Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghiên cứu giải pháp thoát nước theo hướng bền vững cho thị xã gia nghĩa tỉnh đắk nông đến năm 2030 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.16 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TẠ THANH SƠN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THOÁT NƯỚC THEO HƯỚNG
BỀN VỮNG CHO THỊ XÃ GIA NGHĨA - TỈNH ĐẮK NÔNG
ĐẾN NĂM 2030
`

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG

Hà Nội, năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

TẠ THANH SƠN
KHÓA: 2012 - 2014

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THOÁT NƯỚC THEO HƯỚNG
BỀN VỮNG CHO THỊ XÃ GIA NGHĨA - TỈNH ĐẮK NÔNG
ĐẾN NĂM 2030
Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng


Mã số: 60.58.02.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. MAI LIÊN HƯƠNG

Hà Nội, năm 2014


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Khoa Sau Đại học - Trường Đại học
KiếnTtrúc Hà Nội, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật
cơ sở hạ tầng.
Để thực hiện được luận văn của mình, tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Sau
đại học - trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã giúp đỡ tôi thu nhận những
kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại Trường. Đặc biệt tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Mai Liên Hương đã tận tình hướng dẫn khoa
học và khích lệ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để Luận văn được hoàn
thành.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Viện Kiến trúc Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ
Xây dựng đã cung cấp các tài liệu quý giá trong quá trình nghiên cứu Luận
văn của mình.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong tiểu ban đánh giá tiến độ
thực hiện Luận văn đã góp ý giúp tôi hoàn thiện các nội dung nghiên cứu
trong Luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Công ty CP tư vấn đầu tư Glopan đã tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn, tôi xin
cảm ơn các bạn học viên lớp CH2012N và các bạn đồng nghiệp đã đóng góp

ý kiến cho tôi trong quá trình thực hiện Luận văn.
Do trình độ và thời gian có hạn, nội dung luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót. Tác giả mong được sự góp ý của các thầy cô, các nhà khoa học và
các bạn đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thiện.
Ngày … tháng … năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Tạ Thanh Sơn


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Tạ Thanh Sơn


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục hình, sơ đồ, đồ thị
Danh mục bảng biểu

MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1

Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 3
Cấu trúc luận văn............................................................................................... 3
Chương 1: Tổng quan chung về hệ thống thoát nước thị xã Gia Nghĩa ........... 4
1.1. Khái quát chung về thị xã Gia Nghĩa. ....................................................... 4
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 4
1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa và hạ tầng kỹ thuật................................... 8
1.2. Hiện trạng thoát nước tại thị xã Gia Nghĩa ............................................. 18
1.2.1. Hiện trạng nền xây dựng ................................................................... 18
1.2.2. Hiện trạng hệ thống thoát nước thải ................................................. 19
1.2.3. Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa ................................................ 21
1.3. Đánh giá thực trạng thoát nước . ............................................................. 22
1.3.1. Thực trạng các công trình tiêu thoát nước. ....................................... 22
1.3.2. Thực trạng thoát nước tại thị xã Gia Nghĩa ...................................... 26
1.3.3. Đánh giá công tác thoát nước mưa ................................................... 28
1.3.4. Đánh giá công tác thoát nước thải. ................................................... 30
Chương 2: Cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất giải pháp thoát nước theo
hướng bền vững cho thị xã Gia Nghĩa .......................................................... 32
2.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................ 32
2.1.1. Quy hoạch, định hướng phát triển hệ thống thoát nước. .................. 35
2.1.2. Cơ sở tính toán hệ thống thoát nước ................................................. 39


2.1.3. Hệ thống thoát nước đô thị bền vững SUDS .................................... 44
2.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 60
2.2.1. Các văn bản pháp lý .......................................................................... 60
2.2.2. Định hướng phát triển không gian đô thị Gia Nghĩa đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050. .................................................................................. 60

2.2.3. Định hướng quy hoạch san nền và thoát nước của thị xã Gia Nghĩa
đến năm 2030 được duyệt. .............................................................................. 71
2.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 75
2.3.1. Kinh nghiệm thoát nước bền vững trên thế giới. .............................. 75
2.3.2. Kinh nghiệm thoát nước bền vững tại Việt Nam.............................. 84
Chương 3: Đề xuất giải pháp thoát nước theo hướng bền vững cho thị xã Gia
Nghĩa
................................................................................................... 91
3.1. Giải pháp quy hoạch ............................................................................... 91
3.1.1. Quy hoạch kiến trúc cảnh quan đô thị .............................................. 91
3.1.2. Quy hoạch chiều cao xây dựng nền .................................................. 92
3.1.3. Quy hoạch hệ thống thoát nước. ....................................................... 95
3.1.4. Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa ................................................ 98
3.2. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................... 99
3.2.1. Kiểm soát nước mưa tại nguồn. ........................................................ 99
3.2.2. Kiểm soát nước mưa trên lưu vực, mặt bằng.................................. 104
3.3. Giải pháp phi công trình........................................................................ 110
3.3.1. Kiểm soát nước mưa tại cộng đồng. ............................................... 110
3.3.2. Pháp lý hóa việc quản lý thoát nước mưa ....................................... 111
3.3.3. Thu phí thoát nước .......................................................................... 112
3.3.4. Mở rộng chiến lược quy hoạch quản lý nước mưa trên lưu vực .... 112
3.4. Tính toán thiết kế giải pháp kiểm soát trên mặt bằng ........................... 112
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 118
Kết luận ........................................................................................................ 118
Kiến nghị............................................................................................................. 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

BĐKH

Biến đổi khí hậu

KCN

Khu công nghiệp

KTST

Kỹ thuật sinh thái

QHC

Quy hoạch chung

SUDS

Sustainable Urban Drainage Systems

TLSNB

Trạm làm sạch nước bẩn

TTCN


Trung tâm công nghiệp

TDTT

Thể dục thể thao

VSMT

Vệ sinh môi trường

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1.

Ranh giới thị xã Gia Nghĩa

Hình 1.2.

Bản đồ hành chính thị xã Gia Nghĩa

Hình 1.3.

Tuyến mương hiện trạng qua đoạn đường Chu Văn An

Hình 1.4.


Hiện trạng hệ thống ao hồ, sông suôi tại thị xã Gia Nghĩa

Hình 1.5.

Suối Đắk Nông

Hình 1.6.

Hồ Đắc Nia

Hình 1.7.

Hồ thủy diện Đắk Rti’h

Hình 1.8.

Hồ Mặt Trận

Hình 1.9.

Hồ Thiên Nga

Hình 1.10.

Phân chia khu vực thoát nước thị xã Gia Nghĩa


Số hiệu hình

Tên hình


Hình 2.1.

Nguyên tắc thoát nước mưa bền vững

Hình 2.2.

Các cấp độ của giải pháp kiểm soát

Hình 2.3.

Hào lọc, chi tiết cấu tạo (infintration strenches)

Hình 2.4.

Mặt cắt mương thực vật

Hình 2.5.

Minh họa mặt cắt vùng đất ngập nước

Hình 2.6.

Hồ thấm lọc thực vật, xử lý nước của SUDS

Hình 2.7.

Hình 2.8.

Định hướng phát triển không gian đô thị Gia Nghĩa đến năm

2030
"Rojison", một hình thức đơn giản và độc đáo trong việc lưu
trữ và sử dụng nước mưa ở cấp cộng đồng tại Tokyo, Japan.

Hình 2.9.

Bề mặt phủ bãi đỗ xe tại Ecopark

Hình 2.10.

Bề mặt phủ lối vào nhà tại Ecopark

Hình 2.11.

Hè đường tại Ecopark

Hình 2.12.

Thu nước bề mặt cho sân tại Ecopark.

Hình 2.13.

Thu hẹp dòng chảy tự nhiên ở thành phố Hồ Chí Minh

Hình 2.14.

Vứt rác bừa bãi ở thành phố Hồ chí Minh

Hình 2.15.


Quá trình đô thị hóa tại thành phố Hồ Chí Minh

Sơ đồ 3.1.

Sơ đồ thoát nước với khu vực đô thị cũ

Sơ đồ 3.2.

Sơ đồ thoát nước mưa đối với khu đô thị mới phát triển

Hình 3.1.

Mô hình thu gom và tái sử dụng nước mưa trong nhà dân
Mô hình thu gom và tái sử dụng nước mưa trong khu công

Hình 3.2.
Hình 3.3.

cộng
Minh họa mái bằng lưu trữ nước mưa


Số hiệu hình

Tên hình

Hình 3.4.

Minh họa mái xanh công trình


Hình 3.5.

Dải thực vật làm giảm tốc độ chảy tràn của nước mưa

Hình 3.6.

Minh họa tường xanh

Hình 3.7.

Kiểm soát nước mưa từ công trình đến nguồn tiếp nhận

Hình 3.8.

Thiết kế vùng trũng sinh học trên các vùng đồi

Hình 3.9.

Minh họa mặt sân hè đường cho nước thấm xuống đất

Hình 3.10.

Mặt bằng, mặt cắt dải thực vật trên hè đường

Hình 3.11.

Đề xuất cải tạo hố trồng cây trên đoạn đường Lê Thánh Tông
thành vùng trũng thực vật (Bioretention)

Hình 3.12.


Cửa thu nước mưa trực tiếp bên lề đường

Hình 3.13.

Cải tạo dải phân cách trên đường Hùng Vương

Hình 3.14.

Hào thấm lọc thu gom nước mưa tại bãi đỗ xe
Bức ảnh “Nước uống quý giá” của tác giả Md. Mahbubur

Hình 3.15.

Rahman — một trong những bài dự thi giành chiến thắng tại
Giải thưởng poster nước mưa Geneva 2011

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng,
biểu

Tên bảng, biểu

Bảng 1.1.

Các thông số hồ đập trong thị xã Gia Nghĩa

Bảng 1.2.

Dân số thị xã Gia Nghĩa từ năm 1995-2003


Hiện trạng dân số - đất đai - mật độ dân số thị xã Gia
Bảng 1.3.
Bảng 1.4.

Nghĩa chia theo phường xã (31/12/2004)
Hiện trạng di dân - tăng cơ học tại thị xã Gia Nghĩa


Số hiệu bảng,
biểu

Tên bảng, biểu

Bảng 1.5.

Hiện trạng sử dụng đất thị xã Gia Nghĩa

Bảng 1.6.

Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Bảng 2.1.

Bảng vận tốc tối thiểu ứng với đường kính cống

Bảng 2.2.

Bảng các giải pháp kỹ thuật SUDS và khả năng ứng dụng


Bảng 2.3.

Bảng diện tích lưu vực thích hợp cho các giải pháp

Bảng 2.4.

Bảng loại đất thích hợp cho các giải pháp

Bảng 2.5.

Bảng tỷ lệ thấm nước tối thiểu của từng loại đất
Bảng diện tích lưu vực và loại đất thích hợp cho các giải

Bảng 2.6.

pháp

Bảng 2.7.

Bảng chính sách quy hoạch ở nước Anh

Bảng 2.8.

Bảng chính sách quy hoạch ở xứ Wales

Bảng 3.1.

Bảng tổng hợp sử dụng đất trong giai đoạn đầu

Bảng 3.2.


Bảng phân nhóm đất theo hiện trạng lớp phủ

Bảng 3.3.

Bảng 3.1.Hệ số CN của mặt bằng khu vực tính toán

Bảng 3.4.

Hệ số bổ cập của các nhóm đất đá


1

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
- Hiện nay quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Tính

đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có khoảng 755 đô thị tính đến ngày
31/12/2010, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt là TP Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh, 10 đô thị loại 1, 12 thành phố thuộc đô thị loại 2, 47 đô thị loại 3, 50 đô
thị loại 4, 634 đô thị loại 5, còn lại là các thị trấn.
- Quá trình đô thị hóa làm mất cân bằng môi trường, làm giảm diện tích bề

mặt tự nhiên và thay thế bằng các bề mặt nhân tạo như bê tông, sân gạch, mặt
đường nhựa, công trình, … đã làm giảm khả năng tự thấm của nước mặt dẫn
đến biên đổi khí hậu (BĐKH) . BĐKH có thể dẫn đến lượng mưa tăng, chế độ
thủy văn thay đổi làm trầm trọng thêm vấn đề thoát nước ở tất cả các đô thị từ
nhỏ đến lớn. Hệ quả là tình trạng ngập úng ngày càng gia tăng và ảnh hưởng
không nhỏ đến hoạt động kinh tế, xã hội của con người.

- Mục tiêu đầu tiên của “Định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu

công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050” đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1930/QĐ-TTg ngày 20-112009 là Xóa bỏ hoàn toàn tình trạng ngập úng thường xuyên tại các đô thị.
- Thị xã Gia Nghĩa là trung tâm tỉnh lị của tỉnh Đắk Nông có tọa độ địa lý

10042’-12022’ vĩ độ Bắc; 1070-108007’ kinh độ Đông, nằm ở phía Nam của
tỉnh Đắk Nông, trên giao điểm quốc lộ 14 và 28. Cách Thành phố Buôn Ma
Thuật 120km về phía bắc, cách Tp Hồ Chí Minh 253km, tỉnh Bình Dương
200km, tỉnh Bình Phước 110km về phía nam. Thị xã Gia Nghĩa nằm trong
vùng khí hậu cao nguyên Đắk Nông - Lâm Viên - Bảo Lộc. Khí hậu chia
thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với
lượng mưa trung bình hàng năm là 2339mm/năm. Khi mưa với cường độ lớn
trong thời gian ngắn thường sinh ra ngập úng và nếu mưa với cường độ lớn


2

hơn, thời gian mưa tập trung dài hơn thì mức độ ngập úng càng nguy hiểm
hơn tại nhiều tuyến đường trên thị xã.
- Nguyên nhân gây ngập lụt ở Thị xã Gia Nghĩa là do quá trình đô thị hóa

đang ngày càng diễn ra với tốc độ nhanh, do việc xây dựng đập tràn hồ Đắk
Nur đã gây tác động xấu đến quá trình thoát nước tự nhiên, sự thu hẹp thảm
phủ thấm nước và thay vào đó bằng các bề mặt không thấm nước; do chưa có
hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, chủ yếu tập trung dọc QL 14, QL 28 (đoạn
qua đô thị). Hàng năm vào bất kỳ vào mùa nào, chỉ cần một trận mưa, nước từ
đầu nguồn đổ về, tất cả mọi con đường đi đều bị chia cắt, nhà ở thì bị nước
ngập dâng lên từ 1m đến 2m, thậm chí có khi gần đến mái.
- Trước thực trạng đó, đề tài”Nghiên cứu giải pháp thoát nước theo


hướng bền vững cho thị xã Gia Nghĩa - tỉnh Đắk Nông đến năm 2030”
mong muốn góp phần đề ra giải pháp lâu dài cho hệ thống thoát nước của thị
xã Gia Nghĩa một cách bền vững, thân thiện với môi trường và đảm bảo cuộc
sống ổn định cho dân cư.
Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng thoát nước của thị xã Gia Nghĩa
- Đề xuất giải pháp thoát nước theo hướng bền vững cho thị xã Gia Nghĩa.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống thoát nước.
- Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn thị xã Gia Nghĩa
- Thời gian nghiên cứu: Đến năm 2030

Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập, thống kê, tổng hợp và thừa kế các tài liệu đã được nghiên cứu

trước đây;
- Phân tích và đánh giá;


3

- Tham khảo ý kiến chuyên gia;
- Sơ đồ, bản đồ và mô hình hóa.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đóng góp thêm các số liệu để cho nghiên cứu tiếp

theo tham khảo về các giải pháp thoát nước mưa theo hướng bền vững

cho thị xã Gia Nghĩa nói riêng và các đô thị nói chung.
- Ý nghĩa thực tiễn: Làm tài liệu tham khảo để triển khai nghiên cứu các

giải pháp thoát nước theo hướng bền vững cho thị xã Gia Nghĩa.
Cấu trúc luận văn
+ MỞ ĐẦU
+ NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan chung về hệ thống thoát nước thị xã Gia Nghĩa
Chương 2: Cơ sở khoa học và thực tiễn để xuất các giải pháp thoát nước
theo hướng bền vững cho thị xã Gia Nghĩa.
Chương 3: Đề xuất các giải pháp thoát nước theo hướng bền vững cho Thị
xã Gia Nghĩa.
+ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
kiến nghị
+ TÀI LIỆU THAM KHẢO
+ PHỤ LỤC


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1. Quá trình đô thị hóa đã gây ra những tác động xấu đến quá trình thoát nước
tự nhiên ở thị xã Gia Nghĩa nói riêng và các đô thị trong cả nước nói
chung: dòng chảy tự nhiên bị thay đổi, quá trình lưu giữ tự nhiên dòng
chảy bằng các thảm thực vật và mặt đất bị mất đi do bề mặt đất tự nhiên
đã bị thay thế bằng các mặt phủ không có hoặc có khả năng thấm nước
kém như mái nhà, bê tông, mặt đường bê tông xi măng, bê tông atphan.
Từ đó lưu lượng dòng chảy bề mặt tăng nhanh trong một thời gian ngắn.
Những dòng chảy này thường bị ô nhiễn do bùn đất, rác thải và các chất
bẩn khác trên bề mặt chảy vào hệ thống thoát nước gây lắng cặn đã làm
giảm khả năng vận tải nước của hệ thống thoát nước. Các yếu tố trên đã
gây tác động xấu đến môi trường, gây úng ngập và ảnh hưởng đến nguồn
nước nói chung về chất lượng môi trường nước và trữ nước nước ngầm
nói riêng.
2. Các hệ thống thoát nước truyền thống thường được thiết kế với quan điểm
vận chuyển nước mưa càng nhanh càng tốt đến hệ thống thoát nước và
dẫn đến nguồn tiếp nhận. Do đó, chi phí cho xây dựng, vận hành và bảo
dưỡng các hệ thống cống/mương, hố ga thường rất lớn, trong khi công
suất chứa cũng như truyền tải nước mưa chỉ có giới hạn và không dễ dàng
nâng cấp. Việc sử dụng các kết cấu không thấm trong quá trình đô thi hóa,
phát triển đô thị dẫn đến khả năng tập trung dòng chảy nhanh về hệ thống
thoát nước làm mất đi khả năng thấm của nước mưa để bổ sung cho
nguồn nước ngầm qúy giá. Hơn nữa tại thành phố Bắc Giang hiện nay, hệ
thống thoát nước đã xuống cấp nghiêm trọng do công tác duy tu bảo
dưỡng chưa hiệu quả, dẫn đến thường xuyên bị úng ngập, hệ thống nước
mặt trong các hồ điều hòa đang bị ô nhiễm, đồng thời thể tích chứa của


các hồ điều hòa giảm đi vì các chất lắng đọng tăng lên. Dự án thoát nước

và VSMT đang được triển khai nhưng năng lực còn nhiều hạn chế, hiệu
quả không cao do nguồn kinh phí còn hạn chế.
3. Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống thoát nước mưa và và
thoát nước bẩn trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa. Từ đó đề xuất giải pháp
thoát nước mưa theo hướng bền vững phù hợp với điều kiện của địa
phương nhằm góp phần tạo cơ sở ứng dụng các giải pháp này vào thực tế
hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
4. Ứng dụng hệ thống thoát nước đô thị bền vững – SUDS vào thị xã Gia
Nghĩa bao gồm các giải pháp tổng hợp như: phòng chống ngập, bổ sung
nguồn nước ngầm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xanh hóa đô thị với
các cấp độ kiểm soát:
- Kiểm soát tốt nước mưa ngay từ cộng đồng
- Kiểm soát tại nguồn
- Kiểm soát trên mặt bằng
- Kiểm soát trên toàn lưu vực
5. Triết lý xuyên suốt của SUDS là phải coi nước mưa cũng là tài nguyên vô
cùng quý giá nhưng rất hữu hạn, chúng cần được thu gom tái sử dụng,
được làm sạch sau sử dụng cũng như sau khi đã chảy tràn qua môi trường
trước khi trả nó về với thuỷ vực tiếp nhận. Do vậy, thay vì thoát thật
nhanh nước mưa ra khỏi đô thị, SUDS chủ trương thoát nước mưa càng
chậm càng tốt và đưa nước mưa phục vụ các nhu cầu của cộng đồng, cân
bằng chu trình nước mà không gây ngập đô thị.


Kiến nghị
Tác giả xin kiến nghị một số vấn đề sau:
1. Nên thừa kế kinh nghiệm đi trước trong lĩnh vực thoát nước để quan điểm
và các giải pháp SUDS ngày càng được chấp nhận và nghiên cứu triển
khai rộng rãi, toàn diện hơn vào Việt Nam.
2. Đối với thị xã Gia Nghĩa cần triển khai thí điểm các giải pháp thoát nước

mưa theo hướng bền vững theo cấp độ ngay từ cộng đồng tới nguồn đến
mặt bằng và sau cùng đến lưu vực để thấy được và đánh giá hiệu quả
mang lại đối với môi trường, kinh tế và xã hội.
3. Tăng cường công cụ quản lý và quản lý hiệu quả quá trình phát triển đô thị.
Tăng cường tuyên truyền giáo dục người dân hiểu và cùng tham gia tích
cực vào quá trình tổ chức thoát nước mưa theo hướng bền vững. Công
việc phải được quán triệt từ các nhà quản lý đến cộng đồng dân cư, phải
đượng làm thường xuyên và liên tục.
4. Nên chăng xây dựng một dự án thí điểm về thoát nước bền vững cho một
đô thị nào đó ở nước ta theo triết lý của SUDS làm cơ sở khoa học và thực
tiễn để ứng dụng SUDS vào điều kiện Việt Nam.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] BùiNgọcSơn(2013), Giải pháp thoát nước mưa theo hướng bền vững
cho thành phố Bắc Giang, trường đại học Kiến Trúc Hà Nội.
[2] Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 06 năm 2009.
[3] Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
[4] QCXDVN 01:2008/BXD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Quy hoạch
xây dựng.
[5] TCVN 7957:2008 Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài –
Tiêu chuẩn thiết kế.
[6] HoàngVănHuệ(2002), Thoát nước, Tập 1: Mạng lưới thoát nước, Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[7] HoàngVănHuệ(2002), Thoát nước, Tập 2: Xử lý nước thải, Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[8] NguyễnHồngVy (2012), Đề xuất giải pháp thoát nước cho thành phố
Đà Nẵng - Nghiên cứu áp dụng cho lưu vực Thạc Gián, Vĩnh Trung, Đà
Nẵng, trường Đại học Đà Nẵng.

[9] NguyễnViệtAnh(2009), “Thoát nước đô thị bền vững”, Tạp chí Xây
dựng, (10/2009), tr.32-34.
[10] NguyễnViệtAnh(2011), “Các giải pháp cấp thoát nước đô thị bền
vững để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu”, Tạp chí Xây dựng,
(02/2009), tr.45-49.
[11] Trung tâm nghiên cứu & quy hoạch môi trường ĐT-NT - Viện Quy
hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng (2012), Báo cáo Điều chỉnh quy
hoạch chung thị xã Gia Nghĩa - tỉnh Đắk Nông đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2050.


[12] PhạmThịHảiVân(2012), Nghiên cứu mô hình quản lý thoát nước
mưa theo hướng bền vững cho thành phố Nha Trang, trường đại học Kiến
Trúc Hà Nội.
[13] TrầnHữu Uyển(2003), Các bảng tính toán thủy lực cống và mương
thoát nước, Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội.
[14] Đoàn Cảnh, NCVCC(2007), Ứng dụng kỹ thuật sinh thái (Ecological
Engineering) xây dựng hệ thống tiêu thoát nước đô thị bền vững (SUDS), góp
phần phòng chống ngập úng, lún sụt và ô nhiễm ở thành phố Hồ Chí Minh,
Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu, Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa
học và Công nghệ Việt Nam.
[15] Trung tâm kỹ thuật môi trường - CEE(2010), Giải pháp quy hoạch và
xây dựng hệ thống thoát nước đô thị bền vững tại Sóc Trăng.
[16] Quyết định 1930/QĐ-TTg: Phê duyệt định hướng thoát nước đô thị
và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
[17] NguyễnĐỗDũng (2011), “Ngập lụt tại thành phố Hồ Chí Minh: Đi
tìm căn nguyên”, .
[18] LưuĐứcCường(2012), Vai trò của quy hoạch đô thị trong việc giải
quyết ngập lụt tại thành phố Hồ Chí Minh, Tham luận tại Hội thảo Quy hoạch
xây dựng thành phố Hồ Chí Minh với vấn đề biến đổi khí hậu và phát triển

kinh tế - xã hội, Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam phối hợp với
UBND thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh
[19] CIRIA C687(2010), Planning for SUDS – making it happen,
London.


[20] AMEC Earth and Environmental(2001), Georgia Stormwater
Management Manual, Volume 1: Stormwater Policy Guidebook, First edition
. Mạng thông tin internet
[21] TrươngThôngTuần (2012), “Tổng quan đô thị Gia Nghĩa”.
/>[22] />iew=article&id=298:c-jut-nhanh-chong-khc-phc-tinh-trng-o-nhim-moi-trngkhu-cong-nghip-tam-thng&catid=77:moi-truong&Itemid=96.
[23] />53222.
[24] Examples of Rainwater Harvesting and Utilisation Around the
World, />[25] />[26] />%C3%A0ol%C3%A0s%E1%BB%B1ph%C3%A1ttri%E1%BB%83nb%E1%
BB%81nv%E1%BB%AFng.aspx.
[27] />%C3%B3a.
[28] Trần Đăng Hồng(2011), Sài Gòn ngập lụt,
/>[29] />[30] />

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng thống kê mạng lưới đường giao thông đô thị
tại thị xã Gia Nghĩa

TT

Đường đô thị

Chiều
dài (m)


Bề rộng

Giải

mặt đường

p.cách

(m)

+ vỉa hè

1

Đường 23/3

2300

14,5

2

Đường Hùng Vương

2200

24

3


Đường Trần Hưng Đạo

440

4

Đường Lý Thường Kiệt

5

Diện
Tổng

tích
(m2)

14,5

33350,0

12

36,0

19800,0

10,5

0


10,5

4620,0

400

12,0

0

12,0

4800,0

Đường Bà Triệu

400

12,0

0

12,0

4800,0

6

Đường Ngô Quyền


1800

5,0

0

3,0

5400,0

7

Đường Hai Bà Trưng

1080

7,0

0

7,0

7560,0

8

Đường Lê Thánh Tông

5000


3,5

3

6,5

32500,0

9

Đường Lê Lợi

1090

3,5

3

6,5

7085,0

10

Đường Lê Lai

670

7,0


0

7,0

4690,0

11

Đường Đào Duy Từ

400

7,0

0

7,0

2800,0

12

Đường Điện Biên Phủ

2230

7,0

0


7,0

15610,0

13

Đường Nơ Trang Long

1600

5,0

2,5

7,5

12000,0

14

Đường Quang Trung

1500

5,0

2,5

7,5


11250,0

15

Đường Đàm B Ri

3200

5,0

0

5,0

16000,0

16

Đường Chu Văn An

470

5,0

0

5,0

2350,0


17

Đường Lý Tự Trọng

730

4,0

2,5

6,5

4745,0

18

Đ. Nguyễn Văn Trỗi

900

4,0

2,5

6,5

5850,0

19


Đ. Phạm Ngọc Thạch

690

5,5

2

7,5

5175,0

20

Đường Mạc Thị Bưởi

2800

5,5

2

7,5

21000,0

21

Đường Võ Thị Sáu


700

5,5

0

5,5

3850,0


TT

Đường đô thị

Chiều
dài (m)

Bề rộng

Giải

Diện

mặt đường

p.cách

(m)


+ vỉa hè

Tổng

tích
(m2)

22

Đường Ngô Mây

2000

5,5

0

7,5

15000,0

23

Thôn Đại La

3200

5,5


0

5,5

17600,0

24

Thôn Tân Thành

4000

5,5

0

5,5

22000,0

Tổng

39800

279835,0


Phụ lục 2: Hiện trạng công trình giáo dục tại thị xã Gia Nghĩa
Địa
STT


Loại hình Trường
Điểm

Số
học
sinh

Số
lớp

Số

Số

phòng
học

gv

Diện

Diện

tích

tích

đất (m2) sàn (m2)


Tổng cộng

7.231

194

162

389

89.020

A

Tiểu học(cấp 1)

3.478

133

112

199

9.700

1

Võ Thị Sáu


thị trấn

763

24

21

31

9.700,0

"

645

23

19

37

"

433

18

15


31

663

24

20

36

Đắk Nia

442

21

16

32

"

532

23

21

32


2.410

61

50

127

2

Nguyễn Thị Minh
Khai

3

Nguyễn Bá Ngọc

4

Lê Hồng Phong

5

Nguyễn Viết Xuân

6

Trần Văn Ơn

B


Trung học cơ sở (cấp
2)

Quảng
Thành

Chú thích

49.320

0


Địa
STT

Loại hình Trường
Điểm

1

Nguyễn Tất Thành

2

Nguyễn Bỉnh Khiêm

3


Trần Phú

4

Phan Bội Châu

C

Trung học phổ thông

1

Đắk Nông

thị trấn

D

Mầm non (4 trường)

thị trấn

Số
học
sinh

Số
lớp

Số


Số

phòng

gv

học

Diện

Diện

tích

tích

đất (m2) sàn (m2)

thị trấn

600

14

14

32 20.000,0

"


955

23

16

40

8.500,0

513

14

14

33

4.800,0

342

10

6

Quảng
Thành
Đắk Nia


1.343
1.343

18

nơi mới

đã có QĐ giải toả

22 16.020,0
63

32

Chú thích

30.000

63 30.000,0

1.008,0

Dtxem lại



×