


CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO
VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
VỀ AN TOÀN SỨC KHỎE LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM
3.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
3.1.1 Đối với nhà nước
*Chính phủ cần xây dựng một hành lang pháp lí bắt buộc các
doanh nghiệp phải thực thi trách nhiệm xã hội về an toàn vệ sinh lao
động một cách đầy đủ và nghiêm túc. Khung pháp lí chính là biện
pháp có hiệu lực nhất đối với thực hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp; đồng thời là giải pháp hỗ trợ đắc lực cho giải pháp về
đạo đức, làm cho động cơ đạo đức thường xuyên được củng cố và
ngày càng có hiệu lực trên thực tế. Nhà nước cần xây dựng các quy
định như sau:

-Quy định cơ quan có thẩm quyền phê duyệt luận chứng về
biện pháp đảm bảo an toàn về sinh lao động đối với nơi làm việc của
người lao động và môi trường xung quanh.
-Quy định chặt chẽ thủ tục đăng kí máy, thiết bị, vật tư có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.
-Quy định linh hoạt trách nhiệm người sử dụng lao động trong
việc bố trí công việc cho người lao động, sau tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp.
-Quy định các đơn vị sử dụng lao động phải lập quỹ tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiêp. Tùy vào điều kiện thực tế doanh nghiệp mà
chue sử dụng lao động lựa chọn mức cụ thể nhằm đảm bảo chủ
động nguồn chi trả khi người lao động bị tai nạn, bị bệnh nhề
nghiệp.
-Quy định vai trò của tổ chức công đoàn cấp trên cơ sở trong
việc tham gia lập biên bản điều tra tai nạn lao động, tham gia hội
đồng bảo hộ lao động trong doanh nghiệp và các hoạt động khác để
bảo vệ người lao động trong trường hợp doanh nghiệp không tổ chức
công đoàn cơ sở, ban chấp hành công đoàn lâm thời.
-Tăng cường đội ngũ thanh tra lao động, vệ sinh lạo động cả về
lượng và chất nhằm đảm bảo kiểm tra, thanh tra và xử phạt kịp thời
các vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.
*Nhà nước cần tuyên truyền giáo dục cho tất cả doanh nghiệp
về trách nhiệm xã hội trong vấn đề an toàn vệ sinh lao động của họ,
làm cho họ hiểu lợi ích khi thực hiện trách nhiệm xã hội đó.


*Nghiên cứu cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước để các
doanh nghiệp vào cuộc được thuận lợi, tổ chức giải thưởng để khích
lệ tinh thần cho các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
3.1.2 Đối với các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp phải nghiêm túc chấp hành pháp luật của
nhà nước, chính phủ, các quy định về thực hiện trách nhiệm đối với
an toàn vệ sinh lao động. Phải nhận thức rõ thực hiện trách nhiệm là
góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đối với
doanh nghiệp, cam kết về an toàn vệ sinh lao động cần phải:
-Hàng năm khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ
sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động.
-Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các
chế độ khác về an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động, theo
quy định của nhà nước.
-Cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện
pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp, phối
hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì hoạt động của mạng
lưới an toàn và vệ sinh.
-Xây dựng nội quy, quy định về an toàn vệ sinh lao động phù
hợp với từng loại máy, thiết bị vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ,
máy thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của
Nhà nước.
-Tổ chức huận luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện
pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động.
-Tổ chức khám sức khỏe định kì cho người lao động theo tiêu
chuẩn, chế độ quy định.
-Chấp hành nghiêm chỉnh khai báo, điều tra tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả
tình hình thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều
kiện lao động.
Như vậy, bảo đảm điều kiện an toàn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe ngăn
ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động là một
trong các yếu tố quan trọng để doanh nghiệp ổn định sản xuất, tăng

năng suất lao động, phát triển bền vững. Song do kinh phí tổ chức
đầu tư các hoạt động này còn quá lớn nên hầu hết doanh nghiệp vì
lợi nhuận thực tế trước mắt mà chưa thực hiện trách nhiệm, cam kết
của mình với người lao động. Để nâng cao thực hiện trách nhiệm xã


hội về an toàn sức khỏe lao động cần có sự nỗ lực của Nhà nước và
các doanh nghiệp để đảm bảo hài hòa các lợi ích, vì mục tiêu chung
của các bên.


KẾT LUẬN
Cần thấy rằng, nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp ở các nền kinh tế thị trường phát triển hoặc khá phát triển
trên thế giới hiện nay rõ ràng là không còn mới lạ, mặc dù trong thực
tế, cho đến nay, không phải bất cứ doanh nghiệp, doanh nhân nào,
dù ở những nền kinh tế phát triển nhất, như Mỹ, Nhật Bản, Đức,…
cũng đều có thể thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
mọi lúc, mọi nơi do những tác động cạnh tranh quyết liệt của quy
luật giá trị, giá trị thặng dư và siêu lợi nhuận chi phối.
Trong khi đó, dù trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là khái
niệm mới được du nhập vào Việt Nam khoảng hơn thập niên qua,
song càng những năm gần đây, đã có không ít doanh nghiệp Việt
Nam, để tạo lập được thương hiệu vững bền và sáng giá, họ không
chỉ ra sức phát triển ngày càng lớn hơn về quy mô giá trị tài sản,
doanh thu, doanh lợi có được sau mỗi năm kinh doanh, mà còn nỗ
lực đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển chung của cộng đồng, xã
hội. Bởi lẽ, họ đều hiểu làm tốt và ngày càng tốt hơn trách nhiệm xã
hội đối với cộng đồng xã hội cũng đã là một trong những thước đo cơ
bản để thương hiệu các doanh nghiệp nhờ đó mà đã sáng lại càng

sáng hơn và do vậy, con đường làm ăn của họ càng có thêm thuận
lợi, phát triển hơn.
Do vậy, thực hiện trách nhiệm xã hội ngày càng được các
doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam nhận thức sâu sắc hơn và coi
đó là yêu cầu tất yếu, khách quan trong quá trình hội nhập. Mặc dù
vậy, cả về học thuật lẫn thực tiễn thể hiện, cần thấy đây vẫn là vấn
đề còn khá mới mẻ đối với không ít các doanh nghiệp, doanh nhân ở
nước ta. Trên thực tế, nhiều khi vấn đề này được vận dụng rất khác
nhau, mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do chưa có được
nhận thức đúng đắn, thống nhất về nội hàm yêu cầu của nó. Chính
vì thế, trên thực tế, đã có doanh nghiệp, doanh nhân chỉ lo sản xuất,
kinh doanh sao cho có lợi nhuận cao, không chỉ giải quyết tốt vấn đề
lợi ích cho doanh nghiệp, cho người lao động, mà còn đóng góp
không ít cho các hoạt động nhân đạo, từ thiện xã hội; thế nhưng họ
vẫn vi phạm Luật Doanh nghiệp, Luật Môi trường, hoặc có những
biểu hiện vi phạm pháp luật khác. Có nhiều nguyên nhân của tình
hình này, song trước hết là do họ chưa có một nhận thức đúng đắn,
khách quan, khoa học và nhất là chưa có được “cái tâm”, “cái đức”
trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đối
với cộng đồng xã hội.


×