Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Nghiên cứu đề xuất hệ thống cấp nước liên xã huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.42 KB, 17 trang )

Bộ giáo dục v đo tạo

Bộ xây dựng

Trờng ĐạI HọC KIếN TRúC H NộI

HONG BèNH DNG

NGHIấM CU XUT H THNG CP NC LIấN X HUYN
HU LC TNH THANH HểA

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật

H nội 2010
Bộ giáo dục và đào tạo

Bộ xây dựng


Trờng ĐạI HọC KIếN TRúC H NộI
--------------------------o0o--------------------------

HONG BèNH DNG

NGHIấM CU XUT H THNG CP NC LIấN X
HUYN HU LC TNH THANH HểA

Chuyên ngành: Nc mã số: 60.58.70

luận văn thạc sĩ: Nc


Ngời hớng dẫn khoa học
GVHD: TS V Vn Hin.

Hà nội 2011


Lời cảm ơn
Lời đầu tiên tôi xin đợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới GS.TS
Hoàng Văn Huệ, ngời đã trực tiếp hớng dẫn khoa học, chỉ bảo tận tình về
chuyên môn, giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô Khoa đào tạo sau đại
học trờng Đại học kiến trúc Hà nội, các thầy cô, bạn bè đã giúp đỡ nhiệt
tình, tạo điều kiện cho tôi tiếp xúc và thu thập số liệu góp phần không nhỏ
trong việc nghiên cứu.
Hà nội, ngày 14 tháng 5 năm 2010
Học viên

Hong Bỡnh Dng


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và cha từng đợc ai công bố
trong bất bỳ công trình nào khác.
Hà nội, ngày 14 tháng 5 năm 2010
Tác giả luận văn

Hong Bỡnh Dng



1

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục

1

Danh mục bảng biểu hình vẽ

4

Danh mục các ký hiệu chữ viết tắt

6

PHẦN MỞ ĐẦU

7

Tên đề tài

7

Tính cấp thiết của đề tài

7

Mục tiêu nghiên cứu


8

Đối tượng và phạm vi của đề tài

8

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

8

Kết quả dự kiến đạt được

9

PHẦN NỘI DUNG

10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

10

1.1. Tổng quan tình hình cấp nước tập trung khu vực nông thôn Việt

10

Nam
1.2. Các nghiên cứu về cấp nước nông thôn Việt Nam.


12

1.2.1 Các đề tài nghiên cứu CN và VSNT đã thực hiện

12

1.2.2 Các phương pháp công nghệ đã được nghiên cứu và áp dụng trong lĩnh

13

vực CN và VSNT:
1.2.3 Thành tựu nghiên cứu CN & VSNT

14

1.2.4 Những hạn chế về nghiên cứu CN & VSNT

15

1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

17

1.3.1. Vị trí địa lý

17

1.3.2 Địa hình.

19


1.3.3 Khí hậu.

19

1.3.4 Thủy văn.

20

1.4. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

21


2

1.4.1 Dân số:

21

1.4.2 Điều kiện kinh tế:

21

1.4.3 Giáo dục:

22

1.4.4 Y tế:


22

1.5. Tình hình cấp nước sinh hoạt khu vực nghiên cứu

22

1.5.1 Các nguồn cấp nước tại khu vực nghiên cứu.

22

1.5.2 Hiện trạng cấp nước các xã và sử dụng nước hộ gia đình.

30

1.6. Đánh giá chung về khu vực nghiên cứu và các vấn đề cần giải quyết

33

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA

34

CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC TẬP TRUNG NÔNG THÔN. PHÂN
TÍCH ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC QUY MÔ
THÔN, XÃ, THỊ TRẤN
2.1. Các cơ sở pháp lý về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn

34

2.2. Thể chế chính sách


35

2.3. Chiến lược Quốc gia về NS&VSMTNT đến năm 2020

38

2.4. Phân tích, đánh giá một số công trình cấp nước quy mô thôn, xã, thị

42

trấn
2.5 So sánh mô hình cấp nước tập trung quy mô thôn, xã, thị trấn với mô

54

hình cấp nước tập trung liên xã.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỆ THỐNG CẤP NƯỚC TẬP

56

TRUNG LIÊN XÃ CHO KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Đề xuất mô hình quy hoạch

56

3.1.1. Các căn cứ.

56


3.1.2. Mô hình quy hoạch

56

3.2. Tính toán kỹ thuật về hệ thống cấp nước

57

3.2.1 Dự báo dân số và nhu cầu dùng nước

57

3.2.2 Tính toán hệ thống cấp nước

61

3.3. Tính toán phương án kinh tế

88

3.3.1 Tổng mức đầu tư

88


3

3.2.2 Cơ chế tài chính

88


3.3.3 Tính toán giá bán nước sạch

89

3.4 So sánh giá bán nước sạch theo mô hình cấp nước liên xã hiện có

93

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

93

TÀI LIỆU THAM KHẢO

95


4

DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ
1. Danh mục bảng biểu
Bảng 1.1 : Bảng thống kê dân số các xã đến hết năm 2009.
Bảng 1.2 : Lượng mưa trong năm tại trạm khí tượng thuỷ văn thành phố Thanh
Hoá.
Bảng 1.3: Lượng mưa các tháng trong năm 2004 tại trạm khí tượng thủy văn
thành phố Thanh Hoá
Bảng 1.4: Chiều dày tầng chứa nước tại Hậu Lộc
Bảng 1.5: Chất lượng nước sông Lèn tại khu vực nghiên cứu
Bảng 1.6: Các nguồn nước hộ gia đình đang sử dụng

Bảng 1.7: Các nguồn nước chính được phân bố cho các mục đích sử dụng
Bảng 1.8: Chất lượng nước theo đánh giá từ phía cộng đồng
Bảng 1.9: Số m3/hộ/tháng và bình quân đầu người/tháng
Bảng 2.1: So sánh mô hình cấp nước quy mô thôn, xã, thị trấn với mô hình cấp
nước liên xã
Bảng 3.1: Dự báo dân số trong khu vực nghiên cứu
Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu dùng nước đến năm 2025
Bảng 3.3: Yêu cầu chất lượng nước ăn uống
Bảng 3.4: Các thông số thiết kế
Bảng 3.5: Các phương án xây dựng công trình thu và trạm bơm nước thô
Bảng 3.6: So sánh lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước
Bảng 3.7: So sánh lựa chọn phương án công nghệ khử trùng nước sau lọc
Bảng 3.8: So sánh lựa chọn chế độ bơm của hệ thống cấp nước
Bảng 3.9: Bảng tổng hợp khối lượng mạng phân phối
Bảng 3.10: Bảng tổng hợp khối lượng mạng dịch vụ
Bảng 3.11: Tổng mức đầu tư cho giai đoạn đến năm 220
Bảng 3.12: Chi phí cho hệ thống cấp nước
Bảng 3.13: Giá thành sản xuất 1m3 nước sạch
Bảng 3.14: Giá thành bán nước sạch tính toán


5

2. Danh mục hình vẽ
Hình 1.1. Vị trí khu vực nghiên cứu
Hình 3.1. Sơ đồ nguyên tắc cấp nước liên xã
Hình 3.2. Phương án về dây chuyền công nghệ


6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATGT : An toàn giao thông
BTCT : Bê tông cốt thép
CN & VSNT : Cấp nước và vệ sinh nông thôn
KHCN : Khoa học công nghệ
KHKT : Khoa học kỹ thuật
NN &PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NS&VSMTNT : Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
UBND: Uỷ ban nhân dân
VSMT: Vệ sinh môi trường


7

PHẦN MỞ ĐẦU
* Tên đề tài:
Nghiên cứu đề xuất hệ thống cấp nước liên xã huyện Hậu Lộc tỉnh
Thanh Hoá.
* Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là nước nông nghiệp, khoảng 70% dân số sống ở nông thôn. Vì vậy,
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng
được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Điều này được thể hiện bằng nhiều văn bản quy
phạm pháp luật Nhà nước và Chính phủ: Nghị quyết Trung ương VIII, Nghị quyết
Trung ương IX, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo,
Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai
đoạn 2006 đến 2020…
Với mục tiêu tăng nhanh tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch và
số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, cải thiện điều kiện sống và sức khoẻ của
người dân nông thôn, nhằm góp phần thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo và

từng bước hiện đại hoá nông thôn. Từ năm 1999, Việt Nam đã triển khai thực hiện
Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai
đoạn 1999 – 2005 theo Quyết định số 237/1998/QĐ-TTG ngày 03 tháng 12 năm
1998 của Thủ tướng Chính phủ. Qua gần 7 năm thực hiện, với sự tham gia của
nhiều Bộ, ngành ở Trung ương và nỗ lực phấn đấu của 63 tỉnh, thành phố trong cả
nước, đến nay các mục tiêu chính của Chương trình đề ra đều đã cơ bản hoàn thành.
Hậu Lộc là một huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa cách trung tâm thành phố
25km về phía Đông Bắc, có điều kiện địa hình, địa chất thuỷ văn tương đối đồng
nhất, chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều, nguồn nước bị xâm nhập mặn. Có mật
độ dân số cao, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và đánh bắt hải sản. Cho đến nay,
nhiều vùng nông thôn trong huyện, người dân chưa được hưởng các dịch vụ cung
cấp nước sạch, điều kiện vệ sinh môi trường rất thấp kém. Người dân vẫn đang sử
dụng các phương pháp khai thác sử dụng nước truyền thống là các nguồn nước
mưa, nước giếng khoan không đảm bảo chất lượng.


8

Vì vậy, việc xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa
bàn huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hoá là một việc hết sức cần thiết nhằm cung cấp
nước sạch phục vụ cho đời sống, đóng góp vào công cuộc xoá đói giảm nghèo và
công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
* Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, đề xuất hệ thống cấp nước sinh hoạt liên xã khu vực huyện Hậu
Lộc tỉnh Thanh Hoá nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các đối tượng sử
dụng nước.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Công trình cấp nước liên xã gồm 5 xã: Hưng Lộc, Hoa Lộc, Phú
Lộc, Minh Lộc và Hải Lộc thuộc huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hoá.
Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, nhu cầu dùng nước tại khu
vực, đề xuất phương án công trình cấp nước liên xã hợp lý nhằm cung cấp nước
sạch cho người dân.
Địa điểm nghiên cứu là các xã: Hưng Lộc, Hoa Lộc, Phú Lộc, Minh Lộc và
Hải Lộc thuộc huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hoá.
* Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.
- Cách tiếp cận
+ Tiếp cận thực tế: Đi khảo sát thực địa, tìm hiểu hệ thống cấp nước hiện có,
nhu cầu của người dân đối với một dịch vụ cung cấp nước sạch, mức độ và khả
năng chi trả của người dân cho dịch vụ cung cấp nước sạch.
+ Tiếp cận đáp ứng nhu cầu: khảo sát, tính toán, đánh giá nhu cầu nước sinh
hoạt.
+ Tiếp cận các thành tựu KHCN của các nước trong khu vực và trên thế giới
+ Tiếp cận Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn đến 2020
+ Tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng trong các dự án phát triển
- Phương pháp nghiên cứu


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN



93

năm 1 lần và như đã trình bày trên, để đưa ra giá bán nước sạch cũng như lộ trình
tăng giá bán nước sạch thì phải do UBND tỉnh ra quyết định.
3.4 So sánh giá bán nước sạch theo mô hình cấp nước liên xã hiện có.
Theo tài liệu của Công ty cổ phần Nước sạch và Vệ sinh nông thôn Nam Ðịnh
được thành lập đầu năm 2008 theo mô hình thí điểm xã hội hóa lĩnh vực cấp nước
nông thôn của Ngân hàng Thế giới (WB), thực hiện dự án cấp nước và vệ sinh nông
thôn đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, công ty đang quản lý năm nhà máy, cung cấp
nước cho 13 xã, với giá bán đến từng gia đình là 3.800 đồng/m3 (đối với nhà máy
đầu tư từ vốn chương trình mục tiêu quốc gia) và 4.500 đồng/m3 (đối với nhà máy
đầu tư từ vốn vay WB). Năm 2008, công ty có hơn 12,3 nghìn hộ tham gia kết nối
đồng hồ sử dụng nước, tổng lượng nước thương phẩm bán ra là 754.950m3, tỷ lệ
thất thoát 19,9%, lượng nước sử dụng bình quân của mỗi hộ là 5,7m3/tháng, doanh
thu đạt hơn ba tỷ đồng. Ðến nay, công ty đã cấp nước đến hơn 15 nghìn hộ, dự kiến
năm 2009, sản xuất hơn một triệu m3 nước thương phẩm, doanh thu đạt hơn 5,5 tỷ
đồng [25].
Giá thành nước sạch đề xuất cho khu vực nghiên cứu tại huyện Hậu Lộc tỉnh
Thanh Hoá theo tính toán là 4.400VNĐ/1m3 cũng tương đương với giá thành nước
sạch theo mô hình cấp nước liên xã đang vận hành tại tỉnh Nam Định (Đầu tư từ
nguồn vốn vay WB). Như vậy mức giá này là hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế
của dân cư và mặt bằng giá cả chung trong khu vực .

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Kết luận
Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một trong bảy mục tiêu
chiến lược được Đảng và Chính phủ đặc biệt quan tâm, nhất là việc đầu tư cho các
vùng khó khăn như miền núi, hải đảo và nông thôn. Trong những năm qua Chương
trình mục tiêu quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã góp phần
làm thay đổi bộ mặt xã hội nông thôn Việt Nam, góp phần cải thiện điều kiện sống

và vệ sinh môi trường vùng nông thôn nước ta.


94

Luận văn đi vào nghiên cứu đề xuất mô hình cấp nước tập trung liên xã cho
05 xã huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hoá. Qua nghiên cứu rút ra một số kết luận, đồng
thời cũng là đóng góp của luận văn như sau:
Luận văn đã nêu được tổng quan về tình hình nghiên cứu về cấp nước và
VSNT cũng như khai thác, sử dụng nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường ở Việt
Nam.
Luận văn đã phân tích được các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các
yếu tố cần thiết để đề xuất mô hình cấp nước tập trung liên xã cho khu vực nghiên
cứu. Luận văn đã phân tích hiện trạng hoạt động của một số công trình cấp nước
sinh hoạt tập trung quy mô thôn, xã, thị trấn thuộc dự án cấp nước và vệ sinh môi
trường nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm
của mô hình này.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng mô hình công trình cấp nước sinh
hoạt cho một xã, Luận văn đã đề xuất mô hình cấp nước tập trung liên xã cho khu
vực nghiên cứu.
* Kiến nghị:
Mặc dù đã cố gắng nhưng trong luận văn vẫn còn có một số vấn đề cần được
tiếp tục nghiên cứu, rút kinh nghiệm trong thực tiễn, đề xuất tiếp các giải pháp đồng
bộ, phù hợp với điều kiện vùng nông thôn tỉnh Thanh Hoá. Trong quá trình nghiên
cứu, một số tiêu chí đánh giá còn mang tính chủ quan của tác giả. Một số số liệu
trong luận văn chưa kịp thời cập nhật đầy đủ và chưa đồng bộ.


95


CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ NNPTNT (2009), Báo cáo chương trình mục tiêu quốc gia về Cấp nước
và Vệ sinh nông thôn, Hà Nội .
2. Lê Dung(2003), Công trình thu nước và trạm bơm cấp thoát nước,Nhà Xuất
Bản Xây Dựng .
3. Lê Thị Dung (2002), Máy bơm và trạm bơm cấp thoát nước,Nhà Xuất Bản
KHKT .
4. Nguyễn Ngọc Dung (1999), Xử lý nước cấp , Nhà Xuất Bản Xây Dựng .
5. Phạm Thị Giới(2003) Tự động hóa các công trình cấp và, thoát nước, Nhà
Xuất Bản Xây Dựng .
6. Vũ Văn Hiểu (T7(67) 2009), Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật vùng ven đô thị,
Tạp chí cấp thoát nước Việt Nam.
7. Vũ Văn Hiểu(T9(68) 2009), Nghiên cứu, khảo sát về năng lực cán bộ lĩnh
vực cấp nước & vệ sinh môi trường, Tạp chí cấp thoát nước Việt Nam. .
8. Nguyễn Thị Hồng (2001), Các bảng tính toán thủy lực, Nhà Xuất Bản Xây
Dựng.
9. Hoàng Huệ(2005), Giáo trình cấp thoát nước, NXBXD, Hà Nội
10. Trịnh Xuân Lai(2002), Xử lý nước thiên nhiên cấp cho sinh hoạt và công
nghiệp, tr.367-385, KHKT
11. Trịnh Xuân Lai(1999), Tính toán thiết kế các công trình trong hệ thống
cấp nước sạch, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội
12. Nguyễn Thành Luân (2004), Đánh giá hiện trạng cấp nước nông thôn
Việt Nam, nghiên cứu và đề xuất một số công nghệ xử lý phù hợp, Luận văn thạc
sỹ kỹ thuật, Hà nội .
13. Trần Hiếu Nhuệ, Lê Thị Dung, Ứng Quốc Dũng, Trần Đức Hạ, Đỗ Hải,
Phạm Ngọc Thái (2001), Cấp nước và vệ sinh nông thôn, tr.4-11,95-111,
NXB Khoa học Kỹ thuật.



96

14. Nhà Xuất Bản Xây dựng (2008), Tiªu chuÈn xây dựng Việt Nam TCXDVN
33:2006 Cấp nước- Mạng lưới đường ống và công trình Tiêu chuẩn thiết
kế, Hà Nội.
15. Nguyễn Hữu Phú(2001), Cơ sở lý thuyết và công nghệ xử lý nước, Nhà
Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật .
16. Phạm Song, Nguyễn Bá Trinh, Vũ Văn Hiểu(1996), Công nghệ cung cấp
nước sạch và vệ sinh môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội .
18. Sở NNPTNT tỉnh Hưng Yên (2009), Báo cáo chương trình mục tiêu quốc
gia về Cấp nước và Vệ sinh nông thôn.
19. Nguyễn Tài, Thủy lực chuyên ngành tập 2 , NXB KHKT.
20. Thủ tướng Chính phủ số 104/2000/QĐ-TTg (25-8-2000), Quyết định về
việc phê quyệt chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn đến
năm 2020.
21. Thủ tướng Chính phủ số 277/2006/QĐ-TTg (11-12-2006), Quyết định về
việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn giai đoạn 2006 – 2010.
22. Nguyễn văn Tín (2002), Mạng lưới cấp nước ,tr 3-79, Tập 1, NXB KHKT
23. Trung tâm bảo vệ môi trường và quy hoạch PTBV (11-2009), Ưu tiên
nghiên cứu về CN & VSNT và Hướng dẫn Cơ chế Quản lý Nghiên cứu
phù hợp. WSP/WB , Hà Nội .
24. Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên(12/2008), Báo cáo tình hình thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp năm 2009
25. (10/2009), Cấp nước sạch theo mô hình liên xã ở
Nam Định

Tiếng nước ngoài
25. Abramov N.N. (1974), Vodosnabgenie. M., Stroizdat,

26. Types, basic parameters and dimensions( ГОСТ 25297-82), Compact
treatment plants for surface potable water.



×